Quyết định 1910/QĐ-TLĐ 2016 ban hành Quy định thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1910/QĐ-TLĐ

Quyết định 1910/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở
Cơ quan ban hành: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1910/QĐ-TLĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Văn Cường
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
19/12/2016
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

60% nguồn thu của Công đoàn cơ sở chi cho hoạt động phong trào

Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ra Quyết định 1910/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở ngày 19/12/2016.

Theo đó, Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.

Phân bổ nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi:

- Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không quá 30%. Nếu chi không hết thì được chuyển sang chi cho các hoạt động khác. Trong trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ;

- Chi quản lý hành chính 10%;

- Chi hoạt động phong trào 60%. Trong đó chi hỗ trợ du lịch 10% của chi hoạt động phong trào. Trường hợp cần điều chỉnh tăng tỷ lệ chi hỗ trợ du lịch, công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở xem xét, quyết định nhưng tối đa không quá 20% của chi hoạt động phong trào.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

 

Xem chi tiết Quyết định 1910/QĐ-TLĐ tại đây

tải Quyết định 1910/QĐ-TLĐ

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1910/QĐ-TLĐ DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM

-------

Số: 1910/QĐ-TLĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2016

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THU, CHI, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

--------------

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

 

Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XI;

Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;

Căn cứ Nghị quyết số 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Thay thế Quyết định số 272/QĐ-TLĐ ngày 07/03/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở.

Điều 3. Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, các cấp công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Tổ chức TW;
- Văn phòng TW Đảng; Ban Dân vận TW;
- Bộ Tài chính;
- Các Ủy viên ĐCT-TLĐ;
- Lưu Văn thư TLĐ.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Bùi Văn Cường

 

 

QUY ĐỊNH

VỀ THU, CHI, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1910/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Điều 3. Nguyên tắc về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở

1. Tài chính công đoàn cơ sở là một bộ phận của tài chính công đoàn, được sử dụng cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của công đoàn cơ sở theo quy định của Luật Công đoàn và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).

2. Căn cứ chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, Tổng Liên đoàn, nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và thực tế hoạt động của đơn vị, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ban hành quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện.

3. Công đoàn cơ sở phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. Chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.

 

Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

Điều 4. Nguồn thu tài chính công đoàn

1. Thu kinh phí công đoàn:

- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tchức, doanh nghiệp đóng theo Luật công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn.

- Thu kinh phí công đoàn của công đoàn cơ sở thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn.

2. Thu đoàn phí công đoàn:

Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng thực hiện quy định theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn.

3. Thu khác:

Nguồn thu khác thực hiện theo Khoản 4, Điều 26 Luật Công đoàn và Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn, bao gồm:

- Kinh phí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp mua sắm phương tiện hoạt động công đoàn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho công đoàn cơ sở; kinh phí tổ chức các hoạt động phối hợp như: tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan du lịch, khen thưởng, phúc lợi... của cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, công nhân, lao động (sau đây gọi chung là đoàn viên công đoàn và người lao động) và một số hoạt động nhằm động viên, khen thưởng con đoàn viên công đoàn và người lao động; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công đoàn cơ sở.

- Thu từ hoạt động văn hóa, thể thao; nhượng bán, thanh lý tài sản; thu lãi tiền gửi, cổ tức; thu hồi khoản chi sai từ nguồn tài chính công đoàn đã quyết toán và được duyệt,..

Điều 5. Nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và phân bổ nguồn kinh phí cho các khoản mục chi

1. Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.

2. Phân bổ nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi:

a) Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không quá 30%. Nếu chi không hết thì được chuyển sang chi cho các hoạt động khác. Trong trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ.

b) Chi quản lý hành chính 10%.

c) Chi hoạt động phong trào 60%

Việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động phong trào do công đoàn cơ sở quyết định, ưu tiên chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động, chi phát triển đoàn viên công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, chi đào tạo cán bộ.

Trong đó chi hỗ trợ du lịch 10% của chi hoạt động phong trào. Trường hợp cần điều chỉnh tăng tỷ lệ chi hỗ trợ du lịch, công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở xem xét, quyết định nhưng ti đa không quá 20% của chi hoạt động phong trào.

3. Nguồn thu khác của công đoàn cơ sở do công đoàn cơ sở quyết định việc phân bổ cho các khoản mục chi.

Điều 6. Chi tài chính công đoàn cơ sở

1. Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng theo lương:

- Lương, phụ cấp và các khoản đóng BHXH, BHYT... của cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn ở cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo Quy định của Ban Bí thư Trung ương và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.

- Lương, phụ cấp của cán bộ công đoàn chuyên trách khu vực ngoài nhà nước thực hiện theo Quy định của Tng Liên đoàn.

Khuyến khích công đoàn cơ sở Công ty cổ phần áp dụng chế độ tiền lương theo Quy định của Ban Bí thư Trung ương đối với cán bộ công đoàn chuyên trách.

2. Chi quản lý hành chính:

- Chi hội nghị Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.

- Chi Đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, bao gồm: trang trí, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu, nước uống...

- Chi mua văn phòng phẩm, tài sản, dụng cụ làm việc, sửa chữa nhỏ văn phòng làm việc của công đoàn, tiền bưu phí, thông tin liên lạc, công tác phí, nước uống, tiếp khách.

3. Chi hoạt động phong trào:

3.1. Chi tchức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động:

- Chi bồi dưng cho tư vấn, luật sư, người trực tiếp chuẩn bị giúp công đoàn cơ sở tham gia với doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang bảng lương, quy chế trả lương, thưởng; xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; ký thỏa ước lao động tập th; giải quyết tranh chp lao động; tham gia các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi của đoàn viên công đoàn và người lao động và kim tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về lao động.

- Chi hỗ trợ thuê luật sư bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở khi thực hiện quyền đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, của tổ chức công đoàn bị chủ doanh nghiệp sa thải, chm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc chuyển làm việc khác mà thu nhập giảm.

- Chi hỗ trợ cán bộ công đoàn cơ sở trong việc tổ chức đình công theo quy định của pháp luật, hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động bị chủ sử dụng lao động chm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, chuyên làm việc khác mà thu nhập giảm.

- Chi án phí, chi phí tố tụng khác khi công đoàn tổ chức khởi kiện.

3.2. Chi phát trin đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh:

- Chi tuyên truyền giới thiệu về tổ chức công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam; gặp gỡ, trao đổi với người sử dụng lao động về hoạt động công đoàn, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

- Chi bồi dưỡng làm ngoài giờ cho đoàn viên công đoàn, người lao động và cán bộ công đoàn trực tiếp gặp g, tuyên truyền, vận động người lao động tham gia tổ chức công đoàn.

- Chi tổ chức kết nạp đoàn viên, thành lập ra mắt công đoàn cơ sở, khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc vận động thành lập công đoàn cơ sở.

- Chi các hoạt động xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; đánh giá phân loại đoàn viên; phân loại công đoàn bộ phận, tcông đoàn; tổ chức bồi dưỡng cho công đoàn bộ phận, tổ công đoàn về hoạt động xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, khen thưởng xây dựng công đoàn vững mạnh.

3.3. Chi tuyên truyền:

- Chi mua sách, báo, tạp chí, ấn phẩm của tchức công đoàn như: Báo Lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Tạp chí Bảo hộ Lao động và sách, ấn phẩm của Nhà Xuất bản Lao động... phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn cơ sở.

- Chi tiền giấy, bút cho các hoạt động tuyên truyền trên bảng tin, phát thanh, báo tường, mạng thông tin của công đoàn cơ sở.

3.4. Chi tổ chức phong trào thi đua:

- Chi phối hợp tổ chức phát động thi đua; hội nghị sơ kết, tng kết thi đua, khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.

- Chi tổ chức hội thi cán bộ công đoàn giỏi.

3.5. Chi đào tạo cán bộ:

- Chi thù lao giảng viên, bồi dưỡng học viên, nước uống, tài liệu và các khoản chi hành chính khác của các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do công đoàn cơ sở tổ chức.

- Chi tiền mua tài liệu, tiền công tác phí cho đoàn viên công đoàn và người lao động do công đoàn cơ sở cử đi dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

- Chi phối hợp tổ chức học bổ túc văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

- Chi thù lao báo cáo viên, nước uống thông thường cho người dự các buổi nói chuyện thời sự, chính sách, pháp luật... do công đoàn cơ sở tchức.

- Chi hỗ trợ cho nữ có con dưới 36 tháng tuổi được công đoàn cơ sở cử tham gia các lớp đào tạo, tập huấn.

3.6. Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch.

a) Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao:

- Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng đơn vị văn hóa; phòng chống tệ nạn xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động; chi tổ chức cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; chi khen thưởng tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội của công đoàn cơ sở.

- Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.

- Chi bồi dưỡng cho Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ, thi đấu ththao do công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên cơ sở tổ chức; chi khen thưởng tập thể, cá nhân đạt giải trong các cuộc hội diễn, hội thao do công đoàn cơ sở tổ chức.

b) Chi hỗ trợ du lịch:

Chi phối hợp với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức cho đoàn viên công đoàn và người lao động đi du lịch.

3.7. Chi tổ chức các hoạt động về giới và bình đng giới:

- Chi cho các hoạt động tuyên truyền về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới các hoạt động về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình.

- Chi hỗ trợ mua đồ dùng, thiết bị mẫu giáo, nhà trẻ tại đơn vị (nếu có); hỗ trợ đoàn viên và người lao động có con gửi nhà trẻ, học mẫu giáo.

- Chi tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Dân số 26/12.

- Chi hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, Câu lạc bộ nữ công cơ sở, hội thi cán bộ nữ công giỏi, hội thi chuyên đề nữ công, phong trào thi đua giỏi việc nước đảm việc nhà.

(Ban Công đoàn Quốc phòng và Công đoàn Công an Nhân dân thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).

3.8. Chi thăm hỏi, trợ cấp:

a) Chi thăm hỏi:

- Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn và người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng; vợ; chồng; con) và việc hỉ của đoàn viên công đoàn.

- Chi thăm hỏi, tặng quà cho người lao động nhân dịp tết cổ truyền; tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn; tặng quà cho cán bộ công đoàn khi thôi không tham gia Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

b) Chi trợ cấp:

Chi trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động gặp khó khăn do tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật him nghèo gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản.

Mức chi thăm hỏi, trợ cấp khó khăn giữa đoàn viên công đoàn và đối tượng không phải là đoàn viên công đoàn do công đoàn cơ sở quy định.

3.9. Chi động viên, khen thưởng:

- Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn.

- Chi khen thưởng người lao động đạt thành tích xuất sắc trong công tác.

- Chi khen thưởng con của đoàn viên công đoàn và người lao động đạt thành tích xuất sắc trong học tập.

- Chi phối hợp tổ chức hoạt động nhân ngày quốc tế thiếu nhi, tết trung thu.

- Chi khen thưởng hoạt động chuyên đề, khen thưởng công tác thu tài chính theo quy định của Tổng Liên đoàn.

3.10. Chi hoạt động khác:

- Chi cho các cộng tác viên có nhiều đóng góp giúp đỡ cho hoạt động công đoàn.

- Giúp đoàn viên công đoàn và người lao động các đơn vị khác bị thiên tai bão lụt, tai nạn, ảnh hưởng chất độc màu da cam.

Điều 7. Phân biệt một số khoản chi của công đoàn cơ sở

1. Tổ chức phong trào thi đua, học văn hóa, hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan du lịch, phúc lợi của người lao động và chăm lo, tổ chức các hoạt động cho con của người lao động là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ của cơ quan, đơn vị đchi theo Điều 24 Luật Công đoàn năm 2012.

2. Phương tiện hoạt động của công đoàn cơ sở do chủ doanh nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp (không thu tiền) theo Điều 24, Luật Công đoàn năm 2012.

3. Trách nhiệm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công đoàn của doanh nghiệp:

- Tiền lương trả theo kết quả sản xuất kinh doanh đối với cán bộ công đoàn chuyên trách trong doanh nghiệp Nhà nước do doanh nghiệp chi trả theo Khoản 5, Điều 24 Luật Công đoàn năm 2012; Quy định của Ban Bí thư Trung ương và hướng dẫn của của cơ quan chức năng.

- Tiền lương trả theo kết quả sản xuất kinh doanh đối với cán bộ công đoàn chuyên trách khu vực ngoài Nhà nước thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

4. Phụ cấp kiêm nhiệm của Chủ tịch công đoàn cơ sở nếu nguồn khác đã chi thì tài chính công đoàn không chi.

5. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, hoạt động kế hoạch hóa gia đình, hoạt động xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp do doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị chi theo quy định của Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan.

 

Chương III. KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 8. Quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính công đoàn

1. Quản lý tài chính công đoàn cơ sở thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn.

2. Ủy ban Kiểm tra công đoàn cơ sở có trách nhiệm kiểm tra việc xây dựng, thực hiện dự toán, quyết toán thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở hàng năm.

3. Dự toán, quyết toán thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở phải công khai theo quy định của Tổng Liên đoàn.

4. Thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở phải được phản ảnh đầy đủ vào sổ kế toán và chịu sự giám sát của đoàn viên công đoàn và người lao động tại đơn vị.

Điều 9. Khen thưởng và xử lý vi phạm

- Công đoàn cơ sở, cán bộ, đoàn viên công đoàn thực hiện tốt Quy định này được khen thưởng theo Quy chế khen thưởng của Tổng Liên đoàn.

- Công đoàn cơ sở, cán bộ, đoàn viên công đoàn khi vi phạm trong việc thu, chi, quản lý tài chính công đoàn tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi