Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kết luận 79-KL/TW 2013 đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kết luận 79-KL/TW
Cơ quan ban hành: | Bộ Chính trị | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 79-KL/TW | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kết luận | Người ký: | Lê Hồng Anh |
Ngày ban hành: | 25/12/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách |
tải Kết luận 79-KL/TW
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CHÍNH TRỊ Số: 79-KL/TW | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013 |
KẾT LUẬN
VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW, NGÀY 28-01-2008 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ X VỀ “TIẾP TỤC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC”
Vừa qua, sau khi nghe Ban Chỉ đạo Đề án báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-01-2008 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau:
1- Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn được nâng lên, tạo sự chuyển biến tích cực về hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc chăm lo xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh. Nhà nước đã thể chế hoá ban hành nhiều chính sách, pháp luật có liên quan đến công nhân, lao động, như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ nghỉ thai sản... Các cấp chính quyền đã triển khai thực hiện nhiều đề án, chương trình, kế hoạch với các mục tiêu phấn đấu cụ thể, sát thực, phù hợp với đặc điểm tình hình công nhân lao động ở từng địa phương, từng lĩnh vực. Giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2- Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết còn một số yếu kém, khuyết điểm. Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể về xây dựng giai cấp công nhân còn nhiều hạn chế. Công tác chỉ đạo và phối hợp của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan chức năng chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ; nội dung, chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết có nơi còn chung chung, thiếu các giải pháp cụ thể. Những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân như việc làm, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hoá, nhà trẻ... tại các khu công nghiệp, khu chế xuất chậm được giải quyết. Những tồn tại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật cho người lao động như: tiền lương và thu nhập, tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v.. chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chế độ, chính sách đối với người lao động chưa được quan tâm. Thu nhập của công nhân chưa tương xứng với cường độ lao động và thời gian làm việc. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp, nhất là khu vực ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế. Công tác phát triển đảng trong công nhân chưa được coi trọng, tỉ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt; chưa thường xuyên quan tâm, tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ và đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo đảng, chính quyền, người sử dụng lao động với công nhân, người lao động. Vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn chưa được phát huy đầy đủ. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng đối với tổ chức Công đoàn trong việc xây dựng giai cấp công nhân, chăm lo đời sống công nhân, người lao động thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Hệ thống cơ chế, chính sách đối với giai cấp công nhân chưa đồng bộ; có những chủ trương, chính sách không còn phù hợp, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời.
3- Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-01-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã đề ra hệ thống các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ, nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam phát triển về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, không ngừng nâng cao về chất lượng để hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn cách mạng mới. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân các cấp tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức trong các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân. Xác định việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết là trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, nhà nước và cả hệ thống chính trị. Tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn.
Làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống giai cấp công nhân và truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng; nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức chính trị của giai cấp công nhân. Giáo dục nâng cao trình độ kiến thức, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trách nhiệm trong lao động sản xuất, xây dựng và phát triển đất nước của công nhân, lao động.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các Đề án theo Kết luận số 23-KL/TW, ngày 08-02-2008 của Bộ Chính trị về những công việc cần cụ thể hoá để thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW. Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp cần khẩn trương thể chế hoá Nghị quyết. Bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật, có chế tài thực thi pháp luật hiệu quả, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động; gắn phát triển kinh tế với bảo đảm các vấn đề xã hội, tập trung đầu tư thích đáng tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh mẽ giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng. Trước mắt, tập trung giải quyết những kiến nghị của đoàn viên, công nhân viên lao động và các cấp công đoàn tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam về những vấn đề bức xúc, cấp bách của công nhân như việc làm, nhà ở, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hoá, nhà trẻ.
- Các cấp uỷ, tổ chức đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn; quan tâm chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, có các chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để giai cấp công nhân phát triển toàn diện. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chú trọng phát triển đảng viên, tổ chức đảng, đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh) trong các doanh nghiệp, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Xây dựng tổ chức Công đoàn theo phương châm “ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức công đoàn” hoạt động theo Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hằng năm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội về luật pháp, chính sách liên quan đến giai cấp công nhân, người lao động.
- Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện Nghị quyết. Tổ chức công đoàn các cấp chủ động đề xuất, phối hợp với các ban, ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch liên ngành với tổ chức công đoàn trong các mặt công tác, nhất là công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật liên quan đến giai cấp công nhân và người lao động, tổ chức Công đoàn.
- Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp công nhân và vai trò của tổ chức công đoàn trong việc xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh. Tập trung kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức, bộ máy và cán bộ để tổ chức công đoàn các cấp thực sự là chỗ dựa vững chắc và tin cậy của giai cấp công nhân và người lao động. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn, đa dạng hoá các loại hình tập hợp công nhân, vận động đội ngũ công nhân đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của tổ chức công đoàn thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam. Chỉ đạo các cơ quan báo chí trong hệ thống Công đoàn hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích đã được xác định.
- Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc nghiên cứu để xây dựng một số dự án luật có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động trình Quốc hội khoá XIII (dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), Luật Phá sản (sửa đổi), Luật An toàn – Vệ sinh lao động, Luật Tố tụng lao động, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Tiền lương tối thiểu).
- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết, sớm ban hành Quy định về việc thành lập tổ chức chính trị - chính trị xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thành lập tổ chức cơ sở đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội ở những doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng và Điều lệ của các đoàn thể chính trị - xã hội theo Kết luận của Bộ Chính tị (tại Thông báo số 114-TB/TW, ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị).
- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các ngành chức năng xây dựng Đề án “Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và công nhân lao động”.
- Ban Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với các ban đảng Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-01-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X và Kết luận này; định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
| T/M BỘ CHÍNH TRỊ |