Di sản là gì? Di sản gồm những loại hình nào?

Thuật ngữ “di sản” được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Vậy di sản là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thuật ngữ này qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm di sản là gì?

Di sản có thể được hiểu một cách đầy đủ nhất là những giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị tự nhiên và tài sản mà thế hệ trước đã tích lũy, gìn giữ và để lại cho thế hệ sau.

Tuy nhiên, tùy vào từng loại di sản riêng sẽ có định nghĩa khác nhau một cách cụ thể và chính xác hơn.

Di sản được chia thành nhiều loại, bao gồm di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản thừa kế,...

2. Những loại di sản phổ biến

2.1 Di sản văn hóa

Di sản văn hóa
Di sản văn hóa (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá là những giá trị vật chất, tinh thần có ý nghĩa đặc biệt về mặt khoa học, văn hóa, lịch sử và được gìn giữ, lưu truyền từ thế hệ trước đến những thế hệ sau.

Di sản văn hóa được hiểu đầy đủ hơn bao gồm những di sản và loại hình văn hóa do thế hệ trước để lại như di tích, các lễ hội, phong tục, tập quán…vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay và có ý nghĩa đối với dân tộc.

Cũng theo Luật này, di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Di sản văn hóa vật thể

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hoá năm 2001:

“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.”

Có những loại di sản văn hóa vật thể sau:

  • Danh lam thắng cảnh.

  • Di tích lịch sử của đất nước.

  • Di vật, bảo vật, cổ vật của quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam tự hào có 5 di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận: Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn.

Di sản văn hóa vật thể Cố đô Huế
Di sản văn hóa vật thể Cố đô Huế (Ảnh minh hoạ)

Di sản văn hóa phi vật thể

Căn cứ Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 thì di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm tinh thần thể hiện bản sắc của cộng đồng, có giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa, gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan.

Di sản văn hóa phi vật thể được giữ gìn và truyền từ thế hệ trước sang những thế hệ sau chủ yếu bằng hình thức truyền miệng, trình diễn hoặc các hình thức khác.

Di sản văn hóa phi vật thể gồm:

  • Tiếng nói hoặc chữ viết

  • Nghệ thuật trình diễn truyền thống

  • Phong tục tập quán

  • Tín ngưỡng dân gian

  • Lễ hội truyền thống

  • Làng nghề thủ công

  • Trí thức dân gian

Một trong những di sản văn hóa phi vật thể nổi bật của Việt Nam được Unesco công nhận, đó là Nhã nhạc cung đình Huế. Nhã nhạc cung đình Huế là những giai điệu âm nhạc được dùng trong cung đình thời phong kiến, thường được trình diễn tại các dịp triều hội, tế lễ và các sự kiện trọng đại nhất trong cung đình.

Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình Huế
Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình Huế (Ảnh minh hoạ)

2.2 Di sản thiên nhiên

Di sản thiên nhiên là những sản phẩm vật chất do tự nhiên tạo thành và có giá trị đặc biệt về mặt thẩm mỹ học. Di sản thiên nhiên cũng được xem là một hệ sinh thái có cảnh quan đẹp tự nhiên, là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật quý hiếm.

Có những loại di sản thiên nhiên nào?

Theo khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì di sản thiên nhiên gồm có:

  • Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản;

  • Danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá;

  • Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;

  • Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận.

Việt Nam hiện có những di sản thiên nhiên nào?

Việt Nam tự hào có 2 di sản thiên nhiên nổi bật trong nhiều di sản thiên nhiên được Unesco công nhận là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có ý nghĩa to lớn về mặt du lịch, kinh tế, khoa học.

di-san-thien-nhien-vinh-ha-long
Di sản thiên nhiên Vịnh hạ long (Ảnh minh hoạ/0

Vịnh Hạ Long nằm ở phía Đông bắc Việt Nam có diện tích 434km2, bao gồm 775 đảo, là tác phẩm nghệ thuật vĩ đại do thiên nhiên hình thành, gồm hàng nghìn đảo đá lớn nhỏ và nhiều hang động tạo nên một quần thể sinh động, huyền bí.

di-san-thien-nhien-phong-nha-ke-bang
Di sản thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng (Ảnh minh hoạ)

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích gần 200.000 ha. gồm sự hiện diện của những dãy núi trùng trùng điệp điệp, các bồn trầm tích sụt lún, nhiều hang động trong lòng núi đá vôi, là nơi sinh tồn của nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới.

2.3 Di sản thừa kế

Căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di sản thừa kế được hiểu như sau:

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

Trong đó, tài sản của người chết có thể là tiền, vàng, nhà ở, đất đai, cổ phần, cổ phiếu của công ty…

Việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo hai hình thức: chia theo di chúc và chia theo pháp luật.

Có hai hình thức phân chia thừa kế
Có hai hình thức phân chia thừa kế (Ảnh minh hoạ)
  • Phân chia theo di chúc: di sản thừa kế được thực hiện phân chia theo ý nguyện của người lập di chúc một cách hợp pháp. Người lập di chúc có quyền chỉ định người được thừa kế di sản, không thừa kế di sản, tặng, cho hoặc giao quyền sở hữu di sản cho bất cứ người thừa kế nào.

  • Phân chia theo pháp luật: di sản thừa kế được chia theo pháp luật căn cứ theo hàng thừa kế trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Có 3 hàng thừa kế, hàng thứ nhất sẽ ưu tiên được hưởng thừa kế, khi hàng trước không còn ai được hưởng thì người ở hàng sau mới được hưởng.

Thứ tự các hàng thừa kế
Thứ tự các hàng thừa kế (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, có 03 hàng thừa kế bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái của người chết.

  • Hàng thừa kế thứ hai: gồm ông bà, anh em ruột của người chết, cháu ruột, chắt ruột của người chết.

  • Hàng thừa kế thứ ba: gồm cụ nội, ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; cháu, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội hoặc cụ ngoại.

3. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên chúng ta đã hiểu cụ thể, chi tiết hơn di sản là gì? cùng các quy định pháp luật có liên quan. Nếu có thắc mắc về các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ ngay theo số 19006192 .
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Giá bán xăng từ 17/11/2023: Điều chỉnh mới ảnh hưởng đến mọi người dân

Giá bán xăng từ 17/11/2023: Điều chỉnh mới ảnh hưởng đến mọi người dân

Giá bán xăng từ 17/11/2023: Điều chỉnh mới ảnh hưởng đến mọi người dân

Với việc ban hành Nghị định 80/2023/NĐ-CP, Chính phủ đã có nhiều quy định mới dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến giá bán và thị trường xăng, dầu của nước ta. Dưới đây là tổng hợp điểm mới liên quan đến giá bán xăng từ 17/11/2023 đáng chú ý.

Viễn thông là gì? Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông

Viễn thông là gì? Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông

Viễn thông là gì? Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông

Viễn thông đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội hiện đại. Với sự phát triển tốc độ của công nghệ viễn thông, cuộc sống của con người càng trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn. Vậy viễn thông là gì? Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông là gì?