Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9755:2014 Phương pháp xác định thời gian cảm ứng oxy hóa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9755:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9755:2014 Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định thời gian cảm ứng oxy hóa bằng phương pháp đo nhiệt lượng quét vi sai (DSC) ở điều kiện áp suất cao
Số hiệu:TCVN 9755:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9755:2014

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9755:2014

MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CẢM ỨNG OXY HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO NHIỆT LƯỢNG QUÉT VI SAI (DSC) Ở ĐIỀU KIỆN ÁP SUẤT CAO

High density polyethylene (HDPE) geomembranes - Method for determining of oxydative introduction time by high pressure differential scanning calorimetry (DSC)

Lời nói đầu

TCVN 9755:2014 được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ASTM D5885-08 Standard test method for oxidative-induction time of polyolefin geosynthetics by high-pressure differential scanning calorimetry.

TCVN 9755:2014 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CẢM ỨNG OXY HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO NHIỆT LƯỢNG QUÉT VI SAI (DSC) Ở ĐIỀU KIỆN ÁP SUẤT CAO

High density polyethylene (HDPE) geomembranes - Method for determining of oxydative introduction time by high pressure differential scanning calorimetry (DSC)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định thời gian cảm ứng oxy hóa của màng địa kỹ thuật polyolefin bằng phương pháp đo nhiệt lượng quét vi sai ở áp suất cao.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9748:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 8220:2009, Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định độ dày danh định.

TCVN 9749:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định độ dày của màng sần.

TCVN 9754:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định thời gian cảm ứng oxy hóa bằng phương pháp đo nhiệt lượng quét vi sai ở điều kiện chuẩn.

3  Nguyên tắc

Thời gian cảm ứng oxy hóa được xác định dựa vào đường cong của biểu đ dòng nhiệt - thời gian nhận được từ quá trình đo nhiệt lượng quét vi sai của mẫu thử ở nhiệt độ 150 oC và áp suất 3,4 MPa.

4  Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

Theo Điều 6 trong TCVN 9748:2014.

5  Thiết b và dụng cụ

Máy đo nhiệt lượng quét vi sai (DSC), là loại thiết bị phân tích nhiệt có tốc độ nâng nhiệt là 20 ± 1 oC/min và tự động ghi lại sự khác nhau của dòng nhiệt giữa mẫu thử và mẫu chuẩn. Thiết bị phải có khả năng đo nhiệt độ mẫu thử với sai số ± 1 oC trong khi vẫn phải duy trì nhiệt độ thiết lập với sai số là ± 0,5 oC.

Thiết b ghi và hiển th dữ liệu, máy in, máy vẽ biểu đ, máy ghi dữ liệu hoặc những máy ghi dữ liệu đầu ra khác có khả năng hiển thị dòng nhiệt trên trục Y và thời gian trên trục X trong quá trình đo nhiệt của máy DSC.

Khoang áp suất cao, là bộ phận có khả năng duy trì áp suất lên đến 3,4 MPa. Hệ thống được trang bị một áp kế nối với màn hình hiển thị theo dõi áp suất bên trong khoang cho phép đưa ra hướng xử lý để áp suất thiết lập được duy trì. Áp kế có độ sai số là 2 % ở 3,4 MPa.

Bộ điều chỉnh xylanh chứa oxy áp suất cao, là bộ phận điều chỉnh áp suất lên đến 5,5 MPa.

Đầu ra của xylanh được nối với khoang áp suất cao bằng một ống thép không gỉ.

Cân phân tích, có độ chính xác 0,0001 g.

Cốc nhôm đựng mẫu, có đường kính trong khoang 6 mm đến 7 mm và chiều cao 1,5 mm.

6  Hóa chất

Tất cả các hóa chất sử dụng trong thử nghiệm này đều thuộc cấp phân tích ngoại trừ trường hợp quy định.

Hexane hoặc axeton, dùng để vệ sinh cốc đựng mẫu.

