Tiêu chuẩn TCVN 12005-7:2017 Đánh giá độ phấn hóa lớp phủ sơn vecni bằng phương pháp vải nhung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12005-7:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12005-7:2017 ISO 4628-7:2011 Sơn và vecni-Đánh giá sự suy biến của lớp phủ-Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan-Phần 7: Đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp vải nhung
Số hiệu:TCVN 12005-7:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Năm ban hành:2017Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12005-7:2017

ISO 4628-7:2011

SƠN VÀ VECNI - ĐÁNH GIÁ SỰ SUY BIẾN CỦA LỚP PHỦ - KÝ HIỆU SỐ LƯỢNG, KÍCH CỠ CỦA KHUYẾT TẬT VÀ MỨC BIẾN ĐI ĐNG NHẤT V NGOẠI QUAN - PHN 7: ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHN HÓA BNG PHƯƠNG PHÁP VẢI NHUNG

Paints and varnishes - Evaluation of degradation of coatings - Designation of quantity and size of defects, and of intensity of uniform changes in appearance - Part 7: Assessment of degree of chalking by velvet method

Lời nói đầu

TCVN 12005-7:2017 hoàn toàn tương đương ISO 4628-7:2016.

TCVN 12005-7:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 Sơn và vecni biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12005 (ISO 4628), Sơn và vecni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đi đồng nhất về ngoại quan, bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12005-1:2017 (ISO 4628-1:2016), Phần 1: Giới thiệu chung và hệ thống ký hiệu

- TCVN 12005-2:2017 (ISO 4628-2:2016), Phần 2: Đánh giá độ phồng rộp

- TCVN 12005-3:2017 (ISO 4628-3:2016), Phần 3: Đánh giá độ gỉ

- TCVN 12005-4:2017 (ISO 4628-4:2016), Phần 4: Đánh giá độ rạn nứt

- TCVN 12005-5:2017 (ISO 4628-5:2016), Phần 5: Đánh giá độ bong tróc

- TCVN 12005-6:2017 (ISO 4628-6:2011), Phần 6: Đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp băng dính

- TCVN 12005-7:2017 (ISO 4628-7:2016), Phần 7: Đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp vải nhung

- TCVN 12005-8:2017 (ISO 4628-8:2012), Phần 8: Đánh giá độ tách lớp và độ ăn mòn xung quanh vết khía hoặc khuyết tật nhân tạo khác

- TCVN 12005-10:2017 (ISO 4628-10:2016), Phần 10: Đánh giá độ ăn mòn dạng sợi

 

SƠN VÀ VECNI - ĐÁNH GIÁ SỰ SUY BIẾN CỦA LỚP PHỦ - KÝ HIỆU SỐ LƯỢNG, KÍCH CỠ CỦA KHUYẾT TẬT VÀ MỨC BIẾN ĐI ĐNG NHẤT V NGOẠI QUAN - PHN 7: ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHN HÓA BNG PHƯƠNG PHÁP VẢI NHUNG

Paints and varnishes - Evaluation of degradation of coatings - Designation of quantity and size of defects, and of intensity of uniform changes in appearance - Part 7: Assessment of degree of chalking by velvet method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xếp hạng độ phấn hóa trên các lớp phủ ngoài trời màu trắng hoặc có màu và hệ lớp ph trên bề mặt thô (nghĩa là những lớp phủ có độ nhám lớn hơn phân đoạn 4 của bộ so sánh chuẩn G như mô tả trong ISO 8503-1).

Phương pháp thử này cũng có thể được sử dụng để đánh giá độ phấn hóa của các lớp phủ và hệ lớp phủ trên bề mặt nhẵn nhưng phương pháp quy định trong TCVN 12005-6:2017 (ISO 4628-6:2011) thích hợp hơn cho mục đích này.

Phương pháp thử này có th áp dụng cho các lớp phủ và hệ lớp phủ trên nền vật liệu khoáng, ví dụ như xi măng sợi, gạch, bê tông và các lớp trát ngoài, độc lập với cấu trúc của bề mặt. Phương pháp này có thể khá hiệu quả khi được các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sử dụng và được khuyến nghị sử dụng trong phòng thí nghiệm cũng như để đánh giá tại chỗ.

CHÚ THÍCH 1: Khi viện dẫn phương pháp thử này trong các quy định kỹ thuật, các điều kiện thử nghiệm (nghĩa là phương pháp phong hóa và nền) phải được sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.

CHÚ THÍCH 2: Phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này là một phương pháp xếp hạng tương đối và do đó không thích hợp để sử dụng trong các thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, xem Chú thích của Bng 1.

CHÚ THÍCH 3: Tham khảo TCVN 12005-1 (ISO 4628-1) về hệ thống ký hiệu đối với số lượng, kích cỡ của các khuyết tật và mức biến đổi về ngoại quan của lớp ph, cũng như các nguyên tắc chung của hệ thống.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 13076, Paints and varnishes - Lighting and procedure for visual assessments of coatings (Sơn và vecni - Chiếu sáng và quy trình đánh giá các lớp phủ bằng mắt)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.

3.1

Phấn hóa (chalking)

Sự xuất hiện của một loại bột mịn bám không chắc trên bề mặt lớp phủ sơn, phát sinh từ sự suy biến của một hoặc nhiều thành phần sơn.

4  Nguyên tắc

Bột bám không chắc được lấy ra khỏi lớp ph đang th nghiệm bằng cách sử dụng một loại vải phù hợp. Đánh giá độ phấn hóa bằng cách tham chiếu với thang xếp hạng.

5  Vật liệu

5.1  Vải, theo thỏa thuận giữa các bên liên quan, để lau bề mặt được thử nghiệm. Bông nỉ, nhung, vải nhung màu đen cho thấy có hiệu quả đặc biệt đối với các lớp ph sáng màu và các loại vải màu trắng đối với các lớp phủ tối màu.

6  Đánh giá

Thực hiện việc đánh giá dưới điều kiện chiếu sáng tốt theo quy định trong ISO 13076.

Tiến hành đánh giá hai lần, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Sử dụng ngón tay trỏ, ấn vải vào lớp phủ được thử với áp lực xác định. Xoay vải một lần qua góc 180°. Lấy vải ra và đánh giá độ phấn hóa dưới ánh sáng khuếch tán bằng cách tham chiếu hệ thống xếp hạng nêu trong Bng 1.

Nếu kết quả dùng đ so sánh nên sử dụng thiết bị cơ học; lớp phủ cũng có thể được lau một lần bằng vải.

Bảng 1 - Bảng xếp hạng đối với ký hiệu, độ phấn hóa

[trích dẫn từ TCVN 12005-1:2017 (ISO 4628-1:2016), Bảng 3]

Xếp hạng

Độ phấn hóa

0

không biến đổi, nghĩa là không có sự phấn hóa nhận biết được

1

rất nhẹ, nghĩa là chỉ vừa nhận biết được sự phấn hóa

2

nhẹ, nghĩa là nhận biết được phn hóa rõ ràng

3

vừa phải, nghĩa là nhận biết được một cách rất rõ nét phấn hóa

4

đáng kể, nghĩa là có sự phấn hóa rõ rệt

5

nghiêm trọng, nghĩa là có sự phấn hóa mạnh

CHÚ THÍCH: Nếu có quy định hoặc thỏa thuận khác, có thể sử dụng hệ thống xếp hạng đơn gin. Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy, ý nghĩa của các xếp hạng được sử dụng trong bng này không được thay đổi để tránh nhầm lẫn.

Ví dụ về các chuẩn hình ảnh để đánh giá độ phấn hóa được nêu trong Hình 1. Hình ảnh nhận được bằng phương pháp băng dính quy định trong TCVN 12005-6:2017 (ISO 4628-6:2011), nhưng hạng độ phấn hóa từ 1 đến 5 có thể so sánh được với các độ phấn hóa được quy định trong tiêu chuẩn này.

Lượng bột có thể thay đổi trong một vùng nhất định. Do đó, phép th phải được thực hiện tại một vị trí trung bình trên lớp phủ. Trên các bề mặt lớn, việc đánh giá phải được thực hiện tại một số vị trí và phải báo cáo giá trị trung bình và phạm vi thử nghiệm.

Phải cẩn thận khi xác định và xếp hạng lớp ph được phơi nhiễm phong hóa tự nhiên, do bụi bn từ không khí lắng đọng trên bề mặt có thể cho giá trị độ phấn hóa cao bất thường.

CHÚ THÍCH: Đầu bên phải của mỗi băng dính tương ứng với xếp hạng phấn hóa bng 0.

Hình 1 - Các chuẩn hình nh đối chứng cho các xếp hạng phấn hóa bằng số từ 1 đến 5

7  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) tất cả các chi tiết cần thiết để nhận biết lớp phủ thử nghiệm;

b) viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 12005-7:2017 (ISO 4628-7:2016);

c) các loại bề mặt được kiểm tra, kích cỡ của bề mặt và, nếu thích hợp, vị trí của b mặt;

d) xếp hạng độ phấn hóa bằng số theo Điều 6 (giá trị trung bình, phạm vi và số lượng các đánh giá);

e) tất cả các chi tiết cần thiết để nhận biết vải được sử dụng;

f) kết quả nhận được bằng cách sử dụng ngón tay trỏ hoặc một thiết bị cụ thể (nêu rõ chi tiết)

g) chi tiết về sự sai khác bất kỳ so với các quy trình được quy định;

h) bất kỳ đặc điểm không bình thường quan sát thấy trong quá trình thử nghiệm;

i) ngày kiểm tra.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 12005-1 (ISO 4628-1), Sơn và vecni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan - Phần 1: Giới thiệu chung và hệ thống ký hiệu

[2] TCVN 12005-6 (ISO 4628-6), Sơn và vecni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan - Phần 6: Đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp băng dính

[3] ISO 8503-1, Preparation of Steel substrates before application of paints and related products - Surface roughness characteristics of blast-cleaned steel substrates - Part 1: Specifications and definitions for ISO surface profile comparators for the assessment of abrasive blast- cleaned surfaces (Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và các sản phẩm liên quan - Đặc đim nhám bề mặt của nền được làm sạch bằng phương pháp phun cát - Phần 1: Quy định kỹ thuật và định nghĩa cho bộ so biên dạng bề mặt ISO để đánh giá các bề mặt được phun cát mài mòn làm sạch)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Nguyên tắc

5  Vật liệu

6  Đánh giá

7  Báo cáo thử nghiệm

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi