Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn giải thích vướng mắc trong thực hiện Nghị định 28/CP
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2974/LĐTBXH-CV
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2974/LĐTBXH-CV | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Bùi Huy Duyên |
Ngày ban hành: | 07/09/1996 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 2974/LĐTBXH-CV
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 2974/LĐTBXH-CV NGÀY 7 THÁNG 9 NĂM 1996 VỀ VIỆC GIẢI THÍCH VƯỚNG MẮC
TRONG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 28/CP
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hoà
Trả lời Công văn số 122/LĐTBXH ngày 20/8/1996 của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Nha Trang, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ đã quy định: "Đối với người đủ điều kiện được xác nhận hai đối tượng trở lên theo Điều 1 của Pháp lệnh thì được hưởng các chế độ trợ cấp, phụ cấp (nếu có) đối với từng đối tượng nhưng về các chế độ ưu đãi khác thì chỉ hưởng chế độ nào cao hơn quy định tại Nghị định này", cụ thể là:
Điều 1 của Pháp lệnh xác định rõ 7 đối tượng được hưởng ưu đãi; trong đó người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8/1945; liệt sỹ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lao động; Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; người hoạt động cách mạng hoặc kháng chiến bị địch bắt tù đầy; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, là những người đã trực tiếp tham gia trong một tổ chức cách mạng. Còn đối tượng thứ 7 - "Người có công giúp đỡ cách mạng", theo như hướng dẫn tại Thông tư số 18/LĐTBXH ngày 01/8/1985, là những người dân đã giúp đỡ cách mạng bằng của cải, vật chất hoặc nuôi dấu cán bộ..., những người này chưa tham gia trong một tổ chức cách mạng nhưng có tinh thần giác ngộ cách mạng. Như vậy:
1- Một người có đủ điều kiện xác nhận vừa là người hoạt động cách mạng, vừa là anh hùng, vừa là thương binh, vừa là người bị địch bắt tù, đầy; vừa là người kháng chiến thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của các đối tượng. Tuy nhiên, thương binh đồng thời là bệnh binh hoặc là thương binh đồng thời là công nhân viên chức hưởng mất sức lao động thì mới tạm thời hưởng một chế độ của một đối tượng có trợ cấp, phụ cấp cao hơn (quy định tại khoản 3, Điều 4).
2- Một người đã được xác nhận hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp của một trong những người trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng (kể ra ở trên) thì không xét hưởng thêm chế độ người giúp đỡ cách mạng và ngược lại (kể cả trường hợp, tại thời điểm giải quyết chính sách, một người trước khi trở thành người trực tiếp hoạt động trong một tổ chức cách mạng đã là người có công giúp đơc cách mạng được tặng Bằng có công với nước hoặc "Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công" hay Huân chương kháng chiến).