Quyết định 05/2006/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế tiếp công dân của cơ quan Bộ Tư pháp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 05/2006/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 05/2006/QĐ-BTP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Uông Chu Lưu |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 21/06/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 05/2006/QĐ-BTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA
BỘ TƯ PHÁP SỐ 05/2006/QĐ-BTP
NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 2006
BAN HÀNH QUY
CHẾ TIẾP CÔNG DÂN CỦA CƠ QUAN BỘ TƯ PHÁP
BỘ
TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật khiếu
nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật
khiếu nại, tố cáo năm 2004, năm 2005;
Căn cứ Nghị định
số 62/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư
pháp;
Căn cứ Nghị định
số 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế
tổ chức tiếp công dân;
Theo đề nghị của Chánh
Thanh tra,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế
tiếp công dân của cơ quan Bộ Tư pháp.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế
Quyết định số 769/QĐ ngày 16/7/1996 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp "Về việc ban
hành Quy chế tiếp công dân của cơ quan Bộ Tư
pháp".
Điều
3. Chánh Thanh tra và Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ có trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
BỘ TRƯỞNG
Uông Chu Lưu
QUY CHẾ
TIẾP CÔNG DÂN TẠI CƠ QUAN
BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành
kèm theo Quyết định số: 05/2006/QĐ -BTP
ngày 21 tháng
6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng
1. Quy
chế này quy định việc tổ chức tiếp
công dân tại cơ quan Bộ Tư pháp.
2. Quy
chế này được áp dụng đối với các
đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức
thuộc Bộ Tư pháp được giao nhiệm
vụ tiếp công dân và đối với công dân có
khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị
tại Phòng tiếp công dân của Bộ Tư pháp về
những vấn đề liên quan đến chủ
trương, đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác
quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi trách nhiệm của Bộ Tư pháp.
Điều
2. Mục đích của việc tiếp công dân
1. Tiếp
nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh, ý kiến
đóng góp về những vấn đề liên quan
đến chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và công tác quản lý nhà nước trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm của
Bộ Tư pháp.
2. Tiếp
nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Bộ để xem xét, giải quyết và trả
lời cho công dân biết theo đúng thời hạn quy
định của pháp luật về giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân.
3.
Hướng dẫn công dân thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định
của pháp luật.
Điều
3. Việc tiếp cá nhân, cơ quan, tổ chức
nước ngoài
Cá nhân,
cơ quan, tổ chức nước ngoài đến Bộ
Tư pháp để khiếu nại, cá nhân nước ngoài
đến tố cáo tại Phòng tiếp công dân của
Bộ Tư pháp phải tuân theo Quy chế này, trừ
trường hợp điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác.
Chương II
TỔ CHỨC TIẾP CÔNG
DÂN
Điều
4. Trách nhiệm tổ chức tiếp công dân
Chánh Thanh tra giúp Bộ trưởng tổ chức tiếp
công dân tại cơ quan Bộ; chủ trì tổ chức,
phối hợp với Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ trong việc tiếp công dân
đến trình bày khiếu nại, tố cáo, phản ánh,
kiến nghị theo quy định của pháp luật
về khiếu nại, tố cáo.
Điều
5. Phòng tiếp công dân
1. Phòng tiếp công dân đặt tại trụ sở
của Bộ Tư pháp, được bố trí ở
nơi thuận tiện, bảo đảm các điều
kiện vật chất cần thiết để công dân
đến trình bày, khiếu nại, tố cáo, phản ánh,
kiến nghị được dễ dàng, thuận
lợi.
2. Phòng
tiếp công dân phải niêm yết Nội quy tiếp công dân
và lịch tiếp công dân.
Điều
6. Công chức thường trực tiếp công dân, công
chức tiếp công dân
1. Công
chức thường trực tiếp công dân là công chức
thuộc biên chế Thanh tra Bộ do Chánh Thanh tra phân công làm
nhiệm vụ thường trực tiếp công dân tại
Phòng tiếp công dân.
2. Công chức
tiếp công dân là công chức thuộc biên chế của các
đơn vị thuộc Bộ do Thủ trưởng
đơn vị phân công tiếp công dân tại Phòng tiếp
công dân trong trường hợp Thủ trưởng
đơn vị không thể trực tiếp tiếp công
dân.
Điều
7. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ
tiếp công dân
1. Thủ
trưởng đơn vị thuộc Bộ có trách
nhiệm trực tiếp tiếp công dân để ghi
nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo,
phản ánh, kiến nghị thuộc lĩnh vực
quản lý của đơn vị; trong trường
hợp vì lý do khách quan không thể trực tiếp tiếp
công dân thì phải cử công chức của đơn
vị mình tiếp công dân và chịu trách nhiệm về
việc công chức của đơn vị mình đã
tiếp và trả lời công dân.
2. Cục
trưởng Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm
tiếp công dân vào sáng thứ tư hàng tuần; Chánh Thanh tra
có trách nhiệm tiếp công dân vào chiều thứ tư hàng
tuần; trong trường hợp vì lý do khách quan không
thể trực tiếp tiếp công dân theo lịch đã
định thì phải tiếp công dân vào ngày làm việc
tiếp theo hoặc uỷ quyền cho cấp phó tiếp
công dân.
3. Công chức thường trực tiếp công dân có trách
nhiệm cùng dự tiếp công dân với Thủ
trưởng đơn vị thuộc Bộ.
Điều
8. Bộ trưởng tiếp công dân
1. Bộ trưởng tiếp công dân vào ngày 15 hàng tháng,
nếu ngày tiếp công dân của Bộ trưởng trùng
vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiện vào ngày làm
việc tiếp theo.
Ngoài
thời gian tiếp công dân định kỳ hàng tháng,
Bộ trưởng có thể tiếp công dân vào những
ngày khác khi có yêu cầu đột xuất hoặc theo
đề nghị của Chánh Thanh tra.
Trường
hợp Bộ trưởng không thể tiếp công dân theo
lịch đã định thì Thứ trưởng hoặc
Chánh Thanh tra được Bộ trưởng uỷ
quyền để tiếp công dân và sau đó có trách
nhiệm báo cáo lại với Bộ trưởng.
2. Theo yêu
cầu của Bộ trưởng, Thứ trưởng
phụ trách lĩnh vực công tác có liên quan đến
nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến
nghị tiếp công dân trước khi Bộ trưởng
tiếp công dân. Trong trường hợp này, Bộ
trưởng chỉ tiếp công dân sau khi nội dung
khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị
đã được Thứ trưởng chỉ
đạo giải quyết nhưng công dân không nhất trí
và tiếp tục khiếu nại, tố cáo, phản ánh,
kiến nghị.
3. Chánh
Thanh tra chủ trì, phối hợp với Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
lập kế hoạch, chuẩn bị hồ sơ, tài
liệu, báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng
trước khi Bộ trưởng, Thứ trưởng
tiếp công dân.
4. Khi
Bộ trưởng, Thứ trưởng tiếp công dân,
Chánh Thanh tra, Thủ trưởng đơn vị phụ
trách lĩnh vực công tác có liên quan đến nội dung
khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị
của công dân, đại diện các đơn vị khác
có liên quan theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thứ
trưởng có trách nhiệm cùng dự.
Điều
9. Thời gian, địa điểm tiếp công dân
Việc
tiếp công dân chỉ được thực hiện trong
giờ hành chính và tại Phòng tiếp công dân.
Chương III
NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN CỦA CÔNG CHỨC THƯỜNG TRỰC TIẾP
CÔNG DÂN VÀ CÔNG CHỨC TIẾP CÔNG DÂN; QUYỀN VÀ TRÁCH
NHIỆM CỦA CÔNG DÂN KHI ĐẾN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN
Điều
10. Trách nhiệm của công chức thường trực
tiếp công dân và công chức tiếp công dân
Khi
tiếp công dân, công chức thường trực tiếp
công dân và công chức tiếp công dân có trách nhiệm:
1. Mặc
trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức theo
quy định, tự giới thiệu họ, tên, chức
vụ của mình để công dân được tiếp
biết;
2. Có
thái độ hoà nhã, không gây phiền hà, sách nhiễu
hoặc cản trở, trì hoãn việc khiếu nại,
tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân; không
được tiết lộ những thông tin, tài liệu,
bút tích của người tố cáo.
Điều
11. Nhiệm vụ của công chức thường trực
tiếp công dân
Công
chức thường trực tiếp công dân có nhiệm
vụ:
1. Là
đầu mối tiếp xúc và hướng dẫn công dân;
thực hiện việc phối hợp hoạt
động tiếp công dân của các đơn vị
thuộc Bộ tham gia tiếp công dân tại Phòng tiếp
công dân;
2. Tiếp
xúc ban đầu với công dân để nắm rõ mục
đích, yêu cầu, nguyện vọng của công dân;
3. Lắng
nghe, giải thích, hướng dẫn, ghi chép nội dung
tiếp công dân theo quy định của Thanh tra Chính
phủ;
4.
Đối với công dân đến tố cáo có nội dung
không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Bộ trưởng và Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ thì báo cáo Chánh Thanh tra để
chuyển đơn tố cáo đến cơ quan có
thẩm quyền giải quyết;
5.
Đối với công dân đến khiếu nại,
tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải
quyết của Bộ trưởng thì báo cáo Chánh Thanh tra
để xử lý kịp thời theo quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
6.
Hướng dẫn công dân khi khiếu nại về vụ
việc đã có quyết định giải quyết
khiếu nại lần hai, khiếu nại đã được
toà án thụ lý giải quyết, khiếu nại không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ
trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Bộ;
7. Thông báo
cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
tiếp công dân hoặc cử công chức tiếp công dân khi
công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh,
kiến nghị có nội dung thuộc thẩm quyền
giải quyết của Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ;
8. Yêu
cầu công dân ký xác nhận và viết biên nhận
đầy đủ các tài liệu, giấy tờ liên quan
đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh,
kiến nghị do công dân cung cấp;
9. Báo cáo
ngay Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng và thông báo cho Bảo vệ
cơ quan để có biện pháp giải quyết kịp
thời, ổn định tình hình và trật tự công
sở trong trường hợp công dân gây mất trật tự
tại Phòng tiếp công dân;
10. Tập
hợp, báo cáo Chánh Thanh tra đối với trường
hợp công dân yêu cầu được Bộ
trưởng tiếp;
11. Theo dõi,
thống kê, tổng hợp, lập báo cáo về tình hình
tiếp công dân.
Điều
12. Quyền của công chức thường
trực tiếp công dân
Công chức thường trực tiếp công dân có
quyền:
1. Yêu
cầu công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân
hoặc các giấy tờ hợp lệ thay thế; từ
chối tiếp những công dân nếu không xuất trình
giấy tờ trên;
2. Yêu
cầu xuất trình thẻ Luật sư trong trường
hợp có Luật sư giúp đỡ người khiếu
nại; từ chối tiếp Luật sư nếu
không xuất trình thẻ Luật sư;
3. Từ
chối tiếp công dân trong những trường hợp
đã có quyết định giải quyết khiếu
nại lần hai, khiếu nại đã được toà
án thụ lý giải quyết, khiếu nại không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Bộ
trưởng và Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Bộ sau khi đã giải thích, trả lời
đầy đủ cho đương sự hoặc
những người đang trong tình trạng say
rượu, bia, tâm thần và những người vi
phạm nội quy Phòng tiếp công dân;
4. Yêu
cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những
nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến
nghị, lý do và yêu cầu giải quyết, cung cấp
những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến
việc khiếu nại, tố cáo;
5. Yêu
cầu công dân viết thành văn bản hoặc công
chức tiếp công dân ghi chép nội dung công dân trình bày, yêu
cầu công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào
văn bản đó.
Điều
13. Trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền
hạn của Thủ trưởng đơn vị
thuộc Bộ
1. Trong việc tiếp công dân, Thủ trưởng
đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm, nhiệm
vụ và quyền hạn theo quy định tại
Điều 10, các khoản 3 và 6 Điều 11 và
Điều 12 của Quy chế này.
2.
Đối với khiếu nại thuộc thẩm
quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ
sở giải quyết thì Thủ trưởng đơn
vị phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu
vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét
thì phải nói rõ thời hạn giải quyết,
người cần liên hệ tiếp để biết
kết quả giải quyết.
Điều
14. Nhiệm vụ, quyền hạn của
công chức tiếp công dân
1. Công
chức tiếp công dân có nhiệm vụ:
a) Tiếp
Công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến
nghị có nội dung thuộc thẩm quyền giải
quyết của Thủ trưởng đơn vị; báo
cáo Thủ trưởng đơn vị để xử
lý kịp thời theo quy định của pháp luật
về khiếu nại, tố cáo;
b) Báo cáo
Thủ trưởng đơn vị về các
trường hợp công dân yêu cầu Thủ trưởng
đơn vị tiếp;
c) Thực
hiện quy định tại các khoản 3, 6 và 10
Điều 11 của Quy chế này.
2. Công
chức tiếp công dân có các quyền quy định tại
khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Quy chế này.
Điều
15. Quyền của công dân khi đến Phòng tiếp công dân
Khi đến Phòng tiếp công dân Bộ Tư pháp, công dân có
quyền:
1. Góp ý
kiến bằng văn bản, ghi Sổ góp ý hoặc
trực tiếp trình bày; tự mình hoặc thông qua
người đại diện hợp pháp khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị bằng đơn
hoặc trực tiếp trình bày;
2.
Được hướng dẫn, giải thích, trả
lời về những nội dung mình trình bày;
3.
Khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh với
Thủ trưởng trực tiếp của công chức
thường trực tiếp công dân và công chức tiếp
công dân nếu họ có hành vi sai trái, gây cản trở,
phiền hà, sách nhiễu khi làm nhiệm vụ;
4. Yêu
cầu được thông báo kết quả giải
quyết khiếu nại, tố cáo bằng văn bản;
5. Yêu
cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút
tích hoặc lời ghi âm của mình khi thực hiện
quyền tố cáo.
Điều
16. Trách nhiệm của công dân khi đến Phòng tiếp
công dân
Khi đến Phòng tiếp công dân Bộ Tư pháp, công dân có
trách nhiệm:
1. Xuất
trình giấy tờ tuỳ thân hoặc các giấy tờ
hợp lệ thay thế, nếu là đại diện cho
thân nhân thì phải có giấy uỷ quyền hợp pháp,
nếu là Luật sư giúp đỡ người khiếu
nại thì phải có thẻ Luật sư;
2. Chấp
hành nghiêm chỉnh nội quy Phòng tiếp công dân và sự
hướng dẫn của công chức tiếp công dân;
3. Trình bày
trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan
đến nội dung khiếu nại, tố cáo, phản
ánh, kiến nghị của mình khi có yêu cầu, ký xác
nhận những nội dung đã trình bày khi
được công chức tiếp công dân yêu cầu;
4. Cử
đại diện để trình bày với công chức
tiếp công dân khi có nhiều người đến Phòng
tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng
một nội dung;
5. Không
được lợi dụng quyền khiếu nại,
tố cáo để gây rối trật tự ở nơi tiếp
công dân, vu cáo, xúc phạm cơ quan Nhà nước,
người thi hành công vụ và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về những nội
dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Chương IV
MỐI QUAN HỆ GIỮA
THANH TRA VỚI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TRONG
VIỆC TIẾP CÔNG DÂN
Điều
17. Quan hệ của công chức thường
trực tiếp công dân với Thủ trưởng các
đơn vị thuộc Bộ
1.
Đối với khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh của công dân có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị nào
thì công chức thường trực tiếp công dân thông báo
cho Thủ trưởng đơn vị đó tiếp công
dân.
2. Khi
nhận được yêu cầu tiếp công dân do công
chức thường trực tiếp công dân thông báo,
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
trong phạm vi trách nhiệm của mình phải trực
tiếp tiếp công dân và trả lời công dân trong thời
hạn luật định.
3. Thủ
trưởng các đơn vị có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm
cung cấp danh sách công chức tiếp công dân cho Phòng
tiếp công dân để công chức thường trực
tiếp công dân chủ động, kịp thời liên
hệ với công chức tiếp công dân đã
được phân công trong trường hợp Thủ
trưởng đơn vị không thể trực tiếp
tiếp công dân.
Điều
18. Quan hệ của Chánh Thanh tra với Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Bộ
1. Khi
nhận được yêu cầu tiếp công dân do công
chức thường trực tiếp công dân thông báo,
nếu Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Bộ không thực hiện thì công chức thường
trực tiếp công dân báo cáo Chánh Thanh tra để đôn
đốc, yêu cầu Thủ trưởng đơn
vị đó giải quyết kịp thời. Sau khi Chánh
Thanh tra đã đôn đốc mà Thủ trưởng
đơn vị không tiếp công dân hoặc không phân công
công chức tiếp công dân thì Chánh Thanh tra có trách nhiệm
báo cáo Bộ trưởng và Thủ trưởng đơn
vị đó phải chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng.
2. Nếu
nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến
nghị của công dân liên quan đến các lĩnh vực
quản lý của nhiều đơn vị thuộc Bộ
thì Chánh Thanh tra tiếp công dân và phối hợp với các
đơn vị có liên quan xem xét, trả lời cho công dân
trong thời hạn luật định.
3. Chánh
Văn phòng Bộ phối hợp với Chánh Thanh tra
bảo đảm cơ sở vật chất, trang
thiết bị cần thiết cho Phòng tiếp công dân,
chủ động xử lý kịp thời các
trường hợp gây mất trật tự tại công
sở và Phòng tiếp công dân.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
19. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra và Thủ trưởng
các đơn vị thuộc Bộ
1.
Chánh Thanh tra giúp Bộ trưởng quản lý công tác
tiếp công dân ở cơ quan Bộ; chủ động
phối hợp với Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ tổ chức tốt việc
tiếp công dân; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, yêu
cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Bộ thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
2. Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Bộ trong
phạm vi trách nhiệm của mình hàng tháng thông báo bằng
văn bản cho Thanh tra Bộ về kết quả công tác
tiếp công dân của đơn vị để Chánh Thanh
tra tổng hợp, báo cáo định kỳ với Bộ
trưởng và Tổng Thanh tra về công tác tiếp công dân
của Bộ Tư pháp.
Điều
20. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác tiếp công
dân được biểu dương, khen thưởng
kịp thời theo quy định của pháp luật.
2. Tổ
chức, cá nhân nào vi phạm các quy định của Quy
chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà
bị xử lý theo quy định của pháp luật.
BỘ
TRƯỞNG
Uông Chu
Lưu