Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 3147/QĐ-BTP 2018 Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3147/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3147/QĐ-BTP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Chí Hiếu |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 3147/QĐ-BTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP Số: 3147/QĐ-BTP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
_________________
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021;
Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3147/QĐ-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật được công nhận theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
a) Chuẩn hóa chương trình, nội dung, tài liệu bồi dưỡng làm cơ sở để Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tham khảo, áp dụng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý.
b) Góp phần nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kiến thức: Giúp báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật nắm được vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định pháp luật mới của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các quy định pháp luật liên quan trực tiếp tới hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
b) Về kỹ năng nghiệp vụ
- Củng cố, trau dồi những kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản trong quá trình thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; đồng thời xây dựng, hình thành thói quen vận dụng các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết đề thực thi hiệu quả công việc.
- Bồi dưỡng một số kỹ năng đặc thù, phù hợp với tính chất công việc của từng báo cáo viên pháp luật tuyên truyền viên pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Nội dung chương trình khung được thiết kế khoa học, khả thi, phù hợp với đối tượng và mục tiêu bồi dưỡng; không trùng lắp với các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan;.
b) Phương pháp bồi dưỡng cần được cải tiến mạnh mẽ, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin; kiến thức phân bổ hợp lý với thời gian học tập thực tế;
c) Việc vận dụng, tổ chức thực hiện Chương trình phải linh hoạt, phù hợp với đối tượng, nội dung bồi dưỡng và điều kiện thực tế.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Cấu trúc chương trình
TT | Tên chuyên đề | Số tiết | ||
Tổng | Lý thuyết | Thực hành | ||
I. | Dành cho báo cáo viên pháp luật | 40 | 23 | 17 |
1 | Kiến thức chung về phổ biến, giáo dục pháp luật | 4 | 3 | 1 |
2 | Kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật | 16 | 12 | 4 |
3 | Kỹ năng hỗ trợ trong hoạt động của báo cáo viên pháp luật | 12 | 8 | 4 |
4 | Đi thực tế trao đổi kinh nghiệm và viết thu hoạch | 8 | 0 | 8 |
II. | Dành cho tuyên truyền viên pháp luật | 24 | 15 | 9 |
1 | Kiến thức chung về phổ biến, giáo dục pháp luật | 4 | 3 | 1 |
2 | Kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật | 10 | 8 | 2 |
3 | Một số kỹ năng hỗ trợ trong hoạt động của tuyên truyền viên pháp luật | 6 | 4 | 9 |
4 | Thảo luận, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả | 4 | 0 | 4 |
2. Mô tả chuyên đề
Phần I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (04 tiết, áp dụng cho cả báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật)
1. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
2. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật hiện hành của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, những yêu cầu đặt ra đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
3. Quy định pháp luật về báo cáo viên pháp luật những yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật (đối với Chương trình dành cho báo cáo viên pháp luật).
4. Quy định pháp luật về tuyên truyền viên pháp luật yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động; của tuyên truyền viên pháp luật (đối với Chương trình dành cho tuyên truyền viên pháp luật).
Phần II. KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Kỹ năng, nghiệp vụ chung (08 tiết, áp dụng cho cả báo cáo viên pháp luật tuyên truyền viên pháp luật)
1.1. Kỹ năng xác định nội dung pháp luật cần phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng (01 tiết)
a) Các cách thức, phương pháp để lựa chọn, xác định nội dung cần phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng đối tượng;
b) Yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện.
1.2. Kỹ năng khai thác, tìm kiếm, phân loại và lựa chọn thông tin, tư liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (01 tiết)
a) Các nguồn thông tin, tư liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Kỹ năng phân loại, khai thác, tìm kiếm, phân loại và lựa chọn thông tin, tư liệu phổ biến, giáo dục pháp luật.
1.3. Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp (02 tiết)
a) Khái niệm, đặc điểm của phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp;
b) Yêu cầu đối với người thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp.
c) Quy trình (các bước) phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp.
1.4. Kỹ năng biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật (01 tiết)
a) Phân loại và yêu cầu đối với tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Quy trình (các bước) tiến hành.
1.5. Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật qua một số phương tiện truyền thông (báo chí, mạng lưới truyền thanh cơ sở, mạng internet..) (02 tiết)
a) Khái niệm, đặc điểm, tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật qua một số phương tiện truyền thông (báo chí, mạng lưới truyền thanh cơ sở, mạng internet..);
b) Đối tượng, nội dung, hình thức; những yếu tố tác động, ảnh hưởng trong quá trình thực hiện;
c) Quy trình (các bước) tiến hành (thực hiện).
1.6. Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật qua tổ chức thi tìm hiểu pháp luật (01 tiết)
a) Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu đối với từng loại hình thi tìm hiểu pháp luật;
b) Quy trình (các bước) tiến hành (thực hiện).
2. Kỹ năng, nghiệp vụ chuyên biệt
2.1. Kỹ năng chuyên biệt đối với báo cáo viên pháp luật (08 tiết)
a) Kỹ năng xây dựng, thẩm định, góp ý, triển khai thực hiện Chương trình,
Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù;
c) Kỹ năng truyền thông, nắm bắt, định hướng; dư luận xã hội và tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật ngay từ khâu dự thảo,
2.2. Kỹ năng chuyên biệt đối với tuyên truyền viên pháp luật (02 tiết)
a) Kỹ năng lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở;
b) Kỹ năng lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trong hoạt động văn hóa, văn nghệ và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
Phần III. MỘT SỐ KỸ NĂNG HỖ TRỢ TRONG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Kỹ năng hỗ trợ chung (04 tiết, áp dụng cho cả báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật)
1.1. Kỹ năng thuyết trình (01 tiết).
1.2. Kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề (01 tiết),
1.3. Kỹ năng quan sát, nắm bắt tâm lý, đặc điểm đối tượng (01 tiết).
1.4. Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp (01 tiết).
2. Kỹ năng hỗ trợ chuyên biệt đối với báo cáo viên pháp luật (08 tiết)
2.1. Kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật (04 tiết).
2.2. Kỹ năng tổ chức tập huấn theo phương pháp tích cực (trao đổi hai chiều, lấy người học làm trung tâm...) (04 tiết).
3. Kỹ năng hỗ trợ chuyên biệt đối với tuyên truyền viên pháp luật (02 tiết)
3.1. Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật cho người dân cơ sở; vận động nhân dân tìm hiểu, chấp hành pháp luật (01 tiết);
3.2. Kỹ năng phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở (01 tiết).
Phần IV. ĐI THỰC TẾ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM, VIẾT THU HOẠCH; THẢO LUẬN, RÚT KINH NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ (08 tiết đối với báo cáo viên pháp luật; 04 tiết đối với tuyên truyền viên pháp luật)
1. Đi thực tế trao đổi kinh nghiệm và viết thu hoạch đối với báo cáo viên pháp luật
1.1. Báo cáo viên pháp luật được tham dự và trực tiếp triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể, qua đó phát hiện những ưu điểm, nhược điểm; rút ra những kinh nghiệm, mô hình hay cách làm hiệu quả.
1.2. Bài thu hoạch phản ánh được đầy đủ kết quả bồi dưỡng, bao gồm kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ, liên hệ thực tiễn triển khai nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật và kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ này. Việc cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận, đánh giá kết quả khi kết thúc hoạt động đào tạo, bồi dưỡng do các Bộ, ngành địa phương chủ động quyết định thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Thảo luận, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả đối với tuyên truyền viên pháp luật
2.1. Tuyên truyền viên pháp luật được tham dự và trực tiếp nêu ý kiến thảo luận về kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ; phát hiện ưu điểm, nhược điểm; rút ra kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm hiệu quả; đưa ra được nhận xét, đánh giá về kết quả bồi dưỡng, về nội dung và phương pháp tổ chức; đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác.
2.2. Lựa chọn một trong các hình thức đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế như: Hội thảo, tọa đàm, họp nhóm rút kinh nghiệm, thực hành các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo chuyên đề đã được bồi dưỡng.
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình là cơ sở để Bộ Tư pháp biên soạn Bộ tài liệu nguồn bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
2. Căn cứ vào Chương trình khung và Bộ tài liệu nguồn, Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương chủ động tham khảo, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý phù hợp với nhu cầu, tình hình, điều kiện thực tế của Cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ngoài nội dung trong Chương trình, khuyến khích lựa chọn các nội dung bồi dưỡng phù hợp khác với lĩnh vực, phạm vi quản lý và điều kiện đặc thù của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Căn cứ vào điều kiện thực tế, Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương lựa chọn hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp như:
a) Cung cấp tài liệu về kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo hình thức học tập từ xa (trên truyền hình, phát thanh, qua mạng internet) và các hình thức bồi dưỡng phù hợp khác.
4. Phương pháp bồi dưỡng: Kết hợp bồi dưỡng lý thuyết và thông qua các tình huống, vụ việc thực tế. Đối với hình thức bồi dưỡng tập trung cần kết hợp phương pháp thuyết giảng với phương pháp trao đổi, thảo luận, cùng tham gia của học viên (cần dành thời gian thỏa đáng để báo cáo viên pháp luật tuyên truyền viên pháp luật nghiên cứu, thảo luận, thực hành, chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn theo định hướng trang bị năng lực, tạo điều kiện cho báo cáo viên pháp luật tuyên truyền viên pháp luật chủ động, tích cực trong học tập).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Bộ Tư pháp giao Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, tổ chức biên soạn, phát hành Bộ tài liệu nguồn bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên pháp luật tuyên truyền viên pháp luật; thường xuyên rà soát, cập nhập, chỉnh sửa, bổ sung Bộ tài liệu; tham mưu hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật Trung ương và đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh tại một số địa phương để tạo nguồn cán bộ làm công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.
Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trên và tổ chức thực hiện Chương trình.
b) Đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào nội dung Chương trình và yêu cầu triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp (đối với Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương), Sở Tư pháp (đối với cơ quan, tổ chức cấp tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với cơ quan, tổ chức cấp huyện) hoặc chỉ đạo công chức tư pháp - hộ tịch (đối với Ủy ban nhân dân cấp xã) định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý bằng hình thức phù hợp.
c) Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, tham mưu giúp lãnh đạo Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức rà soát, lập danh sách và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật Trung ương thuộc phạm vi quản lý.
d) Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, lập danh sách và tổ chức tập huấn, bồi đường kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; hướng dẫn Phòng Tư pháp thuộc phạm vi quản lý về nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương.
đ) Phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ định kỳ cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Sở Tư pháp bảo đảm thiết thực, hiệu quả, góp phần tích cực phát huy vai trò của đội ngũ này tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở.
e ) Công chức tư pháp - hộ tịch chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, lập danh sách, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn theo kế hoạch.
2. Kinh phí thực hiện Chương trình
Kinh phí thực hiện Chương trình do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán kinh phí hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện hoạt động bồi dưỡng, nghiệp vụ, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định./.