Indi có độ tinh khiết 99,999 %, dùng cho quá trình hiệu chnh.

Oxy có độ tinh khiết > 99,5 %, làm môi trường đo.

7  Hiệu chuẩn thiết bị

Theo điều 7 của TCVN 9754:2014, với hóa cht sử dụng là indi.

8  Cách tiến hành

Chuẩn bị mẫu với khối lượng là (5 ± 1) mg.

Đặt mẫu đã xác định khối lượng vào cốc đựng mẫu đã được lau sạch.

Đặt cốc mẫu và cốc so sánh vào vị trí trong khoang đặt mẫu. Trong phương pháp thử này cốc phải mở.

Đảm bảo nắp của khoang áp suất cao phải được đóng kín khít.

Tiến hành thử với điều kiện th tích không đi tuân theo các quy trình sau:

Đóng van xả áp và van nạp khí của khoang. Chỉ m duy nhất van xả khí.

Điều chỉnh áp suất của bộ điều chỉnh xy lanh để đạt được áp đo là 3,4 MPa. Có thể sử dụng các áp suất khác nhau cho tất cả các phần liên quan nhưng phải được ghi lại trong báo cáo kết quả.

M từ từ van nạp khí oxy vào làm sạch khoang đo trong vòng 2 min.

CHÚ THÍCH: Quá trình điều áp nhanh có thể là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ do nén đng nhiệt. Người thao tác phải quan sát nhiệt độ của mu thử và điều chỉnh tốc độ điều áp để nhiệt độ tăng không ln hơn 5 oC.

Sau 2 min đóng van xả khí, đợi khi khoang đo đạt đến áp suất đo thì đóng van nạp. Đồng thời đóng van cấp khí từ xy lanh chứa oxy ở áp suất cao.

Bật chế độ gia gia nhiệt mẫu từ nhiệt độ môi trường đến (150 ± 0,5) oC với tốc độ gia nhiệt là 20 oC/min.

Thời điểm bắt đu gia nhiệt được xem là thời gian bắt đầu của quá trình thử nghiệm. Giữ đẳng nhiệt ở nhiệt độ của quá trình là 150 oC cho tới khi xuất hiện pic oxy hóa tỏa nhiệt. Cùng thời gian này, toàn bộ biểu đồ nhiệt cũng được ghi lại. Có thể sử dụng các nhiệt độ khác nhau cho tất cả các phần liên quan nhưng phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.

Ghi lại nhiệt độ của mẫu khi quá trình đẳng nhiệt đạt được sau 5 min. Giá trị này phải đạt (150 ± 0,5) oC mới hợp lệ.

Kết thúc quá trình thử mẫu khi pic oxy hóa tỏa nhiệt vượt qua giá trị cực đại.

Sau khi hoàn thành quá trình thử, m van xả từ từ để giảm áp, quá trình này mất khoảng 30 s đến 60 s.

Làm sạch các khoang của thiết bị sau 3 đến 4 ln đo bằng nhiệt hấp phụ để loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ trong đó. Làm sạch khoang của thiết bị bằng cách gia nhiệt lên đến 500 oC trong vòng 5 min trong không khí (hoặc oxy).

9  Biểu thị kết quả

Theo Điều 9 của TCVN 9754:2014, với cách xác định trên biểu đồ điểm bắt đầu gia nhiệt, từ đim này kẻ đường thẳng vuông góc với trục X để xác định thời gian chuyển đổi (T1).

10  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các nội dung sau:

- Cơ quan gửi mẫu;

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Tất cả các thông tin có thể nhận biết được mẫu thử;

- Tên, số hiệu (nếu có) của thiết bị thử;

- Các kết quả riêng lẻ, kết quả trung bình, độ chính xác;

- Ngày thử nghiệm, người thử nghiệm;

- Nhận xét kết qu thử nghiệm;

- Người thí nghiệm, người kiểm tra, thủ trưởng đơn vị kiểm tra.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi