Công văn 340/LĐ-TBXH TP Hồ Chí Minh về xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động tập thể

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 340/LĐ-TBXH

Công văn 340/LĐ-TBXH của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động tập thể
Cơ quan ban hành: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí MinhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:340/LĐ-TBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Kim Lý
Ngày ban hành:07/02/2003Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

tải Công văn 340/LĐ-TBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

Số: 340/LĐ-TBXH
V/v xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động tập thể

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 02 năm 2003

 

 

Kính gửi:

- Sở, Ngành, Tổng công ty đóng trên địa bàn TP
- Ban Quản lý KCX-KCN thành phố
- Phòng Lao động – TBXH (Phòng VH-XH) quận, huyện
- Các doanh nghiệp, các cơ sở SXKD thuộc các thành phần sở hữu, đóng trên địa bàn TP

 

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần sở hữu căn cứ các nội dung quy định tại chương V Bộ luật Lao động và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động; Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ, Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể và tình hình đặc điểm cụ thể của mình tiến hành và xây dựng thỏa ước lao động tập thể.

Để việc đăng ký thỏa ước lao động tập thể được thực hiện thống nhất, Sở Lao động và Thương binh xã hội thành phố hướng dẫn Quy trình ký kết và thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh như sau:

I. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

1. Đề xuất yêu cầu thương lượng và tổ chức thương lượng

- Mỗi bên đều có quyền đề xuất yêu cầu ký kết thỏa ước lao động tập thể và đưa ra nội dung cần thương lượng. Nội dung cần thương lượng phải xây dựng thành văn bản.

- Bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và chủ động gặp bên yêu cầu thương lượng để thỏa thuận về chương trình, kế hoạch, thời gian, số lượng và danh sách đại diện tham gia thương lượng.

+ Số lượng đại diện thương lượng của hai bên do hai bên thỏa thuận.

+ Số lượng đại diện cho bên tập thể lao động là BCH công đoàn cơ sở, hoặc BCH công đoàn lâm thời.

+ Số lượng đại diện cho bên người sử dụng lao động bao gồm các thành viên trong BGĐ hoặc người sáng lập doanh nghiệp.

+ Thời gian bắt đầu thương lượng tiến hành chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng.

- Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức để hai bên tiến hành thương lượng, kết quả thương lượng là căn cứ để xây dựng thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.

+ Hai bên thương lượng chuẩn bị nội dung thương lượng.

+ Tiến hành thương lượng, thỏa thuận trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên. Quá trình thương lượng phải có biên bản ghi rõ những điều khoản hai bên đã thỏa thuận, những điều khoản chưa thỏa thuận được.

+ Hai bên thống nhất và hoàn thiện dự thảo thỏa ước lao động tập thể.

2. Tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung của thỏa ước lao động tập thể

- Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn lâm thời tổ chức cho người lao động được thảo luận, góp ý nội dung của thỏa ước lao động tập thể từ tổ công đoàn.

- Tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động bằng cách lấy chữ ký hoặc biểu quyết sau khi tổ chức cho người lao động thảo luận, góp ý về nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

- Lập biên bản kết quả lấy ý kiến.

+ Biên bản phải ghi rõ tổng số người được lấy ý kiến, trong đó số người tán thành, số người không tán thành; những điều khoản không tán thành và tỷ lệ không tán thành.

+ Nếu có trên 50% số lao động trong tập thể lao động tán thành thì hai bên tiến hành tổ chức ký kết thỏa ước lao động tập thể.

3. Tổ chức lễ ký kết thỏa ước lao động tập thể

- Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp phải có đủ chữ ký của đại diện hai bên:

+ Đại diện tập thể người lao động là chủ tịch công đoàn.

+ Đại diện người sử dụng lao động là giám đốc hoặc người sáng lập doanh nghiệp.

Nếu cấp trưởng vắng mặt thì cấp phó thay bằng giấy ủy quyền của cấp trưởng.

- Đơn vị có số lượng lao động nhiều và ở nhiều địa điểm khác nhau thì tổ chức Hội nghị đại biểu (Đại hội đại biểu công nhân viên chức). Số lượng đại biểu được cử tham dự Hội nghị do hai bên quyết định nhưng ít nhất cũng phải từ 15% - 20% tổng số lao động của đơn vị.

4. Nội dung và nguyên tắc xây dựng thỏa ước lao động tập thể

a) Về nội dung: thực hiện đúng theo nội dung và thứ tự quy định tại điều 2 của Nghị định 196/CP ngày 31/12/19994 của Chính phủ (kể cả mẫu thỏa ước lao động tập thể)

b) Về nguyên tắc:

- Khi thương lượng về nội dung trách nhiệm, khuyến khích đưa ra những điều khoản chi tiết hơn quy định của Nhà nước nhưng không được trái pháp luật.

- Khi thương lượng về nội dung quyền lợi, khuyến khích đưa ra những điều khoản chi tiết hơn và có lợi hơn cho người lao động, nhưng không được đặt các quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định của Nhà nước.

5. Đăng ký thỏa ước lao động tập thể với cơ quan lao động địa phương

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết thỏa ước lao động tập thể, người sử dụng lao động phải gởi bản thỏa ước lao động tập thể đến đăng ký tại cơ quan lao động địa phương (doanh nghiệp khi đăng ký phải kèm theo công văn đăng ký và biên bản lấy ý kiến tập thể lao động). Cơ quan lao động địa phương có văn bản thông báo doanh nghiệp đăng ký thỏa ước lao động tập thể và lưu lại bản thỏa ước lao động tập thể.

6. Tổ chức thực hiện

- Người sử dụng lao động phải thông báo công khai nội dung thỏa ước lao động tập thể cho mọi người lao động trong doanh nghiệp biết để thực hiện.

- Nếu cần có thể trích những nội dung chủ yếu và quan trọng gởi đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sau từ 3 tháng hoặc 6 tháng thực hiện thỏa ước lao động tập thể, hai bên xem xét, thỏa thuận những điều cần sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể (nếu cần). Việc sửa đổi, bổ sung được tiến hành theo trình tự như ký kết thỏa ước lao động tập thể và gởi đăng ký tại cơ quan lao động địa phương (nơi đã đăng ký) những điều khoản đã sửa đổi bổ sung.

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

1. Hồ sơ đăng ký thỏa ước lao động tập thể:

- Công văn đăng ký thỏa ước lao động tập thể (theo mẫu đính kèm);

- Biên bản lấy ý kiến tập thể người lao động (theo mẫu đính kèm);

- Bản thỏa ước lao động tập thể;

2. Đối với hồ sơ đăng ký sửa đổi bổ sung và gia hạn thỏa ước lao động tập thể:

Doanh nghiệp gởi công văn đăng ký, biên bản lấy ý kiến tập thể người lao động thống nhất sửa đổi bổ sung hoặc gia hạn kèm bản thỏa ước lao động tập thể đã có quyết định thừa nhận của cơ quan lao động theo quy định trước 01/01/2003 hoặc thông báo áp dụng sau 01/01/2003 và bản thỏa ước lao động tập thể sửa đổi, bổ sung (nếu có);

3. Nơi đăng ký thỏa ước lao động tập thể

a) Đăng ký tại phòng Lao động – Tiền lương – Tiền công – Sở Lao động – TB & XH:

- Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước kể cả doanh nghiệp cổ phần hóa (thuộc trung ương và thành phố quản lý) đóng trên địa bàn thành phố;

- Các Liên hiệp Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (thuộc thành phố quản lý) đóng trên địa bàn thành phố.

b) Đăng ký tại Phòng quản lý lao động nước ngoài – Sở Lao động – TB & XH:

- Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đóng trên địa bàn thành phố;

- Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động hợp đồng là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

c) Đăng ký tại Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp TP:

- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn các khu chế xuất – khu công nghiệp thành phố.

d) Đăng ký tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (Phòng Văn hóa – Xã hội) Quận, Huyện:

- Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước kể cả doanh nghiệp cổ phần hóa (thuộc quận, huyện quản lý); các doanh nghiệp thành lập, hoạt động Luật doanh nghiệp đóng trên địa bàn quận, huyện;

- Các Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (trừ các Liên hiệp Hợp tác xã);

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (thuộc Quận, Huyện quản lý) đóng trên địa bàn Quận, Huyện.

- Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa.

4. Đối với các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (Phòng Văn hóa – Xã hội) Quận, Huyện, Ban quản lý KCX-KCN thành phố:

Căn cứ mẫu thông báo đã gởi kèm công văn số 3675/LĐTBXH ngày 26/12/2002 của Sở Lao động - Thương binh và xã hội về việc đăng ký thỏa ước lao động tập thể, tùy theo hình thức đăng ký mới, đăng ký sửa đổi, bổ sung hoặc đăng ký gia hạn Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp thành phố, các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (Phòng Văn hóa – Xã hội) Quận, Huyện ra thông báo phù hợp hình thức đăng ký.

Ban quản lý các Khu chế xuất – Khu công nghiệp thành phố, các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (Phòng Văn hóa – Xã hội) Quận, Huyện có trách nhiệm thực hiện đăng ký thỏa ước lao động tập thể đối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý đúng theo quy định.

Công văn này thay thế công văn số 486/LĐTBXH ngày 2/6/1995 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố./.

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND TP, Bộ LĐ-TBXH (để báo cáo);
- Phòng LĐ-TBXH (VH-XH) quận, huyện (để thực hiện);
- BQL KCX-KCN TP (để thực hiện);
- LĐLĐ TP (để biết);
- Lưu VP, Phòng LĐTLTC.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Kim Lý

 

Đơn vị chủ quản: …………………….
Đơn vị: ………………………………..
Địa chỉ: ………………………………..
Điện thoại: …………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm……

 

BIÊN BẢN

Lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung thỏa ước lao động tập thể

 

 

1- Tổng số CNVC và lao động của doanh nghiệp: ………………người

2- Phương thức lấy ý kiến

- Lấy ý kiến toàn thể công nhân viên chức và lao động thông qua chữ ký:               ð

- Lấy ý kiến toàn thể công nhân viên chức và lao động thông qua biểu quyết:          ð

3- Số lượng người được lấy ý kiến:

(Ngoài việc tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động, nếu có tổ chức lấy ý kiến của đại biểu thì ghi rõ thành phần tham dự, số lượng người được lấy ý kiến của từng thành phần).

4- Số người tán thành nội dung TƯLĐTT của doanh nghiệp: ………………người

Tỷ lệ tán thành:…………..%

5- Số người không tán thành nội dung TƯLĐTT: ………………người

Tỷ lệ tán thành:…………..%

6- Những điều khoản không tán thành:

-

-

(Tại từng điều, khoản không tán thành doanh nghiệp ghi rõ tỷ lệ % không tán thành)

 

Xác nhận của đại diện BCH công đoàn
(Họ và tên, chức danh, ký tên, đóng dấu)

Người viết biên bản
(Họ và tên, chức danh)

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

(Tên doanh nghiệp)
…………………………….
Địa chỉ:…………………..
…………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

ĐĂNG KÝ

Thỏa ước lao động tập thể

Kính gởi:……………………………………………………………………..

 

Chúng tôi gồm có:

1- Đại diện người sử dụng lao động:

(Họ tên, chức vụ) ………………………………………………………………………………………….

2- Đại diện tập thể lao động:

(Họ tên, chức vụ) ……………………………………………………………………………………….

Đã ký kết thỏa ước lao động tập thể ngày…… tháng…… năm……

- Xây dựng thỏa ước lao động tập thể lần đầu                  ð

- Xây dựng thỏa ước lao động tập thể sửa đổi, bổ sung   ð

- Gia hạn thỏa ước lao động tập thể                                 ð

Đề nghị được đăng ký tại ……………………………………………………………………………...

Tài liệu đăng ký gồm có bản thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp kèm theo phụ lục (nếu có) và 01 biên bản lấy ý kiến tập thể lao động.

 

 

……, ngày……tháng…… năm……
Giám đốc doanh nghiệp
Ký tên và đóng dấu

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi