Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1751:1986 Vải dệt thoi-Phương pháp xác định chiều dài và chiều rộng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1751:1986

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1751:1986 Vải dệt thoi-Phương pháp xác định chiều dài và chiều rộng
Số hiệu:TCVN 1751:1986Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:21/01/1986Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1751 - 86

VẢI DỆT THOI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI VÀ CHIỀU RỘNG

Woven fabries - Method for measurement of length and width

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1751 - 75.

Tiêu chuẩn quy định phương pháp xác định chiều dài, chiều rộng của vải dệt thoi (mộc và thành phẩm) sản xuất từ các dạng xơ, sợi thiên nhiên, hóa học.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho một số mặt hàng dệt như khăn mặt, khăn trải bàn, không áp dụng cho vải kỹ thuật.

1. KHÁI NIỆM CHUNG

1.1. Chiều dài của tấm, cuộn hay một mẫu vải (L) tính bằng m, là khoảng cách giữa đầu và cuối của tấm, cuộn hay mẫu vải đó.

1.2. Chiều rộng của tấm, cuộn hay một mẫu vải (B) tính bằng cm là khoảng cách giữa hai cạnh dọc của tấm, cuộn hay mẫu vải khi ta đo thẳng góc với hai cạnh đó.

2. NGUYÊN TẮC

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc dùng các dụng cụ đo trực tiếp chiều dài, chiều rộng trên tấm, cuộn hay mẫu vải sau khi đã để vải ở trạng thái tự do không bị kéo căng trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748-86.

3. PHƯƠNG TIỆN THỬ

3.1. Bàn đo có mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Chiều rộng của bàn lớn hơn chiều rộng của tấm vải cần đo, chiều dài của bàn không nhỏ hơn 3 m. Dọc theo mép bàn khắc vạch cách nhau 1 m. Sai số cho phép không lớn hơn ± 1 mm/1m.

3.2. Thước thẳng khắc vạch đến 1 mm, chiều dài không nhỏ hơn 1 m. Thước dùng để xác định chiều rộng vải phải lớn hơn chiều rộng vải cần đo. Sai số cho phép không lớn hơn ± 1 mm/1m.

3.3. Cho phép dùng máy đo để xác định chiều dài và chiều rộng vải nếu độ chính xác của máy bảo đảm sai số không vượt quá ± 0,3 % so với khi đo bằng bàn và thước.

4. LẤY MẪU

Lấy mẫu theo TCVN 1749-86.

Để xác định chiều dài trung bình của một đơn vị bao gói và chiều rộng vải trung bình của lô vải, mẫu thử là toàn bộ các đơn vị bao gói của đại diện lô.

5. TIẾN HÀNH THỬ

5.1. Trước khi thử đặt mẫu ở trạng thái tự do không bị kéo căng ở điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748-86 không ít hơn 24 giờ và tiến hành đo trong điều kiện này. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan cho phép đo ở điều kiện khí hậu thực tế.

5.2. Xác định chiều dài của tấm hoặc cuộn

5.2.1. Trải tấm vải cần đo lên bàn sao cho điểm đầu biên tấm vải trùng với điểm 0 của bàn đo. Dịch chuyển vải đi từng đoạn trên mặt của bàn đo và đánh dấu vào biên vải các đoạn 1 m ứng với khoảng cách giữa 2 vạch của bàn đo. Ghi lại số lượng các đoạn, đoạn dư cuối cùng được đo bằng thước với độ chính xác đến 0,01 m. Khi đo không kéo căng vải và không để vải bị gấp mép, nhăn. Nếu là vải khổ gấp đôi, đo chiều dài theo đường gấp giữa.

5.2.2. Xác định chiều dài tấm vải đã gấp: Dùng thước đo chiều dài của lớp và chiều dài đoạn dư. Chiều dài trung bình của lớp được xác định bằng cách đo khoảng cách giữa hai đường gấp của 10 lớp không kề nhau với độ chính xác đến 0,001 m. Trung bình cộng các kết quả đo là chiều dài trung bình của một lớp.

5.3. Xác định chiều rộng của tấm hoặc cuộn: Trải vải lên bàn như khi xác định chiều dài. Nếu đo chiều rộng vải trên máy đo phải đo khi máy dừng. Đặt thước vuông góc với biên vải, điểm 0 của thước trùng với mép ngoài biên vải, chiều rộng của vải được đọc trên thước tại điểm trùng với mép ngoài biên vải thứ hai chính xác đến 0,1 cm.  Đối với vải có tuyết, vải nhung, vải nổi vòng (khăn bông) phải xác định chiều rộng có biên và chiều rộng không biên, các loại vải khác chỉ xác định chiều rộng có cả biên.

Chiều rộng được xác định tại những vị trí cách đều nhau theo chiều dài tấm như quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Chiều dài tấm hoặc cuộn (m)

Số lần đo chiều rộng.

Đến 20

3

Lớn hơn 20

5

5.4. Nếu không thể để cả tấm hoặc cuộn ở trạng thái tự do không bị kéo căng trong điều kiện khí hậu trong TCVN 1748 - 86 như điều 5.1, cho phép xác định chiều dài chiều rộng tấm, cuộn vải bằng cách đo trực tiếp vải tháo từ cuộn hoặc tấm theo quy định ở điều 5.2 và 5.3 rồi hiệu chỉnh theo hệ số.

Hệ số hiệu chỉnh đọc xác định như sau:

Cắt một mảnh vải có chiều dài từ 1 đến 2 m từ giữa tấm hoặc cuộn, xác định chiều dài, chiều rộng mảnh vải này ở hai thời điểm lúc vừa cắt ra và sau khi để ở trạng thái tự do không bị kéo căng trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 - 86 24 giờ. Hệ số hiệu chỉnh chiều dài (C1) chiều rộng (Cb) được tính theo công thức:

C1 = ,      Cb =

trong đó: Ls, Bs: Chiều dài chiều rộng của mẫu thử được cắt ra từ tấm hoặc cuộn sau khi đã để ở trạng thái tự do không bị kéo căng trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 - 86 trong 24 giờ;

Lt, Bt: Chiều dài, chiều rộng của mẫu được đo ngay sau khi được cắt ra từ tấm hoặc cuộn.

Các hệ số hiệu chỉnh C1 và Cb được tính chính xác đến 0,001.

5.5. Xác định chiều dài, chiều rộng mẫu thử và sản phẩm hàng dệt. Đặt mẫu lên bàn sao cho không nhăn, không gấp nếp, đặt thước vuông góc với biên hoặc mép của mẫu hay sản phẩm. Xác định kích thước với độ chính xác đến 0,1 cm tại 3 vị trí giữa và hai bên cách biên hoặc mép 5 cm.

Đối với mẫu vải trước khi xác định chiều dài phải cắt mẫu cho vuông góc với biên vải.

6. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ

6.1. Chiều dài tấm hoặc cuộn (L) tính bằng m theo công thức:

L¢ = LD nđ + Ic

trong đó:

Ld - Chiều dài mỗi đoạn, tính bằng m;

nđ - Số đoạn đo được.

Ic - Chiều dài đoạn cuối đo bằng thước, tính bằng m.

6.2. Chiều dài tấm vải đã gấp, tính bằng m theo công thức:

L = Lg . ng + Ic

trong đó:

Lg - Chiều dài trung bình của một lớp, tính bằng m;

Ng - Số lớp

Lc - Chiều dài đoạn cuối, không đủ một lớp, tính bằng m.

6.3. Chiều dài mẫu thử hoặc sản phẩm hàng dệt, tính bằng cm là trung bình cộng 3 lần đo riêng biệt.

6.4. Chiều rộng của tấm, cuộn, mẫu thử hoặc sản phẩm hàng dệt tính bằng cm là trung bình cộng 3 lần đo riêng biệt.

6.5. Chiều dài, chiều rộng hiệu chỉnh (theo điều 5.4) của tấm, cuộn được tính theo công thức:

L = Lt . C1                  B = Rt . Cb,

trong đó:

Lt, Rt - Chiều dài, chiều rộng tấm hoặc cuộn được xác định trong trường hợp không có điều kiện để ở trạng thái tự do không bị kéo căng và trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748-86.

C1, Cb - Hệ số hiệu chỉnh xác định theo điều 5.4.

6.6. Chiều dài trung bình của một đơn vị bao gói của lô vải là trung bình cộng các chiều dài của các đơn vị bao gói của đại diện lô.

6.7. Chiều rộng vải của lô vải là trung bình cộng các kết quả của tất cả các lần đo chiều rộng trên các đơn vị bao gói của đại diện lô.

6.8. Chiều dài của tấm hoặc cuộn được tính chính xác đến 0,01 m và quy tròn đến 0,1 m. Chiều rộng của tấm hoặc cuộn được tính chính xác đến 0,1 cm và quy tròn kết quả đến 1 cm. Chiều dài chiều rộng mẫu thử và sản phẩm hàng dệt được tính chính xác đến 0,01 cm và quy tròn kết quả đến 0,1 cm.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi