Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 21/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 21/2008/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 21/2008/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Trương Vĩnh Trọng |
Ngày ban hành: | 01/07/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Thi hành án dân sự - Ngày 01/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 21/2008/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Theo đó, Bộ Tư pháp chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm dần số việc thi hành án tồn đọng hàng năm, trước mắt thực hiện ngay đợt tổng rà soát, xác minh và phân loại án, tổ chức các đợt cao điểm giải quyết việc thi hành án tồn đọng; tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo địa phương kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thi hành án... Chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự dừng chuyển giao việc thi hành án có giá trị không quá 500.000 đồng cho UBNDxã, phường, thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành. Đối với những vụ việc thi hành án đã chuyển giao, UBNDcấp xã tiếp tục đôn đốc thi hành án dứt điểm, những địa phương đôn đốc thi hành án không hiệu quả thì thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh rút hồ sơ để trực tiếp thi hành Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện thí điểm việc uỷ quyền cho các trại giam trực tiếp đôn đốc thi hành các khoản phải thi hành án nộp ngân sách nhà nước (án phí, tiền phạt, tiền tịch thu sung công, bồi thường cho Nhà nước, truy thu thuế, thu lợi bất chính...) mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tại các trại giam, trại tạm giam để tạo điều kiện thuận lợi cho người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thực hiện nghĩa vụ thi hành án về dân sự, làm căn cứ xét đặc xá hàng năm... Chỉ đạo các cơ quan thi hành án chú trọng giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng thời hạn, đúng pháp luật ngay từ cơ sở, hạn chế đến mức tối đa những khiếu nại, tố cáo phức tạp mới phát sinh, khiếu nại vượt cấp; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về thi hành án, nhất là đối với những nơi có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm... Thí điểm tuyển dụng một tỷ lệ nhất định người đã trải qua công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND hoặc các chức danh chủ chốt khác ở cấp xã, có trình độ trung cấp luật, kiến thức xã hội, hiểu biết địa bàn, dân cư và có khả năng làm tốt công tác dân vận, thuyết phục vào các cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có khó khăn về nguồn cán bộ có trình độ cử nhân luật.
Xem chi tiết Chỉ thị 21/2008/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 21/2008/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 21/2008/QĐ-TTg NGÀY 01 THÁNG 07
NĂM 2008
VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Công
tác thi hành án dân sự giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực của
các bản án, quyết định của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác, góp phần
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội.
Trong
những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành
án dân sự, công tác thi hành án dân sự có những chuyển biến tích cực, số việc
thi hành án thi hành xong với số tiền và tài sản thu được năm sau cao hơn năm
trước; nhiều vụ việc thi hành án phức tạp đã được giải quyết dứt điểm; tổ chức
bộ máy cơ quan thi hành án được kiện toàn hơn, trình độ chuyên môn của Chấp
hành viên, cán bộ thi hành án được nâng lên; cải cách hành chính trong thi hành
án được đẩy mạnh với những quy định về thủ tục đơn giản nhưng chặt chẽ hơn; cơ
sở vật chất của cơ quan thi hành án được tăng cường; sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự gíam sát của Hội đồng nhân dân các
cấp, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục được
quan tâm; Ban Chỉ đạo thi hành án ở các địa phương được thành lập và hoạt động
khá hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc
thi hành án phức tạp v.v.. Tuy nhiên, việc triển khai Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg
vẫn chưa tạo được chuyển biến cơ bản về công tác thi hành án dân sự như đã đề
ra và còn nhiều hạn chế, tồn tại, như: số lượng việc thi hành án dân sự tồn
đọng vẫn còn nhiều; đơn thư khiếu nại về thi hành án dân sự vượt cấp chưa giảm
nhiều, không ít trường hợp giải quyết chưa kịp thời, sự phối hợp giữa cơ quan
thi hành án với cơ quan hữu quan có lúc, có nơi chưa thường xuyên, thiếu hiệu
quả; tổ chức bộ máy, địa vị pháp lý, biên chế cán bộ, cơ sở vật chấp, kinh phí
hoạt động của cơ quan thi hành án, chế độ, chính sách đối với cán bộ thi hành
án dân sự chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Để
tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, tạo
chuyển biến cơ bản về công tác thi hành án dân sự theo tinh thần Nghị quyết số
07/2007/NQ-QH12 ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội Khoá XII về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09
tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2008, khắc phục tình trạng số việc thi hành án tồn đọng hàng năm, trước mắt
đến cuối năm 2008, cần làm giảm ít nhất 10% đến 15% số việc thi hành án dân sự
tồn đọng so với năm 2007; giải quyết dứt điểm một số vụ việc khiếu nại, tố cáo
tồn đọng phức tạp, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tiếp tục triển khai Chỉ thị số
20/2001/CT-TTg và thực hiện các công việc sau:
1.
Bộ Tư pháp
a)
Chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm
giảm dần số việc thi hành án tồn đọng hàng năm, trước mắt thực hiện ngay đợt
tổng rà soát, xác minh và phân loại án, tổ chức các đợt cao điểm giải quyết
việc thi hành án tồn đọng; tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo địa phương kịp thời
tháo gỡ vướng mắc về thi hành án;
b)
Chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự dừng chuyển giao việc thi hành án có giá
trị không quá 500.000 đồng cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) trực tiếp đôn đốc thi hành. Đối với những vụ
việc thi hành án đã chuyển giao, Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục đôn đốc thi
hành án dứt điểm, những địa phương đôn đốc thi hành án không hiệu quả thì thi
hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh rút hồ sơ để trực tiếp
thi hành;
c)
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự thực
hiện thí điểm việc uỷ quyền cho các trại giam trực tiếp đôn đốc thi hành các
khoản phải thi hành án nộp ngân sách nhà nước (án phí, tiền phạt, tiền tịch thu
sung công, bồi thường cho Nhà nước, truy thu thuế, thu lợi bất chính...) mà
người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tại các trại giam, trại tạm
giam để tạo điều kiện thuận lợi cho người phải thi hành án đang chấp hành hình
phạt tù thực hiện nghĩa vụ thi hành án về dân sự, làm căn cứ xét đặc xá hàng
năm;
d)
Chỉ đạo các cơ quan thi hành án chú trọng giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng
thời hạn, đúng pháp luật ngay từ cơ sở, hạn chế đến mức tối đa những khiếu nại,
tố cáo phức tạp mới phát sinh, khiếu nại vượt cấp; tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra về thi hành án, nhất là đối với những nơi có nhiều đơn thư khiếu
nại, tố cáo hoặc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, xử lý nghiêm minh những
trường hợp vi phạm;
đ)
Chủ trì, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
trong năm 2008 xây dựng quy chế phối hợp trong thi hành án dân sự, kịp thời
giải quyết vướng mắc, khó khăn về thi hành án dân sự, thực hiện tốt công tác
miễn, giảm thi hành án;
e)
Chủ trì, phối hợp với Ban Thường vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chính sách đối với cán bộ lãnh đạo cấp trưởng,
cấp phó của Cơ quan thi hành án dân sự; kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thi
hành án; điều động, luân chuyển Chấp hành viên, giải quyết triệt để tình trạng
cơ quan thi hành án dân sự không có Trưởng thi hành án hoặc chỉ có 01 Chấp hành
viên.
Thí
điểm tuyển dụng một tỷ lệ nhất định người đã trải qua công tác Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc các chức danh chủ chốt khác ở cấp xã, có trình độ
trung cấp luật, kiến thức xã hội, hiểu biết địa bàn, dân cư và có khả năng làm
tốt công tác dân vận, thuyết phục vào các cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có khó khăn về nguồn cán bộ có trình độ
cử nhân luật;
g)
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các đề án về tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, xây dựng
trụ sở, kho vật chứng cho các cơ quan thi hành án dân sự, để đến năm 2010 phải
xây dựng xong trụ sở và đến năm 2015 phải xây dựng xong kho vật chứng của các
cơ quan thi hành án dân sự;
h)
Hoàn thành việc xây dựng Đề án thừa phát lại báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách Tư
pháp Trung ương và Chính phủ trong quý III năm 2008 để xem xét, thông qua; phối
hợp với Thành uỷ, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện thí
điểm tại địa bàn thành phố, đồng thời theo dõi việc triển khai, kịp thời rút
kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết, đề xuất phương án triển khai ở một số địa phương
khác.
2.
Bộ Nội vụ
Chủ
trì, phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về chế độ phụ cấp
thâm niên nghề và các chế độ, chính sách ưu đãi nhằm tạo tâm lý ổn định công
tác của các cán bộ, công chức thi hành án dân sự, đồng thời thu hút những người
có trình độ, năng lực, tâm huyết với nghề thi hành án; đề xuất bổ sung biên chế
hợp lý để khắc phục tình trạng quá tải của cơ quan thi hành án.
3.
Bộ Quốc phòng
a)
Trong năm 2008, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề
xuất biện pháp tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng trụ sở, kho vật chứng, kinh
phí hoạt động cho các cơ quan thi hành án trong Quân đội;
b)
Chỉ đạo các cơ quan thi hành án trong Quân đội thực hiện thí điểm việc uỷ quyền
cho các trại giam trực tiếp đôn đốc thi hành các khoản phải thi hành án nộp
ngân sách nhà nước, mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tại các
trại giam, trại tạm giam.
4.
Bộ Công an
a)
Chỉ đạo cơ quan Công an các cấp có biện pháp tăng cường công tác bảo vệ cưỡng
chế thi hành án, hỗ trợ việc bảo đảm an toàn trụ sở, kho vật chứng của cơ quan
thi hành án trong trường hợp cần thiết;
b)
Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam chú trọng việc trực tiếp đôn đốc người
phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tại các trại giam, trại tạm giam thi
hành các khoản thi hành án theo uỷ quyền của cơ quan thi hành án dân sự;
c)
Chỉ đạo cơ quan điều tra chú trọng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để
hạn chế việc tẩu tán tài sản, đảm bảo hiệu quả việc thi hành án; thực hiện việc
chuyển giao vật chứng và các tài liệu liên quan đầy đủ, kịp thời cho cơ quan
thi hành án theo quy định của pháp luật.
5.
Bộ Tài chính
a)
Chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Công an hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý,
sử dụng khoản tiền thi hành án do các trại giam, trại tạm giam đôn đốc thi
hành;
b)
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng tiếp tục đề xuất biện
pháp nhằm bổ sung phương tiện, điều kiện làm việc đáp ứng yêu cầu hoạt động của
các cơ quan thi hành án;
c)
Phối hợp với Bộ Tư pháp có biện pháp thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ tài chính
để thi hành án cho các đối tượng là cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập, hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí
do ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết án tồn đọng.
6. Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt
Trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo các ngân hàng, bảo
hiểm xã hội và các tổ chức tín dụng khác tăng cường công tác phối hợp thi hành
án; thực hiện quyết định của cơ quan thi hành án về cưỡng chế trừ vào thu nhập,
khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi
hành án theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004.
7.
Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ tài
chính để thi hành án; tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan,
đoàn thể ở địa phương với cơ quan thi hành án trong việc thi hành án, thực hiện
kịp thời việc chuyển dịch, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản thi hành án
theo quy định của pháp luật; bố trí đất đai, hỗ trợ đền bù, đảm bảo giải phóng
nhanh mặt bằng cho các cơ quan thi hành án để xây dựng trụ sở, kho vật chứng. Đối
với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố chỉ đạo các cơ quan hữu quan đến năm 2009 phải thực hiện xong việc bố trí
đất đai, hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng để các cơ quan thi hành án dân sự
xây dựng trụ sở, kho vật chứng.
Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp
hoàn thiện Đề án thừa phát lại, chỉ đạo Sở Tư pháp và các cơ quan hữu quan
triển khai có hiệu quả việc thực hiện thí điểm Đề án Thừa phát lại tại địa bàn
thành phố.
Ban
Chỉ đạo thi hành án các cấp làm tốt công tác tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cùng cấp và cấp trên tăng cường sự chỉ đạo phối hợp trong công tác thi hành
án dân sự.
Ủy
bạn nhân dân cấp xã tăng cường công tác phối hợp với cơ quan thi hành án để thi
hành có hiệu quả các việc thi hành án trên địa bàn.
8.
Các cơ quan, tổ chức phải gương mẫu trong việc thi hành bản án, quyết định của
Toà án, nếu cố tình dây dưa, cản trở hoạt động thi hành án cần được xử lý
nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
9.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có
kế hoạch cụ thể, khẩn trương triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Bộ
Tư pháp có trách nhiệm theo dõi đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo Thủ tướng
Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể
từ ngày đăng Công báo./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trương Vĩnh Trọng