Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1064/ĐH&SĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2005
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1064/ĐH&SĐH
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1064/ĐH&SĐH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Bành Tiến Long |
Ngày ban hành: | 17/02/2005 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 1064/ĐH&SĐH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1064/ĐH&SĐH | Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2005 |
Kính gửi: | - Các đại học, Học viện |
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại Hội nghị thi và tuyển sinh toàn quốc tháng 2/2005, căn cứ những mặt được và chưa được của công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2004, nhằm tiếp tục thực hiện tốt giải pháp "3 chung" theo "Đề án cải tiến công tác tuyển sinh ĐH, CĐ" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 1/2002, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các Trường, các Sở về phương hướng nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2005 như sau: về cơ bản công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2005 vẫn tiến hành theo giải pháp 3 chung như năm 2004.
I. VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ TUYỂN SINH
Căn cứ thực tế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2004 và ý kiến của các Trường, các Sở, Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế Tuyển sinh mới với một vài Điểm sửa đổi và bổ sung sau đây:
- Để nhất quán với quy định chung là lấy Điều kiện học tập làm căn cứ xác định ưu tiên khu vực, từ năm 2005 bỏ quy định hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú đối với học sinh các lớp chuyên. Đối tượng này được hưởng ưu tiên khu vực tại nơi học và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương như các thí sinh khác.
- Mức chênh lệch Điểm trúng tuyển giữa các đối tượng của các trường ở vùng dân tộc từ 1,0 trở lên nhưng không quá 2,0 Điểm; giữa các khu vực của các trường CĐ, các trường ĐH có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương và các lớp đào tạo theo địa chỉ của các trường ĐH, CĐ từ 0,5 trở lên nhưng không quá 2,0 Điểm.
- Thí sinh không được mang tài liệu, vật dụng trái phép vào khu vực thi (khu vực thi do Chủ tịch HĐTS quy định phù hợp với thực tế); Chấm thi 2 vòng độc lập phải thực hiện tại hai phòng riêng biệt.
II. VỀ QUY MÔ TUYỂN SINH, CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ, CƠ CẤU XÃ HỘI
1. Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh năm 2005 cho các trường căn cứ vào Điều kiện đảm bảo chất lượng như: Số sinh viên/1 giáo viên, diện tích trường/1 sinh viên, trang thiết bị phục vụ đào tạo..., đồng thời lưu ý đến những ngành nghề xã hội có nhu cầu cao về nhân lực.
Tăng đáng kể chỉ tiêu cử tuyển và chỉ tiêu dự bị đại học, thực hiện chính sách ưu tiên tích cực: bồi dưỡng kiến thức văn hoá cho thí sinh người dân tộc và thí sinh thuộc diện chính sách trước khi vào học chính thức.
2. Chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng giữa các trường với các địa phương hoặc các ngành và chỉ tiêu của các trường mở lớp đào tạo đặt tại các trường đại học khác được ghi trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường. Việc tuyển sinh để đào tạo theo hai hình thức nói trên phải được tiến hành đúng quy chế, không tổ chức thi riêng mà phải thi cùng đợt thi hệ chính quy của từng trường hoặc căn cứ kết quả thi tuyển sinh năm 2005 theo đề thi chung để xét tuyển.
Việc đào tạo giáo viên theo hợp đồng giữa các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm với các địa phương chỉ thực hiện đối với một số tỉnh thuộc khu vực 1 thực sự có nhu cầu.
Để thí sinh chủ động lựa chọn ngành học và trường dự thi, những ngành có quyết định mở trước ngày 31/01/2005 sẽ được đưa vào cuốn ‘Những Điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2005”. Đối với những ngành mở sau ngày 31/01/2005 sẽ tuyển sinh vào năm 2006.
III. VIỆC ĐĂNG KÝ DỰ THI (ĐKDT) VÀ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN (ĐKXT)
1. Việc khai và nộp hồ sơ ĐKDT và ĐKXT
a) Thí sinh dự thi tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT cho trường đó qua hệ thống thu nhận hồ sơ của các Sở GD&ĐT. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ theo hệ thống của Sở GD&ĐT, thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp cho các trường theo đúng thời hạn quy định.
Hồ sơ ĐKDT bao gồm:
- Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2.
- Túi đựng hồ sơ (thực chất là một phiếu ĐKDT) nộp cho trường. Phiếu số 1 do Sở GD&ĐT lưu giữ. Phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
- 3 ảnh chân dung cỡ 4´6, 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ của thí sinh.
- Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Tại Mục 2 của phiếu ĐKDT, tất cả thí sinh đều phải ghi tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường đại học mà thí sinh sẽ dự thi.
Riêng thí sinh có nguyện vọng 1 học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh, ngoài việc ghi đầy đủ Mục 2 còn phải ghi thêm vào Mục 16 các thông tin về trường mà thí sinh có nguyện vọng học (tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành).
b) Những thí sinh dự thi ĐH theo đề chung của Bộ GD&ĐT, có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn Điểm sàn đại học (hoặc cao đẳng), nếu không trúng tuyển đợt 1, thì nộp hồ sơ ĐKXT (đợt 2, đợt 3) qua đường bưu điện vào ngành cùng khối thi của một trường đại học (hoặc cao đẳng) không tổ chức thi hoặc trường có tổ chức thi nhưng tuyển chưa đủ chỉ tiêu (kể cả các ngành còn thiếu chỉ tiêu của trường thí sinh đã dự thi).
Việc xét tuyển được thực hiện trong 3 đợt theo đúng quy trình và thời hạn quy định tại Khoản 3 của Mục này. Thí sinh có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn Điểm sàn cao đẳng sẽ được cấp hai Giấy chứng nhận kết quả thi (số 1 và số 2). Nếu không trúng tuyển đợt 1, thí sinh dùng Giấy số 1 để nộp hồ sơ xét tuyển đợt 2. Nếu vẫn không trúng tuyển đợt 2 thì dùng Giấy số 2 để nộp hồ sơ xét tuyển đợt 3. Thí sinh có kết quả thi thấp hơn Điểm sàn cao đẳng được cấp phiếu báo Điểm nhưng không được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi theo đề thi chung để xét tuyển.
2. Một số quy định cụ thể về việc ĐKDT và ĐKXT
a) Thí sinh đã trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng học trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm Giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ địa phương để trường xét tuyển.
b) Thí sinh chỉ được tham gia xét tuyển khi có tổng Điểm 3 môn thi bằng hoặc cao hơn Điểm sàn quy định (không có môn nào bị Điểm 0).
Các trường quy định mức Điểm nhận hồ sơ xét tuyển không thấp hơn Điểm sàn.
3. Quy trình và thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT và hồ sơ ĐKXT
a) Quy trình và thời hạn thu nhận hồ sơ, lệ phí ĐKDT
Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT tại trường đó.
Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT tại các địa Điểm do Sở GD&ĐT quy định. Các địa Điểm này không thu hồ sơ ĐKDT của học sinh đang học lớp 12.
Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT quy định thống nhất trong toàn quốc:
- Theo hệ thống của Sở GD&ĐT: Từ 10/3 đến 10/4/2005.
- Tại các trường tổ chức thi: Từ 11/4 đến 17/4/2005.
Các Sở GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ không được tuỳ tiện thay đổi thời hạn, không được kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.
b) Quy trình và thời hạn nhận hồ sơ ĐKXT
- Các trường công bố Điểm trúng tuyển (đợt 1) chậm nhất là ngày 20/8/2005.
- Các trường nhận hồ sơ ĐKXT đợt 2 và đợt 3 theo đúng thời hạn sau đây:
+ Đợt 2 từ ngày 25/8/2005 đến hết giờ mở cửa giao dịch thường lệ của bưu điện trong ngày 10/9/2005.
+ Đợt 3 từ ngày 15/9/2005 đến hết giờ mở cửa giao dịch thường lệ của bưu điện trong ngày 30/9/2005.
Các trường chỉ nhận hồ sơ ĐKXT qua đường bưu điện, không nhận trực tiếp và chỉ nhận Giấy chứng nhận kết quả thi có chữ ký và dấu đỏ của trường tổ chức thi (không nhận bản sao, bản phôtôcopy).
- Thời gian nộp hồ sơ tính theo dấu bưu điện. Các trường không được kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKXT trước hoặc sau thời hạn quy định.
Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT không phải nộp lệ phí xét tuyển, chỉ những thí sinh trúng tuyển, khi đến nhập học mới phải nộp lệ phí.
IV. VỀ QUY TRÌNH BÀN GIAO HỒ SƠ ĐKDT VÀ LỆ PHÍ ĐKDT
Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở và các Trường trực tiếp bàn giao hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi (ĐKDT) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo quy trình và lịch sau đây:
Quy trình bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT:
1. Đối với các Sở GD&ĐT
a) Các Sở GD&ĐT bàn giao cho các Trường:
- Hồ sơ ĐKDT đã được sắp xếp theo mã đơn vị ĐKDT, ngành học, khối thi đúng thứ tự trong máy tính.
- Lệ phí ĐKDT: 29.500 đ/hồ sơ nhân với tổng số hồ sơ ĐKDT vào từng trường.
Khi bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT nhất thiết phải lập biên bản bàn giao đối với từng trường, trong đó ghi rõ số lượng thí sinh theo từng khối thi và tổng số lệ phí ĐKDT.
b) Các Sở GD&ĐT bàn giao cho Bộ GD&ĐT:
- Đĩa ghi dữ liệu ĐKDT tương ứng với số lượng hồ sơ đã bàn giao cho các trường.
- Biên bản đã bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT cho các trường.
- Lệ phí tuyển sinh trung ương (4.000 đ/hồ sơ nhân với tổng số hồ sơ ĐKDT vào các trường ĐH, CĐ trung ương và địa phương). Lệ phí tuyển sinh trung ương giao cho cán bộ Phòng Kế toán của Bộ tại nơi giao nhận hồ sơ ĐKDT.
Để đảm bảo thời gian, các Sở và các trường cần mang theo máy đếm tiền và máy kiểm tra tiền, máy tính xách tay để kiểm tra ngay dữ liệu ĐKDT tại nơi bàn giao hồ sơ.
2. Đối với các trường
Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trong việc bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT, khi nhận hồ sơ và lệ phí ĐKDT, đại diện các trường cần mang theo giấy giới thiệu, chứng minh thư (hoặc giấy tờ tuỳ thân) và giao cho các Sở GD&ĐT giấy biên nhận có ký tên, đã đóng dấu của trường.
Các trường có tổ chức thu hồ sơ ĐKDT của thí sinh, cần nộp cho Bộ GD&ĐT Khoản lệ phí ĐKDT là 4.000 đ/hồ sơ theo quy định của Liên Bộ Tài chính - GD&ĐT. Lệ phí nộp cho cán bộ Phòng Kế toán của Bộ tại nơi bàn giao hồ sơ ĐKDT.
Dự kiến địa Điểm và thời gian bàn giao hồ sơ, lệ phí ĐKDT
1. Tại Khách sạn Kim Liên, số 7 phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội. Thời gian một ngày, từ 8h00' đến 18h30' ngày 05 tháng 5 năm 2005.
Các Sở GD&ĐT tập kết hồ sơ ĐKDT tại vị trí dành sẵn cho các Sở trong Hội trường tầng 1 nhà số 1 và Hội trường số 2 nhà 2 trước 8h00' ngày 5/5/2005 để bàn giao cho các trường. Các yêu cầu về thuê phòng nghỉ, các đơn vị liên hệ trực tiếp với Khách sạn Kim Liên: Điện thoại 048522522, FAX: 04-8524919 (Khách sạn đón khách và tập kết hồ sơ vào hội trường từ 13h00' ngày 4/5/2004).
2. Tại Khách sạn Kỳ Hoà, số 12 đường 3/2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh. Thời gian một ngày, từ 8h00 đến 18h30' ngày 6/5/2005. Các Sở GD&ĐT tập kết hồ sơ ĐKDT tại vị trí dành sẵn cho Sở trong hội trường Nhà hàng Đông Hồ thuộc khuôn viên Khách sạn Kỳ Hoà trước 8h00 ngày 6/5/2005 để bàn giao cho các trường. Các yêu cầu về thuê phòng nghỉ, các đơn vị liên hệ trực tiếp với Khách sạn: Điện thoại 08-8655036 hoặc 08-8658151 - FAX: 08-8655333 (Khách sạn đón khách và tập kết hồ sơ vào hội trường từ 13h00' ngày 05/5/2004).
Các chi phí đi lại, ăn, ở do các Sở GD&ĐT và các Trường tự thanh toán.
Một số yêu cầu riêng của các trường và các Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT
1. Các trường:
a) Đại học Đà Nẵng đề nghị các Sở GD&ĐT gửi hồ sơ và lệ phí ĐKDT qua đường Bưu điện theo địa chỉ: Hồ sơ gửi cho bà Hà Thị Thắng, Ban Đào tạo Đại học Đà Nẵng, 41 Lê Duẩn, TP Đà Nẵng. Lệ phí ĐKDT gửi theo 2 phương thức:
* Chuyển qua tài Khoản về Đại học Đà Nẵng:
Đơn vị hưởng séc: Đại học Đà Nẵng, số 41 Lê Duẩn, TP Đà Nẵng.
Số tài Khoản: 2000311.09.0025 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP Đà Nẵng.
* Chuyển qua đường Bưu điện:
Người nhận: Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Ban Kế hoạch - Tài chính, Đại học Đà Nẵng, 41 Lê Duẩn, TP Đà Nẵng. Số chứng minh nhân dân: 200036594 cấp ngày 07/8/2003 tại Công an TP Đà Nẵng.
b) Đại học Huế đề nghị các Sở GD&ĐT gửi hồ sơ và lệ phí ĐKDT qua đường Bưu điện theo địa chỉ: Ông Hoàng Văn Tiếu, Ban Đào tạo Đại học Huế, số 3 Lê Lợi, TP Huế. Điện thoại: 054.833329. Hộp thư nhận dữ liệu: [email protected]. Địa chỉ chuyển Khoản lệ phí ĐKDT: Đại học Huế, số 3 Lê Lợi, TP Huế, số tài Khoản: 760A.03216, Ngân hàng Công thương Thừa thiên - Huế.
c) Đại học Thuỷ sản: Hồ sơ ĐKDT kể cả đĩa dữ liệu của các Ban Tuyển sinh trong cả nước đề nghị gửi qua đường Bưu điện về Trường Đại học Thuỷ sản theo địa chỉ người nhận: Bà Nguyễn Thị Thu Nga, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Thuỷ sản - Số 02 Nguyễn Đình Chiểu, Tp Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. ĐT : (058) 831148 – 0914217227. E-mail : [email protected].
