Thông tư 03/1999/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về sửa chuẩn nghèo trong Thông tư số 11/1998/TT-LĐTBXH ngày 21/8/1998 về chính sách đối với lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 03/1999/TT-LĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/1999/TT-LĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 09/01/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 03/1999/TT-LĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 03 /1999/TT-LĐTBXH NGÀY 9 THÁNG 1 NĂM 1999 SỬA
CHUẨN NGHÈO TRONG THÔNG TƯ SỐ11/1998/TT-LĐTBXH
NGÀY 21/8/1998 VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO
NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/1998/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
Để các doanh nghiệp
thực hiện chế độ ưu đãi đối với người lao động nghèo theo quy định tại Nghị
định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/8/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần,
Sau khi trao đổi thống
nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp
Trung ương và các cơ quan hữu quan; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa lại
điểm 3 phần A Thông tư số 11/1998/TT-LĐTBXH ngày 21/8/1998 hướng dẫn về chính
sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ
phần như sau:
Người lao động nghèo được hưởng ưu đãi theo qui định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ là người có thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thấp.
Giao cho Giám đốc doanh nghiệp cùng Đảng uỷ, Công đoàn lựa chọn số người nghèo nhất trong doanh nghiệp . Việc lựa chọn này đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình, cao nhất bằng 1/3 mức tiền lương bình quân tháng tính trong năm do Bộ LĐTB&XH công bố (năm 1998 theo Quyết định số 1069/1998/QĐ-BLĐTBXH, ngày 14/10/1998 là 900.000 đồng/tháng).
- Số người lao động nghèo được lựa chọn phải được Hội nghị CNVC ( đại biểu hoặc toàn thể ) tán thành theo nguyên tắc: đa số, quá bán số người dự họp và thông báo công khai trong toàn doanh nghiệp.
- Không được dùng số cổ phần dành cho lao động nghèo theo qui định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ để chia cho mọi người trong doanh nghiệp.
- Số người nghèo sau khi được lựa chọn phải đưa vào phương án cổ phần hoá doanh nghiệp .
Thu nhập bình quân đầu người trong gia đình được tính trên cơ sở các khoản thu nhập bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp lương đối với người làm công ăn lương; thu nhập chính từ lao động của các thành viên trong gia đình làm việc ở các thành phần kinh tế khác (ngoài ra không còn khoản thu nhập nào khác) chia cho số ngườì trong gia đình (vợ, chồng, con và người phải trực tiếp nuôi dưỡng).
Thông từ này có hiệu lực từ ngày ký.