Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11499:2016 Vòng bít đàn hồi cho xy lanh phanh đĩa thủy lực

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11499:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11499:2016 ISO 4930:2006 Phương tiện giao thông đường bộ - Vòng bít đàn hồi cho xy lanh phanh đĩa thủy lực sử dụng dầu phanh có gốc không từ dầu mỏ (nhiệt độ làm việc lớn nhất 150°C)
Số hiệu:TCVN 11499:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Ngày ban hành:07/12/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11499:2016

ISO 4930:2006

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - VÒNG BÍT ĐÀN HỒI CHO XY LANH PHANH ĐĨA THỦY LỰC SỬ DỤNG DẦU PHANH CÓ GÓC KHÔNG TỪ DẦU MỎ (NHIỆT ĐỘ LÀM VIỆC LỚN NHẤT 150 oC)

Road vehicles - Elastomeric seals for hydraulic disc brake cylinders using a non-petroleum base hydraulic brake fluid (Service temperature 150 degrees C max.)

Li nói đầu

TCVN 11499:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 4930:2005.

TCVN 11499:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề ngh, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - VÒNG BÍT ĐÀN HỒI CHO XY LANH PHANH ĐĨA THỦY LỰC SỬ DỤNG DẦU PHANH CÓ GÓC KHÔNG TỪ DẦU MỎ (NHIỆT ĐỘ LÀM VIỆC LỚN NHẤT 150 oC)

Road vehicles - Elastomeric seals for hydraulic disc brake cylinders using a non-petroleum base hydraulic brake fluid (Service temperature 150 degrees C max.)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử đặc tính và các yêu cầu cho các vòng bít đàn hồi sử dụng trong các xy lanh phanh đĩa của phương tiện giao thông đường bộ.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vòng bít có tiết diện đặc (hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn) được lắp tĩnh tại trong lỗ xy lanh hoặc trên pít tông di động của phanh đĩa.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tiêu chuẩn viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đi (nếu có).

TCVN 9810 (ISO 48), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt do - Xác định độ cứng (độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD).

TCVN 11498 (ISO 4928), Phương tiện giao thông đường bộ - Cốc bít và vòng bít đàn hồi cho xy lanh của hệ thống phanh thủy lực sử dụng dầu phanh có gốc không từ dầu mỏ (nhiệt độ làm việc lớn nhất 120 oC).

ISO 188, Rubber, vulcanized or thermoplastic - Accelerated ageing and heat resistance tests (Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Phép thử già hóa nhanh và độ bền chịu nhiệt).

ISO 1817, Rubber, vulcanized - Determination of the effect of liquids (Cao su lưu hóa - Xác định ảnh hưởng của các chất lng).

ISO 4926, Road vehicles - Hydraulic brake systems - Non-petroleum base reference fluids (Phương tiện giao thông đường bộ - Hệ thống phanh thủy lực - Dầu phanh chuẩn có gốc không từ dầu mỏ).

3  Yêu cầu sản phẩm

Các vòng bít phải phù hợp các bản v thiết kế thích hợp về mọi phương diện và không được có các rỗ bọt, lỗ rỗ kim, các vết nứt, chỗ lồi, tạp chất lẫn và các khuyết tật vật lý khác có thể được phát hiện thông qua kiểm tra.

Các vòng bít đàn hồi phải phù hợp trong dải nhiệt độ -40 oC đến +150 oC.

4  Dầu phanh thử

Dầu phanh thử dùng cho tất cả các phép thử, trừ phép thử quy định trong Điều 14 phải là dầu phanh phù hợp như đã quy định trong ISO 4926. Dầu phanh quy định trong Điều 14 phải là dầu phanh ISO cho thử ăn mòn do bảo quản như đã quy định trong ISO 4926 hoặc dầu phanh được thỏa thuận giữa các bên có liên quan.

5  Thiết bị

5.1  Thiết bị dùng cho thử độ bền đối với dầu phanh ở nhiệt độ nâng cao, độ ổn định về vật lý và các đặc tính kết tủa

5.1.1  Lò, kiểu không khí khô, được nung nóng đồng đều phù hợp các yêu cầu của ISO 188.

5.1.2  Bình thử kiểu tròn, bằng thủy tinh, đầu mút có ren, cạnh thẳng có dung tích xấp x 250 ml và các kích thước bên trong như chiều cao xấp xỉ 125 mm và đường kính 50 mm, có nắp bằng thép mạ thiếc (không có bạc lót hoặc lớp phủ bên trong).

5.2  Thiết bị cho thử đặc tính ở nhiệt độ cao (xem Hình 1)

5.2.1  Nguồn áp sut khí nén hoặc thủy lực

5.2.2  Xy lanh chính

5.2.3  Áp kế

5.2.4  Đồ gá thử đặc tính của vòng bít xy lanh bánh xe

5.2.5  Cụm xy lanh

5.2.6  Lò, phù hợp với 5.1.1.

CHÚ DẪN

1 nguồn áp suất khí nén hoặc thủy lực

2 xy lanh chính

3 áp kế

4 đồ gá thử hành trình của vòng bít xy lanh bánh xe

5 buồng lò ở +120 oC

6 cụm xy lanh

Hình 1 - Thử đặc tính ở nhiệt độ cao

5.3. Thiết bị cho thử rò rỉ ở nhiệt độ thấp (xem Hình 2)

5.3.1  Áp kế thủy lực

5.3.2  Xy lanh chính

5.3.3  Cụm xy lanh

5.3.4  Buồng lạnh ở -40 oC

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 áp kế thy lực

2 xy lanh chính

3 cụm xy lanh

4 buồng lạnh ở -40 oC

Hình 2 - Thử rò r ở nhiệt độ thp

6  Yêu cầu thử nghiệm

6.1  Sau khi thử độ bền đối với dầu phanh ở nhiệt độ nâng cao (độ ổn định vật lý) (xem Điều 8), các vòng bít phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Bất cứ sự thay đổi nào về th tích cũng phải ở trong phạm vi 0 % đến + 15 %:

b) Bất cứ sự thay đổi nào về độ cứng cũng phải trong phạm vi 0 IRHD đến -15 IRHD.

6.2  Sau phép thử về độ bền đi với dầu phanh ở nhiệt độ nâng cao (đặc tính kết tủa) (xem Điều 9) chất kết ta tạo thành phải không lớn hơn 0,3 % thể tích dầu phanh thử được sử dụng.

6.3  Sau phép thử về độ bền đối với nhiệt độ nâng cao trong không khí khô (xem Điều 10), các vòng bít phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Bất c sự thay đổi nào về độ cứng cũng phải ở trong phạm vi 0 IRHD đến +15 IRHD;

b) Trạng thái của vòng bít; các mẫu thử không được có dấu hiệu về sự hình thành bọt khí, vết nứt hoặc thay đi hình dạng so với hình dạng lúc ban đầu.

6.4  Sau phép thử đặc tính ở nhiệt độ môi trường xung quanh (xem Điều 11), các vòng bít và cụm vòng bít phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Không được có rò rỉ ngoài sự thấm ướt bình thưng của các miệng vòng bít trong quá trình thử hành trình;

b) Không được có rò rỉ ngoài sự thấm ưt bình thường của các miệng vòng bít trong quá trình thử rò rỉ tĩnh (xem 11.2.3).

6.5  Sau phép thử đặc tính ở nhiệt độ cao (xem Điều 12), các vòng bít và cụm vòng bít phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Không được có rò rỉ ngoài sự thấm ướt bình thường của các miệng vòng bít trong quá trình thử hành trình;

b) Không được có rò rỉ ngoài sự thấm ướt bình thường của các miệng vòng bít trong quá trình thử rò rỉ tĩnh (xem 12.2.4).

6.6  Sau phép thử rò rỉ ở nhiệt độ thấp (xem Điều 13) các vòng bít và cụm vòng bít phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Không được có rò r ngoài sự thấm ưt bình thường của các miệng vòng bít trong khoảng thời gian thử hoặc tác dụng áp lực;

b) Vòng bít không được có vết nứt, phải giữ được độ mềm và phải tr về gần với hình dạng ban đầu trong thời gian 1 min khi được thử theo 13.3.

6.7  Sau phép thử ăn mòn có chu kỳ do bo qun có độ m (Điều 14), các vòng bít và cụm vòng bít phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Không được có dấu hiệu bám dính cao su của các vòng bít thử trong quá trình tháo phanh thử;

b) Bề mặt của các hệ thống bít kín không được có dấu hiệu của ăn mòn hoặc hư hỏng có thể cản tr hoạt động bít kín có hiệu quả; cho phép có sự hình thành vết đốm hoặc phai màu của các chi tiết kim loại nếu không ảnh hưởng đến gia công tinh bề mặt.

6.8  Sau tất cả các phép thử, tháo và kiểm tra vòng bít. Ghi lại trạng thái nhìn thấy bằng mắt của miệng và lưng vòng bít. Các vòng bít không được có các hư hỏng quá mức như sự hình thành vết xước, bọt khí, vết nứt, sự cà mòn hoặc thay đổi hình dạng so với dạng bên ngoài lúc ban đầu.

7  Chuẩn bị mẫu thử

Tất cả các vòng bít được thử phải được làm sạch trước khi thử bằng cách rửa trong isopropyl, sau đó được thổi khô hoặc lau khô bằng khăn lau không chứa xơ. Không được để các vòng bít trong cồn trong thời gian vượt quá 30 s.

8  Độ bền đối với dầu phanh ở nhiệt độ nâng cao

8.1  Mu thử

Từ ba hoặc nhiều vòng bít được thử, lấy một mẫu có khối lượng 3 g đến 5 g.

8.2  Quy trình thử

8.2.1  Xác định và ghi lại thể tích ban đầu của mẫu phù hợp với ISO 1817.

8.2.2  Xác định và ghi lại độ cứng ban đầu của mẫu tính theo IRHD. Đo độ cứng như đã quy định trong TCVN 9810 (ISO 48) khi sử dụng thiết bị thử tế vi (hoặc theo quy trình đã được thỏa thuận trước giữa nhà sản xuất và khách hàng).

8.2.3  Đặt mẫu trong bình thử (5.1.2) và nhúng chìm hoàn toàn trong 75 ml dầu phanh (xem Điều 4). Bít kín bình thử đ ngăn ngừa sự thất thoát hơi và đặt bình thử trong lò (5.1.1) ở 150 oC ± 2 oC trong thời gian 70 h.

8.2.4  Sau 70 h, lấy mẫu ra khỏi lò sấy và để cho nguội trong thùng kín ở 23 oC ± 5 oC trong thi gian 60 min đến 90 min. Lúc kết thúc khoảng thời gian làm nguội, lấy mẫu ra khỏi thùng và rửa mẫu trong isopropyl hoặc ethanol rồi lau khô bằng khăn lau sạch không cha xơ.

Không cho phép đ mẫu trong cồn trong thời gian quá 30 s.

8.2.5  Sau 60 min lấy ra khi chất lng, xác định và ghi lại thể tích và độ cứng cuối cùng tính bằng IRHD của mỗi vòng bít phù hợp với 8.2.1 và 8.2.2.

Tính toán giá trị trung bình của các kết quả và các giá trị này được báo cáo là sự thay đổi của thể tích và độ cứng.

8.2.6  Độ thay đổi thể tích V tính theo tỷ lệ phần trăm của thể tích ban đu được tính theo công thức:

Trong đó:

m1 là khối lượng ban đầu, tính bằng gam, trong không khí;

m2 là khối lượng biểu kiến ban đầu, tính bằng gam, trong nước:

m3 là khi lượng, tính bằng gam, trong không khí sau khi nhúng chìm trong dầu phanh thử;

m4 là khối lượng biểu kiến, tính bằng gam, trong nước sau khi nhúng chìm trong dầu phanh thử.

9  Độ bền đối với dầu phanh ở nhiệt độ nâng cao - Đặc tính kết tủa

9.1  Mẫu thử

Từ hai hoặc nhiều vòng bít được thử, lấy một mẫu 4,0 g ± 0,5 g. Vì toàn bộ các vòng bít đều lớn cho nên có thể cắt các mảnh nh từ vòng bít đ đạt được khối lượng yêu cầu. Sử dụng số lượng nhỏ nhất các mảnh để đạt được một mẫu có khối lượng 4,0 g ± 0,5 g.

9.2  Quy trình thử

9.2.1  Đặt mẫu trong bình thử (5.1.2) và phủ lên mẫu 75 ml dầu phanh (xem Điều 4). Bít kín bình thử để ngăn ngừa sự thất thoát hơi và đặt bình thử trong lò (5.1.1) ở 150 oC ± 2 oC. (Tùy chọn: có thể tiến hành một phép thử tùy ý về chất lượng phanh trưc khi thử và bất c lượng chất kết tủa nào tạo thành từ phép thử tùy ý này có thể được tr đi khỏi thể tích chất kết tủa thu được sau phép thử).

9.2.2  Sau 70 h, lấy bình thử ra khỏi lò. Cho phép để mẫu trong dầu phanh ở nhiệt độ phòng trong 24 h, sau đó khuấy dầu phanh thử và đổ vào một ống có dạng hình côn của máy ly tâm có dung tích 100 ml.

9.2.3  Cho ống của máy ly tâm quay trong 30 min ở tốc độ 1500 min-1. Ghi lại thể tích-chất kết ta quan sát được trong ống. Lặp lại chuyển động quay trên thêm 30 min và ghi lại bất cứ độ chênh lệch nào về thể tích của chất kết tủa.

9.2.4  Ghi lại lượng chất kết tủa tính theo tỷ lệ phần trăm thu được sau chuyển động quay ly tâm lần thứ hai.

10  Độ bền đối với nhiệt độ nâng cao trong không khí khô

10.1  Mu thử

Phải sử dụng hai hoặc nhiều vòng bít làm mẫu thử.

10.2  Quy trình thử

10.2.1  Đo và ghi lại độ cứng của mỗi vòng bít theo IRHD phù hợp với 8.2.2.

10.2.2  Đặt các vòng bít thử trong lò có sự tuần hoàn của không khí như đã quy định trong ISO 188:1998 và duy trì ở 150 oC ± 2 oC trong 70 h.

10.2.3  Lúc kết thúc khoảng thời gian nung nóng, lấy các vòng bít ra khỏi lò và để cho nguội trong thời gian 16 h đến 96 h ở nhiệt độ phòng.

10.2.4  Sau khi làm nguội, đo và ghi lại độ cứng theo IRHD phù hợp với 8.2.2 và ghi lại bất cứ sự thay đổi nào nhìn thấy được như sự hình thành vết nứt, bọt khí hoặc sự biến dạng.

11  Thử đặc tính ở nhiệt độ môi trường xung quanh

11.1  Mu thử

Phải chuẩn b đủ số lượng các vòng bít thử cho ít nht là toàn bộ xy lanh thử (calliper).

11.2  Quy trình thử

11.2.1  Lắp đặt

11.2.1.1  Làm ẩm ướt các vòng bít và các lỗ xy lanh thử bằng dầu phanh (xem Điều 4). Lắp các vòng bít thử vào xy lanh.

11.2.1.2  Hoàn thành việc lắp ráp cụm xy lanh thử, đặt pít tông đ mô phng vị trí lớp lót bị mòn một nửa.

11.2.1.3  Lắp ráp cụm xy lanh thử trên bộ phận gá lắp có may ơ và đĩa dùng trong sản xuất hoặc đồ gá mô phng tương đương.

11.2.1.4  Đấu nối đồ gá thử vào nguồn có áp lực. Có thể cần thiết phải sử dụng một bộ tích năng (ắc quy) thủy lực [Xem TCVN 11498 (ISO 4928)].

11.2.2  Các thông số thử

a) Nhiệt độ: 18 oC đến 32 oC.

b) Áp suất: cho tác dụng áp lực từ nguồn có áp bên ngoài với tốc độ tăng áp lớn nhất (21,0 ± 1,4) MPa/s từ 0 MPa đến 7,0 MPa ± 0,3 MPa.

c) Tổng số chu kỳ: 500 000 chu kỳ.

d) Tốc độ của chu kỳ: (1000 ± 100) hành trình/h.

11.2.3  Thử rò r

11.2.3.1  Quy đnh chung

Quan sát dấu hiệu rò rỉ trong quá trình và sau phép thử đặc tính vận hành. Sau khi hoàn thành phép thử, vận hành các phép thử rò rỉ ở áp suất cao và thấp.

11.2.3.2  Thử rò rỉ ở áp suất cao

Cho tác dng áp suất thủy lực 0,7MPa trong thời gian 5 min và quan sát, ghi lại rò rỉ, nếu có.

11.2.3.3  Thử rò r ở áp sut thấp

Tháo xy lanh thử ra khi giá thử và đấu nối xy lanh thử vào một nguồn có áp lực trong thời gian 24 h 10,00 kPa ± 1,75 kPa. Quan sát rò rỉ, nếu có.

Nguồn có áp lực có thể là cột dầu phanh thủy tĩnh. Cột dầu phanh 1200 mm có 10 kPa.

11.2.4  Kiểm tra lần cuối

Tháo xy lanh thử và kiểm tra vòng bít. Ghi lại trạng thái nhìn thấy được bằng mắt của miệng và lưng vòng bít. Các vòng bít không được có các hư hỏng quá mức như sự hình thành vết xước, bọt khí, vết nứt, sự cà mòn hoặc thay đổi hình dạng so với dạng bên ngoài lúc ban đầu.

12  Thử đặc tính ở nhiệt độ cao

12.1  Mu thử

Phải chuẩn bị đủ s lượng các vòng bít thử ít nht là toàn bộ một xy lanh thử (calliper).

12.2  Quy trình thử

12.2.1  Lắp đặt

12.2.1.1  Làm ẩm ướt các vòng bít và các lỗ của xy lanh thử bằng dầu phanh (Điều 4). Lắp các vòng bít thử vào xy lanh.

12.2.1.2  Hoàn thành việc lắp ráp cụm xy lanh thử, đặt pít tông để mô phỏng vị trí lớp lót bị mòn một nửa.

12.2.1.3  Lắp ráp cụm xy lanh thử trên bộ phận gá lp có may ơ và đĩa dùng trong sản xuất hoặc đồ gá mô phỏng tương đương.

12.2.1.4  Đặt toàn bộ đồ gá vào trong một lò phù hợp ISO 188:1998 (xem Hình 1).

12.2.1.5  Đấu nối với bộ phận dẫn động có áp.

Bộ phận dẫn động này có thể gồm có một xy lanh chính kiểu khí nén hoặc thủy lực được dẫn động tự động có tốc độ vận hành được điều khiển ở (1000 ± 100) hành trình/h.

Đồ gá thử phải được đấu nối với bộ phận dẫn động có áp và được bố trí sao cho tạo ra tốc độ tăng áp suất lớn nhất 7,0 MPa/s và thời gian dừng nh nhất dưới 0,18 MPa là 0,25 s (có thể cần phải lắp đặt một bộ tích năng thủy lực (ắc quy) như một xy lanh bánh xe tiêu chuẩn như đã quy định trong TCVN 11498 (ISO 4928) để đáp ứng đường cong áp suất/dịch chuyển quy định).

12.2.2  Các thông số thử

a) Nhiệt độ: 150 oC ± 2 oC.

b) Áp suất 7,0 MPa ± 0,3 MPa ở tốc độ tăng áp suất 7,0 MPa/s, max.

c) Thời gian: 70 h.

d) Số chu kỳ: (70000 ± 5000) chu k.

12.2.3  Biện pháp phòng ngừa

12.2.3.1  Sau 70 h thử, ngắt hành trình, tắt ngun nhiệt, m cửa lò, giảm áp suất thủy lực trong hệ thống và cho lò nguội trong thời gian 60 min. Có th sử dụng quạt thông gió để hỗ trợ cho làm nguội.

12.2.3.2  Sau khoảng thời gian 60 min làm nguội, lấy cụm thử ra và để cho nguội hoàn toàn ở ngoài trời trong thời gian 25 h ± 5 h.

12.2.4  Thử rò rỉ

12.2.4.1  Quy định chung

Quan sát dấu hiệu rò rỉ trong quá trình và sau phép thử hành trình 70 h. Sau khi hoàn thành khoảng thời gian làm nguội 25 h, thực hiện các phép thử rò rỉ ở áp suất cao và áp suất thấp.

12.2.4.2  Thử rò rỉ ở áp suất cao

Cho tác dụng áp suất thủy lực 0,7 MPa trong 5 min và quan sát, ghi lại rò r, nếu có.

12.2.4.3  Thử rò r ở áp suất thấp

Tháo xy lanh thử ra khỏi giá thử và đấu nối xy lanh thử vào một nguồn có áp ở 10,0 kPa ± 3,3 kPa trong 24 h. Quan sát rò rỉ, nếu có.

Nguồn áp sut thấp có thể là một cột dầu phanh thủy tĩnh.

CHÚ THÍCH - Một cột du phanh 1200 mm có 10 kPa.

12.2.4.4  Kiểm tra lần cuối

Tháo xy lanh thử và kiểm tra vòng bít. Ghi lại trạng thái nhìn thấy bằng mắt của miệng và lưng vòng bít. Các vòng bít không được có những hư hng quá mức như sự hình thành vết xước, bọt khí, vết nứt, sự cà mòn hoặc thay đổi hình dạng so với dạng bên ngoài lúc ban đầu.

13  Thử rò rỉ ở nhiệt độ thấp

13.1  Mu thử

Phải chuẩn b đủ các vòng bít thử cho ít nhất là toàn bộ một xy lanh thử (calliper).

13.2  Quy trình thử

13.2.1  Làm m ướt các vòng bít và các lỗ xy lanh thử bằng dầu phanh (xem Điều 4). Lắp các vòng bít thử vào xy lanh thử.

13.2.2  Hoàn thành việc lắp ráp xy lanh thử, đặt pít tông để mô phỏng một vị trí lớp lót mới. Phải thc hiện các gá đặt để thay đổi vị trí của pit tông trong quá trình thử lạnh đ mô phng các vị trí lớp lót mới, lớp lót b mòn một nửa, lớp lót b mòn hai phần ba và lớp lót bị mòn hoàn toàn.

13.2.3  Lắp cụm xy lanh thử trên bộ phận gá lắp có may ơ và đĩa dùng trong sản xuất hoặc đồ gá mô phng tương đương.

13.2.4 Đặt đồ gá thử trong buồng lạnh ở -40 oC đến -43 oC và đấu ni với nguồn có áp lực như đã ch ra trên Hình 2. Nguồn áp suất phải được bố trí để cung cấp một cột áp thủy tĩnh 300 mm đến 600 mm.

13.2.5  Cho xy lanh nhúng ướt trong 72 h cùng với pít tông ở vị trí lớp lót mới.

13.2.6  Sau 72 h, vận hành cơ cấu dẫn động sáu lần ở áp suất 1,00 MPa ± 0,07 MPa, theo sau là sáu lần ở áp suất 4,20 MPa ± 0,035 MPa. Các hành trình phải được giữ trong khoảng 5 s và được tác dụng trong khoảng 60 s. Ngay sau khi thử hành trình, tháo các vòng đệm thứ nhất và bằng cơ cấu thử hành trình, di chuyển các pít tông vào v trí lớp lót b mòn một na khi sử dụng áp suất nhỏ nhất của đường ống để xác lập v trí mới cho tất cả các pít tông. Quan sát và ghi lại rò rỉ, nếu có trong 30 min sau khi vị trí mới được xác lập. Cho phép xy lanh thử tiếp tục nhúng ướt trong 24 h.

13.2.7  Sau tổng thời gian nhúng ưt 96 h, lặp lại bước 13.2.6, trừ tiến trình tới v trí lp lót bị mòn hai phần ba của các pít tông.

13.2.8  Sau tng thời gian nhúng ưt 120 h, lặp lại bước 13.2.6, trừ tiến trình tới v trí lớp lót bị mòn hoàn toàn của các pít tông và ngừng phép thử sau 30 min, sau khi xác lập vị trí cuối cùng của pit tông.

13.2.9  Tháo xy lanh thử và kiểm tra vòng bít. Ghi lại trạng thái nhìn thấy bằng mắt của miệng và lưng vòng bít. Các vòng bít không được có các hư hng quá mức như sự hình thành vết xước, bọt khí, vết nứt, sự cà mòn hoặc thay đi hình dạng so với dạng bên ngoài lúc ban đầu.

13.3  Quy trình thử uốn

13.3.1  Đặt một vòng bít trong buồng lạnh ở -40 oC đến -43 oC.

13.3.2  Sau 22 h, dùng tay uốn cong vòng bít thời gian từ 2 s đến 5 8 rồi th ra.

Phải uốn vòng bít đã làm lạnh khi ở trong buồng lạnh và phải đeo găng tay đã được làm lạnh để tránh làm nóng vòng bít bởi các ngón tay.

14  Thử ăn mòn theo chu kỳ do bảo quản ẩm ướt

14.1  Mẫu thử

Phải chuẩn b đủ các vòng bít thử cho ít nhất là toàn bộ một xy lanh thử.

14.2  Quy trình thử

14.2.1  Làm m các vòng bít và xy lanh thử bằng dầu phanh ISO dùng cho thử ăn mòn do bảo quản (xem ISO 4926) hoặc dầu phanh thử ăn mòn do bảo quản đã được thỏa thuận giữa các bên có liên quan. Lắp các vòng bít vào xy lanh thử.

14.2.2  Hoàn thành việc lắp ráp xy lanh thử, đặt pít tông để mô phỏng vị trí lớp lót bị mòn một nửa. Không cần lắp cụm xy lanh thử vào may ơ hoặc đồ gá thử chừng nào các phương tiện được chế tạo để giữ các pit tông ở đúng các vị trí của chúng và các vòng bít được lắp đặt đúng.

14.2.3  Đặt xy lanh thử trong một buồng ẩm ưt có khả năng duy trì độ ẩm tương đối 95 % ± 2 % và dải nhiệt độ từ 21 oC đến 46 oC. Nên đặt xy lanh thử với cửa vào để h và hướng xuống dưới.

14.2.4  Giữ xy lanh thử ở 46 oC ± 2 oC và độ m tương đi 95 % ± 2 % trong thời gian 16 h ± 1 h.

14.2.5  Thay đổi nhiệt độ tới 21 oC ± 2 oC trong khi duy trì độ ẩm tương đối 95 % ± 2 %, và giữ trong thời gian 8 h ± 1 h.

14.2.6  Tiếp tục chu kỳ 24 h nêu trên trong tổng số 12 ngày. Khi phép thử bị gián đoạn, lặp lại điều kiện thử 14.2.5 đ tiếp tục quy trình thử.

14.2.7  Sau khi kết thúc 12 ngày thử, lấy xy lanh thử ra để tháo và kiểm tra. Không xoay xy lanh thử và khi có thể thực hiện được, nên tháo xy lanh trong khi vẫn giữ ở v trí thử.

14.2.8  Kim tra và ghi lại đối với tất cả các chi tiết về sự ăn mòn, các lỗ rỗ, sự bám dính và các yếu tố hư hỏng khác do ăn mòn và/hoặc sự tương tác giữa các vật liệu có liên quan. Ghi lại trạng thái nhìn thấy bằng mắt và bất c các nhận xét có ln quan nào khác.

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi