Chỉ thị 10/BYT-CT của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống nhiễm HIV/AIDS

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 10/BYT-CT

Chỉ thị 10/BYT-CT của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống nhiễm HIV/AIDS
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/BYT-CTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Đỗ Nguyên Phương
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
24/09/1997
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 10/BYT-CT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Chỉ thị 10/BYT-CT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 10/BYT-CT
NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 1997 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS

 

Dịch HIV/AIDS đang tiếp tục xu hướng gia tăng ở nước ta. Từ một trường hợp nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990, đến 30/8/1997 số người nhiễm HIV được phát hiện lên tới 6.588, trong đó 957 trường hợp đã tiến triển thành AIDS, 505 bệnh nhân AIDS bị tử vong. Diễn biến tình hình dịch ngày càng trở nên phức tạp hơn, 55/61 tỉnh, thành phố phát hiện có người nhiễm HIV. Dịch phát triển từ nhóm có hành vi nguy cơ cao, có nguy cơ lây truyền qua việc thực hiện các dịch vụ y tế và lan truyền sang cộng đồng.

Ngành Y tế trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực trong việc phối hợp với các Ban, ngành triển khai các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Song hiệu quả của công tác phòng chống nhiễm HIV/AIDS chưa cao, các mặt hoạt động chưa đều, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến quản lý chương trình, chuyên môn kỹ thuật ở các cơ sở y tế cần phải được khắc phục. Nhiều cơ sở y tế chưa thực sự coi trọng công tác an toàn truyền màu, một số trường hợp cấp cứu phải lấy máu của người thân để truyền máu, nhưng không được xét nghiệm HIV, chưa thực hiện đúng các quy định chuyên môn xử lý nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là quy chế về vô khuẩn. Một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa sẵn sàng tiếp nhận, điều trị và chăm sóc bệnh nhân AIDS, một số cán bộ, nhân viên y tế còn có thái độ phân biệt đối xử với bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.

Để chấn chỉnh và tăng cường hiệu quả hoạt động phòng nhiễm HIV/AIDS trong toàn ngành Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở y tế và đơn vị trong toàn ngành triển khai thực hiện ngay các yêu cầu sau đây:

 

1. Thực hiện nghiêm túc "Quy định chuyên môn xử lý nhiễm HIV/AIDS" theo Quyết định số 2557/BYT-QĐ, ngày 26/12/1996 của Bộ Y tế. a) Thực hiện nghiêm túc quy chế về an toán trong truyền máu. Đảm bảo 100% các túi máu và chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi sử dụng. Mọi trường hợp truyền máu (kể cả máu của người nhà bệnh nhân) cho bệnh nhân đều phải được sàng lọc HIV. Tất cả các đơn vị máu chỉ sàng lọc 1 lần, bằng một loại sinh phẩm, nếu kết quả dương tính hoặc nghi ngờ nhiễm HIV đều phải loại bỏ và không làm xét nghiệm lại lần 2. Phối hợp với các Ban, ngành ở Trung ương và địa phương tổ chức các cuộc vận động tình nguyện hiến máu, hạn chế dần tình trạng bán máu chuyên nghiệp.

b) Tổ chức đào tạo lại cho cán bộ Y tế ở các tuyến về các quy chế vô và tiệt khuẩn phòng nhiễm HIV/AIDS trong các dịch vụ y tế.

c) Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm tra định kỳ các cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước và tư nhân về việc chấp hành các quy định chuyên môn xử lý nhiễm HIV/AIDS.

d) Thủ trưởng đơn vị thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế này trong đơn vị. Không được để xảy ra lây nhiễm HIV qua việc thực hiện các dịch vụ y tế.

e) Mọi trường hợp để xảy ra lây nhiễm HIV qua truyền máu hoặc dịch vụ y tế ở đơn vị nào thì Thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

2. Tăng cường công tác quản lý, chăm sóc, điều trị và tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS:

a) Bố trí hợp lý các điểm tư vấn và cán bộ tư vấn về HIV/AIDS, bảo đảm những người đến xét nghiệm phải được tư vấn trước và sau xét nghiệm. Đối với trường hợp HIV dương tính cần phải duy trì tư vấn thường xuyên.

b) Tất cả các cơ sở Y tế điều trị đều không được từ chối điều trị bệnh nhân AIDS. Tuỳ theo hoàn cảnh và số lượng bệnh nhân AIDS ở mỗi địa phương việc thu nhận có thể tiến hành tổ chức điều trị bệnh nhân AIDS theo 3 hình thức:

+ Các địa phương có nhiều người bị nhiễm HIV/AIDS, có nhiều trường hợp nặng phải can thiệp về chuyên môn cần bố trí một số phòng bệnh đặt tại khoa truyền nhiễm của bệnh viện đa khoa tỉnh, nếu khoa tuyền nhiễm không đảm nhận hết thì có thể để bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội nằm ở các khoa có liên quan như Da liễu, Lao. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã có khoa điều trị bệnh nhân AIDS cần được củng cố và bổ sung các điều kiện cần thiết để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân AIDS.

+ Đối với các bệnh nhân AIDS nhẹ thì điều trị tại cộng đồng (gia đình) là chủ yếu. Việc quản lý, điều trị, theo dõi bệnh nhân AISD tại gia đình do trung tâm y tế quận, huyện đảm nhận. Trung tâm Y tế quận huyện có trách nhiệm hướng dẫn người bệnh đi điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc chuyển về trạm y tế xã, phường để chăm sóc, quản lý, điều trị ngoại trú.

+ Điều trị tại cơ sở từ thiện nhân đạo áp dụng đối với những địa phương có khả năng tổ chức cơ sở từ thiện để thu nhận bệnh nhân AIDS không gia đình, không nơi nương tựa, bệnh nhân SIDS có hoàn cảnh khó khăn.

c) Các nguyên tắc khi điều trị bệnh nhân AIDS:

- Điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế

- Tổ chức phòng riêng cho bệnh nhân AIDS

- Thủ trưởng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân AIDS phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang bị phòng hộ lao động cho nhân viên y tế chịu trách nhiệm trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân AIDS. Thực hiện nguyên tắc vô khuẩn chống lây chéo trong bệnh viên.

- Sau khi điều trị nội trú ổn định cho bệnh nhân AIDS, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Y tế quận/huyện để thực hiện công tác quản lý, chăm sóc và phối hợp điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.

d) Ban phòng chống AIDS của Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Y tế nhằm nâng cao kỹ năng về chăm sóc, tư vấn nhiễm HIV/AIDS.

 

3. Chấn chỉnh công tác giám sát HIV/AIDS để đánh giá đúng thực trạng tình hình nhiễm HIV/AIDS trong cả nước:

a) Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm triển khai hoạt động giám sát HIV/AIDS phải đảm bảo số mẫu xét nghiệm theo quy định. Những địa phương không thuộc diện giám sát trọng điểm, chỉ xét nghiệm cho các trường hợp tự nguyện, không xét nghiệm tràn lan gây lãng phí sinh phẩm.

b) Sau khi xét nghiệm xác định người nhiễm HIV/AIDS, Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng được Sở Y tế uỷ quyền thông báo cho người bị nhiễm, gia đình người bị nhiễm, cán bộ chủ chốt ở địa phương được biết sau khi đã làm tốt công tác tư vấn.

c) Thực hiện nghiêm túc các quy định về báo cáo dịch, báo cáo kết quả giám sát trọng điểm theo mẫu và thời gian đã được thống nhất.

 

4. Quản lý trang thiết bị, sinh phẩm chương trình phòng chống AIDS

Các trang thiết bị, sinh phẩm chương trình phòng chống AIDS phải có sổ sách ghi chép đầy đủ: ngày nhận, tình trạng các trang thiết bị lúc nhận, người sử dụng trang thiết bị. Phải có lý lịch và bảng hướng dẫn sử dung máy. Các sinh phẩm phải bảo quản lanh, theo dõi chặt chẽ, nếu gần hết hạn phải chuyển ngay về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố để sử dụng vào mục đích giám sát trọng điểm. Danh sách phân bổ trang thiết bị vô trùng và các sinh phẩm đã được sắp xếp theo đề nghị của Sở Y tế, nếu địa phương nào muốn điều chỉnh lại phải báo cáo và được sự đồng ý của Ban AIDS Bộ Y tế. Các trang thiết bị phải được sử dụng đúng mục đích.

 

5. Củng cố công tác chỉ đạo quản lý chương trình ở các tuyến:

Những địa phương chưa có Ban phòng chống AIDS (kể cả tuyến huyện) phải triển khai thành lập ngay và bố trí cán bộ chuyên trách giúp Lãnh đạo Sở Y tế theo dõi, điều phối các hoạt động phòng chống AIDS ở địa phương theo hướng dẫn của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.

Nhận được chỉ thị này, Bộ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành tổ chức triển khai thực hiện các nội dung hoạt động nói trên và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Vụ Y tế Dự phòng, Vụ Điều trị).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi