Kết luận thanh tra 223/KL-TTrB quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kết luận 223/KL-TTrB

Kết luận thanh tra 223/KL-TTrB của Thanh tra Bộ Y tế về công tác quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm, Y tế dự phòng, Môi trường y tế và Phòng chống HIV/AIDS của Sở Y tế tỉnh Yên Bái
Cơ quan ban hành: Thanh tra Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:223/KL-TTrBNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kết luậnNgười ký:Nguyễn Mạnh Cường
Ngày ban hành:25/12/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Thực phẩm-Dược phẩm
TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Kết luận 223/KL-TTrB

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 223_KL-TTRB DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Kết luận 223/KL-TTrB PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
THANH TRA BỘ

________

Số: 223/KL-TTrB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2020

 

 

KẾT LUẬN THANH TRA

Công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm, y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng chống HIV/AIDS của Sở Y tế tỉnh Yên Bái

______________

 

Thực hiện Quyết định thanh tra số 159/QĐ-TTrB ngày 08/10/2020 của Chánh Thanh tra Bộ Y tế thanh tra công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm (ATTP), Y tế dự phòng (YTDP), Môi trường y tế (MTYT) và Phòng chống HIV/AIDS của Sở Y tế tỉnh Yên Bái, từ ngày 15/10/2020 đến ngày 25/11/2020, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra theo quyết định nói trên tại Sở Y tế tỉnh Yên Bái; kiểm tra xác minh tại các đơn vị liên quan, bao gồm: Chi Cục ATVSTP; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, thời kỳ thanh tra từ tháng 01/2019 đến hết tháng 09/2020.

Xét Báo cáo kết quả thanh ngày 23/11/2020 của Trưởng Đoàn thanh tra, báo cáo khắc phục và ý kiến giải trình của các đơn vị được thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Y tế kết luận như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG CỦA TỈNH YÊN BÁI LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG THANH TRA

1. Khái quát vị trí địa lý, diện tích, dân số, tình hình kinh tế xã hội

Yên Bái là tỉnh nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, phía Đông Bắc giáp 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 6.887,67 km2; dân số toàn tỉnh là 821.030 người.

Tỉnh Yên Bái có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện; có 173 đơn vị hành chính cấp xã (150 xã, 13 phường, 10 thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 81 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Có 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Điều kiện sống của người dân Yên Bái còn nhiều khó khăn. Theo các báo cáo y tế hằng năm, các bệnh truyền nhiễm gây dịch vẫn là một gánh nặng đáng kể, nhiều bệnh dịch có xu hướng phát triển thành dịch lớn đang là những nguy cơ đe dọa tới sức khỏe cộng đồng như: cúm A/H5N1, Cúm A/H7N9, Cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt phát ban nghi Sởi...

Trong những tháng đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, mặc dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cao, toàn tỉnh tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống Covid-19, đến nay tại Yên Bái không phát hiện các trường hợp liên quan đến Covid-19. Song, để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, Sở Y tế đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí 500 triệu đồng, giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái thực hiện lắp đặt một phòng xét nghiệm áp lực âm, xử lý mẫu đảm bảo tiêu chuẩn xét nghiệm nhằm phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Sở Y tế tỉnh Yên Bái

2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế.

Sở Y tế tỉnh Yên Bái là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Các lĩnh vực cụ thể: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế.

2.2. Về tổ chức bộ máy và mạng lưới y tế

- Về cơ cấu tổ chức của Sở Y tế gồm: Ban Giám đốc Sở, Văn phòng Sở, 04 phòng chuyên môn (Kế hoạch - Tài chính, Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dược, Tổ chức cán bộ) và Thanh tra Sở. Trong đó, phòng Nghiệp vụ Y chịu trách nhiệm tham mưu chính trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế dự phòng và an toàn thực phẩm.

- Tuyến tỉnh gồm:

+ 02 Chi cục: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Chi cục ATVSTP;

+ 03 Trung tâm: CDC; Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm; Pháp y;

+ 02 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh: BV Đa khoa tỉnh, BV Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ;

+ 05 bệnh viện chuyên khoa: Nội tiết; Lao và Bệnh phổi; Y học cổ truyền; Tâm thần; Sản - Nhi.

- Tuyến huyện: 09 Trung tâm y tế (TTYT) huyện/thị xã/thành phố, trong đó 08 TTYT có 02 chức năng (điều trị, dự phòng); 01 TTYT thị xã Nghĩa Lộ chỉ thực hiện chức năng dự phòng.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế đối với cơ sở y tế các ngành khác, cơ sở ngoài công lập hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực y tế trên địa bàn.

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XÁC MINH

A. Công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm

1. Việc ban hành và tham mưu cấp thẩm quyền ban hành văn bản

Theo báo cáo và quả kiểm tra ghi nhận, hằng năm Sở Y tế đã tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) ban hành các Kế hoạch, Quyết định, các văn bản chỉ đạo về ATTP trên địa bàn như: Kế hoạch đảm bảo ATTP trong dịp Tết Nguyên đán, Tết trung thu; việc tổ chức “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”; việc đảm bảo ATTP trong hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy; Kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh; Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo ATTP tỉnh; Quy định phân cấp quản lý nhà nước về ATTP thuộc ngành Y tế quản lý. Đồng thời, Sở Y tế đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành theo thẩm quyền để triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn.

2. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, triển khai các quy định An toàn thực phẩm.

Hằng năm, Sở Y tế đã chủ động tham mưu, chỉ đạo triển khai thường xuyên 03 chiến dịch truyền thông trong các Tháng cao điểm về ATTP (Tết Nguyên đán; Tháng hành động; Tết trung thu); tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Tháng hành động năm 2020. Theo báo cáo của Sở Y tế, các thông điệp được phát thường xuyên trên hệ thống Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, loa truyền thanh đến xã/phường/thị trấn góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật về ATTP của toàn xã hội.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Yên Bái, việc thanh tra, kiểm tra về ATTP được Sở Y tế giao cho Chi Cục ATVSTP làm đầu mối triển khai thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh. Trong thời kỳ thanh tra (từ tháng 01/2019 đến tháng 9/2020) Sở Y tế tỉnh Yên Bái không tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra về ATTP theo quyết định của Sở.

4. Kết quả kiểm tra xác minh tại Chi cục ATVSTP

4.1. Công tác tham mưu, ban hành văn bản

Hằng năm, Chi Cục ATVSTP đã tham mưu Lãnh đạo Sở Y tế ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản chỉ đạo về ATTP.

Chi Cục đã kịp thời tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng, trong đó có việc phân công quản lý ATTP theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các nội dung khác.

4.2. Việc tiếp nhận công bố sản phẩm

Theo báo cáo của Chi cục ATVSTP tỉnh Yên Bái, trong năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020, tại tỉnh Yên Bái không có hồ sơ công bố sản phẩm đối với các nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc diện phải công bố theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

4.3. Việc tiếp nhận tự công bố sản phẩm

Năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020, Chi cục ATVSTP tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận 146 hồ sơ tự công bố sản phẩm. Đoàn tiến hành lấy ngẫu nhiên 20 bộ hồ sơ năm 2019 và 20 bộ hồ sơ của 9 tháng đầu năm 2020 để xem xét, kết quả ghi nhận việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo trình tự quy định, hồ sơ tự công bố được đăng tải đầy đủ và công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế. Tuy nhiên, còn một số điểm còn hạn chế, cụ thể như sau:

- Hồ sơ tại Chi cục chưa thể hiện được luồng hồ sơ, người nhận hồ sơ, ngày, giờ nhận hồ sơ.

- Trong hồ sơ tự công bố sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm chưa công bố cụ thể tên của các nguyên liệu và phụ liệu; nội dung trong hồ sơ tự công bố và trên nhãn không thống nhất hoặc nội dung trong hồ sơ tự công bố và trong phiếu kiểm nghiệm không thống nhất (Ví dụ sản phẩm chè đen của công ty Cổ phần chè Nghĩa Lộ).

- Hồ sơ tự công bố không thể hiện được sản phẩm được áp dụng vào nhóm nào trong phụ lục 1 mẫu số 01 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số....; hoặc Thông tư của các bộ, ngành; hoặc Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia,...).

- Chi cục ATVSTP chưa tiến hành việc hậu kiểm sau khi tổ chức, cá nhân tự công bố các sản phẩm thực phẩm.

