Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6238-8:2015 ISO/TR 8124-8:2014 An toàn đồ chơi trẻ em-Phần 8: Hướng dẫn xác định tuổi sử dụng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-8:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6238-8:2015 ISO/TR 8124-8:2014 An toàn đồ chơi trẻ em-Phần 8: Hướng dẫn xác định tuổi sử dụng
Số hiệu:TCVN 6238-8:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6238-8:2015

ISO/TR 8124-8:2014

AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM - PHẦN 8: HƯỚNG DẪN TUỔI XÁC ĐỊNH SỬ DỤNG

Safety of toys - Part 8: Age determination guidelines

Lời nói đầu

TCVN 6238-8:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 8124-8:2014.

TCVN 6238-8:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 6238, An toàn đồ chơi trẻ em, gồm các phần sau:

- TCVN 6238-1:2011 (ISO 8124-1:2009), Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý;

- TCVN 6238-2:2008 (ISO 8124-2:2007), Phần 2: Yêu cầu chống cháy;

- TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại;

- TCVN 6238-4A:2011 (ISO 8124-4:2010), Phần 4A: Đu, cầu trượt và các đồ chơi vận động tương tự sử dụng tại gia đình;

- TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4:1990), Phần 4: Bộ đồ chơi thực nghiệm về hóa học và các hoạt động liên quan;

- TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993), Phần 5: Bộ đồ chơi hóa học ngoài bộ đồ chơi thực nghim;

- TCVN 6238-6:2015 (ISO 8124-6:2014), Phần 6: Một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em;

- TCVN 6238-8:2015 (ISO/TR 8124-8:2014), Phần 8: Hướng dẫn xác định tuổi sử dụng;

- TCVN 6238-9:2010 (EN 71-9:2005), Phần 9: Hợp chất hóa học hữu cơ - Yêu cầu chung;

- TCVN 6238-10:2010 (EN 71-10:2005), Phần 10: Hợp chất hóa học hữu cơ - Chuẩn bị và chiết mẫu;

- TCVN 6238-11:2010 (EN 71-11:2005), Phần 11: Hợp chất hóa học hữu cơ - Phương pháp phân tích.

AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM - PHẦN 8: HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH TUỔI SỬ DỤNG

Safety of toys - Part 8: Age determination guidelines

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn cách xác định tuổi nhỏ nhất mà ở tuổi đó trẻ bt đầu chơi đồ chơi thuộc một phân nhóm đồ chơi nhất định và hướng dẫn này chủ yếu nhắm đến các nhà sản xuất và các tổ chức đánh giá sự phù hợp của đồ chơi với các tiêu chuẩn an toàn.

Tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo dành cho các nhà phân phối, các tổ chức liên quan đến hoạt động vui chơi của trẻ em, cũng như các cơ sở nuôi dạy, chăm sóc trẻ em, giáo viên và các nhà chuyên môn khác có sử dụng đồ chơi trong hoạt động thường ngày của mình và người tiêu dùng, để xác định lứa tuổi nhỏ nhất phù hợp với đồ chơi.

Tuổi mà đứa trẻ phát triển các khả năng khác nhau là riêng biệt với từng đứa trẻ. Các hướng dẫn này minh họa các khoảng tuổi mà trong giai đoạn đó một đứa trẻ điển hình phát triển các khả năng nhất định

Mặc dù phân loại tuổi sử dụng nhằm đến yếu tố an toàn, hướng dẫn này không đưa ra các yêu cầu an toàn cụ thể. Các yêu cầu an toàn cụ thể đối với đồ chơi có thể được tìm thấy trong các tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em thuộc bộ tiêu chuẩn này. Ví dụ, các tiêu chuẩn này sẽ giới hạn sự tồn tại của các chi tiết nh và các quả bóng nhỏ có trong đồ chơi dành cho một số nhóm tuổi nhất định do nguy cơ gây ngạt thở.

Thông tin về những lưu ý đến đồ chơi điện t và tính năng điện tử trong đồ chơi đối với việc xây dựng hướng dẫn xác định tuổi sử dụng đồ chơi được nêu trong Phụ lục B.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

2.1

Nhóm tuổi và các đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của tr (age groups and aspects related to the motor and cognitive development and behaviour of children)

Các nhóm tuổi được sử dụng trong phân tích này, cũng như các đặc điểm liên quan đến sự phát triển của trẻ.

CHÚ THÍCH 1: Trích dn từ tài liệu tham khảo [4].

2.2

Nhóm và phân nhóm đồ chơi (toy categories and sub-categories)

Các phân nhóm tương ứng với loại hoặc nhóm đồ chơi nói chung mà trẻ sử dụng, bao gồm cả nhóm trò chơi.

CHÚ THÍCH 1: Sau đây là các nhóm đồ chơi phân loại theo mục đích và chức năng:

- Hoạt động cảm nhận và vận động - tuổi sớm nhất;

- Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động thể chất;

- Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động trí óc;

- Đồ chơi mô phng các sản phẩm kỹ thuật;

- Đồ chơi thuộc nhóm phát triển cảm xúc và đồng cảm;

- Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động sáng tạo;

- Đồ chơi thuộc nhóm th hiện quan hệ xã hội.

CHÚ THÍCH 2: Các phân nhóm đồ chơi được nêu trong tiêu chuẩn này dựa trên: việc chấp nhận bi Raquel Zumbano Altman của Brazil, trên bản gốc phân loại quốc tế cung cấp bởi ICCP (Ủy ban quốc tế về hoạt động chơi của trẻ em) và bởi André Michelet và Centre National d’Information du Jouet (Pháp) 1981, phân loại đồ chơi theo mục đích, đặc điểm và tính năng. Phân loại tương tự cũng đã được thực hiện bởi LABRIMP - Laboratório de brinquedos e materials pedagógicos of FEUSP Faculdade de Educacão da Universidade de São Paulo, 1997 bi Dr. Tizuko Morchida Kishimoto, Raquel Z.AItman và Roseli Aparecida Monaco.[1]

CHÚ THÍCH 3: Bên cạnh phân loại gốc, các phân nhóm mới đã được bổ sung. Việc xem xét lại và đưa ra các phân nhóm mới có tính đến sự phát triển liên tục của thị trường đồ chơi và được chuẩn bị bi Angela Madeira (Brazil). Xem Phụ lục A.

2.3

Kỹ năng vận động thô (gross motor skills)

Hoạt động của các cơ bắp lớn trong cơ thể, liên quan đến chức năng giữ thẳng đầu, ngồi, đi và chạy.

2.4

Kỹ năng vận động tinh (fine motor skills)

Hoạt động nắm chặt của tay, như nắm chặt, đan tay vào nhau và các chuyển động kẹp chặt cũng như các chuyển động khéo léo đ vẽ và viết.

2.5

Tuổi bắt đầu (starting age)

Tuổi sớm nhất của đứa tr phù hợp đ chơi với một loại đồ chơi cụ thể.

CHÚ THÍCH 1: Khi trẻ còn rất nhỏ, chơi có thể được coi như sự tương tác giữa người chăm sóc với một đứa trẻ, khi người chăm sóc sử dụng đồ chơi để vui chơi với trẻ hoặc gây sự chú ý của đứa trẻ, ví dụ như sử dụng lúc lắc. Ch sau khi trẻ đã phát triển hơn thì trẻ mới có thể thực sự chơi với đ chơi này.

CHÚ THÍCH 2: Theo mục đích của tiêu chuẩn này, khoảng tuổi bắt đầu được đưa ra với các phân nhóm đồ chơi khác nhau. Ví dụ khoảng tuổi bắt đầu của tr từ 4 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi sẽ tính từ ngày trẻ bắt đầu được 4 tháng tuổi cho đến khi kết thúc ngày trước khi trẻ bắt đu được 8 tháng tuổi.

CHÚ THÍCH 3: Khi một tuổi bắt đầu được đề cập cho một loại đồ chơi cụ thể, điều đó không có nghĩa là tt cả đồ chơi thuộc nhóm này phải được phân loại để phù hợp với nhóm tuổi đó. Số lượng các miếng, kích thước, mức độ chi tiết, tính thực tế, các chức năng đặc biệt của đồ chơi này có thể làm thay đổi hoặc tăng tuổi sử dụng.

3  Hướng dẫn

3.1  Trẻ có tuổi bắt đầu từ khi sinh đến dưới 4 tháng tuổi

3.1.1  Đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của trẻ có tuổi bắt đầu từ khi sinh đến dưới 4 tháng tuổi.

Thông thường, sự phát triển và hành vi dưới đây có thể quan sát được ở trẻ có tuổi bắt đầu từ khi sinh đến dưới 4 tháng tuổi.

- Chưa có các khả năng vận động cần thiết để chơi với các đồ chơi; đồ chơi ch được sử dụng như các đồ vật để khám phá và giải trí hơn là để chơi.

- Chưa có khả năng tương tác với sách vì thiếu các khả năng vận động thể chất, nhận thức và thị giác cần thiết cho hoạt động này.

- Bị hấp dẫn bởi các yếu tố tác động đến giác quan và có thể nhận ra cha mẹ; có phản xạ bú mút, nhưng vẫn chưa tự ngồi được; có các vận động chưa liên tục, chưa kiểm soát được và vẫn còn hạn chế. Chúng nắm, giữ, ấn và lắc bất kỳ thứ gì cầm trong tay mà chưa ý thức được về lực của cánh tay.

- Khi được khoảng 3 tháng tuổi, chúng có thể vồ ly (túm theo phn xạ) và giữ đồ vật (dù đồ vật được treo hay không). Chúng phát hiện, khám phá và cm nhận đồ vật bằng tay và bằng miệng.

- Quá trình học hỏi diễn ra thông qua cảm nhận và phản xạ bằng cách đồng hóa các phản ứng với kích thích và c động lặp đi lặp lại.

- Hệ thống thính giác có chức năng từ khi mới sinh, nhưng cần sự phát triển của hệ thống thần kinh và các trải nghiệm giác quan để kỹ năng nghe phát triển hoàn chỉnh. Trẻ nhạy cảm với các tiếng động xung quanh vì chưa phát triển và thiếu trải nghiệm. Từ khi mới sinh, trẻ bắt đầu tương tác với âm thanh và tiếng nói của con người. Khi được khoảng 2 tháng, hầu hết mọi đứa trẻ đều im lặng khi chúng nghe thấy tiếng nói quen thuộc. Khi được 3 tháng, chúng định vị và đáp trả các tiếng động và phát ra các âm thanh liên quan đến các cảm giác gắn liền với việc tắm và ăn.

- Trẻ quay đầu về phía có tiếng động và bị hấp dẫn bởi các đồ vật phát ra tiếng động mà chúng đã biết như là một phần thói quen của trẻ.

- Khả năng thị giác phát triển liên tục. Khi mới sinh tiêu cự mắt của trẻ ch khoảng 20 cm. Sau 1 tháng, mắt trẻ có tiêu cự lên đến 30 cm và đến 3 tháng chúng có thể nhìn xa hàng mét. Khả năng thị giác khi mới sinh là 2,5 % đến 5 % và tăng lên gần 20 % cho đến tháng thứ ba.

- Bị hấp dẫn bởi các màu chói ví dụ như màu vàng và màu đ mặc dù chúng chưa thể phân biệt rõ. Khi được 2 tháng, khả năng cảm nhận màu sắc ban đầu đã phát triển và trẻ có thể phân biệt được giữa các sự tương phản và các màu cơ bản như xanh, đ và vàng.

3.1.2  Phân nhóm đồ chơi được khuyến nghị

Các phân nhóm đồ chơi nêu tại Bảng 1 được khuyến nghị cho nhóm tuổi này như sau.

Bng 1 - Phân nhóm đồ chơi dành cho trẻ có tuổi bắt đầu từ khi sinh đến dưới 4 tháng tuổi

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô t và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

1.01

0 mo+

Lúc lắc và vòng

1.03

0 mo+

Đồ chơi động, có hoặc không có tiếng động - các đ chơi có hình dạng khác nhau được gắn phía trên giường cũi nằm ngoài tầm với của trẻ

1.47

0 mo+

Các hộp nhạc - đồ chơi được gắn vào giường cũi hoặc để gn giường cũi được vận hành bởi người lớn

1.04

2 mo+

Đồ chơi vận động gắn vào giường cũi và thảm chơi - các thảm có chức năng hoặc hoạt động đơn giản; phía trên có các đồ vật được treo đung đưa để cho trẻ với, chộp hoặc chạm vào

1.13

2 mo+

Búp bê hoặc con vật đơn gin - búp bê hoặc vật nhồi bông đơn gin, bằng vải hoặc nhung có hoặc không có quần áo và có các chi tiết gắn liền mà không thể tháo rời

1.05

3 mo+

Đồ chơi gn vào nôi và xe đy - các quả bóng, chi tiết gắn vào giường cũi, xe đy hoặc vỏ bao che (enclosure)

1.09

3 mo+

Đồ chơi bóp - làm bằng vật liệu mềm, có hoặc không có lúc lắc hoặc bộ phận phát tiếng động bên trong

1.25

3 mo+

Quả bóng và các vật có dạng hình khi, làm bng vải hoặc vt liệu mềm tương tự

CHÚ THÍCH: “mo” có nghĩa là “tháng”.

3.2  Trẻ có tuổi bắt đầu từ 4 tháng tuổi đến dưới 8 tháng tuổi

3.2.1  Đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của trẻ có tuổi bắt đầu từ 4 tháng tuổi đến dưới 8 tháng tuổi.

Thông thường, sự phát triển và hành vi dưới đây có thể quan sát được ở trẻ có tuổi bắt đầu từ 4 tháng tuổi đến dưới 8 tháng tuổi.

- Bị hấp dẫn bởi các yếu tố tác động đến giác quan và quan tâm nhiều hơn đến môi trường xung quanh. Đang trong giai đoạn mọc răng và có các vận động không chủ ý tự nhiên. Quá trình học hỏi vẫn diễn ra thông qua các giác quan, đặc biệt là miệng, và các phản xạ, bằng cách đồng hóa các phản ứng với các kích thích và cử động lp đi lặp lại.

- Tiếp tục phát triển thính giác và đã sử dụng khả năng thị giác và vận động để chơi với người khác. Có khả năng tương tác với đồ chơi và các đồ vật. Bắt đầu nhận thức về sự tồn tại và cố định của các đồ vật (đồ vật tiếp tục tồn tại ngay c khi không ở trong tầm nhìn). Biết bắt chước các hành động và điệu bộ đơn giản.

- Có khả năng xác định tốt v trí của tiếng động. Thích thú các trò chơi phát âm, nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại các âm tiết giống nhau, ví dụ như “mamama”, “papapa” khi được hơn 4 tháng tuổi. Bắt đầu tương tác với người lớn để phát triển trò chơi ngôn ngữ cùng với trẻ, trong đó các từ được nói lặp đi lặp lại. Biết thưng thức các bài hát và âm thanh. Từ 4 đến 6 tháng tuổi trẻ nhạy cảm hơn với âm thanh và phản ứng với những thay đổi về giọng nói và tiếng động.

- Sử dụng tay và chân để di chuyển, lăn người qua lại, tự đy người về phía trước và phía sau. Có khả năng ngồi yên ở trên sàn để chơi tốt hơn, bắt đầu tự ngồi một mình và bò từ 5 đến 6 tháng tuổi.

- Biết phối hợp giữa vận động tinh và vận động thô cũng như các vận động không có chủ ý của chân tay. Khả năng phối hợp các vận động tinh của bàn tay vẫn tiếp tục phát triển, vồ nắm các đồ vật bằng lòng bàn tay (nm đơn giản), vồ mạnh và mở rộng lòng bàn tay để với các đồ vật và có khả năng chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.

- Có sự phát triển tt các vận động như nắm, vồ, ấn, lắc, kéo và ném đồ vật lên sàn. Trẻ có thể làm ch được khả năng nắm và giữ khi được khoảng 6 tháng tuổi. Trẻ có khả năng lật những trang giấy dày nhưng vẫn còn vụng về.

- Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, khả năng thị giác và cảm nhận màu sắc của trẻ phát triển gần như của người lớn. Trẻ b hấp dẫn bởi màu đỏ, màu vàng và các mẫu in.

3.2.2  Phân nhóm đồ chơi được khuyến nghị

Các phân nhóm đồ chơi nêu tại Bảng 2 được khuyến nghị cho nhóm tuổi này như sau.

Bảng 2 - Phân nhóm đồ chơi dành cho trẻ có tuổi bắt đầu từ 4 tháng tuổi đến dưi 8 tháng tuổi

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô tả và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

1.02

4 mo+

Đồ chơi ngm khi mọc răng và vòng đ cắn

1.07

4 mo+

Bng trò chơi vận động - các bảng gắn vào giường cũi với nhiu chức năng chơi khác nhau như là các hình thù có màu sắc khác nhau, các gương bền va đập, các lúc lắc, nút ấn, chi tiết trượt theo rãnh, cánh cửa có thể m

1.11

4 mo+

Đồ chơi đ chơi khi tắm - các con thú, thuyền nhỏ hoặc các đ vt nổi

1.45

4 mo+

Bóng hoặc các hình trụ - bng vật liệu trong có th nhìn thấy đồ ở bên trong

1.17

5 mo+

Khối hình đơn giản, đồ chơi xếp lồng vào nhau và đồ chơi xếp chồng

1.12

6 mo+

Các quyển sách đơn giản làm bằng vải hoặc nhựa

1.20

6 mo+

Đồ chơi lăn kéo hoặc đẩy đơn giản (không có dây hoặc tay cầm) có thể phát ra âm thanh và/hoặc có ánh sáng màu - con vật hoặc xe cộ có bánh xe

1.48

6 mo+

Bảng bấm nút đơn gin hoặc đồ chơi cầm tay có các nút kích hoạt ánh sáng hoặc âm thanh

1.18

6 mo+

Bóng hoặc đ chơi có đường ray đơn giản

CHÚ THÍCH: “mo” có nghĩa là “tháng”.

3.3  Trẻ có tuổi bắt đầu từ 8 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi

3.3.1  Đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của trẻ có tuổi bắt đầu từ 8 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi

Thông thường, sự phát triển và hành vi dưới đây có thể quan sát được ở trẻ có tuổi bắt đầu từ 8 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi.

- Trẻ có thể cảm thấy lo lắng khi không có mặt cha (hoặc mẹ) hoặc khi có mặt người lạ. Trẻ bị hấp dẫn bởi các đồ vật đem lại sự thoải mái và cảm giác an toàn (chăn, đồ chơi bằng vải, v.v...). Bắt đầu phát triển các hành vi bắt chước và có khả năng nhận biết và bắt chước giọng nói, bài hát và âm thanh, có khả năng bắt chước bài hát và âm thanh sau một số lần lặp lại.

- Khi được 8 tháng tuổi trở lên, tiếng bi bô của trẻ gần giống với tiếng mẹ đẻ. Chúng bắt đầu bắt chước một số hành động gần gũi với việc sử dụng các vật liệu hoặc đồ chơi, như là đưa nôi một con búp bê (đây thưng là kiểu bắt chước đầu tiên) và hiểu được ý nghĩa của một số từ (hôn, tạm biệt và đến đây). Bắt đầu biết thể hiện bản thân qua các điệu bộ (như là xòe hoặc với tay khi chúng muốn thứ gì đó), tuy nhiên chúng vẫn chỉ nhận ra những thứ ở ngay trong tầm nhìn). Trong suốt thời gian này, chúng bắt đầu diễn đạt thành lời những từ đầu tiên và liên hệ với các hành động, nhưng chỉ giới hạn ở sự hiểu biết với môi trường xung quanh. Do đó, sự truyền đạt có chủ ý bằng lời nói và cử chỉ bắt đầu xuất hiện. Chúng vẫn bị hấp dẫn bởi các yếu tố kích thích giác quan.

- Bắt đầu biết liên hệ các đồ vật với mục đích sử dụng của chúng và có quan tâm đầy đủ hơn về sự tồn tại lâu dài của đồ vật (tiếp tục có ý thức về đồ vật ngay cả khi chúng ngoài tầm nhìn). Có khả năng m các trang sách dễ dàng hơn, hiểu được quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản và có nhận thức hơn về bn thân. Chúng bắt đầu có khái niệm về chiều cao và mối nguy hiểm khi bị ngã.

- Chúng có khả năng giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn, quan tâm đến sự chuyển động và di chuyển của các đồ vật (cân bằng, vận động), phân biệt tốt hơn và có khả năng di chuyển tốt hơn. Thích khám phá môi trường, biết bò và ngồi vững. Có thể đứng và đi những bước đầu tiên khi được hỗ trợ.

- Có thể kiểm soát các cơ và phối hợp vận động tinh tốt hơn. Khả năng cầm nắm ban đầu được phối hợp tốt hơn (giữ và cầm chặt) và có khả năng chơi với các dụng cụ bng ngón tay (thường bằng ngón trỏ). Sử dụng ngón trỏ để chỉ một đồ vật hoặc người.

- Có thể nắm đồng thời hai đồ vật, nhưng chưa thể phối hợp chúng với nhau. Có thể giữ yên đồ vật trong tay một thời gian dài, trẻ túm và đập đồ vật thường xuyên hơn. Chúng tập các kỹ năng vận động tinh bng cách vồ, kéo, đẩy, ấn, vỗ tay, vuốt ve, thúc bằng khuu tay, rung lắc và bôi vẽ nguệch ngoạc. Chúng có khả năng bôi vẽ nguệch ngoạc bằng bút sáp và bút dạ nhưng chưa có khả năng vẽ hoặc viết rõ ràng.

3.3.2  Phân nhóm đồ chơi được khuyến nghị

Các phân nhóm đồ chơi nêu tại Bảng 3 được khuyến nghị cho nhóm tuổi này như sau.

Bảng 3 - Phân nhóm đồ chơi dành cho trẻ có tuổi bắt đầu từ 8 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi

Phân nhóm

Tuổi bắt đầu

Mô tả và ví dụ về các đồ chơi phù hp

1.14

8 mo+

Các đồ chơi lật đật, đu đưa qua lại và đồ chơi ấn - đồ chơi các con số và các con vật đu đưa, chuyển động qua lại, được làm từ nhựa cứng hoặc được làm phồng, đồ chơi các con vật hoặc đồ vật ở trong, đồ chơi ấn quay các đồ vật trong một hộp kín

1.16

8 mo+

Các quyển sách có nhiu trang dày (thấp)

1.35

8 mo+

Vật liu mm có hình dạng khác nhau để xếp thành chồng

1.31

9 mo+

Đ chơi tập đi (đy phía trước) - đồ chơi có bánh xe, có sàn cứng và tay cầm để hỗ trợ cho trẻ mới tập đi

5.02

9 mo+

Búp bê, các con vật tưng tượng với các chi tiết không tháo rời ra được - búp bê thể hiện các nhân vật hoặc con vật hư cu

CHÚ THÍCH: “mo” có nghĩa là “tháng”.

3.4  Trẻ có tuổi bắt đầu từ 12 tháng tuổi đến dưới 18 tháng tuổi

3.4.1  Đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của trẻ có tuổi bắt đầu từ 12 tháng tuổi đến dưới 18 tháng tuổi.

Thông thưng, sự phát triển và hành vi dưới đây có thể quan sát được ở trẻ có tuổi bắt đầu từ 12 tháng tuổi đến dưới 18 tháng tuổi

- Có thể chưa có khả năng dùng hai chân luân phiên để đẩy các đồ chơi cưỡi, chưa biết sử dụng bàn đạp. Các đồ chơi cưỡi cho trẻ ở tuổi này chưa cần có cơ cu lái vì trẻ nhỏ mới biết đi chưa có khả năng sử dụng hiệu quả. Chúng có thể bắt chước các trò chơi thể thao theo cách vui chơi mà chưa có quy luật.

- Lớn chậm hơn và có nhiều các kỹ năng vận động thô và vận động tinh phát triển hơn. Các kỹ năng vận động tinh tiếp tục phát triển, nhưng sự khéo léo vẫn còn hạn chế. Tiếp tục phát triển khả năng phối hợp tay và mắt.

- Bắt đầu biết lựa chọn và giữ lại đồ chơi riêng cho mình. Có th nhớ các sự kiện đã xy ra và vẫn thích khám phá các đồ vật bằng tay và miệng. Sử dụng tất cả các giác quan đ khám phá thế giới. Có tư duy tượng hình đơn giản.

- Khi được khoảng 13 tháng tuổi, chúng bắt đầu hát một mình. Có sự phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, sử dụng nhiều lời nói hơn để làm phương thức truyền đạt và hiểu được ý nghĩa của một số từ. Phân biệt được âm thanh có nhịp điệu và lặp đi lặp lại. Thích nghe các câu truyện đơn giản và có thể liên hệ giữa các bức tranh với từ được nói.

- Mê thích các bài hát có liên hệ đến các bộ phận của cơ thể (ví dụ bài mười ngón tay xinh), biết thưởng thức các đồ chơi phát ra âm thanh có nhịp điệu và tìm hiểu cách chơi với các nhạc cụ. Nghe các câu vần và thơ, có thể di chuyển các đồ vật theo bản nhạc. Xem tivi và các phương tiện truyền thông khác và muốn xem đi xem lại cùng một chương trình.

- Càng ngày càng tò mò và thích các đồ vật mới. Tìm hiểu cách chơi là một hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này.

- Chúng bắt đầu thấy được sự khác nhau về kích thước, hình dáng và sự chuyển động của sự vật. Có khả năng ghép các hình đơn giản và bắt đầu nhn biết cách lắp các hình đơn giản như tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, v.v...với mục đích khám phá. Chúng có khả năng cảm nhận kết cấu bề mặt khác nhau.

- Có khả năng cầm nắm và mang các đồ chơi và đồ vật nhẹ. Ném và đá các quả bóng mềm và nhẹ.

- Thích các đồ chơi xe cộ nhỏ mà có thể đẩy. Thích ôtô đồ chơi có khoang hoặc khay để ch đồ chơi.

- Thích xoay vặn khóa và các núm dễ xoay. Cầm, giữ và chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia và thả ra có ch ý. Gi trang sách hoặc tạp chí (nhiều trang cùng một lúc), chú ý đến các hình ảnh nhưng chưa để ý đến chữ. Nhận biết được hình bị lộn ngược. Thích vẽ nguệch ngoạc và có thể chơi bột nặn và đất sét nặn với sự hỗ trợ của người lớn.

- Quan sát và bắt chước theo đứa trẻ khác và người lớn. Có khả năng giao tiếp xã hội tốt hơn nhưng vẫn lấy mình làm trung tâm. Biết giải quyết vấn đề bằng cách tự mò mẫm.

- Có khả năng đi tốt hơn nhưng vẫn chưa giữ được thăng bằng, các cơ bắp chưa phát triển hoàn thiện và vẫn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên từ khoảng 16 tháng tuổi phần lớn trẻ có thể đi và đứng vững. Bắt đầu khám phá môi trường xung quanh, bắt đầu đi và leo trèo được cầu thang bằng chân, trèo lên các đồ đạc, đồ chơi ngoài sân chơi, v.v... hiếm khi bị ngã trên các sàn nhẵn và phẳng; cảm nhận được chiều cao và mối nguy hiểm khi bị ngã và bắt đầu có các mối liên hệ về không gian.

- Khi được 18 tháng tuổi, trẻ có khả năng chạy và đứng trên đầu ngón chân mà không cần đỡ. Hoạt động nhiều hơn, bắt đầu biết nhún nhảy và nhảy lên bằng cả hai chân. Có thể lắc các phần của cơ thể một cách đơn giản.

3.4.2  Phân nhóm đồ chơi được khuyến nghị

Các phân nhóm đồ chơi nêu tại Bảng 4 được khuyến nghị cho nhóm tuổi này như sau.

Bảng 4 - Phân nhóm đồ chơi dành cho trẻ có tuổi bắt đầu từ 12 tháng tuổi đến dưới 18 tháng tuổi

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô tả và ví dụ về các đ chơi phù hp

1.23

12 mo+

Hộp, chậu, xô và đồ chứa - dùng đ chứa đựng đồ chơi

1.29

12 mo+

Con vật đ cưỡi bập bênh và ghế bập bênh - có kích thước phù hợp để trẻ ngồi và cưỡi

1.30

12 mo+

Đồ chơi đy có tay cầm dài cố định - đồ chơi đy (corn popper), đồ chơi xe đẩy (lawn mower)

1.33

12 mo+

Đ chơi cưỡi có bánh xe, xe ba bánh, không có bàn đp - đồ chơi có bánh không có bàn đạp, vận hành bằng chân của trẻ đy trên sàn

1.37

12 mo+

Đồ chơi có hạt đy trưt theo các vòng và đường cố định - mê lộ hoặc khung có hạt trượt

1.39

12 mo+

Hộp đồ chơi thả các khối hình với hình dạng và màu sắc khác nhau - hộp và đồ chơi mô hình xe cộ với các lỗ có hình dạng khác nhau mà ch cho các chi tiết có hình tương ứng lọt qua

1.41

12 mo+

Bộ đồ chơi dụng cụ, bộ đồ đập - các đồ chơi mô phỏng bộ đồ dành cho thợ mộc (ch với đồ chơi đập dành cho lứa tuổi này)

1.43

12 mo+

Đồ chơi vận hành bằng điện hoặc cơ - xe cộ, búp bê, con vật v.v.. làm bằng nhựa, kim loại, vải hoặc nhung, các chuyển động được vận hành bng lò xo hoặc pin

2.10

12 mo+

Quả bóng nh (bằng nhựa)

5.19

12 mo+

Đồ chơi có vô lăng - bắt chước hoạt động lái của xe ôtô, tàu thuyền, máy bay hoặc tàu vũ tr

6.25

12 mo+

Đồ chơi nhạc cụ - đồ chơi nhạc cụ đơn giản như piano, ghita, trống, bộ gõ, kèn hoặc các dng cụ khác

6.26

12 mo+

Bộ đồ chơi đơn giản - kết cấu cơ bản với từ ba đến năm hình chi tiết giới hạn

CHÚ THÍCH: “mo” có nghĩa là “tháng”.

3.5  Trẻ có tuổi bắt đầu từ 18 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi

3.5.1  Đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của trẻ có tuổi bắt đầu từ 18 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi.

Thông thường, sự phát triển và hành vi dưới đây có thể quan sát được ở trẻ có tuổi bắt đầu từ 18 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi

- Có nhiều kỹ năng vận động tinh tốt hơn và nhiều kỹ năng vận động thô, nhưng sự khéo léo vẫn còn hạn chế. Có thể lắp ghép một vài khối hình với nhau. Có thể gi các trang sách cẩn thận mà không làm rách, phân biệt được tên và chỉ ra các đồ vật quen thuộc trong các quyển sách. Hiểu các hình ảnh thể hiện của một câu chuyện và các hình ảnh của câu chuyện mà người lớn đọc. Vẫn còn phải dùng đến phương thức diễn đạt không bằng lời nói.

- Có hiểu biết về các hoạt động thông thường hàng ngày thông qua chuỗi các sự kiện, và bắt chước theo các hành động mà chúng quan sát được nhiều hơn. Bắt đầu biết thể hiện suy nghĩ và thể hiện các trò chơi hình tượng, trò chơi nhập vai người khác thông qua các hoạt động hàng ngày theo cách tự chơi (như đóng làm mẹ và chị gái, tự nói chuyện điện thoại, v.v...)

- Khi khoảng 20 tháng tuổi, chúng có thể vừa đi vừa cầm đồ vật trong tay và có thể lp và tháo rời các bộ phận với nhau (phương pháp lắp ráp đơn giản). Sử dụng các hình khối để tạo thành các kết cấu và nghĩ cách xoay chúng như một cách để giải trí. Có thể xâu các hạt lớn có lỗ xâu to qua một dây. Có thể vẽ các hình trìu tượng và các góc đơn giản.

- Cảm giác về không gian vẫn đang phát triển: “phía trước phía sau, “lên và “xuống”. Nhận biết các bộ phận cơ thể người. Thể hiện sự phát triển trí nhớ tốt hơn và có thể chơi với các đồ chơi đơn giản và các đồ chơi con thú nh. Học hi thông qua sự bắt chước và hiểu được dần dần mối liên hệ nguyên nhân - kết quả. Có các hành động có mục đích rõ ràng.

- Có khả năng đưa tay, chân (cánh tay) vào trong các khoảng trống lớn. Khám phá các hoạt động thể chất như giữ thăng bằng, chạy và nhảy. Có thể đi tốt nhưng vẫn chưa đạp được bàn đạp và lái các xe cộ một cách chính xác. Có thể kéo các loại xe. Có thể đi vững vàng, thăng bằng, chắc chắc và tự tin hơn. Có thể nhún nhảy, nhảy lên, chạy, quay đầu, v tay, đập chân, v.v...

- Có thể ấn các nút trên bàn phím (máy tính/máy tính bảng/điện thoại) và hiểu được mục đích của chúng. Có khả năng sử dụng các điều khiển (như điều khiển TV) và các thiết bị máy móc đơn giản khác. Nhận thức được việc người lớn sử dụng các thiết bị điện tử (như máy tính bảng, điện thoại thông minh, và máy tính).

- Có khái niệm giữ đồ chơi của mình; vẫn cho đồ chơi vào miệng nhưng ít hơn.

- Nói được nhiều từ và có thể hiểu cách sử dụng chúng trong các tình huống khác nhau và với ý nghĩa khác nhau dù chưa hiểu được hoàn toàn ý nghĩa của các từ đó. Bắt đầu tương tác nhiều hơn với người lớn với khả năng thể hiện các hội thoại ngắn và đơn giản. Thích nghe các bài hát trẻ con và lặp lại các bài đó với người ln. Bắt đầu biết đặt các cụm từ đơn (ví dụ baby, Nana). Đến khi được 24 tháng tuổi, trẻ có thể đặt các câu nhiều hơn ba từ (ví dụ em muốn ăn) và có thể trả lời câu hi “Cái gì đây ?

- Cho đến cuối giai đoạn này, nhận thức, cảm giác và sự hiểu biết phát triển nhiều hơn; trẻ có thể nhận biết sự khác nhau giữa các đồ vật thật và đồ chơi, tự chọn đồ chơi cho riêng mình bắt đầu thể hiện sở thích với các trò chơi xã hội nhưng vẫn còn tương tác ít và chúng vẫn chưa biết chia s đồ chơi của mình cho người khác.

- Biết chơi các trò chơi với cát và nước nhưng chưa nhận thức được nguy cơ bị chìm.

3.5.2  Phân nhóm đồ chơi được khuyến nghị

Các phân nhóm đồ chơi nêu tại Bảng 5 được khuyến ngh cho nhóm tuổi này như sau.

Bảng 5 - Phân nhóm đồ chơi dành cho tr có tuổi bắt đu từ 18 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi

Phân nhóm

Tuổi bắt đầu

Mô tả và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

1.27

18 mo+

Đồ chơi với cát và nước - xô, xẻng nhỏ, khuôn dùng đ chơi với cát và nước

3.07

18 mo+

Khung đồ chơi có các chi tiết cố định và các bánh răng được vn hành bằng cách vặn xoay hoặc tay quay

3.09

18 mo+

Khối xếp hình đơn giản có các phn chồng lên nhau có thể móc vào nhau hoặc không

3.13

18 mo+

Đồ chơi cơ học đơn giản - các mặt phẳng nghiêng đ trượt các đồ vật, đồ chơi vận hành bằng mái chèo, bánh xe và các phần khác sử dụng nước và/hoặc cát

4.08

18 mo+

Xe cộ thu nhỏ đơn giản, không có động cơ - ôtô, tàu ha, xe máy, xe tải, máy bay, tàu, thuyền và các loại khác

5.45

18 mo+

Búp bê đ mô phỏng các hoạt động chăm sóc (như tm và cho ăn) - búp bê mô phỏng các em bé, có hoặc không có tóc, có mắt đưc vẽ và không có tay và chân kiểu khớp nối

1.19

19 mo+

Đồ chơi kéo đy và đồ chơi lăn có dây hoặc tay cầm

1.21

19 mo+

Xe cút kít và xe cộ khác đ đổ đầy và x hết

CHÚ THÍCH: “mo” có nghĩa là “tháng.

3.6  Trẻ có tuổi bắt đầu từ 24 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi

3.6.1  Đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của trẻ có tuổi bắt đầu từ 24 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi.

Thông thường, sự phát triển và hành vi dưới đây có thể quan sát được ở trẻ có tuổi bắt đầu từ 24 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi.

- Thể hiện khả năng vận động thô cũng như khả năng vận động tinh và sức mạnh tốt hơn. Khéo léo hơn và có sự kết nối giữa các vận động và hoạt động nhận thức. Có thể ném, bắt và đá một quả bóng mà không bị ngã. Đi, chạy, nhảy, và giữ thăng bằng tốt.

- Có thể nhận biết các giai điệu đơn giản, các bản nhạc liên quan đến các hoạt động nhận thức khác như di chuyn, nhún nhảy và vỗ tay cùng một lúc. Thích các hoạt động sử dụng lời nói, đặc biệt là ca hát. Nhớ và lặp lại được các giai điệu và lời bài hát đơn giản. Hát các bài hát ưu thích, bài vần và thơ theo nhịp điệu của mình. Bị hấp dẫn bởi các âm thanh khác nhau của các nhạc cụ và có khả năng nhận biết được sự thay đổi âm lượng.

- Khả năng nhìn xa cũng như sự phối hợp tay-mắt vẫn tiếp tục phát triển. Chúng thường chưa thể phân biệt được chi tiết của các đồ vật ở gần.

- Học cách nhấn bàn đạp và có khả năng lái các xe cộ đồ chơi, thường sử dụng chân để phanh. Bị hấp dẫn bởi các khoảng không đóng kín (lỗ, hang, v.v...) và trò chơi nhập vai người khác. Thích môi trường xung quanh như bãi biển, công viên và sở thú.

- Gia tăng khả năng nhận biết các kết nối hình tượng (giữa thật với tưng tượng). Có khả năng tương tác với các con vật và khám phá đồ chơi để học những điều đơn giản.

- Đang ở giai đoạn cần thiết cho việc kiểm soát nhu động ruột. Đạt được khả năng kiểm soát cơ vòng hậu môn. Bắt đầu tập để không sử dụng bỉm.

- Thể hin sự chú ý trong khoảng thời gian ngắn. Thích các hoạt động vận động tự do và chơi một mình theo cách tự khám phá. Thích kết bạn và quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động xã hội và muốn chơi với người khác. Chưa hiểu về mục đích của các trò chơi có quy luật và chiến lược.

- Có khả năng lập luận, ghi nhớ, để ý và quan sát chi tiết tốt hơn. Có thể xếp các hình ghép đơn giản. Nhận biết các con số đơn giản có ít chi tiết. Có thể ghép các miếng nh và xếp chúng thành miếng lớn hơn thông qua việc quan sát các màu sắc, hình dáng và hình ảnh.

- Có khả năng vận động bàn tay và ngón tay tốt hơn với khả năng nắm giữ phối hợp nhiều hơn. Có khả năng chuyển động các ngón tay độc lập, thực hiện các vận động quay đơn giản nhưng chưa có sự phối hợp với các hoạt động khác, như đưa một cái vít vào trong lỗ hoặc gắn một đai ốc. Có thể xoay lò xo (lên đến hai vòng) bằng khóa có momen xoắn nh.

- Có thể chơi các trò chơi câu cá có cần gắn nam châm, di chuyển cần và lắp đồ vật vào trong một lỗ lớn. Có khả năng ấn các nút và xếp chồng các khối và hình khối mà không cần trợ giúp.

- Bắt đầu quan tâm đến chữ viết (chữ cái và từ), có khả năng vẽ các đường thẳng đứng và đường tròn (hình tròn và các đường chéo), có thể sử dụng kéo cắt. Có nhận thức tốt hơn về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

- Có thể ném và bắt bóng (ví dụ bắt một qu bóng mềm nhỏ bằng một tay và quả bóng to bằng hai tay) trong khi đang đứng. Có thể thích ngồi chơi hơn và biết nhắm và ném các vật vào đích.

- Quan tâm đến các thiết bị điện tử, nếu chúng là một phần của trò chơi. Nên sử dụng các trò chơi phần mềm yêu cầu các câu trả li đơn giản từ trẻ (bằng cách ấn một phím trên bàn phím/màn hình để trả lời). Sử dụng chuột máy tính vẫn còn hạn chế và vẫn gặp khó khăn để nhp chuột vào các biểu tượng nhỏ.

- Thích nghe lặp đi lặp lại các câu chuyện. Có thể trả lời và nhớ đ lặp lại sau đó. Thích có sách riêng của mình và giở các trang sách. Thích các quyển sách có hình xếp nổi và/hoặc các tranh vẽ ẩn dưới các khung hoặc ô. Có thể gọi tên các con số và một số bộ phận của cơ thể.

- Bắt đầu hiểu về mục đích của các con số và thứ tự số khi đếm các đồ vật, do đó trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của từ “hai. Biết các từ số nhiều, số lượng và sự nhận thức về các từ, cụm từ và câu tăng lên. Gọi được tên của người quen. Có thể nói chuyện với người lớn trong các tình huống đã biết nếu chúng thích chủ đề đó. Thường xuyên hi “Tại sao?. Sử dụng ngôn ngữ để nói cho mọi người biết, để hỏi và tương tác.

- Chủ động tham gia vào việc mặc, ci, tắm và ăn. Nhớ các sự kiện xảy ra trong quá khứ, tập trung khi nói chuyện và có thể hiểu được đến ba ch dẫn cùng một lúc. Vẫn học hi thông qua việc bắt chước và lặp lại. Thực hiện các bắt chước càng ngày càng chi tiết hơn.

- Biết làm trò, nghịch ngợm và biết đòi hỏi người khác. Hiểu được ý nghĩa “bên trong”, “bên ngoài, “lên và “xuống” và các khái niệm về thời gian, như “bây giờ” và “sau đó”. Vẫn bị hấp dẫn bởi các yếu tố tác động đến giác quan (khung cnh, âm thanh và tác động) và vẫn đưa một số đồ vật vào miệng.

- Có khả năng lái các đồ chơi xe cộ chạy bằng pin ở tốc độ thấp.

- Gần đến 3 tuổi trẻ có thể giữ được thăng bằng trên ván trượt, loại trừ ván trưt có một hàng bánh.

3.6.2  Phân nhóm đồ chơi được khuyến nghị

Các phân nhóm đồ chơi nêu tại Bảng 6 được khuyến nghị cho nhóm tuổi này như sau.

Bảng 6 - Phân nhóm đồ chơi dành cho trẻ có tuổi bắt đầu từ 24 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi

Phân nhóm

Tuổi bắt đầu

Mô tả và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

2.01

2 y+

Xe cộ có bàn đạp, scooter đy chân, xe đạp tập đi, xe thăng bằng - xe ba bánh, đồ chơi có bánh xe, xe cộ cố định có bàn đạp, xe có hai bánh nh không có bàn đạp vận hành bằng chân của trẻ

2.02

2 y+

Xe điện kích cỡ nhỏ - xe chạy bằng pin để trẻ tự lái

2.24

2 y+

Đồ chơi vận động sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời tại gia đình - đu có ch ngồi quây quanh trẻ và cầu trượt ngắn có vài bậc để trèo lên

2.26

2 y+

Bể bơi bằng chất dẻo hoặc xốp (có sự giám sát của người lớn)

3.03

2 y+

Xếp hình đơn giản và các phần phép trơn - bộ xếp hình lên đến 20 chi tiết lớn, có cạnh nhẵn và lắp không cần móc vào nhau, có thể có các chốt để ghép các hình với nhau trên các rãnh

3.10

2 y+

Đồ lắp ghép đơn giản - lắp ghép theo hình dáng, màu sắc hoặc hình vẽ

3.12

2 y+

Các khối hình được ghép/lp với nhau - các chi tiết lớn có kiu dáng xác định để tạo thành kết cấu/gắn chặt/lắp ráp theo hình hoc chủ đề

3.20

2 y+

Đồ chơi giáo dc - chữ cái và số đơn giản đ học

3.27

2 y+

Đ chơi máy tính, máy tính bảng và đồ chơi (game) cầm tay - các máy tính để chơi hi đáp đơn giản hoặc trò chơi xếp hình, có thể có nhiều thứ tiếng

5.03

2 y+

Búp bê mặc quần áo nhẹ, và búp bê thay được quần áo (loại trừ búp bê thời trang) - mắt có thể chuyển động, tay và chân có khớp nối, tóc giống như tóc thật, có các hoạt động như khóc, vận động của cơ thể, cười hoặc đi, dễ dàng mặc được quần áo và có các dụng cụ để bắt chước các hoạt động quen thuộc (chai, chăn v.v...)

5.09

2 y+

Đồ chơi đồ dùng để ăn, ấm và các đồ cho búp bê ăn

5.11

2 y+

Các bộ đồ chơi đơn gin - vật dụng trong gia đình, kích thước dành cho trẻ em, bếp đồ chơi, bộ đồ nấu ăn

5.13

2 y+

Thiết bị nghe nhìn bắt chước thiết bị thật - mô hình bằng nhựa bắt chước đài, đĩa CD, điện thoại, điện thoại di động, bộ karaoke và mic mà có thể có các chức năng giới hạn

5.15

2 y+

Đồ chơi thu nh các nhân vật đơn gin - con vật, người lính nhỏ, nhân vật làm bằng nhựa như vườn thú, siêu nhân, nhân vật tưng tượng/có thật và của các câu chuyện lịch s

5.21

2 y+

Trang phục, quần áo hóa trang và các phụ kiện bắt chước theo các huyền thoại và các chuyện kể - trang phục vừa với trẻ với các phụ kiện như mặt nạ, mũ và kiếm

5.29

2 y+

Các kết cấu mềm và cứng mà trẻ có th chơi ở bên trong - nhà, hang, pháo đài, lều rạp và các đường hầm

5.36

2 y+

Sách - có tính năng đặc biệt, như các hình ni, bức tranh n bên trong

5.37

2 y+

Thảm theo chủ đề dùng đ chơi - thảm dùng để chơi trên sàn có các thiết kế bắt chước các đô thị có đường phố.

6.19

2 y+

Vật liệu vẽ - bức tranh nghệ thuật, bút sáp lớn, phấn, bút có đầu đánh dấu trên bảng và sơn sử dụng bằng tay

CHÚ THÍCH: “y” có nghĩa là năm.

3.7  Trẻ có tuổi bắt đầu từ 3 tuổi đến dưới 4 tuổi

3.7.1  Đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của trẻ có tuổi bắt đầu từ 3 tuổi đến dưới 4 tuổi.

Thông thường, sự phát triển và hành vi dưới đây có thể quan sát được ở trẻ có tuổi bắt đầu từ 3 tuổi đến dưới 4 tuổi

- Có sự phối hợp phát triển hơn và các kỹ năng vận động tinh tốt hơn. Trẻ có khả năng thực hiện các động tác tay nhiều hơn so với trẻ nhỏ. Gặp khó khăn khi cầm các quân bài nhưng có khả năng ăn bằng đũa, thìa và dĩa mà không cần trợ giúp, cầm được các quả bóng và các đ vật nặng hơn và có thể ném và bắt chúng bằng c hai tay.

- Biết rửa tay, đánh răng, mặc quần áo và bắt đầu biết tự chăm sóc bản thân.

- Biết đi, chạy, nhún nhảy và đạp bàn đạp. Hát, nhảy và chơi với các nhạc cụ. Nói các từ ngộ nghĩnh, vô nghĩa và có nhịp điệu. Thích nghe đi nghe lại các bài hát, câu chuyện và xem đi xem lại các bộ phim và video. Thích các câu chuyện về gia đình và tự bịa các câu chuyện về chính mình. Nhớ, kể và lặp lại các sự kiện xảy ra trước đó và khi chúng không hiểu thì sẽ lặp lại chính xác những gì đã nói. Trẻ nói nhiều hơn. Làm theo các nhân vật yêu thích và nói lại những câu nói của các nhân vật này.

- Lái xe ba bánh và xe đạp có các bánh phụ và có khả năng đi patanh với các chuyển động còn hạn chế.

- Có khả năng lái xe chạy bằng pin ở tốc độ cao hơn.

- Có thể tập trung lâu hơn và thích các đồ chơi và trò chơi đơn giản (chữ và con số) mà có thể chơi dựa trên khả năng sáng tạo của trẻ. Chúng chưa có kinh nghiệm làm theo các hướng dẫn sử dụng và lắp ráp đồ chơi.

- Quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động không có quy luật.

- Có khả năng ngôn ngữ, sự phát triển từ vựng còn giới hạn và hiểu được những quy tắc ngữ pháp cơ bản. Trẻ có thể biết cách trình bày kỹ lưỡng, phức tạp hơn. Muốn đặt câu hỏi, thể hiện các thắc mắc và hi “Tại sao?. Hiểu về số lượng và có khả năng đặt tên cho hầu hết các đồ vật, hình ảnh, hình dạng, màu sắc và một vài con số quen thuộc.

- Quan tâm nhiều hơn về các hoạt động nhập vai ít phức tạp; học thông qua việc bắt chước các hiện tượng thực tế của cuộc sống.

- Có khả năng leo trèo lên đồ vật và đung đưa (lắc lư) mà không cần h trợ.

- Thích chơi với nước, đất sét và đất nặn.

- Thích chơi các đồ chơi kết cấu và có khả năng lắp ráp các kết cấu phức tạp hơn, biết hoán đổi và tháo lắp các chi tiết. Chơi một cách chính xác, thường là trò xếp chồng. Chúng chơi bằng cách tự mò mẫm. Bực bội khi không dễ dàng lắp được các khối xếp hình. Có thể dễ dàng xoay các lò xo, chìa khóa lớn, có momen nhỏ và có thể luồn dây qua các hạt to. Trẻ có thể sao chép lại các hình khối và hình dạng đơn giản. Tô màu, cắt và dán hình. Thích các hình phức tạp hơn và hay thích vẽ nguệch ngoạc lên các quyển sách.

- Thay vì thiếu kỹ năng vận động tinh để cài khuy và buộc dây, chúng có thể tự mặc một số quần áo đơn giản.

- Thích xe cộ đồ chơi và môi trường bên ngoài như bãi biển, công viên và s thú.

- Có kỹ năng vận động tinh để vận hành các thiết b điện tử, nhưng chưa có khả năng sử dụng với phần mềm và website. Có khả năng chơi với các sản phm phần mềm đơn giản (bấm phím để tr lời). Ở giai đoạn này trẻ có khả năng sử dụng các nút và cần điều khiển tốt hơn.

- Trẻ ci m hơn với các tương tác xã hội và chơi được với người khác mặc dù chúng chưa biết chơi theo quy luật. Chúng có thể hiểu nhiều hơn ba chỉ dẫn cùng một lúc. Chưa biết nhiều về các chiến lược chơi nhưng đã hiểu biết rõ về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Biết giải quyết các vấn đề về kích thước, thể tích, không gian và khối lượng, hiểu về khái niệm bằng nhau” và “khác nhau” nhưng có ít khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp hơn.

- Có sự phối hợp tay-mắt tốt hơn và bị hp dẫn bởi các hình đơn giản và màu sắc rực rỡ. Vì khả năng nhìn bằng hai mắt còn chưa phát triển, trẻ vẫn học cách phân biệt chi tiết.

- Có tính hài hước và bị hấp dẫn bởi các quảng cáo thương mại.

3.7.2  Phân nhóm đồ chơi được khuyến nghị

Các phân nhóm đồ chơi nêu tại Bảng 7 được khuyến nghị cho nhóm tuổi này như sau.

Bng 7 - Phân nhóm đồ chơi dành cho trẻ có tuổi bắt đầu từ 3 tuổi đến dưới 4 tuổi

Phân nhóm

Tui bt đầu

Mô t và ví dụ v các đồ chơi phù hp

2.03

3 y+

Xe đạp đồ chơi - xe hai bánh có hoặc không có bánh phụ đ giữ thăng bằng

2.06

3 y+

Giày trượt patanh (trừ loại có một hàng bánh xe) - giày trượt có bánh xe không theo một hướng (thẳng hàng)

2.08

3 y+

Đồ chơi thi bóng xà phòng - đồ chơi có thể thi bong bóng

2.09

3 y+

Bowling, trò chơi với bóng “bocce”, trò chơi thả vòng - bộ bowling bằng nhựa hoặc gỗ, vòng để ném

2.11

3 y+

Phiên bản đồ chơi của các thiết bị th thao bắt chước dụng cụ thể thao thật - bóng rổ, golf, tennis, cầu lông, vợt đánh bóng bãi biển

2.14

3 y+

Trò chơi ném các đồ vật vào đích

2.23

3 y+

Đồ chơi vận động tại gia đình chơi trong nhà và ngoài trời - xe trượt, xe kéo, đu với ghế để h, cầu trượt cao hơn có nhiều bậc, thang trèo hoặc bập bênh

2.27

3 y+

Thảm điện tử đơn giản - đ làm theo các mô hình, đánh nhạc, đ học các điệu nhảy đơn giản

3.11

3 y+

Bộ đồ xếp hình, xây nhà hoặc xây dựng - các chi tiết có hình dạng khác nhau có thể lắp khít hoặc gắn chặt với nhau

3.21

3 y+

Đồ chơi và trò chơi quan sát và suy luận - trò chơi ghi nhớ, trò chơi cơ hội, trò chơi bảng không có chiến lược

3.23

3 y+

Đồ chơi giáo dục - khái niệm về số lượng, kích cỡ, th tích, khối lượng, khoảng trống và hình dạng, học về thời gian

4.09

3 y+

Xe cộ chạy bằng cơ hoặc điện mô phỏng loại của người lớn (xe con chy bằng lò xo hoặc pin, xe tải, máy bay, tàu thủy)

4.17

3 y+

Xe cộ và máy móc không có động cơ mô phỏng loại của ngưi ln (chi tiết và theo đúng t lệ) - xe tải, máy bay, tàu thủy, đơn giản và nhẹ, làm bằng nhựa hoặc gỗ có thể chạy hoặc không chy theo đường ray

4.19

3 y+

Đồ chơi và đồ vật có th biến hình đơn gin - đồ chơi có các phần có thể lấy ra để biến đổi từ nhân vật này thành nhân vật khác

4.21

3 y+

Robot có chuyn động hoặc điều khin đơn giản

5.07

3 y+

Giường, cũi hoặc đồ đạc dùng cho búp bê, bắt chước phiên bản thật

5.12

3 y+

Thiết b gia dụng ở kích cỡ nh giống như thật nhưng không có chức năng thật - máy may, bàn là, máy xay, máy trộn và các thiết bị khác

5.17

3 y+

Nhân vật có các bộ phận khớp ni với các phụ kiện giới hn - các nhân vật có thể thay đổi tư thế có khớp nối tay chân đầu chuyển động được và cơ cấu đơn giản để mô phng các anh hùng, chiến binh, nhân vật hư cấu hoặc nhân vật của các câu chuyện và trận đánh tưởng tượng

5.23

3 y+

Đồ vật mô phỏng các hoạt động trong gia đình và hot động nghề nghiệp - đ vật giữ nhà, dụng cụ cơ khí và làm mộc, đ dùng của bác sỹ, y tá, cảnh sát, mũ và vật dụng của lính cứu hỏa

5.25

3 y+

Đồ làm đẹp cho búp bê - mỹ phẩm, quần áo, trang phục giày cao gót và các túi nh

5.27

3 y+

Đồ chơi cứng hoặc mềm mà trẻ có th chui vào với phụ tùng kèm theo có kích cỡ dành cho trẻ em - các quy bán hàng, phòng bưu điện

5.35

3 y+

Bộ đồ chơi mô phỏng các khu vực ở thành ph hoặc nông thôn - nhà hàng, ngân hàng, trạm bơm gas, chỗ đỗ xe, đồn cảnh sát, trường hoặc và phòng học, ga tầu hỏa và metro, bệnh viện, sân bay, trạm xe buýt, sở thú, quầy bán hàng rau quả và đồ uống, tòa nhà, nông trại và các đồ chơi khác mô phỏng các vùng và khu vực

5.39

3 y+

Nhà và phụ kiện ca búp bê - nhà có nhiều phòng và đồ đạc bắt chước như bếp, phòng ngủ và phòng ăn v.v...

5.41

3 y+

Búp bê thời trang và phụ kiện - búp bê thời trang bộ phận cơ th có khớp nối và phụ kiện thời trang của chúng như đồ đạc, đồ dùng cá nhân, thiết bị thể thao và các đ vật khác

6.05

3 y+

Đồ chơi dành cho các hoạt động sáng tạo - giấy màu, bảng xp hoặc thanh nhựa để tạo hình, các chi tiết có nam châm để tạo hình

6.06

3 y+

Hình dán hoặc sơn lên cơ th trẻ - mỹ phm, hình xăm lên da và hình dán móng tay chân

6.09

3 y+

Đồ chơi luồn hạt và đồ thủ công - luồn các hạt vào sợi dây hoặc dây chun, v.v...

6.18

3 y+

Bộ đồ vẽ - vật liệu có chi tiết, các mẫu và khuôn đ tô vẽ, hộp sáp màu lớn, bút chì, bút đánh dấu và màu nước

6.23

3 y+

Đất nặn (bằng tay) và tạo hình (có khuôn kèm theo) - đất nặn bằng tay và mẫu khuôn đất nặn hoặc bột nhão, dụng cụ để tạo hình với bột nhão

6.29

Các con rối và sân khấu đơn giản - làm bng gỗ, nhựa hoặc vải có mắt không chuyn động và phụ kiện có thể tháo rời

CHÚ THÍCH: “y” có nghĩa là năm.

3.8  Trẻ có tuổi bắt đầu từ 4 tuổi đến dưới 6 tuổi

3.8.1  Đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của trẻ có tuổi bắt đầu từ 4 tuổi đến dưới 6 tuổi

Thông thường, sự phát triển và hành vi dưới đây có thể quan sát được ở trẻ có tuổi bắt đầu từ 4 tuổi đến dưới 6 tuổi

- Có khả năng phối hợp các vận động lớn và nhỏ, thể hiện sự khéo léo và sức mạnh vừa phải. Phối hợp vận động tốt, vừa có tốc độ và nhanh nhẹn. Hầu hết trẻ em đến 5 tuổi có thể giữ thăng bằng và phối hợp để sử dụng xe scooter và xe đạp hai bánh mà không cần các bánh phụ. Có khả năng sử dụng phanh chân. Bắt đầu sử dụng giày trượt và scooter đy chân. Chúng có khả năng chơi các trò chơi có các bộ phận giữ thăng bằng.

- Chơi các hoạt động nhập vai có tính phức tạp từ trung bình đến cao và trong thời gian dài hơn, bắt chước hành động của người lớn và bắt chước một cách chủ động. Thích các vật liệu thật để sáng tạo và thích các câu chuyện có thật. Phát triển và duy trì các quan hệ bạn bè thân thiết và chứng t khả năng đóng kịch tốt.

- Ném đồ vật với lực mạnh hơn và có thể dùng gậy hoặc vợt để đánh vào đồ vật. Có thể vừa đá bóng vừa di chuyển và làm bóng nảy được ở trên sàn.

- Có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn và có một số nhận thức về quy luật. Quan tâm nhiều hơn đến các trò chơi, phát triển khả năng tương tác với người chơi khác. Tập trung để hoàn thiện các trò xếp hình trong thời gian tính bằng phút. Biết chơi một cách hệ thống và biết cách lập chiến lược đ chơi. Tập trung tối đa trong 20 phút với trẻ 4 tuổi và 40 phút với trẻ 5 tuổi.

- Thích chơi với trẻ cùng giới tính. Có sự khác biệt rõ rệt về mối quan tâm giữa các giới tính khác nhau.

- Biết cách kiểm soát giọng nói tốt hơn và có khả năng hát cùng với người khác. Thích đánh nhịp theo nhạc và có khả năng đi hoặc diễu hành theo nhịp nhạc. Nhún nhảy khi tự mặc quần áo, bịa đặt các bài hát và có thể nhảy múa để diễn các v kịch. Quan tâm đến các thể loại âm nhạc và có khả năng đánh các nốt nhạc đơn giản.

- Đến 5 tuổi, có thể chơi các bài hát đơn giản bằng các nhạc cụ. Cảm nhận được các giai điệu và có thể lặp lại. Có thể học thuộc các từ theo giai điệu nhưng vẫn chưa có khả năng làm theo đúng nhịp. Thể hiện các ý tưng âm nhạc theo nhiều cách khác nhau. Thích các giai điệu có ch đề, có khả năng chơi các trò chơi hát và đọc thơ. Thích tr lời câu hi trên các chương trình hỏi đáp trên tivi.

- Ở tuổi lên 4, có thể vẽ các nhân vật người có đến bảy bộ phận của cơ thể, và đến chín bộ phận của cơ thể ở tuổi lên 5. Có khả năng sao chép lại các hình khối, chữ cái và con số.

- Có thể thực hiện hầu hết các thao tác đơn giản làm bằng tay, và có thể cắt dọc theo một đường thẳng. Việc tạo thành các tác phẩm nghệ thuật lúc này làm chúng thích thú và đáp ứng được kỳ vọng của chúng.

- Cầm các đồ vật giống như khả năng của người lớn, có thể cầm được 4 tấm thẻ cùng một lúc. Có khả năng xử lý các chi tiết nhỏ và phức tạp.

- Hiểu được các khái niệm về thời gian “ngày hôm qua”, hôm nay”, “ngày mai”, ”sau đó”, lát nữa”, bây giờ” và ngay lập tức”. Biết sắp xếp các sự kiện theo thời gian. Nói với một hoặc nhiều người cùng một lúc về các sự kiện đã qua và trừu tượng.

- Khả năng phối hợp mắt-tay đã phát triển. Bắt đầu làm chủ được các thiết bị điện t và hiểu được các sản phẩm phần mềm. Biết tìm kiếm trên Internet nhưng chỉ vào từng trang một. Sử dụng chuột máy tính chính xác hơn. Thích các trò chơi game cầm tay và bàn phím để nhập các dữ liệu đơn giản.

- Bắt đầu giai đoạn xây dựng hệ thống các chữ cái, biết đọc và viết nhưng chưa thực sự hoàn thiện. Nói không ngớt. Kể chuyện và sáng tạo các v kịch. Khi được 5 tuổi, chúng ứng khẩu tốt hơn nhưng vẫn còn gặp khó khăn khi đọc. Sử dụng từ ngữ, tự đọc các câu chuyện càng ngày càng phức tạp hơn.

- Sáng tạo các kết cấu phức tạp và hoàn chỉnh hơn từ các khối hình và chi tiết. Có khả năng lên dây cót bằng các khóa nhỏ và trung bình, có momen xoắn nhỏ đến trung bình.

- Có thể làm theo các hướng dẫn phức tạp hơn để lồng các hạt kích thước khác nhau vào dây và có thể sáng tạo các chuỗi đơn giản từ các hướng dẫn phức tạp.

- Tự tin hơn khi ở dưới nước và có thể học bơi, quan tâm đến việc chơi các môn thể thao và nhảy múa (như bóng đá, bơi lội, múa ba lê, võ judo, v.v...)

3.8.2  Phân nhóm đồ chơi được khuyến nghị

Các phân nhóm đồ chơi nêu tại Bảng 8 được khuyến nghị cho nhóm tuổi này như sau.

Bng 8 - Phân nhóm đồ chơi dành cho trẻ có tuổi bắt đầu từ 4 tuổi đến dưới 6 tuổi

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô tả và ví dụ v các đồ chơi phù hợp

2.13

4 y+

Trò chơi nhảy lò cò và vượt chướng ngại vật đơn giản

2.16

4 y+

Con quay không có dây

2.17

4 y+

Gậy tập đi cà kheo (loại thấp), vòng lắc, vòng đ thăng bằng trên một thanh

2.25

4 y+

Đồ chơi dưới nước - thuyền, đồ chơi ni (vật ni hình con vật/nhân vật, thuyền)

3.01

4 y+

Đồ chơi xếp hình đơn giản - từ 20 đến 150 chi tiết

3.19

4 y+

Đồ chơi và trò chơi hi đáp (hình ảnh) - ghép hình

3.25

4 y+

Trò chơi logic và toán học - sắp xếp logic, sp xếp theo thời gian

4.03

4 y+

Thiết bị nghe nhìn với các chức năng thật - đồ chơi phương tiện nghe nhìn di động, bộ karaoke và microphone

4.11

4 y+

Xe cộ có điều khiển từ xa phức tạp đa chức năng và đa hướng - ôtô, xe tải, tàu chuyn động bằng điều khiển từ xa, radio hoặc điều khiển bằng hồng ngoại, hoặc cách khác

5.38

4 y+

Các thẻ, hình dán và album đ sưu tầm - dùng đ chơi

6.03

4 y+

Hình dán với hình ảnh các con vật, nhân vật, mẫu thiết kế, chữ cái, v.v... để dán

6.10

4 y+

Đồ chơi bóc và dán

6.20

4 y+

Bộ đồ vẽ bằng màu nước - có chi lông và phụ kiện hoặc vải vẽ

6.21

4 y+

Bộ đồ vẽ - đồ chơi có nền bằng vải, giấy hoặc nhựa đ vẽ, tô màu và/hoặc ty. Các đồ chơi kiểu “vết thần kỳ”, đồ chơi để chép lại hoặc bắt chước một bức vẽ, bộ đồ có bng viết, bảng đen hoặc bảng có thanh trưt

6.27

4 y+

Nhạc cụ điện t - phím thật và phím chức năng, ghi ta điện t, trống điện tử

7.01

4 y+

Trò chơi th đơn giản - trò chơi thẻ đơn giản, bàn thẻ đ chơi trong gia đình

7.04

4 y+

Trò chơi đồng đội - trò chơi bảng đ dạy chơi theo nhóm chủ yếu để chơi mà không thi đấu

7.07

4 y+

Trò chơi bàn có đường đi - trò chơi bàn có đường đi, sử dụng các con xúc xắc hoc quay số để chỉ ra số nước đi

7.09

4 y+

Trò chơi xã hội dành cho trẻ nh - nhiều người chơi với mức độ khó vừa phải

7.13

4 y+

Trò chơi kỹ năng và trò chơi điện tử - trò chơi video, trò chơi cầm tay, đồ chơi mô phỏng cuộc sống thật bởi các nhân vật ảo (thần thoi)

2.07

5 y+

Đồ vật bay - diều, boomerang, máy bay đơn giản (có dây cao su)

2.20

5 y+

Dây nhảy

3.22

5 y+

Trò chơi học về thời gian - đồng hồ, lịch, và đồ chơi đánh dấu về giờ, ngày và tháng

4.01

5 y+

B đồ chơi bộ đàm và điện thoại đ liên lạc

4.06

5 y+

Đ dùng gia đình với chức năng thật đưc giới hạn - máy may, máy nổ ngô, máy trộn, máy làm kem, máy làm kẹo bông

CHÚ THÍCH: Không phải tất cả các thiết bị đều phù hợp với lứa tuổi này, đặc biệt là các đồ chơi nối với nguồn điện hoặc có chức năng đun nóng.

4.07

5 y+

Mô hình xe cộ thật quy mô chi tiết và/hoặc thật hơn - gồm các bộ phận như cửa, ca pô và thùng xe có thể đóng m

6.01

5 y+

Đồ chơi ghép hình theo mẫu - các chi tiết hình học bằng g hoặc nhựa, có màu để tạo thành các mẫu hoặc hình ảnh

6.24

5 y+

Tạo hình bằng đt nặn dẻo và cát nặn

7.05

5 y+

Trò chơi cơ hội - xúc xắc, búng đồng xu, bingo, đánh bài.

7.11

5 y+

Trò chơi kỹ năng và khéo léo - trò chơi với các phần thăng bằng, bắt giữ, nhắm vào đích giữa nhiều người với nhau và yêu cầu các phn ứng nhanh và khéo léo

7.15

5 y+

Trò chơi suy luận và chiến lưc đơn giản - cờ đam (checker), trò chơi thẻ mua hàng, domino và các trò tương tự

CHÚ THÍCH: y có nghĩa là năm.

3.9  Trẻ có tuổi bắt đầu từ 6 tuổi đến dưới 8 tuổi

3.9.1  Đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của trẻ có tuổi bắt đầu từ 6 tuổi đến dưới 8 tuổi

Thông thường, sự phát triển và hành vi dưới đây có thể quan sát được ở trẻ có tuổi bắt đầu từ 6 tuổi đến dưới 8 tui

- Thể hiện sự khéo léo, sức mạnh và các kỹ năng vận động thô từ trung bình đến cao. Có thể chất mạnh khỏe, nghị lực và có thể chơi cho đến khi mệt lử.

- Thể hiện các giai đoạn thay đổi hành vi và tính khí do trẻ đang tiếp tục phát triển ý thức độc lập, ví dụ trong việc lựa chọn đồ ăn, đồ mặc và các nhu cầu sinh lý khác. Trẻ cũng bắt đầu có nhu cầu về quần áo và trang phục cũng như các đồ dùng bắt chước người lớn.

- Phát triển tư duy trừu tượng và có thể phân biệt tốt hơn giữa thực tế và tưởng tượng. Hiểu được ý nghĩa của các biểu tượng và ký hiệu. Mặc dù chúng cảm nhận được về trò chơi đóng giả có kết cấu và có mục đích, chúng vẫn quan tâm nhiều đến các sự kiện thực tế xảy ra xung quanh.

- Thể hiện khả năng giải quyết vấn đề ở mức trung bình. Có kỹ năng suy luận phát triển và có thể sử dụng các đồ chơi phức tạp hơn. Có thể sử dụng các bản đồ đ chỉ dẫn trong khi chơi và tập trung nhiều hơn vào các hoạt động mà chúng ưu thích.

- Có nhận thức về việc đọc và viết với các vốn từ phong phú hơn. Kỹ năng đọc và tính toán phát triển trong giai đoạn này. Có kinh nghiệm làm theo các hướng dẫn để sử dụng và lắp ghép đồ chơi và các chiến thuật của trò chơi, nhưng vẫn gặp một số khó khăn khi đọc và lĩnh hội chúng.

- Quan tâm đến sự có mặt của những người chơi khác. Chúng quan tâm đến các trò chơi trong các hoạt động thể thao, giải trí và mạo hiểm và thích sưu tầm các đồ vật.

- Có thể bắt và đá các quả bóng nh. Ném bóng xuống sàn với lực mạnh. Chúng có thể sử dụng các dụng cụ tập thể thao như vòng và khung lò xo.

- Khi đến 8 tuổi, trẻ có khả năng lắp các bộ đồ lắp ráp (loại kỹ thuật), nhưng vẫn chưa có hiểu biết kinh nghiệm về chức năng của các vật phóng tốc độ cao (như bộ đồ chơi tên la). Bt đầu lại các hoạt động chưa hoàn thiện và thích các bộ đồ thực tế dựa trên các đồ vật và các bộ phim có chi tiết phức tạp. Chúng có khả năng lắp ghép các bộ xếp hình theo cách có hệ thống đến khi hoàn thành. Thể hiện khả năng tháo lắp các chi tiết và hầu như không gặp khó khăn khi thao tác với các chi tiết nh.

- Rất thành thạo với các máy móc điện tử và muốn nghe các thiết bị âm thanh thật. Thích nghe CD/DVD, sách audio, video, phim, chương trình TV và các video clip. Xem các chương trình thám hiểm, phim hài và các v kịch với các nhân vật ở cùng lứa tuổi của chúng. Một số lượng lớn trẻ từ 6 tuổi đến 8 tuổi sử dụng Internet.

- Ở tuổi thứ 7 và 8, trẻ quan tâm đến các trò chơi và thể thao đối kháng. Chúng rất muốn tham gia thành một phần của nhóm, yêu thích hòa nhập với xã hội. Chúng có thể rất biết tự đánh giá bản thân.

- Thể hiện những thay đổi trong sở thích âm nhạc và có khả năng nhảy nghệ thuật. Nhớ lời các bài hát và giai điệu của bài hát và thích khiêu vũ.

- Trải nghiệm và thể hiện nhiều hơn các hoạt động của người lớn thông qua các môn nghệ thuật. Quan tâm đến nghề thợ mộc và may vá. Có thể may quần áo cho búp bê và các con rối (bằng các kim to). Thích đeo các phụ kiện quần áo đơn giản và thích các hoạt động sử dụng đồ gốm s và chụp ảnh.

- Có thể cầm được nhiều tấm th cùng lúc và có thể sử dụng đồng thời cả hai tay. Có thể lên dây cót bằng chìa nh có momen xoắn thấp và sử dụng phanh tay.

- Quan tâm nhiều hơn đến cơ thể của mình và sự khác biệt về giới tính và duy trì sự gắn kết tốt với thành viên khác giới trong gia đình. Quan tâm nhiều hơn về sự khác nhau và tò mò về cơ thể của người khác giới.

- Khả năng thưởng thức âm nhạc phát triển. Trẻ quan tâm thực chất hơn đến các bài học âm nhạc. Đọc và hát theo các bản nhạc. Chơi các nhạc cụ thật và có thể hát đồng ca và nhóm. Từ 8 tuổi tr lên, trẻ có thể sáng tác các bản nhạc.

3.9.2  Phân nhóm đ chơi được khuyến nghị

Các phân nhóm đồ chơi nêu tại Bảng 9 được khuyến nghị cho nhóm tuổi này như sau.

Bảng 9 - Phân nhóm đồ chơi dành cho trẻ có tuổi bắt đầu từ 6 tuổi đến dưới 8 tuổi

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô tả và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

2.05

6 y+

Giày trượt, xe scooter hai bánh và giày trượt có một hàng bánh xe

2.18

6 y+

Yo-yos và con quay có dây

2.19

6 y+

Bộ golf mini, cricket, bi lắc, bóng bàn và các trò chơi tương tự

3.24

6 y+

Trò chơi học đánh vần và các con số (thưng chơi một người) - đoán từ, tìm từ, sudoku

3.26

6 y+

Trò chơi với các phép toán - gồm c phân số

4.13

6 y+

Xe cộ và máy móc vận hành phức tạp bằng cơ hoặc bằng điện - thiết bị xây dựng, xe có thùng lật được, cần trục/xe nâng

4.15

6 y+

Đường ray cho xe ôtô điện, tàu ha và chi tiết đi kèm - các đường ray chạy tự động, đường ray tàu hỏa, vòng chạy phức tạp có hoặc không có chi tiết đi kèm, như sân ga, đường hầm, chướng ngại vật, đường chạy có cnh vật, xe cộ, v.v....

6.07

6 y+

Bộ đồ th công như vòng thêu, bộ kim khâu hoặc dụng cụ may vá khác

6.13

6 y+

Bộ đất sét hoặc gốm đ nặn

7.16

6 y+

Trò chơi có chiến lược và suy luận - cờ vua, trò chơi bàn yêu cầu phải có chiến lược

7.21

6 y+

Trò chơi số và chữ cái (thường nhiều người chơi) - trò chơi yêu cầu sự sáng tạo hoặc khám phá các từ hoặc số ẩn

7.25

6 y+

Bộ sưu tập các trò chơi - các hộp có các trò chơi khác nhau

2.22

7 y+

Thảm nhảy điện t - dùng đ bắt đầu học nhảy và thực hiện các bước khiêu vũ phức tạp

3.05

7 y+

Đồ chơi xếp hình - bao gồm từ 150 đến 500 miếng

3.15

7 y+

Đồ chơi bao gồm hoặc chứng minh các quy luật vt lý cơ bản

6.15

7 y+

Đồ chơi xếp gấp - nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản (origami)

7.03

7 y+

Trò chơi gia đình xã hội - trò chơi gồm nhiều người chơi có quy tắc chơi, có thể yêu cầu biết trước hoặc không cần biết trước v ch đề hỗn hợp từ mức độ hiểu biết trung bình đến khó

7.09

7 y+

Trò chơi kiến thức chung - trò chơi gồm các kiến thức về các lĩnh vực khác nhau

7.23

7 y+

Bộ đồ chơi ảo thuật

CHÚ THÍCH: y có nghĩa là năm”.

3.10  Trẻ có tuổi bắt đầu từ 8 tuổi đến dưới 14 tuổi

3.10.1  Đặc điểm liên quan đến sự phát triển vận động, nhận thức và hành vi của trẻ có tuổi bắt đầu từ 8 tuổi đến dưới 14 tuổi

Thông thưng, sự phát triển và hành vi dưới đây có thể quan sát được ở trẻ có tuổi bắt đầu từ 8 tuổi đến dưới 14 tuổi.

- Thực hiện các hoạt động nhập vai có trọng tâm và có kết cấu hơn. Lên dây cót bng các chìa khóa nh có mô-men lớn, biết chuyển số. Trẻ em trai và trẻ em gái có quan điểm cá nhân, tính cách và sự quan tâm khác nhau. Trẻ em gái phát triển hơn trẻ em trai.

- Ở tuổi lên 9, trẻ có tính thực tế, trách nhiệm, tự nhận thức, có tính cạnh tranh và có quan tâm đến lý lịch, lịch sử và các văn hóa khác.

- Thể hiện khả năng khéo léo, sức mạnh và các kỹ năng vận động thô và tinh cao. Có sự phối hợp mắt-tay tốt và phản xạ vận động nhanh. Quan tâm đến việc sưu tầm các đồ vật và thích các trò chơi xã hội có nhiều người cùng tham gia. Có khả năng thực hiện các thí nghiệm khoa học và sử dụng hiểu biết khoa học đ chơi các trò chơi. Quan tâm đến nguồn gốc của các trò chơi, có thể chơi trong một vài ngày và thích các trò chơi phức tạp trong thời gian dài.

- Ở tuổi lên 10, chúng bắt đầu có kinh nghiệm với các việc mà chúng có thể học, đọc, và thu thập. Thích học và ghi nhớ các hiện tượng thực tế.

- Ở tuổi 11, đã xác định rõ những chủ đề mình quan tâm.

- Có thể nhớ lời các bài hát rất tốt. Đọc bài hát và bản nhạc rất tốt, tiếp tục thích các ngẫu hứng âm nhạc và có khả năng hòa âm và hát theo nhóm và hợp xướng.

- Ở tuổi 12, suy nghĩ người lớn hơn và có khả năng khái quát hóa và đưa ra giả định lý thuyết. Phát triển kỹ năng sắp xếp thứ tự của các đồ vật phóng, nhưng nhận thức về các rủi ro có thể có từ các vật phóng chưa hoàn thiện trước tuổi 12. Có khả năng hiểu và thực hiện theo các hướng dẫn và chiến lược phức tạp của trò chơi. Trẻ có thể không thích đọc gì. Các quyển sách nh là các quyển sách được cân nhắc cho trẻ ở lứa tuổi này.

- Quan tâm đến các vấn đề người lớn như chiến tranh, hẹn hò và thời trang. Có quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động xã hội và các quan hệ thân thiết, gần gũi. Có thể thực hiện các biểu diễn có kết cấu lâu hơn, phức tạp hơn.

- Có khả năng chơi thể thao và thành thạo các môn thể thao của người lớn, có thể theo được các đào tạo về kỹ thuật, thích các hoạt động rèn luyện thể lực và sử dụng các dụng cụ tập thể thao. Muốn thể hiện sức mạnh, khả năng và tốc độ so với người khác. Thích các hoạt động giải trí có tổ chức, sử dụng giày trượt, xe scooter, ván trượt và xe đạp địa hình.

- Có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, sắp xếp các hình xếp phức tạp theo một cách hệ thống, có thể vẽ và tham gia các loại hình nghệ thuật đòi hỏi chi tiết cao hơn.

- Rt quan tâm đến trang phục, quần áo và khẳng định bản thân kỹ lưỡng hơn. Có thể trang điểm kỹ càng hơn.

3.10.2  Phân nhóm đã chơi được khuyến nghị

Các phân nhóm đồ chơi nêu tại Bảng 10 được khuyến nghị cho nhóm tuổi này như sau.

Bng 10 - Phân nhóm đồ chơi dành cho trẻ có tuổi bắt đầu từ 8 tuổi đến dưới 14 tuổi

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô tả và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

6.11

8 y+

Chạm khắc và trang trí kim loại với các chi tiết từ đơn giản đến phức tạp

6.17

8 y+

Đồ chơi mô hình, kỹ thuật - máy bay, tàu thủy, ô tô và môtô có các chi tiết lắp ráp

3.17

9 y+

Bộ đồ thực nghiệm và thực hành khoa học - bộ đồ chơi hóa học, chi tiết bộ phận cơ thể người, bộ đồ vật liệu hữu cơ, pha lê, bộ mẫu cây, kính hiển vi, nhà

7.17

9 y+

Trò chơi mô phỏng, chinh phục và nhập vai - các trò chơi mô phỏng, chinh phục và giành được, theo kiểu nhập vai, trong đó người chơi phải đưa ra quyết định khi xem xét các tình huống và s dụng các chiến lược riêng để chinh phục các lãnh thổ, giành được của cải hoặc đất đai, xây dựng các thành phố, quyết định chức vị cho các nhân vật để thay đi câu truyện

CHÚ THÍCH: y có nghĩa là “năm”.

Phụ lục A

(tham khảo)

Hệ thống phân loại đồ chơi, mô tả các nhóm và phân nhóm đồ chơi

Bảng A.1 - Nhóm 1 - 32 phân nhóm - Đồ chơi thuộc nhóm cảm nhận và vận động - Tuổi sm nhất

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô tả và ví dụ về các đồ chơi phù hp

1.01

0 mo+

Lúc lắc và vòng

1.02

4 mo+

Đồ chơi ngậm khi mọc răng và vòng đ cắn

1.03

0 mo+

Đồ chơi động, có hoặc không có tiếng động - các đồ chơi có hình dạng khác nhau được gắn phía trên giường cũi nằm ngoài tầm với của trẻ

1.04

2 mo+

Đồ chơi vận động gắn vào giường cũi và thảm chơi - các thảm có chức năng hoặc hoạt động đơn giản; phía trên có các đồ vật được treo đung đưa để cho trẻ với, chộp hoặc chạm vào.

1.05

3 mo+

Đồ chơi gắn vào nôi và xe đy - các quả bóng, chi tiết gắn vào giường cũi, xe đẩy hoặc v bao che (enclosure)

1.07

4 mo+

Bng trò chơi vận động - các bảng gắn vào giường cũi với nhiều chức năng chơi khác nhau như là các hình thù có màu sắc khác nhau, các gương bền va đập, các lúc lắc, các nút ấn, các chi tiết trượt theo rãnh, cánh cửa có thể m

1.09

3 mo+

Đồ chơi bóp - làm bằng vật liệu mềm, có hoặc không có lúc lắc hoặc bộ phận phát tiếng động ở bên trong

1.11

4 mo+

Đồ chơi đ chơi khi tm - các con thú, thuyền nhỏ hoặc các đồ vật nổi

1.12

6 mo+

Các quyển sách đơn giản làm bằng vải hoặc nhựa

1.13

2 mo+

Búp bê hoặc con vật đơn giản - búp bê hoặc vật nhồi bông đơn giản, bằng vải hoặc nhung có hoặc không có quần áo và có các chi tiết gắn liền mà không thể tháo rời

1.14

8 mo+

Các đồ chơi lật đật, đu đưa qua lại và đồ chơi ấn - đồ chơi các con số và các con vật đu đưa, chuyển động qua lại, được làm từ nhựa cứng hoặc được làm phồng, đồ chơi các con vật hoặc đồ vật ở trong, đồ chơi ấn quay các đồ vật trong một hộp kín

1.16

8 mo+

Các quyển sách có nhiều trang dày (thấp)

1.17

5 mo+

Khối hình đơn giản, đồ chơi xếp lng vào nhau và đồ chơi xếp chồng

1.18

6 mo+

Bóng hoặc đồ chơi có đường ray đơn giản

1.19

19 mo+

Đồ chơi kéo đy và đồ chơi lăn có dây hoặc tay cm

1.20

6 mo+

Đồ chơi lăn kéo hoặc đy đơn giản (không có dây hoặc tay cầm) có thể phát ra âm thanh và/hoặc có ánh sáng màu - con vt hoặc xe c có bánh xe

1.21

19 mo+

Xe cút kít và xe cộ khác đ đ đầy và xả hết

1.23

12 mo+

Hộp, chậu, xô và đồ chứa - dùng đ chứa đựng đồ chơi

1.25

3 mo+

Quả bóng và các vật có dạng hình khối, làm bằng vải hoặc vật liu mềm tương tự

1.27

18 mo+

Đ chơi với cát và nước - xô, xẻng nhỏ, khuôn dùng đ chơi với cát và nước

1.29

12 mo+

Con vật đ cưỡi bập bênh và ghế bập bênh - có kích thước phù hợp để trẻ ngồi và cưỡi

1.30

12 mo+

Đồ chơi đy có tay cầm dài cố định - đồ chơi đẩy (corn popper), đồ chơi xe đẩy (lawn mower)

1.31

9 mo+

Đồ chơi tập đi (đy phía trước) - đồ chơi có bánh xe, có sàn cứng và tay cầm để hỗ trợ cho trẻ mới tập đi

1.33

12 mo+

Đồ chơi cưỡi có bánh xe, xe ba bánh, không có bàn đạp - đồ chơi có bánh không có bàn đạp, vận hành bằng chân của trẻ đy trên sàn

1.35

18 mo+

Vật liệu mềm có hình dạng khác nhau đ xếp thành chồng

1.37

12 mo+

Đ chơi có hạt đy trưt theo các vòng và đường cố định - mê l hoặc khung có hạt trượt

1.39

12 mo+

Hộp đồ chơi thả các khối hình với hình dạng và màu sắc khác nhau - hộp và đồ chơi mô hình xe cộ với các lỗ có hình dạng khác nhau mà chỉ cho các chi tiết có hình tương ứng lọt qua

1.41

12 mo+

Bộ đồ chơi dụng cụ, bộ đồ đập - các đồ chơi mô phỏng bộ đồ dành cho thợ mộc (chỉ với đồ chơi đập dành cho lứa tuổi này)

1.43

12 mo+

Đồ chơi vận hành bằng điện hoặc cơ - xe cộ, búp bê, con vt v.v.. làm bằng nhựa, kim loại, vải hoặc nhung, các chuyển động được vận hành bằng lò xo hoặc pin

1.45

4 mo+

Bóng hoặc các hình trụ - bằng vật liệu trong có th nhìn thy đồ ở bên trong

1.47

0 mo+

Các hộp nhạc - đ chơi được gn vào giường cũi hoặc đ gần giường cũi được vận hành bởi người lớn

1.48

6 mo+

Bảng bấm nút đơn giản hoặc đồ chơi cầm tay có các nút kích hoạt ánh sáng hoặc âm thanh

Bảng A.2 - Nhóm 2 - 23 phân nhóm - Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động thể chất

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô tả và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

2.01

2 y+

Xe cộ có bàn đạp, scooter đy chân, xe đạp tập đi, xe thăng bằng - xe ba bánh, đồ chơi có bánh xe, xe cộ cố định có bàn đạp, xe có hai bánh nhỏ không có bàn đạp vận hành bằng chân của trẻ

2.02

2 y+

Xe điện kích cỡ nhỏ - xe chạy bằng pin đ trẻ tự lái

2.03

3 y+

Xe đạp đồ chơi - xe hai bánh có hoặc không có bánh phụ đ giữ thăng bằng

2.05

6 y+

Giày trượt, xe scooter hai bánh và giày trượt có một hàng bánh xe

2.06

3 y+

Giày trượt patanh (trừ loại có một hàng bánh xe) - giày trượt có bánh xe không theo một hướng (thẳng hàng)

2.07

5 y+

Đ vật bay - diều, boomerang, máy bay đơn giản (có dây cao su)

2.08

3 y+

Đồ chơi thổi bóng xà phòng - đồ chơi có th thi bong bóng

2.09

3 y+

Bowling, trò chơi với bóng “bocce”, trò chơi th vòng - bộ bowling bằng nhựa hoặc gỗ, vòng để ném

2.10

12 mo+

Quả bóng nhẹ (bng nhựa)

2.11

3 y+

Phiên bản đồ chơi của các thiết bị th thao bắt chước dụng cụ th thao thật - bóng rổ, golf, tennis, cu lông, vợt đánh bóng bãi biển

2.13

4 y+

Trò chơi nhảy lò cò và vượt chướng ngại vật đơn giản

2.14

3 y+

Trò chơi ném các đồ vật vào đích

2.16

4 y+

Con quay không có dây

2.17

4 y+

Gậy tập đi cà kheo (loại thấp), vòng lắc, vòng đ thăng bằng trên một thanh

2.18

6 y+

Yo-yos và con quay có dây

2.19

6 y+

Bộ golf mini, cricket, bi lắc, bóng bàn và các trò chơi tương tự

2.20

5 y+

Dây nhảy

2.22

7 y+

Thảm nhảy điện tử - dùng để bắt đầu học nhảy và thực hiện các bước khiêu vũ phức tạp

2.23

3 y+

Đồ chơi vận động tại gia đình chơi trong nhà và ngoài trời - xe trượt, xe kéo, đu với ghế để h, cầu trượt cao hơn có nhiều bậc, thang trèo hoặc bập bênh

2.24

2 y+

Đồ chơi vận động sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời tại gia đình - đu có ch ngồi quây quanh trẻ và cầu trượt ngắn có vài bậc để trèo lên

2.25

4 y+

Đồ chơi dưới nước - thuyền, đồ chơi ni (vật ni hình con vật/nhân vật, thuyền)

2.26

2 y+

Bể bơi bằng chất dẻo hoặc xốp (có sự giám sát của người lớn)

2.27

3 y+

Thảm điện tử đơn giản - đ làm theo các mô hình, đánh nhạc, để học các điệu nhảy đơn giản

Bảng A.3 - Nhóm 3 - 20 phân nhóm - Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động trí óc

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô t và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

3.01

4 y+

Đồ chơi xếp hình đơn giản - từ 20 đến 150 chi tiết

3.03

2 y+

Xếp hình đơn giản và các phân phép trơn - bộ xếp hình lên đến 20 chi tiết lớn, có cạnh nhẵn và lắp không cần móc vào nhau, có thể có các chốt để ghép các hình vi nhau trên các rãnh

3.05

7 y+

Đồ chơi xếp hình - bao gồm từ 150 đến 500 miếng

3.07

18 mo+

Khung đồ chơi có các chi tiết cố đnh và các bánh răng được vận hành bằng cách vặn xoay hoặc tay quay

3.09

18 mo+

Khối xếp hình đơn giản có các phần chồng lên nhau có th móc vào nhau hoặc không

3.10

2 y+

Đồ lắp ghép đơn giản - lp ghép theo hình dáng, màu sc hoặc hình vẽ

3.11

3 y+

Bộ đồ xếp hình, xây nhà hoặc xây dựng - các chi tiết có hình dng khác nhau có thể lắp khít hoặc gắn chặt với nhau

3.12

2 y+

Các khối hình được ghép/lp với nhau - các chi tiết lớn có kiểu dáng xác định đ tạo thành kết cấu/gắn chặt/lắp ráp theo hình hoặc chủ đề

3.13

18 mo+

Đồ chơi cơ học đơn giản - các mặt phẳng nghiêng đ trượt các đồ vật, đồ chơi vận hành bằng mái chèo, bánh xe và các phần khác sử dng nước và/hoặc cát

3.15

7 y+

Đồ chơi bao gồm hoặc chứng minh các quy luật vật lý cơ bản

3.17

9 y+

Bộ đồ thực nghiệm và thực hành khoa học - bộ đồ chơi hóa học, chi tiết bộ phận cơ thể người, bộ đồ vật liệu hữu cơ, pha lê, bộ mẫu cây, kính hiển vi, nhà

3.19

4 y+

Đồ chơi và trò chơi hi đáp (hình ảnh) - ghép hình

3.20

2 y+

Đồ chơi giáo dục - chữ cái và số đơn giản đ học

3.21

3 y+

Đồ chơi và trò chơi quan sát và suy luận - trò chơi ghi nhớ, trò chơi cơ hội, trò chơi bảng không có chiến lược

3.22

5 y+

Trò chơi học về thời gian - đồng hồ, lịch, và đồ chơi đánh du về giờ, ngày và tháng

3.23

3 y+

Đồ chơi giáo dục - khái niệm về s lượng, kích cỡ, thể tích, khối lưng, khoảng trống và hình dạng, học về thời gian

3.24

6 y+

Trò chơi học đánh vần và các con số (thường chơi một người) - đoán từ, tìm từ, sudoku

3.25

4 y+

Trò chơi logic và toán học - sắp xếp logic, sắp xếp theo thời gian

3.26

6 y+

Trò chơi với các phép toán - gồm cả phân số

3.27

2 y+

Đồ chơi máy tính, máy tính bảng và đồ chơi (game) cầm tay - các máy tính để chơi hỏi đáp đơn giản hoặc trò chơi xếp hình, có thể có nhiều thứ tiếng

Bảng A.4 - Nhóm 4 - 12 phân nhóm - Đồ chơi mô phỏng các sản phẩm kỹ thuật

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô t và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

4.01

5 y+

Bộ đồ chơi bộ đàm và điện thoại đ liên lạc

4.03

4 y+

Thiết bị nghe nhìn với các chức năng thật - đồ chơi phương tiện nghe nhìn di động, bộ karaoke và microphone

4.06

5 y+

Đồ dùng gia đình với chức năng thật được giới hạn - máy may, máy nổ ngô, máy trộn, máy làm kem, máy làm kẹo bông

CHÚ THÍCH: Không phải tất c các thiết bị đều phù hợp với lứa tuổi này, đc biệt là các đồ chơi nối với nguồn điện hoặc có chức năng đun nóng.

4.07

5 y+

Mô hình xe cộ thật quy mô chi tiết và/hoặc thật hơn - gồm các bộ phận như cửa, ca pô và thùng xe có thể đóng mở

4.08

18 mo+

Xe cộ thu nh đơn giản, không có động cơ - ôtô, tàu hỏa, xe máy, xe tải, máy bay, tàu, thuyền và các loại khác

4.09

3 y+

Xe cộ chạy bằng cơ hoặc điện mô phỏng loại của người lớn (xe con chạy bằng lò xo hoặc pin, xe tải, máy bay, tàu thy)

4.11

4 y+

Xe cộ có điều khin từ xa phức tạp đa chức năng và đa hướng - ôtô, xe tải, tàu chuyển động bằng điều khiển từ xa, radio hoặc điều khiển bằng hồng ngoại, hoặc cách khác

4.13

6 y+

Xe cộ và máy móc vận hành phức tạp bằng cơ hoặc bằng điện - thiết bị xây dựng, xe có thùng lật được, cần trục/xe nâng

4.15

6 y+

Đường ray cho xe ôtô điện, tàu hỏa và chi tiết đi kèm - các đường ray chạy tự động, đường ray tàu ha, vòng chạy phức tạp có hoặc không có chi tiết đi kèm, như sân ga, đường hầm, chướng ngại vật, đường chạy có cảnh vật, xe cộ, v.v....

4.17

3 y+

Xe cộ và máy móc không có động cơ mô phỏng loại của người lớn (chi tiết và theo đúng t lệ) - xe tải, máy bay, tàu thủy, đơn giản và nhẹ, làm bằng nhựa hoặc gỗ có thể chạy hoặc không chạy theo đường ray

4.19

3 y+

Đồ chơi và đồ vật có th biến hình đơn giản - đồ chơi có các phần có thể lấy ra đ biến đổi từ nhân vật này thành nhân vật khác

4.21

3 y+

Robot có chuyn động hoặc điều khin đơn giản

Bảng A.5 - Nhóm 5 - 22 phân nhóm - Đồ chơi thuộc nhóm phát trin cm xúc và đồng cảm

Phân nhóm

Tui bt đầu

Mô tả và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

5.02

9 mo+

Búp bê, các con vật tưởng tượng với các chi tiết không tháo rời ra được - búp bê thể hiện các nhân vật hoặc con vật hư cấu

5.03

2 y+

Búp bê mặc qun áo nhẹ, và búp bê thay được quần áo (loại trừ búp bê thời trang) - mắt có thể chuyển động, tay và chân có khớp nối, tóc giống như tóc thật, có các hoạt động như khóc, vận động của cơ thể, cười hoặc đi, dễ dàng mặc được quần áo và có các dụng cụ để bắt chước các hoạt động quen thuộc (chai, chăn v.v...)

5.07

3 y+

Giường, cũi hoặc đồ đạc dùng cho búp bê, bắt chước phiên bn tht

5.09

2 y+

Đồ chơi đồ dùng để ăn, ấm và các đồ cho búp bê ăn

5.11

2 y+

Các bộ đồ chơi đơn giản - vật dụng trong gia đình, kích thước dành cho trẻ em, bếp đồ chơi, bộ đồ nấu ăn

5.12

3 y+

Thiết bị gia dụng ở kích cỡ nhỏ giống như thật nhưng không có chức năng thật - máy may, bàn là, máy xay, máy trộn và các thiết bị khác

5.13

2 y+

Thiết bị nghe nhìn bắt chước thiết bị thật - mô hình bằng nhựa bắt chước đài, đĩa CD, điện thoại, điện thoại di động, bộ karaoke và mic mà có thể có các chức năng giới hạn

5.15

2 y+

Đồ chơi thu nh các nhân vật đơn giản - con vật, người lính nhỏ, nhân vật làm bằng nhựa như vườn thú, siêu nhân, nhân vật tưởng tượng/có thật và của các câu chuyện lịch sử

5.17

3 y+

Nhân vật có các bộ phận khớp nối với các phụ kiện giới hạn - các nhân vật có thể thay đổi tư thế có khớp nối tay chân, đầu chuyển động được và cơ cu đơn giản để mô phỏng các anh hùng, chiến binh, nhân vật hư cấu hoặc nhân vật của các câu chuyện và trận đánh tưởng tượng

5.19

12 mo+

Đ chơi có vô lăng - bt chước hoạt động lái của xe ôtô, tàu thuyền, máy bay hoặc tàu vũ trụ

5.21

2 y+

Đồ chơi nhạc cụ - đồ chơi nhạc cụ đơn giản như piano, gita, trống, bộ gõ, kèn hoặc các dụng cụ khác

5.23

3 y+

Đồ vật mô phỏng các hoạt động trong gia đình và hoạt động nghề nghiệp - đ vật giữ nhà, dụng cụ cơ khí và làm mộc, đ dùng của bác sỹ, y tá, cnh sát, mũ và vật dụng của lính cứu hỏa

5.25

3 y+

Đồ làm đẹp cho búp bê - mỹ phẩm, qun áo, trang phục, giày cao gót và các túi nh

5.27

3 y+

Đồ chơi cứng hoặc mềm mà trẻ có th chui vào với phụ tùng kèm theo có kích cỡ dành cho trẻ em - các quầy bán hàng, phòng bưu điện

5.29

2 y+

Các kết cấu mềm và cứng mà trẻ có th chơi ở bên trong - nhà, hang, pháo đài, lều rạp và các đường hầm

5.35

3 y+

Bộ đồ chơi mô phỏng các khu vực ở thành phố hoặc nông thôn - nhà hàng, ngân hàng, trạm bơm gas, chỗ đỗ xe, đồn cảnh sát, trường hoặc và phòng học, ga tầu hỏa và metro, bệnh viện, sân bay, trạm xe buýt, sở thú, quy bán hàng rau qu và đồ uống, tòa nhà, nông trại và các đồ chơi khác mô phỏng các vùng và khu vc

5.36

2 y+

Sách - có tính năng đặc biệt, như các hình nổi, bức tranh n bên trong

5.37

2 y+

Thảm theo chủ đề dùng đ chơi - thảm dùng đ chơi trên sàn có các thiết kế bắt chước các đô thị có đường phố

5.38

4 y+

Các thẻ, hình dán, và album đ sưu tầm - dùng đ chơi

5.39

3 y+

Nhà và phụ kiện của búp bê - nhà có nhiều phòng và đồ đạc bắt chước như bếp, phòng ngủ và phòng ăn v.v...

5.41

3 y+

Búp bê thời trang và phụ kiện - búp bê thời trang bộ phận cơ th có khớp nối và phụ kiện thời trang ca chúng như đồ đạc, đồ dùng cá nhân, thiết b thể thao và các đồ vật khác

5.45

18 mo+

Búp bê đ mô phỏng các hoạt động chăm sóc (như tm và cho ăn) - búp bê mô phỏng các em bé, có hoặc không có tóc, có mắt được vẽ và không có tay và chân kiểu khớp nối

Bảng A.6 - Nhóm 6 - 21 phân nhóm - Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động sáng tạo

Phân nhóm

Tuổi bắt đầu

Mô t và ví dụ về các đồ chơi phù hợp

6.01

5 y+

Đồ chơi ghép hình theo mẫu - các chi tiết hình học bằng gỗ hoặc nhựa, có màu để tạo thành các mẫu hoặc hình ảnh

6.03

4 y+

Hình dán với hình ảnh các con vật, nhân vật, mu thiết kế, chữ cái, v.v... để dán

6.05

3 y+

Đồ chơi dành cho các hoạt động sáng tạo - giấy màu, bảng xốp hoặc thanh nhựa để tạo hình, các chi tiết có nam châm để tạo hình

6.06

3 y+

Hình dán hoặc sơn lên cơ th trẻ - mỹ phm, hình xăm lên da và hình dán móng tay chân

6.07

6 y+

Bộ đồ thủ công như vòng thêu, bộ kim khâu hoặc dụng cụ may vá khác

6.09

3 y+

Đồ chơi luồn hạt và đồ th công - luồn các hạt vào sợi dây hoặc dây chun, v.v...

6.10

4 y+

Đồ chơi bóc và dán

6.11

8 y+

Chạm khắc và trang trí kim loại với các chi tiết từ đơn giản đến phức tạp

6.13

6 y+

B đất sét hoặc gốm đ nặn

6.15

7 y+

Đồ chơi xếp gấp - nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản (origami)

6.17

8 y+

Đồ chơi mô hình, kỹ thuật - máy bay, tàu thủy, ô tô và môtô có các chi tiết lắp ráp

6.18

3 y+

Bộ đồ vẽ - vật liệu có chi tiết, các mẫu và khuôn đ tô vẽ, hộp sáp màu lớn, bút chì, bút đánh dấu và màu nước

6.19

2 y+

Vật liệu vẽ - bức tranh nghệ thuật, bút sáp lớn, phấn, bút có đầu đánh dấu trên bảng và sơn sử dụng bằng tay

6.20

4 y+

Bộ đ vẽ bằng màu nước - có chi lông và phụ kiện hoặc vải vẽ

6.21

4 y+

Bộ đồ vẽ - đồ chơi có nền bằng vải, giấy hoặc nhựa đ vẽ, tô màu và/hoặc ty. Các đồ chơi kiểu vết thần kỳ”, đồ chơi để chép lại hoặc bắt chước một bức vẽ, bộ đồ có bảng viết, bảng đen hoặc bảng đen hoặc bảng có thanh trượt

6.23

3 y+

Đt nặn (bằng tay) và tạo hình (có khuôn kèm theo) - đất nặn bằng tay và mẫu khuôn đất nặn hoặc bột nhão, dụng cụ để tạo hình với bột nhão

6.24

5 y+

Tạo hình bng đất nặn dẻo và cát nặn

6.25

12 mo+

Đồ chơi nhạc cụ - đồ chơi nhạc cụ đơn giản như piano, ghita, trống, bộ gõ, kèn hoặc các dụng cụ khác

6.26

12 mo+

Bộ đồ chơi đơn giản - kết cấu cơ bản với từ ba đến năm hình chi tiết giới hạn

6.27

4 y+

Nhạc cụ điện tử - phím thật và phím chức năng, ghi ta điện t, trống điện t

6.29

3 y+

Các con rối và sân khấu đơn giản - làm bằng g, nhựa hoặc vải có mắt không chuyển động và phụ kiện có thể tháo rời

Bng A.7 - Nhóm 7 - 15 Phân nhóm - Đồ chơi thuộc nhóm thể hiện quan hệ xã hội

Phân nhóm

Tui bắt đầu

Mô tả và ví dụ về các đ chơi phù hợp

7.01

4 y+

Trò chơi th đơn giản - trò chơi thẻ đơn giản, bàn th đ chơi trong gia đình

7.03

7 y+

Trò chơi gia đình xã hội - trò chơi gồm nhiu người chơi có quy tắc chơi, có thể yêu cầu biết trước hoặc không cần biết trước v chủ đề hỗn hợp từ mức độ hiểu biết trung bình đến khó

7.04

4 y+

Trò chơi đồng đội - trò chơi bng đ dạy chơi theo nhóm ch yếu để chơi mà không thi đấu

7.05

5 y+

Trò chơi cơ hội - xúc xắc, búng đng xu, bingo, đánh bài.

7.07

4 y+

Trò chơi bàn có đường đi - trò chơi bàn có đường đi, sử dụng các con xúc xắc hoặc quay số để ch ra số nước đi

7.09

4 y+

Trò chơi xã hội dành cho trẻ nh - nhiều người chơi với mức độ khó vừa phải

7.11

5 y+

Trò chơi kỹ năng và khéo léo - trò chơi với các phần thăng bằng, bắt giữ, nhắm vào đích giữa nhiều người với nhau và yêu cầu các phản ứng nhanh và khéo léo

7.13

4 y+

Trò chơi kỹ năng và trò chơi điện tử - trò chơi video, trò chơi cầm tay, đồ chơi mô phỏng cuộc sống thật bởi các nhân vật ảo (thần thoại)

7.15

5 y+

Trò chơi suy luận và chiến lược đơn giản - cờ đam (checker), trò chơi thẻ mua hàng, domino và các trò tương tự

7.16

6 y+

Trò chơi có chiến lược và suy luận - cờ vua, trò chơi bàn yêu cầu phải có chiến lược

7.17

9 y+

Trò chơi mô phỏng, chinh phục và nhập vai - các trò chơi mô phỏng, chinh phục và giành được, theo kiểu nhập vai, trong đó người chơi phải đưa ra quyết định khi xem xét các tình huống và s dụng các chiến lược riêng để chinh phục các lãnh thổ, giành được của cải hoặc đất đai, xây dựng các thành phố, quyết định chức vị cho các nhân vật để thay đổi câu truyện

7.19

7 y+

Trò chơi kiến thức chung - trò chơi gồm các kiến thức về các lĩnh vc khác nhau

7.21

6 y+

Trò chơi số và chữ cái (thường nhiều người chơi) - trò chơi yêu cầu sự sáng to hoặc khám phá các từ hoặc số ẩn

7.23

7 y+

Bộ đồ chơi o thuật

7.25

6 y+

Bộ sưu tp các trò chơi - các hộp có các trò chơi khác nhau

Phụ lục B

(tham khảo)

Những lưu ý liên quan đến các đồ chơi điện tử

Các tiến bộ của công nghệ (máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh) đã có tác động lớn đến thiết kế và nội dung của đồ chơi cũng như cách thức chơi.

Khi xây dựng tiêu chuẩn hướng dẫn này, cách thức xử lý đối với các đồ chơi điện tử và các tính năng điện tử trong đồ chơi đã được xem xét đến. Nói chung, chúng tôi coi tính năng điện tử trong đồ chơi cũng hoàn toàn giống với các vật liệu khác được sử dụng để sản xuất đồ chơi nhm lôi cuốn trẻ và đã không coi tính năng điện tử là một yếu tố cần phải xem xét riêng đối với việc phân loại tuổi sử dụng khi thiết kế đồ chơi.

Ví dụ tính năng điện t đã được sử dụng trong các đồ chơi phát ra ánh sáng và nhạc, nhưng nó cũng đưa ra các mô hình để chơi tương tự và tính kích thích của đồ chơi là từ các màu sắc rực rỡ hoặc dụng cụ phát tra âm nhạc bằng cơ học. Tương tự như vậy, tính năng điện tử cũng được sử dụng trong các trò chơi và các trò khuyến khích học hi giống như đối với các đồ chơi thuộc nhóm thể chất khác như bộ xếp hình, trò chơi ghép thẻ v.v...nên cũng được xếp cùng một nhóm với các thiết kế truyền thống đối với sự phù hợp của nhóm tuổi sử dụng.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] KISHIMOTO T.M., ALTMAN R.Z., MONACO R.A. Guia para a selecao de brinquedos - Faixa etaria - Funcoes psicopedagogicas - Fabricantes. Sao Paulo, Brazil, LABRIMP/FEUSP/FUND.ORSA 1977.

[2] FRIEDMAN A, et al. O Direito de Brincar - A Brinquedoteca (Toy lending libraries). ABRINQ, Sao Paulo, Brazil, 1992.

[3] ABNT NBR NM-300-1:2004, Safety of Toys - Part 1: Physical, mechanical and general properties.

[4] THERREL J.A, BROWN P.-S., SUTTERBY J.A., THORNTON C.D. Age Determination Guidelines: Relating Childrens Age to Toy Characteristics and Play Behaviour, Consumer Product Safety Commission, 2002, available at: http://www.cpsc.gov.

[5] Manufacturers’ abbreviated guide for age-labeling toys: Matching toy characteristics to children’s ages. US Consumer Product Safety Commission, Washington, D.C., 1993. Available at: http://www.cpsc.gov.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi