Thông tư liên tịch 18/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số chế độ đặc thù đối với cán bộ làm việc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 18/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính; Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 18/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Đàm Hữu Đắc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/11/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Chế độ phụ cấp thường trực y tế - Ngày 22/11/2004, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 18/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện một số chế độ đặc thù đối với cán bộ làm việc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, mức phụ cấp thường trực tại các khu vực thông thường được quy định như sau: Trung tâm được xếp hạng I: 35.000 đồng/người/phiên trực, hạng II và hạng III: 25.000 đồng... Tại khu vực điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ hoặc khu vực cách ly, truyền nhiễm nguy hiểm bằng 1,5 lần mức phụ cấp thường trực tại khu vực thông thường của Trung tâm được xếp cùng hạng... Mức phụ cấp thường trực vào ngày nghỉ tiêu chuẩn hàng tuần bằng 1,3 lần mức phụ cấp thường trực của ngày thường, nếu trực vào ngày lễ, ngày tết thì mức phụ cấp bằng 1,8 lần mức phụ cấp thường trực của ngày thường... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 18/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC tại đây
tải Thông tư liên tịch 18/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI- BỘ Y TẾ -
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 18/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BTC
NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ
CHẾ ĐỘ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ
CHỮA BỆNH ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO PHÁP LỆNH XỬ LÝ
VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Thi hành Quyết định 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế; sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2202/BNV-VTL ngày 01/9/ 2004 về chế độ, chính sách đối với cán bộ làm việc tại Cơ sở chữa bệnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cán bộ làm việc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 như sau:
I. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THƯỜNG TRỰC
1. Đối tượng áp dụng: Cán bộ, viên chức chuyên môn y tế, bao gồm: Bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên, y tá, hộ lý (kể cả cán bộ điều động, biệt phái, người làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên) thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn y tế liên tục 24/24 giờ tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội (sau đây gọi tắt là Trung tâm).
2. Mức phụ cấp thường trực:
a) Mức phụ cấp thường trực ngày thường, gồm các mức sau:
- Mức phụ cấp thường trực tại các khu vực thông thường:
+ Trung tâm được xếp hạng I: 35.000 đồng/người/phiên trực.
+ Trung tâm được xếp hạng II và hạng III: 25.000đồng/người/phiên trực.
- Mức phụ cấp thường trực tại khu vực điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ hoặc khu vực cách ly, truyền nhiễm nguy hiểm bằng 1,5 lần mức phụ cấp thường trực tại khu vực thông thường của Trung tâm được xếp cùng hạng quy định tại tiết a điểm 2 Mục 1 của Thông tư này.
b) Mức phụ cấp thường trực vào ngày nghỉ tiêu chuẩn hàng tuần bằng 1,3 lần mức phụ cấp thường trực của ngày thường; nếu trực vào ngày lễ, ngày tết thì mức phụ cấp bằng 1,8 lần mức phụ cấp thường trực của ngày thường.
c) Cách tính mức phụ cấp:
Ví dụ 1: Nhân viên Trần Thị B được phân công thường trực 24/24 giờ tại khu vực thông thường của Trung tâm hạng II hoặc III, phụ cấp thường trực của nhân viên B được hưởng như sau:
- Trực vào ngày thường: 25.000đ.
- Trực vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật: 25.000đ x 1,3 = 32.500đ.
- Trực vào ngày lễ, tết: 25.000đ x 1,8 = 45.000đ.
Ví dụ 2: Cán bộ Nguyễn Văn A được phân công trực 24/24 giờ khu vực điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ hoặc khu vực cách ly, truyền nhiễm nguy hiểm của Trung tâm hạng II hoặc hạng III, phụ cấp thường trực của cán bộ A được hưởng như sau:
- Trực vào ngày thường: 25.000đ x 1,5 = 37.500đ.
- Trực vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật: 37.500đ x 1,3 = 48.750đ.
- Trực vào ngày lễ, tết: 37.500đ x 1,8 = 67.500đ.
3. Chế độ nghỉ bù sau phiên trực:
Cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn y tế 24/24 giờ vào ngày thường hay ngày nghỉ hàng tuần được nghỉ bù 01 ngày và được hưởng nguyên lương; nếu thường trực vào ngày lễ, tết được nghỉ bù 02 ngày và được hưởng nguyên lương.
4. Định mức nhân lực trực trong phiên trực 24/24 giờ tại các Trung tâm được qui định như sau:
- Trung tâm hạng I: tối đa không quá 24 người/phiên trực.
- Trung tâm hạng II: tối đa không quá 16 người/phiên trực.
- Trung tâm hạng III: tối đa không quá 10 người/phiên trực.
Cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tham gia hỗ trợ trực tiếp trong điều trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý thuộc các chức danh lãnh đạo, quản lý, hành chính, thì thực hiện trả lương làm thêm giờ và làm đêm. Phương pháp trả lương làm thêm giờ và làm đêm theo quy định của pháp luật.
II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ HÌNH THỨC CHI TRẢ:
1. Nguồn kinh phí chi trả cho các khoản phụ cấp quy định tại Mục I của Thông tư này do ngân sách địa phương đảm bảo, nằm ngoài định mức kinh phí thường xuyên của cơ sở chữa bệnh và từ nguồn cung ứng dịch vụ, lao động sản xuất, đóng góp của đối tượng và các nguồn tài trợ nhân đạo khác.
2. Các khoản phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Mục I của Thông tư này được trả theo kỳ lương hàng tháng, không sử dụng để tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản đóng góp khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế, căn cứ điều kiện làm việc, đặc điểm tổ chức lao động có tính chất đặc thù của Trung tâm và tình hình thực tế của địa phương xác định số lượng cán bộ, nhân viên cần thiết hỗ trợ trực tiếp cho chuyên môn y tế nhưng không vượt quá định mức nhân lực trực được quy định tại điểm 4 Mục I của Thông tư này trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét ra quyết định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Nội vụ, căn cứ định mức cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm quy định tại Thông tư số 05/2002/TTLT/BLĐTBXH - BTCCBCP ngày 6/02/2002 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự cơ sở chữa bệnh ở địa phương, xác định số lượng cán bộ, công chức, viên chức cần bổ sung cho Trung tâm đảm bảo làm thêm giờ và làm đêm theo đúng quy định của pháp luật về lao động trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét ra quyết định.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn Trung tâm lập dự toán thực hiện chi và thanh quyết toán các khoản phụ cấp trên theo quy định hiện hành của Nhà nước.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Chế độ phụ cấp được quy định tại Thông tư này thay thế:
a) Chế độ phụ cấp thường trực tại điểm 1, mục II về chế độ phụ cấp chuyên ngành y tế theo Thông tư số 12/2002/TTLT/BLĐTBXH- BTC ngày 12/7/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cán bộ làm việc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995.
b) Chế độ phụ cấp thường trực với mức 25.000đồng/người/phiên trực áp dụng cho cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 14/2002/L-CTN ngày 16/7/2002 của Chủ tịch nước, được quy định tại tiết a điểm 1.1, mục 1, I Phần B về các chế độ phụ cấp đặc thù theo Thông tư liên tịch số 09/2003/TTLT/BYT-BTC-BNV ngày 29/9/2003 của liên tịch Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.