4.4. Việc cấp giấy xác nhận đăng ký quảng cáo sản phẩm

Theo báo cáo, năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020 không có tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ đăng ký quảng cáo tại Chi cục ATVSTP.

4.5. Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Theo báo cáo của Chi cục ATVSTP tỉnh Yên Bái, năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020, Chi cục đã cấp 65 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Đoàn thanh tra đã lấy ngẫu nhiên 10 bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận để kiểm tra, kết quả kiểm tra đoàn ghi nhận các giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đã được Chi cục ATVSTP tỉnh Yên Bái cấp đúng theo quy định.

4.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Theo báo cáo và qu kiểm tra ghi nhận trong 2 năm từ 2019 - 2020, Chi cục ATVSTP tỉnh Yên Bái đã được Giám đốc Sở Y tế giao kế hoạch thanh tra, cụ thể:

- Kế hoạch thanh tra năm 2019 (văn bản số 80/KH-TTr ngày 04/12/2018).

- Kế hoạch thanh tra năm 2020 (văn bản số 79/KH-TTr ngày 11/12/2019).

Kết quả kiểm tra, xác minh về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP tại Chi cục ATVSTP Yên Bái trong các năm 2019-2020 ghi nhận như sau:

4.6.1. Về công tác thanh tra

- Năm 2019 Chi cục đã tiến hành 03 cuộc thanh tra ATTP tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phục vụ cưới hỏi, hội nghị; thanh tra về bảo đảm an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá dùng liền và thanh tra về ATVSTP các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể của doanh nghiệp. Qua xem xét một số hồ sơ ghi nhận việc triển khai công tác thanh tra đã cơ bản thực hiện đầy đủ các bước theo đúng quy định (có xây dựng Kế hoạch, ban hành quyết định thanh tra, họp đoàn, công bố quyết định, thực hiện thanh tra và lập biên bản thanh tra, báo cáo kết quả, kết luận thanh tra, công bố công khai kết luận thanh tra).

- Trong 09 tháng đầu năm 2020, ghi nhận theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Yên Bái, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạo, kéo dài; thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tại Thông báo số 12/TB-VP ngày 29/4/2020 của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh về Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; chỉ đạo của Thanh tra tỉnh Yên Bái tại công văn số 212/TTr-VP ngày 18/5/2020 về việc điều chỉnh giảm kế hoạch thanh tra năm 2020; Công văn số 1718/UBND-NCPC ngày 22/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nên Sở Y tế đã có Quyết định số, 307/QĐ-SYT ngày 18/5/2020 và Quyết định số 437/QĐ-SYT ngày 10/8/2020 điều chỉnh, giảm kế hoạch thanh tra Y tế năm 2020, do đó năm 2020 Chi cục không tiến hành thanh tra về ATTP.

4.6.2. Về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

- Năm 2019 và 09 tháng đầu năm 2020, Chi cục đã tiến 12 cuộc kiểm tra với tổng số 284 cơ sở. Trong đó:

+ Số cơ sở có vi phạm bị xử lý: 62 cơ sở.

+ Tổng số tiền phạt: 166.560.000 đồng.

Đoàn thanh tra lấy ngẫu nhiên 20 hồ sơ để kiểm tra, kết quả ghi nhận các cuộc kiểm tra đã được Chi cục tiến hành đúng theo quy định.

5. Kết quả kiểm tra xác minh tại CDC Yên Bái nội dung liên quan ATTP

5.1. Khái quát chức năng, nhiệm vụ của CDC Yên Bái liên quan ATTP

- Trung tâm CDC là đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động về kiểm nghiệm ATTP.

- Tập huấn kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu.

- Tại thời điểm kiểm tra, tại CDC Yên Bái đã có 32 chỉ tiêu kiểm nghiệm đạt ISO/IEC 17025:2017 về ATTP, có 18 phép thử được Cục ATTP chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về ATTP.

- Tham gia các hoạt động nội kiểm và ngoại kiểm và thực hiện việc hiệu chỉnh các trang thiết bị. Triển khai kỹ thuật phân tích đối với các chỉ tiêu phân tích của các mẫu thực phẩm chức năng và hóa chất thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả.

- Tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện, sản xuất kinh doanh thực phẩm, tham gia thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.

5.2. Thực hiện công tác giám sát mối nguy ATTP:

- Năm 2019: Tổng số mẫu được giám sát là 130 mẫu (có 32 mẫu nước và 98 mẫu thực phẩm các loại). Trong đó có 124 mẫu đạt (có 27 mẫu nước và 97 mẫu thực phẩm các loại) và 06 mẫu không đạt (có 05 mẫu nước và 01 mẫu thực phẩm các loại).

- Trong 9 tháng đầu năm 2020: Tổng số mẫu được giám sát là 185 mẫu (có 36 mẫu nước và 149 mẫu thực phẩm các loại). Trong đó có 135 mẫu đạt (có 24 mẫu nước và 111 mẫu thực phẩm các loại) và 50 mẫu không đạt (có 12 mẫu nước và 38 mẫu thực phẩm các loại).

Đối với các mẫu không đạt, Trung tâm đã kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời.

B. Công tác quản lý nhà nước về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS của Sở Y tế tỉnh Yên Bái

1. Việc ban hành và tham mưu cấp thẩm quyền ban hành văn bản

Theo báo cáo và qua kiểm tra ghi nhận trong thời kỳ thanh tra, Sở Y tế đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quản lý về lĩnh vực Y tế dự phòng, Môi trường y tế và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản đã ban hành, trong đó một số văn bản trọng tâm như:

- Kế hoạch về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và các văn bản chỉ đạo về giám sát bệnh truyền nhiễm; Văn bản chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, vận động phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo, các văn bản hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

- Kế hoạch tiêm chủng mở rộng và các văn bản triển khai tiêm bổ sung vắc xin Uốn ván - Bạch hầu giảm liều (Td) trong tiêm chủng mở rộng; về tiêm vắc xin ComBe Five trong tiêm chủng thường xuyên; về tiêm bù vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ em trong tiêm chủng mở rộng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chỉ tiêu về tiêm chủng mở rộng; về tổ chức tiêm vắc xin bại liệt (IPV) trong tiêm chủng mở rộng; Việc sử dụng vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) cho trẻ em trên 1 tuổi và tăng cường triển khai tiêm chủng vắc xin bại liệt trong tiêm chủng mở rộng; việc công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP,...

- Các văn bản về đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; văn bản về việc tăng cường thực hiện Nghị định số 103/216/NĐ-CP quy định về đảm bảo an toàn sinh học; tăng cường hoạt động tự kiểm tra đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.

- Kế hoạch Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030; Kế hoạch triển khai Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động ngành Y tế; các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trên địa bàn tỉnh.

- Các văn bản về việc sử dụng kinh phí trích, chuyển bảo hiểm y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên và phòng chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

- Kế hoạch xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt” tỉnh Yên Bái...

- Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

- Các văn bản về mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc kháng HIV cho bệnh nhân có thẻ BHYT;

- Kế hoạch tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2019 - 2030; tổ chức các tháng chiến dịch về phòng chống HIV/AIDS.

2. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, triển khai các quy định về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng chống HIV/AIDS

- Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Yên Bái, với phương châm “Truyền thông phải đi trước một bước”, trong năm 2019 và 09 tháng đầu năm 2020, Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã thường xuyên quan tâm, phối hợp và chỉ đạo các đơn vị tích cực tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn tỉnh nâng cao nhận thức về công tác Y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS. Cụ thể một số hoạt động trọng tâm được đề cập như sau:

+ Lắp đặt Panô, áp phích tại các khu vực công cộng, nơi tập trung đông người tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh;

+ Đăng tải khuyến cáo về lợi ích tiêm vắc xin phòng bệnh cho người;

+ Truyền thông về vệ sinh và nước sạch nông thôn, chất thải y tế;

+ Thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi trong phòng, chống HIV...

- Việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông được thực hiện với nhiều hình thức phong phú (pano, áp phích, tranh, ảnh...) và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, trang thông tin điện tử của Sở Y tế tỉnh Yên Bái và nhiều kênh thông tin khác.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra

3.1. Công tác thanh tra

Theo báo cáo và qua kiểm tra ghi nhận, trong năm 2019 và năm 2020 Sở Y tế không triển khai cuộc thanh tra riêng về chuyên ngành về Y tế dự phòng; Môi trường y tế và Phòng, chống HIV/AIDS.

Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế có thực hiện việc lồng ghép một số nội dung liên quan về quản lý chất thải; kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn sinh học...

3.2. Công tác kiểm tra

Trong thời kỳ thanh tra (01/2019 - 09/2020), Sở Y tế đã tổ chức và phối hợp tổ chức 12 cuộc kiểm tra, bao gồm các lĩnh vực:

- Công tác đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghiệm;

- Công tác an toàn vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động. Việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Công tác y tế trường học theo năm học;

- Công tác tiêm chủng mở rộng;

- Công tác quản lý chất thải y tế.

- Công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, trong đó bao gồm việc kiểm tra đánh giá theo Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp;

- Phối hợp với Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh (không đeo khẩu trang nơi công cộng, đầu cơ, găm hàng, tăng giá hàng hóa, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.)

- Việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống HIV/AIDS trong các cơ sở y tế ngoài công lập.

4. Kết quả kiểm tra, xác minh của Đoàn thanh tra tại CDC tỉnh Yên Bái

4.1. Việc ban hành, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản

Năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020, Trung tâm CDC tỉnh Yên Bái đã chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền và tham mưu cho Sở Y tế ban hành hoặc trình UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 ban hành nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực liên quan như: Các văn bản về công tác tiêm chủng, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường và quản lý chất thải y tế, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác y tế trường học đặc biệt là các cơ sở giáo dục có bếp ăn tập thể, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo, đài và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai hiệu quả hoạt động truyền thông, giáo dục các kiến thức, kỹ năng về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Triển khai các lớp tập huấn và cử cán bộ, nhân viên y tế tham gia các lớp tập huấn nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực liên quan.

4.2. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS tại CDC tỉnh Yên Bái

4.2.1. Về y tế dự phòng

4.2.1.1 Về phòng chống bệnh truyền nhiễm

Năm 2020, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Yên Bái, Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện việc cách ly tập trung và cách ly y tế với tổng số 276 người; giám sát cách ly tại nhà/nơi lưu trú 3.253 người. Thực hiện việc xét nghiệm 37 mẫu SARS-CoV-2 cho những ca tiếp xúc và ca nghi ngờ được cách ly tại bệnh viện. Thực hiện 342 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho 199 người từ nước ngoài về nước tại các khu cách ly tập trung. Tổng số mẫu xét nghiệm đã thực hiện liên quan Covid-19 trong 09 tháng đầu năm 2020 là 3.717 mẫu.

Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái được kiểm soát, không phát hiện ca bệnh/ổ dịch nguy hiểm, đặc biệt là công tác phòng chống Covid-19 không để dịch xâm nhập trong cộng động. Một số ổ dịch nhỏ, rải rác như Tay Chân Miệng, Thủy đậu, Sởi... được khống chế kịp thời.

Đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, xác minh trực tiếp việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo, khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, kết quả ghi nhận:

a) Về công tác báo cáo:

- Trung tâm đã thực hiện chế độ thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm qua 03 hình thức gồm:

+ Báo cáo bằng phần mềm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế;

+ Báo cáo bằng văn bản;

+ Báo cáo qua hòm thư điện tử gửi Sở Y tế và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Cục Y tế dự phòng theo quy định.

- Về nội dung báo cáo tình hình dịch bệnh: Tổng số đơn vị cấp tài khoản khai báo tài khoản trên hệ thống phần mềm: 29 đơn vị gồm Sở Y tế; 07 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố, 09 phòng y tế, 08 bệnh viện trực thuộc Sở; 01 bệnh viện ngành Giao thông vận tải, 01 bệnh viện tư nhân (Bệnh viện Đa khoa hữu nghị 103 Yên Bái), theo báo cáo và kiểm tra trên hệ thống phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm có 09 phòng Y tế đã được cấp tài khoản, tuy nhiên hoạt động không thường xuyên.

- Về báo cáo trường hợp bệnh: Kiểm tra trên hệ thống phần mềm của Trung tâm CDC tháng 3,4 năm 2019 đoàn ghi nhận một số trường hợp bệnh phải thực hiện báo cáo trong vòng 24 giờ và 48 giờ nhưng chưa được các đơn vị báo cáo đúng thời hạn, tại các đơn vị như Bệnh viện đa khoa tỉnh, TTYT huyện Văn Chấn; TTYT huyện Mù Cang Chải, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

- Về báo cáo tuần: Từ đầu năm 2020 đến nay Trung tâm CDC và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đã triển khai thực hiện báo cáo tuần theo quy định. Tuy nhiên, còn có đơn vị báo cáo không có nội dung các hoạt động triển khai trong tuần (Huyện Lục Yên, báo cáo tháng 01/2020-30/9/2020 có báo cáo trên hệ thống phần mềm, tuy nhiên không nhập số liệu các hoạt động trong tuần).

- Về báo cáo tháng: Từ 01/01/2020-30/9/2020, tại tỉnh Yên Bái ghi nhận: 209 trường hợp mắc tay chân miệng tại 09/09 huyện thị, không có trường hợp tử vong. Các đơn vị y tế tuyến huyện đã thực hiện báo cáo theo phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên việc báo cáo còn chậm theo quy định (Tháng 02 năm 2020 có 06/9 huyện báo cáo quá hạn; tháng 3 năm 2020 có 04/9 huyện báo cáo quá hạn; tháng 4 năm 2020 có 05/9 huyện báo cáo quá hạn; 02 đơn vị bệnh viện tư nhân trên địa bàn chưa thực hiện việc báo cáo tháng trên phần hệ thống phần mềm theo quy định).

- Về báo cáo ổ dịch: 09 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh Yên Bái ghi nhận 01 dịch Sởi; 12 ổ dịch tay chân miệng; 02 Ổ dịch Thủy đậu; 01 dịch tiêu chảy và 01 ổ dịch cúm mùa, không ghi nhận trường hợp hợp tử vong. Việc báo cáo ổ dịch của các đơn vị y tế tuyến huyện đã thực hiện báo cáo dịch trên phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm, song vẫn có đơn vị báo cáo còn chưa kịp thời.

- Về phản hồi thông tin trường hợp mắc bệnh: Theo báo cáo, năm 2020 Trung tâm CDC có nhận được phản hồi thông tin danh sách trường hợp bệnh từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Các trường hợp bệnh truyền nhiễm được Trung tâm CDC Yên Bái gửi cho các huyện, thị xã, thành phố để cập nhật thông tin các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm.

- Về nhân lực thực hiện phần tập huấn mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm: Trung tâm có 02 cán bộ thực hiện kiêm nhiệm việc báo cáo bệnh truyền nhiễm, các cán bộ đã được tập huấn, ngoài việc triển khai phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm các cán bộ này còn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.

- Về cơ sở vật chất: Theo báo cáo, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái và các đơn vị tuyến dưới đã có hệ thống máy tính và hệ thống đường truyền Internet đảm bảo để triển khai phần mềm báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm.

b) Về công tác đào tạo tập huấn khai báo bệnh truyền nhiễm:

Trong 09 tháng đầu năm 2020, Trung tâm CDC đã t chức tập huấn về khai báo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT trong hoạt động của Dự án ANYT khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng đối với cán bộ làm công tác phòng chống dịch bệnh của Trung tâm y tế các huyện và trạm y tế các xã, phường, thị trấn.

c) Kết quả kiểm tra hồ sơ giám sát:

Đoàn thanh tra đã kiểm tra ngẫu nhiên một số bộ hồ sơ của tháng 07/2019 và tháng tháng 01/2020 ghi nhận: Tại kế hoạch số 113/KH-TTKSBT ngày 04/7/2019 của CDC Yên Bái, Hồ sơ giám sát công tác tiêm chủng mở rộng ngày 27/9/2020 có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, có bảng kiểm nhưng chưa thực hiện việc ghi chép đầy đủ thông tin trong bảng kiểm.

4.2.1.2. Công tác tiêm chủng

a) Công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR)

- Với chức năng là đơn vị đầu mối quản lý chương trình TCMR, Trung tâm CDC đã giao cho Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm tham mưu quản lý chung chương trình TCMR; quản lý, cấp phát vắc xin và vật tư tiêm chủng; Phòng Tài chính kế toán quản lý, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí.

- Theo báo cáo của Trung tâm CDC, toàn tỉnh hiện có 184 cơ sở trực tiếp tham gia công tác TCMR, gồm: 173 trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa khu vực; 08 TTYT có khoa sản và 03 bệnh viện công lập (BV Đa khoa tỉnh, BV Sản Nhi, BV Đa khoa KV Nghĩa Lộ) thực hiện tiêm Viêm gan B sơ sinh.

- Năm 2019, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 98,6% đạt chỉ tiêu kế hoạch, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Viêm gan B liều sơ sinh đạt 96,2%; tỷ lệ tiêm chủng vắc xin VNNB mũi 1 là 89,6%, mũi 2 là 88,2%, mũi 3 đạt 90,8% theo chỉ tiêu kế hoạch.

- Trong 09 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi 77,9%, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Viêm gan B liều sơ sinh đạt 96,0%; tỷ lệ tiêm chủng vắc xin VNNB mũi 1 là 72,9%, mũi 2 là 73,2%, mũi 3 là 72,9% (vượt chỉ tiêu kế hoạch).

- Việc thực hiện tiêm chủng Uốn ván ++ dành cho phụ nữ có thai trên địa bàn tỉnh, tại thời điểm kiểm tra, xác minh (63,8%), chưa đạt chỉ tiêu theo kế hoạch.

- 100% các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định.

* Về việc lập kế hoạch và dự trù vắc xin, vật tư, kinh phí TCMR:

- Hằng năm, Trung tâm CDC lập đăng ký đối tượng TCMR và dự trù vắc xin, vật tư TCMR của toàn tỉnh theo đề xuất của tuyến huyện, gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn lực TCMR.

- Định kỳ 02 tháng/lần, Khoa PCBTN thuộc Trung tâm tổng hợp dự trù vắc xin, dung môi theo yêu cầu của Văn phòng TCMR miền Bắc.

* Công tác tiếp nhận, bảo quản và cấp phát vắc xin:

- Sau khi nhận được số lượng dự trù của Trung tâm CDC, Văn phòng TCMR miền Bắc có công văn cấp phát vắc xin - vật tư và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiếp nhận vắc xin - vật tư tiêm chủng từ Văn phòng chương trình TCMR miền Bắc và bảo quản tại kho vắc xin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

- Toàn tỉnh, mỗi năm có nhu cầu sử dụng khoảng trên 200.000 liều vắc xin các loại thuộc Chương trình TCMR cho các đối tượng trẻ em, phụ nữ trên địa bàn.

- Trung tâm cấp phát vắc xin về Trung tâm y tế tuyến huyện/thị xã và 02 bệnh viện tiêm phòng Viêm gan B sơ sinh là BV Đa khoa tỉnh, BV Sản Nhi.

- Tuyến huyện tiếp nhận, bảo quản và cấp phát vắc xin - vật tư tiêm chủng về Trạm y tế xã, phường, thị trấn, các phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn.

* Về điều kiện tiêm chủng của Trung tâm:

- Theo báo cáo của trung tâm, 184 cơ sở trực tiếp tham gia công tác TCMR tại các đơn vị đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định, đáp ứng việc thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng.

- Việc bảo quản vắc xin của Trung tâm: Kho bảo quản vắc xin của Trung tâm đạt GSP theo quy định. Trung tâm thực hiện việc dự trù và cung ứng bo sung, thay thế trang thiết bị, dây chuyền lạnh cho toàn bộ các cơ sở TCMR tuyến huyện, tuyến xã và 03 bệnh viện.

- Kiểm tra tra thực tế tại kho bảo quản vắc xin Đoàn thanh tra ghi nhận:

Năm 2020 có 03 lần mất điện tại kho bảo quản vắc xin, được cán bộ quản lý kho ghi chép lại thời điểm mất điện, nhưng không thực hiện việc ghi chép xác định được thời điểm có điện trở lại. Tại thời điểm thanh tra Trung tâm đang hoàn thiện việc việc đấu nối nguồn điện tại kho bảo quản vắc xin với hệ thống điện dự phòng từ máy phát điện chuyển từ cơ quan cũ sang.

- Theo báo cáo của Trung tâm, tại 09/9 huyện/thị xã có kho bảo quản vắc xin với dây chuyền lạnh, thiết bị theo dõi nhiệt độ đầy đủ đúng quy định. Các điểm tiêm chủng tuyến xã có tủ bảo quản. Công tác kiểm tra, giám sát việc bảo quản, vận chuyển vắc xin của tuyến dưới và hỗ trợ việc bảo dưỡng, sửa chữa dây chuyền lạnh được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trung tâm CDC và Trung tâm y tế huyện thực hiện thường xuyên.

* Việc triển khai công tác đào tạo tập huấn:

- Hằng năm, Trung tâm CDC có cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo, tập huấn về công tác tiêm chủng do Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức, sau đó cán bộ được tập huấn tổ chức tập huấn, tập huấn lại cho cán bộ tiêm chủng tuyến huyện và tuyến huyện, tuyến xã về công tác tiêm chủng.

- Trung tâm mở các lớp tập huấn an toàn tiêm chủng cho 100% cán bộ y tế trực tiếp tham gia TCMR và tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn. Năm 2019, Trung tâm CDC đã tập huấn cho 1.068 cán bộ tham gia công tác tiêm chủng tại các cơ sở y tế và cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng. Năm 2020, Trung tâm CDC đã tập huấn và cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng cho 228 cán bộ tham gia công tác tiêm chủng tại các cơ sở y tế.

* Về quản lý đối tượng tiêm chủng:

- Việc quản lý đối tượng tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng được thực hiện song song giữa sổ quản lý đối tượng tiêm chủng và phần mềm Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Tại các cơ sở tiêm chủng có phòng sinh, ngay khi bé chào đời được tạo mã ID tiêm chủng trên phần mềm Hệ thống, trẻ đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh trong vòng 24 giờ trước khi xuất viện và cập nhật kết quả lên Hệ thống để trả về Trạm Y tế quản lý đối tượng theo quy định.

+ 100% các cơ sở tiêm chủng đã thực hiện quản lý theo Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, tuy nhiên theo báo cáo của trung tâm, hiện nay một số mũi tiêm chủng dịch vụ (sởi-quai bị-rubella, viêm não Nhật bản) chưa được tích hợp vào hệ thống phần mềm tiêm chủng quốc gia, việc cập nhật, khai báo thông tin của cán bộ y tế gặp khó khăn trong quản lý đối tượng.

* Việc báo cáo định kỳ tình hình sử dụng vắc xin: Trung tâm thực hiện báo cáo về tình hình sử dụng vắc xin và tình hình phản ứng sau tiêm chủng theo quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

* Liên quan đến bồi thường khi sử dụng vắc xin tiêm chủng mở rộng:

+ Theo báo cáo, năm 2019 trên toàn địa bàn tình không có trường hợp phải thực hiện bồi thường khi sử dụng vắc xin tiêm chủng mở rộng (toàn tỉnh ghi nhận 580 trường hợp phản ứng thông thường, không có trường hợp nào tử vong).

+ 09 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh không có trường hợp phải thực hiện bồi thường khi sử dụng vắc xin tiêm chủng mở rộng (toàn tỉnh ghi nhận 684 trường hợp phản ứng thông thường, không có trường hợp nào tử vong).

b) Về công tác tiêm chủng dịch vụ

Trung tâm CDC tỉnh Yên Bái có 01 cơ sở tiêm chủng dịch vụ được bố trí tại tầng 1 thuộc trụ sở chính của Trung tâm, tại địa chỉ số 496-Đường Hòa Bình, Phường Nguyễn Phúc, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Trung tâm đã thực hiện công bố điều kiện tiêm chủng tại văn bản số 235/TB- KSBT ngày 17/6/2020 gửi Sở Y tế tỉnh Yên Bái đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở.

- Về cơ sở vật chất: Trung tâm có Phòng tiêm chủng dịch vụ nằm trong khu vực trụ sở làm việc chính của đơn vị, phòng tiêm chủng có bố trí đầy đủ các khu vực theo quy định.

- Phòng tiêm chủng đảm bảo trang thiết bị, cơ số thuốc chống sốc để tổ chức tiêm chủng, sơ cấp cứu ban đầu đối với các trường phản ứng sau tiêm chủng.

- Trung tâm bố trí 04 cán bộ và có quyết định phân công cán bộ của Lãnh đạo thay ca làm việc hằng ngày tại phòng tiêm chủng dịch vụ, đảm bảo nhân sự là bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ khác để tổ chức hoạt động tiêm chủng theo quy định.

Năm 2020, nhân viên làm công tác tiêm chủng của phòng tiêm chủng dịch vụ đã được tập huấn về tiêm chủng.

Kiểm tra hồ sơ, tài liệu về đào tạo tập huấn của nhân viên phòng tiêm chủng dịch vụ của năm 2019, tại thời điểm kiểm tra xác minh nhân viên được phân công làm việc tại phòng tiêm chủng dịch vụ của đơn vị có được tập huấn, tập huấn lại theo quy định.

- Đối tượng đến tiêm chủng được trung tâm được cập nhật và quản lý trực tiếp trên phần mềm tổ chức tiêm chủng của Bộ Y tế.

- Tại thời điểm kiểm tra, phòng tiêm chủng dịch vụ được Công ty Đức Minh (đơn vị cung cấp vắc xin) có cử 01 nhân viên hỗ trợ việc cập nhật thông tin đối tượng tiêm chủng trên hệ thống phần mềm tiêm chủng quốc gia. Đối tượng tiêm chủng được đăng nhập trên hệ thống phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia để cập nhật thông tin, lịch sử tiêm chủng, đồng thời ghi sổ tiêm chủng cá nhân trả cho trẻ/đối tượng tiêm chủng để theo dõi lịch sử tiêm chủng theo quy định.

- Về thực hiện quy trình tiêm chủng, qua kiểm tra ghi nhận hầu hết các bước được thực hiện theo quy định.

- Tình hình tai biến nặng sau tiêm chủng: Theo báo cáo của đơn vị, từ năm 2019 đến 30/9/2020 không ghi nhận trường hợp nào phản ứng nặng sau tiêm.

- Việc quản lý vắc xin tại tiêm chủng dịch vụ của Trung tâm:

+ Vắc xin tiêm chủng dịch vụ của phòng tiêm chủng dịch vụ sau khi tiếp nhận từ nhà cung cấp được bảo quản tại kho lạnh của Trung tâm cùng kho bảo quản vắc xin tiêm chủng mở rộng. Vắc xin được cấp phát cho phòng tiêm dịch vụ của đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhân viên quản lý vắc xin tại kho kiểm tra điều kiện bảo quản trong kho, nhiệt độ bảo quản, tình trạng hoạt động dây chuyền lạnh tối thiểu 2 lần/ngày, buổi sáng khi đến và buổi chiều trước khi ra về.

- Về bồi thường khi sử dụng vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ: Theo báo cáo, từ năm 2019 đến tháng 10/2020 không có trường hợp phải thực hiện bồi thường khi sử dụng vắc xin.

- Việc báo cáo định kỳ tình hình sử dụng vắc xin được thực hiện theo đúng quy định.

- Giá vắc xin được thực hiện theo kết quả đấu thầu của Sở Y tế hằng năm, tiền công tiêm được thực hiện theo quy định tại Thông tư 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

4.2.1.3 Về bảo đảm an toàn sinh học phòng xét nghiệm (PXN)

a) Về cơ sở pháp lý của PXN

Trung tâm có 03 phòng xét nghiệm (PXN) thuộc Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng (PXN vi sinh và khẳng định HIV; PXN huyết học; PXN sinh học phân tử), các phòng xét nghiệm này đã được công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học lần 1 tại văn bản số 92/TTKSBT-XN ngày 28/3/2018; lần 2 tại văn bản số 125/TTKSBT-XN ngày 17/3/2020 gửi Sở Y tế tỉnh Yên Bái và được Sở Y tế đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.

b) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị của PXN

- Trung tâm có PXN đạt tiêu chuẩn PXN an toàn sinh học cấp II, được bố trí riêng biệt với các phòng làm việc khác, có đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu. Tuy nhiên, một số trang thiết bị hỏng/hoặc chờ thanh lý chưa dán nhãn nhận biết/phân biệt với trang thiết bị khác theo quy định.

- Cửa ra vào phòng xét nghiệm có biển báo nguy hiểm sinh học, có nội quy làm việc và ra vào phòng xét nghiệm.

- Năm 2019 đã thực hiện hiệu chuẩn và bảo dưỡng 39 thiết bị; các danh mục trang thiết bị còn lại, Trung tâm báo cáo đưa vào kế hoạch bảo dưỡng, hiệu chuẩn năm 2020.

- Năm 2019 và 09 tháng đầu năm 2020, PXN chưa xảy ra sự cố nào.

- Năm 2020, đơn vị đã có Kế hoạch số 86/KH-TTKSBT ngày 13/5/2020 sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị năm 2020 để thực hiện việc bảo dưỡng trang thiết bị phòng xét nghiệm an toàn sinh học, đơn vị đã xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa.

- Thiết bị rửa mắt khẩn cấp của phòng xét nghiệm bố trí chưa hợp lý.

- Một số tủ lạnh bảo quản mẫu của PXN có nhiệt kế nhưng không có tem kiểm định, hiệu chuẩn, việc kiểm tra nhiệt độ hàng ngày chưa ghi chép thường xuyên.

- Một số trang thiết bị PXN chưa được dán tem kiểm định và hiệu chuẩn hoặc bảo dưỡng định kỳ (tủ sấy Memmert thiết bị TP1.37; nồi hấp cách thủy).

c) Về nhân sự làm việc tại phòng xét nghiệm

- Nhân sự gồm 21 người, trong đó nữ là 18 người, 03 nam. Nhân viên PXN được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo kiến thức mới và kỹ thuật cao.

- Năm 2019, nhân viên làm việc tại các PXN đã được đào tạo tập huấn về an toàn sinh học, năm 2020 đơn vị đã cử 03 cán bộ tham dự lớp tập huấn do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức về kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm, hiện đơn vị đang xây dựng kế hoạch đào tạo cho các cán bộ của đơn vị.

- Trung tâm có ban hành Bảng kê nhân sự phân công người phụ trách an toàn sinh học do lãnh đạo đơn vị phê duyệt, có bảng phân công công việc cho từng nhân viên, có phiếu hồ sơ nhân sự từng thành viên trong khoa. Tuy nhiên, chưa có đánh giá nhân viên mới sau tập huấn/ đào tạo theo quy định tại mục 3.9, 3.13... theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học.

- Năm 2019, 2020 Trung tâm đã khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ phòng xét nghiệm.

d) Về thực hành phòng xét nghiệm

Trung tâm có đầy đủ các quy trình, quy định về thực hành trong phòng xét nghiệm, được phê duyệt và ban hành.

Trung tâm đã xây dựng các quy trình lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản; có kế hoạch đánh giá nguy cơ và xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm.

4.2.2. Về môi trường y tế

4.2.2.1 Công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường y tế

- Từ năm 2012, Trung tâm đã xây dựng và được phê duyệt Cam kết bảo vệ môi trường. Từ ngày 01/7/2010, Sở Tài nguyên Môi trường có văn bản số 1556/STNMT-BVMT ngày 01/7/2020, theo đó Trung tâm thuộc đối tượng được miễn đăng ký thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Có số đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại theo quy định.

- Có hợp đồng với Công ty Cổ phần đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC (Nam Định) về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại.

- Có báo cáo quản lý chất thải y tế hàng năm.

- Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo công nghệ BIOFAST tự động, bắt đầu đi vào hoạt động 2012, được nâng cấp cải tạo vào năm 2019.

- Kết quả quan trắc môi trường về khí thải, nước thải năm 2019 đạt yêu cầu. Năm 2020, Trung tâm tự lấy mẫu và tự kiểm tra, có kết quả Đạt. Hiện tại, Trung tâm quan trắc môi trường của tỉnh đã lấy mẫu để kiểm tra, kết quả đạt yêu cầu.

- Kiểm tra thực tế ghi nhận: Trung tâm có bố trí đủ thùng đựng chất thải để lưu giữ tạm thời chất thải tại các khoa/phòng theo quy định. Có khu vực lưu giữ chất thải y tế tạm thời tại Trung tâm. Có sổ theo dõi chất thải y tế, sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại theo quy định hiện hành.

4.2.2.2 Công tác ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe người lao động

- Trung tâm CDC đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong ngành, doanh nghiệp triển khai thực hiện công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Có Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người lao động tại tỉnh, trong đó có nêu rõ mục tiêu, mục tiêu cụ thể, nội dung hoạt động chi tiết, giải pháp thực hiện và tổ chức thực hiện.

- Đã công bố đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động năm 2017. Kiểm tra thực tế đơn vị đã công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động được đăng tải trên website của Bộ Y tế.

- Triển khai đầy đủ các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2019, 2020.

- Đã thực hiện quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động đối với các sơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.

- Công tác kiểm tra, giám sát môi trường lao động và truyền thông tại các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện thường xuyên (Năm 2019: kiểm tra, giám sát 108 cơ sở lao động/163 cơ sở lao động; 9 tháng đầu năm 2020 kiểm tra giám sát 07 cơ sở y tế). Có đầy đủ kế hoạch kiểm tra, giám sát, biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát.

- Tổ chức quan trắc môi trường lao động cho các đơn vị trong và ngoài ngành.

+ Năm 2019: Quan trắc 49 cơ sở lao động/163 cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 43 cơ sở đạt và 6 cơ sở không đạt về 1 số chỉ tiêu.

+ 09 tháng đầu năm 2020: Quan trắc cho 28/144 cơ sở lao động. Trong đó có 26 cơ sở đạt và 2 cơ sở không đạt về 1 số chỉ tiêu.

- Thực hiện báo cáo đầy đủ các hoạt động 6 tháng, 1 năm về y tế lao động.

- Về việc thành lập phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp:

+ Phòng khám đa khoa trực thuộc CDC đã được cấp lại giấy phép và có bổ sung phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp và phòng khám tư vấn dinh dưỡng trong quy mô của phòng khám đa khoa.

+ Đã tổ chức khám phát hiện đối với một số bệnh nghề nghiệp theo quy định

4.2.2.3. Về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn

- Đơn vị có 02 kho lưu giữ hóa chất chế phẩm diệt khuẩn diệt côn trùng (để riêng loại được cấp và loại sử dụng nguồn kinh phí địa phương để mua).

- Các loại hóa chất chế phẩm hiện còn và lưu giữ tại 2 kho của CDC, các loại hàng hóa trong kho (Cloramine B; Dung dịch rửa tay nhanh; Clorin 70 Nhật Bản) có nhãn rõ ràng, còn hạn sử dụng. Trong kho không có hóa chất, chế phẩm hết hạn sử dụng; việc thải bỏ can, chai đựng chế phẩm thực hiện theo đúng quy định.

- Kiểm tra, xác minh thực tế tại đơn vị ghi nhận việc bố trí, sắp xếp một số hóa chất tại kho đơn vị quản lý, bảo quản chưa sắp xếp, bố trí hợp lý.

4.2.2.4. Việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt tại các cơ sở cấp nước

- Theo báo cáo và qua kiểm tra ghi nhận năm 2019, Trung tâm có thực hiện ngoại kiểm về điều kiện vệ sinh của 7 cơ sở cấp nước tập trung. Năm 2020, Trung tâm đã tiến hành ngoại kiểm 1 lần tại 7 cơ sở cấp nước tập trung và đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm (21 mẫu) theo hợp đồng với các cơ sở cấp nước, dùng kết quả này làm kết quả ngoại kiểm của Trung tâm. Kết quả 6 cơ sở đạt, 01 cơ sở không đạt chỉ tiêu pH (công ty cổ phần nước sạch và môi trường Lục Yên), sau đó đã được khắc phục có kết quả đạt.

- Thực hiện tổng hợp số liệu, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch năm 2019 và năm 6 tháng/2020 theo quy định.

- Trung tâm thực đã tổ chức thực hiện việc phân công nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng nước (CLN) trên địa bàn tỉnh, ban hành các văn bản kế hoạch và triển khai công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước;

- Trung tâm CDC tỉnh có phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO: 17025 cho 32 chỉ tiêu xét nghiệm chất lượng nước.

- Trên cơ sở Kế hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch của UBND tỉnh, Sở Y tế đã có Tờ trình, trình UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch và dự án xây dựng QCKT địa phương về chất lượng nước sạch, dự kiến ban hành vào tháng 6/2021.

4.2.2.5. Công tác y tế học đường

- Công tác kiểm tra, giám sát công tác y tế trường học (YTTH) được phối hợp thực hiện với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục và Đào tạo, TTYT các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức kiểm tra đánh giá về công tác YTTH, VSATTP tại các cơ sở giáo dục đặc biệt là các cơ sở giáo dục có bếp ăn tập thể. Có đầy đủ các báo cáo kết quả kiểm tra, thực hiện.

- Có các văn bản liên ngành Y tế - LĐTBXH, liên ngành Y tế-GDĐT về việc chỉ đạo, hướng dẫn tuyến cơ sở triển khai thực hiện công tác y tế trường học năm 2019 và năm 2020.

- Có các văn bản hướng dẫn triển khai công tác y tế trường học hàng năm.

- Thực hiện báo cáo công tác y tế trường học thường xuyên và đột xuất theo đúng quy định (Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT).

4.2.3. Phòng chống HIV/AIDS

4.2.3.1 Hoạt đông tư vấn và xét nghiệm HIV

Tỉnh Yên Bái có 02 cơ sở xét nghiệm khẳng định dương tính HIV, 02 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện và 25 cơ sở xét nghiệm sàng lọc HIV.

Theo báo cáo, năm 2019 và 09 tháng đầu năm 2020 đã tư vấn, xét nghiệm cho 42.109 mẫu xét nghiệm, trong đó phát hiện 199 trường hợp dương tính HIV. (Năm 2019 là 122 ca; 9 tháng năm 2020 là 87 ca).

Kết quả kiểm tra tại Khoa Phòng, chống HIV/AIDS: Nhân sự tư vấn xét nghiệm bố trí theo quy định. Hoạt động tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, trả kết quả xét nghiệm và chuyển gửi người dương tính với HIV thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Kết quả kiểm tra tại Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng thuộc CDC: Cơ sở xét nghiệm đã được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định dương tính HIV từ ngày 06/11/2017. Hiện cơ sở đang triển khai xét nghiệm khẳng định HIV qua 3 Test nhanh và Eliza theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhân sự và trang thiết bị, cơ sở vật chất, năng lực xét nghiệm đáp ứng yêu cầu. Thông tin liên quan đến xét nghiệm HIV, CD4, tải lượng vi rút và lưu mẫu được ghi chép tại Sổ xét nghiệm HIV, Sổ xét nghiệm tải lượng HIV, Sổ xét nghiệm CD4; Sổ lưu mẫu ghi chép và phần mềm trên máy tính. Sinh phẩm xét nghiệm và mẫu xét nghiệm được bảo quản theo quy định của Bộ Y tế.

4.2.3.2 Can thiệp giảm tác hại

Theo báo cáo, trong 09 tháng đầu năm 2020 đã tiếp cận 1.126 nghiện chích ma túy và trên 34 đối tượng gái mại dâm, nhà hàng, khách sạn. Trong 09 tháng năm 2020, cung cấp trên 465.000 bơm kim tiêm và trên 102.000 bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV

Đến ngày 31/9/2020, đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 1.009 bệnh nhân tại 08 cơ sở điều trị (trong đó tại 01 cơ sở cai nghiện) đạt 89% chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh và Chính phủ giao.

Hiện nay, Sở Y tế đang triển khai chỉ đạo việc điều trị bằng Bupronorphine cho 52 bệnh nhân tại 03 cơ sở tại Trung tâm Y tế huyện Văn Yên và huyện Mù Cang Chải.

Kiểm tra tại cơ sở điều trị nghiện chất thuộc Trung tâm CDC ghi nhận: Ngày 23/12/2019, Cơ sở điều trị đã triển khai các thủ tục công bố đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế gửi Sở Y tế. Nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kho bảo quản thuốc Methadone đáp ứng quy định và việc cấp phát thuốc, quản lý thuốc thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện nay cơ sở đang điều trị cho 370 bệnh nhân.

4.2.3.3 Điều trị, chăm sóc HIV/AIDS:

- Đến ngày 31/9/2020, đang điều trị cho 1.634 bệnh nhân tại 13 cơ sở điều trị (trong đó có 02 cơ sở cấp phát thuốc tại trại giam Hồng Ca và Cơ sở cai nghiện của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội).

- Số bệnh nhân điều trị đạt trên 90% kế hoạch năm 2019 và 2020 của tỉnh, số bệnh nhân được điều trị chiếm 37,3% số lượng người nhiễm HIV còn sống (ước tính chưa rà soát) và chiếm 71% /số lượng người nhiễm HIV được quản lý trên địa bàn tỉnh.

- Tỷ lệ bệnh nhân khám, điều trị ARV qua nguồn BHYT có thẻ BHYT chiếm 98,7% năm 2019 và chiếm 99,4% năm 2020.

- Năm 2019, triển khai xét nghiệm tải lượng vi rút HIV cho 1.339 bệnh nhân, trong đó bệnh nhân có tải lượng trên 1.000 bản sao/ml máu là 80, bệnh nhân có tải lượng dưới 200 bản sao/ml máu là 36.

- Hoạt động xét nghiệm tải lượng HIV năm 2020 được triển khai tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái.

Năm 2020, hoạt động xét nghiệm tải lượng vi rút mới được thực hiện trong nhóm bệnh nhân không có BHYT (130 bệnh nhân tại trại giam Hồng Ca do Quỹ toàn cầu tài trợ). Bệnh nhân có BHYT tại các Trung tâm Y tế hiện nay chưa được xét nghiệm vì lý do chưa hoàn thiện thủ tục mua được sinh phẩm hóa chất.

4.2.3.4 Công tác giám sát

Năm 2019, Sở Y tế ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và Chỉ thị 26/CT-TTg tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái và thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế Yên Bái năm 2019;

- Bên cạnh hoạt động giám sát, kiểm tra công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị theo định kỳ hoặc đột xuất, Sở Y tế thực hiện giám sát lồng ghép trong các hoạt động: xây dựng nông thôn mới, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế .

- Sở Y tế giao cơ quan thường trực về phòng, chống HIV/AIDS là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị triển khai các nhiệm vụ chuyên môn và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về phòng, chống HIV/AIDS giao hàng năm.

- Hằng năm, định kỳ 06 tháng, Trung tâm xây dựng Kế hoạch giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS. Trong đó nêu rõ về: Thời gian, địa điểm,thành phần, nội dung, chương trình, kinh phí giám sát và phân công tổ chức thực hiện. Các đoàn giám sát triển khai theo kế hoạch có Biên bản giám sát trong đó ghi rõ tiến độ, kết quả những hoạt động đã triển khai, những tồn tại cần khắc phục và đề nghị các nội dung hoạt động triển khai trong thời gian tới.

5. Kết quả kiểm tra, xác minh một số nội dung tại Bệnh viện đa khoa tỉnh

5.1. Về đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghiệm của Bệnh viện

a) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị của PXN

- Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn PXN an toàn sinh học cấp II, phòng xét nghiệm được bố trí riêng biệt với các phòng khác.

- Bệnh viện đã ban hành nội quy làm việc.

Tại thời điểm kiểm tra, một số trang thiết bị phòng xét nghiệm chưa có đầy đủ các thông tin, nguồn gốc, lịch sử hoặc chưa ghi chép đầy đủ nhật ký trang thiết bị.

b) Về nhân sự làm việc tại phòng xét nghiệm

- Nhân sự phòng xét nghiệm của đơn vị đã được đào tạo tập huấn, tuy nhiên việc đào tạo tập huấn nâng cao năng lực hoạt động phòng xét nghiệm chưa đầy đủ theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.

- Có bảng phân công công tác của Lãnh đạo khoa vi sinh.

c) Về thực hành phòng xét nghiệm

Bệnh viện đã xây dựng các quy trình lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản; có kế hoạch đánh giá nguy cơ và xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm.

Năm 2019, Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái đã khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ phòng xét nghiệm;

Bệnh viện đã cập nhật, triển khai một số văn bản như quy định về quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên chưa thực hiện việc cập nhật đầy đủ các thông tin theo quy định tại Thông tư số 40/2018/TT-BYT về quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.

5.2. Việc quản lý chất thải, bảo vệ môi trường y tế

a) Về hồ sơ liên quan công tác bảo vệ môi trường y tế, quản lý chất thải y tế:

- Có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án.

- Có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án.

- Theo báo cáo của bệnh viện, từ năm 2016 đến nay, số đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại theo quy định.

- Bệnh viện đã có hợp đồng kinh tế với chi nhánh công ty cổ phần môi trường Vinh Phát tại Phú Thọ về việc tư vấn lập hồ sơ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại.

- Có hợp đồng với đơn vị chức năng về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, chất thải thông thường theo quy định.

- Có báo cáo quản lý chất thải y tế hằng năm.

b) Về quản lý nước thải y tế: Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo công nghệ sinh học hiếu khí; có giấy phép xả nước thải theo quy định.

c) Việc thực hiện quy định về quan trắc môi trường:

Đã thực hiện quan trắc nước thải y tế theo đúng tần suất quy định, kết quả đạt yêu cầu, bao gồm cả năm 2019 và 2020.

d) Kiểm tra thực tế các khoa/phòng, khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế:

- Tại các khoa/phòng: thực hiện việc phân loại, thu gom chất thải y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT;

- Các khu vực lưu giữ chất thải y tế thông thường và nguy hại có mái che, có biển báo, biển cảnh báo theo quy định.

Nhận xét, đánh giá chung

- Bệnh viện có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Có hợp đồng với đơn vị chức năng tư vấn lập hồ sơ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải.

- Có hợp đồng về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, chất thải thông thường với các đơn vị chức năng.

- Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo công nghệ sinh học hiếu khí; Có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

- Thực hiện quan trắc nước thải y tế theo đúng tần suất quy định.

- Việc phân loại, thu gom chất thải y tế theo quy định.

Trong quá trình, kiểm tra xác minh ghi nhận việc ghi chép, cập nhật các nội dung của sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải trong 09 tháng đầu năm 2020 chưa đầy đủ.

III. KẾT LUẬN

A. Công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm

1. Những kết quả tích cực

- Để làm tốt công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn, Sở Y tế, Chi cục ATVSTP tỉnh Yên Bái đã chủ động ban hành theo thẩm quyền và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về an toàn thực phẩm theo đúng các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP, của Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

- Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP được tăng cường và triển khai thường xuyên với nhiều hình thức phong phú góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật về ATTP của toàn xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Trong năm 2019 và 09 tháng đầu năm 2020 không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng lớn.

- Việc triển khai cấp các loại giấy về ATTP, chủ yếu là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP được thực hiện theo đúng quy định.

- Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên. Trong quá trình kiểm tra, giám sát đã tăng cường lấy mẫu, kiểm nghiệm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các mối nguy về ATTP, đồng thời phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

2. Một số tồn tại, hạn chế

- Liên quan đến việc quản lý hoạt động tự công bố sản phẩm thực phẩm còn nhiều tồn tại, hạn chế từ phía tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trên thực tế có nhiều hồ sơ tự công bố sản phẩm có nội dung không phù hợp song do chưa tiến hành công tác hậu kiểm nên những tồn tại, hạn chế, bao gồm cả sai sót về lĩnh vực này chưa được phát hiện, xử lý kịp thời.

- Năm 2020, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Y tế, Chi cục ATVSTP không triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch.

B. Công tác quản lý nhà nước về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng chống HIV/AIDS của Sở Y tế tỉnh Yên Bái

1. Những kết quả tích cực

1.1 Về lĩnh vực Y tế dự phòng và môi trường y tế

- Sở Y tế đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quản lý về lĩnh vực y tế dự phòng, môi trường y tế, đồng thời chủ động ban hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản đã ban hành. Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm và khai báo ý tế kịp thời, do vậy tình hình dịch bệnh trên địa bàn được kiểm soát, không có dịch lây lan bùng phát.

- Đã tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm phổ biến các quy định của pháp luật về y tế dự phòng, môi trường y tế, đồng thời triển khai các quy định về y tế dự phòng, môi trường y tế đến các sở, ngành các địa phương và cơ sở hành nghề trên địa bàn. Trong quá trình triển khai thực hiện đã huy động được sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp, của các cơ quan thông tin đại chúng nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông.

- Công tác kiểm tra, giám sát được triển khai thường xuyên, bao gồm cả kiểm tra, giám sát chuyên ngành và liên ngành. Trong quá trình kiểm tra, giám sát đã kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định về y tế dự phòng, môi trường y tế đến các nhóm đối tượng trong xã hội, từng bước giúp nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về y tế dự phòng và môi trường y tế.

- 100% cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Viêm gan B liều sơ sinh, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin VNNB mũi 1, mũi 2, mũi 3 đạt và vượt chỉ tiêu theo kế hoạch. Các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng trong toàn tỉnh thực hiện việc cập nhật đối tượng tiêm chủng trên hệ thống phần mềm tiêm chủng quốc gia theo quy định. Trong quá trình thực hiện không có trường hợp phản ứng nặng sau tiêm.

- Công tác bảo đảm an toàn sinh học phòng xét nghiệm được Sở Y tế quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện, đảm bảo nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định.

- Việc quản lý chất thải y tế, an toàn vệ sinh lao động, quản lý hóa chất chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế, quản lý chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống, y tế học đường được Sở Y tế quan tâm chỉ đạo có sự phối hợp tích cực của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể liên quan.

- Tại Trung tâm CDC tỉnh Yên Bái, trong năm 2019 và 09 tháng đầu năm 2020 đã tích cực, chủ động tham mưu cho Sở Y tế tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, đã giúp nhằm ngăn chặn không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn; Đã thực hiện cấp tài khoản cho các huyện và đôn đốc các đơn vị y tế trên địa bàn nhằm thực hiện công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định. Đồng thời bảo đảm nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện công tác phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm trên địa bàn đạt hiệu quả.

1.2. Về Phòng, chống HIV/AIDS

- Sở Y tế đã tham mưu và ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh. Huy động sự phối hợp với cơ quan báo, đài và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai hiệu quả hoạt động truyền thông, giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

- Đã tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật các kiến thức, kỹ năng trong phòng, chống HIV/AIDS đến các nhóm đối tượng trong xã hội giúp nâng cao nhận thức và ý thức thực hành phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS; triển khai đồng bộ tại cơ sở y tế về tư vấn và xét nghiệm tại cng đồng với đủ các loại hình xét nghiệm, huy động được sự tham gia xét nghiệm và tự xét nghiệm của nhóm đối tượng nguy cơ cao. Tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế chiếm tỷ lệ cao đạt trên 94%.

- Tăng cường công tác giám sát và thực hiện thống kê, báo cáo theo quy định.

2. Một số tồn tại, hạn chế

2.1. Về Y tế dự phòng, Môi trường Y tế

- Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo, khai báo bệnh truyền nhiễm tại một số đơn vị y tế trên địa bàn chưa thường xuyên, chưa đầy đủ và chưa kịp thời.

- Việc cập nhật thông tin quy định về quản lý mẫu bệnh phẩm tại một số đơn vị thuộc Sở chưa đầy đủ theo quy định tại Thông tư số 40/2018/TT-BYT ngày 07/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.

- Việc tổ chức đào tạo tập huấn năng lực cho cán bộ triển khai thực hiện công tác nâng cao năng lực phòng xét nghiệm chưa đầy đủ.

- Việc bố trí, sắp xếp một số vắc xin tại CDC còn chưa khoa học, gọn gàng;

- Năng lực khám bệnh nghề nghiệp còn hạn chế, mới thực hiện khám được 8/34 bệnh nghề nghiệp theo Danh mục bệnh nghề nghiệp được chi trả bảo hiểm xã hội theo quy định.

- Việc ngoại kiểm đánh giá chất lượng nước chưa được quan tâm, đặc biệt đối với các công trình nước do tuyến huyện và xã quản lý, nguyên nhân do UBND tỉnh Yên Bái chưa bố trí kinh phí.

- Tại bệnh viện đa khoa tỉnh sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải ghi chép chưa cập nhật đầy đủ.

- Việc tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc khắc phục các tồn tại của đơn vị sau kiểm tra, giám sát.

2.2. Về Phòng, chống HIV/AIDS

Số lượng bệnh nhân điều trị nghiện tại các cơ sở điều trị thấp (trung bình dưới 100 bệnh nhân tại 07 cơ sở điều trị, trừ cơ sở thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật);

Số lượng người nhiễm HIV đang điều trị ARV còn thấp (37%) so với số lượng nhiễm HIV dự báo còn sống. Số điều trị ARV/Số người quản lý được là 1.634/2.295 đạt 71%.

IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN ĐÃ ÁP DỤNG

Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra đã trao đi, hướng dẫn các đơn vị một số nội dung liên quan trong quá trình thực hiện các quy định QLNN về An toàn thực phẩm, Y tế dự phòng, Môi trường y tế và phòng chống HIV/AIDS; hướng dẫn các đơn vị được thanh tra khắc phục ngay những tồn tại trong quá trình thanh tra, không có cơ sở vi phạm phải xử lý.

V. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI SỞ Y TẾ TỈNH YÊN BÁI

1. Về An toàn thực phẩm

- Tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan đơn vị trên địa bàn tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm quản lý nhà nước an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Hướng dẫn triển khai các quy định tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.

- Tổ chức thực hiện công tác hậu kiểm theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và Nghị định số 115/2018/NĐ-CP nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm, nhất là đối với hồ sơ tự công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện tự công bố sản phẩm thực phẩm.

2. Về Y tế dự phòng, Môi trường y tế

- Sở Y tế tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện chế độ thông tin báo cáo, khai báo bệnh truyền nhiễm đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát triển khai việc thực hiện.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế thực có triển khai hoạt động tiêm chủng rà soát lại việc thực hiện các quy trình tiêm chủng, quy trình quản lý, sử dụng vắc xin, việc thực hiện giá dịch vụ tiêm chủng đảm bảo an toàn và theo quy định. Duy trì, cập nhật, thống kê đầy đủ danh sách các cơ sở công bố điều kiện tiêm chủng các đơn vị y tế trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tiêm chủng.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh hằng năm phối hợp với các cơ quan đơn vị chức năng, tổ chức triển khai việc tập huấn, tập huấn lại nhằm nâng cao năng lực cán bộ y tế trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, đối với các cơ sở xét nghiệm phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ đầy đủ cho nhân viên và tổ chức việc đánh giá năng lực nhân viên phòng xét nghiệm định kỳ hằng năm.

- Tổ chức chỉ đạo rà soát việc quản lý trang thiết bị y tế, thường xuyên cập nhập, theo dõi ghi chép đầy đủ thông tin trang thiết bị, đồng thời hằng năm xây dựng kế hoạch bảo dưỡng định kỳ hoặc kiểm định và hiệu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 36/2016/NĐ-CP của chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế và các văn bản có liên quan.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát về y tế dự phòng, môi trường y tế đảm bảo chặt chẽ theo quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí và tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện ngoại kiểm đánh giá chất lượng nước, đặc biệt đối với các công trình nước do tuyến huyện và xã quản lý.

3. Về Phòng, chống HIV/AIDS

- Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tăng cường công tác tham mưu, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên trên địa bàn tỉnh vận động người nghiện ma túy tham gia điều trị bằng thuốc Methadone.Vận động tuyên truyền người nhiễm tham gia điều trị ARV. Triển khai điều trị nhanh, điều trị trong ngày không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4 theo hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AiDS.

- Tiếp tục rà soát thực trạng người nhiễm HIV tại tỉnh Yên Bái đảm bảo đúng quy định và có số liệu chính xác phục vụ cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, triển khai các hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV để đưa vào điều trị ARV sớm. Triển khai xét nghiệm tải lượng vi rút năm 2020 cho bệnh nhân HIV có thẻ BHYT. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc triển khai các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

4. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Hằng năm, chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát về các lĩnh vực, bao gồm cả An toàn thực phẩm, Y tế dự phòng, Môi trường y tế và Phòng chống HIV/AIDS, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

5. Về khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra qua thanh tra

Đề nghị Sở Y tế thực hiện và chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện việc khắc phục những tồn tại đã được chỉ ra qua thanh tra đã được nêu cụ thể tại phần kết quả kiểm tra, xác minh, báo cáo kết quả việc khắc phục về Thanh tra Bộ Y tế trước ngày 31/01/2021 để Thanh tra Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ. Đối với những tồn tại, hạn chế nhưng chưa thể khắc phục được ngay do có những khó khăn bất khả kháng, đề nghị có kế hoạch, lộ trình cụ thể.

Trên đây là Kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm, Y tế dự phòng, Môi trường y tế và phòng chống HIV/AIDS của Sở Y tế tỉnh Yên Bái do Thanh tra Bộ Y tế chủ trì thực hiện năm 2020, Đoàn thanh tra thực hiện công khai Kết luận thanh tra theo đúng quy định của pháp luật./.

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thanh tra Chính phủ (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trưởng (để báo cáo);
- Sở Y tế tỉnh Yên Bái (để thực hiện);
- Các Cục: ATTP, YTDP, MTYT, PC AIDS (để ph/h);
- Viện Kiểm nghiệm ATVSTP QG (để ph/h);
- Cổng Thông tin điện tử BYT (để đăng tin);
- Lưu: TTrB; Hồ sơ Đoàn TTra.

CHÁNH THANH TRA BỘ



 

Nguyễn Mạnh Cường

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi