Thông tư 02/2025/TT-BYT mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 02/2025/TT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 02/2025/TT-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Liên Hương |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 09/01/2025 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hộ sinh hạng II phải có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Ngày 09/01/2025, Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2025/TT-BYT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:
1. Nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng hạng I bao gồm:
- Chủ trì, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Chủ trì triển khai kỹ thuật mới trong chăm sóc điều dưỡng;
- Chủ trì, tổ chức chăm sóc, theo dõi người bệnh; khám, nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc, lập kế hoạch, ra chỉ định và thực hiện chăm sóc, đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
- Tổ chức cấp cứu ban đầu, cấp cứu ngoại viện và cấp cứu chuyên khoa thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công;
- Chủ trì hội chẩn về chăm sóc điều dưỡng thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công;…
2. Hộ sinh hạng II phải có năng lực chủ trì tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đồng thời:
- Có hiểu biết quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Thực hiện hành thạo danh mục chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh;
- Có hiểu biết về nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản;
- Có hiểu biết và áp dụng kỹ năng quản lý và năng lực phát triển nghề nghiệp;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí công việc.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của kỹ thuật y tá hạng I gồm:
- Có bằng tốt nghiệp tiến sĩ nhóm ngành kỹ thuật y học và tương đương;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2025.
Xem chi tiết Thông tư 02/2025/TT-BYT tại đây
tải Thông tư 02/2025/TT-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ _______
Số: 02/2025/TT-BYT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2025 |
THÔNG TƯ
Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
___________
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
QUY ĐỊNH CHUNG
CHỨC DANH ĐIỀU DƯỠNG
- Chủ trì, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Chủ trì triển khai kỹ thuật mới trong chăm sóc điều dưỡng;
- Chủ trì, tổ chức chăm sóc, theo dõi người bệnh; khám, nhận định tình trạng sức khoẻ người bệnh, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc, lập kế hoạch, ra chỉ định và thực hiện chăm sóc, đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
- Tổ chức cấp cứu ban đầu, cấp cứu ngoại viện và cấp cứu chuyên khoa thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công;
- Chủ trì hội chẩn về chăm sóc điều dưỡng thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công;
- Chủ trì giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh trong phạm vi chuyên môn được phân công;
- Chủ trì, tổ chức chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chủ trì lập kế hoạch, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế chăm sóc điều dưỡng;
- Chủ trì, tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
- Chủ trì, tổ chức tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.
- Chủ trì, tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc áp dụng trong phạm vi cả nước;
- Chủ trì, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực điều dưỡng phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh;
- Chủ trì, tham gia tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên môn điều dưỡng;
- Tham gia nghiên cứu, cung cấp bằng chứng xây dựng chính sách về lĩnh vực chuyên môn được phân công.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Tổ chức triển khai thực hiện kỹ thuật mới trong chăm sóc điều dưỡng;
- Tổ chức chăm sóc, theo dõi người bệnh; khám, nhận định tình trạng sức khoẻ người bệnh, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc, lập kế hoạch, ra chỉ định và thực hiện chăm sóc, đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
- Tổ chức hội chân về chăm sóc điều dưỡng thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh trong phạm vi chuyên môn được phân công;
- Tổ chức cấp cứu ban đầu, cấp cứu ngoại viện và cấp cứu chuyên khoa thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công;
- Tổ chức chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
- Xác định nhu cầu và đề ra nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực điều dưỡng;
- Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.
- Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc điều dưỡng;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực điều dưỡng phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh;
- Tổ chức, tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên môn điều dưỡng;
- Tham gia nghiên cứu, cung cấp bằng chứng xây dựng chính sách về lĩnh vực chuyên môn được phân công.
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Chăm sóc, theo dõi người bệnh; khám, nhận định tình trạng sức khoẻ người bệnh, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc, lập kế hoạch, ra chỉ định và thực hiện chăm sóc, đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
- Tham gia thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Tham gia thực hiện kế hoạch, giám sát, đánh giá, hỗ trợ việc chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tại y tế địa phương.
- Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực điều dưỡng;
- Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
- Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong phạm vi chăm sóc điều dưỡng;
- Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.
- Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc điều dưỡng;
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực điều dưỡng phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở;
- Tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên môn điều dưỡng.
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Chăm sóc, theo dõi người bệnh, nhận định tình trạng sức khoẻ của người bệnh, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
- Thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực điều dưỡng;
- Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
- Tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong phạm vi chăm sóc điều dưỡng;
- Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.
- Tham gia hướng dẫn thực hành cho người học phù hợp với trình độ và phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Tham gia nghiên cứu khoa học.
CHỨC DANH HỘ SINH
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh hộ sinh phù hợp với phạm vi chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ: khám, nhận định tình trạng sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng; lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc; ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp;
- Tổ chức, triển khai các kỹ thuật mới trong chăm sóc trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh.
- Tổ chức lập kế hoạch, khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;
- Tổ chức lập kế hoạch, giám sát, đánh giá việc khám, chăm sóc bà mẹ thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà;
- Tổ chức quản lý về chuyên môn, giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng;
- Tổ chức chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia;
- Tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực hộ sinh;
- Xác định nhu cầu và đề ra nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực hộ sinh;
- Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu trong lĩnh vực hộ sinh;
- Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ hộ sinh phù hợp.
- Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn hộ sinh; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc hộ sinh;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực hộ sinh phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh;
- Tổ chức, tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên môn hộ sinh;
- Tham gia nghiên cứu, cung cấp bằng chứng xây dựng chính sách về lĩnh vực chuyên môn được phân công.
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh hộ sinh phù hợp với phạm vi chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ: khám, nhận định tình trạng sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng; lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc; ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp;
- Triển khai các kỹ thuật mới trong chăm sóc trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh.
- Lập kế hoạch, khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;
- Lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá việc khám, chăm sóc bà mẹ thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà;
- Quản lý về chuyên môn, giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng;
- Tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.
- Xác định nhu cầu và nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh;
- Tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh;
- Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ trong lĩnh vực hộ sinh phù hợp.
- Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn hộ sinh; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc hộ sinh;
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực hộ sinh phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở;
- Tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên môn hộ sinh.
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh hộ sinh phù hợp với phạm vi chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ: nhận định tình trạng sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng; thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc.
- Khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;
- Giám sát, đánh giá việc khám, chăm sóc bà mẹ thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà;
- Giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng;
- Tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.
- Hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh;
- Tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh.
- Tham gia hướng dẫn thực hành cho người học phù hợp với trình độ và phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Tham gia nghiên cứu khoa học.
CHỨC DANH KỸ THUẬT Y
- Chủ trì, tổ chức hội chẩn chuyên môn về kỹ thuật y học thuộc lĩnh vực được phân công;
- Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm, hình ảnh chẩn đoán liên quan đến người bệnh cho bác sỹ điều trị; đề xuất tiến hành một số kỹ thuật khác giúp chẩn đoán và điều trị trường hợp cần thiết.
- Chủ trì, tổ chức lập kế hoạch, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu kỹ thuật y;
- Chủ trì, tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực kỹ thuật y.
- Chủ trì tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu, quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn kỹ thuật y; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật y;
- Chủ trì tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực kỹ thuật y phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh;
- Chủ trì, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên môn kỹ thuật y;
- Tham gia nghiên cứu, cung cấp bằng chứng xây dựng chính sách về lĩnh vực chuyên môn được phân công.
- Tổ chức quản lý thiết bị y tế trong hoạt động chuyên môn kỹ thuật y;
- Tổ chức xây dựng quy trình xét nghiệm, quy trình kỹ thuật.
- Tổ chức hội chẩn kỹ thuật y khi được phân công;
- Thông báo kết quả xét nghiệm, hình ảnh chẩn đoán liên quan đến người bệnh cho bác sỹ điều trị; đề xuất tiến hành một số kỹ thuật khác giúp chẩn đoán và điều trị trường hợp cần thiết.
- Tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y;
- Tổ chức xây dựng nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y.
- Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu, quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn kỹ thuật y; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật y;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực kỹ thuật y phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh;
- Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên môn kỹ thuật y;
- Tham gia nghiên cứu, cung cấp bằng chứng xây dựng chính sách về lĩnh vực chuyên môn được phân công.
- Lập kế hoạch quản lý, định kỳ kiểm kê, báo cáo về việc sử dụng thiết bị y tế, thuốc, hóa chất trong phạm vi được phân công theo quy định;
- Sử dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo quản thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản;
- Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn khi được phân công. Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của viên chức kỹ thuật y ở cấp thấp hơn thuộc phạm vi được phân công.
- Thông báo kết quả xét nghiệm, hình ảnh chẩn đoán liên quan đến người bệnh cho bác sỹ điều trị;
- Tham gia hội chẩn khi được phân công.
- Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y;
- Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y.
- Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu, quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn kỹ thuật y; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật y;
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực kỹ thuật y phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở;
- Tham gia hội thảo, hội nghị chuyên môn kỹ thuật y.
- Dự trù, lĩnh, định kỳ kiểm kê và báo cáo việc sử dụng thiết bị y tế, thuốc hóa chất theo quy định;
- Sử dụng, bảo quản thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản;
- Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn khi được phân công.
- Thông báo chỉ số, hình ảnh chẩn đoán liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị;
- Hỗ trợ, phối hợp với viên chức kỹ thuật y trong việc thực hiện kỹ thuật chuyên môn được phân công.
- Tham gia hướng dẫn thực hành cho người học phù hợp với trình độ và phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Tham gia nghiên cứu khoa học.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản, sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế; cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Tổ chức cán bộ) để được hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: - Uỷ ban xã hội của Quốc hội: - Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng Bộ Y tế; - Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; - Y tế các bộ, ngành; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cổng TTĐT Bộ Y tế; - Lưu: VT, Vụ TCCB, PC. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Liên Hương |