Lệ phí ĐKDT đề nghị chuyển về: Trường Đại học Thủy sản - Số 02 Nguyễn Đình Chiểu, Tp Nha Trang, Tài Khoản: 710A – 00255 Ngân hàng Công thương Khánh Hoà.
d) Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị các Sở bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT khối A, B cho Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; khối C cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; khối D cho Trường Đại học Ngoại ngữ (tại Khách sạn Kim Liên Hà Nội).
đ) Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh
· Về hồ sơ ĐKDT
Các Sở có thể bàn giao trực tiếp tại khách sạn Kỳ Hoà Tp.HCM hoặc gửi qua bưu điện cho các trường thành viên và khoa trực thuộc.
· Về lệ phí ĐKDT
Các Sở có thể chuyển cho các trường thành viên và khoa trực thuộc theo một trong 3 cách sau đây:
- Nộp trực tiếp tại khách sạn Kỳ Hoà Tp. Hồ Chí Minh
- Chuyển qua tài Khoản: Văn phòng Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh số tài Khoản 934.01.00.00024, kho bạc nhà nước Tp. Hồ Chí Minh
- Chuyển qua đường bưu điện theo địa chỉ: Ông Nguyễn Văn Nhanh, phòng Kế hoạch tài chính, Văn phòng ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
· Địa chỉ truyền và gửi dữ liệu ĐKDT:
Email:[email protected]
2. Sở GD&ĐT:
a) Trừ Sở GD&ĐT Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các Sở GD&ĐT các tỉnh và thành phố khác có thể bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT trực tiếp cho các trường đóng tại địa bàn tỉnh và thành phố mình nhưng vẫn phải bàn giao cho Bộ GD&ĐT biên bản đã bàn giao cho các trường và lệ phí tuyển sinh trung ương.
b) Các Sở GD&ĐT khu vực miền Trung, nếu có thí sinh đăng ký dự thi vào các trường ở cả hai khu vực phía Bắc và phía Nam thì cử cán bộ đến bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh theo đúng quy định. Sở nào định gửi hồ sơ và lệ phí ĐKDT qua bưu điện cần thông báo cho Bộ GD&ĐT biết để Bộ thông báo cho các trường. Các Sở GD&ĐT cần lưu ý phương thức gửi hồ sơ và lệ phí để đảm bảo an toàn nhất.
V. Về đợt thi và lịch thi tuyển sinh
1. Đợt thi:
- Ngày 4/7 và 5/7/2005 thi đại học khối A. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu vẽ đến 8/7/2005
- Ngày 9/7 và 10/7/2005 thi đại học khối B, C, D. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hoá (Khối H, N thi Văn theo đề thi khối C; Khối M thi Văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi Văn, Sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến 14/7/2005.
- Từ ngày 16/7/2005 đến ngày 22/7/2005, các trường CĐ tổ chức thi tuyển sinh.
2. Lịch thi tuyển sinh đại học theo đề thi chung:
Đợt I thi khối A:
|
| Khối A |
Ngày 3/7/2005 | Từ 8h00: | Làm thủ tục dự thi, nộp lệ phí dự thi, nhận và xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh. |
Ngày 4/7/2005 | Sáng thi: | Toán |
| Chiều thi: | Lý |
Ngày 5/7/2005 | Sáng thi: | Hoá |
| Chiều thi: | Dự trữ |
Đợt II thi Khối B, C, D:
|
| Khối B | Khối C | Khối D |
Ngày 8/7/2005 | Từ 8h00 | Làm thủ tục dự thi, nộp lệ phí dự thi, nhận và xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh. | ||
Ngày 9/7/2005 | Sáng thi: | Sinh | Văn | Văn |
| Chiều thi: | Toán | Sử | Toán |
Ngày 10/7/2005 | Sáng thi: | Hoá | Địa | Ngoại ngữ |
| Chiều thi: | Dự trữ |
3. Thời gian biểu từng buổi thi tuyển sinh đại học theo đề thi chung:
- Sáng từ 6h30 đến 6h50 và chiều từ 13h30 đến 13h50: Cán bộ coi thi đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi và danh sách thí sinh.
- Sáng từ 6h50 đến 7h05 và chiều từ 13h50 đến 14h05: Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại Điểm thi.
- Sáng từ 7h05 đến 7h15 và chiều từ 14h05 đến 14h15: Bóc túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh.
- Sáng từ 7h15 đến 10h15 và chiều từ 14h15 đến 17h15: Thí sinh làm bài thi.
- Sáng từ 10h15 và chiều từ 17h15 : Cán bộ coi thi thu bài thi.
4. Thời gian làm bài của mỗi môn thi tuyển sinh đại học theo đề thi chung là: 180 phút.
VI. Về đề thi tuyển sinh
1. Bộ GD&ĐT tổ chức ra đề thi chung các môn văn hoá cho các trường đại học theo phương pháp tự luận. Các ngành năng khiếu của các trường ĐH, CĐ và một số trường ĐH, CĐ tổ chức thi tuyển sinh theo đề thi riêng của trường.
- Nguyên tắc ra đề thi năm 2005 về cơ bản như năm 2004.
2. Đề thi tuyển sinh thuộc danh Mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”. Các đồng chí Giám đốc các Đại học, Học viện, Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ, Giám đốc các Sở GD&ĐT và những người có liên quan phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cá nhân về việc bảo đảm bí mật an toàn đề thi tuyển sinh.
Giám đốc, Hiệu trưởng các trường ĐH phải thực hiện nghiêm túc các công việc sau đây nhằm bảo đảm tuyệt đối bí mật và an toàn đề thi, kiên quyết không để lộ đề thi:
a) Phối hợp với cán bộ an ninh địa bàn kiểm tra việc chọn cử người tham gia công tác liên quan đến đề thi (biên soạn đề thi, giải mã, sao in, đóng gói, vận chuyển, bảo quản...) đảm bảo các quy định: có tư cách đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật, có kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, không có vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột dự thi vào ĐH, CĐ năm 2005.
b) Kiểm tra nơi sao in đề thi:
- Nơi sao in đề thi phải khép kín và cách ly hoàn toàn. Tất cả các cửa sổ, hành lang và những vị trí thông ra ngoài đều phải bịt kín và niêm phong. Vòng ngoài phải có hàng rào, có cảnh sát bảo vệ và cán bộ giám sát của Bộ GD&ĐT cử đến, vòng trong phải có cán bộ an ninh, cán bộ Hội đồng tuyển sinh trường.
- Phối hợp với ngành Công an, áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cách ly hoàn toàn những người tham gia công tác đề thi với bên ngoài và với những người phục vụ ăn uống, sinh hoạt, y tế... Cấm sử dụng các phương tiện thông tin, điện thoại di động, điện thoại cố định nối dài, máy tính xách tay... Chỉ được dùng một điện thoại cố định do cán bộ an ninh kiểm soát 24/24 giờ (không đặt điện thoại này trong phòng sao in, đóng gói đề thi). Mọi cuộc nói chuyện đều phải ghi âm.
- Chuẩn bị tốt, kiểm tra và vận hành thử các thiết bị kỹ thuật dùng để sao in. Đề phòng trường hợp mất điện, nước hoặc hoả hoạn, thiên tai.
- Kích cỡ phong bì đựng đề thi, nội dung, hình thức và câu chữ in ngoài phong bì đựng đề thi phải thực hiện theo quy định thống nhất của Bộ GD&ĐT
- Máy và thiết bị trong cơ sở sao in đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi thi xong môn cuối cùng.
c) Có kế hoạch chi tiết và thận trọng nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối các khâu giao nhận, bảo quản và sử dụng đề thi, đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm bí mật an toàn trong khâu phân phối và vận chuyển đề thi từ nơi sao in đến các Điểm thi. Quy định trách nhiệm cụ thể cho những cán bộ của trường cũng như cán bộ Công an tham gia các khâu công tác này.
d) Trưởng Ban Đề thi phải đặc biệt lưu ý không để nhầm lẫn sai sót trong việc giao nhận đề thi theo từng môn, từng khối thi. Phải thực hiện đúng quy trình sao in đã quy định trong Quy chế.
đ) Tuyệt đối không để xẩy ra tình trạng bóc nhầm đề, mở đề sớm hơn hoặc muộn hơn giờ quy định.
VII. Về cụm thi
1. Các cụm thi vẫn giữ như năm 2004, cụ thể là:
a) Cụm thi tại thành phố Vinh dành cho thí sinh thi vào Trường Đại học Vinh và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 4 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội. Cụm thi này do Trường ĐH Vinh chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.
b) Cụm thi tại thành phố Quy Nhơn dành cho thí sinh thi vào Trường Đại học Quy Nhơn và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội và Tp.HCM. Cụm thi này do Trường Đại học Quy Nhơn chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.
c) Cụm thi tại thành phố Cần Thơ dành cho thí sinh vào Trường ĐH Cần Thơ và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Cụm thi này do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.
d) Riêng thí sinh của các tỉnh nói tại Mục a, b, c, nếu đăng ký dự thi vào các trường ĐH khối Quốc phòng và Công an hoặc các trường và các ngành năng khiếu vẫn phải đến trường ĐH, CĐ để dự thi (không dự thi ở cụm). Cụ thể là: Thể dục thể thao, Nghệ thuật, Mỹ thuật, Nhạc, Hoạ, Sân khấu điện ảnh, Kiến trúc, Mỹ thuật công nghiệp, Văn hoá quần chúng và các ngành năng khiếu của các trường sư phạm.
Riêng thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh (thành phố) được chỉ định dự thi tại cụm thi TP Vinh, Quy Nhơn hoặc Cần Thơ nhưng tốt nghiệp THPT tại các tỉnh (thành phố) khác, không bắt buộc phải dự thi tại cụm thi được chỉ định theo hộ khẩu thường trú.
2. Trách nhiệm của các trường đại học có thí sinh dự thi tại TP Vinh, TP Quy Nhơn, TP Cần Thơ.
+ Cử đại diện tham gia Hội đồng coi thi liên trường. Danh sách uỷ viên Hội đồng của trường gửi về Vụ ĐH & SĐH, Bộ GD&ĐT.
+ Trước ngày 20/5/2005, thông báo cho Chủ tịch Hội đồng coi thi liên trường cụm thi số lượng thí sinh dự thi vào từng khối của trường mình.
+ Gửi giấy báo dự thi cho thí sinh.
+ Cử cán bộ làm Trưởng Điểm thi, cán bộ giám sát thi và Ban thư ký tương ứng với số lượng thí sinh.
+ Ngày 01/7/2005, tất cả cán bộ tham gia tổ chức thi tại cụm thi phải có mặt ở TP Vinh, TP Quy Nhơn hoặc TP Cần Thơ để 8h00 ngày 02/7/2005 tiến hành gặp gỡ và trao đổi công tác với cán bộ coi thi, cán bộ y tế và lực lượng bảo vệ thi.
+ Mang đến cụm thi:
- Ô tô để vận chuyển đề thi từ nơi phát đề đến phòng thi; vận chuyển bài thi từ cụm thi về trường và phục vụ việc đi lại cho cán bộ của trường mình.
- Giấy thi, giấy nháp.
- Túi đựng bài thi, nhãn niêm phong và các văn phòng phẩm cần thiết.
+ Tiếp nhận và bảo quản bài thi do cán bộ coi thi bàn giao theo đúng quy chế, gửi bài thi tại kho của Trường Đại học sở tại trước khi mang về trường mình.
+ Thu lệ phí dự thi của thí sinh dự thi vào trường mình. Chi tiền ăn, ở, đi lại cho cán bộ của trường mình tham gia tổ chức thi ở cụm thi. Chuyển giao cho Trường Đại học sở tại các Khoản chi: thuê phòng thi, in đề thi, bồi dưỡng cán bộ coi thi, cán bộ y tế, cán bộ phục vụ và lực lượng bảo vệ,…
+ Tiếp nhận ý kiến phản ánh của thí sinh để sửa chữa bổ sung các sai sót trong giấy báo dự thi.
+ Tuỳ theo Điều kiện riêng, các trường có thể trực tiếp thoả thuận với Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Quy Nhơn hoặc Trường Đại học Cần Thơ về những vấn đề liên quan đến việc tổ chức thi tại cụm thi, kể cả việc cử hoặc không cử cán bộ đến cụm thi.
3. Trách nhiệm của Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Quy Nhơn+ Tuỳ theo Điều kiện riêng, các trường có thể trực tiếp thoả thuận với Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Quy Nhơn hoặc Trường Đại học Cần Thơ về những vấn đề liên quan đến việc tổ chức thi tại cụm thi, kể cả việc cử hoặc không cử cán bộ đến cụm thi.
và Trường Đại học Cần Thơ.
+ Bảo đảm đủ số phòng thi cho các trường. Mỗi phòng thi có đủ bàn ghế, ánh sáng và các Điều kiện về trật tự, an toàn, nước uống, phục vụ y tế cho thí sinh.
+ Trước ngày 25/5/2005, thông báo cho các trường địa chỉ cụ thể của các Điểm thi và các phòng thi; số lượng thí sinh mỗi phòng thi.
+ Tổ chức in đề thi, đóng gói, bảo quản, phân phối đề thi theo đúng quy chế. Có phương án dự phòng in đề thi khi mất điện. Chú ý phòng ngừa thiên tai, hoả hoạn...
+ Cử đủ cán bộ coi thi, cán bộ y tế, cán bộ phục vụ và lực lượng bảo vệ thi. Tổ chức tập huấn kỹ cho các cán bộ tham gia tuyển sinh.
+ Hướng dẫn và giúp đỡ các trường bố trí nơi ăn, ở cho cán bộ tham gia tuyển sinh.
+ Hướng dẫn và tạo Điều kiện giúp đỡ nơi ăn, ở cho thí sinh và gia đình thí sinh ở các địa phương về thành phố dự thi.
+ Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và các ngành hữu quan ở địa phương về việc bảo đảm các Điều kiện cần thiết cho kỳ thi tiến hành trong trật tự, an toàn, đúng quy chế, đặc biệt là việc bố trí lực lượng bảo vệ, giải toả giao thông.
+ Có phương án xử lý các tình huống thiên tai bất thường.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu phát sinh vấn đề, các trường báo cáo Bộ GD&ĐT và Hội đồng coi thi liên trường tìm biện pháp giải quyết kịp thời.
VIII. Về công tác coi thi và chấm thi.
1. Coi thi vẫn là khâu yếu cần được chấn chỉnh bằng các giải pháp kiên quyết, song song với việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Quy chế.
Chủ tịch HĐTS cần kiểm tra công tác chuẩn bị nhân lực và cơ sở vật chất cho kỳ thi; chủ động phối hợp với chính quyền và các ban, ngành địa phương, đảm bảo mọi Điều kiện cần thiết cho kỳ thi, đặc biệt là bảo đảm trật tự an toàn tại các phòng thi, Điểm thi. Phải chú ý khâu lựa chọn Trưởng Điểm thi, cán bộ coi thi số 1, số 2. Tổ chức tập huấn kỹ cho cán bộ coi thi, đặc biệt là quy trình thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân đối với Trưởng Điểm thi, cán bộ coi thi số 1, số 2 và cán bộ Ban Thư ký trong việc thu bài thi, bàn giao và bảo quản bài thi. Các trường cần cung cấp đầy đủ mẫu biên bản cho từng loại cán bộ tham gia coi thi, trích in quy định về kỷ luật phòng thi, dán tại phòng thi để nhắc nhở thí sinh. Nơi nào để xẩy ra tình trạng lộn xộn xung quanh phòng thi, ném đề thi ra ngoài, ném bài giải, tài liệu vào phòng thi hoặc cán bộ tham gia tuyển sinh tìm cách hỗ trợ thí sinh dưới mọi hình thức, thủ trưởng và mọi cán bộ liên quan nơi đó đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo Quy chế và theo pháp luật hiện hành. Cán bộ thanh tra, giám sát có trách nhiệm đôn đốc cán bộ coi thi xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Quy chế, đồng thời xử lý ngay cán bộ coi thi không làm đúng trách nhiệm. Cán bộ coi thi tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động trong khi coi thi.
Thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế, mọi thí sinh mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi. Cấm thí sinh mang tài liệu, vật dụng trái phép vào khu vực thi (khu vực thi do Chủ tịch HĐTS trường quy định phù hợp thực tế), đặc biệt chú ý kiểm tra ngăn chặn việc thí sinh mang máy điện thoại di động để thu phát thông tin.
Phải tăng cường lực lượng bảo vệ vòng ngoài để ngăn chặn kẻ xấu xâm phạm khu vực thi: cướp đề, chuyển tài liệu, phá rối trật tự.
Cán bộ coi thi không được thu thẻ dự thi để thí sinh sử dụng khi mua vé tàu xe theo chế độ giảm giá, mỗi buổi thi phải thay đổi chỗ ngồi của thí sinh để ngăn ngừa tình trạng thi kèm.
2. Về công tác chấm thi:
Chủ tịch HĐTS các trường cần chỉ đạo việc chấm thi theo đúng quy trình 2 lần độc lập tại hai phòng riêng biệt, theo đúng đáp án và thang Điểm đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Các trường đại học tổ chức thi theo đề chung của Bộ GD&ĐT phải hoàn thành việc chấm thi trước ngày 10/8/2005. Các trường cao đẳng có tổ chức thi tuyển sinh phải hoàn thành việc chấm thi trước 15/8/2005.
Để bảo đảm thực hiện đúng Quy chế và ngăn ngừa hành vi gian lận, tuỳ Điều kiện cụ thể, các trường có thể ban hành nội quy khu vực chấm thi của trường.
IX. Về việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển
1. Điềm sàn: Căn cứ kết quả thi tuyển sinh, Bộ GD&ĐT sẽ công bố Điểm sàn ĐH, CĐ năm 2005 trước ngày 20/8/2005.
2. Các trường có ngành năng khiếu nhưng không tổ chức thi vào các ngành này theo đề thi riêng thì được xét tuyển thí sinh trong vùng tuyển, đã dự thi ngành đó tại các trường ĐH khác có các môn văn hoá thi theo đề chung.
3. Các trường đại học có đào tạo hệ cao đẳng, không tổ chức thi tuyển sinh riêng cho hệ này mà phải xét tuyển thí sinh đã dự thi vào bất kỳ trường đại học nào cùng khối thi, trong vùng tuyển.
4. Các trường dùng chung đề thi và sử dụng chung kết quả thi chủ động trong việc xét tuyển theo nguyên tắc sau đây:
- Các trường có thể xác định Điểm trúng tuyển theo khối thi hoặc theo ngành học. Điểm trúng tuyển không được thấp hơn Điểm sàn.
- Mức Điểm tối thiểu nhận hồ sơ ĐKXT đợt 2 không thấp hơn Điểm trúng tuyển đợt 1. Mức Điểm tối thiểu nhận hồ sơ ĐKXT đợt 3 không thấp hơn Điểm trúng tuyển đợt 2. Nguyên tắc xét tuyển là lấy từ Điểm cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu. (Chênh lệch Điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1 và giữa các khu vực là 0,5).
Trong quá trình xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh các trường cần dành chỉ tiêu hợp lý để tuyển thí sinh trong đợt 2, đợt 3 có kết quả thi cao nhằm tăng chất lượng tuyển chọn và bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa các nguyện vọng.
5. Thời hạn xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển
Các trường phải thực hiện đúng thời hạn quy định tại Lịch công tác tuyển sinh ĐH, CĐ 2005, không được thay đổi.
6. Việc bổ sung, sửa đổi đối tượng và khu vực ưu tiên của thí sinh, việc giải quyết thắc mắc và đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi tuyển sinh do Hội đồng tuyển sinh các trường, căn cứ Quy chế Tuyển sinh, trực tiếp xử lý theo thẩm quyền.
X. Về quan hệ công tác giữa các trường tổ chức thi tuyển sinh và các trường không tổ chức thi tuyển sinh.
Để bảo đảm quyền lợi cho những thí sinh có nguyện vọng 1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường thực hiện đúng những quy định sau đây:
1. Thí sinh có nguyện vọng 1 học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại trường ĐH tổ chức thi có cùng khối thi.
2. Trường ĐH tổ chức thi thực hiện việc coi thi, chấm thi, in giấy chứng nhận kết quả thi (số 1 và số 2), phiếu báo Điểm nhưng không xét tuyển thí sinh diện này trong đợt 1 mà gửi giấy chứng nhận kết quả thi, phiếu báo Điểm cùng dữ liệu kết quả thi cho trường không tổ chức thi trước ngày 15/8/2005 để các trường này lên thống kê Điểm trên máy tính, xét tuyển thí sinh trong đợt 1, gửi giấy triệu tập trúng tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi (số 1 và số 2), phiếu báo Điểm cho các Sở GD&ĐT để các Sở chuyển cho thí sinh.
XI. Về nhập số liệu và sử dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh
1. Các Sở và Trường phải cử cán bộ công nghệ thông tin chuyên trách làm công tác tuyển sinh và đào tạo. Các cán bộ này phải tham gia các lớp tập huấn do Bộ tổ chức. Mặt khác, các Sở và Trường phải kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về việc sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm dữ liệu tin cậy, đúng cấu trúc và truyền dữ liệu đúng thời hạn quy định.
2. Để bảo đảm thống nhất cấu trúc dữ liệu, yêu cầu các Sở, các Trường nhất thiết sử dụng phần mềm tuyển sinh của Vụ ĐH&SĐH đã sử dụng năm 2004 có Điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với Quy chế Tuyển sinh năm 2005, không sử dụng bất kỳ phần mềm nào khác. Khi truyền số liệu từ Sở về Bộ, trường và từ trường về Bộ phải thực hiện đúng cấu trúc dữ liệu do Bộ GD&ĐT quy định.
XII. Về lệ phí tuyển sinh
Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 4/4/2003, số 71/2004/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 14/7/2004 và văn bản hướng dẫn số 12228/KHTC ngày 24/12/2003, số 5312/KHTC ngày 29/6/2004 của Bộ GD&ĐT.
XIII. Về sự phối hợp giữa các trường ĐH, CĐ với các Sở GD&ĐT
1. Giám đốc Sở GD&ĐT cần có văn bản chỉ đạo các cơ sở đào tạo trên địa bàn tạo Điều kiện thuận lợi cho các trường thuê phòng thi với chế độ ưu đãi nội bộ, không được ép các trường nhận cán bộ công nhân viên làm cán bộ coi thi...
Các trường THPT có trách nhiệm nhận hồ sơ và lệ phí ĐKDT của thí sinh học lớp 12 tại trường mình, sau đó chuyển cho Sở Giáo dục - Đào tạo và có trách nhiệm nhận và chuyển cho thí sinh giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi, giấy báo Điểm, giấy triệu tập trúng tuyển.
Các Sở GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với các trường ĐH, CĐ trong việc bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT đúng quy định, đúng thời hạn, xử lý kịp thời mọi sai sót trong việc đăng ký dự thi của thí sinh.
2. Các trường cần kịp thời chuyển giao cho các Sở GD&ĐT Giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi, giấy báo Điểm, giấy triệu tập trúng tuyển để các Sở chuyển tới thí sinh theo đúng thời hạn quy định. Những trường hợp nhầm lẫn, sai sót do lỗi của hệ thống tuyển sinh như sai tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành, chuyển nhầm hồ sơ…, được phát hiện sau khi thí sinh nhận giấy báo dự thi, các Sở gửi văn bản cho các trường để phối hợp giải quyết, không cần xin ý kiến của Bộ GD&DT. Các trường ĐH, CĐ phải tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh dự thi, nếu có sai sót thì trực tiếp Điều chỉnh và xử lý kịp thời, không gây bất kỳ khó khăn nào cho thí sinh. Khi thí sinh đề nghị bổ sung, sửa đổi vấn đề gì, cán bộ tuyển sinh của trường phải ghi và ký xác nhận vào Phiếu số 2 của thí sinh, đồng thời báo cho Ban Thư ký cập nhật ngay vào máy tính.
XIV. Về việc thu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời của thí sinh
Hội đồng tuyển sinh các trường phải thực hiện đúng quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành: đối với những thí sinh trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp khi đến trường nhập học, chỉ yêu cầu nộp giấy chứng nhận tạm thời (THPT, THCN và tương đương) do Hiệu trưởng cấp, không yêu cầu thí sinh phải lấy xác nhận của Sở GD&ĐT. Vào đầu năm học sau, các trường yêu cầu những sinh viên này xuất trình bản gốc bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra.
XV. Về việc báo cáo nhanh tình hình kỳ thi
Trước ngày 20/6/2005 nhất thiết các trường phải báo cáo cho Bộ GD&ĐT (qua Vụ Đại học và Sau Đại học) số lượng thí sinh ĐKDT, số điện thoại, số FAX, địa chỉ hộp thư trực thi tuyển sinh của Hội đồng tuyển sinh để bảo đảm thông tin thông suốt giữa Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ với HĐTS các trường (theo mẫu quy định). Nếu trong kỳ thi có những tình huống đặc biệt bất thường về tổ chức thi và đề thi, về an ninh trật tự, các HĐTS phải trực tiếp báo cáo ngay để Bộ GD&ĐT chỉ đạo xử lý kịp thời.
Mỗi buổi thi, sau khi thí sinh làm bài được 2/3 thời gian, HĐTS các trường phải báo cáo nhanh theo mẫu quy định cho Ban Chỉ đạo thi của Bộ qua điện thoại: (04) 8692392, (04) 8681386 hoặc FAX: (04) 8681550.
XVI. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tuyển sinh
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh phải được tăng cường ở từng cơ sở và trong toàn ngành để duy trì, giữ vững kỷ cương, thực hiện nghiêm túc Quy chế Tuyển sinh. Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT có kế hoạch giám sát, kiểm tra các khâu tổ chức kỳ thi, chấm thi, kể cả phúc khảo, định Điểm xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường và xử lý nghiêm khắc kịp thời những người vi phạm Quy chế.
Vụ Đại học và Sau đại học, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, Thanh tra Bộ GD&ĐT có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết cho các Sở, các Trường về các vấn đề liên quan để công tác tuyển sinh năm 2005 đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu tuyển chọn của trường và đòi hỏi chính đáng của xã hội.
Văn bản này và Lịch công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2005 đính kèm phải được các Ban Chỉ đạo thi, thành viên Hội đồng Tuyển sinh các trường ĐH, CĐ và cán bộ làm công tác tuyển sinh của các Sở Giáo dục & Đào tạo quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm chỉnh, đồng thời được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
Năm 2005 các trường thống nhất xây dựng biên bản Điểm trúng tuyển theo bảng mẫu dưới đây:
Khu vực Đối tượng | KV3 | KV2 | KV2-NT | KV1 | Cộng | |
HSPT | Điểm trúng tuyển |
|
|
|
|
|
Số người đạt Điểm TT |
|
|
|
|
| |
UT2 | Điểm trúng tuyển |
|
|
|
|
|
Số người đạt Điểm TT |
|
|
|
|
| |
UT1 | Điểm trúng tuyển |
|
|
|
|
|
Số người đạt Điểm TT |
|
|
|
|
| |
Tổng số người đạt Điểm trúng tuyển: |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Tại các khu vực đều xác định Điểm trúng tuyển cho 3 đối tượng: HSPT, UT1, UT2.
- Mức chênh lệch Điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1 và giữa các khu vực là 0,5.
Trường: …………………….….
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________ Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2005 |
Báo cáo số lượng thí sinh ĐKDT năm 2005
(Gửi về Vụ Đại học & Sau Đại học trước 20/6/2005)
Khối thi | Số lượng thí sinh ĐKDT | Số phòng thi | Số Điểm thi | Ghi chú | ||||
ĐKDT tại trường | ĐKDT tại Vinh | ĐKDT tại Quy Nhơn | ĐKDT tại Cần Thơ | Cộng | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số điện thoại trực thi (kể cả điện thoại di động): ………………………………
- Người trực thi: …………………………………………………………………
- Số FAX: ………………………………………………………………………..
- Địa chỉ hộp thư trực thi: …………………………………………………………
TM/ Hội đồng tuyển sinh
Mẫu giấy báo dự thi
(Khổ giấy A4)
|
Trường: …..…………… |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ |
| ||
|
| ……….……….., ngày .…... tháng …... năm 2005 | |||
|
| Giấy báo dự thi | BTS: ………….…. | ||
|
|
|
|
| Mã đơn vị ĐKDT: … |
|
|
|
|
| Số phiếu: …….….. |
|
| Trường: ………………………………….… |
| ||
|
| Báo cho thí sinh: …………………………… |
| ||
|
| Sinh ngày: ……………………………………. | Đối tượng: ………. | ||
|
| Nơi học THPT (hoặc tương đương): Ghi rõ tên trường, địa chỉ nơi trường đóng vào đường kẻ chấm; ghi mã tỉnh nơi trường đóng và mã trường vào ô:
|
|
| Lớp 10: ………………………………… |
|
|
|
|
|
|
| Lớp 11: ………………………………… |
|
|
|
|
|
|
| Lớp 12: ………………………………… |
|
|
|
|
|
|
| Hưởng khu vực: …………… | ||||||||||
|
| Số báo danh: ………..…………Khối thi ……………………….…... | ||||||||||
|
| Nguyện vọng 1 học tại trường: ………………………………… | ||||||||||
|
| Tên ngành có nguyện vọng học: ………………………………… | ||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ký hiệu trường Khối thi Mã ngành | ||||||||||
|
| Xin mời Anh (Chị) đúng ..….... giờ ..…... ngày ………….………… | ||||||||||
|
| Đến tại Phòng thi số: ……………………………………………… | ||||||||||
|
| Địa chỉ phòng thi: …………………………………………………… | ||||||||||
|
| Để làm thủ tục dự thi và nộp lệ phí thi. | ||||||||||
| Ghi chú: | - Thí sinh phải đọc kỹ giấy này. Khi phát hiện có sai sót cần thông báo ngay cho HĐTS trường trước ngày thi để cán bộ tuyển sinh trường sửa chữa, bổ sung, ghi và ký xác nhận vào Phiếu số 2. - Khi đến trường làm thủ tục dự thi, thí sinh phải mang theo Giấy báo dự thi, Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tạm thời, Chứng minh thư, Giấy chứng nhận sơ tuyển (nếu thi vào các trường có yêu cầu sơ tuyển). | ||||||||||
|
|
Hội đồng tuyển sinh Trường
|
Hội đồng tuyển sinh Trường ………………………. _______
| Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ ……..……….……….., ngày ……. tháng 8 năm 2005 |
Số 1
(Mẫu)
| Giấy chứng nhận | BTS: ………….. |
|
|
| Kết quả thi tuyển sinh ĐH năm 2005 | Mã đơn vị ĐKDT: |
|
|
| Hội đồng tuyển sinh | Số phiếu: …….. |
|
|
| Trường …………………………………………….. |
|
|
|
| Chứng nhận |
|
|
|
Thí sinh: ……………………………………………. sinh ngày: ………………………….. Giới: …………….
Đối tượng: …………………………………………..Khu vực …..……………………………………………….
Nơi học THPT (hoặc tương đương): Ghi rõ tên trường, địa chỉ nơi trường đóng vào đường kẻ chấm; ghi mã tỉnh nơi trường đóng và mã trường vào ô: |
Mã tỉnh Mã trường
Lớp 10: ………………………………… |
|
|
|
|
|
Lớp 11: ………………………………… |
|
|
|
|
|
Lớp 12: ………………………………… |
|
|
|
|
| |||||||
Số báo danh: ………..………… Khối thi ……………………….…... | ||||||||||||
Nguyện vọng 1 học tại trường: ………………………………………………………… | ||||||||||||
Tên ngành có nguyện vọng học: Ký hiệu trường Khối thi Mã ngành | ||||||||||||
………………………………………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điểm các môn thi (chưa nhân hệ số)
Môn: …..………...: …….... Điểm; Môn: ………..….: ………. Điểm; Môn: …………....: ……. Điểm
Điểm được cộng: ……...... Điểm; Tổng Điểm: .…………….... Điểm. | TM. Hội đồng tuyển sinh (Ký tên, đóng dấu) |
________________________________________________________________________________________________________
Phần dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 2 khi không trúng tuyển đợt 1
Tên trường đăng ký xét tuyển: …………….………….………..…………. Ký hiệu trường: |
|
|
|
Đăng ký học ĐH hoặc CĐ: …………………………………………………………………….
Tên Khoa, Ngành đăng ký học: …………….…………….………………., Mã ngành: |
|
|
|
…………….., ngày ….. tháng ….. năm 2005
Họ, tên, chữ ký của thí sinh
_______________________________________________________________________
Ghi chú: - Khi không trúng tuyển đợt 1, nếu có nguyện vọng học một ngành cùng khối thi, đúng vùng tuyển của một trong các trường không thi tuyển sinh hoặc của các trường tuyển chưa đủ chỉ tiêu (kể cả trường đã dự thi), thí sinh tự viết vào phần này rồi gửi cho trường đó qua đường bưu điện trong Khoảng từ 25/8 đến 10/9/2005. Cần gửi kèm theo phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ của thí sinh hoặc điện thoại (nếu có).
- Giấy số 1 này chỉ có giá trị sử dụng trong đợt xét tuyển 2 từ 25/8 đến 10/9/2005.
Hội đồng tuyển sinh Trường ………………………. _______
| Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ ……..……….……….., ngày ……. tháng 8 năm 2005 |
Số 2
(Mẫu) | Giấy chứng nhận | BTS: ………….. |
|
|
| Kết quả Thi tuyển sinh ĐH năm 2005 | Mã đơn vị ĐKDT: |
|
|
| Hội đồng tuyển sinh | Số phiếu: …….. |
|
|
| Trường …………………………………………….. |
|
|
|
| Chứng nhận |
|
|
|
Thí sinh: ……………………………………………. sinh ngày: ………………………….. Giới: …………….
Đối tượng: …………………………………………..Khu vực …..……………………………………………….
Nơi học THPT (hoặc tương đương): Ghi rõ tên trường, địa chỉ nơi trường đóng vào đường kẻ chấm; ghi mã tỉnh nơi trường đóng và mã trường vào ô: |
Mã tỉnh Mã trường
Lớp 10: ………………………………… |
|
|
|
|
|
Lớp 11: ………………………………… |
|
|
|
|
|
Lớp 12: ………………………………… |
|
|
|
|
| |||||||
Số báo danh: ………..………… Khối thi ……………………….…... | ||||||||||||
Nguyện vọng 1 học tại trường: ………………………………………………………… | ||||||||||||
Tên ngành có nguyện vọng học: Ký hiệu trường Khối thi Mã ngành | ||||||||||||
………………………………………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điểm các môn thi (chưa nhân hệ số)
Môn: …..………...: …….... Điểm; Môn: ………..….: ………. Điểm; Môn: …………....: ……. Điểm
Điểm được cộng: ……...... Điểm; Tổng Điểm: .…………….... Điểm. | TM. Hội đồng tuyển sinh (Ký tên, đóng dấu) |
________________________________________________________________________________________________________________
Phần dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 3
khi không trúng tuyển đợt 1 và đợt 2
Tên trường đăng ký xét tuyển: …………….………….………..…………. Ký hiệu trường: |
|
|
|
Đăng ký học ĐH hoặc CĐ: …………………………………………………………………….
Tên Khoa, Ngành đăng ký học: …………….…………….………………., Mã ngành: |
|
|
|
…………….., ngày ….. tháng ….. năm 2005
Họ, tên, chữ ký của thí sinh
__________________________________________________________________________________
Ghi chú: - Khi không trúng tuyển đợt 1 và đợt 2, nếu có nguyện vọng học một ngành cùng khối thi, đúng vùng tuyển của một trong các trường không thi tuyển sinh hoặc của các trường tuyển chưa đủ chỉ tiêu (kể cả trường đã dự thi), thí sinh tự viết vào phần này rồi gửi cho trường đó qua đường bưu điện trong Khoảng từ 15/9 đến 30/9/2005. Cần gửi kèm theo phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ của thí sinh hoặc điện thoại (nếu có).
- Giấy số 2 này chỉ có giá trị sử dụng trong đợt xét tuyển 3 từ 15/9 đến 30/9/2005.
Lịch công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2005
(Kèm theo văn bản số 1064/ĐH&SĐH ngày 17/2/2005)
STT | Nội dung công tác | Đơn vị chủ trì | Đơn vị tham gia | Thời gian thực hiện |
1 | Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2005 | Bộ GD&ĐT | Đại diện các Sở GD-ĐT; các trường ĐH, CĐ; các Bộ, Ngành hữu quan | 2/2005 |
2 | Các Sở, các Trường nhận Quy chế, Những Điều cần biết tại Hà Nội, TP HCM hoặc qua bưu điện (theo đăng ký của Sở, Trường). | Vụ ĐH&SĐH | Các Sở, các Trường | Trước 05/3/2005 |
3 | Tập huấn công tác tuyển sinh, máy tính và đăng ký hộp thư điện tử | Vụ ĐH&SĐH, Cục KT&KĐCL, TT.Tin học | Trưởng phòng GDCN, đào tạo và chuyên viên máy tính của các Sở, các Trường | 03/3/2005 đến 05/3/2005 (Sẽ có giấy triệu tập của Bộ GD&ĐT) |
4 | Các Sở tổ chức hội nghị tuyển sinh | Các Sở GD-ĐT | Các phòng GDCN và các trường THPT | 05/3/2005 đến 10/3/2005 |
5 | Các trường THPT thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT. Các Sở thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT của thí sinh tự do | Các trường THPT và các Sở | Các Sở | 10/3/2005 đến 17h00 ngày 10/4/2005 (không kết thúc trước hoặc sau thời hạn này) |
6 | Các trường ĐH, CĐ thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT mã 99 | Các trường ĐH, CĐ |
| 11/4/2005 đến 17h00 ngày 17/4/2005 (không kết thúc trước hoặc sau thời hạn này) |
7 | Các Sở bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT cho các trường ĐH, CĐ. Các Sở và các trường bàn giao lệ phí tuyển sinh TW cho Bộ GD&ĐT | Phòng Kế toán VP Bộ, Vụ ĐH&SĐH | Các Sở, các trường ĐH, CĐ | - Tại Hà Nội: 8h00 ngày 5/5/2005 - Tại TP.HCM: 8h00 ngày 6/5/2005 |
8 | Các Sở truyền và gửi đĩa dữ liệu ĐKDT cho các trường ĐH, CĐ và cho Vụ ĐH&SĐH | Các Sở GD&ĐT | Các trường ĐH, CĐ và Vụ ĐH&SĐH | 2/5/2005 đến 6/5/2005
|
STT | Nội dung công tác | Đơn vị Chủ trì | Đơn vị tham gia | Thời gian thực hiện |
9 | Các trường ĐH, CĐ xử lý dữ liệu ĐKDT | Các trường ĐH, CĐ |
| 7/5/2005 đến 30/5/2005 |
10 | Các trường ĐH có thí sinh thi tại các cụm thi thông báo cho Hội đồng coi thi liên trường số lượng thí sinh của từng khối thi. | Các trường ĐH | Hội đồng coi thi liên trường | Trước 20/5/2005 |
11 | Hội đồng coi thi liên trường thông báo cho các trường ĐH thứ tự phòng thi, địa danh phòng thi và số lượng thí sinh mỗi phòng thi. | Hội đồng coi thi liên trường | Các trường ĐH | Trước 25/5/2005 |
12 | Ban chỉ đạo TS của Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác chuẩn bị TS của các Sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ và kiểm tra các địa Điểm sao in đề thi | Ban chỉ đạo TS của Bộ GD&ĐT | Các Sở GD&ĐT, các Trường ĐH, CĐ | Từ 25/5/2005 đến 25/6/2005 |
13 | Ban chỉ đạo TS của Bộ GD&ĐT xúc tiến công tác chuẩn bị biên soạn đề thi | Cục KT&KĐ CL GD | Các Sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ | Tháng 5/2005 |
14 | Các trường ĐH lập phòng thi, in và gửi giấy báo dự thi cho các Sở. Gửi các trường không tổ chức thi dữ liệu ĐKDT của thí sinh có NV1 học tại các trường không tổ chức thi. | Các trường ĐH, CĐ tổ chức thi | Các Sở và các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi | Trước 30/5/2005 |
15 | Các Sở gửi giấy báo dự thi cho thí sinh | Các Sở | Hệ thống tuyển sinh của Sở | 30/5/2005 đến 5/6/2005 |
16
| Các Sở gửi hồ sơ và danh sách tuyển thẳng cho Vụ ĐH&SĐH | Các Sở | Vụ ĐH&SĐH | 20/6/2005 đến 25/6/2005 |
Bộ GD&ĐT gửi kết quả tuyển thẳng cho các Sở GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ | Vụ ĐH&SĐH | Các Sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ | Trước 30/6/2005 | |
17 | - Thi ĐH đợt 1: Khối A, V - Thi ĐH đợt 2: Khối B,C,D, N, H, T, R, M. - Các trường CĐ thi tuyển sinh | Các trường ĐH, CĐ | Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT | 4/7 và 5/7/2005 9/7 và 10/7/2005 16/7 đến 22/7/2005 |
| Bộ GD&ĐT công bố đề thi ĐH kèm đáp án, thang Điểm | Bộ GD&ĐT | Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT | Sau mỗi đợt thi |
STT | Nội dung công tác | Đơn vị Chủ trì | Đơn vị tham gia | Thời gian thực hiện |
18 | Các trường ĐH có tổ chức thi TS hoàn thành chấm thi, công bố Điểm thi của thí sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng | Các trường ĐH có tổ chức thi TS |
| Trước 10/8/2005 |
19 | Các trường ĐH có tổ chức thi TS gửi đĩa dữ liệu kết quả thi cho Vụ ĐH&SĐH. Gửi giấy chứng nhận kết quả thi, phiếu báo Điểm và dữ liệu kết quả thi cho các trường không tổ chức thi. | Các trường ĐH có tổ chức thi TS | Vụ ĐH&SĐH, các trường ĐH không tổ chức thi TS | Trước 15/8/2005 |
20 | Vụ ĐH&SĐH xử lý dữ liệu, công bố Điểm sàn, kết quả làm bài thi của thí sinh trên mạng intenet và trên các phương tiện thông tin đại chúng | Vụ ĐH&SĐH, Trung tâm Tin học | Các trường ĐH, CĐ | Trước 20/8/2005 |
21 | Các trường ĐH, CĐ FAX báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo Biên bản Điểm trúng tuyển và công bố Điểm trúng tuyển (đợt 1), gửi Giấy chứng nhận kết quả thi, Phiếu bảo Điểm, Giấy báo trúng tuyển cho các Sở GD-ĐT | Các trường ĐH, CĐ | Các Sở | Trước 20/8/2005 |
22 | Xét tuyển đợt 2: - Nhận hồ sơ ĐKXT - Công bố Điểm trúng tuyển và gửi giấy báo trúng tuyển cho các Sở GD&ĐT. | Các trường ĐH, CĐ | Các Sở | - Từ 25/8/2005 đến 10/9/2005 - Trước 15/9/2005 |
23 | Xét tuyển đợt 3: - Nhận hồ sơ ĐKXT - Công bố Điểm trúng tuyển và gửi giấy báo trúng tuyển cho Sở GD&ĐT. | Các trường ĐH, CĐ | Các Sở | - Từ 15/9 đến 30/9/2005 - Trước 05/10/2005 |
24 | Các trường ĐH, CĐ công bố trên mạng Internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách thí sinh trúng tuyển. Gửi kết quả tuyển sinh cho các Sở GD&ĐT | Các trường ĐH, CĐ |
| Ngay sau khi xét tuyển và chậm nhất là trước ngày 15/10/2005 |