Chỉ thị 01/CT-BYT của Bộ Y tế về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 01/CT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/CT-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 07/01/2011 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Thông tin-Truyền thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán
Trong thời gian qua, tình hình thực hiện an toàn thực phẩm đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn diễn biến khá phức tạp ở nhiều địa phương, nhất là trong khi nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, đặc biệt là vào dịp trước và trong tết Nguyên đán Tân mão 2011.
Để chủ động và tăng cường triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, Bộ Y tế đã có Chỉ thị 01/CT-BYT ngày 07/01/2011.
Trong đó, giao Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các Sở ngành khác tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố về chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong toàn bộ các khâu từ nuôi trồng, giết mổ động vật, chế biến, kinh doanh, dịch vụ ăn uống và tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn.
Đồng thời, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm chỉ đạo các phương tiện, vật tư, hóa chất và cơ số thuốc cấp cứu, điều trị, thành lập bộ phận thường trực chuyên môn phối hợp với các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trong việc điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm khi xảy ra trong cộng đồng…
Xem chi tiết Chỉ thị 01/CT-BYT tại đây
tải Chỉ thị 01/CT-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ Số: 01/CT-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ BỆNH TRUYỀN QUA THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN MÃO 2011
Trong thời gian qua, tình hình an toàn thực phẩm đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn diễn biến khá phức tạp ở một số địa phương. Nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm như kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không có nguồn gốc rõ ràng, không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm không an toàn, hàng nhập lậu; Chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh; sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm, rượu pha chế từ cồn công nghiệp … đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, đặc biệt là vào dịp trước và trong tết Nguyên đán Tân Mão 2011.
Để chủ động và tăng cường triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
1. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và các Sở ngành khác tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong toàn bộ các khâu từ nuôi trồng, giết mổ động vật, chế biến, kinh doanh, dịch vụ ăn uống và tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn.
b) Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe và các đơn vị y tế chức năng tuyến huyện/quận và xã/phường xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể trong công tác truyền thông; chỉ đạo công tác phát hiện, điều tra, xử lý khắc phục nhanh chóng hậu quả ngộ độc thực phẩm.
c) Phối hợp với các đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo liên ngành trong tỉnh thành lập các đoàn thanh tra liên ngành, tổ chức kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Kiên quyết xử lý những sản phẩm không rõ nguồn gốc, các đơn vị vi phạm về an toàn thực phẩm và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
d) Chỉ đạo các cơ sở điều trị và các đơn vị liên quan trên địa bàn xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, các trang thiết bị, vật tư, hóa chất và cơ số thuốc cấp cứu để kịp thời điều trị và xử lý có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
đ) Chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Chi cục An toàn vệ sinh các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn; hướng dẫn cho người tiêu dùng không lạm dụng và sử dụng các loại rượu không rõ nguồn gốc, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm tươi sống không qua chế biến, không ăn tiết canh, gỏi …
c) Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương, tập trung kiểm tra cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập khẩu phục vụ Tết trên địa bàn.
d) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giám sát chủ động phát hiện mối nguy ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở địa phương.
3. Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh và y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia có trách nhiệm:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động giám sát phát hiện nguy cơ mất an toàn thực phẩm trên địa bàn phụ trách. Hỗ trợ các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trong công tác kiểm nghiệm, điều tra, xử lý khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
b) Tham gia công tác tuyên truyền và hướng dẫn về an toàn thực phẩm cho cộng đồng, đặc biệt các vấn đề có tính chuyên môn, khoa học về an toàn thực phẩm.
c) Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch và đột xuất về an toàn vệ sinh thực phẩm.
4. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011.
b) Là đầu mối chỉ đạo triển khai Kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm Tết Nguyên đán và tổng hợp các báo cáo trình Lãnh đạo Bộ Y tế.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, các địa phương tăng cường tuyên truyền và triển khai các biện pháp cụ thể bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng thông điệp truyền thông, biên tập tin, phóng sự, chuyên đề và phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức phát thông điệp, đưa tin bài, phóng sự, chuyên đề, phóng sự trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.
5. Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm phát hiện đầy đủ và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
b) Tham gia các đoàn thanh tra liên ngành Trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm.
6. Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trong tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh liên quan đến thực phẩm.
b) Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng phương tiện, vật tư, hóa chất và cơ số thuốc cấp cứu, điều trị, thành lập bộ phận thường trực chuyên môn phối hợp với các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trong việc điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm khi xảy ra trong cộng đồng.
c) Tham gia các đoàn thanh tra liên ngành Trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị y tế ngành tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục an toàn vệ sinh thực phẩm).
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |