Luật di sản văn hoá 2001, số 28/2001/QH10
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Luật di sản văn hoá
Cơ quan ban hành: | Quốc hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 28/2001/QH10 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Luật | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/06/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá mới nhất đang áp dụng
Xem chi tiết Luật 28/2001/QH10 tại đây
tải Luật 28/2001/QH10
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 28/2001/QH10 VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu về văn hoá ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới;
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về di sản văn hoá.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hoá được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mọi di sản văn hoá ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân.
Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong nhân dân.
Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
DI SẢN VĂN HOÁ
Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
PHI VẬT THỂ
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương để bảo vệ và phát huy giá trị.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định thủ tục lập hồ sơ khoa học về các di sản văn hoá phi vật thể.
Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hoá thế giới, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng di sản văn hoá quốc gia.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền.
Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhà nước và xã hội bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc; bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hoá của nhân dân.
Nhà nước có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hoá với nước ngoài.
Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hoá ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.
Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hoá trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật.
Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích) được chia thành:
Thủ tục xếp hạng di tích được quy định như sau:
Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành quy chế về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được thực hiện theo Luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng.
Khi phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.
Việc thăm dò, khai quật khảo cổ chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại thì Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép khai quật khẩn cấp.
Trong trường hợp cần thay đổi người chủ trì thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin.
Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải báo cáo Bộ Văn hóa - Thông tin về những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tịch thu được do tìm kiếm, mua bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép để Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định việc giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó cho cơ quan có chức năng thích hợp.
Việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau:
BẢO TÀNG
Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội (sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Bảo tàng Việt Nam bao gồm:
Bảo tàng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Điều kiện để thành lập bảo tàng bao gồm:
Di sản văn hoá có trong nhà truyền thống, nhà lưu niệm phải được bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của Luật này.
Nhà nước khuyến khích chủ sở hữu tổ chức trưng bày, giới thiệu rộng rãi sưu tập, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của mình.
Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin có thể thoả thuận với chủ sở hữu về việc sử dụng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phục vụ cho công tác nghiên cứu hoặc trưng bày tại các bảo tàng nhà nước.
Điều kiện, nội dung và thời hạn sử dụng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ sở hữu thoả thuận bằng văn bản.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
Hội đồng di sản văn hoá quốc gia là hội đồng tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về di sản văn hoá.
Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng di sản văn hoá quốc gia.
NGUỒN LỰC CHO CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá bao gồm:
Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hoá phi vật thể có giá trị tiêu biểu.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng được thu phí tham quan và lệ phí sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng theo quy định của pháp luật.
Nguồn tài chính dành cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hoá thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Nội dung hợp tác quốc tế về di sản văn hoá bao gồm:
THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ DI SẢN
VĂN HOÁ
Thanh tra nhà nước về văn hóa - thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hoá, có nhiệm vụ:
Đối tượng thanh tra có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Người nào phát hiện được di sản văn hoá mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gây hư hại, huỷ hoại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; di sản văn hoá đó bị Nhà nước thu hồi.
Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.