Di sản văn hoá là gì? Phân biệt các loại di sản văn hoá

Di sản văn hóa là gì mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng là vốn quý, là bệ đỡ cho một đất nước”. Người cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo tồn, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm di sản văn hóa.

1. Di sản văn hoá là gì?

Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất chứa đựng giá trị lâu đời về lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ những thế hệ trước.

Di sản văn hoá hiểu rộng ra chính là tất cả những di sản và loại hình văn hoá ví dụ như di tích, các loại hình nghệ thuật, lễ hội… vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và có giá trị đối với cộng đồng.

2. Di sản văn hoá được chia thành những loại nào?

Theo Điều 1 Luật Di sản văn hóa 2001 và Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP thì di sản văn hoá được chia làm hai loại là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

2.1 Di sản văn hoá vật thể

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hoá năm 2001:

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hoá vật thể thể hiện bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc ta, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều hình thức như truyền miệng, truyền nghề và các hình thức khác.

Di sản văn hoá vật thể bao gồm những giá trị truyền thống sau:

  • Di tích lịch sử
  • Di vật, cổ vật, báu vật thuộc sở hữu quốc gia
  • Danh lam thắng cảnh
Di tích lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam
Di tích lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam (Ảnh minh hoạ)

2.2 Di sản văn hoá phi vật thể

Theo điều 4 Luật Di sản văn hoá, di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học.

Di sản văn hoá phi vật thể gồm có:

  • Tiếng nói, chữ viết
  • Tác phẩm văn học
  • Nghệ thuật trình diễn dân gian
  • Tập quán xã hội và tín ngưỡng
  • Lễ hội truyền thống
  • Làng nghề thủ công
  • Tri thức dân gian về y học cổ truyền, ẩm thực, trang phục truyền thống…

3. Mục đích của việc sử dụng di sản văn hoá

Di sản văn hoá chính là nét đẹp văn hoá truyền thống. Đó là kết tinh của trí tuệ, của tinh hoa mang đậm bản sắc bản sắc dân tộc Việt. Những tinh hoa ấy được lưu truyền qua hàng thập kỷ mà vẫn giữ nguyên vẹn được những giá trị vốn có.

Vậy mục đích của việc sử dụng di sản văn hoá là gì? Đó chính là bảo tồn những giá trị vốn có và lan tỏa nó đến với cộng đồng.

Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:

- Tiếp tục kế thừa và phát huy những di sản văn hoá mà cha ông ta để lại vì lợi ích toàn xã hội

- Lan toả những giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên đất nước Việt Nam

- Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm đa dạng cho  kho tàng di sản văn hoá dân tộc và tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế

4. Chính sách bảo tồn di sản văn hoá của nhà nước ta

Di sản văn hoá chính là những giá trị truyền thống lâu đời của nước ta. Tuy nhiên, những nét đẹp ấy đang có xu hướng ngày càng bị lãng quên hoặc thất truyền.

Chính vì thế, nhà nước ta đã có những chính sách kịp thời để khuyến khích bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc.

Việc bảo tồn di sản văn hoá giúp cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân, đóng góp vào quá trình phát  triển kinh tế - xã hội, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư vào việc bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá dân tộc.

Những chính sách bao gồm:

- Xây dựng những chương trình bảo vệ những di sản văn hoá

- Khen thưởng những cá nhân, tổ chức có công lao to lớn trong việc gìn giữ nét đẹp văn hoá

- Biểu dương về vật chất và tinh thần cho các nghệ sĩ có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, truyền nghề có giá trị nghệ thuật cao

- Nghiên cứu, áp dụng khoa học- kĩ thuật vào các hoạt động: sưu tầm và gìn giữ các di tích, đổi mới bảo tàng…

- Đào tạo đội ngũ chuyên môn cao có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá

- Xây dựng, mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá

5. Những hành vi bị pháp luật cấm đối với di sản văn hoá

Di sản văn hoá là những giá trị tốt đẹp đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, những giá trị ấy đang đối mặt với nguy cơ đang dần bị mai một theo thời gian.

Chính vì thế, pháp luật đã đề ra những chính sách để bảo tồn giá trị của di sản văn hoá. Những hành vi không chuẩn mực, trái với đạo đức đối với di sản văn hoá đều bị pháp luật nghiêm cấm và xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm.

Để tránh vi phạm pháp luật, chúng ta cần tìm hiểu những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đối với di sản văn hoá là gì? Những hành vi bị pháp luật nghiêm cấp theo Điều 13 Luật Di sản văn hoá bao gồm:

- Chiếm đoạt di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh

- Phá hoại di sản văn hoá

- Tìm kiếm trái phép địa điểm khảo cổ, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh

- Sở hữu và sử dụng trái phép di vật, vật cổ thuộc quyền sở hữu quốc gia, vận chuyển ra nước ngoài

- Trục lợi cá nhân từ việc bảo vệ và phát huy di sản văn hoá

Những hành vi vẽ bậy, phá hoại di sản văn hoá là gì
Những hành vi vẽ bậy, phá hoại di sản văn hoá bị pháp luật nghiêm cấm (Ảnh minh hoạ)

6. Quyền và nghĩa vụ của công dân với di sản văn hoá

Di sản văn hoá là những giá trị tốt đẹp mà thiên nhiên và cha ông ta đã để lại. Vì thế, mọi công dân đều có quyền, nghĩa vụ để bảo tồn và phát huy những giá trị ấy.

6.1 Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với di sản văn hoá

Mọi cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ đối với di sản văn hoá. Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm chung tay, góp sức để bảo vệ những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Bởi di sản văn hoá chính là những tinh hoa, là kết tinh của trí tuệ qua hàng trăm năm.

Để nâng cao nhận thức về việc gìn giữ những giá trị, pháp luật đã đề ra những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân tổ chức trong việc sở hữu, duy trì, bảo tồn và lan tỏa di sản văn hoá.

Theo Điều 14 Luật Di sản văn hóa 2001 thì mọi công dân có quyền và nghĩa vụ đối với di sản văn hoá như sau:

- Sở hữu di sản văn hoá

- Tham quan, khám phá và thực hiện nghiên cứu đối với di sản văn hoá

- Gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của di sản văn hoá

- Nộp lại di vật, cổ vật mình tìm thấy lại cho nhà nước

- Tố cáo những hành vi phá hoại, sử dụng trái phép di sản văn hoá

6.2 Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức sở hữu di sản văn hoá

Theo Điều 15 Luật Di sản văn hóa 2001 thì những cá nhân, tổ chức sở hữu di sản văn hoá được pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ sau:

- Có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân đối với di sản văn hoá

- Thực hiện biện pháp gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hoá

- Trong trường hợp không đủ  khả năng bảo vệ, hãy gửi di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, cổ vật… vào bảo tàng nhà nước

- Tạo điều kiện và giúp đỡ các tổ chức, cá nhân đến du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá

- Tố cáo những hành vi phá hoại di sản văn hoá

6.3 Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là đơn vị trực tiếp quản lý di sản văn hoá

Theo Điều 16 Luật Di sản văn hóa 2001 thì những cá nhân, tổ chức là đơn vị quản lý di sản văn hoá có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Bảo vệ, gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hoá đến với mọi người

- Đề ra những biện pháp phòng chống di sản văn hoá bị xâm phạm

- Khi di sản văn hoá bị xâm phạm phải thông báo ngay cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Tạo điều kiện, giúp đỡ cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá

7. Những điều lưu ý khi đến tham quan di sản văn hóa

Hiện nay, xu hướng du lịch di sản văn hoá ngày càng được ưa chuộng. Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa du lịch thiên nhiên, văn hoá và tâm linh.

Chính vì sự đa dạng về văn hoá nên có những quy định riêng ở mỗi vùng miền mà du khách cần chú ý khi đến tham gia và trải nghiệm di sản văn hoá. Bạn nên tìm hiểu về văn hoá ở mỗi địa phương để có cách cư xử phù hợp.

Vậy những điều cần lưu ý khi đến tham quan di sản văn hoá là gì?

Dưới đây là những điều bạn nên làm:

- Tìm hiểu về văn hoá địa phương về con người, lối sống, tập quán nơi bạn chuẩn bị đến. Học thêm một vài câu giao tiếp cơ bản như hỏi đường, nơi ở, nơi bán quán ăn, cảm ơn và xin lỗi …

- Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, không để lại những gì ngoài những dấu chân

- Tôn trọng và tuân thủ những nội quy nếu có như: không được chụp ảnh, quay phim, giữ trật tự khi tham quan, không được chạm vào di vật,...

- Tuân thủ theo chỉ dẫn của nhân viên và hướng dẫn viên du lịch

Những điều bạn không nên làm:

- Viết, vẽ, khắc tên lên tường, đá, cây cối,... để “ lưu danh muôn thuở”. Hành vi như vậy không những thể hiện thái độ không tôn trọng di sản văn hoá mà còn làm mất đi mỹ quan vốn có.

- Đi vệ sinh, khạc nhổ không đúng nơi quy định, xả rác bừa bãi… Đây là hành vi đáng xấu hổ, gây ô nhiễm môi trường và còn có nguy cơ bị phạt tiền hoặc giam giữ tuỳ theo quy định.

- Hái hoa, bẻ cành để đem về làm kỷ niệm vì chúng quá đẹp. Vẻ đẹp ấy nên được bảo vệ để lan tỏa đến với mọi người.

- Ăn mặc không chuẩn mực, hành vi thiếu tôn trọng nơi khu vực linh thiêng.

Những chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, nét văn hoá đặc trưng chính là những giá trị hấp dẫn đối với khách du lịch khi đến tham quan di sản văn hoá.

Chính vì thế, mỗi cá nhân phải tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân để chung tay gìn giữ, bảo vệ và lan tỏa những nét đẹp văn hoá độc đáo của từng vùng miền.

8. Di sản văn hoá bạn nên đến thăm một lần ở Việt Nam

8.1 Cố đô Huế

Cố đô Huế - nét đẹp văn hoá và lịch sử
Cố đô Huế - nét đẹp văn hoá và lịch sử (Ảnh minh hoạ)

Khu quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993. Sở dĩ, thành phố Huế tươi đẹp được chọn làm nơi đóng đô là vì nằm ở trung tâm của đất nước- nơi các yếu tố phong thuỷ, ngũ hành đều rất ổn định và thịnh vượng cho quốc gia và dân tộc.

Khi đến với di tích cố đô Huế, du khách tham quan sẽ được trải nghiệm không gian kiến trúc độc đáo và đồ sộ mang đậm giá trị của dòng lịch sử. Công trình độc đáo và cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình nơi phố Huế chắc chắn sẽ khiến du khách khó quên.

8.2 Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới  từ năm 1994. Hạ Long là một vịnh nhỏ, thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là khu du lịch thiên nhiên với hệ sinh thái đa dạng
Vịnh Hạ Long là khu du lịch thiên nhiên với hệ sinh thái đa dạng (Ảnh minh hoạ)

Đến với vịnh Hạ Long du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ với nhiều núi đá vôi đã trải qua hàng triệu năm lịch sử kiến tạo địa chất. Không những vậy, vịnh Hạ Long còn là quần thể đa dạng sinh học với hàng nghìn loài động thực vật đa dạng và phong phú.

8.3 Thánh địa Mỹ Sơn

Khu di tích Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1999. Tọa lạc tại một thung lũng kín thuộc tỉnh Quảng Nam, thánh địa Mỹ Sơn được bao quanh bởi núi non hùng vỹ và bất tận.

Thánh địa Mỹ Sơn gồm 70 toà tháp chứa đựng giá trị tinh hoa của nền văn minh Chăm pa còn sót lại. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, khu di tích đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh nhưng những di tích còn sót lại vẫn mang giá trị to lớn về kiến trúc, văn hoá và lịch sử.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều di sản văn hoá thế giới khác như phố cổ Hội An, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, khu di tích Hoàng Thành Thăng Long,..

Mỗi di sản văn hoá đều chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của cha ông ta để lại. Nếu có cơ hội, bạn hãy một lần đặt chân đến những di sản văn hoá đặc sắc để hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của đất nước Việt Nam tươi đẹp.

9. Một số di sản văn hoá nổi tiếng thế giới

9.1 Angkor - Campuchia

Angkor là một trong những địa điểm khảo cổ lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với diện tích rộng lớn 400 km2, khu di tích Angkor bao gồm Angkor Wat, Angkor Thom và đền Bayon.

Khu di tích Angkor được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1992. Trong đó, Angkor Wat lớn nhất và là sự kết hợp hoàn hảo của văn hóa Khmer của người dân Campuchia và nét kiến trúc độc đáo Hindu của Ấn

9.2 Vườn bách thảo Singapore

Với diện tích hơn 82 ha, vườn bách thảo Singapore là không gian sống của hơn 10.000 loài thực vật. Đặc biệt nơi đây được biết đến là vườn lan lớn nhất thế giới.

Vườn bách thảo Singapore tự hào là một trong ba khu vườn trên thế giới được UNESCO công nhận là di sản có thể sánh ngang với Vạn lý trường thành của Trung Quốc hay  khu di tích Angkor ở Campuchia.

9.3 Vạn lý trường thành - Trung Quốc

Vạn lý trường thành đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Công trình vĩ đại này được xây dựng từ thời vua Tần Thuỷ Hoàng vào thế kỉ thứ 2 trước công nguyên.

Đây là công trình dài nhất mà con người từng xây dựng.Trải qua hơn 2300 năm lịch sử, công trình tuy đã chịu sự tàn phá của chiến tranh nhưng Vạn lý trường thành vẫn đứng vững.

9.4 Kim tự tháp Giza - Ai Cập

Được UNESCO công nhận là di sản văn hoá vào năm 1979, kim tự tháp Giza ở Ai Cập là một trong bảy kỳ quan thế giới còn nguyên vẹn.

Kim tự tháp Giza được coi là công trình nhân tạo vĩ đại nhất mọi thời đại
Kim tự tháp Giza được coi là công trình nhân tạo vĩ đại nhất mọi thời đại (Ảnh minh hoạ)

Toạ lại ở ngoại ô thành phố thủ đô Cairo - Ai Cập, đây là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. Khu quần thể này có tổng cộng 6 kim tự tháp và bức tượng nhân sư khổng lồ.

Khu di tích kim tự tháp Giza được xây dựng từ thời Pharaoh Khufu và hoàn thành vào khoảng năm 2560 trước công nguyên. Nơi đây được cho là một trong những tượng đài khoa học lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại.

Đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải thỏa đáng về cách xây dựng kim tự tháp của người Ai Cập cổ đại. Bởi công trình này có sự chính xác và hoàn hảo đến lạ thường.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau giải đáp tìm được lời giải đáp cho câu hỏi di sản văn hoá là gì và những điều ta cần làm để bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thực hư thông tin “nhận cuộc gọi sẽ bị đánh cắp danh bạ và tài khoản ngân hàng”

Thực hư thông tin “nhận cuộc gọi sẽ bị đánh cắp danh bạ và tài khoản ngân hàng”

Thực hư thông tin “nhận cuộc gọi sẽ bị đánh cắp danh bạ và tài khoản ngân hàng”

Gần đây, trên mạng xã hội như Facebook, Zalo,… xuất hiện nhiều tin cảnh báo về việc nhận cuộc gọi từ đầu số lạ sẽ bị đánh cắp danh bạ và tài khoản ngân hàng khiến không ít người dân hoang mang. Vậy, thực hư thông tin "nhận cuộc gọi sẽ bị đánh cắp danh bạ” thế nào?

Hàng hóa là gì? Điều kiện ra đời và duy trì sản xuất hàng hóa

Hàng hóa là gì? Điều kiện ra đời và duy trì sản xuất hàng hóa

Hàng hóa là gì? Điều kiện ra đời và duy trì sản xuất hàng hóa

Con người vẫn tiến hành trao đổi, mua bán và sử dụng hàng hóa mỗi ngày để thỏa mãn nhu cầu nào đó của bản thân. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã biết hàng hóa là gì và sản xuất hàng hóa tồn tại nhờ điều kiện nào hay chưa? Tất cả sẽ được giải đáp qua nội dung dưới đây.