Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 25/2020/QĐ-UBND Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng tỉnh Cà Mau
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 25/2020/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 25/2020/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Văn Sử |
Ngày ban hành: | 10/11/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Quyết định 25/2020/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN _______ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _______________________ Cà Mau, ngày 10 tháng 11 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
__________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung tại Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
Căn cứ Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách về bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT-BNNPTNT-BCA-BQP ngày 13/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 486/TTr-SNN ngày 07/10/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 11 năm 2020 và thay thế Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đối với các văn bản viện dẫn tại Quy định kèm theo Quyết định này, khi có văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, thực hiện theo quy định tại văn bản mới ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ (b/c); - Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c); - Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c); - Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp; - TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c); - CT, các PCT UBND tỉnh; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Sở Tư pháp (tự kiểm tra); - Báo Cà Mau; - LĐVP UBND tỉnh; - Cổng Thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Sử |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU _________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ |
QUY ĐỊNH
Về phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
___________
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; mức chi cho người trực cháy và người được huy động tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, sinh sống trên địa bàn tỉnh Cà Mau có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này các từ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cháy rừng là trường hợp xảy ra cháy trên đất có rừng trồng hoặc rừng tự nhiên có gây thiệt hại đến rừng, ảnh hưởng đến môi trường.
2. Rừng dễ cháy là rừng tràm, rừng keo lai, rừng trên đảo, rừng trồng bằng các loài cây khác có khả năng dễ cháy trên đất quy hoạch lâm nghiệp.
3. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
4. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng, bao gồm: đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa, hồ, cống, đập giữ nước, bể chứa nước được xây dựng hoặc cải tạo để phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng; chòi quan sát lửa; hệ thống biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng; hệ thống thông tin liên lạc; trạm bơm, hệ thống cấp nước và các công trình khác phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.
5. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng cơ sở là lực lượng của các đơn vị chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã lập ra để làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy rừng.
6. Phương châm “4 tại chỗ”, bao gồm: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Điều 4. Phương châm và yêu cầu trong phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Phương châm: Phòng cháy rừng là chính, chữa cháy rừng phải khẩn trương, kịp thời, triệt để và an toàn.
2. Yêu cầu trong phòng cháy và chữa cháy rừng:
a) Hạn chế đến mức thấp nhất và loại bỏ nguồn lửa gây cháy rừng, khả năng bén lửa của vật liệu cháy, dập tắt kịp thời đám cháy khi mới phát sinh; chấm dứt nhanh lây lan của đám cháy, đảm bảo an toàn cho lực lượng và phương tiện chữa cháy rừng.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phải chỉ đạo thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy rừng trong phạm vi địa bàn quản lý.
c) Chủ rừng phải thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; chịu trách nhiệm nếu để rừng do đơn vị quản lý bị cháy.
d) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy rừng như: ban hành các quy định về đảm bảo an toàn công tác phòng cháy và chữa cháy rừng trong phạm vi địa bàn quản lý, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.
đ) Lực lượng Công an, Quân đội có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Kiểm lâm trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
e) Cơ quan Kiểm lâm các cấp có trách nhiệm tổ chức dự báo cháy rừng và thông tin kịp thời các cấp dự báo cháy rừng đến Ủy ban nhân dân cùng cấp nơi có rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong suốt mùa khô.
Chương II. PHÒNG CHÁY RỪNG
Điều 5. Phương án, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Tất cả các chủ rừng có rừng dễ cháy có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
2. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của các chủ rừng phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 hàng năm; phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của các chủ rừng là tổ chức gửi đến Hạt Kiểm lâm huyện tham gia ý kiến. Riêng các chủ rừng nằm trên địa giới hành chính 02 huyện gửi đến Chi cục Kiểm lâm, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để tham gia ý kiến bằng văn bản trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
3. Cơ quan Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng Kế hoạch phòng cháy và chữa cháy rừng. Thời gian hoàn thành Kế hoạch phòng cháy và chữa cháy rừng cấp xã trước 15 tháng 10, cấp huyện trước 30 tháng 10 và cấp tỉnh trước 15 tháng 11 hàng năm.
Điều 6. Tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Các đơn vị chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh rừng trên diện tích đơn vị quản lý.
2. Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên phạm vi toàn tỉnh về phòng cháy và chữa cháy rừng; phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông thực hiện tuyên truyền; chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan biên soạn, phát hành các tài liệu về phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên địa bàn huyện; phối hợp Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trực tiếp tuyên truyền đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sống trong rừng, ven rừng dễ cháy.
4. Bắt đầu vào thời điểm mùa khô, các cơ quan thông tin truyền thông cấp tỉnh, huyện phải bố trí thời lượng phù hợp để thực hiện công tác tuyên truyền phòng cháy và chữa cháy rừng theo diễn biến tình hình thực tế.
5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có rừng dễ cháy, hàng năm phải có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn; chủ trì phối hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh phổ thông học ngoại khóa về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 7. Giữ nước phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Tất cả các đập, cống điều tiết nước và rãnh thoát nước ở các khu rừng tập trung dễ cháy, chủ rừng phải đắp đập, đóng cống kịp thời để giữ nước phòng cháy và chữa cháy rừng. Việc đắp đập, đóng cống giữ nước phải đảm bảo yêu cầu giữ được lượng nước trong khu rừng nhằm duy trì độ ẩm của đất rừng, nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất nông, ngư nghiệp khu vực xung quanh.
2. Đối với Vườn Quốc gia U Minh Hạ, thời gian bắt đầu đắp đập, đóng cống giữ nước trung bình từ cuối tháng 9 hàng năm; các khu vực còn lại thuộc rừng U Minh Hạ đắp đập, đóng cống trung bình vào cuối tháng 10 hàng năm. Thời gian cụ thể giao Chi cục Kiểm lâm thông báo. Khi kết thúc mùa khô, các chủ rừng mở cống xả nước để tránh gây ngập úng tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển.
3. Cơ quan Kiểm lâm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kiểm tra việc giữ nước phòng cháy và chữa cháy rừng của các chủ rừng. Xử lý nghiêm các chủ rừng vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 8. Cấp dự báo cháy rừng
1. Cấp dự báo cháy rừng gồm 5 cấp, từ cấp I đến cấp V: Cấp I là cấp thấp; cấp II là cấp trung bình; cấp III là cấp cao; cấp IV là cấp nguy hiểm; cấp V là cấp cực kỳ nguy hiểm.
2. Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng thực hiện theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.
3. Dự báo cháy rừng cấp I:
a) Đặc trưng cháy rừng: Ít có khả năng cháy rừng. Khả năng cháy rừng thấp, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số I.
b) Biện pháp phòng cháy rừng:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã và các chủ rừng phối hợp với Kiểm lâm địa bàn triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục về phòng cháy, chữa cháy rừng và sử dụng lửa làm giảm vật liệu cháy, đốt đồng ruộng đúng quy định.
4. Dự báo cháy rừng cấp II:
a) Đặc trưng cháy rừng: Có khả năng cháy rừng. Khả năng cháy rừng ở mức trung bình, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số II.
b) Biện pháp phòng cháy rừng:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban chỉ huy cấp xã, các chủ rừng tăng cường kiểm tra, đôn đốc bố trí người canh phòng, lực lượng sẵn sàng kịp thời dập tắt khi mới xảy ra cháy rừng, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng lửa đốt đồng ruộng.
5. Dự báo cháy rừng cấp III:
a) Đặc trưng cháy rừng: Thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng. Khả năng cháy lan trên diện rộng, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số III.
b) Biện pháp phòng cháy rừng:
Chú trọng phòng cháy các loại rừng: Tràm cừ, tràm úc, keo lai và rừng hỗn giao trên núi đá,...; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ban chỉ huy cấp huyện, Hạt Kiểm lâm đôn đốc việc phòng cháy và chữa cháy rừng của các chủ rừng, cấm đốt đồng ruộng trong và ven rừng; các chủ rừng phải thường xuyên kiểm tra lực lượng canh phòng và lực lượng khoán quản lý bảo vệ rừng; lực lượng canh phòng trực 10/24 giờ trong ngày (từ 10 giờ đến 20 giờ), đặc biệt chú trọng các giờ cao điểm. Khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy trong phạm vi quản lý.
6. Dự báo cháy rừng cấp IV:
a) Đặc trưng cháy rừng: Thời tiết khô hanh, hạn kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lửa lan nhanh. Nguy cơ cháy rừng lớn, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số IV.
b) Biện pháp phòng cháy rừng:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương; các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy; lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên chòi canh và ngoài hiện trường rừng, đảm bảo trực 12/24 giờ (từ 09 giờ đến 21 giờ trong ngày), nhất là các giờ cao điểm, phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy khi cần thiết; cán bộ được phân công phụ trách dự báo cấp cháy rừng nắm chắc tình hình khí tượng, thủy văn để dự báo và thông báo kịp thời trên mạng vi tính, trên các phương tiện thông tin truyền thông về cấp cháy và tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương.
7. Dự báo cháy rừng cấp V:
a) Đặc trưng cháy rừng: Thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan nhanh trên các loại rừng. Rất nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số V.
b) Biện pháp phòng cháy rừng:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh, huyện, xã, các chủ rừng; lực lượng Công an phòng cháy, chữa cháy phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy, đảm bảo trực 24/24 giờ trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng; thông báo thường xuyên nội quy dùng lửa trong rừng và ven rừng; khi xảy ra cháy phải huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, tiến hành điều tra xác minh vụ cháy và truy tìm thủ phạm, xử lý nghiêm minh; khi cần thiết, đề nghị Trung ương chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy.
Điều 9. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng
1. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo vật liệu cháy trên đất có than bùn:
TT | Khối lượng | Dự báo cấp cháy rừng | Mức độ nguy hiểm | ||
Vật liệu cháy khô (tấn/ha) | Vật liệu cháy tươi (tấn/ha) | ||||
01 | < 5 | < 5 | III | Tương đối nguy hiểm | |
02 | 5 – 10 | 5 – 10 | IV | Nguy hiểm | |
03 | > 10 | > 10 | V | Cực kỳ nguy hiểm |
2. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo vật liệu cháy trên đất không có than bùn:
TT | Khối lượng | Dự báo cấp cháy rừng | Mức độ nguy hiểm | ||
Vật liệu cháy khô (tấn/ha) | Vật liệu cháy tươi (tấn/ha) | ||||
01 | < 5 | < 5 | III | Tương đối nguy hiểm | |
02 | 5 – 10 | 5 – 10 | IV | Nguy hiểm | |
03 | > 10 | > 10 | V | Rất nguy hiểm |
3. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo độ sâu mực nước ngầm:
TT | Độ sâu mực nước ngầm (cm) | Đặc điểm vật liệu cháy | Mức nguy hiểm của cháy rừng | Dự báo cấp cháy rừng |
01 | < 50 | Ẩm | Ít nguy hiểm | III |
02 | 50 – 90 | Khô | Nguy hiểm | IV |
03 | > 90 | Rất khô | Rất nguy hiểm | V |
4. Bảng tra cấp cháy rừng quan hệ độ ẩm vật liệu cháy với khả năng phát sinh cháy rừng:
Cấp cháy | Độ ẩm của vật liệu cháy (%) | Khả năng xảy ra cháy rừng | Tính cách của đám cháy | Mục trắc nếu bẻ vật liệu cháy |
I | 35 – 45 | Ít có khả năng cháy rừng |
| Dai, tay cảm giác ướt |
II | 25 – 35 | Có khả năng cháy rừng | Cường độ thấp | Gấp đôi được |
III | 12 – 25 | Dễ xảy ra cháy rừng | Cường độ trung bình | Gãy kêu lách tách |
IV | 10 – 15 | Dễ xảy ra cháy rừng và nguy cơ cháy | Tốc độ lan tràn của lửa nhanh; rất nóng, khó kiểm soát | Gãy kêu to |
V | <10 | Rất dễ xảy ra cháy rừng, cực kỳ nguy hiểm | Tốc độ lan tràn lửa rất nhanh, thất thường, khó kiểm soát | Vò nát tinh |
5. Chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác định cấp cháy dự báo cháy trên diện tích đơn vị quản lý. Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với cơ quan báo, đài tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông về thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy và cảnh báo nguy cơ cháy rừng khi dự báo cháy rừng cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh.
Điều 10. Phương án, dự án phát triển rừng trên đất rừng dễ cháy
1. Các phương án, dự án phát triển rừng trên đất rừng dễ cháy thực hiện theo Điều 48 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.
2. Các phương án tác động đến rừng, đất lâm nghiệp thực hiện trong mùa khô có ảnh hưởng đến công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, Thủ trưởng đơn vị trực tiếp thực hiện phương án phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy rừng.
Điều 11. Quản lý vật liệu cháy và sử dụng lửa
1. Bắt đầu vào mùa khô hàng năm, chủ rừng có trách nhiệm điều tra, khảo sát lập kế hoạch giảm vật liệu cháy gửi đến cơ quan Kiểm lâm để kiểm tra, hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Sử dụng lửa trong và ven rừng đúng theo quy định sau:
a) Được cơ quan có thẩm quyền cho phép; tiến hành đốt lửa để giảm vật liệu cháy lúc gió nhẹ, vào trước 09 giờ sáng và sau 16 giờ buổi chiều. Tuyệt đối không sử dụng lửa để giảm vật liệu cháy khi rừng dự báo cấp IV, cấp V.
b) Trước khi đốt phải làm đường băng ngăn cách với khu rừng xung quanh; bố trí lực lượng, phương tiện, dụng cụ sẵn sàng phòng lửa cháy lan. Tuyệt đối không được để lửa cháy lan vào rừng và kiểm soát chặt chẽ đến khi lửa đã tắt.
3. Việc cho phép đốt lửa trong và ven rừng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối với các tổ chức; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với hộ gia đình, cá nhân.
4. Đối với việc sử dụng lửa trên diện tích đơn vị quản lý phục vụ sinh hoạt, hoạt động của các tổ chức, cá nhân phải tránh những nơi có nhiều vật liệu dễ cháy, khi sử dụng xong phải dập tắt ngay.
Điều 12. Tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Chủ rừng là cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ huy cơ sở, các tổ, đội và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động của Ban Chỉ huy, tổ, đội, phòng cháy và chữa cháy rừng trên diện tích đơn vị quản lý. Mỗi tổ chữa cháy có dưới 10 người; mỗi đội chữa cháy có từ 10 người trở lên, chấp hành nghiêm lệnh huy động khi có yêu cầu.
2. Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thành lập và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động của các đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi địa bàn quản lý; chủ trì phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng đối với lực lượng chuyên ngành và lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng cơ sở.
3. Ban Chỉ huy cấp huyện, xã vào mùa khô phải tổ chức, xây dựng lực lượng để tham gia phòng cháy và chữa cháy rừng; trong đó lực lượng dân quân tự vệ là nòng cốt. Lực lượng này bố trí theo hệ thống, tổ chức chặt chẽ, sẵn sàng tập hợp đủ quân số và cơ động nhanh khi có yêu cầu. Hàng năm, vào đầu mùa khô phải tham gia huấn luyện các kỹ năng phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 13. Tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, dân phòng địa phương và lực lượng dân quân tự vệ để đảm bảo cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng được thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ ”.
2. Hàng năm, các chủ rừng và địa phương phải cử lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 14. Thông tin, liên lạc và trực phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Chủ rừng phải trang bị hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo hoạt động thông suốt từ tổ, đội đến Ban Chỉ huy của đơn vị. Chế độ thông tin báo cáo do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định và áp dụng thống nhất cho tất cả các đơn vị.
2. Việc trực thông tin liên lạc, theo dõi, báo cáo diễn biến tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng phải được tổ chức chặt chẽ từ chủ rừng đến Ban Chỉ đạo các cấp.
3. Khi dự báo cháy cấp III, IV, V, cơ quan Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn chủ trì phối hợp với chủ rừng và các lực lượng chức năng liên quan rà soát, xác định khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo việc tổ chức trực tại các khu vực có nguy cơ cháy cao.
4. Mỗi ca trực đối với các đơn vị Kiểm lâm, các chủ rừng là tổ chức phải có một người trong Ban lãnh đạo; lãnh đạo ca trực phải chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo kịp thời về tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng trong thời gian trực.
Điều 15. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Hệ thống kênh và đường giao thông phải được phát dọn đảm bảo lưu thông phục vụ cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng đến khi kết thúc mùa khô. Hệ thống kênh phải được nạo vét, đào mới với bề rộng kênh từ 05 - 10m và độ sâu từ 02 - 2,5 m.
2. Hệ thống chòi quan sát lửa rừng
a) Các chủ rừng có diện tích rừng tập trung ≥ 100 ha phải xây dựng hệ thống chòi quan sát lửa đảm bảo kiểm soát các điểm cháy xuất hiện trên diện tích rừng do đơn vị quản lý.
b) Với những diện tích rừng lớn, tập trung từ 1.000 - 2.000 ha có một chòi canh chính chiều cao từ 17 m trở lên và 02 chòi canh phụ chiều cao 15 m.
c) Các thiết bị cần có tại mỗi chòi canh: ống nhòm, la bàn, bản đồ và hệ thống liên lạc đảm bảo thông suốt.
3. Băng cây xanh cản lửa cần được xây dựng dọc theo các kênh rạch, đường giao thông, xung quanh các điểm dân cư, những vùng đất sản xuất nông nghiệp, kho tàng, cơ quan, đơn vị quân đội nằm ở trong rừng và ven rừng. Tùy theo tuyến, chủ rừng xây dựng băng cây xanh có chiều rộng phù hợp, trung bình từ 05 - 20 m.
4. Hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cấp cháy rừng phải được đặt ở những nơi có rừng dễ cháy, các tuyến đường trong và ven rừng, khu vực tiếp giáp khu dân cư. Đối với diện tích rừng từ 100 - 200 ha phải có 01 - 02 biển dự báo cấp cháy rừng và 01 - 02 bảng tuyên truyền bảo vệ rừng.
5. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phải được quản lý, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định để đảm bảo phục vụ tốt công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
6. Việc xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phải thực hiện theo dự án, phương án, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy rừng được cấp thẩm quyền duyệt.
Điều 16. Phương tiện, trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Chủ rừng phải trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, máy móc, dụng cụ đảm bảo cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, bao gồm: máy bơm, máy thổi gió, cưa máy, ô tô, võ máy, vòi chữa cháy, . . . và các dụng cụ thủ công.
2. Trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng phải bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và chủ rừng.
Chương III. CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 17. Các biện pháp chữa cháy rừng
Thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”, gồm:
1. Dùng lực lượng và phương tiện tại chỗ dập tắt ngay đám cháy khi mới phát hiện.
2. Tạo đường băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy.
3. Áp dụng biện pháp đốt trước có kiểm soát để chữa cháy khi có đủ điều kiện cho phép; đào kênh, mương, rãnh để chống cháy ngầm.
4. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa cháy khi cần thiết; các biện pháp chữa cháy rừng khác phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 18. Xử lý tình huống khi cháy rừng xảy ra
1. Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho mọi người xung quanh, chủ rừng, cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
2. Cơ quan, đơn vị khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy.
3. Người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Đám cháy nhỏ (dưới 01 ha) do chủ rừng trực tiếp chữa cháy; đám cháy trung bình (trên 01 ha đến 03 ha) do chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp chữa cháy; đám cháy lớn (trên 03 đến 15ha) do chủ rừng, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Công an và Quân đội phối hợp chữa cháy theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; nếu đám cháy rừng vượt quá khả năng kiểm soát của tỉnh, có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân, an ninh quốc phòng, sự an toàn của các công trình quan trọng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để huy động lực lượng hỗ trợ.
5. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thực hiện việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 19. Chỉ đạo và chỉ huy chữa cháy rừng
Nhiệm vụ của người chỉ đạo và chỉ huy chữa cháy áp dụng Điều 11 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn.
Điều 20. Xác định nguyên nhân gây cháy, thiệt hại do cháy rừng
1. Chủ rừng có trách nhiệm xác định thiệt hại do cháy rừng gây ra, bao gồm: diện tích, loại rừng, trạng thái rừng bị thiệt hại; thiệt hại về người, tài sản và các thiệt hại khác (nếu có) báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và chính quyền địa phương.
2. Xác định nguyên nhân gây cháy rừng
a) Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và cơ quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng.
b) Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, mức độ thiệt hại đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, kiểm tra việc xác định thiệt hại do cháy rừng gây ra, đôn đốc chủ rừng thực hiện việc phục hồi rừng sau cháy.
Điều 21. Khắc phục hậu quả do cháy rừng
1. Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phục hồi rừng sau khi cháy
a) Phục hồi rừng sau cháy đối với những nơi có lớp than bùn trong Vườn Quốc gia, áp dụng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.
b) Phục hồi rừng sau cháy đối với những nơi không có lớp than bùn trong Vườn Quốc gia, áp dụng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng bổ sung.
c) Trong trường hợp rừng bị cháy thiệt hại không thể áp dụng các biện pháp nêu trên, cần áp dụng biện pháp trồng rừng mới (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).
2. Diện tích rừng sau cháy phải được xây dựng kế hoạch, phương án phục hồi lại rừng bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới ngay sau mùa vụ trồng rừng trong năm. Nghiêm cấm các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự ý sử dụng đất rừng sau cháy để sản xuất nông nghiệp hoặc sử dụng với mục đích khác.
Chương IV. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 22. Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng áp dụng theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn.
Điều 23. Mức chi cho người trực cháy và người được huy động tham gia chữa cháy rừng
1. Mức chi cho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước áp dụng Khoản 1, Điều 16 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn.
2. Mức chi cho người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước
a) Người được huy động tham gia chữa cháy rừng được hưởng chế độ trợ cấp ngày công lao động bằng 0,13 lần mức lương cơ sở.
Trong trường hợp không có điều kiện đi, về hàng ngày, được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về và được hỗ trợ tiền ăn theo quy định tại Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị và chế độ tiếp khách trên địa bàn tỉnh Cà Mau; cấp nào huy động, cấp đó đảm bảo chi trả.
b) Người được huy động tham gia trực và canh phòng trực cháy rừng áp dụng điểm b, khoản 2, Điều 16 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 24. Nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Nguồn ngân sách đảm bảo cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng được áp dụng theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng của lực lượng Kiểm lâm.
3. Các chủ rừng không thụ hưởng ngân sách nhà nước tự đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định.
4. Trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn đến tài sản và tính mạng của nhân dân, vượt quá khả năng về tài chính của đơn vị chủ rừng, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc hỗ trợ kinh phí.
Chương V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 25. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan trực tiếp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; Giám đốc Sở có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tham mưu cho Ban Chỉ huy cấp tỉnh về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng: xây dựng hệ thống cấp dự báo nguy cơ cháy rừng, tuyên truyền giáo dục ý thức phòng cháy và chữa cháy rừng trong cộng đồng dân cư; tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng của Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng; chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng, các địa phương thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 26. Công an tỉnh
Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với lực lượng Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh; hàng năm, xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng khác tham gia phòng cháy và chữa cháy rừng; chỉ đạo lực lượng Công an các cấp trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; phối hợp với cơ quan Kiểm lâm tiến hành tổ chức điều tra, xác minh các đối tượng gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn tham gia tích cực công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; hàng năm, xây dựng kế hoạch phối hợp giữa lực lượng Dân quân tự vệ và lực lượng Kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; sẵn sàng điều động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy cấp tỉnh.
Điều 28. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ rừng và phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức thông tin kịp thời các bản tin dự báo nguy cơ cháy rừng, các vụ cháy rừng và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ huy cấp tỉnh về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng và phát các bản tin, phóng sự, chuyên đề về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 29. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Huy động lực lượng, phương tiện trong phạm vi quản lý của đơn vị để tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
3. Cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bố trí kinh phí đảm bảo công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 30. Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có rừng dễ cháy có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; hàng năm, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn; trực tiếp huy động lực lượng, phương tiện, chỉ huy chữa cháy rừng trên địa bàn khi xảy ra cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có rừng dễ cháy có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; hằng năm, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn; trực tiếp tổ chức huy động lực lượng, phương tiện, chỉ huy chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý.
Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 31. Trách nhiệm thi hành
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Các cơ quan, đơn vị có liên quan được giao trách nhiệm tại Quy định này, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.
3. Các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư nếu để xảy ra cháy rừng do không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quy định này, tùy theo mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Sử |