Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1985 Kim loại-Phương pháp thử uốn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1985

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1985 Kim loại-Phương pháp thử uốn
Số hiệu:TCVN 198:1985Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1985Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1985

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1985 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 198:1985

KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ UỐN
Metals – Method of bending test

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 198: 1966 và quy định phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của kim loại và hợp kim được biểu thị bằng góc uốn ở nhiệt độ 20 ±

Tiêu chuẩn này không áp dụng để thử ống,dây kim loại và mối hàn

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 472 – 78.

1. Kí hiệu

Kí hiệu, quy ước các thông số cho mẫu thử, gối uốn, gối đỡ và các đặc trưng xác định khi thử được nêu trên hình 1 và hình 2 và bảng;

Kí hiệu quy ước

Tên gọi

a

b

L

I

R

α

α

Chiều dày hay đường kính mẫu thử, mm….

Chiều rộng mẫu thử, mm

Chiều dài mẫu thử, mm

Khoảng cách giữa các gối tựa hay chiều rộng của khuôn tạo nên độ uốn với rãnh chữ U hay chữ V, mm

Bán kính gối đỡ, mm

Đường kính gối đỡ uốn giữa, mm

Góc uốn, độ

2. Bản chất của phương pháp

Mẫu thử có mặt cắt ngang hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, đa giác không đổi, được đem biến dạng dẻo bằng cách uốn xung quanh một gối uốn có đường kính xác định, đến một góc uốn xác định hoặc đến khi xuất hiện vết nứt nhờ tác dụng của một ngoại lực có hướng không đổi.

3. Mẫu thử

3.1. Phương pháp lấy mẫu theo phụ lục

3.2. Mẫu thử là các mẫu có mặt cắt ngang tròn, vuông, chữ nhật, đa giác không đổi.

3.3. Mẫu thử hình vuông và chữ nhật cần làm lượn tròn mép bán kính lượn không được vượt quá 1/10 chiều dầy mẫu thử.

3.4. Đối với vật liệu có chiều rộng đến 20mm, chiều rộng mẫu thử lấy bằng chiều rộng ban đầu vật liệu thử. Nếu chiều rộng vật liệu thử lớn hơn 20mm cần cắt ra để lấy chiều rộng mẫu thử từ 20 –50mm đối với sai lệch r 5mm sao cho chiều rộng bằng hai lần chiều dầy mẫu thử. Đối với vật liệu thử có chiều dầy dưới 3mm chiều rộng mẫu thử không vượt quá 20 ± 5mm.

3.5. Chiều dầy mẫu thử

1. Chiều dầy mâu thử bằng chiều dầy ban đầu vật liệu thử. Nếu chiều dầy vật liệu thử vượt quá 25mm thì chiều dầy mẫu thử được giảm đi bằng cách gia công một mặt đến 25mm, khi uốn mặt không gia công đặt về phần bị kéo.

Trừ phương pháp thử trọng tài, có thể dùng mẫu thử có bề dầy và bề rộng lớn hơn.

2. Đường kính mẫu thử có mặt cắt ngang tròn hay đường kính vòng tròn ngoại tiếp của mẫu thử có mặt cắt ngang đa giác lấy bằng đường kính ban đầu (mặt cắt ngang tròn) hay đường kính ban đầu vòng tròn ngoại tiếp (mặt cắt ngang đa giác) của vật liệu thử. Nếu đường kính ban đầu vật liệu thử vượt quá 50mm thì gia công làm giảm đến 20-50mm.

Có thể giảm đường kính mẫu thử đen 20-30mm từ vật liệu thử có đường kính ban đầu lớn hơn 30mm.

Những mẫu từ bán thành phẩm hay mẫu rèm nếu không có quy định riêng, bề dầy lấy bằng 20mm, sai lệch ± 5mm.

3.6. Chiều dài mẫu thử chọn phụ thuộc chiều dầy mẫu thử và điều kiện tiến hành thử.

4. Thiết bị thử

4.1. Thử uốn có thể tiến hành trên các máy thử vạn năng, máy nén, máy uốn sắt, ôtô. Tuỳ phương pháp thử uốn, sử dụng các đồ gá thích hợp như các gối đỡ, rãnh chữ U hayV.

4.2. Chiều rộng các gối đỡ, gối uốn cần phải lớn hơn chiều rộng mẫu thử. Đường kính gối uốn, bán kính gối đỡ chọn theo các quy định riêng.

4.3. Khoảng cách giữa các gối đỡ lấy bằng D +(2,5-3)a.

4.4. Máy thử phải đảm bảo tầm quan sát phần kéo của mẫu thử trong suốt quá trình thử cho tới khi mẫu đạt tới góc uốn cho trước hoặc xuất hiện vết nứt.

4.5. Góc giữa các mặt nghiêng của rãnh uốn cần phải phù hợp với hình 2. Lổ hở của rãnh không được nhỏ hơn 125mm. Mép lỗ rãnh cần được làm lượn tròn.

5. Tiến hành thử

5.1. Thử uốn có thể tiến hành theo một trong các phương pháp sau phụ thuộc yêu cầu của sản phẩm thử:

- Uốn đến khi đạt được góc uốn cho trước (hình 1) và (hình 2)

- Uốn đến khi xuất hiện vết nứt đầu tiên trong miền bị kéo ứng với góc uốn cho trước.

- Uốn đến khi hai cạnh của mấu thử song song với nhau (hình 4).

- Uốn đến khi hai cạnh của mẫu tiếp xúc với nhau (hình 5).

5.1.1. Uốn đạt đến góc uốn cho trước tiến hành bằng cách đặt lực tăng từ từ, qua gối uốn đặt ở giừa các gối đỡ. Nếu không đạt được góc uốn bằng phương pháp trên có thể đặt lực trực tiếp vào các đầu mẫu thử (hình 3).

5.1.2. Uốn đến khi xuất hiện vết nứt đầu tiên, cũng tiến hành như phương pháp trên.

5.1.3. Uốn đến khi hai cạnh của mẫu song song, đầu tiên tiến hành như ở mục 5.1.l. Sau đó đưa mẫu thử vào giữa hai tấm phang song song của máy thử (hình 8). Cho lực tăng từ từ đến khi đạt được các cạnh của mẫu song song. Thử có gá đệm hay không có gá đệm (hình 4). Chiều rộng gá đệm phải bằng đường kính gối uốn.

5.1.4. Uốn khi hai cạnh của mẫu tiếp xúc với nhau, đầu tiên uốn sơ bộ, sau đó đưa mẫu vào hai tấm phẳng song song của máy thử (hình 5) cho lực tăng từ từ đến khi hai cạnh của mẫu tiếp xúc với nhau.

5.2. Tải trọng tác dụng lên mẫu chậm và đều để đảm bảo biến dạng dẻo phát sinh tự do.

6. Đánh giá kết quả

6.1. Xem xét kĩ các mép bên, mặt ngoài phần cong của mẫu thử sau khi uốn.

6.2. Đánh giá kết quả thử theo tiêu chuẩn về sản phẩm kim loại đã được quy định.

7. Biên bản thử

Biên bản thử cần ghi:

- Các kim loại hay kí hiệu quy ước của mẫu;

- Kích thước mẫu thử;

- Các điều kiện thử;

- Kết quả thử

Phụ lục

Khi chưa ban hành tiêu chuẩn vê phương pháp lấy mẫu điều 3.1 được thay bằng điều dưới đây:

Khi gia công mẫu bằng cưa phay, bào, tiện v.v... ở nhiệt độ môi trường, hướng gia công phải song song với trục mẫu thử. Có thể dùng mò hàn hơi để cắt, khi đó vết cắt phài cách mép của mẫu thử một khoảng lớn hơn chiều dầy ban đầu của vật liệu thử, nhưng không được bé hơn 20mm Trong phạm vi l/3 chiều dầy mẫu thử ở đoạn giữa, không được cố vết gia công do chạm, choòng, đục và vết lõm do búa tạo nên Nếu mẫu bị cong, phải nắn thẳng ở nhiệt độ môi trường, lực tác dụng khi nắn là lực tĩnh.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi