Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 4306/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch Thí điểm tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 4306/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4306/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 19/10/2015 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 4306/QĐ-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4306/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Kế hoạch Thí điểm tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng
______________
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Thí điểm tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
THÍ ĐIỂM TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV TẠI CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4306/QĐ-BYT ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. Đặt vấn đề
Tính đến 30/7/2015, toàn quốc có khoảng 227.000 người nhiễm HIV đang sống với HIV/AIDS, hơn 76.000 người nhiễm HIV đã tử vong. Tuy nhiên trong số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện HIV vẫn còn tỷ lệ đáng kể trùng lặp do người nhiễm HIV có xu hướng xét nghiệm lặp lại nhiều lần và sử dụng tên hoặc địa chỉ khác nhau, ước tính chỉ khoảng 200.000 người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện HIV biết tình trạng HIV. Theo số ước tính hiện cả nước có khoảng 253.000 người nhiễm HIV, như vậy còn hơn 53.000 người chưa biết tình trạng HIV của họ. Đây là nguy cơ tiếp tục làm lây truyền HIV trong cộng đồng.
Hiện nay toàn quốc có trên 1100 cơ sở y tế triển khai tư vấn và xét nghiệm HIV, 98 phòng xét nghiệm khẳng định ở 61 tỉnh, thành phố. Hằng năm triển khai xét nghiệm HIV cho khoảng 2 triệu mẫu xét nghiệm HIV, trong đó khoảng 28% số mẫu thực hiện qua hệ thống phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện cố định và tư vấn xét nghiệm HIV lưu động. Hệ thống tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện hằng năm phát hiện khoảng 15.000 lượt HIV dương tính, tuy nhiên số xét nghiệm các trường hợp dương tính lặp lại từ hệ thống phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện là khá lớn, ngoài ra các đối tượng xét nghiệm phần lớn là người không có nguy cơ cao, do đó tỷ lệ xét nghiệm HIV dương tính thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân của hiện tượng này, do các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện triển khai nhiều năm tại các địa bàn được triển khai hoạt động can thiệp giảm hại, nên số người nhiễm mới HIV đã giảm nhiều. Hiện hệ thống các phòng xét nghiệm tự nguyện chủ yếu tập trung tại các khu vực trung tâm, trong khi dịch HIV cao ở các xã vùng sâu, nơi có tệ nạn ma túy cao, khó kiểm soát và xa địa bàn trung tâm huyện.
Trong những năm vừa qua, số tuyên truyền viên đồng đẳng giảm, do đó thiếu người đồng cảnh giới thiệu chuyển gửi người có nguy cơ cao đi làm xét nghiệm HIV, mặt khác tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử vẫn còn cao, nhận thức về lợi ích của xét nghiệm chẩn đoán sớm còn hạn chế, do đó nhiều người có nguy cơ lây nhiễm HIV không chủ động đi làm xét nghiệm HIV.
Trong những năm gần đây, các kỹ thuật xét nghiệm HIV ngày càng được cải thiện, chất lượng xét nghiệm ngày càng tốt hơn, kỹ thuật xét nghiệm HIV thực hiện đơn giản hơn như xét nghiệm lấy máu đầu ngón tay, kỹ thuật xét nghiệm bằng nước bọt, các điều kiện để thực hiện xét nghiệm cũng yêu cầu đơn giản hơn so với trước đây. Do đó một số nước đã sử dụng người làm xét nghiệm không chuyên thực hiện các xét nghiệm HIV đơn giản, cho kết quả ngay, như sử dụng nhân viên tiếp cận cộng đồng, nhân viên y tế thôn bản triển khai dịch vụ tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng, sau đó chuyển gửi những người có kết quả phản ứng với xét nghiệm ban đầu đến cơ sở làm xét nghiệm khẳng định HIV. Mô hình này sử dụng nguồn nhân lực cộng đồng, tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng nguy cơ cao, hạn chế mất dấu, người được xét nghiệm có được thông tin về kết quả ban đầu trong vòng 30 phút và được tư vấn tham gia các dịch vụ tiếp theo. Ngoài ra mô hình này có thể tiếp cận được với các quần thể “khó tiếp cận” và ở các khu vực nơi mà việc tiếp cận với các dịch vụ y tế vẫn còn rất khó khăn. Tuy nhiên mô hình này đòi hỏi sự thận trọng trong việc lựa chọn và đào tạo người xét nghiệm không chuyên đồng thời cần có sự giám sát và hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên giữa cơ sở y tế và các tổ chức cộng đồng để đảm bảo chất lượng.
Trong bối cảnh kinh phí cắt giảm, các mô hình tư vấn xét nghiệm truyền thống ngày càng khó khăn, tỷ lệ xét nghiệm HIV dương tính thấp cần phải có những mô hình mới, cách làm mới để có thể phát hiện được nhiều người nhiễm HIV hơn.
II. Mục tiêu
1. Góp phần làm tăng tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của họ trong mục tiêu phát hiện 90% người nhiễm HIV vào năm 2020.
2. Đánh giá tính khả thi và tính chấp nhận của các mô hình xét nghiệm tại cộng đồng và dựa vào cộng đồng.
3. Xây dựng hướng dẫn tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
4. Tăng sự lựa chọn tự làm xét nghiệm HIV cho người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.
III. Nội dung hoạt động
1. Xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai thí điểm tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng: tài liệu này giúp hướng dẫn nội dung, quy trình thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng, hướng dẫn đảm bảo chất lượng xét nghiệm HIV tại cộng đồng, hướng dẫn về công tác đào tạo công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho những người xét nghiệm không chuyên. Xây dựng quy chế phối hợp giữa tổ chức cộng đồng với các cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV, cơ sở chăm sóc điều trị ARV. Xây dựng chế độ theo dõi, đánh giá kết quả tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
2. Triển khai thí điểm các mô hình tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng:
a) Mô hình tư vấn xét nghiệm HIV lưu động:
- Thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV do nhân viên y tế được đào tạo tư vấn, xét nghiệm HIV. Các nhân viên y tế có thể từ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã;
- Các cơ sở y tế phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng thông báo thời gian địa điểm làm xét nghiệm HIV cho những người có nhu cầu xét nghiệm HIV đi làm xét nghiệm tại cộng đồng. Mời những đối tượng nguy cơ cao đi làm xét nghiệm HIV.
b) Mô hình tư vấn xét nghiệm HIV thông qua mạng lưới y tế thôn bản:
- Đào tạo tư vấn, xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế thôn bản đủ năng lực và trình độ đảm bảo thực hiện được các kỹ thuật xét nghiệm HIV đơn giản theo đúng quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Các cơ sở y tế tham gia hỗ trợ kỹ thuật, giám sát đảm bảo chất lượng xét nghiệm HIV, định kỳ đánh giá chất lượng thực hiện xét nghiệm HIV của nhân viên y tế thôn bản.
- Nhân viên y tế thôn bản trực tiếp tiếp cận các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao và mời họ làm xét nghiệm HIV.
- Chuyển gửi những người có kết quả phản ứng với xét nghiệm HIV ban đầu đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định HIV.
- Hỗ trợ đăng ký chăm sóc điều trị nếu có kết quả khẳng định xét nghiệm HIV dương tính.
c) Mô hình tư vấn xét nghiệm HIV thông qua các tổ chức cộng đồng
- Lựa chọn và đào tạo các cộng tác viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng có đủ năng lực, kinh nghiệm, có uy tín với cộng đồng tham gia đào tạo về tư vấn, xét nghiệm HIV.
- Lựa chọn những người được đào tạo và có khả năng thực hiện tốt công việc để triển khai mô hình.
- Các cơ sở y tế tham gia hỗ trợ kỹ thuật, giám sát đảm bảo chất lượng xét nghiệm HIV, định kỳ đánh giá chất lượng thực hiện xét nghiệm HIV của các cá nhân, tổ chức thực hiện xét nghiệm HIV.
- Cộng tác viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng tiếp cận các đối tượng nguy cơ cao và mời họ làm xét nghiệm HIV.
- Chuyển gửi những người có phản ứng với xét nghiệm sàng lọc HIV đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định HIV.
- Hỗ trợ đăng ký chăm sóc và điều trị.
3. Lựa chọn các địa bàn, nhóm đối tượng triển khai làm tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng:
- Lựa chọn địa bàn: xác định các địa bàn có nhiều người nhiễm HIV và nhiều các quần thể nguy cơ cao . Các khu vực có các nhóm người nguy cơ cao nhiều, các khu vực xa trung tâm huyện, đi lại khó khăn, mất nhiều thời gian.
- Các đối tượng can thiệp:
+ Người nghiện chích ma túy
+ Vợ/chồng con của người nhiễm HIV
+ Phụ nữ bán dâm
+ Nam quan hệ tình dục đồng giới nam.
+ Người chuyển giới nữ.
+ Góa phụ của người nghiện chích ma túy đã mất.
+ Vợ của người nghiện chích ma túy chưa được xét nghiệm HIV
+ Nam giới ở các thôn bản có tỷ lệ nhiễm HIV cao (trên 1%) và có các tập tục hoặc hành vi dễ làm lây nhiễm HIV.
4. Lựa chọn sinh phẩm xét nghiệm HIV:
- Lựa chọn sinh phẩm xét nghiệm HIV có kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện tại cộng đồng.
- Các sinh phẩm xét nghiệm HIV được cấp phép bởi Bộ Y tế. Trong trường hợp các sinh phẩm chưa đăng ký cấp phép tại Việt Nam, chọn sinh phẩm đã được Tổ Chức Y tế khuyến cáo sử dụng, hoặc sinh phẩm được một trong các nước Mỹ, các nước EU, Nhật phê duyệt sử dụng.
5. Huy động các đối tác phát triển, các tổ chức Phi chính phủ, các dự án, các tổ chức cộng đồng, các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tham gia thí điểm mô hình tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng:
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về Tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng với các đối tác, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng, các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS để huy động tham gia triển khai các mô hình thí điểm.
- Thành lập Ban điều phối và nhóm hỗ trợ kỹ thuật triển khai thí điểm tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
- Phối hợp với các đối tác phát triển trong việc lựa chọn địa bàn triển khai thí điểm
- Thông báo cho các dự án, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng, trung tâm phòng, chống HIV/AIDS đăng ký tham gia mô hình thí điểm tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
6. Tổ chức đào tạo tập huấn về tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng
- Phối hợp các Viện khu vực, trung tâm phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh triển khai đào tạo tập huấn về tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
- Đào tạo tập huấn về triển khai mô hình cho các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tham gia triển khai thí điểm tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
7. Tổ chức theo dõi, đánh giá, giám sát các mô hình tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng:
- Thiết kế các nghiên cứu đánh giá hiệu quả các mô hình tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
- Triển khai theo dõi, điều tra, đánh giá trước, trong và sau khi triển khai thí điểm mô hình tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
- Tổ chức các đoàn hỗ trợ kỹ thuật, theo dõi và đánh giá chất lượng thực hiện tư
IV. Thời gian và Kế hoạch chi tiết:
1. Thời gian thực hiện: Thực hiện trong 2 năm từ Quý IV/2015 đến hết quý III/2017
2. Địa bàn triển khai thí điểm:
a) Mô hình tư vấn xét nghiệm dựa vào tổ chức cộng đồng
- Tổ chức Y tế thế giới: hỗ trợ triển khai trong nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Thái Nguyên
- Tổ chức UNAIDS: hỗ trợ triển khai trong nhóm MSM tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội
- Tổ chức PATH phối hợp tổ chức CCRD: Hỗ trợ triển khai trong các nhóm nguy cơ cao tại các tỉnh Điện Biên, Nghệ An, Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS của VUSTA: hỗ trợ triển khai tại Hồ Chí Minh và Thái Nguyên.
b) Triển khai mô hình tư vấn xét nghiệm thông qua nhân viên y tế thôn bản:
Tổ chức Y tế thế giới hỗ trợ triển khai mô hình tư vấn xét nghiệm HIV thông qua y tế thôn bản tại tỉnh Thanh Hóa.
3. Kế hoạch chi tiết: Chi tiết theo phụ lục đính kèm
V. Tổ chức thực hiện
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS:
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí điểm tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt.
- Lựa chọn địa bàn thí điểm mô hình tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
- Tổ chức triển khai thí điểm các mô hình tư vấn xét nghiệm HIV theo tài liệu hướng dẫn thí điểm điểm tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
- Tổ chức theo dõi và đánh giá hiệu quả mô hình tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
2. Các Viện khu vực:
- Tham gia tổ chức tập huấn giảng viên, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật cho trung tâm phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh.
- Hỗ trợ triển khai kiểm soát chất lượng xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
3. Sở Y tế các tỉnh có triển khai thí điểm
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan tham gia hoạt động thí điểm mô hình tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
- Giao cho Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS xây dựng cơ chế phối hợp giữa tổ chức cộng đồng và các cơ sở y tế trong việc chuyển gửi, tiếp nhận những người có phản ứng với xét nghiệm HIV sàng lọc tại cộng đồng, đăng ký chăm sóc và điều trị ARV.
4. Các đối tác phát triển, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng
- Xây dựng kế hoạch chi tiết thí điểm tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
- Tổ chức thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Phối hợp với Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh được lựa chọn xây dựng cơ chế phối hợp đảm bảo việc đào tạo cho người xét nghiệm không chuyên, chuyển gửi xét nghiệm khẳng định những người có xét nghiệm phản ứng với HIV tại cộng đồng, chuyển gửi những người có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.
- Tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá kết quả thí điểm tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng và báo cáo Cục Phòng, chống HIV/AIDS./.
PHỤ LỤC VỀ KẾ HOẠCH CHI TIẾT
STT |
Nội dung hoạt động |
Thời gian thực hiện |
|||||||
2015 |
I/2016 |
II/2016 |
III/2016 |
IV/2016 |
I/2017 |
II/2017 |
III/2017 |
||
1 |
Tổ chức hội thảo về tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng |
X |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Xây dựng kế hoạch triển khai tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng |
X |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Thành lập Ban điều phối các hoạt động và các nhóm kỹ thuật |
X |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Tổ chức các cuộc họp định kỳ |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
5 |
Xây dựng hướng dẫn thí điểm mô hình tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng |
X |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Lựa chọn các địa bàn triển khai hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
7 |
Tập huấn về tư vấn và kỹ thuật xét nghiệm HIV cho người xét nghiệm HIV không chuyên |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
8 |
Xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng |
|
X |
|
|
|
|
|
|
9 |
Triển khai thí điểm tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
|
10 |
Triển khai theo dõi đánh giá kết quả hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV |
|
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
11 |
Tổ chức đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ |
|
|
|
X |
|
|
|
X |
12 |
Tổng kết, phổ biến kết quả thí điểm |
|
|
|
|
|
|
|
X |