Thông tư liên tịch 363/TT-LT của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 924/TTg ngày 13/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung chế độ phụ cấp đặc thù nghề đặc biệt đối với công chức, viên chức ngành y tế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    16
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - BỘ TÀI CHÍNH -
BỘ Y TẾ SỐ 363/TT-LT NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 924/TT
g NGÀY 13/12/1996 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BỔ SUNG CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP
ĐẶC THÙ NGHỀ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ

 

Thi hành Quyết định số 924/TTg ngày 13/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung chế độ phu cấp đặc thù nghề đặc biệt đối với công chức, viên chức ngàng Y tế. Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2329/LĐTBXH-TL ngày 07 tháng 07 năm 1997; Liên tịch: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP:

 

1. Mức phụ cấp 20% trên lương ngạch bậc áp dụng đối với công chức, viên chức, (kể cả lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế) trực tiếp làm các công việc cụ thể như sau:

a. Chuyên khoa Giải phẫu, Giải phẫu bệnh lý, Giải phẫu pháp y:

- Trực tiếp mổ tử thi, phẫu tích các phủ tạng.

- Ngâm ướp tử thi, phủ tạng và mẫu phủ tạng.

- Lấy mẫu phủ tạng, vật phẩm xét nghiệm giải phẫu thi thể bệnh.

- Xét nghiệm giải phẫu pháp y vi thể và xét nghiệm độc chất.

- Bảo quản, vệ sinh, trông coi xác và nhà xác.

- Vệ sinh thu dọn tiêu huỷ bệnh phẩm và các bộ phận cắt lọc của cơ thể sau khi xét nghiệm.

b. Chuyên khoa Tâm Thần:

- Khám bệnh, điều trị người bệnh tâm thần (kể cả khám và điều trị người bệnh tâm thần tại nhà).

- Trắc nghiệm tâm lý người bệnh tâm thần.

- Hướng dẫn thực hành trên cơ thể người bệnh tâm thần.

- Làm Test, ghi điện não đồ để đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị.

- Phục vụ người bệnh tâm thần (trông coi người bệnh, vận chuyển người bệnh, cho người bệnh ăn, phát thuốc và cho người bệnh uống thuốc, vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh môi trường, tắm giặt cho người bệnh và các công việc khác có liên quan trực tiếp đến người bệnh).

- Trực tiếp khám chữa bệnh và phục vụ người bệnh tâm thần thuộc các cơ sở điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh và các đối tượng xã hội.

 

c. Chuyên khoa Phong:

- Khám bệnh, điều trị người bệnh phong.

- Trực tiếp điều trị và phát hiện người bệnh phong tại nhà.

- Làm các xét nghiệm vi khuẩn phong.

- Hướng dẫn thực hành trên cơ thể người bệnh phong.

- Phục vụ người bệnh phong (trông coi người bệnh, vận chuyển người bệnh, cho người bệnh ăn, phát thuốc và cho người bệnh uống thuốc, vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh môi trường, tắm giặt cho người bệnh và các công việc khác có liên quan trực tiếp đến người bệnh).

d. Chuyên khoa Lao:

- Khám bệnh, điều trị người bệnh lao.

- Trực tiếp làm công tác phát hiện bệnh lao, lấy bệnh phẩm đờm và trực tiếp mang bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm.

- Duy tu, bảo dưỡng các dụng cụ y tế phục vụ khám và điều trị người bệnh lao.

- Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao và phát hiện bệnh lao.

- Phục vụ người bệnh lao (trông coi người bệnh, vận chuyển người bệnh, tắm giặt cho người bệnh, cho người bệnh ăn, phát thuốc và cho người bệnh uống thuốc và các công việc khác có liên quan trực tiếp đến người bệnh).

- Vệ sinh: nơi làm bệnh phẩm lao, buồng bệnh, môi trường lao, nhà vệ sinh, bô, ca, dụng cụ đựng bệnh phẩm lao, đốt lọ đờm, khử khuẩn y dụng cụ xét nghiệm vi khuẩn lao.

- Hướng dẫn thực hành trên cơ thể người bệnh lao.

- Trực tiếp khám chữa bệnh và phục vụ người bệnh lao ở các khu điều trị, điều dưỡng đối tượng xã hội.

 

2. Mức phụ cấp 10% trên lương ngạch bậc được áp dụng đối với công chức, viên chức, (kể cả lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế) trực tiếp làm các công việc cụ thể như sau:

- Chuyên làm việc trong các Labô nghiên cứu xét nghiệm bệnh dịch.

- Xét nghiệm vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, sinh hoá, huyết học, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ phòng chống dịch bệnh.

- Chuyên trách công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

- Kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu biên giới.

- Nghiên cứu, sản xuất các loại vắc - xin, sinh phẩm phòng chữa bệnh.

- Giữ giống chủng vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh.

- Kiểm tra, lấy mẫu, phân tích các yếu tố độc hại về vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động.

- Sản xuất môi trường nuôi cấy các bệnh phẩm.

- Súc rửa, sấy hấp tiệt trùng các dụng cụ thí nghiệm, tiêu huỷ các bệnh phẩm.

- Chăn nuôi động vật, nuôi côn trùng để thực nghiệm trong y học và sản xuất vắc - xin.

- Cấp phát vắc - xin, hoá chát độc hại thí nghiệm, hoá chất độc hại sử dụng trong phòng chống dịch bệnh.

- Khám và điều trị người bệnh sốt rét tại các vùng sốt rét lưu hành.

 

3. Đối với các cán bộ y tế cơ sở trong định biên quy định tại Thông tư số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Liên bộ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 và số 131/TTg ngày 04/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ đang công tác ở trạm y tế cơ sở mà thường xuyên phải làm các công việc ghi tại điểm 1 và 2 trên đây thì cũng được hưởng chế độ phụ cấp tương ứng tại các điểm này.

 

II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ HÌNH THỨC
CHI TRẢ PHỤ CẤP:

 

1. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp nêu trên thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Riêng đối với cán bộ y tế cơ sở thuộc diện được hưởng phụ cấp này, nơi nào trả lương thì nơi đó trả phụ cấp.

 

2. Hình thức chi trả: được chi trả theo kỳ lương hàng tháng.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

1. Hàng năm các cơ sở y tế lập kế hoạch dự trù kinh phí cho khoản phụ cấp nêu trên vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm của ngành y tế.

 

2. Ban Tổ chức chính quyền, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này và báo cáo kết quả về Liên bộ.

Riêng năm 1997 các cơ sở y tế tự sắp xếp thực hiện chế độ này trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao; trường hợp cơ sở y tế nào quá khó khăn, không tự thu xếp được thì lập dự toán cụ thể đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với các cơ sở y tế địa phương), Chính phủ (đối với cơ sở y tế Trung ương) xem xét quyết định.

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Các quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phản ánh về Liên bộ để nghiên cứu giải quyết.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi