Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1749:1986 Vải dệt thoi-Phương pháp lấy mẫu để thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1749:1986

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1749:1986 Vải dệt thoi-Phương pháp lấy mẫu để thử
Số hiệu:TCVN 1749:1986Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1986Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1749 : 1986

VẢI DỆT THOI – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐỂ THỬ

Woven fabrics – Methods of sampling for testing

Lời nói đầu

TCVN 1749: 1986 thay thế cho TCVN 1749 : 1975

TCVN 1749: 1986 do Viện Công nghiệp dệt sợi – Bộ Công nghiệp nhẹ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo qui định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

VẢI DỆT THOI – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐỂ THỬ

Woven fabrics – Methods of sampling for testing

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp lấy mẫu từ lô vải để xác định các chỉ tiêu chất lượng của vải dệt thoi sản xuất từ các dạng xơ, sợi thiên nhiên và hóa học.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho vải kỹ thuật, vải đặc biệt và không dùng để xác định lỗi ngoại quan.

1. Khái niệm chung

1.1. Lô vải là lượng vải có cùng tên gọi, cùng số hiệu, sản xuất theo cùng một phương pháp và trong cùng một thời gian nhất định, có cùng một kiểu bao gói, giao nhận cùng một lúc và có cùng một chứng nhận chất lượng

Lô vải có thể là tập hợp các kiện vải mà trong mỗi kiện bao gồm nhiều tấm vải và cũng có thể là tập hợp các cuộn vải, tấm vải.

1.2. Đơn vị bao gói là đơn vị lớn nhất của bao bì trong lô vải.

VÍ DỤ: kiện vải, cuộn vải, tấm vải.

1.3. Đại diện lô là tập hợp các đơn vị bao gói lấy ra một cách ngẫu nhiên từ lô vải để chuẩn bị lấy mẫu ban đầu.

1.4. Mẫu ban đầu là các mảnh vải được cắt ra từ các đơn vị bao gói của đại diện lô.

1.5. Mẫu thí nghiệm là tập hợp của các mẫu ban đầu.

1.6. Mẫu thử là phần mẫu được cắt ra từ các mẫu ban đầu dùng để xác định một chỉ tiêu chất lượng nào đó của vải.

2. Lấy mẫu

2.1. Lập đại diện lô

2.1.1. Số đơn vị bao gói của đại diện lô theo qui định trong bảng sau và không quá 10.

Lượng vải của lô

Số đơn vị bao gói của đại diện lô

m

kg

Đến 3000

Lớn hơn 3000

Đến 1000

Lớn hơn 1000

Không ít hơn 3

3 và thêm 1 cho mỗi 5000 m hay 1000 kg tăng thêm

CHÚ THÍCH: Tùy theo văn bản giao nhận lô vải tính theo đơn vị nào (m hay kg) mà số đơn vị bao gói của đại diện lô được lấy ra theo đơn vị đó.

2.1.2. Khi lấy các đơn vị bao gói cho đại diện lô phải lấy theo phương pháp ngẫu nhiên. Không lấy các đơn vị bao gói bị vỡ, ẩm ướt.

2.2. Lấy mẫu ban đầu

2.2.1. Từ mỗi đơn vị bao gói của đại diện lô lấy ra một mẫu ban đầu. Nếu lô vải có số đơn vị bao gói ít hơn 3 thì lấy mẫu ban đầu trên tất cả các đơn vị bao gói và từ mỗi đơn vị bao gói có thể lấy nhiều hơn một mẫu ban đầu để có tổng số mẫu ban đầu không ít hơn 3.

2.2.2. Lấy mẫu ban đầu ở vị trí cách đầu hoặc cuối tấm hoặc cuộn vải không dưới 1 m (trừ trường hợp trong tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật có qui định riêng).

Nếu tấm vải gồm nhiều đoạn cắt rời nhau, mẫu ban đầu được lấy ở vị trí gần vị trí cắt.

(Khi lấy mẫu ban đầu phải chú ý sao cho phần còn lại của tấm hoặc đoạn cắt còn sử dụng được, tránh việc sinh ra phế phẩm hoặc giảm giá do không đủ chiều dài).

2.2.3. Khi lấy mẫu để thí nghiệm độ bền màu của vải nhuộm màu và vải in hoa, mẫu ban đầu được lấy ở vị trí có màu sắc hoặc vân hoa tương tự như mọi vị trí khác của vải.

2.2.4. Khi lấy mẫu để xác định loại xơ, thành phần pha trộn và chất lượng xơ hoặc các chỉ tiêu chất lượng sợi mẫu ban đầu được lấy ở bất kỳ vị trí nào nhưng không ở đầu hoặc cuối của tấm hoặc cuộn vải.

2.2.5. Mẫu ban đầu không được lấy ở chỗ có khuyết tật.

2.2.6. Khi lấy mẫu ban đầu, chiều rộng của mẫu là chiều rộng khổ vải và chiều dài lấy sao cho đủ để thử (xem Phụ lục 1).

2.2.7. Khi lấy mẫu ban đầu, dùng kéo sắc cắt theo hướng dọc và hướng ngang của vải, không được xé hoặc làm rách.

Mẫu ban đầu phải có biên vải, vì lý do nào đó không có biên vải thì phải đánh dấu theo hướng dọc vải bằng một đường thẳng song song với biên vải.

2.3. Lấy mẫu thử

Mẫu thử được lấy ra từ mẫu thí nghiệm theo qui định của tiêu chuẩn phương pháp thử.

3. Ghi nhãn, bao gói mẫu

3.1. Mẫu thí nghiệm được bao gói cẩn thận và kèm theo mẫu có nhãn ghi:

Tên cơ sở sản xuất;

Tên sản phẩm;

Ký hiệu lô vải;

Lượng mẫu ban đầu;

Nơi lấy mẫu;

Ngày lấy mẫu;

Người lấy mẫu;

Ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn sản phẩm.

Phụ lục 1

Chiều dài mẫu ban đầu

m

Mục đích lấy
mẫu

Khổ rộng Vải
(cm)

Xác định các chỉ tiêu: Độ ẩm, khối lượng, mật độ, độ bền, độ bền kéo đứt

Xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt và độ bền màu

Xác định tất cả các chỉ tiêu vải

Nhỏ hơn 75

1,2

1,2

2,2

Từ 75 đến 120

1,0

1,0

1,7

Lớn hơn 120

0,7

0,7

1,2

CHÚ THÍCH: Bảng trên chỉ áp dụng trong trường hợp lấy mẫu để thí nghiệm một lần, không áp dụng cho trường hợp cần phải lưu mẫu.

Phụ lục 2

Sơ đồ lấy mẫu

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi