Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12185:2017 Thi công và nghiệm thu kết cấu gỗ di tích

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12185:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12185:2017 Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - Thi công và nghiệm thu kết cấu gỗ
Số hiệu:TCVN 12185:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:29/12/2017Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12185:2017

BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU KẾT CẤU GỖ

Preservation, restoration and reconstruction of architectural and artistic monuments - Execution and acceptance of wooden structures

 

Lời nói đầu

TCVN 12185:2017 do Viện Bảo tồn Di tích biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU KẾT CẤU GỖ

Preservation, restoration and reconstruction of architectural and artistic monuments - Execution and acceptance of wooden structures

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thi công và nghiệm thu trong công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi các cấu trúc bằng gỗ tự nhiên trong các di tích kiến trúc - nghệ thuật khi các cấu kiện chịu lực được liên kết với nhau bằng mộng và chốt.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các di tích làm bằng vật liệu như tre, nứa, lá..., hoặc có các liên kết giữa các chi tiết, cấu kiện chỉ bằng dây buộc hay đinh.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cà các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1072, Gỗ - Phân loại theo tính chất cơ lý;

TCVN 1074, Gỗ tròn - Phân hạng chất lượng theo khuyết tật;

TCVN 1758, Gỗ xẻ - Phân hạng chất lượng theo khuyết tật;

TCVN 10382, Di sản văn hóa và các vấn đề liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa;

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 10382 và các thuật ngữ sau.

3.1

Bảo quản di tích (conservation of relics)

Hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

[Nguồn: TCVN 10382, định nghĩa 2.3.3.2]

3.2

Chân tảng (base stone)

Khối vật liệu dưới đáy cột dùng kê cột.

3.3

Chốt (dowel)

Chi tiết để liên kết các cấu kiện kề nhau bằng cách xuyên qua chúng.

3.4

Cốt (central part)

Phần gỗ nằm ở giữa mặt cắt ngang của cấu kiện dạng xà, có chiều cao bằng chiều cao mặt cắt cấu kiện, chiều rộng bằng chiều rộng mộng đầu xà.

3.5

Độ thách chân cột (the tilted degree of column)

Khoảng cách giữa hình chiếu bằng của tim đỉnh cột và tim mặt trên chân tảng

3.6

Gia cố, gia cường di tích (reinforcing monument):

Biện pháp làm tăng sự bền vững và ổn định của di tích hoặc các bộ phận của di tích.

[Nguồn: TCVN 10382, định nghĩa 2.3.3.6]

3.7

Hạ giải công trình di tích (disassembly of monument structure)

Hoạt động tháo rời cấu kiện tạo thành kiến trúc của một di tích nhằm mục đích tu bổ di tích hoặc di chuyển cấu kiện đến một nơi khác để lắp dựng lại mà vẫn giữ gìn tối đa sự nguyên vẹn các cấu kiện đó.

[Nguồn: TCVN 10382, định nghĩa 2.3.3.7]

3.8

Kết cấu chịu lực (bearing timber structure)

Hệ thống chịu lực của nhà (gồm bộ khung gỗ và dàn mái) hoặc công trình, bao gồm các cấu kiện gỗ, chi tiết gỗ được liên kết với nhau bằng mộng, chốt...

3.9

Kết cấu gỗ (timber structure)

Nhà, bộ phận nhà hay công trình làm từ gỗ.

3.10

Liên kết (link)

Bộ phận kết nối các cấu kiện.

3.11

Mang (side part)

Phần gỗ ở hai bên phần cốt trong mặt cắt ngang cấu kiện dạng xà.

3.12

Lõi (heart wood)

Phần gỗ nằm ở tâm mặt cắt cột.

3.13

Mực (mark)

Dấu hiệu xác định vị trí cấu kiện trong kết cấu nhà, cũng là dấu hiệu để lấy kích thước gia công cấu kiện.

3.14

Mực cao cột (marks assigning the column height)

Chiều cao quy ước của cột dùng tính toán mực nhà cổ.

3.15

Mực thước (rule of marking)

Quy tắc lấy mực.

3.16

Mực tim (marks of axis)

Dấu hiệu xác định trục tim của cấu kiện chính như cột, xà cái; của kết cấu như nền nhà, mái nhà.

3.17

Mực thách (marks to determine the column tilt)

Trục được vạch từ tim đầu cột tới tim chân tảng.

3.18

Nêm (wedge)

Vật dùng để chèn chặt cấu kiện không cho dịch chuyển.

3.19

Nguyên gốc (original)

Cấu kiện, chi tiết nguyên gốc được chọn làm mẫu để phục chế các cấu kiện, chi tiết cùng loại.

3.20

Nối mộng (prolongation of tenon)

Biện pháp phục hồi mộng đầu cấu kiện dạng xà bị hỏng bằng cách nối cốt mộng cho tới độ dài nguyên gốc và phục hồi hình dạng, kích thước mộng.

3.21

Sàm đóng (assembly of components)

Thao tác mở mộng kèo dần dần để ráp mộng với kẻ, xà đảm bảo khít chặt, chắc chắn.

3.22

Thay chân cột (replacement of column's foot)

Biện pháp phục hồi chân cột (phần cột bên dưới, giáp nền) bị hỏng bằng các thao tác: cắt bỏ phần chân cột bị hỏng và nối phần chân mới với phần cột cũ còn lại.

3.23

Thước tầm (traditional gauge of carpenter)

Thanh gỗ hay tre dài có ghi các ký hiệu (các mực) quy cách nhà gỗ truyền thống.

3.24

Vỏ (cover)

Phần gỗ còn lại bao quanh phần lõi (đối với cột).

4  Quy định chung về hoạt động thi công bảo quản, phục hồi di tích

4.1  Quy trình kỹ thuật truyền thống áp dụng vào thi công tu bổ phục hồi di tích là quy trình kỹ thuật đã được sử dụng để xây dựng công trình đó trong quá khứ.

4.2  Kỹ thuật gia công phục chế là kỹ thuật đã được sử dụng xây dựng di tích, hoặc kỹ thuật truyền thống địa phương. Nếu vì điều kiện không thể hoàn toàn dùng kỹ thuật truyền thống thì dùng kỹ thuật hiện đại ở giai đoạn gia công sơ chế (làm thô) nhưng công tác hoàn thiện hoàn toàn sử dụng kỹ thuật truyền thống. Ngoài ra, mỗi loại cấu kiện có một số (tối thiểu là 1 đại diện) được phục chế hoàn toàn theo kỹ thuật truyền thống.

4.3  Nguồn nhân lực kỹ thuật thi công bao gồm nghệ nhân, thợ bậc cao, chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu biết về gỗ, kết cấu gỗ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích gỗ và phù hợp với công việc của công trình. Cán bộ kỹ thuật tham gia thi công cần có đủ năng lực chuyên môn và phù hợp với công trình.

4.4  Toàn bộ công trình trong suốt thời gian thi công được bao che bằng kết cấu vững chắc nhằm: che mưa, nắng cho gỗ, đảm bảo điều kiện vi khí hậu bên trong thích hợp cho một số công tác như: hạ giải, gia công, lắp dựng, lợp mái, bảo quản, sơn thếp truyền thống..., thực hiện chức năng dàn giáo, sàn công tác, và bảo vệ di tích khỏi các tác động bất lợi bên ngoài như: gió bão, sét, nước lụt v.v.

4.5  Công trường thi công tại di tích, cũng như các xưởng gia công cấu kiện gỗ, xưởng - kho lưu giữ và bảo quản gỗ bố trí tại nơi khác ngoài di tích được đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy, chống sét, chống bão lụt.

4.6  Công tác gia cố, gia cường di tích chống bão, lụt, chống nồm được tiến hành theo thiết kế nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến kiến trúc và hoạt động chức năng của di tích.

5  Thi công bảo quản di tích

5.1  Cấu kiện gỗ được bảo quản theo các hình thức: vệ sinh, chống mối và côn trùng khác hại gỗ khác, chống nấm, chống ẩm, chống cháy.

5.2  Các hóa chất, kỹ thuật dùng bảo quản không được làm ảnh hưởng tới chất lượng các thao tác kỹ thuật khác của di tích (sơn thếp, vẽ trên cấu kiện...). Kỹ thuật bảo quản gỗ không được làm thay đổi màu sắc của gỗ, không làm tích ẩm và không ảnh hưởng xấu đến tính chất cơ, lý của gỗ.

5.3  Các cấu kiện sau khi được gia công và sau khi được bảo quản tại xưởng, nếu trong quá trình lắp dựng có thao tác cắt, gọt, bào làm mất lớp bảo quản bề mặt thì thực hiện lại công việc bảo quản tại vị trí đã bị mất lớp bảo quản đó.

CHÚ THÍCH  Chú ý đặc biệt đến những vị trí tiếp xúc giữa gỗ với gạch, với vữa, với đất và giữa gỗ với gỗ; những vị trí đó được bảo quản có tính bền vững lâu dài. Ưu tiên sử dụng phương pháp bảo quản gỗ tiên tiến cho các chi tiết chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao. Những phương pháp bảo quản mới cần kèm theo các tài liệu xác nhận phù hợp.

5.4  Cấu kiện, kết cấu gỗ được bảo quản theo phương pháp ướt (dùng dầu, nước...) thì sau bảo quản phải để cho khô từ từ cho đến khi đạt độ ẩm cân bằng để tránh cho gỗ khỏi cong vênh, nứt. Khi bảo quản và khi hong cần che để tránh mưa, nắng tác động trực tiếp vào gỗ.

5.5  Các chi tiết kim loại cần được bảo quản chống rỉ theo quy định.

5.6  Cần có biện pháp chống làm hại gỗ khi lắp vào kết cấu gỗ các chi tiết của hệ thống chống sét, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc... cho công trình.

6  Thi công tu bổ, phục hồi di tích

6.1  Khảo sát, hạ giải, đánh giá chi tiết tình trạng di tích

6.1.1  Trước khi hạ giải cần tiến hành khảo sát chi tiết để đối chiếu hiện trạng di tích với hồ sơ thiết kế. Ghi hình, đo kích thước các bộ phận quan trọng, đánh dấu tất cả các chi tiết, cấu kiện bằng hệ thống ký hiệu sao cho dễ dàng nhận biết vị trí lắp đặt. Đảm bảo tính toàn vẹn của cấu kiện và an toàn kết cấu, an toàn cho hiện vật di tích trên công trình.

CHÚ THÍCH  Lưu ý đảm bảo sự toàn vẹn không chỉ cấu kiện mà cả hình vẽ, chữ viết và vết tích có tính chất dấu ấn của di tích

6.1.2  Xác định những thông số sau:

- Những số đo thuộc về mực thước của khung gỗ;

- Số đo trên nền nhà: vị trí các chân tảng, cao độ mặt trên của chân tảng và nền nhà, độ lệch trục, độ nghiêng mặt chân tảng, độ lệch góc so với trục dọc và trục ngang nền nhà;

- Số lượng các cấu kiện mỗi loại;

- Đối chiếu các kích thước cơ bản của công trình và bộ khung gỗ với hồ sơ thiết kế (chiều dài, chiều rộng, chiều cao, khoảng cách trục v.v.). Những kích thước cơ bản cần đọc có thể tham khảo Phụ lục B.

6.1.3  Đánh giá tình trạng của công trình và bộ khung gỗ trước khi hạ giải:

- Sự bảo toàn các thông số cơ bản về mực thước (các số đo theo thước tầm) của công trình;

- Ghi nhận sự sai khác hiện trạng với hồ sơ thiết kế;

- Đối với những cấu kiện, bộ phận đã mất, cần tìm dấu vết trên công trình và đối chiếu với bản thiết kế để bổ sung thông tin phục vụ cho việc phục hồi.

6.1.4  Hạ giải bằng phương pháp thủ công truyền thống theo trình tự:

- Di dời các hiện vật nội thất (đồ thờ, hoành phi, câu đối v.v...);

- Tháo dỡ ngói, các chi tiết trang trí bờ mái, các đoạn bờ mái, các đoạn tường cổ diêm;

- Tháo dỡ hệ rui, mè, lá mái, diềm tàu, diềm mái... (tức là các chi tiết dàn mái), đòn nóc và các hoành, bảy, kẻ;

- Tháo dỡ các cấu kiện dạng xà liên kết các khung;

- Tháo dỡ các cấu kiện dạng xà lớn liên kết cột trong khung (câu đầu, trến v.v.), cột. Các chi tiết, cấu kiện được đưa xuống đất một cách nguyên vẹn, an toàn, được kê trên hệ đỡ và dàn xếp sao cho việc lấy ra để khảo sát chi tiết được thuận lợi.

6.1.5  Theo từng bước hạ giải, ghi hình tình trạng kết cấu, ghi nhận các ký hiệu cũ của cấu kiện, chi tiết, làm bản rập hoa văn chạm khắc nếu cần, lập các bản vẽ và các báo cáo về:

- Mặt bằng mái: số hàng ngói, vị trí hàng ngói, cách thức lợp, cấu tạo bờ mái, tình trạng hư hỏng;

- Mặt bằng rui: số hàng rui, vị trí rui, cấu tạo và vị trí tàu mái, lá mái, ván mái và các chi tiết khác liên quan, tình trạng hư hỏng;

- Mặt bằng hoành: số lượng, vị trí các hoành và chi tiết liên quan, tình trạng hư hỏng;

Mặt bằng kẻ, kèo, ván dong hoặc bạo lưng kèo: số lượng, vị trí, tình trạng hư hỏng;

- Các vì kèo: vị trí, tình trạng kỹ thuật các cấu kiện, chi tiết đỡ dàn mái (con rường, đấu, xà cánh ác, con tôm, trụ đỡ...), tình trạng hư hỏng;

- Mặt bằng xà: mặt bằng thể hiện vị trí các câu đầu, trến, xà cái, các xà dọc, xà ngang, xuyên..., tình trạng hư hỏng;

- Mặt bằng các cột: vị trí đầu cột, đáy cột, tình trạng hư hỏng;

- Mặt bằng trần, sàn, vách gỗ, liên ba: vị trí, số lượng, tình trạng hư hỏng;

- Mặt bằng chân tảng, tình trạng hư hỏng;

- Các cấu kiện, chi tiết gỗ khác như các bức cốn, hệ thống cửa, vách ván đố, lan can, cầu thang v.v...: vẽ ghi vị trí, số lượng, tình trạng hư hỏng;

Trong quá trình hạ giải, trước khi tháo rời các liên kết các khung cần xác định lại mực thước công trình: căn chỉnh lại các cột, thúc lại cho chặt các mộng câu đầu, trến, xà cái... rồi tiến hành đo các mực.

6.1.6  Từng loại cấu kiện hoặc từng khung vì kèo - cột (gồm các cột trên trục ngang nhà và các cấu kiện vì kèo liên quan) cần được hạ giải và tập kết vào cùng một vị trí thuận tiện cho việc ráp lại khi cần đo lại mực thước cũ. Những chi tiết nhỏ gắn liền với các cấu kiện lớn (ván chặn hoành, ván dong, then cửa, một số chốt v.v...) để nguyên vị trí và được hạ giải cùng với cấu kiện lớn. Các chi tiết kim loại có trên kết cấu (đinh sắt, đai đồng, cối cửa, các tấm trang trí...) cần được thu hồi, ghi nhận vị trí và cất giữ cẩn thận để bảo quản tái sử dụng vào di tích. Các cấu kiện sau khi hạ giải được vệ sinh và đặt trong điều kiện bảo vệ khỏi mưa, nắng, nấm, mốc, cháy.

6.1.7  Từng cấu kiện sau khi hạ giải được xem xét chi tiết:

- Xác định mực gia công, xác định loại gỗ, đo kích thước, ghi nhận ký hiệu cũ, ghi hình hay làm bản dập hoa văn, ký tự chạm khắc;

- Đo kích thước chỗ hỏng, xác nhận tính chất nguyên gốc hay chân xác của cấu kiện, vẽ ghi cấu tạo và kích thước các loại mộng, các liên kết dạng khác và tình trạng của chúng (mòn, cụt, lỏng v.v.);

- Ghi nhận các thông tin cần thiết khác: những cấu kiện khác biệt về vật liệu, hoàn thiện, mực gia công và những cấu kiện bị mất.

6.1.8  Kết quả khảo sát, đánh giá được lập thành báo cáo, trong đó đề xuất:

- Mực thước toàn bộ nhà, hệ kết cấu, từng cấu kiện chính;

- Vị trí gốc của cấu kiện (đối với cấu kiện đã lắp sai vị trí);

- Những cấu kiện không còn sử dụng được cần phục chế;

- Những phần gỗ còn chất lượng tốt có thể tái sử dụng bằng cách gia công bố trí vào vị trí khác;

- Những cấu kiện bị hỏng một phần còn sử dụng được sẽ xếp vào nhóm cần tu bổ gia cường;

- Những cấu kiện chỉ cần bảo quản để sử dụng lại;

- Những cấu kiện không sử dụng được nhưng cần bảo quản để trưng bày.

6.1.9  Khả năng chịu tải trọng, tác động của kết cấu, cấu kiện gỗ được kiểm tra tính toán lại khi xuất hiện những tình huống sau:

- Có những cấu kiện cũ được làm từ gỗ có chỉ tiêu cơ lý thấp hơn các cấu kiện chịu lực còn lại của khung chịu lực;

- Có cấu kiện chịu lực chính bị suy thoái biến dạng cần gia cố hoặc nhà không có tường gạch bao (kết cấu gỗ trực tiếp chịu tải trọng ngang);

- Có những cấu kiện chịu lực quan trọng cần gia cố nối vá mà hồ sơ thiết kế chưa có;

- Có thêm tải trọng so với phương án thiết kế ban đầu;

- Chất lượng gỗ cũ bị suy thoái nặng so với kết quả khảo sát, thiết kế trước đó;

Việc tính toán kết cấu được thực hiện theo quy định hiện hành. Căn cứ kết quả tính toán kết cấu để hạn chế thay thế các chi tiết nguyên gốc.

6.1.10  Sau khi đánh giá chi tiết, các cấu kiện còn sử dụng lại được chuyển vào xưởng gia công và bảo quản trong điều kiện môi trường được xử lý bảo vệ gỗ và các chất liệu khác của di tích. Chọn những cấu kiện, chi tiết điển hình, nguyên gốc hoặc giống cấu kiện gốc làm nguyên mẫu cho việc phục chế các cấu kiện bị mất.

6.1.11  Trong quá trình khảo sát trước và sau hạ giải, gỗ (kể cả gỗ cũ của di tích lẫn gỗ mới dùng tu bổ di tích) được lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá chất lượng khi có những tình huống sau đây:

- Có loại gỗ lạ;

- Nghi ngờ về chỉ tiêu cơ lý gỗ;

- Gỗ lâu năm của cấu kiện chịu lực quan trọng có biểu hiện suy thoái nặng: biến màu, có nấm, tích ẩm;

- Gỗ mới dùng phục chế, tu bổ có màu sắc, vân gỗ, khối lượng khác hẳn gỗ của cấu kiện gốc;

- Gỗ nhập khẩu, hoặc được biến tính, bảo quản theo những phương pháp chưa biết mà không rõ chất lượng;

- Theo thủ tục thi công quy định.

6.2  Gia công

6.2.1  Chuẩn bị và sơ chế gỗ

6.2.1.1  Yêu cầu cho gỗ nguyên liệu dùng tu bổ phục hồi di tích:

- Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ thành khí trước khi gia công thành cấu kiện cần đáp ứng các yêu cầu chất lượng của gỗ hạng cao (hạng A) quy định trong TCVN 1074, TCVN 1758. Khuyết tật các loại phải nằm trong định mức cho phép hoặc được tính toán hoặc bố trí xẻ lấy gỗ đảm bảo yêu cầu chịu lực của cấu kiện (xem Bảng 1).

- Gỗ được sử dụng để phục chế hoặc nối vá cấu kiện phải cùng loại với gỗ của cấu kiện nguyên gốc, phù hợp với quy định trong TCVN 1072.

- Khi gỗ hộp có khuyết tật cần xẻ gỗ làm cấu kiện sao cho khuyết tật không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cấu kiện, hoặc khuyết tật được xử lý đến trạng thái không ảnh hưởng đến sự làm việc của cấu kiện.

- Kích thước một mắt gỗ không vượt quá 1/5 chiều rộng cấu kiện. Không cho phép có vết nứt theo chiều đường vòng năm. Tại và sát mặt chịu cắt của mối ghép nối cấu kiện không cho phép có vết nứt. Kích thước mắt gỗ đo theo hướng vuông góc với chiều dài cấu kiện, khi trên mặt gỗ mắt có dạng dài thì không đo mắt trên mặt đó. Không đo mắt sống có đường kính nhỏ hơn 10 mm. Xem hình 1

CHÚ DẪN

d1  Đường kính mắt gỗ 1

d2  Đường kính mắt gỗ 1

d3  Đường kính mắt gỗ 1

Hình 1 - Cách đo mắt gỗ

Bảng 1 - Yêu cầu chất lượng theo khuyết tật đối với gỗ hộp dùng tu bổ di tích

Khuyết tật ở gỗ dùng cho chế tạo cấu kiện

Cấu kiện dạng cột, trụ chịu lực nén

Cấu kiện dạng xà chịu uốn, chịu kéo

Cấu kiện dạng ván

Chi tiết nhỏ, vị trí nhỏ chịu lực, mộng, chốt

Mục

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

Mắt gỗ

Trên 150 mm chiều dài bất kỳ của mỗi mặt tổng kích thước các mắt gỗ phải không lớn hơn 2/5 bề rộng mặt gỗ

Trong vùng chịu kéo trên 150 mm chiều dài bất kỳ, tổng kích thước các mắt gỗ phải không lớn hơn 1/3 chiều rộng bề mặt gỗ

Diện tích mắt chết phải không lớn hơn 1/20 mặt cắt; đường kính từng mắt phải không lớn hơn 1/6 đường kính hoành và không có mắt chết; kích thước mắt sống không lớn hơn 1/3 bề rộng rui, không lớn hơn 1/3 chu vi hoành.

Trên 150 mm chiều dài bất kỳ mỗi mặt, tổng kích thước các mắt gỗ phải không lớn hơn 1/3 chiều rộng bề mặt gỗ

Không cho phép

Nứt

Độ sâu vết nứt phải không lớn hơn 1/3 đường kính, chiều rộng và phải xử lý và vết nứt, không được có vết nứt ngang thớ

Độ sâu không lớn hơn 1/3 d (hay rộng) cho vết nứt theo đường kính, không lớn hơn 1/4 chiều rộng cho chỗ khác; xử lý vá vết nứt; không có vết nứt ngang thớ

Độ sâu vết nứt không lớn hơn 1/4 chiều dày, không lớn hơn 1/4 bề rộng bản ván và phải xử lý vá nứt; không được có vết nứt ngang thớ

Không cho phép; Bề mặt rui được nứt dọc có chiều sâu không lớn hơn 1/4 bề dày

Thớ chéo

Độ chéo không lớn hơn 12%

Độ chéo không lớn hơn 8 %

Độ chéo không lớn hơn 8 % trên mặt mỏng

Căn cứ vào loại ứng suất

Lỗ mọt đã hết mọt

Cho phép lớp bề mặt có từ 2 đến 3 lỗ nhỏ trên 100 cm chiều dài

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

Chiều rộng trung bình của vòng năm

≤ 4 mm

≤ 4 mm

≤ 4 mm

≤ 4 mm

Tâm êlíp

Không hạn chế

Tránh mặt chịu cắt

Không hạn chế

Không cho phép

6.2.1.2  Hong (làm khô tự nhiên) gỗ

- Gỗ được để trong kho thoáng, có mái che chống mưa, nắng, nền có hệ thoát nước chống nước đọng. Nếu xếp kiện ngoài sân thì từng kiện có mái che. Khi xếp đống dùng các con kê, miếng đệm để đảm bảo gỗ thoát hơi ẩm được theo các mặt. Các con kê, miếng đệm phân cách gỗ không được có mối, nấm. Trong quá trình hong gỗ cố định không cho gỗ cong: kết hợp việc hong với nắn thẳng những ván, thanh gỗ bị cong vênh, cần có giải pháp hạn chế mở rộng vết nứt khi mới xuất hiện.

- Gỗ xếp thành kiện có chiều cao đến 3 m, các kiện cách nhau tối thiểu 2 m. Kiện gỗ kê cao cách mặt đất (40 ÷ 60) cm. Các lớp gỗ xẻ kê trên các thanh đệm có khoảng cách giữa các lớp (5 ÷ 10) cm tùy theo độ dày của gỗ; các đệm nếu bằng gỗ phải chống nấm, chống mối. Các thanh đệm xếp thẳng hàng theo chiều đứng, hàng cách nhau (50 ÷ 80) cm tùy theo độ dày gỗ xẻ. Các tấm gỗ trong mỗi lớp cũng cách nhau (5 ÷ 10) cm cho hơi nước thoát theo cạnh bên. Các ván mỏng (2 ÷ 3) cm và dài được hong trong giá kẹp để tránh cong vênh, khoảng cách giữa các tấm (10 ÷ 15) cm. Có thể dùng quạt tạo gió nhẹ lưu thông không khí.

- Các chi tiết chịu lực ghép nối cấu kiện quan trọng có yêu cầu không co ngót như chốt, nêm cần được hong ngay từ đầu cho đến khô hoàn toàn trước khi lắp vào kết cấu công trình.

Xếp gỗ để hong theo Hình 2

a) Phương pháp chất đống ngang dọc đan xen gỗ mộc theo lớp

b) Phương pháp chất đống gỗ tấm, gỗ vuông

c) Phương pháp chất theo giá đứng

d) Phương pháp chất đống tam giác

e) Phương pháp chất đống ngang

f) Phương pháp dùng giá kẹp gỗ cho ván mỏng

CHÚ DẪN

1  Con kê

3  Đệm kê

5  Gỗ ván mỏng

7  Miếng đệm chêm chặt

2  Gỗ tấm

4  Phủ nóc

6  Thanh đứng của giá kẹp

 

Hình 2 - Phương pháp sấy khô gỗ tự nhiên bằng xếp kiện

6.2.1.3  Khi xẻ gỗ để hong cần tính dự phòng độ co ngót kích thước (xem Bảng 2).

Bảng 2 - Dự phòng co ngót ngang thớ khi sấy gỗ đến độ ẩm yêu cầu

Cỡ lớn mặt cắt,

mm

15-25

70-90

130-140

170-180

210-220

250-260

290-300

330-340

370-380

Dự phòng co ngót,

mm

1,0

3,0

5,0

7,0

9,0

11,0

13,0

15,0

17,0

CHÚ THÍCH 1: Số liệu trong bảng dùng cho gỗ thành khí khi hong khô tự nhiên; Kích thước trung gian lấy bằng nội suy.

CHÚ THÍCH 2: Với gỗ thông rụng lá, gỗ mềm nhóm 3, nhóm 4 (theo TCVN 1072) lượng co ngót dự phòng cần tăng 30 % so với số liệu Bảng 2.

6.2.1.4  Gỗ được hong khô đến độ ẩm gia công (xem Bảng 3). Gỗ ghép bằng keo được hong đến độ ẩm bề mặt phù hợp với keo.

Bảng 3 - Quy định về độ ẩm cao nhất của gỗ khi gia công

Loại gỗ làm cấu kiện

Độ ẩm gỗ,

%

1. Kết cấu gỗ súc và gỗ xẻ khối

≤ 20

2. Cấu kiện chịu lực lớn (dày trên 100 mm)

≤ 15

3. Các cấu kiện, chi tiết (dày từ dưới 100 mm)

≤ 12

4. Các kiện trong điều kiện thông gió kém

≤ 18

5. Các cấu kiện của kết cấu dạng tấm

≤ 12

6. Cửa gỗ và các chế phẩm gỗ tinh chế (dạng ván, thanh mỏng)

≤ 12

CHÚ THÍCH 1: Độ ẩm trong bảng là giá trị bình quân của tiết diện cấu kiện.

CHÚ THÍCH 2: Cấu kiện làm từ các loại gỗ khác nhau cần có độ chênh lệch độ ẩm giữa các gỗ cần ≤ 5 %.

6.2.2  Phục chế chi tiết, cấu kiện, kết cấu

- Cấu kiện bị mất được phục chế theo nguyên mẫu, kích thước lấy trong khoảng biến động kích thước của các cấu kiện cùng loại và phù hợp với các cấu kiện tiếp nối. Chi tiết trang trí bị mất được phục hồi theo mẫu nguyên gốc đại diện hoặc hồ sơ thiết kế. Các cấu kiện thay mới được ghi dấu bằng ký hiệu thời gian chế tạo tại chỗ khuất kín và phải sử dụng phương pháp ghi bền theo thời gian.

- Thước tầm và các cữ nhỏ (con cán) được phục chế trước khi tiến hành phục chế cấu kiện, kết cấu. Thước tầm và các cữ nhỏ, sau khi phục chế phải được hai chuyên gia lần lượt kiểm tra; nếu, không phát hiện sai sót mới được sử dụng. Kỹ thuật phục chế thước tầm và cữ nhỏ, con cán là kỹ thuật truyền thống. Chuyên gia phục chế hoặc kiểm tra thước tầm phục chế gồm một thợ mộc và một cán bộ kỹ thuật được đào tạo, có đủ năng lực thiết kế và thi công kiến trúc gỗ truyền thống, đã tham gia tu bổ di tích kiến trúc gỗ.

- Cấu kiện chịu uốn dạng thanh (hoành, xà...) cần có độ cong không quá 1/500 nếu có mặt cắt vuông, không quá 1/200 nếu có mặt cắt tròn và phải hướng mặt vồng lên phía tải trọng tác động. Mắt gỗ không được ở vị trí có ứng suất kéo; chốt gỗ hay bulông thép phải tránh vị trí mắt gỗ. Khi khoan lỗ bắt bulông, chốt thép, đường kính mũi khoan phải lớn hơn đường kính bulông (0,5 ÷ 1,0) mm; nếu chốt không được xoay thì khe hở giữa thành lỗ khoan và chốt bulông phải được nhồi đầy keo hoặc hỗn hợp keo và bột gỗ khô, và bố trí thêm các chốt lân cận.

6.2.3  Gia cố, phục hồi hình dạng, kích thước của kết cấu, cấu kiện, chi tiết

- Vật liệu dùng gia cố không được kém bền so với vật liệu gốc. Những chi tiết bổ sung để gia cố kết cấu được bố trí khuất để không tạo cảm giác sai lệch về hình dạng, kích thước của di tích gốc. Trường hợp cần chống đỡ thì kết cấu chống đỡ phải phân biệt rõ ràng với cấu trúc gốc.

- Trước khi nối, vá các cấu kiện chịu lực, cần tính toán kết cấu để xác định vị trí nối an toàn và chọn cấu tạo mối nối có hiệu quả cao (cả về chịu lực lẫn giữ gìn hoa văn chạm khắc, dấu tích lịch sử). Tính toán kết cấu khi chọn cấu tạo mối nối chịu uốn, nếu cần - làm thí nghiệm mô hình để kiểm tra. Không bố trí mối nối cho các cấu kiện nhỏ chịu tải trọng lớn như: rui, hoành, dầm sàn... Khi xử lý tiêu tâm cấu kiện lớn, nối chân cột bị mục, nối mộng bị cụt, đắp vá phục hồi kích thước những chỗ hư khuyết, được sử dụng các giải pháp đã áp dụng tại các trường hợp hư hỏng tương tự có hiệu quả và khả thi.

- Tính toán kiểm tra lại kết cấu sau khi tu bổ, nối vá các cấu kiện có mối nối chịu uốn, chịu kéo, chịu cắt có ứng suất nguy hiểm. Tại liên kết giữa các cấu kiện cần kiểm tra các trường hợp gỗ chịu uốn dọc thớ, kéo ngang thớ, cắt dọc thớ. Tìm giải pháp gia cường khi có nguy cơ mất an toàn.

- Khi cần ốp chi tiết của cấu kiện cũ vào vỏ cấu kiện phục chế thì phần ốp vào làm việc đồng thời.

6.3  Lắp dựng

6.3.1  Chuẩn bị lắp dựng

- Hoàn tất công tác nền móng: căn chỉnh chân tảng, đá táng về vị trí gốc, cao độ các mặt chân tảng phải trong giới hạn thiết kế, mặt chân tảng phải trùng với phương nằm ngang; kiểm tra lại và định vị các trục tim trên mặt nền, tim các chân tảng phải nằm trên điểm giao nhau của các trục mực đất.

- Kiểm tra nghiệm thu các cấu kiện chính, kiểm tra các mực tại cột, kẻ, kèo, trến, câu đầu... Liên kết kèo, kẻ với cột, trến với cột, xà cái với cột trong kiểm tra nghiệm thu trước đó được sàm đóng chặt khít, đúng mực dốc mái.

- Vận chuyển toàn bộ cấu kiện dự định lắp dựng đến vị trí thích hợp cho thi công.

6.3.2  Quy trình lắp dựng

Lắp dựng bằng cách thức truyền thống theo trình tự:

- Lắp ráp khung trên mặt đất (bắt đầu từ khung của gian giữa rồi đến khung các gian bên, gian trái trước, gian phải sau, bên trong trước, bên ngoài sau, lắp khung dưới trước, dàn mái sau, phải lắp dựng đối xứng). Trước tiên lắp các cột cái với câu đầu, trến; tiếp đó vì nóc (đấu, con chồng, cột trốn... đối với di tích Bắc Bộ); lắp kèo và các cấu kiện đỡ kèo (giường, giả thủ, trến thượng, trụ dội... đối với di tích Trung Bộ và Nam Bộ); sau đó là các cột quân, vì nách v.v.; chèn chặt sơ bộ các mộng.

- Dựng khung thẳng đứng trên các cột tại vị trí của khung cột - vì kèo; chống đỡ cho khung ổn định.

- Lắp các xà liên kết các khung; tiến hành căn chỉnh, kiểm tra toàn hệ khung; thực hiện thao tác chèn mộng, nêm để định vị các cấu kiện trong khung; tiếp đó cắt chân cột một cách phù hợp với tình trạng mặt bằng nền. Chèn chặt các mộng, chốt, nêm;

- Lắp hệ hoành, rui, mè và các chi tiết, cấu kiện khác.

Khi xong một bước kiểm tra lại hình dạng, tọa độ vị trí, mức chắc chắn, nếu đạt yêu cầu thiết kế hoặc kỹ thuật mới tiến hành lắp ráp bước sau. Toàn bộ kết cấu hệ khung chịu lực khi lắp dựng xong được kiểm tra lại kích thước, khoảng cách tim, cốt, các góc quan trọng và căn chỉnh vào vị trí thiết kế bằng cách điều chỉnh kích thước các mộng liên kết, thao tác cắt chân cột lấy độ ngang bằng... Khi đạt yêu cầu thì thực hiện thao tác chèn mộng, đóng chốt và các thao tác khác để khung được cố định chắc chắn. Những vị trí cần nêm chặt phải tính đến độ co của gỗ khi khô, nhất là cấu kiện lớn (trến, kẻ...), cần có biện pháp hạn chế sự nới lỏng con xỏ đầu kè giao nguyên ở trung câu, nêm trến, cục gỗ chèn lỗ chờ ở mộng xà - cột v.v... Khi lắp dựng chỉ được dùng búa gỗ (vồ), khi gõ mạnh (cấu kiện lớn) cần lót mặt gỗ; dùng búa kim loại để gõ vào gỗ.

Những chú ý khi lắp dựng dàn mái:

- Vị trí đòn nóc, vị trí của gốc và ngọn cây gỗ làm đòn nóc;

- Độ phẳng của các mặt phẳng tạo bởi hệ hoành;

- Độ phẳng của các mặt phẳng tạo bởi hệ rui, hệ cầu phong, hệ mè hay li to. Có thể điều chỉnh hệ bên trên để bù những sai lệch độ phẳng của hệ bên dưới giữ cho được độ phẳng mái;

- Các cấu kiện nhỏ, dài bị cong có thể được nắn thẳng trong khi lắp dựng nếu khâu gia công dưới đất chưa loại bỏ hết cong (các dãy li tô, cầu phong v.v.);

- Sự đồng đều của độ nhô, độ cao các mũi kẻ, mũi ván dong, diềm mái.

- Độ déo mái (độ vểnh lên của kết cấu mái tại góc mái).

7  Nghiệm thu

7.1  Yêu cầu chung

Trình tự nghiệm thu: nghiệm thu đầu vào (vật liệu và thiết bị), nghiệm thu giai đoạn (công tác hạ giải, tháo dỡ, phần gia công phục chế, tu bổ cấu kiện, nghiệm thu phần bảo quản, nghiệm thu lắp dựng các bộ phận...), nghiệm thu tổng thể để bàn giao công trình (hệ khung gỗ và toàn bộ cấu trúc gỗ) và nghiệm thu các công việc khác của công trình có liên quan.

Các bước kiểm tra khi nghiệm thu: kiểm tra hồ sơ pháp lý công trình, hồ sơ chứng minh chất lượng công trình (chứng chỉ chất lượng gỗ, chứng chỉ chất lượng các vật tư và thiết bị của công nghệ bảo quản, biên bản xác nhận sự phù hợp chất lượng các công việc bảo quản, tu bổ, phục hồi với thiết kế và những hồ sơ mang tính đặc thù của công trình bảo tồn di tích), kiểm tra trực tiếp công trình.

7.2  Nghiệm thu công tác bảo quản

7.2.1  Nghiệm thu đầu vào: kiểm tra xuất xứ vật liệu và tính năng kỹ thuật của vật tư bảo quản cũng như thiết bị của công nghệ bảo quản: kiểm tra chứng chỉ an toàn môi trường của vật tư, thiết bị; kiểm tra sự phù hợp của vật tư, thiết bị với công việc bảo quản.

7.2.2  Nghiệm thu giai đoạn: lập các biên bản về sự chính xác của việc thực hiện các công đoạn, các thao tác của công tác bảo quản, bao gồm cả vệ sinh các cấu kiện, kết cấu một cách khoa học sau khi bảo quản.

7.2.3  Nghiệm thu tổng thể: tiến hành sau khi đã thực hiện toàn bộ các nghiệm thu giai đoạn về bảo quản, sau khi lắp dựng xong công trình; công tác bảo quản đã được thực hiện trên toàn bộ bề mặt gỗ và các vị trí khác theo thiết kế; đã chống rỉ toàn bộ các chi tiết kim loại; cấu kiện.

7.3  Nghiệm thu công tác tu bổ, phục hồi

7.3.1  Yêu cầu chung

Trong nghiệm thu, mực thước được quan tâm trước, sau đó đến chất lượng liên kết, chất lượng bảo quản, mức độ bảo toàn các yếu tố gốc, tiếp đó là kích thước gỗ. Nội dung chính của nghiệm thu: kiểm tra độ chính xác của các mực, độ khít mộng, sự chắc chắn của các liên kết, độ chính xác của vị trí, kích thước, chất lượng bảo quản mộng. Ngoài ra phải chú ý đến độ thẩm mỹ, mức hoàn thiện cấu kiện, kết cấu (so sánh với nguyên mẫu và yêu cầu thiết kế).

Độ sai lệch kích thước trong tu bổ phục hồi cho phép và những chuẩn mực để nghiệm thu cấu kiện, kết cấu khi hệ khung được hạ giải hoàn toàn để tu bổ phải tuân theo các bảng 4 đến 19. Việc sai lệch kích thước vượt quá giá trị cho phép chỉ được chấp nhận khi có những yêu cầu đặc biệt, hoàn cảnh đặc biệt gắn với đặc thù của công trình di tích dẫn đến nhu cầu giữ nguyên sai lệch hoặc chỉ được điều chỉnh về một giới hạn quy định.

Khi công trình nguyên gốc có sai số gia công lắp dựng lớn so với các Bảng 4 ÷ 19, khi chỉ sửa chữa cục bộ, không hạ giải hết khung gỗ, khi kích nâng di chuyển công trình, khi kích chuyển cấu kiện hoặc một bộ phận công trình về vị trí thiết kế được nghiệm thu theo mức độ sai lệch do thiết kế quy định.

7.3.2  Nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Nghiệm thu gỗ: xác nhận chủng loại bằng phương pháp chuyên gia.

- Keo dùng gia cố cấu kiện: phải có tính chất cơ lý hóa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và không được làm hại gỗ. Keo tại vị trí liên kết gỗ phải đảm bảo cường độ kéo ngang thớ và cắt dọc thớ của gỗ ghép không được nhỏ hơn cường độ của gỗ.

- Các vật tư liên quan khác: đinh, ke, cối cửa...nghiệm thu theo yêu cầu thiết kế.

7.3.3  Nghiệm thu giai đoạn

Nghiệm thu các cấu kiện được phục chế, các cấu kiện được tu bổ: đối chiếu kích thước, hình dạng với hồ sơ thiết kế, với nguyên mẫu, đối chiếu theo ảnh chụp trước và sau tu bổ (đối với cấu kiện chính chịu lực).

Nghiệm thu bộ phận công trình: từng khung vì kèo, từng phần nhà bao gồm một số khung cột - vì kèo và các cấu kiện liên kết các khung... Nội dung nghiệm thu: mực thước, kích thước các cấu kiện đã được tu bổ phục hồi và bộ phận đã được lắp dựng vào công trình, độ chắc chắn của các liên kết, sai số của công tác gia công và lắp dựng, chất lượng bảo quản...

7.3.4  Nghiệm thu gia công, lắp dựng hệ kết cấu

7.3.4.1  Yêu cầu chung

Nghiệm thu tổng thể hệ kết cấu sau khi tiến hành các hình thức nghiệm thu trước đó theo quy định của các khoản 7.3.1 ÷ 7.3.3 và sửa chữa hết các sai sót trong các đợt nghiệm thu trước.

Kiểm tra các kích thước thuộc thước tầm, các kích thước khác theo thiết kế và thiết kế điều chỉnh: độ chính xác các số đo mực đất, độ sai lệch kích thước tổng (mặt bằng hệ khung, dàn mái, các khung cột - vì kèo), độ chắc chắn của liên kết và toàn hệ khung, vị trí của các cấu kiện chính, số lượng các cấu kiện, chất lượng bảo quản toàn bộ kết cấu... Những số đo không thể kiểm tra sau khi lắp dựng thì phải kiểm tra trước khi lắp dựng.

Những cấu kiện được nối vá thì gỗ mới và gỗ cũ có vân và màu tương đồng và vẫn phân biệt được phần cũ với phần mới.

Mức độ hoàn thiện bề mặt đáp ứng yêu cầu thiết kế hoặc theo mẫu nguyên gốc.

7.3.4.2  Nội dung kiểm tra

7.3.4.2.1  Cột

Số lượng cột lấy kiểm tra là 10 % nhưng mỗi loại cột không ít hơn 3. Nếu có một cấu kiện không đạt theo Bảng 4 thì kiểm tra thêm 10 % nữa, nếu vẫn chưa đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Hình thức: Dạng cột, độ thót chân, thu ngọn, độ phình thân yêu cầu đúng thiết kế hoặc nguyên mẫu; mức độ hoàn thiện bề mặt đáp ứng yêu cầu thiết kế hoặc theo cấu kiện gốc.

Bảng 4 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu cột

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Mực chiều cao cột

± 2 mm

Thước kim loại

2. Độ dài cột

± 5 mm

Thước kim loại

3. Đường kính cột, kích thước mặt cắt cột đa giác

± d (b)/50

Thước kẹp chuyên dụng, thước mềm đo chu vi; đo 3 điểm dọc chiều cao

4. Độ cong cột

h ≤ 3 m

5

Dùng thước kim loại và căng dây

h > 3m

2/1000 chiều dài

5. Độ tròn cột

d ≤ 200 mm

4 mm

Thước kẹp chuyên dụng; đo 3 vị trí dọc chiều cao

d > 200 mm

6 mm

6. Mộng đục trên cột

vị trí theo mực

± 2 mm

Thước thép, con cán

độ rộng

± 2 mm

Thước kẹp bằng thép

chiều cao

± 4 mm

Thước thép

độ phẳng

± 2 mm

Thước thép nhỏ

7. Mực thách cột

h ≤ 3 m

± 5 mm

Căng dây đo mực thách so với mực tim vạch trên thân cột, đo tại mực chân cột

h > 3 m

h/500

CHÚ THÍCH 1: h - chiều cao cột, d - đường kính cột, b - kích thước mặt cắt của cột có mặt cắt là đa giác.

CHÚ THÍCH 2: Các mục 6 (vị trí mộng), 7 (độ thách chân cột) được kiểm tra lại sau khi lắp dựng hệ khung.

7.3.4.2.2  Kẻ, bảy, kèo, ván dong

Số lượng lấy kiểm tra là 10 % mỗi loại cấu kiện nhưng không ít hơn 3. Nếu có một cấu kiện không đạt yêu cầu theo Bảng 5 thì lấy kiểm tra tiếp 10 % nữa, nếu vẫn không đạt phải kiểm tra toàn bộ.

Đối với bảy thì kiểm tra độ dài thay cho khoảng cách các tim mộng. Đối với kẻ chuyền thì kiểm tra khoảng cách các tim cột, và khoảng cách từ tim mộng tới trục chốt (con xỏ) tại trung câu.

Yêu cầu về hình dạng: đường cong lưng, độ vét bụng, độ hạ vai, độ tum hông... đáp ứng thiết kế hoặc mẫu cấu kiện gốc; kiểm tra bằng đối chiếu với mẫu, bản rập (bản rập: miếng ván được cắt theo hình dạng cấu kiện mẫu dùng để đo cắt gỗ gia công các cấu kiện cùng loại, cùng kích thước, hình dạng).

Bảng 5 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu kẻ, bảy, ván dong

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Khoảng cách L0 giữa các mực tim cột tại các mộng của kèo, kẻ

± 4 mm

Thước thép, con cán

2. Chiều dài tổng L, cho kẻ, kèo

± 5 mm

Thước thép, con cán

3. Độ nhô mũi kẻ, ván dong tính từ tim cột

L ≤ 3m

± 7 mm

Thước thép, thước nách, thước vuông, đo theo tim tại mộng cột và kẻ lúc sàm đóng

L > 3m

±10 mm

4. Kích thước mặt cắt đo chỗ rộng ngang và cao nhất của mặt cắt

± b(h)/50

Thước thép, căng dây; đo 3 điểm dọc chiều dài

5. Mực độ dốc mái trên lưng kèo, ván dong

±1,5°

Cữ, căng dây, thước thép

6. Độ cong ngang (độ lệch khỏi đường tim dọc thân)

1/500

Căng dây, thước thép

CHÚ THÍCH 1: L0 - khoảng cách các mực tim cột cái tới trung câu, cột cái tới cột con trong mộng kẻ.

CHÚ THÍCH 2: L - chiều dài tổng của cấu kiện; b, h- tương ứng chiều rộng, chiều cao mặt cắt cấu kiện.

7.3.4.2.3  Trến, câu đầu, các xà

Số lượng lấy kiểm tra 10 % mỗi loại nhưng không ít hơn 3. Nếu có một cấu kiện không đạt yêu cầu theo Bảng 6 thì lấy kiểm tra tiếp 10 % nữa, nếu vẫn không đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Yêu cầu về hình dạng: độ hạ vai, độ vét bụng, độ tum hông... cần đáp ứng yêu cầu thiết kế hoặc cấu kiện mẫu; kiểm tra bằng đối chiếu mẫu hoặc bản rập

Bảng 6 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu câu đầu, trến, các xà

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Khoảng cách giữa các mực tim cột tại mộng cấu kiện L0

± 5 mm

Thước thép, cữ cán

2. Độ nhô mũi từ tim cột của trến, xuyên

L0 ≤ 3 m

± 5 mm

Thước thép; đo từ tim cột đến chót mũi cấu kiện

L0 > 3 m

± 7 mm

3. Chiều dài tổng

L ≤ 3 m

± 5 mm

Thước thép

L > 3 m

± 7 mm

4. Kích thước mặt cắt

h

+ (1/30) h

Thước thép, thước kẹp; đo 3 điểm theo chiều dài

b

± (1/30) b

5. Sai số mộng

vị trí

± 2 mm

Thước thép, thước kẹp

kích thước

± 2mm

6. Độ cong (lệch khỏi đường tim dọc thân)

(1/500) độ cong

Căng dây, thước thép

CHÚ THÍCH 1: L0 - khoảng cách mực thách 2 cột cái giao với 2 đầu trến, câu đầu, là khoảng cách mực tim 2 cột đối với xà xuyên cột. Các xà nối cột mà không xuyên cột thì đo độ dài giữa 2 điểm mộng giáp mặt cột (mục 4).

CHÚ THÍCH 2: L - chiều dài tổng; h - chiều cao mặt cắt, b - chiều rộng mặt cắt; kích thước mặt cắt được đo theo gỗ xẻ bao mặt cắt cấu kiện lúc chưa gia công.

7.3.4.2.4  Hoành

Số lượng lấy kiểm tra 10 % mỗi loại nhưng không ít hơn 3. Nếu có một cấu kiện không đạt yêu cầu theo Bảng 7 thì lấy kiểm tra tiếp 10 % nữa, nếu vẫn không đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Yêu cầu về hình dạng: độ tròn, mộng nối... cần đáp ứng yêu cầu thiết kế hoặc cấu kiện mẫu.

Đối với hoành có mặt cắt chữ nhật (hoành vuông) cho phép độ cong đến 1/200 nhưng hướng vồng về phía đỉnh mái.

Bảng 7 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu hoành

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Chiều dài tổng

L ≤ 3m

± 3 mm

Thước thép

L > 3 m

± 5 mm

2. Kích thước mặt cắt

Ø

+ 4 mm

Thước thép, thước kẹp; lấy trung bình 3 vị trí trên 1 hoành

h

- 3 mm

b

± 3 mm

3. Độ cong (lệch khỏi đường tim dọc thân)

1/500

Căng dây, thước thép

4. Độ tròn đối với hoành tròn

1/50 Ø

Thước kẹp, đo 3 vị trí/hoành

CHÚ THÍCH: Ø - đường kính hoành tròn. b, h - chiều cao và chiều rộng mặt cắt cấu kiện.

7.3.4.2.5  Rui, vân kiên, ván đầu rui, dũi và các cấu kiện tương tự

Đối với các cấu kiện hợp thành chiều dài lớn như rui lấy 10 % chiều dài tổng để kiểm tra nhưng không ít hơn 3 thanh rui, và không ít hơn 10 điểm đo cho 1 nhà. Nếu có một điểm đo, một thanh không đạt yêu cầu theo Bảng 8 thì kiểm tra tiếp 10 % (hay 3 thanh rui) khác; nếu vẫn không đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Đối với các cấu kiện còn lại (vân kiên, ván đầu rui, dũi, lá mái) lấy 10 % nhưng không dưới 3 thanh. Nếu có một cấu kiện không đạt yêu cầu thì kiểm tra tiếp 10 % cấu kiện khác, nếu vẫn không đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Các cấu kiện trên được nghiệm thu giai đoạn theo Bảng 8, được nghiệm thu lại khi lắp dựng dàn mái theo Bảng 17. Phần hoa văn chạm khắc nghiệm thu theo Bảng 14.

Các chi tiết tương tự như then co, rui vấu, rui châm... được nghiệm thu theo Bảng 8, sai lệch về chiều dài + 10 mm.

Bảng 8- Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu gia công rui, vân kiên , ván đầu rui (ván khóa đầu rui), diềm mái, dũi, lá mái

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Kích thước mặt cắt

h

± 2 mm

Thước thép, thước kẹp; số lượng đo - lấy 1 điểm/10m dài và không dưới 10 điểm đo cho 1 nhà

b

± 2 mm

2. Độ cong (lệch khỏi đường tim dọc thân, đường cong thiết kế)

1/500

Căng dây, thước thép; đo 10 thanh rui lấy ngẫu nhiên; cấu kiện khác - 3 vị trí trên một mép mái, bờ mái

CHÚ THÍCH: b, h - chiều cao và chiều rộng mặt cắt cấu kiện.

7.3.4.2.6  Tàu mái, diềm mái

Kiểm tra 100 % cấu kiện theo Bảng 9.

Bảng 9 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu tàu mái, diềm mái và chi tiết tương tự

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Kích thước mặt cắt

h

± 2 mm

Thước thép; đo 3 điểm tại mỗi mái: giữa, 2 đầu

b

+ 2 mm

2. Vị trí

đáy

± 5 mm

Thước thép

độ ngả

± 5 mm

z

± 5 mm

3. Chiều dài

± 5 mm

Thước thép, đo 4 mặt mái

4. Độ lệch khỏi đường cong thiết kế

1/500

Thước thép, bản rập

5. Độ khít mộng

ghép góc

3

Thước thép

ghép cao

1.5

CHÚ THÍCH 1: h, b - chiều cao và bề rộng mặt cắt cấu kiện.

CHÚ THÍCH 2: z - khoảng cách từ mũi kẻ tới chân tàu đao.

7.3.4.2.7  Các hệ khung xương trần, khung xương sàn

Từng loại dầm, xà lấy 10 % số lượng mỗi loại nhưng không ít hơn 3. Nếu có một cấu kiện không đạt yêu cầu theo Bảng 10 thì lấy kiểm tra tiếp 10 % khác, nếu vẫn không đạt thì kiểm tra toàn bộ. Toàn hệ được kiểm tra các số đo tổng thể.

Bảng 10 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu hệ khung xương trần, khung xương sàn

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Kích thước mặt cắt dầm chính

h

± 2 mm

Thước thép; đo 3 điểm tại giữa và 2 đầu dầm; chọn không ít hơn 3 dầm/ô sàn, trần

b

+ 5 mm

2. Kích thước mặt cắt dầm phụ

h

± 2 mm

Thước thép; đo 3 điểm tại giữa và 2 đầu dầm; chọn không ít hơn 3 dầm/ô sàn, trần

b

+ 5 mm

3. Chiều dài mỗi dầm

± 10 mm

Thước thép, đo từng cạnh ô dầm, sàn

4. Độ lệch khỏi đường tim dầm

1/200

Căng dây, thước thép, đo dầm chính

5. Khoảng cách giữa các dầm

± 5 mm

Thước thép

6.Kích thước bề mặt toàn hệ

± 5 mm

Thước thép, đo theo biên khung

7. Độ phẳng mặt đóng ván hệ khung

5

Căng dây, thước thép, đo từng gian

CHÚ THÍCH 1: h, b - chiều cao và bề rộng mặt cắt cấu kiện.

CHÚ THÍCH 2: - Nếu hệ sàn, trần bao phủ nhiều gian thì nghiệm thu tổng thể từng gian (mục 4, 5, 6, 7).

7.3.4.2.8  Ván trần, ván sàn, ván vách và các chi tiết tương tự

Số lượng lấy kiểm tra 10 % mỗi loại cấu kiện và không ít hơn 3. Nếu có một cấu kiện không đạt yêu cầu theo Bảng 11 thì kiểm tra tiếp 10 % nữa, nếu không đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Các ván có chạm khắc, chỉ trang trí còn được kiểm tra nghiệm thu theo Bảng 14.

Các ván mái (bịt đốc, tường cổ diêm, chân bờ mái...) chỉ kiểm tra kích thước dài, rộng với sai số cho phép ± 5 mm, sai số bề dày + 3 mm.

Yêu cầu về hình dạng: bề mặt ván trần, sàn nhẵn, phẳng, chỗ ghép ván nhìn không chênh nhau, các đường ghép song song nhau, các hàng đinh trang trí đúng vị trí, đều và thẳng, đúng mật độ thiết kế.

Bảng 11 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu hệ ván trần, ván sàn, ván nong (ván lụa khung đố, liên ba, vách, cửa...), ván trần cong (trên vì vỏ cua, trần thừa lưu...) và các chi tiết tương tự

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Sai số độ dày ván

δ

+2 mm

Thước chuyên dụng, thước kẹp; đo 3 điểm trên mỗi tấm ván

2. Kích thước bề mặt từng tấm ván

rộng

+ 2 mm

Thước thép

dài

± 5 mm

3. Độ phẳng nhẵn bề mặt ván

3 mm

Thước thép

4. Độ cong mặt cả hệ (đo theo khung bao trần, sàn từng gian)

3 mm

Bản rập, thước thép, chỉ đo ván cong

5. Độ sít đường ghép nối các tấm, tấm biên với khung

0,5 mm

Thước kẹp; thước nêm, đo chỗ hở lớn nhất

6. Độ thẳng đường ghép nối các ván liền kề, ván và khung

2 mm

Căng dây, thước thép; đo 10 % số đường ghép nối cấu kiện tại mỗi ô sàn, trần

CHÚ THÍCH 1: δ - độ dày tấm ván.

CHÚ THÍCH 2: Ván trần cong kiểm tra thêm: sai lệch độ cong khi ghép vào khung bằng cách so sánh với bản rập (hoặc cách tương đương), giá trị sai số cho phép 5,0 mm.

7.3.4.2.9  Cầu phong, mè, gộp rui (lách) và các chi tiết tương tự

Kiểm tra kích thước mặt cắt: đo 1 điểm cho mỗi 10 m chiều dài của mỗi loại cấu kiện. Nếu có một điểm không đạt theo Bảng 12 kiểm tra tiếp 10 điểm nữa, nếu vẫn không đạt thì sửa sai toàn bộ.

Đo độ cong: kiểm tra 10 % số thanh và không dưới 3. Nếu có một thanh không đạt thì kiểm tra thêm 10 % nữa, nếu vẫn chưa đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Khi các thanh không đạt yêu cầu về độ cong, cho kiểm tra lại sau khi lắp dựng trên mái.

Bảng 12- Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu cầu phong, mè và các cấu kiện tương tự

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Kích thước mặt cắt

rộng

+ 5 mm

- 2 mm

Thước thép

cao

+ 2 mm

 

2. Độ cong thanh có mặt cắt < (4 cm x 6 cm), dài

≤ 3 m

5 mm

Căng dây, thước thép;

> 3 m

10 mm

3. Độ cong thanh có kích thước mặt cắt > (4 cm x 6 cm)

1/500

Căng dây, thước thép

CHÚ THÍCH: Chiều rộng mặt cắt là chiều nằm trên mặt phẳng mái; chiều rộng mè, lách cho phép sai số +5,0 mm.

7.3.4.2.10  Khung liên ba, khung ván vách, khung bạo cột, lan can, cầu thang, cửa võng và các cấu kiện, chi tiết tương tự

Khung liên ba, khung ván vách... lấy 10 % mỗi loại và không ít hơn 3. Nếu có một khung không đạt yêu cầu theo Bảng 13 thì kiểm tra toàn bộ.

Lan can gỗ, cầu thang kiểm tra toàn bộ tổ hợp.

Độ thẳng, độ vuông góc cạnh bên nếu cần điều chỉnh cho ôm khít với cấu kiện giáp nối thì không cần kiểm tra, mà chỉ kiểm tra độ khít với sai số cho phép 2,0 mm.

Bảng 13 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu cấu kiện dạng khung bao: khung liên ba, khung ván vách, khung bạo cột, cửa võng, lan can gỗ, cầu thang... và các chi tiết tương tự

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Kích thước mặt cắt các thanh đố

rộng

± 2 mm

Thước thép

cao

± 2 mm

2. Kích thước cả khung đã lắp, khi chiều dài khung

≤ 3m

± 5 mm

Thước thép

> 3 m

± 10 mm

3. Độ cong, vênh mặt khi chiều dài khung

≤ 3 m

4 mm

Căng dây, đo trên chiều dài canh

> 3 m

6 mm

4. Độ thẳng cạnh biên

0,2 %

Căng dây, thước thép

5. Độ vuông - đo theo chiều dài đường chéo, sai lệch

5 mm

Căng dây, thước thép (chỉ đo khung có dạng chữ nhật)

6. Độ sít đường ghép nối các tấm với khung

1 mm

Thước thép, thước nêm; đo chỗ hở lớn nhất

7. Độ sít đường ghép góc nối các thanh đố của khung (tại góc)

0,5

Thước kẹp, thước nêm; đo chỗ hở lớn nhất

8. Độ song song cạnh nồi của ván huỳnh với cạnh đố kề bên

2

Thước kẹp, thước thép

9. Mặt cắt các ván

± 2 mm

Thước kẹp, thước thép

10. Các chiều dài, rộng các tấm ván

± 3 mm

Thước thép

11. Độ nằm ngang của bản bậc thang

2

Nivo, thước nêm, thước thép

12. Độ thẳng đứng của lan can

2

Thước thép, dây dọi

7.3.4.2.11  Trang trí chạm khắc, bản song tiện, phào, chỉ và các chi tiết tương tự

Quy định trong Bảng 14 dùng kiểm tra chất lượng chạm tất cả các mảng hay một bản song tiện.

Số lượng kiểm tra: 10 % diện tích các mảng chạm, 10 % tổng chiều dài chỉ với đủ các đại diện, 10 % số lượng các bản song tiện và không ít hơn 3. Nếu số lượng diện tích chạm hay một bản song tiện kiểm tra không đạt yêu cầu thì lấy thêm kiểm tra với số lượng như đợt đầu. Nếu vẫn chưa đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Yêu cầu hình thức: phần chạm khắc rõ đường nét, đúng với thiết kế, đủ độ sâu khắc hay lấy nền chạm; mặt chi tiết chạm phải nhẵn mịn; độ rộng, độ sâu nét khắc phải đồng đều đúng thiết kế. Các đường chỉ, phào có nét cong thẳng, nông sâu, rộng hẹp, độ đồng đều đúng thiết kế. Đường nét liên tục, bắt vần mềm mại.

Các chỗ giáp nối không được thấy rõ bằng mắt. Nếu có công đoạn sơn về sau thì độ sâu, độ rộng đường chạm khắc phải tăng để bù phần sơn sẽ lấp đầy.

Bảng 14- Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu phần trang trí chạm khắc gỗ, khung song tiện, phào chỉ trần

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Độ nông sâu phần chạm

sâu lấy nền

+ 2 mm

Thước thép, đo từ đỉnh nét chạm cao nhất đến nền hoặc từ nền đến nét khắc sâu nhất

khắc chìm

+2 mm

2. Độ lệch đường chạm khắc

3 mm

Bản rập, thước thép

3. Sai lệch độ rộng của chỉ

1 mm

Thước kẹp

4. Độ lệch vị trí của chỉ (đo tim)

3 mm

Căng dây 2 biên lấy tim, thước thép

5. Sai lệch độ cao, độ sâu của chỉ

+1 mm

Thước thép

6. Sai lệch nét chạm bắt vần

0,5

Thước kẹp

7. Sai lệch độ rộng nét khắc

2

Thước kẹp

8. Độ lệch chiều dài con song

± 2 mm

Thước thép

9. Độ lệch chiều ngang con song

± 1,5

Thước kẹp

10. Độ lệch vị trí chia đoạn song

2 mm

Thước thép, thước kẹp

11. Sai lệch vị trí mảng chạm

5 mm

Thước thép

CHÚ THÍCH: Sai lệch kích thước mảng chạm xác định theo Bảng 13, mục 11.

7.3.4.2.12  Mực đất

Quy định trong Bảng 15 dùng kiểm tra mực lấy trên nền nhà xác định vị trí cột. Số lượng kiểm tra kích thước các gian, các lòng nhà lấy 30 % nhưng không ít hơn 3 và có đủ các đại diện gian giữa, gian bên, gian chái, lòng cái, lòng nhì, lòng hiên... Nếu có kích thước không đạt yêu cầu thì kiểm tra thêm 30 %. Nếu vẫn chưa đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Cách xác định tâm hệ khung gỗ trên nền nhà và các trục tim trên nền nhà.

Đánh dấu tâm các mặt chân tảng. Xác định tâm mặt bằng hệ khung gỗ.

Xác định các trục tim chính của mặt bằng hệ khung gỗ (trục tim chính).

Xác định các trục tim đi qua các tâm chân tảng và song song với trục tim chính.

Định vị các trục tim để kiểm tra.

Bảng 15 - Nội dung Kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu mực đất

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Kích thước mặt bằng hệ khung gỗ. khi chiều dài mặt bằng hệ

≤ 5 m

± 5 mm

Căng dây, thước thép

> 5 m

± 10 mm

2. Sai lệch kích thước chiều rộng gian, kích thước các lòng

± 5 mm

Thước thép, con cán

3. Độ sai vuông góc của các trục tim chính của mặt bằng hệ khung gỗ

1,5°

Thước thép, thước góc, căng dây; đo tại tâm mặt bằng hệ khung gỗ

4. Sai lệch vị trí tâm mặt chân tảng

5 mm

Thước thép, căng dây

5. Chênh lệch cốt mặt trên giữa các chân tảng

5 mm

Nivo, căng dây, thước thép, đo chân tảng cao nhất và chân tảng thấp nhất

6. Sai lệch độ phẳng ngang của mặt chân tảng

0,3 %

Nivo, thước thép, thước nêm, thước góc; đo tại tâm mặt trên chân tảng

CHÚ THÍCH 1: Mặt bằng hệ khung gỗ: hình chữ nhật có các cạnh là đường nối tâm mặt chân tảng của các cột biên theo các hướng dọc và ngang nhà.

CHÚ THÍCH 2: Tâm mặt bằng hệ khung gỗ: giao điểm của 2 đường chéo của mặt bằng hệ khung gỗ.

CHÚ THÍCH 3: Chiều dài hệ khung gỗ: cạnh dài của mặt bằng hệ khung gỗ.

CHÚ THÍCH 4: Chiều rộng hệ khung gỗ: cạnh ngắn của mặt bằng hệ khung gỗ.

CHÚ THÍCH 5: Các trục tim chính của mặt bằng hệ khung gỗ (các trục dọc chính và trục ngang chính): trục dọc (trục trung câu, trục giao nguyên) đi qua tâm mặt bằng hệ khung gỗ và song song với tim đòn nóc, trục ngang vuông góc trục dọc, giao với trục dọc tại tâm mặt bằng hệ khung gỗ.

CHÚ THÍCH 6: Các trục tim mặt bằng: các trục dọc và trục ngang song song với trục chính và đi qua tâm các chân tảng.

7.3.4.2.13  Khung cột - vì kèo

Quy định trong Bảng 16 dùng kiểm tra từng khung đơn lẻ hoặc tổng thể các khung. Các khung được kiểm tra bao gồm các cột trong khung, các xà lớn (câu đầu, trến) và các kết cấu đỡ mái trong vi kèo (hệ rường, giả thủ, trụ đội, cánh ác...). Khi nghiệm thu tổng thể (ô khung cột - vì kèo lấy 50 % số khung để kiểm tra. Nếu một khung không đạt yêu cầu thì kiểm tra toàn bộ các khung.

Bảng 16 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu từng khung cột - vì kèo

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Kích thước lòng cái, lòng con, rộng gian khi khung cột - vì kèo

≤ 4 cột

± 5 mm

Thước thép; đo theo tâm đáy cột

> 4 cột

± 10mm

2. Vị trí, kích thước kết cấu đỡ mái ở trên lưng câu đầu, trến

± 3 mm

Thước thép, con dọi

3. Sai lệch vị trí gặp nhau của tim cột với tim câu đầu, trến

3 mm

Thước thép

4. Sai lệch tim lưng câu đầu, trến với tim hệ kết cấu đỡ mái bên trên

3 mm

Thước thép

5. Sai lệch độ dốc mái

± 1,5°

Nivo, thước đo góc, con cán, tính toán khoảng đứng, khoảng nằm

6. Độ nhô mũi kẻ tính từ tim cột

7 mm

Thước thép

7. Độ nhô đuôi trến tính từ tim cột

10 mm

Thước thép

8. Khe hở ghép mộng giao nguyên, mộng kèo - cột, mộng kẻ - cột

≤ 2 mm

Thước kẹp, thước thép, thước nêm

9. Khe hở ghép mộng các cấu kiện khác

≤ 2 mm

Thước kẹp, thước thép, thước nêm

CHÚ THÍCH: Khung cột - vì kèo gồm các cột trên trục ngang được liên kết bằng các xà lớn (câu đầu, trến, kẻ, bảy, kèo...) và có các kết cấu đỡ mái khác (trụ đội, các rường, giả thủ...).

7.3.4.2.14  Dàn mái

Một mái là phần mái nhà bị giới hạn bởi các bờ mái; hệ mái là tất cả các mái trong một nhà, công trình. Kiểm tra toàn bộ hệ mái theo những nội dung của Bảng 17.

Số lượng kiểm tra trong mỗi mái: khoảng cách giữa các thanh rui, độ song song các dãy rui, độ thẳng của dãy rui, độ cong của dãy mè, dãy lách, khoảng cách giữa các hoành, độ thẳng các dãy hoành, độ cong thanh hoành - lấy 10 % để kiểm tra nhưng không ít hơn 3 dãy (rui, mè, lách, hoành) hay 3 thanh hoành; khe nở ghép nối hoành, khe nở ghép nối rui lấy 10 % vị trí nối để kiểm tra và không ít hơn 3 vị trí. Nếu có một dãy, một thanh, một vị trí không đạt thì kiểm tra tiếp 10 % nữa. Nếu vẫn không đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Bảng 17 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu toàn hệ mái

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Kích thước 01 mái có chiều dài L

≤ 5,0 m

± 5 mm

Thước thép

> 5,0 m

± L/500

2. Cân đối cao độ giữa các mái đối xứng

10 mm

Thước thép, ống nước nivo

3. Độ võng diềm mái, tàu đao, độ vểnh của tàu đao khi mái có L

≤ 5,0 m

± 5 mm

Căng dây, thước thép

> 5,0 m

± 15 mm

4. Độ cong hàng mè, hàng lách đo trên mái (đo hết chiều dài hàng)

1/500

Căng dây, thước thép

5. Độ đều khoảng cách giữa các thanh rui

± 5 mm

Thước thép

6. Độ thẳng của hàng rui (đo cạnh bên)

5 mm

Căng dây, thước thép

7. Độ phẳng mặt của mặt phẳng lưng hệ rui, hệ mè mỗi mái, khi mái có L

≤ 5,0 m

5mm

Căng dây, thước thép

> 5,0 m

10 mm

8. Độ song song của dãy rui với trục tim mái, khi độ dài rui Lr (đo từ phía đòn nóc đến mép mái)

≤ 5,0 m

5mm

Căng dây, thước thép; đo điểm cuối hàng rui (xa đòn nóc);

> 5,0 m

Lr/500

9. Độ cong thanh hoành theo phương đứng

+ 5 mm

Thước thép, căng dây

10. Độ cong dãy hoành theo phương ngang

1/500

Căng dây, thước thép

11. Độ phẳng của mặt phẳng lưng hoành 1 mái

10 mm

Căng dây, thước thép

12. Độ song song trục dãy hoành so với trục tim đòn nóc, khi Lh

≤ 5,0 m

10 mm

Căng dây, thước thép, đo điểm đầu dãy

> 5,0 m

Lh/500

13. Khe hở ghép nối hai hoành, hai rui kề nhau

10 mm

Thước nêm, thước thép

14. Chênh cao đỉnh hoành, rui hai bên khe nối

2 mm

Thước thép

CHÚ THÍCH 1: L - chiều dài mái được đo theo mép mái.

CHÚ THÍCH 2: Lr, Lh - chiều dài dãy/hàng rui, hoành đang được kiểm tra

CHÚ THÍCH 3: Trục tim mái là hình chiếu của trục chính mặt bằng hệ khung lên mặt bằng mái.

7.3.4.2.15  Tổng thể hệ khung gỗ và dàn mái

Toàn bộ hệ khung trước khi kiểm tra lắp dựng tổng thể phải được nghiệm thu: mực đất theo Bảng 15, các khung theo Bảng 16, dàn mái theo Bảng 17, và phải được sửa cho hết sai sót. Tất cả các chỗ tiếp giáp cấu kiện, cấu kiện gỗ với nền, tường phải được bảo quản đúng kỹ thuật.

Đối với cấu kiện đơn lấy 10 % số lượng mỗi loại nhưng không ít hơn 3 để kiểm tra, đối với các chỉ số tổng thể - Đo toàn hệ. Trong nhóm cấu kiện mỗi loại đã kiểm tra nếu 50 % số lượng không đạt yêu cầu của bảng 18 thì lấy kiểm tra tiếp 10 % khác. Nếu vẫn không đạt thì kiểm tra toàn bộ.

Yêu cầu hình thức: toàn bộ hệ khung nhìn cân đối, các mộng chặt khít, chắc chắn; các nêm, các chốt đã được thúc chặt căng, các hốc chờ của mộng được chèn cứng, không có chuyển dịch khi thi công phần bao che.

Bảng 18 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu tổng thể hệ khung gỗ và bao che

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Tổng chiều cao hệ khung

± 15 mm

Con dọi, thước thép

2. Sai lệch vị trí tâm đáy các cột

5 mm

Thước thép, căng dây

3. Sai số độ thu khung (độ thách cột) khi cột có chiều dài

≤ 3 m

± 5 mm

Con dọi, trước thép

> 3 m

± 10 mm

4. Độ thẳng đứng toàn khung, khi cột cái cao

≤ 3m

7 mm

Con dọi, thước thép; đo từ dạ đòn nóc đến nền, căng dây đo tại nền

> 3m

10 mm

5. Độ trùng với phương nằm ngang của đòn nóc (song song nền nhà)

10 mm

Thước cứng, căng dây, nivo, máy trắc đạc

6. Độ trùng với trục tim dọc chính của hình chiếu bằng của tim đòn nóc lên nền nhà

10 mm

Con dọi, căng dây, thước thép, đo 2 đầu đòn nóc

7. Độ thẳng tim của dãy đòn nóc

10 mm

Căng dây 2 đầu, thước thép

8. Độ cao trến, câu đầu

± 5 mm

Thước đo cao, con cán

9. Chênh lệch độ nhô mũi các kẻ, mũi ván dong tại mép mái

10 mm

Căng dây, thước thép

10. Chênh lệch cao độ đáy các mũi kè, mũi ván dong tại mép mái

10 mm

Căng dây, thước thép

11. Độ khít mộng liên kết các cấu kiện lớn dạng xà với cột, trụ

3 mm

Thước thép

12. Độ trùng phương nằm ngang của các cấu kiện dạng xà

5 mm

Nivo, thước thép, đo trên chiều dài xà đo độ hở giữa lưng xà và nivo

13. Độ cao mỗi cấu kiện đơn (ngoài mục 8)

± 5 mm

Máy thủy chuẩn, thước đo

14. Độ cao của mỗi vì

± 5 mm

Máy thủy chuẩn, thước đo

15. Chiều cao vươn lên của cánh đao

± 10 mm

Máy thủy chuẩn, thước đo

16. Độ nhô ra của cánh đao

± 10 mm

Thước thép

17. Độ cao mép mái (tính từ đáy rui)

± 10 mm

Dây dọi, thước thép

CHÚ THÍCH 1: Độ thu khung được hiểu là độ thách cột (mục 3)

CHÚ THÍCH 2: Độ hở mộng chỉ cho phép có ở bề mặt (mục 12)

7.3.4.2.16  Cửa

Số lượng kiểm tra: 10 % cho mỗi loại và quy cách cửa nhưng không ít hơn 3. Nếu có một cửa không đáp ứng các yêu cầu theo Bảng 19 thì lấy tiếp kiểm tra 10 % nữa, nếu vẫn có cửa bị loại thì kiểm tra toàn bộ.

Chất lượng hình thức: cánh cửa khuôn cửa cân đối, không cong vênh, cửa khi đóng chặt khít, cánh đóng mở dễ dàng.

Các chi tiết chạm khắc kiểm tra theo Bảng 14.

Bảng 19 - Nội dung kiểm tra và sai số cho phép trong nghiệm thu cửa đi, cửa sổ

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1. Mặt cắt cửa đi, cửa sổ

± 2 mm

Thước thép

2. Kích thước cánh

Chiều rộng, b

± 3 mm

Thước thép, đo biên ngoài, - 0 có nghĩa là < h một khoảng < 1 mm

Chiều cao h

± 3 mm

3. Độ vênh mặt phẳng cánh

3 mm

Thước thép, thước nêm

4. Chênh lệch độ dài đường chéo góc

Cửa sổ

2 mm

Thước thép

Cửa đi, cửa sổ dài

3 mm

5. Chênh cao 2 cánh liền kề trong khuôn

5 mm

Thước thép

6. Khe gió giữa 2 cánh cửa

3 mm

Thước nêm

CHÚ THÍCH 1: h, b - chiều cao và bề rộng mặt cắt cấu kiện.

CHÚ THÍCH 2: Cửa sổ dài là cửa sổ, cửa lùa có chiều ngang lớn hơn chiều cao và có trên 2 cánh.

7.4  Hồ sơ nghiệm thu bàn giao công trình

Hồ sơ nghiệm thu bàn giao công trình bao gồm:

7.4.1  Bản vẽ hoàn công: thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra có bản vẽ riêng thể hiện nội dung những công việc đã không có, hoặc thể hiện không hết trong bản vẽ thiết kế ban đầu. Những bản vẽ, bản viết thể hiện những nội dung công việc đã thực hiện:

- Mặt bằng móng, nền, mặt bằng chân cột, mặt bằng đầu cột, mặt bằng trần, mặt bằng sàn, mặt bằng mái, các mặt bằng thể hiện vị trí các cấu kiện dạng xà, hoành, rui...

- Các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc, các mặt đứng.

- Khu vực trên công trình quy tập những chi tiết, cấu kiện cũ được sử dụng lại (rui, ngói, mè, lito...).

- Bảng kê các cấu kiện phục chế có hình vẽ đại diện và và kích thước thể hiện khối lượng gia công và bản vẽ các cấu kiện đại diện cho mỗi loại cấu kiện.

- Bảng kê các cấu kiện được tu bổ, phục hồi kích thước hình dạng, được gia cường và bản vẽ thể hiện cách thức gia cường, tu bổ cho cấu kiện.

- Các bản tính kết cấu phát sinh trong quá trình thi công.

7.4.2  Hồ sơ khoa học: bao gồm những nội dung chính sau:

- Mực thước, kỹ thuật của công trình: những số đo được tham khảo tại Phụ lục B và được phân tích, đối chiếu với các mực thước khác được biết của địa phương.

- Những phát hiện mới trong quá trình thi công liên quan đến di tích: các mẫu gạch, ngói, ký tự trên chi tiết, các vật kiến trúc trong lòng đất, nền móng cũ trong đất, các đặc trưng kiến trúc - mỹ thuật...

- Các kết quả của biện pháp kỹ thuật đã dùng tu bổ trong thi công: những khó khăn, thuận lợi, hiện tượng bất thường khi pha chế hóa chất, thi công, sau thi công...

Hồ sơ khoa học phải nêu được đầy đủ các đặc trưng kiến trúc, kết cấu của di tích cũng như kỹ thuật truyền thống đặc trưng của di tích hoặc địa phương có di tích. Hồ sơ được làm bằng bản viết hoặc ảnh, bản vẽ và hiện vật (nếu có).

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Cấu kiện, chi tiết trong các di tích kiến trúc dạng nhà các vùng miền

Bảng A.1 - Tên gọi các cấu kiện, chi tiết tương ứng trong các di tích kiến trúc dạng nhà các vùng miền

Bắc bộ và Bắc Trung bộ

Trung và Nam Trung bộ

Nam bộ

Chân tảng

Đá táng, chân táng

Đá táng, chân táng

Cột, trụ

Cột, trụ

Cột, trụ

Kẻ

Kèo

Kèo

Bảy

-

-

Câu đầu

-

-

-

Trến, trính

Trến, trính

Xà, xuyên

Bộ chày cối

-

Trõng, trỏng

Hoành

Đòn tay

Đòn tay

Rui

Rui

Rui

Cầu phong

Cầu phong

Sap rong, sêp rong

Lito, mè

Lito, mè

Lito, mè

Lá mái

Dũi

Lá mái

Vài

Kèo xó

Kèo quyết

Kèo góc

Thượng lương

Đòn đông, đòn nóc

Đòn đông, đòn nóc

Thước tầm

Rui mực, sào mực

Thước tầm, sào mực


CHÚ DẪN

1. Thượng lương

5. Ván dong

9. Tầu mái

13. Dép thượng lương

17. Cột hiên

21. Trụ lan can

25. Chân tảng

2. Con chồng

6. Kẻ

10. Bảy

14. Rui

18. Cột quân

22. Sàn

 

3. Câu đầu

7. Xà dọc

11. Nghé kẻ

15. Hoành

19. Cột cái

23. Dầm sàn

 

4, Xà nách

8. Lá mái

12. Đầu dư

16. Đấu đầu cột

20. Lan can

24. Vách gỗ

 

Hình A.1 - Hệ khung gỗ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, mặt cắt ngang

CHÚ DẪN

1. Thượng lương

6. Đầu dư

11. Đấu đầu cột

16. Bảy

21. Trụ lan can

2. Dép thượng lương

7. Xà nách

12. Van dong

17. Cột hiên

22. Sàn

3. Con chồng

8. Xà ngang

13. Kẻ

18. Cột quân

23. Dầm sàn

4. Xà dọc

9. Trụ chốn

14. Lá mái

19. Cột cái

24. Chân tảng

5. Câu đầu

10. Hoành

15. Tàu mái

20. Lan can

 

Hình A.2 - Hệ khung gỗ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, mặt cắt dọc

CHÚ DẪN

1. Đòn đông

6. Vách gỗ

11. Xà cò

16. Cột hiên

21. Xà đầu cột

2. Đòn tay

7. Trần gỗ

12. Cánh ác

17. Cột con

22. Rui

3. Kèo

8. Trến

13. Bạo lưng kèo

18. Cột cái

23. Liên ba

4. Xà đầu cột

9. Áp quả

14. Dũi

19. Giả thủ

24. Cửa

5. Xuyên

10. Trụ đội

15. Diềm mái

20. Rường

 

Hình A.3 - Hệ khung gỗ Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, mặt cắt ngang

CHÚ DẪN

1. Đòn đông

5. Trụ đội

9. Kẻ

13. Cột hiên

17. Liên ba

2. Xà cò

6. Áp quả

10. Xà đầu cột

14. Cột con

18. Bạo lưng kèo

3. Kèo

7. Trến

11. Diềm mái

15. Cột cái

19. Vách gỗ

4. Rui

8. Đòn tay

12. Dũi

16. Xuyên

 

Hình A.4 - Hệ khung gỗ Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, mặt cắt dọc

CHÚ DẪN

1. Đòn đông

5. Kèo

9. Liên ba

2. Rui

6. Xà dọc

10. Cột cái

3. Đòn tay

7. Xà ngang

11. Cột giữa

4. Bạo lương kèo

8. Dũi

 

Hình A.5 - Hệ khung gỗ nhà Nam Bộ, mặt cắt ngang

CHÚ DẪN

1. Kèo

4. Bạo lưng kèo

7. Cột giữa

2. Rui

5. Dũi

8. Khung thành vọng

3. Đòn tay

6. Liên ba

9. Cánh ác

Hình A-6 - Hệ khung gỗ nhà Nam Bộ, mặt cắt dọc

 


CHÚ DẪN

1. Cột quân

4. Tầu mái

7. Xà thế hoành

10. Xà cái

13. Kẻ ngồi

2. Cột hiên

5. Lá mái

8. Ván dong

11. Nghé kẻ

14. Xà nách

3. Bẩy

6. Then co

9. Gộp rui

12. Kẻ hiên

15. Nghé bẩy

Hình A.7 - Lòng hiên - Kẻ hiên, bảy hiên, hoành, ván dong, dạ rui, tàu đao

CHÚ DẪN

1. Cột quân

4. Tầu mái

7. Ván dong

10. Xà nách

13. Rui

16. Nghé bẩy

2. Cột hiên

5. Lá mái

8. Đấu đầu cột

11. Dép hoành

14. Rường cụt

 

3. Bẩy

6. Then co

9. Gộp rui

12. Hoành

15. Trụ chốn

 

Hình A.8 - Vì nách chồng rường - Tương quan vị trí rường cụt, bảy, hoành, dạ rui, tàu đao

CHÚ DẪN

1. Trến

4. Rui

7. Xà đầu cột

2. Đòn đông

5. Đòn tay

8. Con bọ

3. Xà cò

6. Cốn

 

Hình A.9 - Vì cốn mê

CHÚ DẪN

1. Trến

4. Rui

7. Xà đầu cột

10. Cánh ác

2. Đòn đông

5. Đòn tay

8. Kèo giao nguyên

11. Ấp quả

3. Xà cò

6. Trụ đội

9. Bạo lưng kèo

 

Hình A.10 - Vì giao nguyên trụ đội

CHÚ DẪN

1. Trến

3. Xà cò

5. Đòn tay

7. Xà đầu cột

9. Xuyên

2. Đòn đông

4. Rui

6. Giả thủ

8. Giường

10. Con bọ

Hình A.11 - Vì chồng rường giả thủ

CHÚ DẪN

1. Trến hạ

3. Trến thượng

5. Đòn tay

7. Cột cái

2. Đòn đông

4. Rui

6. Trụ đội

8. Xuyên

Hình A.12 - Vì trến chồng giả thủ (trính chồng trụ đội)

CHÚ DẪN

1. Trến

2. Cốn

3. Vỏ cua

4. Xuyên

Hình A.13 - Vì vỏ cua

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Mực thước nhà và gia công các cấu kiện chính của hệ khung gỗ

B.1  Mực thước nhà gỗ truyền thống

Các di tích gỗ cần được tu bổ theo cách mà trước đây đã được xây dựng; hoặc theo cách tính (mực thước) của địa phương có di tích.

Cách tính toán bằng thức cổ truyền được chấp nhận dùng tu bổ phục hồi di tích khi:

- Phù hợp với phần còn lại của di tích (nếu di tích tổn thất một phần).

- Phù hợp với những công trình khác quanh vùng có tính tương đồng với di tích

CHÚ THÍCH  Tính tương đồng được hiểu là cùng kiểu nhà, cùng chức năng, thời gian xây dựng hay tu bổ gần nhau (cỡ 30 năm), các chi tiết tương ứng có cùng chất liệu và kỹ thuật gia công - lắp dựng, hoặc có những nguồn tin về khả năng đã áp dụng làm công trình di tích.

Những số đo tạo thành mực cơ bản của nhà gỗ truyền thống (đo trên các yếu tố gốc):

- Rộng gian: Chiều rộng gian giữa, chiều rộng các gian bên, các chái (tính từ tim đến tim).

- Lòng nhà: Lòng cái hay lòng nhất (khoảng cách tim các cột cái trong cùng khung), lòng nhì (khoảng cách từ tim cột cái tới cột con thứ nhất), lòng ba, lòng hiên.

- Cao độ dạ tàu gian: khoảng cách từ dạ tàu mái gian giữa đến mặt nền.

- Cao độ đáy kèo, đáy rui tại mép mái: từ đáy kèo, đáy rui ở gian giữa đến cao độ đá táng

- Cao độ dạ đòn nóc, cật trến, xà cái, câu đầu, cật xà cò, xà dọc... so với mặt chân tảng, đá táng.

- Cao độ dạ đòn nóc, trến, xà cái, câu đầu, xuyên dọc... so với mặt chân tảng, đá táng.

- Khoảng cách từ mực đầu cột đến cấu kiện liên kết với cột, tức đến dạ xà dọc, dạ trên, xà đầu cột.

- Mực cao cột cái, cột con, cột hiên.

- Vị trí các cấu kiện trong vì mái (vì nóc, vì nách): rường, đấu, giả thủ, giá chiêng v.v.

- Độ nhô mũi kẻ khỏi tim cột biên (hoặc độ cao mũi kẻ so với mặt nền nhà nguyên gốc), độ nhô mũi, ván dong, diềm mái, giọt gianh.

- Độ nhô mép bó vỉa nền so với tim cột biên.

- Độ nhô đuôi trến, đầu dư khỏi tim cột cái.

- Độ dốc mái của mái chính và mái bên (nếu lệch mái).

- Độ thu khung, hay độ thách chân cột cái, cột con.

- Độ déo mái (phần mộc), cấu tạo déo (tức tà các chi tiết hình thành déo).

- Số lượng hoành, số khoảng hoành tại lòng cái, lòng con, lòng hiên.

- Vị trí tương quan giữa đầu xà cánh ác với thứ tự hoành trong vì kèo giao nguyên.

- Các loại mộng và quy cách mộng.

- Các loại chốt, nêm và quy cách chốt, nêm.

- Kích thước các chiều mặt chân tảng, đá táng.

- Độ võng diềm mái, độ vươn của tàu đao mái.

- Khoảng cách giữa các thanh rui trong dàn mái...

Những tỷ lệ, kích thước quan trọng khác cần ghi nhận:

- Kích thước (ngang, cao) của mặt cắt các cấu kiện chính: kẻ, câu đầu, xà, đòn nóc, hoành...(đo theo kích thước cao nhất, rộng nhất trong mặt cắt) và tỷ lệ chiều ngang/chiều cao.

- Các đường kính cột (hoặc kích thước chiều ngang cột khi mặt cắt cột không tròn): đáy cột, đỉnh cột, đường kính lớn nhất, những chỗ có đường kính điển hình.

- Độ hạ cật, độ vét bụng (chiều dài, chiều cao) kèo, kẻ và các loại xà, chiều dài phần không vét bụng giáp cột (quỳnh).

B.2  Lấy mực và quy trình gia công các cấu kiện chính hệ khung, mái

Cách thức lấy mực dưới đây chỉ là trường hợp điển hình. Đầu tiên vạch mực đất (mở mực đất) xác định các gian, các lòng - tức là xác định các tim cột (từ xây dựng gọi là lưới cột). Sau đó xác định độ dốc mái và chiều cao nhà, chiều cao cột tương ứng, chia các khoảng hoành đã xác định trước.

B.2.1  Cột

Cột có vai trò định hình khung nhà. Trong mỗi khung cột - vì kèo có 2 cột cái (nhà rội miền Trung có 1 cột chính giữa đội nóc), các cột con, cột quân. Hai cột cái ở trong khung cột - vì kèo được nối bằng trến, câu đầu. Các kẻ, kèo, vì nóc, vì nách đỡ dàn mái đều nằm dựa trên cột.

Do đó yêu cầu gia công là vạch mực chính xác theo mực thách, mực tim cho các mộng kẻ, xà, trến, câu đầu và khi lắp dựng được cắt chân chuẩn xác. Các bước lấy mực, chế tác như sau:

- Xẻ gỗ tròn ra trụ vuông tức gỗ thành khí (thành khí là gỗ hộp bao khít cấu kiện có thêm phần gỗ dư dành cho hao hụt do cắt, gọt, bào khi gia công). Bề rộng thành khí bằng đường kính cột + phần dư dự phòng cỡ 1,0 - 1,5 cm mỗi chiều, chiều dài gỗ hơn chiều cao cột 7 - 10 cm. Xác định ngọn và gốc cây, lấy ngọn cây làm đầu cột (không được lẫn). Cắt mặt đỉnh và mặt đáy vuông góc với tim dọc thân gỗ; làm phẳng mặt và các góc mặt đốc phải vuông. Xác định tâm mặt phẳng ở đáy và ở đỉnh.

- Xác định đường kính ở đáy, ngọn và chỗ phình lớn nhất. Đáy và đỉnh là mặt cắt ngang gỗ lấy tại mực đỉnh cột và mực đáy cột (từ mực đỉnh và mực đáy để chừa ra 2 đầu gỗ dành chỗ cho đòn tay cho xà đầu cột và để cắt chân khi dựng khung lấy độ phẳng ngang cân bằng toàn hệ khung). Chọn tâm mặt đầu cây gỗ vẽ các vòng tròn với các đường kính đỉnh cột, đáy cột (và vị trí thân cột có đường kính lớn nhất). Đỉnh cột thường nhỏ hơn đáy cột, tỷ lệ thu lấy theo mực di tích. Tùy theo loại cột mà xác định vị trí có kích thước ngang thay đổi - lấy theo mực di tích.

- Chia đáy và đỉnh gỗ hộp thành các hình bát giác tương ứng nhau: các đỉnh bát giác tương ứng của đáy và đỉnh nằm trên cung đường sinh của hình trụ. Có thể cách chia mỗi địa phương có khác nhau. Một phương pháp vạch bát giác trình bày trong các Hình B.1a và B.1b. Ngoài ra còn phải vạch các đường tim hình tròn đáy và đỉnh, các đường tim này vuông góc nhau, và cũng có vị trí tương ứng giữa chúng ở đáy và đỉnh. Đây là các đường dùng để chia mực tại 4 mặt cột.

- Vạch các đường đẽo thân cột: tiếp tuyến gần sát (dự phòng co, lẹm) với đường tròn sản phẩm tại phần gỗ dư ở 4 góc vuông để tạo hình bát giác ở 2 đầu cây gỗ và nối lại. Đây là đường chỉ định hướng đẽo cột (xem các Hình B.2a và B.2b). Một số địa phương có cách vạch khác thì lấy theo cách địa phương. Nếu cột có chỗ phình ở thân cột thì vạch đến vị trí đường gờ thành khí nơi có chỗ phình.

R - bán kính tại vị trí cột có đường kính Dmax

R - bán kính tại vị trí cột có Dmax

Hình B.1a - Vạch vùng đẽo gỗ làm cột có đường kính lớn nhất ở khoảng giữa cột

Hình B.1b - Vạch vùng đẽo gỗ làm cột khi Dmax ở đáy, Dmin ở đỉnh cột

CHÚ DẪN

Dtb đường kính đáy cột

Dmin đường kính đầu cột

Dmax đường kính lớn nhất

Hình B.2a - Vạch đường đẽo gỗ làm cột trên thân gỗ khi đường kính cột lớn nhất ở khoảng giữa cột

Hình B.2b - Vạch đường đẽo gỗ làm cột trên thân gỗ khi đường kính cột lớn nhất ở đáy cột (Dmax), nhỏ nhất ở đỉnh cột (Dmin)

- Dùng rìu đẽo cột theo các cạnh đã vạch tạo tiết diện bát giác, đẽo từ trong ra, bắt đầu từ chỗ cột có đường kính lớn nhất. Vừa đẽo vừa “vuốt" thon về mực đầu cột, mực đáy cột để định hình. Sau đó lại vạch và đẽo theo các cạnh bát giác để thành đa giác 16 cạnh..., lặp lại cho đến khi có cột gần tròn (mỗi cạnh chỉ còn 3 cm đến 4 cm). Tiếp đó thì bào tạo hình: trước bào thô (bào phá đến sát mặt gỗ thiết kế), sau bào tinh (bào lau); đầu tiên tạo hình gần vị trí cột phình rồi vuốt về hai phía đầu và đáy.

- Lấy mực chia cột theo chu vi ra 4 phần để có mực tim của 4 hướng: các đường tim đáy và đỉnh được vạch trước đây giao cắt với mặt bên của cột. Nối các điểm giao cắt tương ứng ở đáy và đỉnh sẽ chia chu vi ra 4 phần bằng nhau, bật mực lấy 4 đường sinh. Đây là các mực tim của cột.

- Lấy mực các mộng trến, kẻ, xà trên cột: Chọn trong 4 phần chu vi cột lấy mặt bụng (hướng vào trong nhà), lưng (hướng ra biên khung) và 2 sườn. Nảy mực thách tại các sườn, mực thách có đầu trùng với mực tim tại đầu cột, điểm cuối tại đáy lệch về phía lưng một khoảng bằng độ thách chân cột hay thu khung). Lấy mực ở lưng cột, bụng cột trước chỗ ổ mộng kẻ, kèo (xem phần về mực kẻ), ổ mộng trến, xà cái; sau đó từ tim bụng gióng mực qua 2 bên lấy mực các ổ mộng xà đầu cột, xà dọc, xà đỡ liên ba... trên mực thách. Mực thách cũng có thể xác định từ khi vạch đường đẽo cột. Thường từ mực đầu cột đo hạ xuống theo các đường mực tim để lấy vị trí các mộng.

- Xẻ các ổ mộng cột: mộng kẻ lấy theo độ dốc mái và chiều cao kẻ và được làm chính xác trước, mộng xà đầu cột, các xà khác làm thô và non để chỉnh thêm về sau. Chiều rộng các mộng không vượt quá 1/3 đường kính cột tại vị trí mộng, không nhỏ hơn 1/4 đường kính cột; chiều dài các mộng bằng 1/4 -1/3 đường kính cột, riêng mộng xà đầu cột có thể dài đến 1/3 đường kính đầu cột hoặc hơn.

B.2.2  Kèo, kẻ

Kẻ (Bắc bộ và bắc Trung bộ), Kèo (từ trung Trung bộ trở vào Nam) là những cấu kiện lớn đỡ dàn mái, cần khỏe và lắp khít với cột, có độ nghiêng đồng đều cho tất cả các kẻ và bằng độ dốc mái. Kèo có lưng thẳng nên lấy mực ngay trên cật; Kẻ cong nên mực lấy theo tàu mái.

Xác định khoảng cách từ tim cột quân ra đuôi kèo, từ tim cột cái tới cột quân, từ tim cột cái vào trung câu (kèo giao nguyên), độ dốc mái, độ thu khung (độ thách chân cột) trước khi lấy mực kèo. Các bước lấy mực kèo như sau:

- Xác định ngọn và gốc cây gỗ, ấn định đầu (ngọn) và đuôi kèo (gốc); đầu ở giữa nhà, đuôi ở cột ngoài; vạch đường lưng (cật) và bụng kèo. Xẻ gỗ và bào cho lưng kèo chuẩn xác, đầu tiên lấy lưng thẳng. Đối với kèo (miền Trung) lưng thẳng nên đòn tay thường sẽ nằm trực tiếp trên lưng; đối với kẻ (miền Bắc) hoành nằm trên ván dong.

- Trên cật kèo định vị điểm tim cột con (giao với cật đuôi kèo), điểm tim cột cái hoặc/và trung câu (giao với cật đầu kèo). Định vị 2 tim cột khi làm kèo chuyền từ cột tới cột), dùng trung câu khi làm kèo giao nguyên.

- Dựng thước vuông cho mực dốc mái, trên lá thước có vạch khoảng lòng nhà (khoảng nằm), đốc thước dựng khoảng cao (khoảng đứng). Đặt thước vào đường cật kèo: mực cao ở phần đầu, mực lòng ở tim cột con phần đầu kèo; lấy đủ kích thước đuôi (dài đuôi - tính từ tim cột quân ra hết đuôi, vào khoảng 1,5 đến 2,5 lần đường kính cột con tùy mực địa phương).

- Dùng thước vuông vạch đường mực cao cột ở tim mộng tại cật để lấy mực thử thước khi sàm đóng.

- Gióng mực cột tại mặt sườn kèo ra mặt cật và bụng kèo; lấy dấu tim cột tại đường tim kèo trên lưng và cật. Từ các tâm đó khoanh các vòng tròn (là mặt tiếp giáp cột - kèo trong ổ mộng). Vạch tiếp các đường lõi kèo (phần không đục - miền Trung gọi là “buông”), bề dày cốt mộng kèo lấy bằng 1/3 đường kính cột tại vị trí mộng. Do cột thuôn côn nên vòng tại bụng kèo sẽ lớn hơn ở cật kèo.

- Nếu làm nhiều kèo giống nhau thì làm bản rập từ kèo đầu để gióng sang gỗ kẻo khác.

- Gia công thô: vạch đường má kèo tại mộng. Dùng đục vụm (đục lưỡi cong) đục mộng kèo, chừa phần dư cho lúc sàm đóng (lấy non chưa đục sát mực).

- Sàm đóng (chỉnh mộng cho kèo ôm khít cột đúng độ dốc mái): đầu cột trước đó được vuốt côn (đến độ thu ngọn cần thiết). Đặt cột và kèo trên mặt đất, luồn đầu cột vào mộng kèo cho khít; dùng búa (vồ) gỗ gõ vào kèo, chỉnh cho đến độ nghiêng cần thiết so với cột. Dùng thước vuông gióng thử vào các mực, đóng cho đến khi mực vuông góc với mực thách của cột (cột và kèo có thể chưa đến được vị trí thiết kế vì mộng chưa mở hết).

- Mộng đang bị găng vì chưa mở hết, cần phải hiệu chỉnh để có độ khít (kèo ôm sát cột) và giữ đúng hướng tim bằng cách vạch mực mở: dùng "tiêm" (dụng cụ có 2 mũi nhọn như compa) vạch vào tiếp giáp giữa mang kèo và thân cột tạo thành 2 đường song song (phải làm đều cho cả 2 mang). Sau đó đục mở mộng kèo dần dần, luồn cột vào mộng cho đến khi đạt vị trí. Nếu sàm đóng tốt thì mộng khít cả mặt bụng và mặt lưng. Nếu dùng sơn bảo quản ổ mộng thì nới rộng một chút cho bề dày màng sơn.

Hình B.3 - Kỹ thuật lấy mực kèo, dốc mái

Hình B.4 - Kỹ thuật lấy mực trến

- Hoàn thiện: chỉnh mang tại mộng, hạ cật kèo tại đuôi, vét bụng, tạo tum, chỉ, vòi ré, tam sơn, hoa văn...

- Đối với kèo, kẻ cong lưng thì đầu tiên phải lấy khoảng cách các tim cột và nhà (trung câu), lấy độ dốc mái và cũng làm thước cữ (con cán) dốc mái. Đường mực dạ hoành tức đường thẳng gióng phía trên lưng kẻ tương tự cật kèo nhưng không nằm trùng đường lưng mà nằm trên ván dong, sao cho nối dạ hoành thành mực dốc mái (dạ hoành không phạm vào gỗ kẻ), và đỉnh hoành đỡ rui gặp mép tàu đao. Đường cong thân kẻ lấy tự do theo thẩm mỹ. Quan trọng nhất là tim mộng kẻ phải trùng khớp với mực thách của các cột, đồng thời mực cao cột hàng nhì và hàng ba phải tạo độ dốc mái trùng với độ dốc trên vì nóc (trùng đường dạ hoành) và đường lưng hoành trùng đỉnh tàu mái.

B.2.3  Trến, câu đầu

- Xác định các số đo trước khi lấy mực trến, gồm: Kích thước mặt cắt ngang. Khoán câu: để tính chiều dài (hoặc lòng nhà). Độ thách chân cột (thu khung): để tính tỷ lệ thu khung. Khoảng từ dạ trến tới nền nhà (cao độ trến): để tính mực thách tim. Độ nhô đuôi trến (từ tim cột đến hết đuôi): để chừa đuôi làm mộng xỏ (nêm).

Độ cong của trến được tạo bởi độ vét bụng và hạ vai; các số đo này tỷ lệ với chiều cao mặt cắt ngang (thành khí), tùy theo thức của địa phương. Độ dài phần không vét bụng giáp cột (quỳnh), độ dài đuôi trên tỷ lệ với đường kính cột. Sau khi có mực thì gia công; sàm đóng để mộng khít.

- Xác định các số đo trước khi lấy mực câu đầu: khoán câu, chiều cao cột, độ thách chân cột (thu khung) và các số đo định hình câu đầu.

B.2.4  Tàu mái

- Tàu gian: chiều cao tàu mái cố định, đỉnh tàu nối với rui hình thành độ dốc mái.

-Tàu đao: Mực lưng kẻ góc được dâng lên (mực đầu cột dâng tương đương), chiều cao tàu đao tỷ lệ độ ngả ra ngoài - theo quy tắc dâng. Ván tàu dưới cùng được đục thành khấc vắt qua kẻ góc; trên lưng ván tàu đao cũng có khấc lõm để "cài" tàu đao mái bên vắt qua. Các thanh tàu cứ như thế đan xen và dâng cao dần lên.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Một số cách xử lý phục hồi kích thước, hình dạng và khả năng làm việc của cấu kiện gỗ

Các dạng hư hỏng dẫn đến loại bỏ một phần cấu kiện thường là: tiêu tâm làm rỗng ruột cột, kẻ, trến và các xà lớn; gỗ mủn làm cụt mộng đấu vào các cấu kiện dạng xà, làm cụt chân cột và rỗng đầu cột; gỗ bị mục tại bề mặt cấu kiện (do nấm, do ẩm ướt); mục mặt mộng làm rã mộng; gỗ co làm nứt dọc thớ... Các hư hỏng này được khắc phục bằng cách nối, vá lại chỗ bị mất với những vật liệu như gỗ, keo gắn, chốt... Gỗ thay thế phải cùng loại với cấu kiện; keo là loại epoxy gia dụng hoặc keo có tính năng tương đương; chốt có thể là bulông thép cho mối nối chịu lực, là gỗ tốt cho mối nối không chịu lực. Ngoài ra, để giảm nhẹ tác dụng co rút của keo và để dễ thi công dùng hỗn hợp keo với bột gỗ khô (mùn cưa) nhồi vào những khoảng trống dày; keo nguyên chất chỉ dùng quét lót màng mỏng đảm bảo tính dính cao. Độ mịn của bột gỗ tùy thuộc vào khoảng trống cần nhồi (thường hạt lớn nhất không quá 1/4 kích thước nhỏ nhất ở khoảng trống). Gỗ cần có độ ẩm không lớn hơn 10 % khi gắn vá và trộn keo. Toàn bộ gỗ mới và gỗ cũ sử dụng đều được bảo quản chống mối, nấm.

Yêu cầu công tác xử lý là đảm bảo khả năng chịu tải trọng, có hình thức truyền thống và giữ gìn được nhiều nhất hoa văn họa tiết có trên cấu kiện.

C.1  Nhồi lõi tiêu tâm cột

Tiêu tâm là hiện tượng tự hủy hoại gỗ tự nhiên (gỗ chết sinh học), bắt đầu từ tim cây gỗ mủn mục, mất độc tố đối với vi sinh vật (mối, nấm) rồi lan ra phần vỏ. Do đó cần loại bỏ gỗ hỏng, bảo quản chống ăn mòn sinh học và đắp vá lại lõi cột. Nhồi lõi tiêu tâm là phương pháp tu bổ cột bằng cách loại bỏ ruột gỗ hỏng và nhồi đầy lại bằng vật liệu khác.

Quy trình thực hiện:

- Dùng các nạo lưỡi khum cán dài nạo vét hết phần gỗ mục tại lõi cột; cố gắng nạo thành các vành tròn để tạo hình chóp tròn cụt cho không gian rỗng trong lõi cột.

- Dùng bàn chải kim loại vệ sinh sạch bề mặt lõi cột (có thể chế tạo chổi tròn gắn với trục xoay mềm của máy đầm dùi), dùng khí nén thổi sạch bụi, sấy khô lòng cột.

- Gia công lõi mới bằng gỗ cùng loại với cấu kiện, có kích thước xấp xỉ bằng khoảng trống lõi cột được tạo ra khi nạo.

- Chuẩn bị một số thanh gỗ dạng nẹp mỏng, cùng loại gỗ dùng để chèn vào khoảng trống còn lại giữa lõi cột mới và thành cột cũ (vì lõi mới sẽ không khớp hoàn toàn khoảng trống).

- Bảo quản chống mối, nấm cho toàn bộ bề mặt trong của thành cột (phần lõi), bề mặt lõi mới, gỗ chèn và chờ gỗ khô đến độ ẩm không quá 10 %.

- Quét lót keo vào toàn bộ bề mặt đã được bảo quản (bề mặt tiếp xúc gỗ mới và gỗ cũ), thành phần và cách pha chế, sử dụng theo hướng dẫn của nhà cung cấp.

- Pha trộn composit “keo + mùn cưa” theo tỷ lệ đủ dẻo để thi công (thường là 70-75 % keo và 35-30 % mùn cưa theo khối lượng).

- Phết thành lớp composit lên toàn bộ bề mặt gỗ đã được quét lót, nhồi lõi gỗ mới vào khoảng trống tim cột (nhồi cân tim cột), dùng vồ gỗ gõ mạnh đẩy vào; chèn các thanh nẹp gỗ xung quanh.

- Dựng đứng cột để ép lõi cố định trong khi chờ keo cứng; khoan lỗ từ thành ngoài vào lỗi mới, lỗ khoan dùng để bơm keo lỏng bổ sung và chèn chốt liên kết gỗ cũ - gỗ mới.

- Chèn chỗ hổng còn lại ở đầu cột (nếu vùng tiêu tâm lan đến đầu cột); vá bịt lại các mộng trên cột nếu cũng bị hư, cách làm cũng là dán gỗ và chèn composit kín mộng.

- Bơm keo lỏng (có độ nhớt thấp gần như nước - dạng SIKADUR) qua các lỗ khoan để lấp đầy các khoảng trống còn lại trong ruột cột, sau đó dùng nút gỗ bịt lại hoặc tận dụng lỗ khoan chèn chốt liên kết phần vỏ với phần lõi mới (nút và chốt cũng được bảo quản và quét keo).

- Chờ cho keo đóng rắn gia công phục hồi các mộng, kích thước khác như với cột gỗ mới.

Sơ đồ quy trình nhồi lõi tiêu tâm xem Hình C.1

Hình C.1 - Sơ đồ nguyên tắc quy trình nhồi lõi tiêu tâm cột

Kinh nghiệm cho thấy phương pháp này cho phép phục hồi được khả năng làm việc của cột. Sau hàng chục năm những chỗ được tu bổ không bị hư hỏng trở lại. Có thể sử dụng những biện pháp khác nếu đảm bảo hiệu quả (an toàn chịu lực và hạn chế loại bỏ gỗ nguyên gốc).

C.2  Xử lý cấu kiện dạng xà - “thay cốt ốp mang”, “nối cốt ốp mang”, “nối mộng đầu”

Cấu kiện dạng xà có số lượng nhiều nhất trong nhà gỗ truyền thống, trong đó có những xà chịu kéo làm giằng giữa các cột như xà dọc, xà ngang, xà liên ba..., có những cấu kiện chịu uốn như trến, câu đầu, xà cái, kẻ, bảy, hoành, dầm sàn, đà trần...

Những hư hỏng thường gặp là: tiêu tâm dẫn đến hỏng cốt (phải thay cốt), gãy cốt (phải nối cốt), cụt mộng (phải nối mộng). Ngoài ra trên nhiều cấu kiện có hoa văn chạm khắc (trến, kè, bảy, giường...) nên phải chọn cách nối (phương án) sao cho hoa văn họa tiết được giữ lại nhiều nhất. Trong các dạng hư hỏng trên thì việc nối cốt gãy là khó nhất và khó phục hồi khả năng làm việc nhất (nếu không chọn đúng cách thì chỉ phục hồi được 50 % khả năng làm việc, thậm chí ít hơn).

Trên thực tế, khi nối cấu kiện chịu uốn, mối nối chịu uốn phải là sự kết hợp các loại liên kết: mộng, chốt, keo (nối bằng mộng truyền thống hoàn toàn không có khả năng chịu lực). Dựa vào cấu tạo hình dạng và khả năng làm việc được phục hồi sau khi xử lý chia ra 2 dạng xà/dầm trong kết cấu gỗ truyền thống là xà/dầm có mang suốt và xà/dầm có mang cụt (xem Hình C.2):

- Xà/dầm có mang suốt là cấu kiện xà có phần mang chạy dài suốt chiều dài cấu kiện. Dạng này có ít trong di tích, chúng là dầm sàn, đà trần, hoành, con giường, câu đầu...

- Xà/dầm có mang cụt là xà có phần mang chỉ nằm giữa chiều dài cấu kiện, kết thúc tại gần gối tựa (thường là cột), phần cốt tiếp tục ăn "mộng" vào gối tựa: trến, kè, xà dọc, ngưỡng...

Khả năng phục hồi sức chịu tải của xà mang suốt phụ thuộc vào tương quan độ dày của mang và cốt (càng gần nhau càng có sức chịu tải tốt).

Khả năng phục hồi sự làm việc của xà mang cụt phụ thuộc chủ yếu vào độ dày của phần cốt: cốt càng dày càng có sức chịu tải.

a) Dầm mang suốt

b) Dầm mang cụt

c) Mặt cắt ngang

CHÚ DẪN

h  chiều cao mặt cắt dầm

h1  chiều cao mộng

L  chiều dài tổng

l  chiều dài giữa các gối tựa

l0  độ nhô đuôi trến

b0 chiều rộng lõi/cốt (mộng)

b1  bề rộng mang

 

Hình C.2 - Hình minh họa khái niệm “mang” và “lõi”, dầm “mang suốt” và dầm “mang cụt"

Khả năng làm việc của cấu kiện xà được đánh giá theo 2 chỉ tiêu là ứng suất phá hoại và biến dạng tới hạn (là tỷ lệ giữa độ võng và chiều dài giữa 2 gối tựa). Xà gỗ trong di tích ít bị phá hoại (gây, vỡ) do tải trọng mà thường bị mất khả năng làm việc do biến dạng, ứng suất gây nên biến dạng võng tới giá trị tới hạn gọi là ứng suất biến dạng tới hạn, thông thường với xà mang cụt từ gỗ liền khối (không nối vá) chưa đến 50 % giá trị ứng suất phá hoại (vào khoảng 40,0 - 45,0) % ứng suất phá hoại). Mục tiêu của việc xử lý cấu kiện xà bị nối cốt là tiệm cận đến giá trị ứng suất phá hoại và ứng suất biến dạng tới hạn lớn nhất trong mối nối chịu uốn. Đối với xà bị nối mộng đầu thì mối nối chủ yếu chịu lực cắt do đó cần có cấu tạo chống cắt. Khả năng chống cắt của mối nối dễ đạt được hơn khả năng chống uốn của mối nối chịu uốn, nên khi nối xà chịu uốn phải tính toán cẩn thận; nếu cần thiết thì làm thí nghiệm mô hình. Quan trọng nhất là: trước khi nối cấu kiện phải tính toán xác định trên kết cấu những điểm có ứng suất lớn (vượt quá khả năng mối nối) thì không được nối, vá; Mối nối chỉ được bố trí tại những điểm có ứng suất thấp hơn năng lực mối nối hoặc chỗ không có ứng suất. Khi cấu tạo nối chịu uốn phải dùng gỗ không có khuyết tật. Trong trường hợp nối cốt, thay cốt, khi tính toán khả năng làm việc mối nối chịu uốn của xà thì chỉ được coi phần mặt cắt chịu tải trọng là phần cốt, không được tính phần mang vào mặt cắt chịu tải trọng. Trong đó bề rộng phần cốt khi tính toán sẽ là phần có chiều rộng bằng chiều rộng của mộng đầu xà.

Trong khi nối cấu kiện xà chịu uốn nhất thiết phải dùng chốt, nên là chốt bulông. Đường kinh chốt, khoảng cách chốt nhất thiết phải theo quy định. Khoảng cách giữa các chốt, giữa chốt và biên gỗ có thể chọn theo Hình C.3 và Bảng C.1 dưới đây nhưng không lấy quá nhiều chốt để giữ gìn tối đa yếu tố gốc.

CHÚ DẪN

S1  khoảng cách giữa các chốt theo chiều dọc thớ gỗ

S2  khoảng cách giữa các chốt theo chiều ngang thớ gỗ

S3  khoảng cách giữa chốt biên đến mặt biên theo chiều ngang thớ

S4  khoảng cách chốt biên đến đầu đốc cấu kiện theo chiều dọc thớ

Hình C.3 - Sơ đồ bố trí chốt liên kết trong kết cấu gỗ

Bảng C.1 - Khoảng cách quy định cho chốt ghép nối các chi tiết gỗ, không nhỏ hơn

Loại chốt

Khoảng cách chốt theo chiều dọc thớ S1

Khoảng cách chốt theo chiều ngang thớ S2

Khoảng cách chốt tới biên gỗ S3

Bulông thép

b ≤ 10d

b > 10d

b ≤ 10d

b > 10d

b ≤ 10d

b > 10d

6d

7d

3d

3,5d

2,5d

3d

Chốt từ gỗ tốt

4d

5d

2,5d

3d

2,5d

2,5d

Đinh bằng thép

c > 10d

c = 4d

bố trí thẳng hàng

bố trí kiểu so le

4d

15d

25d

4d

3d

CHÚ THÍCH 1. Khi khoan lỗ bắt bulông thép đường kính lỗ khoan lớn hơn đường kính bulông không quá 3 mm.

CHÚ THÍCH 2: b - chiều rộng cấu kiện gỗ được ghép nối: nếu nối cốt kiểu âm dương thì là chiều cao cốt (h), nếu nối ốp mang vào cốt, hoặc nối kiểu “áp má" (dấm liên hợp) thì là bề rộng xà (b = b0 + 2b1).

CHÚ THÍCH 3: c - chiều rộng phần tố lớn nhất, nếu ghép "áp má” thì thường là bề rộng cốt (b0).

CHÚ THÍCH 4: S4 không nhỏ hơn S1; trong trường hợp có lực cắt dọc thớ - không nhỏ dưới 20 cm.

CHÚ THÍCH 5: Khi biên mối nối được gắn keo liền với phần còn của xà lại thì biên mối nối không coi là mặt thoáng, mã mặt thoáng là đầu đốc của cấu kiện được nối; tức là khi tính khoảng cách đến biên (S3, S4) thì tính khoảng cách chốt tới mặt biên của xà.

CHÚ THÍCH 6: Khi nối cốt theo kiểu "âm dương" thì khoảng cách chốt nối nên từ (0,6 - 1,0) h đến (1,6 - 2,0) h và không nên nhỏ hơn 20 cm; đường kính bulông thép d = (1/10- 1/12) h.

CHÚ THÍCH 7: Khi nối cốt theo kiểu “âm dương” mà không có lực uốn ngang hông xà cho phép khi dùng bulông thép S3 giảm xuống đến 2,5d nếu gỗ thuộc nhóm I theo TCVN 1072.

C.3  Quy trình kỹ thuật chung cho các công tác “thay cốt ốp mang”, “nối cốt ốp mang”, “nối mộng đầu xà” cho cấu kiện dạng xà (kẻ, bảy, xà, trến...)

Quy trình kỹ thuật và mô hình mối nối có thể khác với mô tả dưới đây nếu hiệu quả và khả thi: đảm bảo an toàn chịu tác động và tải trọng, bảo tồn tối đa gỗ nguyên gốc và trang trí gắn liền.

C.3.1  Quy trình kỹ thuật

- Xẻ bóc tách mang ra khỏi phần cốt bị hỏng; đối với xà chỉ cần nối mộng thì chỉ xẻ tách mang và cốt đến hết phần cốt bị hỏng (không lấy mang rời ra khỏi cốt).

- Đục tạo hình mộng nối, lựa chọn cấu tạo có hình thức phù hợp với tiêu chí phục hồi khả năng làm việc lớn nhất và giữ gìn được yếu tố gốc nhiều nhất (nhất là hoa văn).

- Xử lý mang: đục bỏ những chỗ gỗ mục ở mặt trong (mặt xẻ tách khỏi cốt), gắn vá những chỗ bị tách, nứt... (trước đó phải xử lý chống mối, nấm).

- Gia công chế tạo phần cốt mới khớp với cấu tạo đã chọn và phần mộng đã được đục tại cấu kiện gốc trước đó; độ ẩm gỗ yêu cầu không quá 10 %.

- Khoan lỗ để bắt bulông hoặc đục tạo lỗ cho chốt gỗ; tạo hốc giấu đầu bulông; lỗ đục và mặt cắt chốt có hình gần tròn hoặc tròn (chốt có thể cấu tạo từ 2 nửa có độ côn).

- Bảo quản toàn bộ gỗ chống mối, nấm và sau đó hong khô tự nhiên cho đến khi độ ẩm gỗ còn lại không vượt quá 10 %; bảo quản chống gỉ chốt tiết kim loại (bằng epoxy).

- Chuẩn bị keo, composit; bulông. Bulông cần có răng (ren) chịu cắt, vòng đệm dày và có cấu tạo chống nhả. Kiểm tra bulông. trong lỗ khoan, mũ bulông và ecu cần ẩn trong hốc được tạo ở bề mặt gỗ.

- Quét keo lên toàn bộ bề mặt tiếp xúc gỗ cũ-gỗ mới; phết composit lên toàn bộ bề mặt tiếp xúc gỗ cũ-gỗ mới và thành lỗ khoan - đảm bảo nhồi kín khoảng trống giữa lỗ khoan và bulông.

- Khớp các phần gỗ cũ - gỗ mới, bắt bulông, chốt để cố định, dùng vam kẹp các phần được ghép nối để tạo áp lực ban đầu chống nhả mối nối, chờ keo đóng rắn.

- Sau khi keo đã đóng rắn có thể gia công hoàn thiện; thời gian keo rắn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và thành phần pha keo; không thúc rắn nhanh quá quy định.

- Đối với mộng cụt thì cũng làm tương tự nối cốt và ốp mang kiểu áp má.

Kinh nghiệm cho thấy nếu thực hành đúng thì mối nối bền hàng chục năm; khả năng làm việc tùy thuộc vào phương án lựa chọn cấu tạo mối nối.

CHÚ THÍCH  Hạn chế các chi tiết xâm phạm vào hoa văn chạm khắc trên xà, chỉ bố trí chốt vào những chỗ cần thiết và với số lượng tối thiểu.

Có thể sử dụng các giải pháp nối khác với các mô tả dưới đây (các Hình C.4 và C.5) nhưng phải tính toán và thử nghiệm mô hình (hoặc đã được áp dụng trong những trường hợp tương tự cho kết quả tốt) trước khi làm vào cấu kiện.

a) Cấu kiện bị tiêu tâm

b) Xẻ tách cốt và mang để xử lý riêng

c) Ghép nối cốt với mang

Hình C.4 - Sơ đồ nguyên tắc quy trình nối cốt ốp mang xà

C.3.2  Các cấu tạo mối nối chịu uốn cho xà

C.3.2.1  Nối xà mang suốt

C.3.2.1.1  Mẫu chuẩn - xà gỗ liền khối

Cường độ uốn - ứng suất phá hoại chuẩn σcph = 100 % (chuẩn)

Ứng suất tới hạn (đạt biến dạng tới hạn 1/200) [σ] = 100 % (chuẩn) = 44,5 % σcph

a) Mô hình xà gỗ liền khối (mẫu chuẩn)

Hình C.5 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà mang suốt so với xà/ dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.1.2  Xà không nối lõi, ốp mang (thay cốt ốp mang)

Ứng suất uốn phá hoại σph = 80,0 - 85,0 %σcph

Ứng suất tới hạn σth = 85,0 - 90,0 % [σ]

S0 = (1,6 - 2,0) h và có thể tăng số lượng bulông để đạt khoảng cách chốt S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le, và S > 20 cm nếu bố trí trên cùng thớ gỗ.

b) Mô hình xà không nối lỗi, ốp mang

Hình C.5 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà mang suốt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.1.3  Xà nối lõi âm dương ngang có chốt giữa, ốp mang

Ứng suất uốn phá hoại σph = (75,0 - 85,0) σcph

Ứng suất tới hạn σth = (80,0 - 85,0) % [σ]

S0 = (1,6 - 2,0) h và có thể tăng số lượng bulông đạt đến khoảng cách chốt S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le và S > 20 cm nếu bố trí trên cùng thớ gỗ.

c) Mô hình xà nối lõi âm dương ngang có chốt giữa

Hình C.5 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà mang suốt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.1.4  Xà nối lõi âm dương ngang có nêm giữa, ốp mang

Ứng suất uốn phá hoại σph =(70,0 - 75,0) % σcph

Ứng suất tới hạn σth = (70,0 - 75,0) % [σ]

Khoảng cách giữa 2 bulông nối lõi cạnh nhau S0 = (1,6 - 2,0) h và có thể tăng số lượng bulông lên để đạt khoảng cách chốt tới S= 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le và S > 20 cm nếu bố trí trên cùng thớ gỗ.

Theo kinh nghiệm thì độ dài mối nối không giới hạn với khoảng cách chốt chừng 1,0 h nếu không có ứng suất vượt quá giới hạn đang có trong khoảng S0

d) Mô hình xà nối lõi âm dương ngang có nêm giữa

Hình C.5 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà mang suốt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.1.5  Xà nối lõi âm dương chéo có nêm giữa ốp mang

h0 = 0,6h

Ứng suất uốn phá hoại σph =(75,0 - 80,0) % σcph

Ứng suất tới hạn σth =(75,0 - 80,0) % [σ]

Khoảng cách giữa các chốt nối lõi S0 = (1,6 - 2,0) h và có thể tăng thêm bulông để đạt S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le và S > 20 cm nếu bố trí trên cùng thớ gỗ.

e) Mô hình xà nối lõi kiểu âm dương chéo

Hình C.5 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà mang suốt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.1.6  Xà nối lõi kiểu áp má ốp mang (không có vấu gỗ)

Ứng suất uốn phá hoại σph = (80,0 - 90,0) % σcph

Ứng suất tới hạn σth = (80,0 - 90,0) % [σ]

Khoảng cách giữa các bulông S0 = (1,6 - 2,0) h và có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le và > 20 cm nếu bố trí trên cùng thớ gỗ.

f) Mô hình xà nối lõi kiểu áp má không có vấu

Hình C.5 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà mang suốt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.1.7  Xà nối lõi kiểu áp má có vấu ốp mang

c = b0/3

a = b0/2

Ứng suất uốn phá hoại σph = (80,0 - 90,0) % σcph

Ứng suất tới hạn σth = (80,0 - 90,0) % [σ]

Khoảng cách giữa các chốt S0 = (1,6 - 2,0) h và có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le và S > 20 cm nếu bố trí trên cùng thớ gỗ.

g) Mô hình xà nối lõi kiểu áp má có vấu

Hình C.5 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà mang suốt so với xà/dầm liền khối (kết thúc)

C.3.2.2  Nối xà mang cụt

C.3.2.2.1  Xà/dầm mang cụt gỗ liền khối (mẫu chuẩn)

Ứng suất phá hoại chuẩn σcph = 100 % = chuẩn

Ứng suất tới hạn chuẩn [σ] = 45,0 % σcph

Độ võng cực đại lúc phá hoại max δ = 100 % maxδc = 1/45

a) Mô hình xà gỗ liền khối (mẫu chuẩn)

Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.2.2  Xà mang cụt, không nối lõi (thay lõi) ốp mang

Ứng suất phá hoại σph = (70,0 - 80,0) % σcph

Ứng suất tới hạn chuẩn σth = (70,0 - 85,0) % [σ] Khoảng cách bulông S0 = (1,6 - 2,0) h có thể tăng số lượng bulông để đạt S0 = S = 1,0 h và >10 cm nếu bố trí so le hoặc S > 20 cm nếu bố trí trên cùng thớ gỗ.

b) Mô hình xà không nối lõi, ốp mang

Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.2.3  Xà mang cụt, nối lõi âm dương ngang ốp mang có chốt giữa

Ứng suất phá hoại σph = (65,0 - 75,0) % σcph

Ứng suất tới hạn chuẩn σth = (70,0 - 75,0) % [σ]

Khoảng cách giữa các chốt S0 = (1,6 - 2,0) h có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S0= S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le hoặc S > 20 cm nếu bố trí thẳng hàng.

Theo kinh nghiệm độ dài mối nối không hạn chế (ghép nửa dầm) với khoảng cách chốt 1,0 h nếu ứng suất không vượt quá giá trị đang có trong khoảng S0.

c) Mô hình nối lõi âm dương ngang có chốt giữa

Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.2.4  Dầm mang cụt, nối lõi âm dương ngang nêm giữa ốp mang

Ứng suất phá hoại σph = (65,0 - 70,0) % σcph

Ứng suất tới hạn chuẩn σth = (70,0 - 75,0) % [σ]

Khoảng cách giữa các chốt S0 = (1,6 - 2,0) h có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le hoặc S > 20 cm nếu bố trí thẳng hàng.

Theo kinh nghiệm độ dài mối nối không hạn chế (ghép nửa dầm) với khoảng cách chốt 1,0 h nếu ứng suất không vượt quá giá trị đang có trong khoảng S0

d) Mô hình xà nối lõi âm dương ngang có nêm giữa

Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.2.5  Xà mang cụt, nối lõi âm dương chéo nêm giữa ốp mang

Ứng suất phá hoại σph = (65,0 - 70,0) % σcph

Ứng suất tới hạn chuẩn σth = (70,0 - 75,0) % [σ]

Khoảng cách giữa các chốt S0 = (1,6 - 2,0) h có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le hoặc S > 20 cm nếu bố trí thẳng hàng.

e) Mô hình xà nối lõi kiểu âm dương chéo

Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.2.6  Xà mang cụt, nối lỗi áp má ốp mang

Ứng suất phá hoại σph = (50,0 - 65,0) % σcph

Ứng suất tới hạn chuẩn σth = (70,0 - 85,0) % [σ]

Khoảng cách giữa các chốt S0 = (1,6- 2,0) h có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le hoặc S > 20 cm nếu bố trí thẳng hàng.

f) Mô hình xà nối lõi kiểu áp má không có vấu

Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)

C.3.2.2.7  Dầm mang cụt, nối lõi áp má ốp mang

Ứng suất phá hoại σph = (55,0 - 75,0) % σcph

Ứng suất tới hạn chuẩn σth = (70,0 - 85,0) % [σ]

Khoảng cách giữa các chốt S0 = (1,6- 2,0) h có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le hoặc S > 20 cm nếu bố trí thẳng hàng.

g) Mô hình xà nối lõi kiểu áp má có vấu

Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (kết thúc)

C.3.3  Nối thay chân cột

Chân cột là bộ phận hay hỏng nhất, do tiếp xúc với nền - nơi có độ ẩm cao. Dưới tác dụng của ẩm và nấm: gỗ bị mủn mục, mất khả năng chịu tải trọng. Việc xử lý cột mục chân có 2 thao tác: nối thay đoạn cân cột hỏng và chống ẩm cho đáy cột. Theo hình thức nối chân cột có 2 trường hợp: mối nối chịu nén và mối nối chịu uốn - nén. Mối nối chịu nén thường ở gần đáy - khi đoạn nối có độ dài dưới và bằng 2D (D - đường kính cột) và phải lớn hơn 20 cm. Mối nối chịu uốn nén được sử dụng khi đoạn nối dài trên 2D, độ dài mộng (mặt áp nối cũ - mới) 1,0 - 1,5D. Mối nối chịu uốn nén có cấu tạo giống mối nối chịu uốn; khi gia công nên tính toán để chọn chiều chịu uốn tốt nhất tiếp nhận ứng suất uốn lớn nhất. Chỉ nối chân cột khi chiều cao hỏng dưới 1/5 chiều cao cột nếu không phải cột áp tường bao, và dưới 1/3 chiều cao cột ở vị trí áp tường bao. Nếu cột hỏng nặng mà muốn giữ phần còn lại thì tính toán và thí nghiệm kiểm tra phương án nối.

Quy trình thực hiện:

- Đo chỗ hỏng và cắt đoạn gỗ dùng thay chân, gỗ cùng loại với gỗ cột;

- Đục mộng nối: đối với mối nối chịu nén có vài kiểu mộng nhưng đều theo nguyên tắc không cho chuyển dịch phương ngang (khóa 2 chiều) - xem Hình C.7;

- Đối với mối nối chịu uốn - nén sử dụng kiểu nối chịu uốn nhưng không dùng lối "áp má" mà nên dùng kiểu "âm dương” có nêm giữa, có thể bổ sung bulông thép;

- Bề mặt tiếp xúc mặt ngang của gỗ cũ và gỗ mới phải được gia công phẳng (độ gồ ghề không quá 1 mm), không được có cấu tạo gây cắt dọc thớ gỗ và ứng suất cục bộ;

- Bảo quản chống mối, chống nấm toàn bộ gỗ tham gia vào cấu tạo mối nối, đậy kín cho khô từ từ đến độ ẩm cân bằng.

- Quét lót keo toàn bộ bề mặt tiếp xúc gỗ cũ - gỗ mới, phết composit keo - bột gỗ lên toàn bộ bề mặt đó, nhồi vào lỗ chốt nêm;

- Ghép chân mới với thân cột cũ, đóng nêm gỗ, bắt bulông nếu cần, để yên chờ keo đóng rắn (chú ý đóng chặt nêm);

Hình C.7a - Một kiểu nối chân cột khi chiều cao nối nhỏ hơn hoặc bằng 2D

- Nối đầu cột không khuyến khích vì có ứng suất uốn lớn; nếu cần nối thì dùng loại mối nối chống uốn hiệu quả cao và phải tính toán kết cấu + thí nghiệm trước khi làm.

Theo kinh nghiệm các mối nối chân cột có khả năng làm việc được phục hồi và có độ bền lâu hàng vài chục năm.

Có thể có những phương án nối thay chân cột khác so với các phương án tại các Hình C.7a và C.7b cũng có thể áp dụng nếu chứng minh được hiệu quả, nghĩa là an toàn chịu tải trọng và tác động đồng thời thay thế gỗ nguyên gốc ít nhất.

Hình C.7b - Một kiểu cấu tạo mối nối chân cột khi chiều cao nối lớn hơn 2D

C.3.4  Khóa miệng khe nứt

Khe nứt thường xuất hiện dọc thân cấu kiện dài (dọc thớ), nguyên nhân chính do co ngót. Khe nứt tạo điều kiện cho ẩm, mối, nấm xâm nhập nhanh vào ruột gỗ và có thể sẽ mở to nếu không xử lý kịp thời. Biện pháp thông thường là khóa miệng khe nứt. Có hai cách khóa: dùng khóa cá và dùng chốt khóa;

Quy trình thực hiện:

- Dùng que nhọn, cứng vệ sinh lòng khe nứt khỏi mùn gỗ mủn bám, dùng máy quạt sấy và khí nén thổi bụi, gỗ mủn ra khỏi khe;

- Khoan lỗ chặn hai đầu khe nứt; lỗ khoan phải sâu bằng chiều sâu khe, không để đầu khe đi qua, đường kính lỗ khoan d = 8 -12 mm tùy theo chiều sâu khe.

a) Khoan chặn đầu khe

b) Khóa khe bằng chốt

c) Khóa bằng cá

Hình C.8 - Sơ đồ nguyên tắc xử lý khe nứt

- Làm các lỗ khoan xiên từ thành bên này sang thành bên kia khe nứt theo dạng chéo nhau (không giao cắt nhau), d = 10 - 12 mm, cách nhau 10 - 15 mm tùy độ rộng khe nứt; chiều dài lỗ khoan đến bằng đáy khe nứt (nếu nứt xuyên mặt cắt thì khoan 2 phía).

- Chuẩn bị chốt gỗ; chốt bằng gỗ tốt, có chiều dài bằng 1,2 lần chiều sâu khe, đường kính đầu chốt nhỏ hơn đường kính lỗ khoan 1,0 - 0,5 mm.

- Bảo quản chống mối, nấm lòng khe nứt và các chốt, chờ hoặc sấy (bằng máy sấy nhỏ) cho gỗ khô đến độ ẩm không hơn 12 %.

- Lót toàn bộ bề mặt khe, bề mặt chốt bằng keo nguyên chất, nhồi composit keo+bột gỗ vào lòng khe nứt và các lỗ khoan (kể cả các lỗ khoan chặn đầu khe).

- Đóng chốt vào các lỗ khoan (kể cả lỗ khoan chặn đầu khe), đảm bảo cho composit đầy lấp hết không gian trống); đảm bảo chốt được đóng hết chiều sâu lỗ khoan.

- Chờ keo đóng rắn thì hoàn thiện bề mặt.

- Với những khe nứt nông có thể dùng khóa cá nhưng vẫn phải khoan chặn đầu khe; khóa cá nên về tròn các mũi nhọn ở 2 đầu cá.

C.3.5  Xử lý đắp vá cục bộ

Trên cấu kiện thường có những lỗ đinh, những chỗ mục phải khoét bỏ, những mộng, những vùng gỗ bị mục mặt cần đắp vá.

Quy trình thực hiện:

- Khoét bỏ những vùng mục sâu, đục thành hình có dạng gần tròn hoặc đa giác có đầu tròn, góc tròn, vùng đục bỏ có độ sâu như nhau. Vùng bị đục coi như mộng âm; Chế tạo các miếng gỗ thành mộng dương vừa khít mộng âm. Sau khi bảo quản gỗ chống mối, chống nấm và chờ khô thì quét keo lót, phết composit lên toàn bộ mặt gỗ được vá. Tiến hành khớp mộng, dùng chốt gỗ hoặc đinh (đã chống gỉ) cố định. Đối với miếng khoét lớn thì có thể ghép các miếng gỗ; mộng có cấu tạo chống trồi gỗ lên trên; đinh, chốt cũng đóng chéo để chống trồi gỗ.

- Nạo bỏ những vùng mục nông trên bề mặt (vài milimet) đến vùng gỗ tốt. Bảo quản chống mối, chống nấm, dùng các chốt hoặc đinh nhỏ tạo chân bám nếu vùng hỏng rộng. Quét lót keo nguyên chất lên toàn bộ bề mặt, đắp lớp composit lên toàn bộ bề mặt trên, dùng chày gỗ vỗ chặt. Để chống co nứt có thể dùng vải chuyên dụng (có mô đun đàn hồi cao và không khắc chế keo) phủ lên bề mặt rộng (gắn thêm chốt hoặc đinh đã chống gỉ), phết một lớp composit lỏng, vỗ cho ăn xuống lớp composit bên dưới. Chờ khô hoàn thiện mặt.

Hình C.9 - Nguyên tắc vá gỗ tổn thương cục bộ

C.3.6  Nứt dọc thân cấu kiện dài

Thường có nứt dọc thân cấu kiện dài và lớn như kẻ, xà.

Cách xử lý ban đầu giống như xử lý khe nứt: nhồi keo và khóa miệng khe nứt (có thể thực hiện cả 2 phía nếu nứt đối xứng qua tâm gỗ.

Xử lý tiếp theo giống như ghép nối theo chiều cao các nửa cốt dầm: Bổ sung bulông liên kết các phần bị nứt, khoảng cách giữa các bulông vào khoảng 1,0 h (h - chiều cao mặt cắt kẻ, xà).

C.3.7  Ốp chi tiết cũ vào cốt mới

Những cấu kiện cần thay thế bằng cấu kiện phục chế khi có yêu cầu gắn phần vỏ của cấu kiện nguyên gốc có giá trị (hoa văn chạm khắc, dấu tích gia công, dấu ấn thời gian...) thì dùng cách ốp phần nguyên gốc cần giữ vào cấu kiện mới. Nếu là vỏ cột thì ốp mặt, nếu là chi tiết chạm khắc nhỏ thì ốp chìm. Phần vỏ được lấy ra từ cấu kiện gốc cần có độ dày không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của cấu kiện phục chế. Quy trình kỹ thuật theo C.3.5.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Dự án Thực nghiệm bảo tồn tôn tạo di tích đình Chu Quyến.

[2] Quyết định 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/04/2004.

[3] Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012.

[4] Nguyễn Thị Thúy Vi (chủ biên), Vũ Hữu Minh, Lê Vĩnh An, Nguyễn Thanh Toản, Phan Thuận Ý, Thuật ngữ kiến trúc truyền thống nhà rường Huế, NXB Thuận Hóa, 2010.

[5] GB 50165-92, Technical Code for Maintenance and Strengthening of Anchient Timber Buildings.

[6] JGJ 159-2008, Code for Construction and Acceptance of Ancient Chinese Architecture Engineering.

[7] CJJ 70 - 96, Judgement Standard for Exemining Quality of Construction in Traditional Chinese Architectrure (for Southern Area)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu đối với công trường bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

5  Thi công bảo quản di tích

6  Thi công tu bổ, phục hồi di tích

6.1  Khảo sát, hạ giải, đánh giá chi tiết tình trạng di tích

6.2  Gia công

6.3  Lắp dựng

7  Nghiệm thu

7.1  Yêu cầu chung

7.2  Nghiệm thu công tác bảo quản

7.3  Nghiệm thu công tác tu bổ, phục hồi

7.4  Hồ sơ nghiệm thu bàn giao công trình

Phụ lục A (Tham khảo) Tên gọi các cấu kiện, chi tiết tương ứng trong các di tích kiến trúc dạng nhà các vùng miền

Phụ lục B (Tham khảo) Mực thước nhà và gia công các cấu kiện chính của hệ khung gỗ

Phụ lục C (Tham khảo) Một số cách xử lý phục hồi kích thước, hình dạng và khả năng làm việc của cấu kiện gỗ

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi