Công văn 3343/KT&KĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông năm 2005

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3343/KT&KĐ

Công văn 3343/KT&KĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông năm 2005
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3343/KT&KĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Bành Tiến Long
Ngày ban hành:29/04/2005Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 3343/KT&KĐ

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 3343/KT&KĐ DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Công văn 3343/KT&KĐ ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

 

 

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 3343/KT&KĐ NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2005 VỀ VIỆC

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG NĂM 2005

 

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông năm 2005 như sau:

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO

1. Năm nay, về cơ bản việc tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông được giữ ổn định, số môn thi không thay đổi, hình thức thi như các năm trước. Mục đích đặt ra là tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, công bằng, giảm bớt nặng nề, tốn kém, đảm bảo cho kết quả thi phản ánh đúng chất lượng dạy và học, phù hợp với điều kiện thực tế và thi cử thực sự là khâu quan trọng có tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.

Các kỳ thi  tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông thực hiện theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 17/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2002, Quyết định số 13/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/4/2004 và Quyết định số 06/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông  thực hiện theo Quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 18/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/4/2002, Quyết định số 46/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/11/2002 và Quyết định số 12/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời tiếp tục áp dụng công văn số 2806/GDTX ngày 08/4/2002, công văn số 2722/GDTX ngày 03/4/2003 về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông của Bộ.

2. Quán triệt Chỉ thị số 11/2005/CT-BGD&ĐT ngày 04/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường chỉ đạo thi và tuyển sinh; căn cứ vào các văn bản pháp quy, các hướng dẫn của Bộ về thi tốt nghiệp và điều kiện cụ thể của đơn vị, các sở giáo dục và đào tạo và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là sở giáo dục và đào tạo) xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp, tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, chỉ đạo chặt chẽ từ công tác chuẩn bị đến các khâu khác của kỳ thi tốt nghiệp.

3. Các cấp quản lý giáo dục sớm xây dựng kế hoạch tổ chức thi, đề xuất chế độ, chính sách hợp lý đối với với công tác tổ chức thi ở địa phương, đơn vị; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền để giáo viên và học sinh có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về thi, thực hiện nghiêm túc Quy chế thi.

4. Cùng với việc lập kế hoạch, phương án tổ chức, dự trù kinh phí cho các kỳ thi tốt nghiệp trình cấp chính quyền trực tiếp quản lý, các sở giáo dục và đào tạo chủ động chuẩn bị nhân sự đúng thành phần, đúng tiêu chuẩn cho việc thành lập Ban chỉ đạo và kiểm tra thi các cấp, các hội đồng coi thi, chấm thi, phúc khảo và thanh tra thi.

5. Bộ tiếp tục thực hiện chủ trương không ban hành tài liệu ôn thi tốt nghiệp.  Các địa phương, đơn vị cần quán triệt, phổ biến sâu rộng chủ trương này đồng thời tăng cường kiểm tra phát hiện kịp thời và ngăn chặn việc bán tài liệu ôn thi tốt nghiệp cho học sinh dưới bất cứ hình thức nào.

II. ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀ HỒ SƠ THI TỐT NGHIỆP

1. Các sở giáo dục và đào tạo thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và tới các đơn vị  thuộc phạm vi quản lý về các kỳ thi tốt nghiệp, đảm bảo quyền được dự thi của tất cả các đối tượng quy định trong Quy chế đồng thời chỉ đạo các nhà trường hướng dẫn cụ thể việc nhận, ghi và nộp phiếu dự thi cho các đối tượng học sinh xin dự thi. Nếu có những trường hợp bị kỷ luật, bị tạm giam, tạm giữ đối với học sinh đang học và thí sinh tự do cần được xem xét ngay để đảm bảo thực hiện đúng quy định về điều kiện dự thi.

2. Hoàn chỉnh và kiểm tra hồ sơ dự thi của học sinh, hướng dẫn và có những biện pháp tích cực giúp học sinh có đủ các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ cộng điểm ưu tiên và khuyến khích. Cần lưu ý: Đối với thí sinh tự do, điểm khuyến khích chỉ áp dụng cho thí sinh dự thi tốt nghiệp lần đầu. Tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ.

3. Các đơn vị cần kiểm tra và cập nhật đầy đủ số liệu theo đúng mẫu đăng ký dự thi trong Quy chế trước khi báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

III. NỘI DUNG THI, MÔN THI, THỜI GIAN THI VÀ LỊCH THI

1. Nội dung thi:

Nội dung thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông được thực hiện theo Quy chế và theo công văn số 2375/GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2005 về việc hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2004-2005, công văn số 2570/GDTX ngày 5 tháng 4 năm 2005 về việc hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông năm học 2004-2005 của Bộ.

2. Môn thi:

a) Trung học cơ sở:

Thi viết 04 môn: Văn-Tiếng Việt, Toán, Sinh học, Ngoại ngữ. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp; những học sinh học ngoại ngữ không đủ 4 năm được thi thay thế bằng môn Hoá học.

b) Bổ túc trung học cơ sở:

Thi viết 04 môn: Văn-Tiếng Việt, Toán, Vật lí, Hóa học.

c) Trung học phổ thông:

Thi viết 06 môn: Văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Lịch sử,  Ngoại ngữ. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung; những học sinh học ngoại ngữ không đủ 3 năm được thi thay thế bằng môn Sinh học.

d) Bổ túc trung học phổ thông:

Thi viết 06 môn: Văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Lịch sử,  Địa lí.

3. Thời gian thi: (không kể thời gian phát đề)

a) Trung học cơ sở và bổ túc trung học cơ sở:

Môn Văn - Tiếng Việt và Toán: 120 phút;

Mỗi môn còn lại: 60 phút.

b) Trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông:

Môn Văn và Toán: 150 phút;

Mỗi môn còn lại: 90 phút.

4. Lịch thi:

a) Trung học cơ sở:

Ngày thi

Buổi

Môn thi

Thời gian

làm bài

Giờ mở

bì đề thi

Giờ phát

đề thi

Giờ bắt đầu

làm bài thi

25/5/2005

SÁNG

Văn - TV

120 phút

7 giờ 10

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Sinh học

60 phút

14 giờ 10

14 giờ 25

14 giờ 30

25/5/2005

SÁNG

Toán

120 phút

7 giờ 10

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Ngoại ngữ/ Hoá học

60 phút

14 giờ 10

14 giờ 25

14 giờ 30

 

b) Bổ túc trung học cơ sở:

Ngày thi cụ thể do giám đốc các sở giáo dục và đào tạo quyết định theo khung lịch sau:

Ngày thi

Buổi

Môn thi

Thời gian

làm bài

Giờ mở bì

đề thi

Giờ phát

đề thi

Giờ bắt đầu

làm bài thi

Thứ nhất

SÁNG

Văn - TV

120 phút

7 giờ 10

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Vật lí

60 phút

14 giờ 10

14 giờ 25

14 giờ 30

Thứ hai

SÁNG

Toán

120 phút

7 giờ 10

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Hoá học

60 phút

14 giờ 10

14 giờ 25

14 giờ 30

 

c) Trung học phổ thông:

 

Ngày thi

Buổi

Môn thi

Thời gian

làm bài

Giờ mở bì

đề thi

Giờ phát

đề thi

Giờ bắt đầu làm bài thi

6/6/2005

SÁNG

Văn

150 phút

7 giờ 10

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Vật lí

90 phút

14 giờ 10

14 giờ 25

14 giờ 30

7/6/2005

SÁNG

Hoá học

90 phút

7 giờ 10

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Lịch sử

90 phút

14 giờ 10

14 giờ 25

14 giờ 30

8/6/2005

SÁNG

Toán

150 phút

7 giờ 10

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Ngoại ngữ/ Sinh học

90 phút

14 giờ 10

14 giờ 25

14 giờ 30

 

d) Bổ túc trung học phổ thông:

 

Ngày thi

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

Giờ mở bì

đề thi

Giờ phát

đề thi

Giờ bắt đầu

làm bài thi

6/6/2005

SÁNG

Văn

150 phút

7 giờ 10

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Vật lí

90 phút

14 giờ 10

14 giờ 25

14 giờ 30

7/6/2005

SÁNG

Hoá học

90 phút

7 giờ 10

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Lịch sử

90 phút

14 giờ 10

14 giờ 25

14 giờ 30

8/6/2005

SÁNG

Toán

150 phút

7 giờ 10

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Địa lí

90 phút

14 giờ 10

14 giờ 25

14 giờ 30

 

IV. ĐỀ THI

1. Tiếp tục cải tiến khâu ra đề thi, thống nhất quy trình ra đề, chú trọng khâu phản biện độc lập đối với các đề thi dự kiến, khắc phục sự không đồng đều về mức độ của đề thi giữa các môn trong một kỳ thi. Riêng với việc soạn thảo đề thi của kì thi tốt nghiệp THPT và BT THPT cần  mở rộng thành phần giới thiệu đề, nâng cao hơn nữa chất lượng các câu hỏi thi đề xuất.

2. Các đề thi tốt nghiệp được ra theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, bao quát chương trình và sách giáo khoa lớp cuối cấp hiện hành, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi, đảm bảo cho mọi học sinh đủ điều kiện dự thi nếu chăm chỉ, cố gắng đều có thể tốt nghiệp. Biểu điểm trong hướng dẫn chấm của tất cả các môn thi thống nhất áp dụng thang điểm 10 và chỉ cho lẻ đến 0,25 điểm đối với điểm thành phần.

3. Cần nhận thức rõ: "đề thi, đáp án các kỳ thi tuyển sinh, thi chọn học sinh giỏi, thi tốt nghiệp các cấp học, bậc học, ngành học, trình độ đào tạo chưa công bố"  là tài liệu tối mật được quy định tại Quyết định số 32/2005/QĐ-TTg ngày 07/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật Nhà nước trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Triệt để chấp hành nguyên tắc bảo mật đề thi: Nơi làm đề, sao in đề phải thực hiện 3 vòng cách ly; tất cả mọi  người tham gia làm đề thi, in, sao đề thi từ khi tiếp xúc với đề thi đều phải hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài, không được dùng điện thoại di động hay bất kỳ phương tiện thông tin liên lạc nào khác.

4. Cần chọn người ra đề có đủ trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đề thi. Trong soạn thảo đề thi, không được phép sai sót cả về nội dung, văn phạm và chính tả; phải ghi số điểm của từng câu, ghi rõ đề có mấy trang và có chữ "HếT" tại điểm kết thúc đề. Cần chuẩn bị tốt và đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ sao, in đề thi.  Sao, in đề thi phải rõ ràng, đảm bảo  đủ số lượng đề cho học sinh dự thi; phải sao in thêm một số lượng đề nhất định để dự phòng cho từng môn thi ở mỗi hội đồng thi. Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong vận chuyển đề thi, thực hiện đầy đủ các thủ tục giao nhận theo quy định. Các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm sao in đề thi của kì thi tốt nghiệp THPT, BT THPT cho các hội đồng thi thuộc Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị báo cáo về các sở giáo dục và đào tạo liên quan số liệu cần thiết để sao in đề.

5. Việc sử dụng đề thi dự bị của kì thi tốt nghiệp THPT, BT THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định; của kì thi tốt nghiệp THCS, BT THCS do các sở giáo dục và đào tạo quyết định. Tuyệt đối không sao in và sử dụng đề dự bị khi chưa có lệnh.

V. COI THI

1. Các địa phương cần nhận thức rõ công tác coi thi có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho kết quả thi phản ánh đúng chất lượng giáo dục và đây cũng là khâu còn nhiều bất cập nhất trong các kì thi để tập trung chỉ đạo. Các hội đồng coi thi cần quán triệt sâu sắc Quy chế thi, quy định rõ trách nhiệm cá nhân và tạo những điều kiện cần thiết để người làm công tác coi thi thực hiện đúng chức trách của mình đồng thời kiên quyết ngăn chặn hiện tượng vi phạm Quy chế. Chủ tịch hội đồng coi thi chịu trách nhiệm về những sai sót trong khâu coi thi tại hội đồng mình phụ trách.

2. Cần thực hiện triệt để quy định sau: Trong từng hội đồng coi thi, chủ tịch và toàn bộ giám thị được điều động đến từ những trường không có học sinh dự thi tại hội đồng; chỉ có nhiều nhất là một nửa số phó chủ tịch và thư ký hội đồng là người của đơn vị sở tại và đảm bảo 2 phòng thi có ít nhất một giám thị coi bên ngoài.

3. Phổ biến sâu rộng đồng thời quán triệt thực hiện nghiêm túc quy định về các tài liệu, vật dụng thí sinh được và không được phép mang vào phòng thi sau đây:

a) Thí sinh được phép mang vào phòng thi:

- Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình.

- Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản, ghi chép, ghi số điện thoại và không có thẻ nhớ. Cụ thể là các máy tính chỉ làm được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, khai căn, nâng lên luỹ thừa; các máy tính nhãn hiệu Casio fx95,fx200, fx500A, fx500MS, fx570MS và các máy tính có tính năng tương đương (có phép tính siêu việt, lượng giác như sin, cos, 1n, exp...).

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và Bảng tính tan (trong giờ thi môn Hoá học), Atlas Địa lí Việt Nam (trong giờ thi môn Địa lí). Các tài liệu này do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành và không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì.

b) hí sinh không được phép mang vào phòng thi:

Giấy than, bút xoá,vũ khí, chất gây nổ, chất gây cháy, bia, rượu, thuốc lá; phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình; tài liệu, thiết bị chứa thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và mọi tài liệu, vật dụng không có trong quy định tại mục a nêu trên.

Khi vào phòng thi, nếu thí sinh còn mang theo tài liệu, vật dụng trái phép dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.

4. Các hội đồng coi thi cần nêu cao ý thức trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện kỷ luật phòng thi đã được quy định trong Quy chế. Trường hợp thí sinh đến muộn nhưng chưa đến thời điểm mở bì đề thi thì lập biên bản và cho học sinh dự thi bình thường; tất cả các trường hợp đến muộn khác đều không được dự thi.

VI. CHẤM THI VÀ PHÚC KHẢO

1. Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chấm thi. Tuyển chọn kỹ lưỡng cán bộ, giáo viên có tinh thần trách nhiệm, có đủ năng lực và nghiệp vụ tham gia các hội đồng chấm thi. Tiến hành nghiêm túc khâu chấm chung ban đầu để thống nhất chấm theo hướng dẫn (mỗi tổ chấm chung ít nhất 10 bài trước khi chấm cá nhân). Thực hiện nguyên tắc hai giám khảo chấm độc lập trên một bài thi; khắc phục những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của thí sinh dẫn đến kết quả chấm không phản ánh đúng thực chất. Xử lý thật nghiêm đối với những bài làm vi phạm Quy chế hoặc cán bộ chấm thi thiếu trách nhiệm, không  thực hiện đúng Quy chế chấm thi. Khâu làm phách, hồi phách, vào điểm thi cần phải được chú ý hơn nữa. Để tránh xảy ra sai sót, những hội đồng chấm thi thực hiện việc quản lý chấm thi bằng máy tính phải có biện pháp kỹ thuật cụ thể để kiểm tra độ chính xác của việc khớp phách. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng xô phách  làm sai lệch điểm thi của thí sinh.

2. Thời gian chấm thi tốt nghiệp trung học cơ sở do giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định. Công tác chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông phải hoàn thành trước ngày 22/6/2005. Sau khi công bố danh sách tốt nghiệp tạm thời, các sở giáo dục và đào tạo tổ chức việc phúc khảo bài thi (nếu có) và rà soát lại hồ sơ dự thi.

3. Bài thi tốt nghiệp đã chấm được lưu giữ trong thời gian một năm kể từ ngày tổ chức kỳ thi tại các cơ quan quản lý giáo dục theo nguyên tắc: cấp nào chủ trì tổ chức chấm thi thì cấp đó có thẩm quyền và chịu trách nhiệm lưu giữ bài thi.

VII. KIỂM TRA, THANH TRA

Tập trung chỉ đạo và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra trong tất cả các khâu của kỳ thi; xử lý kịp thời, kiên quyết nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, khắc phục những sai sót, bất cập, đảm bảo cho người thi và người tổ chức thi đều giữ được sự trung thực, kỷ cương, nền nếp trong các kỳ thi. Tiếp tục tổ chức các đoàn thanh tra do Bộ ủy quyền đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giám sát và đôn đốc việc thực hiện Quy chế thi. Các sở giáo dục và đào tạo xây dựng phương án tổ chức các hoạt động thanh tra thi theo đúng hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra thi tốt nghiệp phổ thông năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hoạt động thanh tra chấm thi cần được tiếp tục đẩy mạnh nhằm khắc phục  kịp thời những sai sót trong việc thực hiện Quy chế. Tuy nhiên, thanh tra thi lưu ý không làm ảnh hưởng đến tiến độ chấm thi và tránh tạo ra những căng thẳng không cần thiết cho đội ngũ giám khảo.

VIII. LỊCH LÀM VIỆC TRONG CÁC KỲ THI

1. Lịch làm việc của kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở: Do giám đốc các sở giáo dục và đào tạo quy định.

2. Lịch làm việc của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông:

- Trước ngày 29/5/2005: Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi đề thi chính thức.

- Trước ngày 3/6/2005: Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi đề thi dự bị.

- Ngày 4/6/2005: Chủ tịch, phó chủ tịch và các thư ký hội đồng coi thi làm việc.

- Ngày 5/6/2005: Hội đồng coi thi bắt đầu làm việc.

- Các ngày 6, 7 và 8/6/2005: Tổ chức coi thi theo quy định.

- Từ 18 giờ ngày 8/6/2005 đến hết ngày 9/6/2005:

+ Các hội đồng coi thi giao nộp bài thi về sở giáo dục và đào tạo; sở giao bài thi cho hội đồng chấm thi; chủ tịch, phó chủ tịch và các thư ký hội đồng chấm thi làm việc, tiếp nhận bài thi.

+ Tổng kết công tác coi thi.

- Từ ngày 10/6/2005 đến chậm nhất là ngày 21/6/2005:

+ Hội đồng chấm thi làm việc và hoàn thành các công việc theo quy định.

+ Tổng kết công tác chấm thi.

- Từ ngày 22/6/2005 đến 24/6/2005: Sở giáo dục và đào tạo sơ duyệt kết quả tốt nghiệp, công bố danh sách tốt nghiệp tạm thời.

- Từ ngày 25/6/2005 đến chậm nhất là ngày 2/7/2005:

+ Rà soát  lại hồ sơ dự thi và tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có); báo cáo kết quả về Bộ và công bố kết quả phúc khảo tạm thời.

+ Hoàn chỉnh hồ sơ và chuẩn bị duyệt thi.

- Từ ngày 18/7/2005: Duyệt thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông theo lịch của Bộ.

IX. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Để khắc phục tình trạng không báo cáo kịp thời ở một số địa phương những năm trước, Bộ đề nghị mỗi Ban chỉ đạo và kiểm tra thi các cấp , mỗi sở giáo dục và đào tạo, mỗi phòng giáo dục phân công một người hoặc một nhóm công tác làm nhiệm vụ thu thập số liệu, tư liệu, thông tin trước, trong và sau kỳ thi và giúp lãnh đạo chuẩn bị các văn bản, thực hiện báo cáo đúng quy định. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm chế độ trực thi: Cán bộ trực điện thoại phải có mặt thường xuyên tại địa điểm trực thi.

Căn cứ vào mẫu và lịch báo cáo do Bộ quy định, sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền quản lý  thực hiện và chịu trách nhiệm tổng hợp thành báo cáo chung của địa phương gửi về Bộ.

1. Lịch báo cáo trong kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở:

a) Báo cáo trước kỳ thi: Chậm nhất vào ngày 10/5/2005: Các sở giáo dục và đào tạo báo cáo số liệu đăng ký dự thi và tình hình chuẩn bị cho kỳ thi (theo mẫu báo cáo số 1 đính kèm).

b) Báo cáo coi thi và chấm thi:

- Chậm nhất vào 16h30 ngày 26/5/2005: Các sở giáo dục và đào tạo báo cáo tổng hợp về số liệu và tình hình coi thi tốt nghiệp trung học cơ sở (theo mẫu báo cáo số 2 đính kèm).

- Chậm nhất vào 16h30 ngày 8/6/2005: Các sở giáo dục và đào tạo báo cáo sơ bộ kết quả chấm  thi và xét tốt nghiệp trung học cơ sở (theo mẫu báo cáo số 4 đính kèm).

Lưu ý: Báo cáo chính thức kết quả chấm  thi và xét tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở nộp về Bộ cùng với hồ sơ duyệt thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông.

2. Lịch báo cáo trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông:

a) Báo cáo trước kỳ thi: Chậm nhất vào ngày 15/5/2005 các sở giáo dục và đào tạo báo cáo số liệu và tình hình chuẩn bị cho kỳ thi (theo mẫu báo cáo số 1 đính kèm).

b) Báo cáo coi thi  (theo mẫu báo cáo số 2 đính kèm):

- Chậm nhất vào 16h30 ngày 6/6/2005: Báo cáo lần thứ nhất về số liệu và tình hình coi thi.

- Chậm nhất vào 16h30 ngày 8/6/2005: Báo cáo lần thứ hai về số liệu và tình hình coi thi.

- Chậm nhất vào 16h30 ngày 10/6/2005: Các sở giáo dục và đào tạo phải báo cáo tổng hợp đầy đủ về số liệu và tình hình coi thi.

- Ngoài những lần báo cáo trên, nếu có tình hình đặc biệt trong các ngày coi thi,  phải báo cáo ngay về Bộ.

c) Báo cáo nhanh theo tiến độ chấm thi:

Từ  11/6 đến 21/6/2005: Báo cáo nhanh số liệu chấm thi (theo mẫu số báo cáo số 3 đính kèm) 3 lần chính thức  vào các thời điểm sau:

- Sau khi chấm xong 30% tổng số bài thi,

- Sau khi chấm xong 50% tổng số bài thi,

- Sau khi chấm xong 100% bài thi.

Trong quá trình chấm chung và chấm đại trà, nếu có trường hợp đặc biệt,  phải báo cáo ngay về Bộ.

Chậm nhất vào 17h00 ngày 21/6/2005 tất cả bài thi đã chấm, đầu phách phải được niêm phong và chuyển lưu giữ tại sở giáo dục và đào tạo.

d) Báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi và xét tốt nghiệp:

Chậm nhất vào 16h30 ngày 24/6/2005: Các sở giáo dục và đào tạo phải báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi và xét tốt nghiệp.

Lưu ý:

- Các báo cáo, biểu mẫu khác của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông vẫn thực hiện theo Quy chế.

- Tất cả các báo cáo theo quy định trên gửi về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục bằng các hình thức: Điện thoại: 04.8683992;  FAX: 04.8683892; Email: cuckt&[email protected].

X. DUYỆT THI TỐT NGHIỆP

Trong các kỳ thi tốt nghiệp, khâu xét duyệt tốt nghiệp phải được thực hiện  nghiêm túc. Nếu có biểu hiện chạy theo thành tích ở bất cứ cấp, bậc học nào cũng cần phải làm rõ, quy trách nhiệm cụ thể và xử lý đúng mức.

Sau khi công bố chính thức danh sách tốt nghiệp trung học phổ thông và tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông, mọi khiếu nại về điểm thi và hồ sơ thi các đơn vị phải báo cáo về Bộ xem xét quyết định. Toàn bộ hồ sơ khiếu nại về thi, hồ sơ duyệt thi tốt nghiệp nộp về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

1. Xét tốt nghiệp: Thực hiện theo Quy chế.

Lưu ý:  Riêng đối với kỳ thi  tốt nghiệp THCS và THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn bổ sung thực hiện mục a, khoản 3 điều 11 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông trong công văn số 2763/THPT ngày 04/4/2003.

2. Hồ sơ duyệt thi (Các mẫu theo Quy chế thi tốt nghiệp THCS và THPT):

a) ồ sơ duyệt thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông:

- Quyết định thành lập hội đồng sao in đề thi,

- Quyết định thành lập hội đồng chấm thi,

- Quyết định thành lập hội đồng phúc khảo,

- Bảng tổng hợp kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông (mẫu 26),

- Biên bản tổng kết chấm thi,

- Bảng ghi tên dự thi (mẫu 6),

- Bảng ghi điểm thi (mẫu 7),

- Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp (mẫu báo cáo số 5 đính kèm  hướng dẫn này),

- Biên bản tổng kết hội đồng phúc khảo (mẫu 29); các biên bản đối thoại (mẫu 31); danh sách học sinh được công nhận tốt nghiệp hoặc chuyển xếp loại tốt nghiệp (mẫu báo cáo số 6 đính kèm  hướng dẫn này),

- Hồ sơ và danh sách học sinh được đặc cách tốt nghiệp (mẫu 26),

- Công văn đề nghị và hồ sơ học sinh được miễn thi (mẫu 26),

- Báo cáo và hồ sơ kỷ luật cấm thi từ một năm trở lên đối với thí sinh dự thi,

- Báo cáo những trường hợp bất thường xẩy ra trong coi thi, chấm thi (hành hung giám thị, cướp đề thi, mất bài thi...) nếu có.

b) Hồ sơ, báo cáo thi tốt nghiệp trung học cơ sở và bổ túc trung học cơ sở:

- Bộ đề thi và hướng dẫn chấm đã sử dụng trong kỳ thi,

- Tổng hợp kết quả tốt nghiệp trung học cơ sở và bổ túc trung học cơ sở,

- Báo cáo và hồ sơ kỷ luật cấm thi từ một năm trở lên đối với thí sinh dự thi,

- Báo cáo các trường hợp bất thường xảy ra trong coi thi, chấm thi (nội dung như đối với THPT và BT THPT).

2. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và duyệt thi:

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30A, Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

3. Lịch duyệt thi:

Ngày duyệt

Các địa phương

18/7/2005

Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang

19/7/2005

Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Tiền Giang , Ninh Thuận, Bình Thuận

20/7/2005

Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tĩnh,  Phú Yên, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Đắk Nông

21/7/2005

Thanh Hoá, Quảng Trị, T.T.- Huế , Trà Vinh, Vĩnh Long, Quảng Bình, Cục Nhà trường

22/7/2005

Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre

25/7/2005

Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre

26/7/2005

Hải Phòng,Thái Bình, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Đà Nẵng

27/7/2005

Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tây Ninh, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Nai

28/7/2005

Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Thái Nguyên, Hà Giang

31/7/2005

Sơn La, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam.

Nhận được công văn này, các sở giáo dục và đào tạo và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng nghiêm túc nghiên cứu và triển khai thực hiện. Nếu có những vướng mắc hoặc đề xuất cần báo cáo ngay về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung./.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi