Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH

Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/2008/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
28/08/2008
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hướng dẫn điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm - Ngày 28/8/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 17/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo Nghị định số 83/2008/NĐ-CP. Theo đó, mức điều chỉnh tương ứng cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ trước năm 1995 đến năm 2007 đối với người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần từ ngày 01/01/2007 được thực hiện như sau: trước năm 1995 mức điều chỉnh là 1,91; 1995 là 1,62; 1996 là 1,53; 1997 là 1,48… năm 2005 là 1,08; năm 2006 và 2007 là 1,00… Mức điều chỉnh từ trước năm 1995 đến năm 2008 từ ngày 01/01/2008 thực hiện như sau: trước năm 1995 mức điều chỉnh là 2,07; 1995 là 1,75; 1996 là 1,66; 1997 là 1,61… năm 2005 là 1,16; 2006: 1,08; 2007 và 2008 là 1,00… Công thức điều chỉnh như sau: Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng (=) Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm nhân với (x) Mức điều chỉnh của năm tương ứng. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Từ ngày 15/02/2021, Thông tư này hết hiệu lực bởi Thông tư 22/2020/TT-BLĐTBXH.

Xem chi tiết Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH tại đây

tải Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 17/2008/TT-BLĐTBXH

NGÀY 28 THÁNG 08 NĂM 2008

HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG DO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2008/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83/2008/NĐ-CP).

Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

 

II. ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội áp dụng đối với đối tượng quy định tại mục I Thông tư này tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm quy định tại Điều 3 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội tương ứng cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ trước năm 1995 đến năm 2007 đối với người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, được thực hiện theo bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Năm

t

Trước

1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chỉnh

1,91

1,62

1,53

1,48

1,38

1,32

1,34

1,34

1,29

1,25

1,16

1,08

1,00

1,00

b) Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội tương ứng cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ trước năm 1995 đến năm 2008 đối với người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

            Bảng 2:

Năm

t

Trước

1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

2,07

1,75

1,66

1,61

1,49

1,43

1,45

1,46

1,40

1,36

1,26

1,16

1,08

1,00

1,00

           

            2. Công thức điều chỉnh

 

Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh của năm tương ứng quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này

 

3. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 và Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ, trong đó tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 mục II Thông tư này.

4. Khi điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư này, đối với các trường hợp có phần tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được ghi trong sổ bảo hiểm xã hội bằng ngoại tệ thì được chuyển đổi sang tiền Việt Nam tính theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đóng bảo hiểm xã hội của ngoại tệ sau đó. Sau đó được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 mục II Thông tư này.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, sinh tháng 2/1947, có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm 5 tháng, nghỉ hưu tháng 3/2007. Diễn biến tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của ông A như sau:

- Từ tháng 10/1971 đến tháng 9/1991 (20 năm = 240 tháng) hưởng tiền lương thuộc đối tượng do Nhà nước quy định, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối là 1.161.000 đồng/tháng.

- Từ tháng 10/1991 đến tháng 12/1999 (8 năm 3 tháng = 99 tháng); từ tháng 01/2000 đến tháng 12/2000 (12 tháng) nghỉ việc, bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; và từ tháng 01/2001 đến tháng 2/2007 (6 năm 2 tháng = 74 tháng) tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quyết định. Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/1991 đến tháng 2/2007 của ông A được điều chỉnh theo mức điều chỉnh quy định tại Bảng 1 và được tính như sau:

 

Từ tháng

Đến tháng

Số tháng (tháng)

Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH (đồng)

Mức điều chỉnh

Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh (đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6) = (4)*(5)

10/1991

12/1991

3

3.000.000

1,91

5.730.000

01/1992

12/1992

12

20.400.000

1,91

38.964.000

01/1993

12/1993

12

24.000.000

1,91

45.840.000

01/1994

12/1994

12

21.600.000

1,91

41.256.000

01/1995

12/1995

12

21.600.000

1,62

34.992.000

01/1996

12/1996

12

19.200.000

1,53

29.376.000

01/1997

12/1997

12

21.600.000

1,48

31.968.000

01/1998

12/1998

12

24.000.000

1,38

33.120.000

01/1999

12/1999

12

20.400.000

1,32

26.928.000

01/2000

12/2000

Nghỉ việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

01/2001

12/2001

12

27.600.000

1,34

36.984.000

01/2002

12/2002

12

33.600.000

1,29

43.344.000

01/2003

12/2003

12

33.600.000

1,25

42.000.000

01/2004

06/2004

6

19.800.000

1,16

22.968.000

07/2004

12/2004

6

22.200.000

1,16

25.752.000

01/2005

03/2005

3

10.500.000

1,08

11.340.000

04/2005

06/2005

3

11.100.000

1,08

11.988.000

07/2005

12/2005

6

22.800.000

1,08

24.624.000

01/2006

06/2006

6

23.400.000

1,00

23.400.000

07/2006

12/2006

6

24.000.000

1,00

24.000.000

01/2007

02/2007

2

7.000.000

1,00

7.000.000

Tổng cộng:

173

411.400.000

 

561.574.000

            - Tháng 3/2007, ông A nghỉ việc và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

            - Mức lương hưu hàng tháng của ông A được tính như sau:

            * Tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội:

 

 

Mbqtl,tc

 

 

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

 

+

 

 

Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sau điều chỉnh

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

+ Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

1.161.000 đồng/tháng x 240 tháng = 278.640.000 đồng

+ Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sau điều chỉnh (lấy kết quả từ cột 6): 561.574.000 đồng.

+ Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội:

240 tháng + 173 tháng = 413 tháng

+ Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm cơ sở tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

(278.640.000 đồng + 561.574.000 đồng): 413 tháng = 2.034.416 đồng/tháng

* Tính mức lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của ông A:

+ Mức lương hưu hàng tháng là:

2.034.416 đồng/tháng x 75% = 1.525.812 đồng/tháng

+ Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của ông A là:

2.034.416 đồng/tháng x 2,25 tháng = 4.577.436 đồng

* Ông A được hưởng lương hưu hàng tháng là 1.525.812 đồng/tháng và được truy lĩnh số tiền chênh lệch về lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu do thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Thông tư này.

Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B, sinh tháng 8/1953, có tổng số thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm 8 tháng, nghỉ hưu tháng 9/2008. Diễn biến tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của bà B như sau:

- Từ tháng 01/1983 đến tháng 12/2000 (18 năm = 216 tháng) hưởng tiền lương thuộc đối tượng do Nhà nước quy định, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối là 980.000 đồng/tháng.

- Từ tháng 01/2001 đến tháng 8/2008 (7 năm 8 tháng = 92 tháng) hưởng tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quyết định. Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2001 đến tháng 8/2008 của bà B được điều chỉnh theo mức điều chỉnh quy định tại Bảng 2 và được tính sau:

 

Từ tháng

Đến tháng

Số tháng (tháng)

Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH (đồng)

Mức điều chỉnh

Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh (đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6) = (4)*(5)

01/2001

12/2001

12

14.400.000

1,46

21.024.000

01/2002

12/2002

12

18.000.000

1,40

25.200.000

01/2003

12/2003

12

20.400.000

1,36

27.744.000

01/2004

12/2004

12

30.000.000

1,26

37.800.000

01/2005

06/2005

6

16.200.000

1,16

18.792.000

07/2005

12/2005

6

18.600.000

1,16

21.576.000

01/2006

12/2006

12

33.600.000

1,08

36.288.000

01/2007

12/2007

12

36.000.000

1,00

36.000.000

01/2008

08/2008

8

24.000.000

1,00

24.000.000

Tổng cộng:

92

211.200.000

 

248.424.000

            - Tháng 9/2008, bà B nghỉ việc được hưởng lương hưu hàng tháng.

            - Mức lương hưu hàng tháng của bà B được tính như sau:

            * Tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội:

 

 

Mbqtl,tc

 

 

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

 

+

 

 

Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sau điều chỉnh

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

 

Trong đó:

- Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

980.000 đồng/tháng x 216 tháng = 211.680.000 đồng

- Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sau điều chỉnh (lấy kết quả từ cột 6): 248.424.000 đồng.

- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội:

216 tháng + 92 tháng = 308 tháng

- Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm cơ sở tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

(211.680.000 đồng + 248.424.000 đồng): 308 tháng = 1.493.844 đồng/tháng

* Mức lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của bà B được tính như sau:

- Mức lương hưu hàng tháng là:

1.493.844 đồng/tháng x 75% = 1.120.383 đồng/tháng

- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của bà B là:

1.493.844 đồng/tháng x 0,5 tháng = 746.922 đồng

 

III. TỐ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 83/2008/NĐ-CP và Thông tư này.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 83/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, cụ thể như sau:

a) Thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc thân nhân của người lao động hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Thông tư này.

b) Thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định để tính lại lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần và truy trả phần chênh lệch lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi mà chưa được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để chi trả lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Nghị định số 83/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này do Quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo.

 

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết.

 

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Ngân

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

Quyết định 1114/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc đính chính Thông tư liên tịch số 16/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/8/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 quy định chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành nghề trong các công ty nhà nước

Quyết định 1114/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc đính chính Thông tư liên tịch số 16/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/8/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 quy định chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành nghề trong các công ty nhà nước

Lao động-Tiền lương

Thông tư liên tịch 16/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 quy định chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành nghề trong các công ty nhà nước

Thông tư liên tịch 16/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 quy định chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành nghề trong các công ty nhà nước

Lao động-Tiền lương, Chính sách, Cán bộ-Công chức-Viên chức

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi