Quyết định 3748/QĐ-UBND 2017 thủ tục hành chính của Sở Nông nghiệp An Giang

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3748/QĐ-UBND

Quyết định 3748/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh An GiangSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3748/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vương Bình Thạnh
Ngày ban hành:18/12/2017Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

tải Quyết định 3748/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 3748/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

Số: 3748/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

An Giang, ngày 18 tháng 12 năm 2017

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 08 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về hướng dẫn, công bố niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1925/SNN&PTNT-VP ngày 11 tháng 12 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang.
1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này theo quy định của pháp luật hiện hành kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Đối với các thủ tục hành chính nêu tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn theo quy định của pháp luật hiện hành kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang;
Điều 4: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Website Chính phủ;
- Cục kiểm soát TTHC – VP Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; (b/c)

- UBMTTQVN tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, Các PCT. UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Sở, Ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Website tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC.

CHỦ TỊCH




Vương Bình Thạnh

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3748/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

PHẦN I. DANH MỤC BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

STT

Tên thủ tục hành chính

Trang

I. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

01

Thủ tục giao rừng đối với tổ chức

13

02

Thủ tục cho thuê rừng đối với tổ chức

16

03

Thủ tục thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài)

19

04

Thủ tục thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay giải thể, phá sản

21

05

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác lập

23

06

Thủ tục cải tạo rừng (đối với chủ rừng: không phải hộ gia đình, cá nhân, không phải vườn quốc gia, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý)

26

07

Thủ tục công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

30

08

Thủ tục cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con

35

09

Thủ tục cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống

38

10

Thủ tục chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý

42

11

Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ

46

12

Thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ

51

13

Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật đối với rừng phòng hộ

55

14

Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật đối với rừng đặc dụng

59

15

Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác

63

16

Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh

68

17

Thủ tục đăng ký quảng cáo giống cây trồng Lâm nghiệp

70

II. LĨNH VỰC KIỂM LÂM

01

Thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi Gấu

74

02

Thủ tục đóng dấu búa Kiểm lâm

78

03

Thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

83

04

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển Gấu

86

05

Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và Phụ lục II, III của CITES

94

06

Thủ tục giao nộp gấu cho nhà nước

98

07

Thủ tục xác nhận của Chi cục Kiểm lâm đối với Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng, lâm sản nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu, lâm sản vận chuyển nội bộ

102

08

Thủ tục thu hái cây thuốc nam

106

09

Thủ tục về chuyển khoán rừng phòng hộ

111

III. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT

  1.  

Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật; phân bón (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy)

119

  1.  

Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật; phân bón (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh)

123

  1.  

Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy)

128

  1.  

Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh)

131

  1.  

Thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng (đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

135

  1.  

Thủ tục chỉ định lại tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng (đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

140

  1.  

Thủ tục mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng (đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

144

  1.  

Thủ tục miễn giám sát đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận (đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

148

  1.  

Thủ tục công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm

150

nhayThủ tục công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 1 Khoản I Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

10

Thủ tục công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm

154

nhayThủ tục công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 2 Khoản I Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

11

Thủ tục cấp lại công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm

158

12

Thủ tục chỉ định Tổ chức chứng nhận sản phẩm trồng trọt được sản xuất phù hợp quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh

162

13

Thủ tục đăng ký quảng cáo giống cây trồng

167

14

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

172

15

Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh)

176

16

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

180

17

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

188

18

Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (sản xuất, sơ chế rau, quả, chè)

195

19

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (sản xuất, sơ chế rau, quả, chè) đối với trường hợp giấy chứng nhận sắp hết hạn

201

20

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (sản xuất, sơ chế rau, quả, chè) đối với trường hợp giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

207

21

Thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật)

210

22

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón

214

23

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón

223

24

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

233

25

Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

239

26

Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo và đăng ký hội thảo phân bón

245

20

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (sản xuất, sơ chế rau, quả, chè) đối với trường hợp giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

207

IV. LĨNH VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y

1

Đăng ký công bố hợp quy cơ sở ấp trứng gia cầm, thức ăn chăn nuôi (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy)

249

2

Đăng ký công bố hợp quy cơ sở ấp nở trứng gia cầm, thức ăn chăn nuôi, (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh)

251

3

Đăng ký quảng cáo giống vật nuôi

257

4

Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y

261

nhayThủ tục Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 7 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

5

Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu (đối với giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi động vật, vật tư, hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôi)

265

6

Cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu (đối với giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi động vật, vật tư, hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôi)

271

7

Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y

275

8

Cấpgia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (gồm tiêm phòngchữa bệnhphẫu thuật động vậttư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú ykhám bệnhchẩn đoán bệnhxét nghiệm bệnh động vậtbuôn bán thuốc thú y)

280

nhayThủ tục Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (gồm tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y) ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 3 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

9

Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y)

285

nhayThủ tục Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y) ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 4 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

10

Cấp Giấy chứng nhận đ điều kiện buôn bán thuốc thú y

287

nhayThủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 5 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

11

Cấp lại Giấy chứng nhận đ điều kiện buôn bán thuốc thú y (trong trường hợp bị mấtsai sóthư hỏngthay đổi thông tin có liên quan đến tổ chứccá nhân đăng ký)

291

nhayThủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký) ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 6 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

12

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

294

nhayThủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 8 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

13

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản

298

nhayThủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 9 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

14

Cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở phải đánh giá lại

301

nhayThủ tục Cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở phải đánh giá lại ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 10 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

15

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

305

nhayThủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 11 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

16

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở toàn dịch bệnh động vật thủy sản

309

nhayThủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 12 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

17

Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản)

312

nhayThủ tục Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản) ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 13 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

18

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận

315

nhayThủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 14 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

19

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận

319

nhayThủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 15 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

20

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận

322

nhayThủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 16 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

21

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

326

nhayThủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 17 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

22

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

332

nhayThủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 18 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

23

Kiểm dịch đối với động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm

338

24

Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (thức ăn chăn nuôi dùng cho vật nuôi là gia súcgia cầm)

339

25

Cấp chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi)

342

26

Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi)

345

27

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

348

28

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn

355

29

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.

361

30

Thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

364

V. LĨNH VỰC THỦY SẢN

1

Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu (trừ giống thủy sản bố mẹ chủ lực)

368

2

Cấp mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm

372

3

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm

376

4

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn Thực phẩm

379

5

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn Thực phẩm

386

6

Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (thức ăn chăn nuôi dùng cho vật nuôi là động vật thủy sản)

393

7

Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

397

8

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá không thời hạn (đối với tàu cá nhập khẩu)

403

9

Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời (đối với tàu nhập khẩu)

407

10

Nhập khẩu tàu cá đóng mới

411

11

Nhập khẩu tàu cá đã qua sử dụng

416

12

Xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác

421

13

Chứng nhận thủy sản khai thác

425

14

Chứng nhận lại thủy sản khai thác

433

15

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời

443

16

Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đóng mới

447

17

Cấp giấy chứng nhận tàu cá đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu

450

18

Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu cá cải hoán

454

19

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

458

20

Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá

462

21

Cấp sổ danh bạ thuyền viên tàu cá

466

22

Cấp giấy chứng nhận đăng ký bè cá

469

23

Cấp giấy phép khai thác thủy sản

474

24

Cấp gia hạn giấy phép khai thác thủy sản

479

25

Cấp đổi và cấp lại giấy phép khai thác thủy sản

482

26

Cấp giấy chứng nhận lưu giữ thủy sinh vật ngoại lai

485

27

Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES (các loài thủy sinh kể cả Ếch, Nhái và Ba ba)

488

VI. LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

1

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

494

2

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn

502

3

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP

509

4

Thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

512

5

Thủ tục về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với trường hợp đăng ký lần đầu và áp dụng đối với cơ sở chưa được xác nhận đăng ký quảng cáo hoặc cơ sở đã được xác nhận nhưng bị hủy bỏ

517

6

Thủ tục về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với trường hợp đăng ký lại và áp dụng đối với cơ sở đã được xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm nhưng thay đổi về nội dung quảng cáo hoặc giấy xác nhận hết thời hạn hiệu lực

521

7

Thủ tục về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với trường hợp Giấy xác nhận nội dung đăng ký quảng cáo đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hư hỏng

524

8

Thủ tục tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh làm thực phẩm

526

VIILĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1

Thủ tục giải quyết chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình di chuyển khỏi vùng thiên tai

531

2

Thủ tục Phê duyệt chủ trương xây dựng cánh đồng lớn

538

3

Thủ tục Phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (áp dụng cho phê duyệt lần đầu và điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoặc phương án cánh đồng lớn)

556

4

Thủ tục đăng ký xét công nhận nghề truyền thống

566

5

Thủ tục đăng ký xét công nhận làng nghề

572

6

Thủ tục đăng ký xét công nhận làng nghề truyền thống

582

PHẦN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG.

I. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Thủ tục giao rừng đối với tổ chức

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức có nhu cầu giao rừng nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng; viết xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và giấy hẹn ngày trả kết quả.

+ Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Kiểm lâm thẩm định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm:

- Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị giao rừng và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật trước khi giao rừng.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa dự kiến giao  cho tổ chức. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng rừng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng và có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề.

- Tham mưu lập dự thảo tờ trình kèm theo hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, gửi Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét.

+ Bước 4: Trong thời hạn 04 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký tờ trình (Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở xem xét và ký. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh).

+ Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi nhận được hồ sơ và tờ trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký quyết định giao rừng cho tổ chức (Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN).

+ Bước 6: Trả kết quả và bàn giao rừng. Trong thời gian 03 ngày làm việc, sau khi nhận được Quyết định giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao quyết định và bàn giao rừng tại thực địa cho tổ chức. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có sự tham gia và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN.

Trong quá trình thực hiện các bước giao rừng nêu trên, nếu tổ chức không đủ điều kiện được giao rừng thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lại hồ sơ cho tổ chức và thông báo rõ lý do không được giao  rừng.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đề nghị giao rừng (Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT;

2)  Phương án quản lý, sử dụng bền vững khu rừng (bản chính).

+ Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 36 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị giao rừng theo mẫu Phụ lục 05  ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

+ Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư : 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2012/TT-BNNPTNT.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

 

Phụ lục 05

Mẫu đơn đề nghị giao rừng dùng cho tổ chức

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 06  năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG

(dùng cho tổ chức)

 

    Kính gửi: .............................................................................................                                                                 

                                

1. Tên tổ chức đề nghị giao rừng (Viết chữ in hoa)(1)

.......................................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính...................................................................................

...............................................................................................................

3. Địa chỉ liên hệ...............................................Điện thoại............................

4. Địa điểm khu rừng đề nghị giao (2)..........................................................

...............................................................................................................

5. Diện tích đề nghị giao rừng (ha)...............................................................

6. Để sử dụng vào mục đích (3)....................................................................

7. Thời hạn sử dụng (năm)............................................................................

8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có)............................................

9. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn............................................................................................................

Các cam kết khác (nếu có)............................................................................

.............,ngày..........tháng.......năm...........

Giám đốc

(Ký và ghi rõ họ, tên chức danh và  đóng dấu)

 

........................................................................................

1. Đối với tổ chức phải ghi rõ tên tổ chức, ngày thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.

3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lich, nghiên cứu khoa học.

 

2. Thủ tục cho thuê rừng đối với tổ chức

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ.Tổ chức có nhu cầu thuê rừng nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ đề nghị cho thuê rừng; viết xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và giấy hẹn ngày trả kết quả.

+ Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Kiểm lâm thẩm định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm:

- Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị thuê rừng và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật trước khi cho thuê rừng.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa dự kiến cho tổ chức thuê. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng rừng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng và có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề.

- Tham mưu lập dự thảo tờ trình kèm theo hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, gửi Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét.

+ Bước 4: Trong thời hạn 04 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký tờ trình (Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở xem xét và ký. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh).

+ Bước 5: Quyết định  cho thuê rừng. Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ và tờ trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký quyết định cho thuê rừng cho tổ chức ( ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp thuê rừng (Phụ lục 5 Thông tư 38/2007/TT-BNN).

+ Bước 6:  Trả kết quả và bàn giao rừng. Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được Quyết định cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao quyết định và  bàn giao rừng tại thực địa cho tổ chức. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có sự tham gia và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN.

Trong quá trình thực hiện cho thuê rừng nêu trên, nếu tổ chức không đủ Điều kiện được giao hoặc thuê rừng thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lại hồ sơ cho tổ chức và thông báo rõ lý do không được  thuê rừng.”.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đề nghị thuê rừng (Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT);

2)  Phương án quản lý, sử dụng bền vững khu rừng (bản chính).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 36 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thuê rừng theo mẫu Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

+ Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư : 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2012/TT-BNNPTNT.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

Phụ lục 05

Mẫu đơn đề nghị thuê rừng dùng cho tổ chức

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 06  năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THUÊ RỪNG

(dùng cho tổ chức)

 

Kính gửi: ...................................................................................

 

1. Tên tổ chức đề nghị thuê rừng (Viết chữ in hoa) (1) ................................

.......................................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính ..................................................................................

.......................................................................................................................

3. Địa chỉ liên hệ........................................................................................

............................................................. Điện thoại...................................

4. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê(2)...........................................................

5. Diện tích đề nghị thuê rừng (ha)...............................................................

6. Để sử dụng vào mục đích (3)....................................................................

7. Thời hạn sử dụng (năm)............................................................................

8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có)............................................

9. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn............................................

Các cam kết khác (nếu có)............................................................................

.............,ngày..........tháng.......năm...........

Giám đốc

(Ký và ghi rõ họ, tên chức danh và  đóng dấu)

 

 

.................................................................................................................................

1. Đối với tổ chức phải ghi rõ tên tổ chức, ngày thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.

3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học.

 

3. Thủ tục thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chuyển đi nơi khác hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng, chủ rừng có trách nhiệm nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Kiểm lâm thẩm tra, xác minh.

+ Bước 3: Xử lý văn bản:

Trong thời gian 14 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm tiến hành thẩm tra, xác minh đặc điểm khu rừng khi cần thiết; Tham mưu lập dự thảo tờ trình, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông xem xét để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc thu hồi rừng.

+ Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký tờ trình (Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở xem xét và ký. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh).

+ Bước 5: Quyết định thu hồi rừng:

Trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi kết quả đến Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Nếu cần phải xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện công việc này trong thời gian 10 ngày làm việc (nếu có).

+Bước 6 : Chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (Hoặc chuyễn trả qua đường bưu chính nếu có yêu cầu)

 

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Văn bản trả lại rừng của chủ rừng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Phí, lệ phí: Không.    

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

+ Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư : 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2012/TT-BNNPTNT.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

4. Thủ tục thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay giải thể, phá sản

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Khi nhận được quyết định giải thể, phá sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ rừng có trách nhiệm gửi quyết định giải thể, phá sản trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Kiểm lâm thẩm tra, xác minh.

+ Bước 3: Trong thời gian 07 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm tiến hành thẩm tra, xác minh, tham mưu lập dự thảo tờ trình, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông xem xét để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

+ Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký tờ trình (Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở xem xét và ký. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh).

+ Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Trong thời 03 ngày làm việc, xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng gởi đến Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện Chỉ đạo việc xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư  vào khu rừng trong thời gian 07 ngày làm việc (nếu có).

+ Bước 6 : Sau khi thu hồi rừng, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý khu rừng thu hồi và đưa vào quỹ rừng để giao, cho thuê.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm: Quyết định giải thể, phá sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

+ Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư : 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2012/TT-BNNPTNT.

+ Quyết định số 2541/QĐ-BNN-TCLN ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi,  bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

5. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác lập

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Các tổ chức, cá nhân xây dựng và nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời hạn 01 buổi làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Kiểm lâm thẩm định.

+ Bước 3: Trong thời gian 02 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để hoàn chỉnh hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì dự thảo văn bản kèm hồ sơ liên quan gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét để trình UBND tỉnh.

+ Bước 4: Trong thời hạn 1,5 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, duyệt ký hồ sơ (Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở xem xét và ký. Trong thời hạn 01 buổi làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh).

+ Bước 5: Trong thời gian 09 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình, UBND tỉnh phải có quyết đinh cho phép hoặc không cho phép và chuyển đổi mục đích sử dung rừng và gởi quyết định này cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để trả kết quả cho các tổ chức và cá nhân.

+ Bước 6: Trả kết quả. Các tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hoặc chuyển trả qua đường bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Giấy đề nghị của tổ chức, cá nhân;

2) Báo cáo hiện trạng rừng; các tiêu chí và chỉ số cho phép xác lập loại rừng đó.

+ Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Phí, lệ phí: Không.                                       

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng (ban hành kèm theo Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.                                     

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng.

+ Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng.

+ Quyết định số 2541/QĐ-BNN-TCLN ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vị chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 + Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

 

 

MẪU

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG

Kính gửi: ……………………………………….

Tên đơn vị (đối với tổ chức) hoặc họ và tên (đối với hộ gia đình, cá nhân) ....................................

Địa chỉ: ......................................................................... được ................. giao quản lý, sử dụng ……….. ha rừng, tại khoảnh, tiểu khu …… thôn, bản ……… xã ……… huyện ……….. tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) …………. (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ......... ngày ....... tháng ....... năm ........... (hoặc quyết định giao đất, giao rừng số ………/…….. ngày …….. tháng ……… năm ..... ).

Hiện trạng rừng đang quản lý …………… ha, trong đó:

- Rừng sản xuất: ……………………….. ha;

- Rừng phòng hộ: ………………………. ha;

- Rừng đặc dụng: ……………………….. ha;

Đề nghị được chuyển mục đích sử dụng từ rừng ………………….. sang rừng .................. cụ thể:

Vị trí chuyển đổi: lô ……….., khoảnh …… tiểu khu ….. thôn, bản ……….. xã …… huyện ……….. tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) .........................

Diện tích chuyển đổi: ...........................................................................................

Đề nghị .....................................................................................  xem xét, giải quyết.

  

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(hoặc chủ hộ gia đình)
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

6. Thủ tục cải tạo rừng (đối với chủ rừng: không phải hộ gia đình, cá nhân, không phải vườn quốc gia, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Các chủ rừng không phải hộ gia đình, cá nhân, không phải vườn quốc gia, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời gian 03 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 buổi làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ.

+ Bước 4: Trong thời gian 4 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, lập dự thảo báo cáo  gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông xem xét để trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Bước 5: Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét (Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở xem xét và ký. Trong thời hạn 01 buổi làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh).

+Bước 6: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ UBND cấp tỉnh ra quyết định cho phép cải tạo rừng

+ Bước 7 : Chủ rừng nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn( Hoặc chuyển trả qua đừơng bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu  ).

.- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cho phép cải tạo rừng (theo mẫu);

2) Dự án cải tạo rừng (theo mẫu).

+ Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Mẫu đơn đề nghị cải tạo rừng theo mẫu Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT.

+ Mẫu Dự án cải tạo rừng theo mẫu Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 99/2006/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều về Quy chế quản lý rừng.

+ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Quyết định số 2541/QĐ-BNN-TCLN ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi,  bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

 

 

Phụ lục 16

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG CỦA TỔ CHỨC

(Ban hành kèm theo Thông tư số  25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06  tháng 04  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG

 

Kính gửi : ……………….........................................

 

  Tên tổ chức:................................................................................................

  Địa chỉ:........................................................................................................

 Căn cứ Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006  về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng, tôi làm đơn này đề nghị (Bộ NN và PTNT/ UBND tỉnh) cho phép  cải tạo rừng tự nhiên.

Thuộc lô……… khoảnh.........….diện tích.…….ha; diện tích cải tạo:…..ha

trữ lượng:…………./ha; loài cây chính:…………………………………..

  Phương án cải tạo:

- Khai thác: ………………………………………………………..………

- Vận chuyển:………………………………………………………..…….

- Sử dụng sản phẩm:……………………………………………..…….…..

- Trồng lại rừng:  .................................................................................……

Thời gian thực hiện: từ ngày…tháng…năm 201...đến ngày…tháng…năm 201…

Chúng  tôi cam đoan thực hiện đúng phương án cải tạo trên./.

                  Người đại diện của tổ chức

             (chữ ký)

 

 

 

Phụ lục 17

MẪU DỰ ÁN CẢI TẠO RỪNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06  tháng 04  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

Phần I. Khái quát dự án

  1. Tên dự án
  2. Địa điểm thực hiện.
  3. Thời gian thực hiện.
  4. Chủ quản dự án (cấp quyết định đầu tư).
  5. Chủ dự án.
  6. Cơ quan lập dự án và phối hợp.
  7. Tổng vốn và nguồn vốn.

Phần II. Nội dung dự án.

  1. Cơ sở pháp lý.
  2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án.
  3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
  4. Mục tiêu dự án.
  5. Phạm vi, quy mô dự án.
  6. Hiện trạng khu vực dự án (có bản đồ kèm theo).
  7. Phương án cải tạo và các giải pháp lâm sinh (có bản đồ kèm theo).
    1. . Điều tra trữ lượng lô rừng cải tạo
    2. Điều tra loài cây theo cỡ kính
    3. Phương án cải tạo
  • Khai thác; Vận chuyển;Vệ sinh rừng sau khai thác.
  • Trồng rừng; Chăm sóc; Bảo vệ rừng
  1. Lập dự toán
  • Chi phí thực hiện các hoạt động điều tra
  • Chi phí hoạt động khai thác, vận chuyển.
  • Chi phí hoạt động trồng lại rừng.
  • Tổng mức đầu tư của dự án.
  1. Các nội dung khác của dự án:
  • Nguồn vốn 
  • Kế hoạch tiến độ thực hiện.
  • Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả đầu tư của dự án.
  • Đánh giá tác động môi trường.
  • Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện
  • Rủi ro và những biện pháp giảm thiểu.
  • Tính bền vững của dự án.
  • Hình thức quản lý dự án.
  • Kết luận và kiến nghị.

 

 

7. Thủ tục công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

 - Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời hạn 01 buổi làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ.

+ Bước 3: Trong thời gian 1,5 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, lập dự thảo quyết định thành lập hội đồng, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông xem xét.

+ Bước 4: Trong thời hạn 1 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký quyết định thành lập hội đồng.

+ Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, hội đồng tổ chức thẩm định nguồn giống tại hiện trường.

+ Bước 6: Trong thời hạn 4 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định, Chi cục Kiểm lâm dự thảo văn bản cấp chứng chỉ, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông xem xét.

+ Bước 7: Trong thời hạn 1 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký văn bản cấp chứng chỉ.

+ Bước 8: Trả kết quả. Tổ chức hoặc cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hoặc chuyển trả qua đừng bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu).

 Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn xin công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (theo mẫu);

2) Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống (theo mẫu).

+ Số lượng hồ sơ:  1 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn xin công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp theo mẫu Phụ lục 05 ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNNPTNT.

+ Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống theo mẫu Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: Thực hiện theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp, cụ thể:

+ Vườn giống: 2.750.000 đồng/vườn giống;

+ Lâm phần tuyển chọn: 750.000 đồng/giống;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ công nhận.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 89/2005/QĐ-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

 + Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

 

 

 

Mẫu số 05

Mẫu đơn đăng ký nguồn giống cây trồng lâm nghiệp của tỉnh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NGUỒN GIỐNG

CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CỦA TỈNH

 

                    Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh ….

 

Căn cứ vào Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và tiêu chuẩn về các loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đã ban hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh ….......................thẩm định và cấp chứng chỉ công nhận các nguồn giống sau đây:

A - Phần dành cho người làm đơn

Tên chủ nguồn giống

(Đơn vị hoặc cá nhân)

 

Địa chỉ

(Kèm số ĐT/Fax/E-mail nếu có)

 

Loài cây

            1. Tên khoa học

            2. Tên Việt Nam

Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống xin công nhận

Tỉnh: …       Huyện: …    Xã: …

Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường:

Vĩ độ:          Kinh độ:

Độ cao trên mặt nước biển:

Các thông tin chi tiết về nguồn giống xin công nhận:

  1. Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng):
  2. Tuổi trung bình hoặc năm trồng:
  3. Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính):
  4. Sơ đồ bố trí cây trồng:
  5. Diện tích:
  6. Chiều cao trung bình (m):
  7. Đường kính trung bình ở 1.3m (m):
  8. Đường kính tán cây trung bình (m):
  9. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha):
  10. Tình hình ra hoa, kết hạt:
  11. Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có):

Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có):

Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận:

  1. Lâm phần tuyển chọn
  2. Rừng giống chuyển hóa
  3. Rừng giống trồng
  4. Cây mẹ (cây trội)
  5. Cây đầu dòng  (hoặc Vườn cung cấp hom)

 

Ngày..........tháng.......năm...........

Chữ ký của người làm đơn

(Con dấu của đơn vị nếu có)

B - Phần dành cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nhận đơn ngày … tháng … năm 200…

Ngày thẩm định tại hiện trường nguồn giống:

Ngày họp Hội đồng thẩm định:

 

Ngày..........tháng.......năm...........

Chi Cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp

hoặc Trưởng phòng Lâm nghiệp Sở

(Ký tên)

    

 

 

Phụ lục 12

Mẫu báo cáo kỹ thuật về nguồn giống

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6  tháng 4  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

  
 

BÁO CÁO KỸ THUẬT VỀ NGUỒN GIỐNG

 

 

Kính gửi :.............................................

 

 

1. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:

Địa chỉ:

Điện thoại:                       Fax:                       E-mail: 

2. Thông tin về nguồn giống:

+ Nguồn gốc.

+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng.

+ Nguồn vật liệu giống ban đầu.

+ Sơ đồ bố trí thí nghiệm; sơ đồ nguồn giống

+ Diện tích trồng.

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng: đường kính bình quân, chiều cao bình quân, đường kính tán.

+ Mật độ trồng (Cự ly trồng); Mật độ hiện tại.

+ Tình hình ra hoa kết quả, kết hạt.

+ Tóm tắt các biện pháp lâm sinh đã áp dụng: xử lý thực bì, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa...

3. Kết luận và đề nghị:

 

                                                                                  Tổ chức, cá nhân báo cáo 

                                                                                       (Ký tên và đóng dấu)

 

 

8. Thủ tục cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 buổi làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ.

+ Bước 4: Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm tổ chức thẩm định qua sổ sách và thẩm định tại cơ sở sản xuất (khi cần thiết) và dự thảo giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con, trình Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét.

+ Bước 5: Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký giấy chứng nhận.

+ Bước 6: Tổ chức hoặc cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hoặc chuyển trả qua đừng bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu).

  • Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần và số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Thông báo kết quả sản xuất kinh doanh cây con (theo mẫu);

2) Nguồn gốc và mã số lô giống, phẩm chất kỹ thuật của lô cây con.

+ Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết:  Trong thời hạn 10 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo kết quả sản xuất kinh doanh cây con theo mẫu Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: 750.000 đồng/ lô giống (Theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp)

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

 + Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

 

Phụ lục 14

Mẫu thông báo kết quả sản xuất  cây con lâm nghiệp

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

THÔNG BÁO

KẾT QUẢ SẢN XUẤT CÂY CON Ở VƯỜN ƯƠM  CÂY LÂM NGHIỆP

 

Kính gửi:  .............................................................................

 

Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính, chúng tôi thông báo kết quả sản xuất cây con của vụ/ năm...........................và đề nghị quý cơ quan thẩm định để cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống cho lô cây con sau đây:

Tên đơn vị SXKDGLN

 

Địa chỉ của đơn vị SXKDGLN

 

Loại cây con được sản xuất

  1. Cây ươm từ hạt
  2. Cây giâm hom
  3. Cây nuôi cấy mô

Mã số nguồn giống gốc được công nhận dùng để nhân giống

 

 

Số lượng

 

  1. Khối lượng (kg) hạt được đưa vào gieo ươm
  2. Số lượng hom/bình cấy
  3. Số lượng cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn

Ngày ... tháng ... năm 200...

Trưởng đơn vị SXKDGLN

(ký tên, đóng dấu)

 

 

Ghi chúThông báo này phải được gửi tới Chi cục lâm nghiệp sở tại chậm nhất là 10 ngày trước khi đơn vị bán/giao cây con  cho khách hàng.

 

9. Thủ tục cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống.

 - Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 buổi làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ.

+ Bước 4: Trong thời gian 07 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm tổ chức thẩm định các số liệu ghi trong thông báo thu hoạch giống và năng lực thực tế của nguồn giống sản xuất ra lô giống xin chứng nhận, trong trường hợp cần thiết tổ chức thẩm định hiện trường sản xuất của chủ lô giống và dự thảo giấy chứng nhận, trình Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét.

+ Bước 5: Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký giấy chứng nhận.

+ Bước 6: Tổ chức hoặc cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn( Hoặc chuyển trả qua đừng bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu  )..

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm: Thông báo thu hoạch giống (theo mẫu).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc .

 - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo thu hoạch giống theo mẫu Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: 750.000 đồng/lô giống (Theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 89/2005/QĐ-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

 

 

Phụ lục 15

Mẫu thông báo thu hoạch giống lâm nghiệp

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc


 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

THÔNG BÁO

THU HOẠCH VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

 

Kính gửi:  ......................................................

 

Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính; căn cứ vào sản lượng hiện thời của nguồn giống của đơn vị (hoặc của chủ nguồn giống có hợp đồng kinh tế với đơn vị), chúng tôi thông kế hoạch tiến hành thu hoạch vật liệu giống theo thời gian và khối/số lượng dự kiến như sau:

Phần 1: Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây  trồng lâm nghiệp

Tên chủ nguồn giống

 

Địa chỉ kèm theo

Tel/Fax/Email của chủ nguồn giống

 

Loài cây được thu hoạch giống

 

Mã số nguồn giống

 

Địa điểm nguồn giống được thu hái

 

 

Loại hình nguồn giống

(theo chứng chỉ công nhận nguồn giống)

  1. Lâm phần tuyển chọn
  2. Rừng giống chuyển hoá
  3. Rừng giống Vườn giống
  1. Bình cấy mô
  2. Cây mẹ (Cây trội)
  3. Vườn  cung

cấp hom

Thời gian dự kiến thu hoạch giống

  • Ngày bắt đầu:
  • Ngày kết thúc:

Ngày ... tháng ... năm 200...

Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống

 

Phần 2: Kết quả thu hoạch giống và đề nghị cấp chứng nhận lụ giống thu hoạch được

Thời gian thu hoạch thực tế

  • Ngày bắt đầu:
  • Ngày kết thúc:

Lượng thu hoạch thực tế sau khi tinh chế/xử lý

  • Kg (đối với hạt giống)
  • Số hom (đối với vật liệu sinh dưỡng)
  • Số bình cấy (đối với vật liệu nuôi cấy mô)

Ngày ... tháng ... năm 200...

Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống

    

 

Ghi chú:   Thông báo này được làm thành 3 liên. Liên đầu (bản gốc) được chủ nguồn giống lưu giữ và điền các thông tin thích hợp theo tiến độ thực hiện việc thu hoạch giống. Liên 2 được chủ nguồn giống gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền vào phần 1, chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành công việc thu hoạch giống. Liên 3 được gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền phần 2 và kết quả thu hoạch giống cuối cùng thay báo cáo để đề nghị cấp giấy chứng nhận lô giống đã thu hoạch.

 

10. Thủ tục chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Ban quản lý rừng đặc dụng (do tỉnh quản lý) nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho Ban quản lý rừng đặc dụng biết để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định phê duyệt.

+ Bước 4 : Nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hoặc chuyển trả qua đừơng bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần và số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Tờ  trình đề  nghị  phê  duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng (theo mẫu);

2) Thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng (theo mẫu).

+ Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức (các Ban quản lý rừng đặc dụng do tỉnh quản lý).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng theo mẫu Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT.

+ Thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng rừng theo mẫu Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 99/2006/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều về quy chế quản lý rừng.

+ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

 

 

 

Phụ lục 19

Mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


 

 

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN

TÊN ĐƠN VỊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số :........../TTr-......

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị phê duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng

 

Kính gửi :

  • .................................................................            

 

  • .................................................................

 

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng;

Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

Các căn cứ khác ( nếu có) ……………..,

(Tên đơn vị) trình ………….. thẩm định và phê duyệt Hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng với các nội dung sau:

a) Vị trí lô rừng chặt nuôi dưỡng (ranh giới, diện tích theo lô, khoảnh, tiểu khu);

b) Diện tích lô rừng chặt nuôi dưỡng.

c) Hiện trạng lô rừng chặt nuôi dương.

          d) Phương án chặt nuôi dưỡng.

đ) Tính toán khối lượng sản phẩm có thể tận dụng theo kích thước, loài cây, nhóm gỗ;

          (Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng kèm theo)

Với những nội dung nêu trên,……….(tên đơn vị) kính đề nghị ....... xem xét phê duyệt Hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng để đơn vị triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:                              

  • Như trên;
  • Lưu.

Tổ chức, cá nhân đề nghị

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Phụ lục 20

Mẫu thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng rừng

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 

 

 

Phần I. Khái quát dự án

  1. Tên dự án
  2. Địa điểm thực hiện.
  3. Thời gian thực hiện.
  4. Chủ quản dự án ( cấp quyết định đầu tư).
  5. Chủ dự án.
  6. Cơ quan lập dự án và phối hợp.
  7. Tổng vốn và nguồn vốn

Phần II. Nội dung dự án.

  1. Cơ sở pháp lý.
  2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án.
  3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
  4. Mục tiêu dự án.
  5. Phạm vi, quy mô dự án.
  6. Hiện trạng khu vực dự án (có bản đồ kèm theo)
  7. Phương án cải tạo  và các giải pháp lâm sinh (có bản đồ kèm theo)
    1. . Điều tra trữ lượng lô rừng chặt nuôi dưỡng
    2. Điều tra loài cây theo cỡ kính
    3. Phương án chặt nuôi dưỡng
  8. Lập dự toán
  • Chi phí thực hiện các hoạt động điều tra.
  • Chi phí hoạt động khai thác, vận chuyển.
  • Chi phí hoật động vệ sinh rừng.
  • Tổng mức đầu tư của dự án.
  1. Các nội dung khác của dự án:
  • Nguồn vốn. 
  • Kế hoạch tiến độ thực hiện.
  • Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả đầu tư của dự án.
  • Đánh giá tác động môi trường.
  • Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện.
  • Rủi ro và những biện pháp giảm thiểu.
  • Tính bền vững của dự án.
  • Hình thức quản lý dự án.
  • Kết luận và kiến nghị.
 

11. Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng (đơn vị có chức năng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ khai thác) nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức đứng đơn biết để hoàn chỉnh hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận.

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm lâm.

+ Bước 4: Trong thời hạn 06 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, dự thảo quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét.

+ Bước 5: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Phòng Kế hoạch - Tài chính kiểm tra hồ sơ sau đó trình lãnh đạo Sở.

+ Bước 6: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký phê duyệt hồ sơ.  

+ Bước 7: Chủ rừng nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc chuyển trả qua đường bưu điện (nếu chủ rừng có yêu cầu).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

- Thành phần và số lượng hồ sơ:

1) Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu),

2) Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu (theo mẫu).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Phí, lệ phí: Không.                                       

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo mẫu Phụ lục 1, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác (thời hạn khai thác được ghi trong giấy phép khai thác).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.                                    

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ tưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận thu, tận thu lâm sản.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

Phụ lục 1: Mẫu đề cương thiết kế khai thác

(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Đơn vị chủ quản:………… 
Tên đơn vị……………….. 

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

 

HỒ SƠ
THIẾT KẾ KHAI THÁC, TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN

I. Đặt vấn đề:

- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)…………………………………………

- Mục đích khai thác………………………………………………………

II. Tình hình cơ bản khu khai thác

1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:

a) Vị trí: Thuộc lô………………., Khoảnh ,…………… Tiểu khu …...;

b) Ranh giới:

- Phía Bắc giáp…………………………..

- Phía Nam giáp…………………………..

- Phía Tây giáp…………………………..

- Phía Đông giáp…………………………..

2. Diện tích khai thác:…………..ha;

3. Loại rừng đưa vào khai thác.

III. Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:

1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………………..

2. Sản lượng cây đứng…

3. Tỉ lệ lợi dụng:

4. Sản lượng khai thác.

(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)

IV. Sản phẩm khai thác:

- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, Khoảnh), cụ thể:

+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3

+ Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..)

- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)

(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)

V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.

a) Chặt hạ:

b) Vận xuất:

c) Vận chuyển

d) Vệ sinh rừng sau khai thác

e) Thời gian hoàn thành.

VI. Kết luận, kiến nghị.

 

 

Chủ rừng /đơn vị khai thác

(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

 

 

 

Phụ lục 3: Mẫu giấy đề nghị cấp phép khai thác

(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC

Kính gửi:......................................................................

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………......................…………

- Địa chỉ:............................................................................................................

được .............................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ..........ngày....... tháng....năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày........tháng....năm…….. của .......................)

Xin đăng ký khai thác.................................tại lô…………..Khoảnh……tiểu

khu....…; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản.

Kèm theo các thành phần hồ sơ

gồm:...........................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.

 

 

Chủ rừng (Đơn vị khai thác)

(ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có)

 

 

 

 

12. Thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng (là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng) nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức đứng đơn biết để hoàn chỉnh hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận.

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm lâm.

+ Bước 4: Trong thời hạn 06 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, dự thảo quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét.

+ Bước 5: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Phòng Kế hoạch - Tài chính kiểm tra hồ sơ sau đó trình lãnh đạo Sở.

+ Bước 6: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký phê duyệt hồ sơ.  

+ Bước 7: Chủ rừng nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc chuyển trả qua đường bưu điện (nếu chủ rừng có yêu cầu).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

- Thành phần và số lượng hồ sơ:

1) Giấy đề nghị cấp phép khai thác

2) Bảnglâm sản khai thác.

+ Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng.

- Phí, lệ phí: Không.                                       

- Mẫu giấy đề nghị và bản kê: Theo mẫu Phụ lục 2 và phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ tưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận thu, tận thu lâm sản.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

Phụ lục 2: Mẫu bảng kê lâm sản khai thác

(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC

1. Thông tin chung

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác .………………………………

- Thời gian thực hiện…………………………………………………

- Địa danh khai thác: lô…………..Khoảnh…………tiểu khu………;

- Diện tích khai thác: ………………..ha ( nếu xác định được);

2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, Khoảnh)

a) Khai thác, tận dụng, tận thu gỗ:

TT

Địa danh

Loài cây

Đường kính

Khối lượng

(m3)

Tiểu khu

Khoảnh

1.

TK: 150

K: 4

a b

giổi dầu

45

1,5

Tổng

 

 

 

 

 

 

b) Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản khác:

TT

Địa danh

Loài lâm sản

Khối lượng

(m3, cây, tấn)

Tiểu khu

Khoảnh

1.

TK: 150

K: 4

a b

Song mây

Bời lời

1000 cây

100 tấn

Tổng

 

 

 

 

 

 

Xác nhận ( nếu có)

 

Chủ rừng /đơn vị khai thác

(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

 

 

Phụ lục 3: Mẫu giấy đề nghị cấp phép khai thác

(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC

Kính gửi:......................................................................

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………......................…………

- Địa chỉ:............................................................................................................

được .............................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ..........ngày....... tháng....năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày........tháng....năm…….. của .......................)

Xin đăng ký khai thác.................................tại lô…………..Khoảnh……tiểu

khu....…; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản.

Kèm theo các thành phần hồ sơ

gồm:.........................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.

 

 

Chủ rừng (Đơn vị khai thác)

(ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có)

 

 

13. Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật đối với rừng phòng hộ

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng là tổ chức (là các tổ chức được Nhà nước giao, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng) nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức đứng đơn biết để hoàn chỉnh hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận.

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm lâm.

+ Bước 4: Trong thời hạn 06 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, dự thảo quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét.

+ Bước 5: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Phòng Kế hoạch - Tài chính kiểm tra hồ sơ sau đó trình lãnh đạo Sở.

+ Bước 6: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký phê duyệt hồ sơ.  

+ Bước 7: Chủ rừng nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc chuyển trả qua đường bưu điện (nếu chủ rừng có yêu cầu).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

- Thành phần hồ sơ:

1) Giấy đề nghị cấp phép khai thác.

2) Bảng kê lâm sản

- Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có ý kiến thì được khai thác tận dụng theo hồ sơ đã đăng ký.

 - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: chủ rừng là tổ chức.

- Phí, lệ phí: Không.                                       

- Mẫu giấy đề nghị và bản kê: Theo mẫu Phụ lục 2 và phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016.

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ tưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận thu, tận thu lâm sản.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

 

Phụ lục 2: Mẫu bảng kê lâm sản khai thác

(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC

1. Thông tin chung

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác .………………………………

- Thời gian thực hiện…………………………………………………

- Địa danh khai thác: lô…………..Khoảnh…………tiểu khu………;

- Diện tích khai thác: ………………..ha ( nếu xác định được);

2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, Khoảnh)

a) Khai thác, tận dụng, tận thu gỗ:

TT

Địa danh

Loài cây

Đường kính

Khối lượng

(m3)

Tiểu khu

Khoảnh

1.

TK: 150

K: 4

a b

giổi dầu

45

1,5

Tổng

 

 

 

 

 

 

b) Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản khác:

TT

Địa danh

Loài lâm sản

Khối lượng

(m3, cây, tấn)

Tiểu khu

Khoảnh

1.

TK: 150

K: 4

a b

Song mây

Bời lời

1000 cây

100 tấn

Tổng

 

 

 

 

 

 

Xác nhận ( nếu có)

 

Chủ rừng /đơn vị khai thác

(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

 

 

Phụ lục 3: Mẫu giấy đề nghị cấp phép khai thác

(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊCẤP PHÉP KHAI THÁC

Kính gửi:......................................................................

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………......................…………

- Địa chỉ:............................................................................................................

được .............................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ..........ngày....... tháng....năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày........tháng....năm…….. của .......................)

Xin đăng ký khai thác.................................tại lô…………..Khoảnh……tiểu

khu....…; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản.

Kèm theo các thành phần hồ sơ

gồm:.........................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.

 

 

Chủ rừng (Đơn vị khai thác)

(ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có)

 

 

14. Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật đối với rừng đặc dụng

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng (là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng) nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức đứng đơn biết để hoàn chỉnh hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận.

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm lâm.

+ Bước 4: Trong thời hạn 06 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, dự thảo quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét.

+ Bước 5: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Phòng Kế hoạch - Tài chính kiểm tra hồ sơ sau đó trình lãnh đạo Sở.

+ Bước 6: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ký phê duyệt hồ sơ.  

+ Bước 7: Chủ rừng nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc chuyển trả qua đường bưu điện (nếu chủ rừng có yêu cầu).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

- Thành phần hồ sơ:

1) Giấy đề nghị cấp phép khai thác.

2) Bảng kê lâm sản

- Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

 - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng.

- Phí, lệ phí: Không.                                       

- Mẫu giấy đề nghị và bản kê: Theo mẫu Phụ lục 2 và phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ tưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận thu, tận thu lâm sản.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

 

Phụ lục 2: Mẫu bảng kê lâm sản khai thác

(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC

1. Thông tin chung

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác .………………………………

- Thời gian thực hiện…………………………………………………

- Địa danh khai thác: lô…………..Khoảnh…………tiểu khu………;

- Diện tích khai thác: ………………..ha ( nếu xác định được);

2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, Khoảnh)

a) Khai thác, tận dụng, tận thu gỗ:

TT

Địa danh

Loài cây

Đường kính

Khối lượng

(m3)

Tiểu khu

Khoảnh

1.

TK: 150

K: 4

a b

giổi dầu

45

1,5

Tổng

 

 

 

 

 

 

b) Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản khác:

TT

Địa danh

Loài lâm sản

Khối lượng

(m3, cây, tấn)

Tiểu khu

Khoảnh

1.

TK: 150

K: 4

a b

Song mây

Bời lời

1000 cây

100 tấn

Tổng

 

 

 

 

 

 

Xác nhận ( nếu có)

 

Chủ rừng /đơn vị khai thác

(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

 

 

Phụ lục 3: Mẫu giấy đề nghị cấp phép khai thác

(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊCẤP PHÉP KHAI THÁC

Kính gửi:......................................................................

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………......................…………

- Địa chỉ:............................................................................................................

được .............................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ..........ngày....... tháng....năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày........tháng....năm…….. của .......................)

Xin đăng ký khai thác.................................tại lô…………..Khoảnh……tiểu

khu....…; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản.

Kèm theo các thành phần hồ sơ

gồm:.........................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.

 

 

Chủ rừng (Đơn vị khai thác)

(ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

15. Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác chịu trách nhiệm tổ chức lập phương án trồng rừng thay thế gửi hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có) để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

+ Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm lâm.

+ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm tiến hành kiểm tra thực địa.

+ Bước 4: Trong thời hạn 14 ngày làm việc, Phòng Kế hoạch – Tài chính tham mưu thành lập Hội đồng và tổ chức thẩm định (trường hợp Phương án trồng rừng thay thế có tổng diện tích dưới 50 hecta thì không nhất thiết thành lập Hội đồng thẩm định Phương án với đầy đủ phần Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định số lượng thành phần Hội đồng thẩm định phù hợp). Trường hợp phải xác minh thực địa, thì thời gian thẩm định phương án không được kéo dài quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.

+ Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Phòng Kế hoạch – Tài chính dự thảo hồ sơ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt phương án. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét phê duyệt phương án, phải trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết lý do.

+ Bước 6: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông xem xét và ký hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Bước 7: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông trình, UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án; trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rõ lý do để trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án (theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT);

2) Phương án trồng rừng thay thế (theo mẫu tại Phụ lục 02 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT).

+ Số lượng: 05 bộ (01 bản chính và 04 bản sao).

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20-35 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.

- Lệ phí (nếu có): Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn bản đề nghị phê duyệt phương án (theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT);

Phương án trồng rừng thay thế (theo mẫu tại Phụ lục 02 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNTPTNT).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

+ Khoản 1, 2, 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

          + Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

PHỤ LỤC 01

ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày … tháng … năm ….

ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN SANG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG SỬ DỤNG CHO MỤC KHÁC

Dự án: …………………………………………………………………………

Kính gửi  ……………………………………………………

Tên tổ chức: …………………………………………………………………...

Địa chỉ: ………………………………

Căn cứ Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2013 Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng cho mục đích khác, đề nghị …………. Phê duyệt phương án trồng rừng thay thế như sau:

Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:

Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:

Đối tượng rừng chuyển đổi:

Diện tích đất trồng rừng thay thế:

Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc khoảnh…., tiểu khu.... xã....huyện....tỉnh...

Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất): …………………

Phương án trồng rừng thay thế:

- Loài cây trồng ………………………………………………………………….

- Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): ……………………………………

- Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng): ………………………………………

- Thời gian trồng: ..…………………………………………………………….

Tổng mức đầu tư trồng rừng thay thế: …………………………………………..

….. (tên tổ chức) cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về trồng rừng thay thế, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện của tổ chức .
(ký, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC 02

PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG

III. KHÁI QUÁT VỀ DIỆN TÍCH RỪNG, ĐẤT RỪNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH

1. Tên Phương án:

2. Vị trí khu rừng: Diện tích ……………..ha, Thuộc khoảnh, ……..lô …………

Các mặt tiếp giáp  …………………………………………………………………

Địa chỉ khu rừng: Thuộc xã ……………….huyện ..........tỉnh ………………….;

3. Địa hình: Loại đất ……………………. độ dốc …………………………..;

4. Khí hậu:………………………………………………………………………;

5. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng ..............................................................;

IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

V. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ,

1 .Phương án án 1: Chủ đầu tư tự thực hiện.

- Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:

- Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:

- Đối tượng rừng chuyển đổi:

+ Trạng thái rừng ………………………………………………………………

+ Trữ lượng rừng ……………………………. m3, tre, nứa…….……………cây

- Diện tích đất trồng rừng thay thế:

+ Vị trí trồng: thuộc khoảnh…, tiểu khu.... xã….. huyện....tỉnh...

+ Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất): …………………….

- Kế hoạch trồng rừng thay thế

+ Loài cây trồng ……………………………………………………………………

+ Mật độ …………………………………………………………………………

+ Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): ………………………………………

+ Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:

+ Thời gian và tiến độ trồng: ………………………………………………………

+ Xây dựng đường băng cản lửa ………………………………………………

+ Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng): ……………………………………

+ Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế.

2. Phương án 2: Nộp tiền về quỹ bảo vệ và phát triển rừng (do hết quỹ đất)

- Lý do xây dựng phương án

- Dự toán kinh phí thực hiện phương án

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

 

 

16. Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh

        - Trình tự thực hiện:

+ Bước 1:  Chủ dự án có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế (thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định). 

Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ thẩm định Đề án trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời gian 15 ngày làm việc, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đơn giá trồng rừng, tổng số tiền, thời gian chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế.  

Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ dự án biết để thực hiện.

 Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh tiếp nhận, quản lý số tiền trồng rừng thay thế, giải ngân theo phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế.

+ Bước 3 : Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hoặc qua đường bưu điện nếu có yêu cầu .

        - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần hồ sơ :

1) Văn bản của chủ dự án;

2) Thuyết minh dự án đầu tư có thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Số lượng: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Phí, lệ phí: Không.                                      

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế của chủ dự án.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.                                  

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

+Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

 

 

17. Thủ tục đăng ký quảng cáo giống cây trồng Lâm nghiệp.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký quảng cáo gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Kiểm lâm hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Phòng Sử dụng và Phát triển rừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 06 ngày làm việc tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký Giấy xác nhận quảng cáo giống cây trồng..

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Giấy xác nhận quảng cáo giống cây trồng.

+ Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo giống cây trồng, theo mẫu quy định tại Phụ lục 01;

2) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm có chứng thực. Trường hợp nộp trực tiếp là bản sao chụp (không có chứng thực) phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

3) Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất công bố, bao gồm: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng;

4) Bản thuyết minh nội dung quảng cáo (nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo, thời gian quảng cáo).

5) Tổ chức, cá nhân khi đăng ký quảng cáo có sự tham gia của nước ngoài phải nộp thêm các hồ sơ liên quan đến người nước ngoài như sau:

a) Danh sách người nước ngoài (họ tên, quốc tịch);

b) Bản sao hộ chiếu (Passport) có chứng thực. Trường hợp nộp trực tiếp là bản sao không có chứng thực, phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

c) Chương trình hoạt động của người nước ngoài trong thời gian tham gia quảng cáo (nội dung, thời gian, địa điểm làm việc).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận theo mẫu Phụ lục 02 được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 

- Nội dung quảng cáo giống cây trồng phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm

Quảng cáo giống cây trồng phải có các nội dung sau đây:

a) Tên giống cây trồng;

b) Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến;

c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.

+ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;

+ Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang v/v quy định đơn giản hóa một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Quyết định số 493/QĐ-SNN&PTNT ngày 07 tháng 7 năm 2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ủy quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y, giống cây trồng, giống vật nuôi.

 

Phụ lục 01

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG

QUẢNG CÁO GIỐNG CÂY TRỒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số  24/2016/QĐ-UBND  ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …..

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG

QUẢNG CÁO GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ……………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………… Fax: …………………………. E-mail:

Số giấy phép hoạt động:………………………………………………………

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: ……………

Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với giống cây trồng sau:

 

STT

Tên sản phẩm

Ký mã hiệu/ Mã số sản phẩm

Mã số công nhận

Tên, địa chỉ nhà sản xuất

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

  

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục 02

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số  24/2016/QĐ-UBND  ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Tên cơ quan chủ quản
Tên cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

 

…, ngày … tháng … năm 20...

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO GIỐNG CÂY TRỒNG
Số:        /20…/XNQC-ký hiệu viết tắt của cơ quan có thẩm quyền)

 (Tên cơ quan có thẩm quyền) ……….xác nhận:

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ……………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………….. Fax: ……………………… E-mail: …

có nội dung quảng cáo (1) giống cây trồng trong bảng dưới đây phù hợp với quy định hiện hành.

STT

Tên sản phẩm

Ký mã hiệu/ Mã số sản phẩm

Mã số công nhận

Tên, địa chỉ nhà sản xuất

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức, cá nhân trước khi thực hiện quảng cáo phải trình báo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo giống cây trồng đúng nội dung đã được xác nhận./.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 


1. Nội dung quảng cáo được đính kèm Giấy xác nhận này.

II. LĨNH VỰC KIỂM LÂM.

  1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi Gấu.

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ:

Chủ nuôi gấu lập hồ sơ đăng ký trại nuôi nộp tại phòng Quản lý Bảo vệ rừng và bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Thẩm định ( Thời gian thực hiện 05 ngày làm việc )

a) Thành lập Hội đồng thẩm định: Trong thời gian 05 ngày,Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu có trách nhiệm đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định gồm: Chi cục Kiểm lâm làm chủ tịch Hội đồng với các thành viên là đại diện của Chi Cục Thú y, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường và chính quyền cấp xã (phường) nơi có trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận để thẩm định hồ sơ;

b) Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định: Kiểm tra thực tế cơ sở vật chất của trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận; lập biên bản thẩm định để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu nếu đảm bảo các điều kiện quy định.

c) Thời gian thẩm định: Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thành lập Hội đồng thẩm định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi thành lập, Hội đồng thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định

+Bước 3: Trả kết quả

Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu phải xem xét cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu (Phụ lục V Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN) cho trại có đủ điều kiện hoặc có văn bản trả lời cho chủ nuôi gấu về những điều kiện hay thủ tục chưa đạt yêu cầu.

Người thực hiện thủ tục hành chính nhận kết quả tại tại phòng Quản lý Bảo vệ rừng và bảo tồn Thiên nhiên thuộc  Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang.( Hoặc chuyển trả theo đường bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu ).

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

 - Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV) có xác nhận của chính quyền cấp xã theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 của Quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN.

2)  Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử.

3) Bản vẽ mô tả chi tiết chuồng, trại nuôi gấu kèm theo ảnh.

4) Bản sao công chứng hợp đồng lao động với người có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc thú y

4) Xác nhận của cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh là trại nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, môi trường

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

 - Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên bản thẩm định.

 - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

 - Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu theo mẫu Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT.

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Gấu có nguồn gốc hợp pháp, gấu đã được lập hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử.

 + Có hệ thống xử lý chất thải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường như hầm biogas, bể phốt hoặc các biện pháp phù hợp khác không được thải trực tiếp các loại chất thải ra môi trường.

 + Chuồng, trại được vệ sinh thường xuyên, không để thức ăn thừa, chất thải gây ô nhiễm môi trường.

+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đồng ý đặt trại nuôi gấu trên địa bàn.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý Gấu nuôi nhốt.

+ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

Phụ lục 10

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

TÊN ĐƠN VỊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI GẤU

 

Kính gửi: ………………………………………………

 

Họ và tên người đề nghị: (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)

Số CMND:.............................. ngày cấp:......................... nơi cấp:........................

Hộ khẩu thường trú:....................................................................................

Chỗ ở hiện tại:........................................................................................................

Tên tổ chức:...................................... Địa chỉ:.............................................

......................................................................................................................

Giấy phép kinh doanh số:....................................... Nơi cấp:........................

Đề nghị cơ quan xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký nuôi… con gấu ngựa;…. con gấu chó; ….. con gấu…. với chi tiết sau:

TT

Tên loài và (tên khoa học)

Số chíp điện tử (số hồ sơ)

Số chuồng

Cân nặng (ước tính)

Nguồn gốc (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)

Ghi chú

1

Gấu ngựa (Ursus thibetanus)

 

 

 

 

 

2

Gấu chó (Ursus malayanus)

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

Mục đích nuôi: …...................................................................................................

Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (địa điểm, diện tích, quy mô trại nuôi, vật liệu xây dựng, bản vẽ hoàn công, điều kiện về an toàn, phòng ngừa bệnh dịch, vệ sinh môi trường,...)

Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: …..............

Tôi cam đoan chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì mọi điều kiện để nuôi gấu và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.

 

 

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu đối với tổ chức)

 

2. Thủ tục đóng dấu búa Kiểm lâm.

Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chủ rừng hoặc chủ gỗ nộp hồ sơ xin đóng búa kiểm lâm. Nộp hồ sơ tại bộ phận Pháp chế của các Hạt Kiểm lâm các Huyện hoặc Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy Chữa cháy rừng - Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).  

+ Bước 2. Trong thời gian 02 ngày, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, xác minh đối tượng, nguồn gốc gỗ theo quy định trước khi đóng búa kiểm lâm. Sau khi kiểm tra hồ sơ, xác minh xong đối tượng, nguồn gốc gỗ nếu hồ sơ chưa đủ thì hướng dẫn chủ rừng hoặc chủ gỗ bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.

- Trường hợp khối lượng gỗ đo tính thực tế sai số vượt quá 15% so với khối lượng gỗ trong lý lịch khai báo với cơ quan Hải quan, thì yêu cầu chủ gỗ lập lại lý lịch gỗ trước khi đóng búa kiểm lâm. Nếu khối lượng gỗ vượt khối lượng được cơ quan có thẩm quyển cho phép thì yêu cầu chủ gỗ báo cáo cơ quan đã cho phép nhập khẩu gỗ giải quyết, khi được phép mới đóng búa kiểm lâm.

+ Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ công chức kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành đóng búa kiểm lâm.

+ Bước 4: Trả kết quả, Người thực hiện thủ tục hành chính nhận kết quả tại các Hạt Kiểm lâm hoặc Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy Chữa cháy rừng - Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang.

 - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức quản lý người nộp hồ sơ đề nghị đóng búa Kiểm lâm;

2) Lý lịch gỗ do chủ rừng hoặc chủ gỗ lập;

3) Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

+ Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

 - Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm; Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy Chữa cháy rừng - Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang.

Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

 - Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Lý lịch gỗ tròn theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN.

+ Lý lịch gỗ xẻ theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN.

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Các loại gỗ tròn có đường kính đầu lớn từ 25 cen-ti-mét trở lên và chiều dài từ 1 mét trở lên (trừ gỗ khai thác từ rừng tự nhiên của các hộ gia đình, cộng đồng địa phương nơi có rừng để sử dụng tại chỗ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) bao gồm:

Gỗ được khai thác hợp pháp ở rừng tự nhiên trong nước.

Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ rừng trồng tập trung, vườn, trồng phân tán (nhóm IA, IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP).

Gỗ là tang vật vi phạm pháp luật đã có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Gỗ tròn nhập khẩu hợp pháp trong trường hợp không có dấu búa hoặc dấu hiệu đặc biệt khác của nước xuất khẩu.

Các loại gỗ tròn đã có dấu búa kiểm lâm được cắt ngắn để tiếp tục vận chuyển.

+ Gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài từ 1 mét trở lên, chiều dày từ 5 cen-ti-mét trở lên và chiều rộng từ 20 cen-ti-mét trở lên gồm:

Gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp được xẻ hoặc đẽo tại rừng tự nhiên được khai thác hợp pháp (trừ gỗ khai thác của hộ gia đình, cộng đồng địa phương nơi có rừng để sử dụng tại chỗ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép).

Gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ rừng trồng được xẻ hoặc đẽo tại rừng (nhóm IA, IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm).

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 01/2012/TT- BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

+ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

+ Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm.

+ Quyết định số 107/2007/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

Phụ lục I

(Kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

LÝ LỊCH GỖ TRÒN

Kèm theo…………………………………………………

số………..ngày…… tháng…… năm…….

 

Số TT

Tên gỗ

Nhóm gỗ

Số hiệu lóng

Dấu búa bài

Chiều dài (m)

Đường kính hoặc vanh (m)

Khối lượng (m3)

Dấu búa kiểm lâm

 

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng: số lượng lóng (khúc)……………(bằng chữ……………………)

 khối lượng………..m(bằng chữ…………………………………)

 

Đại diện chủ gỗ  Đại diện chủ rừng  Cán bộ đóng búa  Người lập lý lịch

      (ký, ghi rõ họ tên)  (ký, ghi rõ họ tên)         (ký, ghi rõ họ tên)   (ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Phụ lục I

(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01 tháng 6

năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

LÝ LỊCH GỖ XẺ

Kèm theo……………………………………………..........................

số ………....... ngày …….. tháng ……. năm ……

 

Số

TT

Tên gỗ

Nhóm gỗ

Dài

(m)

Dày

(cm)

Rộng

(cm)

Số lượng

(thanh, tấm)

Khối lượng

(m3)

Dấu búa KL

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng: số lượng…………..(bằng chữ………………………………..)

khối lượng…………m3 (bằng chữ…………………………..)

  Đại diện chủ gỗ    Đại diện chủ rừng   Cán bộ đóng búa  Người lập lý lịch

 (ký, ghi rõ họ tên)    (ký, ghi rõ họ tên)    (ký, ghi rõ họ tên)  (ký, ghi rõ họ tên)

 

3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Cán bộ thụ lý hồ sơ xem xét các loại giấy tờ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc Chi cục Kiểm lâm tỉnh phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị để hoàn thiện hồ sơ đúng theo quy định.

· Nếu hồ sơ đã phù hợp theo quy định thì ký tên xác nhận đã kiểm tra và cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.

+ Bước 3: Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm tổ chức xác minh để cấp giấy chứng nhận trại nuôi.

+Bước 4 : Trình Lãnh đạo chi cục Ký giấy chứng nhận và trả kết quả ( 01 ngày)

 Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm. ( Hoặc được chuyển trả qua đường bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu )

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 + Thành phần hồ sơ, bao gồm:

          1) Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

          2) Bản sao có chứng thực phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

Tên mẫu đơn, tờ khai: Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa 03 (ba) năm kể từ ngày cấp).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Chuồng, trại nuôi phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại.

+ Bảo đảm an toàn cho người nuôi và người dân trong vùng, an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường theo quy định.

+ Có nguồn gốc vật nuôi rõ ràng.

+ Trường hợp động vật có nguồn gốc nhập khẩu (không phân bố tại Việt Nam) phải có xác nhận bằng văn bản của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam là việc nuôi loài đó không ảnh hưởng tới các loài động vật khác và hệ sinh thái trong nước.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.

Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng rừng, gây nuôi động vật rừng và quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn.

 

 

Mẫu số 6

Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi

động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT

ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI

ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

 

Kính gửi: ........………………………………

 

1. Tên và địa chỉ tổ chức đề nghị:

          Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập

 

2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:

Cấp mới 0; Cấp đổi 0; Cấp bổ sung 0; Khác 0 (nêu rõ) ….

 

3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:

 

Stt

Tên loài

Số lượng (cá thể)

Mục đích gây nuôi

Nguồn gốc

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    4. Địa điểm trại nuôi:

 

    5. Mô tả trại nuôi: 

 

6. Các tài liệu kèm theo:

          - Hồ sơ nguồn gốc;

          - ..................................................................................................................

 

Xác nhận của

Ủy ban nhân dân cấp xã

(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

.............,ngày..........tháng.......năm...........

Tổ chức đề nghị

(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

4. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển Gấu.

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1:Tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình xuất trình và nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời gian 02 ngày làm việc, Cán bộ thụ lý hồ sơ phải xem xét các loại giấy tờ theo quy định.

· Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn thực hiện.

• Nếu hồ sơ đã phù hợp theo quy định thì ký tên xác nhận đã kiểm tra và cấp biên nhận và hẹn ngày trả kết quả, trình thủ trưởng ký cấp giấy phép vận chuyển .

+Bước 3 : Kiểm tra và xác minh : Trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm phải tiến hành kiểm tra và xác minh thực tế để cấp phép vận chuyển.

+ Bước 4:  Trong thời hạn 03 ngày Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm phải trình lãnh đạo chi cục Kiểm lâm ký giấy phép vận chuyễn  và trả kết quả.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm. (Hoặc được chuyển trả qua đường bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu)

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị vận chuyển gấu (theo mẫu);

2) Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử;

 3) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi của nơi đến. Trường hợp vận chuyển gấu ra địa bàn ngoài tỉnh thì chủ nuôi gấu thông báo bằng văn bản với Cơ quan kiểm lâm sở tại đến làm biên bản kiểm tra xác nhận.

 + Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm hoặc Chi cục Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

 - Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép di chuyển Gấu theo mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN.

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển Gấu.

 - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Gấu có nguồn gốc hợp pháp, gấu đã được lập hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử.

+ Có chuồng và trại nuôi gấu đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 3, 4, 5 và 6 của Quy chế quản lý Gấu nuôi nhốt ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

Trại nuôi gấu

+ Trại nuôi gấu theo phương thức nuôi nhốt:

+ Có nhà đặt chuồng (cũi) nuôi gấu hoặc có mái che đảm bảo tránh mưa, nắng và các điều kiện bất lợi của thời tiết đối với gấu;

+ Xung quanh trại có tường xây dày tối thiểu 20 cm, cao tối thiểu 1,8 m; đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài;

+ Có hệ thống xử lý chất thải theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này.

+ Trại nuôi gấu theo phương thức bán hoang dã:

+ Trại nuôi bán hoang dã phải có tường xây bao quanh dày ít nhất 40 cm, cao tối thiểu 2,5 m, phía trên có hàng rào kim loại cứng cao tối thiểu 50 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài. Tường bao phải cách các công trình khác ít nhất 2 m (Sơ đồ hàng rào bảo vệ trong Phụ lục I bahànm theQuyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Mật độ nuôi gấu theo phương thức bán hoang dã phải đảm bảo tối thiểu 150 m2/01 cá thể.

Chuồng nuôi gấu

+ Chuồng (cũi) nuôi gấu là chỗ để nuôi nhốt gấu bên trong, chuồng nuôi gấu có thể làm bằng kim loại cứng, xây bằng bê tông, gạch hoặc các vật liệu kiên cố khác. Quy định về chuồng nuôi dưới đây áp dụng cho việc nuôi một cá thể gấu (trừ trường hợp gấu con chưa tách mẹ), trường hợp chuồng nuôi nhiều cá thể gấu, thì kích thước chuồng nuôi phải lớn tương ứng với số lượng gấu.

* Đối với chuồng làm bằng kim loại cứng:

+ Kính thước chuồng: Tối thiểu dài 1,5 m; rộng 1,5 m; cao 2 m;

+ Khung chuồng: Làm bằng ống kim loại cứng tròn đường kính tối thiểu 25 mm hoặc bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 18 mm; các điểm nối khung chuồng được hàn với nhau đảm bảo vững chắc, an toàn (Bản vẽ mô tả khung chuồng tại Phụ lục II bahànm theQuyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Mặt trước, mặt trên, mặt sau và hai mặt thành: Làm bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 12 mm, các điểm nối được hàn với khung chuồng, mỗi thanh cách đều tối đa 7 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài hoặc thò chi ra ngoài (Bản vẽ mô tả kết cấu các mặt tại Phụ lục II bahànm theQuyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Mặt sàn: Làm bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 12 mm, các điểm nối được hàn với khung chuồng, đan hai chiều (dọc và ngang dạng lưới), mỗi thanh cách đều tối đa 6 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài. Mặt sàn cách mặt nền tối thiểu 25 cm (Bản vẽ mô tả mặt sàn tại Phụ lục II bahànm theQuyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Chuồng có máng ăn bằng kim loại cứng không gỉ để ở vị trí thuận tiện hoặc có thể tháo lắp để dọn vệ sinh thường xuyên; nền chuồng được láng xi măng hoặc lát gạch men dốc về một phía để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh;

+ Cửa chuồng: Có chốt để khoá đảm bảo an toàn;

+ Vị trí đặt chuồng: Để nơi thoáng mát về mùa hè và tránh gió về mùa đông, các mặt của chuồng phải cách chuồng nuôi gấu khác hoặc tường rào, các vật thể khác tối thiểu 50 cm; riêng phía cửa chuồng phải có khoảng cách tối thiểu 3 m.

* Đối với chuồng xây:

+ Kích thước chuồng: Tối thiểu dài 2 m; rộng 2 m; cao 2 m;

+ Tối đa chỉ xây ba mặt có chiều dày tối thiểu 20 cm (trường hợp bằng bê tông cốt kim loại cứng có chiều dày tối thiểu 10 cm); mặt tường và nền chuồng chát nhẵn bằng xi măng hoặc gạch, nền chuồng có độ dốc để thoát nước thải; các mặt làm bằng kim loại thì đảm bảo như quy định tại Điểm b, c Khoản 2, Điều 4 của Quy chế này;

+ Chuồng có máng ăn để ở vị trí thuận tiện hoặc có thể tháo lắp để dọn vệ sinh thường xuyên;

+ Vị trí xây chuồng: Xây ở nơi thoáng mát, các mặt tường xây có thể liền với chuồng khác, các mặt bằng kim loại phải cách các chuồng nuôi gấu khác hoặc tường rào, các vật thể khác tối thiểu 50 cm; riêng phía cửa chuồng phải có khoảng cách tối thiểu 3 m.

+ Chuồng nuôi gấu bán hoang dã: Có thể xây hoặc làm bằng kim loại như quy định tại Khoản 2 và 3, Điều 4 của Quy chế này, có cửa trước để gấu ra vào và cửa sau để dọn vệ sinh, các cửa có thể đóng mở được từ bên ngoài.

Vệ sinh môi trường và xử lý chất thải

+ Trại nuôi phải được cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh xác nhận trại nuôi đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi trường.

+ Có hệ thống xử lý chất thải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường như hầm biogas, bể phốt hoặc các biện pháp phù hợp khác không được thải trực tiếp các loại chất thải ra môi trường.

+ Chuồng, trại được vệ sinh thường xuyên, không để thức ăn thừa, chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Chế độ ăn uống và chăm sóc thú y

+ Trại nuôi gấu phải có nhân viên có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc và chữa bệnh cho gấu.

+ Trại nuôi gấu phải có sổ ghi chép, theo dõi tình hình bệnh tật đối với từng cá thể gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III bahànm theQuyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

+ Có nơi chứa thức ăn riêng biệt; thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn; cho gấu ăn, uống nước đủ định lượng hàng ngày.

+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đồng ý đặt trại nuôi gấu trên địa bàn.

+ Đối với các cá thể gấu đã được lập hồ sơ và gắn chíp điện tử thì trước khi vận chuyển phải được Chi cục Kiểm lâm (Cơ quan Kiểm lâm vùng đối với các tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) kiểm tra chíp điện tử để xác định mã số chíp tại nơi đi.

+ Nơi tiếp nhận gấu là các trại nuôi đã được cấp giấy chứng nhận trại nuôi hoặc các cơ sở cứu hộ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Đảm bảo các điều kiện về an toàn và sức khỏe của gấu trong quá trình vận chuyển.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý Gấu nuôi nhốt.

+ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn

 

CÁC PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phụ lục I

SƠ ĐỒ MẶCẮHÀNG RÀO BVỆ TRẠNUÔNUÔI GU BÁN HOANG DÃ

Quyết định 3748/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang

Ghi chú: 1. Hàng rào kiloại cng phía trên;

2. Tường bảo vệ.

 

Quyết định 3748/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang

 

 

Phụ lục III: Mẫu Sổ theo dõi tình hình bệnh tật của gấu

Tên trại: ….

TT

Ngày phát hiện bệnh

Tên bệnh

Số chíp, số Chuồng gấu
(tên gấu nếu có)

Phương pháp điều trị

Loại thuốc sử dụng

Liều dùng, thời gian dùng

Ngày bình phục hoặc chết

Người chịu trách nhiệm chữa trị, chăm sóc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục VI

Mẫu đơn đề nghị di chuyển gấu nuôi

(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
TÊN ĐƠN VỊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do -Hạnh phúc.

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP DI CHUYỂN GẤU

Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố …………

(Trường hợp địa phương nào không có Chi cục Kiểm lâm thì gửi

Cơ quan kiểm lâm vùng)

 

Tên tôi là:………………………………………………..………..……........…….

CMND số………………Cấp ngày………….. Tại…………….………......……..

Địa chỉ thường trú…………………………………….………………….…......…

Được cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu số ....................ngày /..…/...…/.....… Cơ quan cấp: ….................

Đề nghị cho phép di chuyển số gấu như sau:

  1. Loài……………Giới tính (đực, cái)……..Nặng………..(kg)

Đặc điểm……………………. Số chíp điện tử……………………….......………

  1. ……………………………………………………………….…….......……

(nếu số lượng nhiều thì lập thành danh sách riêng kèm theo)

Đang nuôi nhốt tại điạ chỉ: ………………………………..…………….......……

Tới địa điểm mới là: …………............................................................…….......…

Lý do di chuyển: …………….................................................................…………

Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý gấu nuôi nhốt và đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

(kèm theo đây là bản sao hồ sơ các con gấu nói trên).

                                                           ............., ngày......... tháng...... năm.........

                                                                              Người làm đơn

                                              (họ, tên, chữ ký; đóng dấu đối với tổ chức)

 

5. Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và Phụ lục II, III của CITES

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức xuất trình và nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Chi Cục kiểm lâm thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định Cán bộ thụ lý hồ sơ xem xét các loại hồ sơ chứng từ đúng theo quy định thì cấp biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.

+Bước 3: Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm  tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo theo mẫu Phụ biểu 5 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP.”

Bước 3: Trình ký và trả kết quả, trong thời gian 03 ngày, Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm phải trình lãnh đạo chi cục ký giấy chứng nhận và trả kết quả.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm . (Hoặc được chuyển trả qua đường bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Hồ sơ xin cấp đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES theo Phụ lục IV-A(thực vật), hoặc IV-B (động vật) ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).

Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

 + Cá nhân.

Phí, lệ phí: Không.

          - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu hồ sơ xin cấp Chứng chỉ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES theo mẫu tại Phụ lục IV-A(thực vật), hoặc IV-B (động vật) ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp (kèm theo).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng nhận đăng ký trại nuôi.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau đây:

Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

+ Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã đư­­ợc cơ quan  khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

+ Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

+ Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

+ Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ cho phép.

 Cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm:

Đối với loài cây gỗ, phải đăng ký rừng trồng tại Hạt kiểm lâm sở tại theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

+ Đối với loài thực vật không phải cây gỗ:

+ Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.

+ Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

+ Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

PHỤ LỤC IV-A

HỒ SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP

ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)

Annex IV-A

ATTACHED DOCUMENTS REQUEST FOR REGISTRATION OF ESTABLISHMENTS FOR ARTIFICIAL PROPAGATION OF WILD PLANTS SPECIFIED IN APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
(in accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)

1. Tên và địa chỉ của cơ sở/Name and address of the farm:

2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện/Full name owners or their representatives:

Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport:       Ngày cấp/date:           Nơi cấp/place:

3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học và tên thông thường)/Registration species for artificial propagation (the scientific name and common names):

4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên/Describes the number of seed sources from the legal exploitation of natural:

5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức trồng cấy/Description infrastructure conditions and cultivation method:

6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới/Annual output of previous, current and expected in the coming years:

 

 

PHỤ LỤC IV-B

HỒ SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI CÁC PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP

ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)

Annex IV-B

DOCUMENTS ATTACHED REQUEST FOR REGISTRATION OF FARMS FOR BREEDING OF WILD ANIMALS SPECIFIED IN APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
(in accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)

 

Tên và địa chỉ của trại/Name and address of the farm:

1. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện/The full name of the farmer or his representatives:

Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport:       Ngày cấp/date:           Nơi cấp/place:

2. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường)/Registered breeding species (scientific names and common names):

3. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản/Details about the number and age of males, female reproduction in the breed:

4. Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia/Documents proving that the breed is considered illegal under current regulations, or if imported, they must prove that the import is consistent with the provisions of CITES and national legislation:

5. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen/Written assessment of needs and supply samples to strengthen seed breeding to develop genetic resources:

6. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)/Product categories exports (live animals, skins, his parish, serum, organs or other derivatives):

7. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin/Describes the infrastructure of the farm: area, breeding technologies, food supply, veterinary capacity, environmental sanitation and how to store information:

 

6. Thủ tục giao nộp gấu cho nhà nước.

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ nuôi gấu nộp đơn đề nghị tự nguyện chuyển giao gấu tại Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày, Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm phải tiến hành xác minh tính pháp lý của Gấu  và có trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ  .

+Bước 3: Tiếp nhận và chuyển giao, trong thời hạn 08 ngày làm việc Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm ,sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ phải liên hệ với các đơn vị có chức năng tiếp nhận và nuôi dưỡng Gấu theo quy định để chuyển giao .

 Các cá thể gấu do chủ trại nuôi gấu tự nguyện giao cho Nhà nước được chuyển giao như sau:

· Các cơ sở cứu hộ gấu, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.

· Các vườn thú, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước để phục vụ mục đích nghiên cứu, trưng bày và giáo dục môi trường.

· Các Trại nuôi có đủ điều kiện quy định tại Quy chế này tự nguyện nuôi gấu nhằm mục đích cứu hộ, bảo tồn gấu.

· Các tổ chức khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Bước 4: Trả kết quả, trong thời gian 02 ngày, sau khi đã liên hệ được đơn vị tiếp nhận, Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm phải trình lãnh đạo chi cục ký văn bản chấp thuận cho phe1pva2 trả kết quả .

· Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả  tại Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm . (Hoặc được chuyển trả qua đường bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu)

  Trường hợp nhận kết quả hộ, phải có thêm giấy ủy quyền có chứng thực chữ ký của Ủy ban nhân dân cấp xã và chứng minh thư của người đề nghị thực hiện thủ tục hành chính.

· Công chức trả kết quả vào sổ theo dõi; trả bản gốc sau khi đã photo 02 bản lưu.

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn đề nghị (theo mẫu tại Phụ lục VII – Quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN) gửi Chi cục Kiểm lâm (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) kèm hồ sơ về nguồn gốc của gấu

+ Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đơn đề nghị tự nguyện giao Gấu.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

Phí, lệ phí: Không.                                        

Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị tự nguyện giao gấu cho Nhà nước theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận cho phép tổ chức cá nhân tiếp nhận gấu.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý Gấu nuôi nhốt.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

Phụ lục VII

Mẫu đơn đề nghị tự nguyện giao gấu cho Nhà nước

(Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP

ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)

 

 

TÊN ĐƠN VỊ
 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TỰ NGUYỆN GIAO GẤU CHO NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố …………

Họ và tên người đề nghị: (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)

Số CMND: ............................... ngày cấp: ......................... nơi cấp: ..........................

Hộ khẩu thường trú: ...................................................................

Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................

Tên tổ chức: ............................................      Địa chỉ: ...........................

Giấy phép kinh doanh số: .......................      Nơi cấp: ............................

Giấy chứng nhận trại nuôi gấu số: ..............................................

Tự nguyện giao nộp cho Nhà nước … con gấu với chi tiết sau:

TT

Tên loài và
(tên khoa học)

Số chíp điện tử
(số hồ sơ)

Cân nặng (ước tính)

Nguồn gốc
(Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)

Ghi chú

1

Gấu ngựa (Ursus thibetanus)

 

 

 

 

2

Gấu chó (Ursus malayanus)

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: …

Lý do giao: ………………

Tôi xin cam đoan tự nguyện giao số gấu trên cho Nhà nước.

  

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên); đóng dấu đối với tổ chức

 

 

7Thủ tục xác nhận của Chi cục Kiểm lâm đối với Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng, lâm sản nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu, lâm sản vận chuyển nội bộ.

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Các cá nhân hoặc tổ chức xuất trình và nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên hoặc đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chửa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm (hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có)).  Nếu hồ sơ chứng từ đã phù hợp theo quy định thì ký tên xác nhận đã kiểm tra và trình lãnh đạo ký cấp giấy xác nhận nguồn gốc hợp pháp. Nếu hồ sơ chứng từ chưa hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn thực hiện.

+ Bước 2: Nếu trường hợp cần phải đi xác minh tại các cơ sở ngoài tỉnh thì Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên hoặc Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chửa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm phải tiến hành công việc này và thời gian xác minh không được quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên hoặc dội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chửa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm .  (Hoặc được chuyển trả qua đường bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu)

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Bảng kê lâm sản (theo mẫu);

2) Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm xuất bán lâm sản (nếu có)

3) Tài liệu về nguồn gốc lâm sản.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: Bình thường thì trả kết quả ngay trong ngày, nếu có xác minh ngoài tỉnh là 05 ngày làm việc.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

+ Tổ chức.

Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Bảng kê lâm sản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT- BNNPTNT.

+ Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT- BNNPTNT

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trên bảng kê lâm sản.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 01/2012/TT- BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

Thông tư sô 40/2015/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hoá thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Mẫu số 01

Bảng kê lâm sản

Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

………………..
…………………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:        /BKLS

Tờ số:…….

BẢNG KÊ LÂM SẢN

(Kèm theo .............................ngày........./......../20... của........................................)

TT

Tên lâm sản

Nhóm gỗ

Đơn vị tính

Quy cách lâm sản

Số lượng

Khối lượng

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

       .............,ngày..........tháng.......năm...........

    TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
  LẬP BẢNG KÊ LÂM SẢN

 

 

 

Mẫu số 02

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản

Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNN ngày 4 tháng 01 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

SỔ THEO DÕI NHẬP, XUẤT LÂM SẢN

NHẬP XƯỞNG

XUẤT XƯỞNG

Ngày tháng năm

Tên lâm sản (Nếu là gỗ thì ghi thêm nhóm gỗ)

Đơn vị tính

Số lượng

Khối lượng

Hồ sơ nhập lâm sản kèm theo

Ngày tháng năm

Tên lâm sản (Nếu là gỗ thì ghi thêm nhóm gỗ)

Đơn vị tính

Số lượng

Khối lượng

Hồ sơ xuất lâm sản kèm theo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: cuối mỗi tháng ghi tổng hợp số lượng, khối lượng từng loại lâm sản nhập, xuất, tồn kho trong tháng vào cuối trang của tháng đó.

 

8. Thủ tục thu hái cây thuốc nam.

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thu hái cây thuốc nam trên đồi núi đến nộp hồ sơ tại Trạm Kiểm lâm (hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có)). Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho người nộp hồ sơ biết để hoàn chỉnh lại hồ sơ.

+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ hợp lệ,lập phiếu hẹn.

+ Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trạm Kiểm lâm tiến hành xác minh thực tế và chuyển hồ sơ thu hái thuốc nam đến Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

+ Bước 4: Trong thời gian 01 ngày, sau khi có kết quả xác minh Trạm Kiểm lâm phải quan hệ với UBND xã sở tại để ký xác nhận cấp phép.

+Bước 5: Trả kết quả,tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại các Trạm Kiểm lâm.

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Bản đề nghị thu hái cây thuốc nam (theo mẫu);

2) Bảng dự kiến sản phẩm thu hái cây thuốc nam (theo mẫu).

+ Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trạm Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Bản đề nghị thu hái cây thuốc nam theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND.

+ Bảng dự kiến sản phẩm thu hái cây thuốc nam theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND.

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trên Bảng dự kiến sản phẩm thu hái cây thuốc nam.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy định về Quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng rừng, gây nuôi động vật rừng và quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu số 03

(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND  ngày 21

tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

BẢN ĐỀ NGHỊ

Thu hái cây thuốc nam

 

Kính gửi: ……………….....................................

1. Tên tổ chức/ cá nhân: …………………………...........................……………………

2. Địa chỉ : ………………………………........................………………………………

3. Đề nghị thu hái thuốc nam:

-  Địa điểm: .................................................................................................................

- Số lượng:.........................................................................................................................

- Loài cây: .........................................................................................................................

- Mục đích sử dụng: ....................................................................................................

5. Nguồn gốc cây xin thu hái (cây tự nhiên hay cây tự trồng): ........................................

6. Thời gian dự kiến thu hái : Từ…………………...........….đến……........…………….

7. Thời gian dự kiến vận chuyển: Từ……………....………...đến…....…....……………

- Nơi đi:...………………..ấp....…..…xã …....….huyện….....…. tỉnh……....

- Nơi đến:………………..ấp….......…xã …....….huyện….....…. tỉnh……….

 

                                                    Đại diện tổ chức/cá nhân/hộ gia đình

 

Mẫu số 04

(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND  ngày 21

tháng 12  năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

BẢNG DỰ KIẾN

Sản phẩm thu hái cây thuốc nam

 

Kính gửi: ............................................................

Tổ chức/Cá nhân:.............................................................................................

Địa chỉ.............................................................................................................

Nơi thu hái (xã, huyện, tỉnh):............................................................................

Nguồn gốc cây xin thu hái (cây tự nhiên hay cây tự trồng): ............................................

Thời gian thu hái: từ ........./........./20…..., đến …...../......../20….

Thời gian vận chuyển: từ ........./......../20…..., đến …...../…...../20….

Nơi vận chuyển đến:.........................................................................................

Dự kiến sản phẩm:

 

Số

TT

Tên lâm sản

Bộ phận thu hái

Đơn vị tính

Số lượng /

(trọng lượng)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:.......................................................................................................

(bằng chữ......................................................................................................... )

Xác nhận UBND xã....

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Kiểm lâm địa bàn

(ký ghi rõ họ tên)

Đại diện tổ chức/cá nhân/hộ gia đình

(ký ghi rõ họ tên)

 

 

                  

 

                       

                                                                       

 

 

9. Thủ tục về chuyển khoán rừng phòng hộ.

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân (chuyển khoán hoặc nhận khoán) có nhu cầu chuyển khoán rừng phòng hộ nộp hồ sơ  tại các Trạm Kiểm lâm quản lý địa bàn (hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có)). Bộ phận tiếp nhận hồ sơ  kiểm tra hồ sơ,nếu hồ sơ hợp lệ lập phiếu hẹn.

+ Bước 2: Trong thời gian 05 ngày, Trạm Kiểm lâm tiến hành đo đạc phần diện tích yêu cầu chuyển khoán, xác minh thực tế. Trường hợp không đủ điều kiện (hoặc thiếu hồ sơ) thì thông báo cho người nộp hồ sơ biết để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Bước 3:Trong thời gian 05 ngày, Trạm Kiểm lâm chuyển đơn xin chuyển khoán rừng phòng hộ đến Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

+ Bước 4: Trong thời gian 05 ngày,Sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn xin chuyển khoán, Trạm Kiểm lâm chuyển hồ sơ cho Hạt Kiểm lâm.

+ Bước 5:  Trong thời gian 07 ngày, Hạt Kiểm lâm kiểm tra, mở sổ theo dõi, xác nhận và làm tờ trình gởi về Phòng Sử dụng và Phát triển rừng - Chi cục Kiểm lâm.

+ Bước 6: Trong thời gian 03 ngày, Phòng Sử dụng và Phát triển rừng - Chi cục Kiểm lâm: kiểm tra, trình Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm ký phê duyệt.

+Bước 7 : Trong thời gian 05 ngày, Sau khi đơn xin chuyển khoán được Chi cục Kiểm lâm phê duyệt, các bên tiến hành lập biên bản bàn giao rừng ngoài thực địa giữa chủ cũ và chủ mới (Thành phần gồm: Hạt Kiểm lâm, Trạm Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ cũ, chủ mới).

+ Bước 8: Trong thời gian 03 ngày, Trạm Kiểm lâm lập hồ sơ giao khoán cho chủ rừng mới, chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm xác nhận, Hạt Kiểm lâm trình Chi cục Kiểm lâm ký kết hợp đồng giao khoán với chủ mới.

+ Bước 9: Trong thời gian 02 ngày, Sau khi Chi cục Kiểm lâm đã ký hồ sơ giao khoán, Hạt Kiểm lâm tiếp nhận 02 bộ hồ sơ hoàn chỉnh: lưu 01 bộ tại văn phòng Hạt Kiểm lâm và 01 bộ chuyển cho Trạm Kiểm lâm giao hộ nhận khoán. Hạt Kiểm lâm huyện có trách nhiệm thu hồi sổ đã giao khoán cũ đưa vào lưu trữ tại văn phòng Hạt.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Kiểm lâm (Hoặc được chuyển trả qua đường bưu điện nếu cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu)

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn xin chuyển quyền nhận khoán rừng (theo mẫu);

2) Đơn xin nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ tỉnh An Giang của hộ nhận khoán (theo mẫu);

3) Hợp đồng giao nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ tỉnh An Giang giữa Chi cục Kiểm lâm và hộ nhận khoán mới;

4) Biên bản bàn giao giữa Chi cục Kiểm lâm và hộ nhận khoán mới (theo mẫu);

5) Sơ đồ giải thửa lô rừng;

6) Giấy chứng minh nhân dân (bản photo - hộ nhận khoán);

7) Hộ khẩu thường trú (bản photo - hộ nhận khoán);

8) Phương án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

+ Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc. (Trong đó, Trạm Kiểm lâm: 10 ngày; Ủy ban nhân dân cấp xã: 05 ngày; Hạt Kiểm lâm: 10 ngày; Phòng Quản lý và phát triển rừng kiểm tra, trình ký: 07 ngày; Chi cục Kiểm lâm phê duyệt hồ sơ: 03 ngày).

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn xin chuyển quyền nhận khoán rừng theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND;

+ Đơn xin nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ tỉnh An Giang của hộ nhận khoán theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND;

Biên bản bàn giao giữa Chi cục Kiểm lâm và hộ nhận khoán mới theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND.

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ giao khoán.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Hộ nhận chuyển khoán phải có phương án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

+ Trường hợp nhận khoán với diện tích dưới 10 ha thì phương án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phải được Chi cục Kiểm lâm phê duyệt.

+ Trường hợp nhận khoán với diện tích từ 10 ha thì phương án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy định về Quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng rừng, gây nuôi động vật rừng và quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 21

tháng 12  năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

An Giang, ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN XIN CHUYỂN QUYỀN NHẬN KHOÁN TRỒNG,

CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ ĐỒI NÚI TỈNH AN GIANG

 

Kính gởi: ......................................................

          Tên tổ chức/ cá nhân: ......................................................,.........................    

   Địa chỉ: Ấp (khóm):..................xã (phường, thị trấn): .....................huyện (thị xã, thành phố) : ..................... tỉnh: .....................        

          Được Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang giao khoán trồng - chăm sóc - bảo vệ rừng:

          Tại khu vực xã: ........................., huyện: ......................,    núi:…........................., tiểu khu:……..........., khoảnh:…..........., lô:….........., diện tích:…......... (ha)

          + Rừng trồng bước 1 theo hợp đồng số: ........................, ngày: ....../........./...........

          Loài cây:………......…..............., Công thức kỹ thuật:….....................….........

          + Rừng trồng bước 2 theo hợp đồng số: ...................., ngày: ....../........./........

          Loài cây: ..........................., Công thức kỹ thuật:…............................................

  Lý do chuyển quyền nhận khoán:

.........................................................................................................................

.…………........................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

 

Xin được chuyển quyền nhận khoán trồng - chăm sóc - bảo vệ rừng cho:         1. Tên tổ chức/ cá nhân: ......................................................,......................     

   Địa chỉ: Ấp (khóm): ..................xã (phường, thị trấn): ....................huyện (thị xã, thành phố) : ..................... tỉnh: .....................

          Diện tích: ........ ha.

          * Diện tích còn lại: ...... ha

          Sau khi được chấp thuận của Chi cục Kiểm lâm, chúng tôi cam kết thực hiện đúng theo quy định của nhà nước về trồng - chăm sóc - bảo vệ rừng, nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Bên chuyển nhượng

 

 

 

 

 

Bên nhận chuyển nhượng

 

 

 

 

 

Kiểm lâm địa bàn xã .............

 

 

 

 

 

 

UBND xã ..................

Hạt KL ............

Hạt trưởng

Chi cục Kiểm lâm An Giang

 

 

 

 

 

Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND  ngày 21

tháng 12  năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

An Giang, ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN XIN NHẬN KHOÁN TRỒNG, CHĂM SÓC,

BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ ĐỒI NÚI TỈNH AN GIANG

 

Kính gởi: ......................................................

          Tên tổ chức/ cá nhân: ......................................................,............................     

     Địa chỉ: Ấp (khóm): ..................xã (phường, thị trấn): .....................huyện (thị xã, thành phố) : ..................... tỉnh: .....................      

Địa điểm khu đất nhận chuyển khoán xã: ................, huyện .....................

Diện tích:………......... (ha)

 Sau khi tìm hiểu về chủ trương chính sách giao khoán trồng - chăm sóc - bảo vệ rừng phòng hộ và được Chi cục Kiểm lâm An Giang hướng dẫn, trao đổi cụ thể về điều kiện, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của người nhận khoán trồng - chăm sóc - bảo vệ rừng phòng hộ.

Nay, chúng tôi tự nguyện làm đơn xin nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ lâu dài trên cơ sở khả năng nguồn lao động, phương tiện sản xuất và đồng vốn đầu tư đối với diện tích được giao khoán.

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng những điều quy định trong hợp đồng và sự hướng dẫn về chuyên môn của Chi cục Kiểm lâm nếu vi phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

                                                              Đại diện tổ chức/cá nhân/hộ gia đình

 

 

Mẫu số 07

(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND  ngày 21

tháng 12  năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

An Giang, ngày..........tháng.......năm...........

 

BIÊN BẢN

V/v giao nhận đất rừng và rừng trồng phòng hộ trên thực địa

 

           Căn cứ vào đơn xin chuyển quyền nhận khoán trồng - chăm sóc - bảo vệ rừng phòng hộ đồi núi đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang phê duyệt ngày: .............../............./ 20.............

          Hôm nay, ngày ......... tháng ................ năm 20 ........, tại: ...........................

          Chúng tôi gồm có:

A./ Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã: .................................

          - Ông: ........................................................ Chức vụ: ...................................

B./ Đại diện Hạt Kiểm lâm: .................................................

          - Ông: ........................................................ Chức vụ: ...................................

          - Ông: ........................................................ Chức vụ: ...................................

C./ Bên chuyển khoán (hộ cũ):

          Chủ hộ: .........................................................................................................

D./ Bên nhận khoán (hộ mới):

          Chủ hộ: .........................................................................................................

          Thống nhất giao rừng ngoài thực địa cho:

- Ông (bà): ......................................................., sinh năm: ....................., chứng minh nhân dân số:................................., cấp ngày:…......./…......./.............,

tại: ...........................................................

- Ấp (khóm): ............, xã (phường, thị trấn) : ....................., huyện (thị xã, thành phố): ..........................., tỉnh:...................... như sau:

1. Tiểu khu: ............., khoảnh: ..........., lô: .............., diện tích: ........... (ha), loài cây (b1/b2): ............................, Công thức kỹ thuật (b1/b2): …......................

          + Năm trồng (b1/b2): ..................................................................................

          + Mật độ cây theo hợp đồng (b1/b2): ............................................(cây/ha)

          + Mật độ cây hiện còn (b1/b2): .................................................... (cây/ha)

          + Đường kính bình quân (b1/b2): ...............................................................

          + Chiều cao bình quân (b1/b2): ..................................................................

2. Tiểu khu: ..............., khoảnh: ............, lô: ............, diện tích: ............ (ha), loài cây (b1/b2): ............................, Công thức kỹ thuật (b1/b2): ..........................

          + Năm trồng (b1/b2): ..................................................................................

          + Mật độ cây theo hợp đồng (b1/b2): ............................................(cây/ha)

          + Mật độ cây hiện còn (b1/b2): .....................................................(cây/ha)

          + Đường kính bình quân (b1/b2): ...............................................................

          + Chiều cao bình quân (b1/b2): ..................................................................

3. Tiểu khu: ..............., khoảnh: ............, lô: ............, diện tích: ............ (ha), loài cây (b1/b2): ............................, Công thức kỹ thuật (b1/b2): ..........................

          + Năm trồng (b1/b2): ...................................................................................

          + Mật độ cây theo hợp đồng (b1/b2): ............................................(cây/ha)

          + Mật độ cây hiện còn (b1/b2): .....................................................(cây/ha)

          + Đường kính bình quân (b1/b2): ...............................................................

          + Chiều cao bình quân (b1/b2): ..................................................................

          Biên bản này được lập thành 03 bản, bên chuyển khoán giữ 01 bản, bên nhận giữ 01 bản đính kèm theo hợp đồng khoán, Hạt kiểm lâm: .................... giữ 01 bản đính kèm theo hợp đồng giao khoán.

 

Bên giao

 

 

 

 

 

Bên nhận

Trạm Kiểm lâm ....................

UBND xã ...........................

 

 

 

 

 

 

Hạt Kiểm lâm ...........

HẠT TRƯỞNG

III. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật; phân bón (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công bố hợp quy, gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu bổ sung.

· Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Bảo vệ thực vật, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, phòng Bảo vệ thực vật, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký bản Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký bản Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Bản công bố hợp quy (theo mẫu);

2) Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp (trường hợp là bản photocopy thì mang theo bản chính để đối chiếu);

3) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012.

 - Phí, lệ phí: Không

          - Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 + Đối với phân bón: đáp ứng theo qui định tại khoản 1, Điều 11, Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT, ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Đối với thuốc Bảo vệ thực vật: đáp ứng theo qui định tại khoản Điều 49, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT, ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Quyết định số 1100/QĐ-BNNPTNT ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

 

PHỤ LỤC 13

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số .............

 

Tên tổ chức, cá nhân:.....................................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Điện thoại:......................................Fax:..........................................................

E-mail:.............................................................................................................

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )

...........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá hợp quy...):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

............., ngày......tháng.......năm.........

Đại diện Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, chức vụ, đóng đấu)

 

2. Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật; phân bón (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh).

 - Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công bố hợp quy, gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu bổ sung.

· Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Bảo vệ thực vật, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, phòng Bảo vệ thực vật, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký bản Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký bản Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Bản công bố hợp quy (theo mẫu Phụ lục 13);

2) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng);

3) Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định;

4) Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư này hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;

5) Kế hoạch giám sát định kỳ;

6) Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: đối tượng được chứng nhận hợp quy; (số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy; tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá); kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); thông tin bổ sung khác.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012.

+ Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012.

- Phí, lệ phí: Không

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Đối với phân bón: đáp ứng theo qui định tại khoản 1, Điều 11, Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT, ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Đối với thuốc Bảo vệ thực vật: đáp ứng theo qui định tại khoản Điều 49, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT, ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Quyết định số 1100/QĐ-BNNPTNT ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

 

 

PHỤ LỤC 13

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số .............

 

Tên tổ chức, cá nhân:.....................................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Điện thoại:......................................Fax:..........................................................

E-mail:.............................................................................................................

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )

...........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá hợp quy...):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

............., ngày......tháng.......năm.........

Đại diện Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, chức vụ, đóng đấu)

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 14

MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường:....................................................

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu kiểm soát

Quy định kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

Biểu ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

............., ngày....... tháng ........ năm .....

Đại diện doanh nghiệp

(ký tên, đóng dấu)

 

3. Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công bố hợp quy, gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu bổ sung.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký bản Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký bản Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Bản công bố hợp quy (theo mẫu);

          2) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;

3) Đối với giống nhập khẩu: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

4) Đối với giống sản xuất trong nước: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Thủ tục này áp dụng đối với giống cây trồng thuộc nhóm 2 gồm giống lúa, ngô, lạc, đậu tương và khoai tây.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng.

 

 

Phụ lục V

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Thông tư số 46 /2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số .............

 

Tên tổ chức, cá nhân:.....................................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Điện thoại:......................................Fax:..........................................................

E-mail:.............................................................................................................

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )

...........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá hợp quy...):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

............., ngày......tháng.......năm.........

Đại diện Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, chức vụ, đóng đấu)

 

 

4. Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh).

 - Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công bố hợp quy, gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu bổ sung.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký bản Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký bản Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Bản công bố hợp quy (theo mẫu Phụ lục V);

2) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;

3) Bản sao biên bản kiểm định đồng ruộng của một lô ruộng giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống;

4) Bản sao 01 phiếu kết quả thử nghiệm mẫu từ bản gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành phiếu kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được chỉ định đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy;

5) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố gồm: Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;

6) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đã được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố hợp quy có bản sao từ giấy chứng nhận phù hợp ISO 9001;

7) Báo cáo đánh giá hợp quy của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành (theo mẫu Phụ lục IV).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

­+ Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015.

+ Báo cáo đánh giá hợp quy của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015

        - Phí, lệ phí: Không.

        - Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

        - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Thủ tục này áp dụng đối với giống cây trồng thuộc nhóm 2 gồm giống lúa, ngô, lạc, đậu tương và khoai tây.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng.

Phụ lục V

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Thông tư số 46 /2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số ………………………….

Tên tổ chức, cá nhân: ……… ……………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………..……………

Điện thoại: …………………………Fax: …………………………………

E-mail: ……………………………………………………..………………

 

CÔNG BỐ:

Giống cây trồng (loài, tên, cấp giống, đặc tính của giống) …………………………..………………………………………..…………

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………..………………………………………..…………

……………………………………………………………………..………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy (kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận/tự đánh giá), phương thức đánh giá sự phù hợp: phương thức 5/phương thức 7...):

……………………………………………………..………………………

……………………………………………………..………………………

.....(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của chất lượng (loài, tên, cấp giống) do mình sản xuất, nhập khẩu.

………, ngày … tháng … năm ….
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

 

 

Phụ lục IV

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 46//2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: ……...........

………, ngày … tháng …. năm …..

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Tổ chức, cá nhân báo cáo:.............................................................................................

Địa chỉ,          Điện thoại,              Fax,             Email,           Website

2. Tên giống cây trồng, cấp giống:

3. Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:...........................................................................

4. Mã lô giống được đánh giá hợp quy:

5. Kết quả đánh giá:

5.1. Kiểm định ruộng giống

  - Ngày kiểm định:

  - Địa điểm kiểm định:                         - Diện tích lô ruộng giống kiểm định:

  - Họ và tên người kiểm định:               Điện thoại:              Mã số:

  - Đơn vị quản lý người kiểm định:

 - Biên bản kiểm định số:       ngày   tháng   năm

 - Kết quả kiểm định:  Diện tích lô ruộng giống kiểm định đạt yêu cầu theo QCVN:         ha; Sản lượng dự kiến (tạ/tấn):

 5.2. Thử nghiệm mẫu

  - Ngày lấy mẫu :

  - Địa điểm lấy mẫu:                              - Khối lượng lô giống:

  - Họ và tên người lấy mẫu:                   Điện thoại:                Mã số:

  - Đơn vị quản lý người lấy mẫu:

  - Tên phòng thử nghiệm:

  - Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu giống số:       ngày    tháng    năm

  - Kết quả thử nghiệm: Các chỉ tiêu chất lượng đạt yêu cầu theo QCVN:

6. Các nội dung khác (nếu có):..........................................................................................

7. Kết luận:

Giống ..., cấp giống ... có chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật số .....do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành (tên) ngày   tháng   năm.

Người lập báo cáo
(ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của lãnh đạo tổ chức/cá nhân
(ký tên, chức vụ, đóng dấu)

5. Thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng (đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

        - Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu bổ sung.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 27 ngày làm việc, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng.

+ Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

 1) Đơn đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận (theo mẫu); 

 2) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

 3) Sổ tay chất lượng của tổ chức chứng nhận theo TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996;

 4) Tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp;

 5) Danh sách nhân viên đánh giá;

 6) Mẫu Giấy chứng nhận của Tổ chức chứng nhận có nội dung phù hợp với hướng dẫn tại Phụ lục 12 hoặc Phụ lục 14 của Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT;

 7) Bản sao Chứng chỉ công nhận tổ chức chứng nhận do tổ chức công nhận cấp và các tài liệu liên quan về phạm vi được công nhận (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.      

- Phí, lệ phí: 15.000.000 đồng/TCCN/lần (Theo Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính).

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị chỉ định tổ chức chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2d ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT.

- Yêu cầu điều kiện thự hiện thủ tục hành chính:

+ Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng, phân bón khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng về lĩnh vực đề nghị chỉ định.

+ Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 về lĩnh vực đề nghị chỉ định.

+ Có nhân viên đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên); có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên; chuyên môn phù hợp với hoạt động về chứng nhận sản phẩm, hàng hoá tương ứng; có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định; được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý.

+ Có hoặc thuê người lấy mẫu, người kiểm định được chỉ định, phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được chỉ định.

+ Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp. Chi tiết yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng, phân bón được chỉ định theo hướng dẫn tại Phụ lục 8b của Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 06 năm 2010.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007.

+ Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

+ Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về TTHC trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 15/12/2010.

+ Quyết định số 1100/QĐ-BNNPTNT ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Phụ lục 2d

Mẫu Đơn đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận

(Ban hành kèm theo Thông tư  số  32/2010//TT-BNNPTNT

ngày 17 tháng 6 năm 2010  của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 

 

 

CỘng HOÀ xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN

 

 

Kính gửi:  Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

1. Tên tổ chức:.........………..........................................................................

2.  Địa chỉ liên lạc: ………………….........................…………………......

          Điện thoại: …......……….….… Fax: ……………….. E-mail: ……...…...

3. Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số .......... do Cơ quan: ................................................  cấp ngày …..…… tại ....................

4. Hình thức đề nghị chỉ định

       Chỉ định mới   ˆ      Mở rộng phạm vi chỉ định    ˆ     Chỉ định lại ˆ

5. Hồ sơ kèm theo

 6. Sau khi nghiên cứu điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận theo Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận phù hợp với ...... (tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với các lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa sau đây:

 

STT

Lĩnh vực

Sản phẩm, hàng hóa

 

Tên, ký hiệu  quy chuẩn kỹ thuật

Phương thức chứng nhận

Ghi chú

(1)

(2)

 

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

 

 

Đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang xem xét đánh giá để chỉ định .......... (tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận phù hợp với ...(tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa nêu trên.

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.

                                                   Đại diện Tổ chức chứng nhận

                                                           (Ký tên, đóng dấu)

6. Thủ tục chỉ định lại tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng (đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu bổ sung.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 27 ngày làm việc phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng.

+ Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm: 

1) Đơn đăng ký chỉ định lại (theo mẫu);

2) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

Tổ chức chứng nhận được chỉ định muốn mở rộng phạm vi chỉ định phải gửi Hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 8 của Thông tư  32/2010/BNNPTNT;

3) Báo cáo kết quả thực hiện chứng nhận trong 05 năm được chỉ định;

4) Sổ tay chất lượng có bổ sung, thay đổi về tổ chức, nhân sự, thiết bị, thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính (hiệu lực 05 năm).      

- Phí, lệ phí: 15.000.000 đồng/TCCN/lần (Theo Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính).

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị chỉ định tổ chức chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2d ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT.

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chứng nhận muốn chỉ định lại phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký chỉ định lại về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực ba tháng.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007.

+ Thông tư số 32/2010/BNN ngày 17 tháng 6 tháng 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.

+ Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về TTHC trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 15/12/2010.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

+ Quyết định số 1100/QĐ-BNNPTNT ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Phụ lục 2d

Mẫu Đơn đăng ký chỉ định (lại) tổ chức chứng nhận

(Ban hành kèm theo Thông tư  số  32 /2010//TT-BNNPTNT

ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘng HOÀ xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN

 

Kính gửi:  Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

1. Tên tổ chức:.........………..........................................................................

2.  Địa chỉ liên lạc: ………………………………………...........................

          Điện thoại:…………      Fax: ………………. E-mail: ……………...........

3. Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số …...... do Cơ quan: ......................  cấp ngày …………........…….tại ..........................

4. Hình thức đề nghị chỉ định

       Chỉ định mới   ˆ      Mở rộng phạm vi chỉ định    ˆ     Chỉ định lại ˆ

5. Hồ sơ kèm theo

 6. Sau khi nghiên cứu điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận theo Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận phù hợp với ...... (tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với các lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa sau đây:

STT

Lĩnh vực

Sản phẩm, hàng hóa

 

Tên, ký hiệu  quy chuẩn kỹ thuật

Phương thức chứng nhận

Ghi chú

(1)

(2)

 

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

 

 

Đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang xem xét đánh giá để chỉ định ......... (tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận phù hợp với ............ (tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa nêu trên.

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Thông tư số 32/2010//TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.

Đại diện Tổ chức chứng nhận

(Ký tên, đóng dấu )

7. Thủ tục mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng (đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức chứng nhận được chỉ định muốn mở rộng phạm vi chỉ định phải gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu bổ sung.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 27 ngày làm việc phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký Quyết định mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng.

+ Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Quyết định mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị chỉ định tổ chức chứng nhận (theo mẫu);

2) Tổ chức chứng nhận được chỉ định muốn mở rộng phạm vi chỉ định phải gửi Hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 8 của Thông tư  32/2010/BNNPTNT;

3) Bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

4) Sổ tay chất lượng của tổ chức chứng nhận theo TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996;

5) Tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp;

6) Danh sách nhân viên đánh giá.

 + Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính (Quyết định chỉ định phải nêu chi tiết phạm vi chỉ định và có hiệu lực không quá 05 (năm) năm)

- Phí, lệ phí: 15.000.000 đồng/TCCN/lần (Theo Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính).

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị chỉ định tổ chức chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2d ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT.

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chứng nhận muốn chỉ định lại phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký chỉ định lại về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực ba tháng.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007.

+ Thông tư số 32/2010/BNN ngày 17 tháng 6 tháng 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.

+ Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về TTHC trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 15/12/2010.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

+ Quyết định số 1100/QĐ-BNNPTNT ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Phụ lục 2d

Mẫu Đơn đăng ký chỉ định (lại) tổ chức chứng nhận

(Ban hành kèm theo Thông tư  số  32 /2010//TT-BNNPTNT

ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘng HOÀ xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN

 

Kính gửi:  Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

1. Tên tổ chức:.........………..........................................................................

2.  Địa chỉ liên lạc: ………………………………………...........................

          Điện thoại:…………      Fax: ………………. E-mail: ……………...........

3. Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số …...... do Cơ quan: ......................  cấp ngày …………........…….tại ..........................

4. Hình thức đề nghị chỉ định

       Chỉ định mới   ˆ      Mở rộng phạm vi chỉ định    ˆ     Chỉ định lại ˆ

5. Hồ sơ kèm theo

 6. Sau khi nghiên cứu điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận theo Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận phù hợp với ...... (tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với các lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa sau đây:

STT

Lĩnh vực

Sản phẩm, hàng hóa

 

Tên, ký hiệu  quy chuẩn kỹ thuật

Phương thức chứng nhận

Ghi chú

(1)

(2)

 

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

 

 

Đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang xem xét đánh giá để chỉ định ......... (tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận phù hợp với ............ (tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa nêu trên.

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Thông tư số 32/2010//TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.

Đại diện Tổ chức chứng nhận

(Ký tên, đóng dấu )

8. Thủ tục miễn giám sát đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận (đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức chứng nhận được chỉ định muốn được miễn giám sát phải gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu bổ sung.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 02 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký Quyết định mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Quyết định miễn giám sát hoạt động đối với Tổ chức chứng nhận.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị miễn giám sát;

2) Bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc phòng Tư pháp cấp huyện Chứng chỉ công nhận;

3) Bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc phòng Tư pháp cấp huyện Biên bản giám sát của tổ chức công nhận;

4) Báo cáo kết quả hoạt động và tài liệu khác có liên quan (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính (thời hạn có hiệu lực của Quyết định miễn giám sát hoạt động đối với Tổ chức chứng nhận là 01 năm).

- Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.

+ Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về TTHC trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 15/12/2010.

+ Quyết định số 1100/QĐ-BNNPTNT ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

9. Thủ tục công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận nguồn giống gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký công nhận nguồn giống theo trình tự sau:

· Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.

· Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, tham mưu ra Quyết định thành lập Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng.

+ Bước 4: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng bình tuyển tiến hành thẩm định cây đầu dòng, Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật lập biên bản.

+ Bước 5: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn chỉnh biên bản, Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật trình lãnh đạo xem xét, quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng. Trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.

+ Bước 6: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét ký Giấy công nhận cây đầu dòng.

+ Bước 7: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính kiểm tra thông tin khi nhận kết quả).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (theo mẫu);

2) Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cáo về nguồn giống; kết quả nghiên cứu, hội thi (nếu có);

3) Báo cáo về nguồn giống phải có các nội dung: nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng (số liệu của 03 năm liên tục gần nhất).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy công nhận (hiệu lực của Giấy công nhận là 05 năm kể từ ngày cấp).

- Phí, lệ phí: Không có (Theo Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 15/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 về giống cây trồng.

+ Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

+ Quyết định số 1100/QĐ-BNN-TT ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Phụ lục 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY

ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

1.Tên tổ chức, cá nhân:………………………………..............................

2. Địa chỉ:…………………………Điện thoại/Fax/E-mail……………...

3. Tên giống:..............................................................................................

4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng

Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:….............   5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:

- Năm trồng:

- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác):...............

- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng):........

- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):

Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:

- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):

- Diện tích vườn (m2):

- Khoảng cách trồng (m x m):

6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:

- Sơ đồ vườn cây;

- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;

- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;

- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.

                                                       .............,ngày..........tháng.......năm...........

                                                                                    Đại diện đơn vị*

                                                                                    (ký tên, đóng dấu)

 

(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)

 

Annex 01

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independent – Freedom – Happiness

 

 
 
 

 

 

 

APPLICATION FOR RECOGNITION

SOURCES OF PLANTING MATERIALS

OF PERENNIAL INDUSTRIAL AND FRUIT CROPS

 

 To: Department of Agriculture and Rural Development  Provincial/City ……

 

1.Name of organizations/individuals............................................................

2. Address:………………Telephone / Fax / E-mail....................................

Number of identify card (individuals):……………………………….........

3. Names of varieties:

Scientific name:…………………….; Vietnamese name:……………........

4. Administrative positions and geographic on varieties of Industrial and fruit crops:

Hamlet………Commune………….District………Province/ City.............

5. More details for Sources of planting materials:

- Planted years:..............................................................................................

- Source of original material cultivars (grafted trees, tree cuttings, tree branches and extract other propagating materia): …………………......................

- The situation of growth (height, canopy diameter, pest status and some indicators related to growt):

- Productivity, quality of varieties (the main criteri):

 For the Budwood orchards, additional informations follow:

- Codes of varieties (Elite trees):

- Garden area (m2):

- Distance in (m x m):

6. Other related documents attached

- Map orchard;

- Summary of findings or history of cultivation;

- Research results, evaluation or had contests;

- The situation of growth and development of varieties sources;

 We would commit to pay fees for selection and evaluation as prescribed./.

                                                                             (days ... months ... years ...)

                                                                                  Representative units *

                                                                                 (Signature and stamp)

(* Individuals must have a photocopy of identify card attached with)

nhayThủ tục công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 1 Khoản I Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

10. Thủ tục công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận nguồn giống gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký công nhận nguồn giống theo trình tự sau:

· Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.

· Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ra Quyết định thành lập Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng.

+ Bước 4: Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Tổ thẩm định tiến hành thẩm định vườn cây đầu dòng, Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật lập biên bản.

+ Bước 5: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn chỉnh biên bản, Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật trình lãnh đạo xem xét, quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng. Trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.

+ Bước 6: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét ký Giấy công nhận cây đầu dòng.

+ Bước 7: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính kiểm tra thông tin khi nhận kết quả).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (theo mẫu);

2) Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cáo về nguồn giống; kết quả nghiên cứu, hội thi (nếu có);

3) Báo cáo về nguồn giống phải có các nội dung: nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng (số liệu của 03 năm liên tục gần nhất).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 33 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy công nhận (hiệu lực của Giấy công nhận là 05 năm kể từ ngày cấp).

Phí, lệ phí: Không có (Theo Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo mẫu Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 15/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 về giống cây trồng.

+ Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

+ Quyết định số 1100/QĐ-BNNPTNT ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Phụ lục 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY

ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

1.Tên tổ chức, cá nhân:………………………………..............................

2. Địa chỉ:…………………………Điện thoại/Fax/E-mail……………...

3. Tên giống:..............................................................................................

4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng

Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:………… 5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:

- Năm trồng:

- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác):.........................................................................

- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng):.........................................

- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):

Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:

- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):

- Diện tích vườn (m2):

- Khoảng cách trồng (m x m):

6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:

- Sơ đồ vườn cây;

- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;

- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;

- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.

                                                       .............,ngày..........tháng.......năm...........

                                                                                    Đại diện đơn vị*

                                                                                    (ký tên, đóng dấu)

 

(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)

 

Annex 01

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independent – Freedom – Happiness

 

 
 
 

 

 

 

APPLICATION FOR RECOGNITION

SOURCES OF PLANTING MATERIALS

OF PERENNIAL INDUSTRIAL AND FRUIT CROPS

 

 To: Department of Agriculture and Rural Development  Provincial/City ……

 

1.Name of organizations/individuals............................................................

2. Address:………………Telephone / Fax / E-mail....................................

Number of identify card (individuals):……………………………….........

3. Names of varieties:

Scientific name:…………………….; Vietnamese name:……………........

4. Administrative positions and geographic on varieties of Industrial and fruit crops:

Hamlet………Commune………….District………Province/ City.............

5. More details for Sources of planting materials:

- Planted years:..............................................................................................

- Source of original material cultivars (grafted trees, tree cuttings, tree branches and extract other propagating materia): …………………......................

- The situation of growth (height, canopy diameter, pest status and some indicators related to growt):

- Productivity, quality of varieties (the main criteri):

 For the Budwood orchards, additional informations follow:

- Codes of varieties (Elite trees):

- Garden area (m2):

- Distance in (m x m):

6. Other related documents attached

- Map orchard;

- Summary of findings or history of cultivation;

Research results, evaluation or had contests;

The situation of growth and development of varieties sources;

 We would commit to pay fees for selection and evaluation as prescribed./.

                                                                             (days ... months ... years ...)

                                                                                  Representative units *

                                                                                 (Signature and stamp)

(* Individuals must have a photocopy of identify card attached with)

nhayThủ tục công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 2 Khoản I Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

11. Thủ tục cấp lại công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trước khi hết hạn ba (03) tháng, nếu chủ nguồn giống có nhu cầu đăng ký công nhận lại phải gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có) để xem xét, giải quyết.

+ Bước 2: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký công nhận nguồn giống theo trình tự sau:

· Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.

· Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ thực tế quá trình chăm sóc, sử dụng, sinh trưởng của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, nếu đủ điều kiện thì dự thảo Giấy công nhận, trình lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

+ Bước 4: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét ký Giấy công nhận.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và kiểm tra thông tin trên kết quả thủ tục hành chính.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị Cấp lại Công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (theo mẫu);

2) Bản sao quyết định lần công nhận gần nhất;

3) Sơ đồ nguồn giống, báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận gần nhất.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy công nhận (hiệu lực của Giấy công nhận lại là 05 năm kể từ ngày cấp lại).

- Phí, lệ phí: Không có (Theo Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm  theo mẫu Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 15/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 về giống cây trồng.

+ Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

+ Quyết định số 1100/QĐ-BNNPTNT ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

 

Phụ lục 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY

ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

1.Tên tổ chức, cá nhân:……………………....………..............................

2. Địa chỉ:…………………………Điện thoại/Fax/E-mail……………...

3. Tên giống:..............................................................................................

4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng

Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:…………        5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:

- Năm trồng:

- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác):.........................................................................

- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng):.........................................

- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):

Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:

- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):

- Diện tích vườn (m2):

- Khoảng cách trồng (m x m):

6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:

- Sơ đồ vườn cây;

- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;

- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;

- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.

                                                       .............,ngày..........tháng.......năm...........

                                                                                    Đại diện đơn vị*

                                                                                    (ký tên, đóng dấu)

 

(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)

 

Annex 01

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independent – Freedom – Happiness

 

 
 
 

 

 

 

APPLICATION FOR RECOGNITION

SOURCES OF PLANTING MATERIALS

OF PERENNIAL INDUSTRIAL AND FRUIT CROPS

 

 To: Department of Agriculture and Rural Development  Provincial/City ……

 

1.Name of organizations/individuals............................................................

2. Address:………………Telephone / Fax / E-mail....................................

Number of identify card (individuals):……………………………….........

3. Names of varieties:

Scientific name:…………………….; Vietnamese name:……………........

4. Administrative positions and geographic on varieties of Industrial and fruit crops:

Hamlet………Commune………….District………Province/ City.............

5. More details for Sources of planting materials:

- Planted years:..............................................................................................

- Source of original material cultivars (grafted trees, tree cuttings, tree branches and extract other propagating materia): …………………......................

- The situation of growth (height, canopy diameter, pest status and some indicators related to growt):

- Productivity, quality of varieties (the main criteri):

 For the Budwood orchards, additional informations follow:

- Codes of varieties (Elite trees):

- Garden area (m2):

- Distance in (m x m):

6. Other related documents attached

- Map orchard;

- Summary of findings or history of cultivation;

Research results, evaluation or had contests;

The situation of growth and development of varieties sources;

 We would commit to pay fees for selection and evaluation as prescribed./.

                                                                             (days ... months ... years ...)

                                                                                  Representative units *

                                                                                 (Signature and stamp)

(* Individuals must have a photocopy of identify card attached with)

12. Thủ tục chỉ định Tổ chức chứng nhận sản phẩm trồng trọt được sản xuất phù hợp quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Đơn vị có nhu cầu được chỉ định là Tổ chức chứng nhận chuẩn bị gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký công nhận nguồn giống theo trình tự sau:

· Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.

· Trong thời hạn mười lăm (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, dự thảo quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận trình lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

+ Bước 4: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét ký quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGap;

2) Bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc có chức năng về chứng nhận chất lượng;

3) Các tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận phù hợp với các yêu cầu, điều kiện của thủ tục này;

4) Mẫu Giấy chứng nhận VietGAP.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Phí, lệ phí: Không có (Theo Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGap theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng về lĩnh vực đề nghị chỉ định.

+ Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 về lĩnh vực đề nghị chỉ định.

+ Có nhân viên đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên); có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên; chuyên môn phù hợp với hoạt động về chứng nhận sản phẩm, hàng hoá tương ứng; có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định; được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý.

+ Có hoặc thuê người lấy mẫu, người kiểm định được chỉ định, phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được chỉ định.

Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp.

+ Đối với chứng nhận cây có múi sạch bệnh, đơn vị phải có phòng thí nghiệm hoặc hợp đồng với phòng thí nghiệm có khả năng kiểm nghiệm sạch bệnh virus.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: 

+ Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định,  phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.

+ Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

+ Quyết định số 1100/QĐ-BNNPTNT ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Phụ lục số 2

Mẫu giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGap

(Ban hành kèm theo Thông tư số  17/2011/TT-BNNPTNT  ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 

 

 

CỘng HÒA xã hỘi chỦ nGHĨA ViỆt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.............,ngày..........tháng.......năm...........

GiẤy đĂng ký

hoẠt đỘng chỨng nhẬn VIETGAP

 

 

Kính gửi:   Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

-  Tên tổ chức:.........…..................................................................................

-  Địa chỉ liên lạc: ………………………………………….........................

          -  Điện thoại:…………   Fax: ………………. E-mail: ………...…............

-  Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số ....... do Cơ quan cấp: ......................cấp ngày …………........…….tại ...........................

 Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động chứng nhận VietGAP theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận VietGAP cho...........................................................................................................................

 Hồ sơ kèm theo:

- ...................................................................................................................

- ...................................................................................................................

Đề nghị Cơ quan chỉ định xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận VietGAP cho ................................................................................. .....................................................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận VietGAP./.

   Đại diện Tổ chức ...

   (Ký tên, đóng dấu )

 

PHỤ LỤC I

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày. tháng .... năm ....

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG

Số:

- Tên người kiểm định:                                          Mã số người kiểm định:

- Địa chỉ:                  Số điện thoại:                       Fax:                          E-mail:

A. Thông tin chung:

1. Chủ lô ruộng giống:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                                    Fax:                               Email:

2. Loài cây trồng:                           Tên giống:                      Cấp giống:

3. Địa điểm sản xut:

4. Mã lô giống:

5. Diện tích lô ruộng giống kiểm định:       ha

6. Nguồn giống:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất & cung ứng:                         - Mã lô giống:

- Tổ chức chứng nhận hợp quy:                 - Mã số Giy chứng nhận hợp quy:        - Ngày cấp:

7. Cây trồng vụ trước:

B. Kết quả kiểm định: (Các chỉ tiêu đánh giá tại từng lần kiểm định theo QCVN)

+ Lần kiểm định 1:

+ Lần kiểm định 2:

….

C. Kết luận:

- Diện tích lô ruộng giống kiểm định đạt yêu cầu:                 ha; Sản lượng dự kiến (tạ/tấn):

- Diện tích lô ruộng giống kiểm định không đạt yêu cầu:               ha:

D. YÊU CU KHÁC

 

Đi din chủ lô rung giống
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

Người kiểm định
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị kiểm định
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Phụ lục 11

MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

 

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường:....................................................

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu

kiểm soát

Quy định

kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

Biểu

ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

                                                      Đại diện doanh nghiệp

                                                      (ký tên, đóng dấu)

 

13. Thủ tục đăng ký quảng cáo giống cây trồng.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký quảng cáo gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký:

· Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Sau đó chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn.

· Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký Giấy xác nhận quảng cáo giống cây trồng.

Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Giấy xác nhận quảng cáo giống cây trồng.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo giống cây trồng, theo mẫu quy định tại Phụ lục 01;

2) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm có chứng thực. Trường hợp nộp trực tiếp là bản sao chụp (không có chứng thực) phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

3) Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất công bố, bao gồm: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng;

4) Bản thuyết minh nội dung quảng cáo (nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo, thời gian quảng cáo).

5) Tổ chức, cá nhân khi đăng ký quảng cáo có sự tham gia của nước ngoài phải nộp thêm các hồ sơ liên quan đến người nước ngoài như sau:

a) Danh sách người nước ngoài (họ tên, quốc tịch);

b) Bản sao hộ chiếu (Passport) có chứng thực. Trường hợp nộp trực tiếp là bản sao không có chứng thực, phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

c) Chương trình hoạt động của người nước ngoài trong thời gian tham gia quảng cáo (nội dung, thời gian, địa điểm làm việc).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận theo mẫu Phụ lục 02 được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 

- Nội dung quảng cáo giống cây trồng phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm

Quảng cáo giống cây trồng phải có các nội dung sau đây:

a) Tên giống cây trồng;

b) Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến;

c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.

+ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;

+ Thông tư số 17/2012/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”.

+ Thông tư số 21/2012/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”.

+ Thông tư số 44/2012/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”.

+ Thông tư số 06/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”.

+ Thông tư số 11/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc bổ sung loài cây trồng vào Danh mục loài cây trồng được bảo hộ.

+ Thông tư số 18/2013/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Danh mục bổ sung giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam”.

+ Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang v/v quy định đơn giản hóa một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 28/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam”.

 

Phụ lục 01

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG

QUẢNG CÁO GIỐNG CÂY TRỒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số  24/2016/QĐ-UBND  ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …..

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG

QUẢNG CÁO GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ……………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………… Fax: …………………………. E-mail:

Số giấy phép hoạt động: …………………………………………………………………………

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: …………………

Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với giống cây trồng sau:

 

STT

Tên sản phẩm

Ký mã hiệu/ Mã số sản phẩm

Mã số công nhận

Tên, địa chỉ nhà sản xuất

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

  

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục 02

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số  24/2016/QĐ-UBND  ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Tên cơ quan chủ quản
Tên cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

 

…, ngày … tháng … năm 20...

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO GIỐNG CÂY TRỒNG
Số:        /20…/XNQC-ký hiệu viết tắt của cơ quan có thẩm quyền)

 (Tên cơ quan có thẩm quyền) ……….xác nhận:

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ……………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………….. Fax: ……………………… E-mail: …

có nội dung quảng cáo (1) giống cây trồng trong bảng dưới đây phù hợp với quy định hiện hành.

STT

Tên sản phẩm

Ký mã hiệu/ Mã số sản phẩm

Mã số công nhận

Tên, địa chỉ nhà sản xuất

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức, cá nhân trước khi thực hiện quảng cáo phải trình báo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo giống cây trồng đúng nội dung đã được xác nhận./.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 


1. Nội dung quảng cáo được đính kèm Giấy xác nhận này.

14. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:

· Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp.

· Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 01 buổi làm việc, phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Bảo vệ thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc phòng Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 01 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả. Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người xin cấp Giấy chứng nhận.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu);

2) Bản photo Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật (khi nộp hồ sơ phải mang theo bản chính để xuất trình cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ);

3) Một trong các giấy tờ sau (bản sao chứng thực của UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện: hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty);

4) Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty);

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015).

- Phí, lệ phí: Không có (Theo Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật (thời gian hiệu lực của kết quả: không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp).

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013.

+ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt.

+ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

+ Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

+ Quyết định số 3104/QĐ-BNN-BVTV ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

 

Phụ lục XXIX 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật  tỉnh An Giang

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển

Địa chỉ:

Điện thoại  ……………………………Fax 

Quyết định thành lập doanh nghiệp số  …………ngày…..tháng ……năm………...

Đăng ký doanh nghiệp số………………………ngày…….tháng …….năm………….            

tại……………………………………………………………………………………          

Số tài khoản…………………….Tại ngân hàng……………………………………      

Họ tên người đại diện pháp luật………………………Chức danh…………………   

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………….     

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………….       

Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật” đối với loại thuốc bảo vệ thực vật sau:

 

STT

Tên thuốc BVTV/                hoạt chất

Số UN

Loại, nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Khối lượng  vận chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

cho phương tiện giao thông ……………………………………………………………………..

(lưu ý: ghi rõ loại phương tiện vận chuyển, trọng tải phương tiện, biển kiểm soát, tên chủ phương tiện, tên người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người áp tải hàng, số CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú).

Tôi cam kết đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

........., ngày..........tháng .......năm...........

Người làm đơn

            (Ký tên, đóng dấu)

 

            15. Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức đăng ký quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tjai Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

· Thời gian nhận hồ sơ: Sáng từ 7g00 - 11g00, chiều từ 13g00 - 17g00, từ thứ hai đến thứ sáu.

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:

· Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp.

· Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ,  cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Bảo vệ thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc phòng Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ:

• Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 01 ngày làm việc, cán bộ chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

• Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cán bộ chuyên môn tham mưu soạn thảo, trình Lãnh đạo Chi cục ký Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.

Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả. Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người xin cấp Giấy chứng nhận.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu);

2) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

3) Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự);

4) Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên (đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao).

5) Tổ chức, cá nhân khi đăng ký quảng cáo có sự tham gia của nước ngoài phải nộp thêm các hồ sơ liên quan đến người nước ngoài như sau:

a) Danh sách người nước ngoài (họ tên, quốc tịch);

b) Bản sao hộ chiếu (Passport) có chứng thực. Trường hợp nộp trực tiếp là bản sao không có chứng thực, phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

c) Chương trình hoạt động của người nước ngoài trong thời gian tham gia quảng cáo (nội dung, thời gian, địa điểm làm việc).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang.

Đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:

Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;

Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

Phương tiện giao thông;

Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao;

Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;

Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015.

- Phí, lệ phí: 600.000 đồng/lần (Theo Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật)

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 

Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các thông tin và điều kiện sau:

+ Tên thương phẩm, tên hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật;

+ Tính năng tác dụng và những điều lưu ý khi sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối;

+ Hướng dẫn sử dụng;

+ Cảnh báo về mức độ nguy hiểm, độc hại và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.

+ Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nư­ớc, vật thể di động, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, phương tiện giao thông, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo không nhất thiết phải chứa đầy đủ các nội dung bắt buộc.

+ Hội thảo về thuốc bảo vệ thực vật phải có hướng dẫn về an toàn, hiệu quả trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 20: 2010/BVTV Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.

+ Thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cấp tính loại I, II theo phân loại GHS chỉ được hội thảo nhằm khuyến cáo sử dụng an toàn.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Quảng cáo số 16/2012/PL-UBTVQH10 ngày 21 tháng 6 năm 2012.

+ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

+ Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

+ Quyết định số 3104/QĐ-BNN-BVTV ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

+ Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 18/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc quy định đơn giản hóa một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giả quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Phụ lục XXXIV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên công ty, doanh nghiệp

Số: ......        

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

......, ngày ..... tháng ...... năm  .....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO                                    THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ......................

Địa chỉ:…………………………………………………………………………

Số điện thoại:....................................Fax:..........................E-mail:…………

Số giấy phép hoạt động :…………………………………………

Họ tên và số điện thoại ngư­ời chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:......................................

Kính đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật  xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc bảo vệ thực vật sau:

STT

Tên thuốc BVTV

Giấy chứng nhận đăng ký

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

Các tài liệu gửi kèm:

1...........................................................................................................................................

2...........................................................................................................................................

3…………………………………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

16. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có)..

Thời gian nhận hồ sơ: Sáng từ 7g00 - 11g00, chiều từ 13g00 - 17g00, từ thứ hai đến thứ sáu.

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyển Phòng Bảo vệ thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, phòng Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và dự thảo quyết định thành lập Đoàn đánh giá, trình Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký quyết định thành lập Đoàn đánh giá.

+ Bước 5: Đánh giá thực tế tại cơ sở

Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ khi ra quyết định thành lập Đoàn, Đoàn đánh giá thông báo và tiến hành đánh giá (thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc).

+ Bước 6: Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đánh giá, phòng Bảo vệ thực vật tham mưu dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, trình Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

+ Bước 7: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại.

Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 8: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính kiểm tra thông tin khi nhận kết quả).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)

2) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3) Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Chi tiết điều kiện nhân lực

Chủ cơ sở buôn bán (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp; một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định) và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

b) Chi tiết điều kiện địa điểm

- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm.

- Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 mét vuông (m2). Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió.

- Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y.

- Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.

- Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 mét (m); có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa.

- Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.

Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.

c) Chi tiết điều kiện trang thiết bị

- Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật.

- Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.

- Có nội quy và phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

- Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.

- Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.

- Phí: 800.000 đồng/lần (Theo Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật)

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán  thuốc bảo vệ thực vật (có giá trị trong thời hạn 05 năm).

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

+ Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;

+ Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

 

 

Phụ lục XIV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

 BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

 BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

            

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

1. Đơn vị chủ quản:…………………………………………………………………...

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………...

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………

2. Tên cơ sở: ……………………………...................................................................

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………..

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………

Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:

Đề nghị Quí cơ quan

 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Sản xuất hoạt chất                                                   

Sản xuất thuốc kỹ thuật                        

Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật          

Đóng gói                                                         

 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Cơ sở có cửa hàng                                                   

Cơ sở không có cửa hàng                                

 Cấp mới                                                        Cấp lại lần thứ ………..

Hồ sơ gửi kèm:.................................................................................................................

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

           ……, ngày….. tháng…..năm……

 

 

 

 

 

Đại diện cơ sở

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục XVI

MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

                                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                    Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi:  Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

 

I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Đơn vị chủ quản: ....................................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................

2. Tên cơ sở: ..................................................................................................... .........................

Địa chỉ: .......................................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................

3. Loại hình hoạt động

 

- DN nhà nước                                        

- DN liên doanh với nước ngoài   

- DN tư nhân                                        

- DN 100% vốn nước ngoài                  

- DN cổ phần                           

- Hộ buôn bán                          

- Khác: (ghi rõ loại hình)            

……………………………………

 

4. Năm bắt đầu hoạt động: ………………………………………………………………........

5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

……………………………………………………………………………………….................

II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)

- Diện tích cửa hàng: ………….m2

- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: …………. m2  hoặc ................... tấn

- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:

2. Nhân lực:

Danh sách nhân lực, trong đó:

- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này (Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp; thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế (Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

- Những thông tin khác.

3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật

 Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)

 Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)

3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:

Nơi chứa thuốc: từ 5000 kg trở lên                              dưới 5000 kg   

Kích thước kho:  chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ............ chiều cao: .....................

Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:    

a) Tên người đại diện: ................................................................................................................

Địa chỉ: ......................................................................................................................................

Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ...................................

b) Trạm cấp cứu gần nhất: ...........................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .....................................................................................................

c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): ................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:.............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

d) Đồn cảnh sát gần nhất: .............................................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

đ) Tên khu dân cư gần nhất: .........................................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):.............................................................................................................................

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

                                                                                            (Ký tên, đóng dấu  nếu có)

 

            17. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thời gian nhận hồ sơ: Sáng từ 7g00 - 11g00, chiều từ 13g00 - 17g00, từ thứ hai đến thứ sáu.

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyển Phòng Bảo vệ thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, phòng Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và dự thảo quyết định thành lập Đoàn đánh giá, trình Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra đánh giá xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thì không thành lập Đoàn đánh giá.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký quyết định thành lập Đoàn đánh giá.

+ Bước 5: Đánh giá thực tế tại cơ sở

Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ khi ra quyết định thành lập Đoàn, Đoàn đánh giá thông báo và tiến hành đánh giá (thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc).

+ Bước 6: Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đánh giá, Phòng Bảo vệ thực vật tham mưu dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, trình Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

+ Bước 7: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại.

Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 8: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính kiểm tra thông tin khi nhận kết quả).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)

2) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3) Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết:

+ 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

+ 05 ngày làm việc đối với trường hợp cơ sở được xếp Loại A Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

- Phí: 800.000 đồng/lần (Theo Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật)

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (có giá trị trong thời hạn 05 năm)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Chi tiết điều kiện nhân lực

Chủ cơ sở buôn bán (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp; một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định) và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

b) Chi tiết điều kiện địa điểm

- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm.

- Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 mét vuông (m2). Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió.

- Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y.

- Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.

- Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 mét (m); có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa.

- Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.

Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.

c) Chi tiết điều kiện trang thiết bị

- Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật.

- Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.

- Có nội quy và phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

- Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.

- Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

+ Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

+ Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật;

 

 

Phụ lục XIV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

 BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

           

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

1. Đơn vị chủ quản:      

Địa chỉ:

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail:           

2. Tên cơ sở:     

Địa chỉ:

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail:           

Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:         

           

Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:          

           

Đề nghị Quí cơ quan

 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Cơ sở có cửa hàng                                                   

Cơ sở không có cửa hàng                                

 Cấp mới                                                        Cấp lại lần thứ ………..

Hồ sơ gửi kèm:

- Bản sao Giấy chứng nhận đặng lý kinh doanh

- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

           ……, ngày….. tháng…..năm……

 

 

 

Đại diện cơ sở

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Phụ lục XV

MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Đơn vị chủ quản:                  

Địa chỉ:            

Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..................................

2. Tên cơ sở:               

Địa chỉ:            

Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..................................

3. Loại hình hoạt động

- DN nhà nước                                                           - DN cổ phần                           

- DN liên doanh với nước ngoài                                 - Hộ buôn bán              

- DN tư nhân                                                                         - Khác: (ghi rõ loại hình)            

- DN 100% vốn nước ngoài                                       ……….………………………

4. Năm bắt đầu hoạt động:       

5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

           

II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)

- Diện tích cửa hàng: ………….m2

- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: …………. m2  hoặc ................. tấn

- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:

           

           

2. Nhân lực:

Danh sách nhân lực, trong đó:

- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật (Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp; thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp):

           

             

- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế (Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

                       

- Những thông tin khác (nếu có):           

3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật

 Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)

 Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)

3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:

Nơi chứa thuốc: từ 5000 kg trở lên                              dưới 5000 kg   

Kích thước kho:  chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ............ chiều cao: .....................

Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:    

a) Tên người đại diện:  

Địa chỉ:

Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail:      

b) Trạm cấp cứu gần nhất:        

Địa chỉ:

Điện thoại: .......................................Fax:..............................................

Khoảng cách đến cơ sở (km):   

c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km):          

Địa chỉ:

Điện thoại: .......................................Fax:..............................................

Khoảng cách đến cơ sở (km):   

d) Đồn cảnh sát gần nhất:         

Địa chỉ:

Điện thoại: .......................................Fax:..............................................

Khoảng cách đến cơ sở (km):   

đ) Tên khu dân cư gần nhất:     

Khoảng cách đến cơ sở (km):   

3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):    

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

                                                                                            (Ký tên, đóng dấu  nếu có)

 

18. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (sản xuất, sơ chế rau, quả, chè)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

• Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu bổ sung.

• Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.

+ Bước 4: Trong thời hạn 13 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và trình Lãnh đạo Chi cục ký cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 5: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Giấy chứng nhận ATTP.

+ Bước 6: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc qua đường bưu chính.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

            + Thành phần hồ sơ gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại: bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;

3) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở  (theo mẫu);

4) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);

5) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

+ Số lượng hồ sơ : 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Đối tượng thực hiện: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sản xuất/sơ chế rau củ quả chè các loại.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm (theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014).

+ Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014.

- Phí: 700.000 đ/cơ sở (Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm)

- Kết quả của việc thực hiện TTHC:

+  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông báo kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở chưa đủ điều kiện)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.  

   - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+  Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Quyết định số 401/QĐ-SNNPTNT ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang về việc ban hành quy định phân công, phân cấp thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

                                                                                   ………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi:  Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……………………………………………..

2. Mã số (nếu có):……………………………………………………………….

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………….

4. Điện thoại ……..………..Fax …..…………….. Email…………....…………..

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ………………………

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:…………………………………………………

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

                                                                                                   Đại diện cơ sở

                                                                                                (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

-

 

 

 

 

 

 

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

                                                                                   ………, ngày……tháng…….năm …

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………

2. Mã số (nếu có):…………………………………………………………………

3. Địa chỉ: ………………………………………………………………………..

4. Điện thoại:  ………………. Fax:  ……………….. Email: ……………………….

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước                                                 DN 100% vốn nước ngoài            

DN liên doanh với nước ngoài              DN Cổ phần                              

DN tư nhân                                                     Khác   …………………….

                                                                        (ghi rõ loại hình)

6. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………..

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ……………………

8. Công suất thiết kế: ……………………………………………………………

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): …………………

10. Thị trường tiêu thụ chính: ……………………………………………………

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói

và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/

xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh………..  m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm :  ……………   m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh :   ….……………………   m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm :   ……………………….   m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm:   ………………….  m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác :   …….……………   m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu

 sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng      □                      Nước giếng khoan  □

Hệ thống xử lý:       Có    □                      Không                           □

Phương pháp xử lý: ……………………………………………

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất      □                                              Mua ngoài    □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:……………………………………………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ………………. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: …………….người.

+ Lao động gián tiếp: …………… người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……… người; trong đó …….. của cơ sở và ……… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

 

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích

sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….):……………

9. Phòng kiểm nghiệm

 - Của cơ sở  □              Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ……..

- Thuê ngoài     □                      Tên những PKN gửi phân tích: ……………………

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

19. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (sản xuất, sơ chế rau, quả, chè) đối với trường hợp giấy chứng nhận sắp hết hạn

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP  (trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh) trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

• Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu bổ sung.

• Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.

+ Bước 4: Trong thời hạn 13 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và trình Lãnh đạo Chi cục ký cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 5: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Giấy chứng nhận ATTP.

+ Bước 6: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc qua đường bưu chính.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

            1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu);

            2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

  3) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (theo mẫu);

            4) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);

            5) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ .

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang.

- Đối tượng thực hiện: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sản xuất/sơ chế rau củ quả chè các loại

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

+ Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

- Phí : 700.000 đồng/cơ sở (Theo Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm)

- Kết quả của việc thực hiện TTHC:

+  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông báo kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở chưa đủ điều kiện).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại

+ Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đã hết hiệu lực.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+  Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Quyết định số 401/QĐ-SNNPTNT ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang về việc ban hành quy định phân công, phân cấp thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

                                                                                   ………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: …………………………………………….

…………………………………………………………………………………

2. Mã số (nếu có):……………………………………………………………

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……………………………………....

…………………………………………………………………………………

4. Điện thoại ……..………..Fax …..…………….. Email…………....….......

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ………………………

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:………………………………………………

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

                                                                                                   Đại diện cơ sở

                                                                                                (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

                                                                                   ………, ngày……tháng…….năm …

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……………………………………………..

2. Mã số (nếu có):……………………………………………………………….

3. Địa chỉ: ……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

4. Điện thoại:  ………………. Fax:  ……………….. Email: ………………….

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước                                                 DN 100% vốn nước ngoài            

DN liên doanh với nước ngoài              DN Cổ phần                              

DN tư nhân                                                     Khác   …………………….

                                                                        (ghi rõ loại hình)

6. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………..

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ………………………

8. Công suất thiết kế: …………………………………………………………...

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): …………………

10. Thị trường tiêu thụ chính: …………………………………………………..

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói

và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/

xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh………..  m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm :  ……………   m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh :   ….……………………   m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm :   ……………………….   m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm:   ………………….  m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác :   …….……………   m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu

 sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng      □                      Nước giếng khoan  □

Hệ thống xử lý:       Có    □                      Không                           □

Phương pháp xử lý: ……………………………………………

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất      □                                              Mua ngoài    □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:…………………………………………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ………………. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: …………….người.

+ Lao động gián tiếp: …………… người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……… người; trong đó …….. của cơ sở và ……… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

 

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích

sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….):……………….

……………………………………………………………………………………………

9. Phòng kiểm nghiệm

 - Của cơ sở  □              Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ……….

……………………………………………………………………………………………

- Thuê ngoài     □                      Tên những PKN gửi phân tích: ……………………

……………………………………………………………………………………………

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

20. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (sản xuất, sơ chế rau, quả, chè) đối với trường hợp giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

- Trình tự thực hiện:

+  Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc qua đường bưu chính.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

 Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu);

Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó.

 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP, Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông báo kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở chưa đủ điều kiện)

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

 Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

+ Quyết định 401/QĐ-SNN&PTNT ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

                                                                                   ………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi:  Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………….

…………………………………………………………………………………

2. Mã số (nếu có):……………………………………………………………

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……………………………………....

………………………………………………………………………………

4. Điện thoại ……..………..Fax …..…………….. Email…....………….......

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ………………………

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:………………………………………………

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại: …………………………………………………………………..

                                                                                                   Đại diện cơ sở

                                                                                                (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

-

21. Thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Phòng Hành chính, Tổng hợp chuyển hồ sơ cho phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức cho tổ chức, cá nhân.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm.

+ Bước 5: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật dự thảo Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành, trình Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

+ Bước 6: Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

+ Bước 7: Tổ chức cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

Đối với tổ chức:

1) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);

2) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);

3) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

4) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đối với cá nhân:

Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);

Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

3) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: các cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp Trung ương, cấp tỉnh hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

- Phí: 30.000 đồng/lần/người (Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm)

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT- BNNPTNT- BCT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

+  Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Quyết định 401/QĐ-SNN&PTNT ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

Mẫu số 01a - Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

Tên tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân ...........................................................

Giấy CNĐKDN/VPĐD (hoặc CMTND đối với cá nhân) số........................, cấp ngày...........tháng..........năm......., nơi cấp...........................

Địa chỉ:........................................................................................................

Số điện thoại........................Số Fax.....................E-mail.............................

 

Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về an toàn thực phẩm do  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, chúng tôi / Tôi đã hiểu rõ các quy định và nội dung của tài liệu. Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức đánh giá, xác nhận kiến thức cho chúng tôi/ Tôi theo nội dung của tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

 (danh sách gửi kèm theo Mẫu đơn này).

 

           

An Giang, ngày..........tháng........năm...........                                                               

                                                                 Đại diện Tổ chức/cá nhân

                                                                            (Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

 

Mẫu số 01b- Danh sách đối tượng tham gia xác nhận kiến thức

(kèm theo Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của ......(tên tổ chức)

 

TT

Họ và Tên

Nam

Nữ

Số CMTND

Ngày, tháng, năm cấp

Nơi cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

An Giang, ngày..........tháng........năm...........                                                                

                                                                    Đại diện Tổ chức xác nhận

                                                                               (Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

22. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức (cơ sở đóng gói phân bón) gửi một (01) bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thời gian nhận hồ sơ: Sáng từ 7g00 - 11g00, chiều từ 13g00 - 17g00, từ thứ hai đến thứ sáu.

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc:

Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì chuyển Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ và dự thảo quyết định thành lập Đoàn đánh giá, trình Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký quyết định thành lập Đoàn đánh giá.

+ Bước 5: Đánh giá thực tế tại cơ sở

Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ khi ra quyết định thành lập Đoàn, Đoàn đánh giá thông báo và tiến hành đánh giá (thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc).

+ Bước 6: Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đánh giá, Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật tham mưu dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, trình Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

+ Bước 7: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (theo mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP).

Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 8: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính kiểm tra thông tin khi nhận kết quả).

+ Bước 9: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin điện tử danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón)

2) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón (theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón)

3) Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm.

4) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất.

5) Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

6) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân (Thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm).

- Phí:

+ Phân vô cơ: 1.200.000 đồng (Theo quy định tại Thông tư 170/2016/TT-BTC).

+ Phân hữu cơ và phân bón khác: 6.000.000 đồng (Theo quy định tại Thông tư 207/2016/TT-BTC);

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu số 12: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;

+ Mẫu số 14: Bản thuyết minh điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;

c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ.

- Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa, cụ thể:

+ Đối với phân bón dạng phối trộn khô, dạng bột, dạng hạt phải có hệ thống máy có cơ cấu quay hoặc khuấy, đảo nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có băng tải, dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi đóng gói thành phẩm.

+ Đối với phân bón dạng lỏng phải có hệ thống thùng chứa, thùng quay hoặc hệ thống khuấy trộn bằng cơ học hoặc khí nén nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có hệ thống đường ống hoặc bơm hoặc dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi chuyển đến máy đóng chai, đóng gói thành phẩm.

+ Đối với phân bón được tạo hạt từ nguyên liệu rời, ép hoặc nén thành viên phải có máy tạo hạt, ép viên. Phân bón có yêu cầu về cỡ hạt phải có sàng phân loại sản phẩm; đối với phân bón có yêu cầu về độ ẩm dưới 12% phải có hệ thống máy sấy.

+ Phân bón có yêu cầu về khối lượng tịnh phải có cân hoặc thiết bị đo lường có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường. Phân bón có yêu cầu về thể tích phải có trang thiết bị kiểm soát thể tích có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường.

+ Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh hoặc phân bón vi sinh vật, phải có các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ âm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men.

+ Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.

- Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp;

+ Thông tư số 170/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động hóa chất.

+ Quyết định số 4441/QĐ-BNN-BVTV ngày 31/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

MẪU SỐ 12 CỦA PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính Phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………………

……….., ngày …… tháng……  năm………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

1. Đơn vị chủ quản: .............................................................

Địa chỉ: ................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……….ngày ……….Nơi cấp ..................

Điện thoại: ………………..Fax: ………………….E-mail: ........................

2. Tên cơ sở: ...............................................................

Địa chỉ: ................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình số: ………………..ngày …………………Nơi cấp      

Điện thoại: ……………..Fax: ……………..E-mail: ...........................

Địa điểm sản xuất phân bón:........................................................

Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón:..................................................

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Loại hình sản xuất:

□ Sản xuất tạo ra sản phẩm phân bón

□ Đóng gói phân bón thành phẩm

Hình thức cấp:

□ Cấp mới                                                          □ Cấp lại lần thứ ………………

Lý do cấp lại.............................................................................

Hồ sơ gửi kèm:

.................................................................................................................

Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

MẪU SỐ 14 CỦA PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính Phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ……………………

……….., ngày …… tháng……  năm………

BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Đơn vị chủ quản:      

Tên tiếng Việt:  

Tên tiếng nước ngoài (nếu có):

Tên viết tắt (nếu có):     

Địa chỉ:            

Điện thoại: …………………………………………..Fax:     

E-mail: ……………………………………..Website:          

2. Tên tổ chức, cá nhân:           

Địa chỉ:            

Điện thoại: ………………………………………….Fax:      

E-mail: ……………………………………..Website:          

3. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:

Họ và tên:        

Chức danh:      

Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu số:          

Ngày cấp: ……./ ……../ ………………Nơi cấp:   

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:           

Chỗ ở hiện tại:

Điện thoại: ………………………..Fax: ………………………..E-mail:         

4. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:

Họ và tên:        

Chức danh:      

Điện thoại: ………………………Fax:……..……………….E-mail:   

5. Loại hình hoạt động:

- DN nhà nước

- DN 100% vốn nước ngoài

- DN liên doanh với nước ngoài

- DN cổ phần

- DN tư nhân

- Khác: ……………………………….

6. Mục đích sản xuất phân bón:

Bán trong nước □   Xuất khẩu □

Khác                  □  Nêu cụ thể ……………………………………………..

7. Công suất thiết kế:    

II. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

1. Nhà xưởng:

- Sơ đồ tổng thể (bản vẽ kèm theo)

- Diện tích nhà xưởng (m2):      

+ Khu vực sản xuất (m2):          

+ Khu vực kho (m2):     

* Trường hợp có nhiều địa điểm sản xuất và kho thì liệt kê đầy đủ tên, địa chỉ, điện thoại.

2. Thống kê dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón, gồm các thông tin: Tên máy thiết bị, công suất thiết kế, công nghệ, nguồn gốc.

3. Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất (bản vẽ kèm theo)

4. Sơ đồ, thuyết minh quy trình sản xuất:           

5. Tổng số lao động sản xuất phân bón:

6. Danh mục phân bón sản xuất (thống kê từng địa điểm sản xuất phân bón):

STT

Loại phân bón

Dạng phân bón

Công suất

Phương thức sử dụng

 

 

 

 

 

7. Hệ thống xử lý chất thải:

- Nước thải:

□ Có

□ Không

- Khí thải:

□ Có

□ Không

- Chất thải rắn (bao gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý):        

8. Trang thiết bị bảo hộ lao động:          

9. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ:  

10. Phòng thử nghiệm

□ Có (tiếp tục khai báo mục a)

□ Không (tiếp tục khai báo mục b)

a) Nếu có, bổ sung các thông tin sau

- Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025-2005 hoặc tương đương:

□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận

□ Cơ sở tự áp dụng

- Thiết bị thử nghiệm

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu thử nghiệm

STT

Chỉ tiêu

Phương pháp

Ghi chú

 

 

 

 

(Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Nhân lực

STT

Họ và tên

Năm sinh

Nam/ Nữ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Chức vụ, chức danh

Khóa đào tạo đã tham gia

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nếu không có, cung cấp tên phòng thử nghiệm và hợp đồng kiểm tra chất lượng thành phẩm

………………………………………………………………………………………

11. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương

□ Bản sao chụp kèm theo

□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận …………………………………………………

□ Cơ sở tự áp dụng

12. Hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001 hoặc tương đương

□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận     

□ Cơ sở tự áp dụng

13. Những thông tin khác:         

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Đối với hình thức đóng gói phân bón thì không phải khai báo, thuyết minh về quy trình sản xuất, phòng thử nghiệm, hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001.

 

23. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

- Trình tự thực hiện:

Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn (trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại)

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

+ Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc; nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

+ Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất phân bón và lập Biên bản kiểm tra.

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận

+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức (cơ sở đóng gói phân bón) gửi một (01) bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 ngày làm việc:

Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì chuyển Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ và dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, trình Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (theo mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP).

Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính kiểm tra thông tin khi nhận kết quả).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;

2) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;

3) Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm;

4) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất;

5) Bản sao hợp lệ Quyết định phế duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành;

6) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.

Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)

2) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung về đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký);

Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh về điều kiện hoạt động, công suất sản xuất);

Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao phân bón từ tổ chức, cá nhân khác (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh bổ sung về loại phân bón sản xuất).

3) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất).

- Thời hạn giải quyết:

+ 20 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn.

+ 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

+ Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn: Thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm

+ Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận: Thời hạn của Giấy chứng nhận theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.

- Phí: Phân hữu cơ và phân bón khác: 2.500.000 (Theo quy định tại Thông tư 207/2016/TT-BTC).

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu số 12: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;

+ Mẫu số 14: Bản thuyết minh điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn)

a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;

c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng công suất sản xuất và quy trình công nghệ;

Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa, cụ thể:

+ Đối với phân bón dạng phối trộn khô, dạng bột, dạng hạt phải có hệ thống máy có cơ cấu quay hoặc khuấy, đảo nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có băng tải, dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi đóng gói thành phẩm.

+ Đối với phân bón dạng lỏng phải có hệ thống thùng chứa, thùng quay hoặc hệ thống khuấy trộn bằng cơ học hoặc khí nén nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có hệ thống đường ống hoặc bơm hoặc dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi chuyển đến máy đóng chai, đóng gói thành phẩm.

+ Đối với phân bón được tạo hạt từ nguyên liệu rời, ép hoặc nén thành viên phải có máy tạo hạt, ép viên. Phân bón có yêu cầu về cỡ hạt phải có sàng phân loại sản phẩm; đối với phân bón có yêu cầu về độ ẩm dưới 12% phải có hệ thống máy sấy.

+ Phân bón có yêu cầu về khối lượng tịnh phải có cân hoặc thiết bị đo lường có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường. Phân bón có yêu cầu về thể tích phải có trang thiết bị kiểm soát thể tích có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường.

+ Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh hoặc phân bón vi sinh vật, phải có các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men.

+ Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.

Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

đ) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về Quản lý phân bón.

+ Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

+ Quyết định số 4441/QĐ-BNN-BVTV ngày 31/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

MẪU SỐ 12 CỦA PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính Phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………………

……….., ngày …… tháng……  năm………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

1. Đơn vị chủ quản: .....................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……….ngày …………….Nơi cấp ............................

Điện thoại: …………………………..Fax: …………………………….E-mail: ..........

2. Tên cơ sở: ............................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình số: ………………..ngày …………………Nơi cấp      

Điện thoại: …………………..Fax: …………………………..E-mail: ..............

Địa điểm sản xuất phân bón: .......................................................................

Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón: ..............................................................................

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Loại hình sản xuất:

□ Sản xuất tạo ra sản phẩm phân bón

□ Đóng gói phân bón thành phẩm

Hình thức cấp:

□ Cấp mới                                                          □ Cấp lại lần thứ ………………

Lý do cấp lại ...............................................................................................................

Hồ sơ gửi kèm:

...................................................................................................................................

Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

MẪU SỐ 12 CỦA PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính Phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ……………………

……….., ngày …… tháng……  năm………

BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Đơn vị chủ quản:      

Tên tiếng Việt:  

Tên tiếng nước ngoài (nếu có):

Tên viết tắt (nếu có):     

Địa chỉ:            

Điện thoại: …………………………………………..Fax:     

E-mail: ……………………………………..Website:          

2. Tên tổ chức, cá nhân:           

Địa chỉ:            

Điện thoại: ………………………………………….Fax:      

E-mail: ……………………………………..Website:          

3. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:

Họ và tên:        

Chức danh:      

Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu số:          

Ngày cấp: ……./ ……../ ………………Nơi cấp:   

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:           

Chỗ ở hiện tại:

Điện thoại: ………………………..Fax: ………………………..E-mail:         

4. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:

Họ và tên:        

Chức danh:      

Điện thoại: ………………………Fax:……..……………….E-mail:   

5. Loại hình hoạt động:

- DN nhà nước

- DN 100% vốn nước ngoài

- DN liên doanh với nước ngoài

- DN cổ phần

- DN tư nhân

- Khác: ……………………………….

6. Mục đích sản xuất phân bón:

Bán trong nước □   Xuất khẩu □

Khác                  □  Nêu cụ thể ……………………………………………..

7. Công suất thiết kế:    

II. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

1. Nhà xưởng:

- Sơ đồ tổng thể (bản vẽ kèm theo)

- Diện tích nhà xưởng (m2):      

+ Khu vực sản xuất (m2):          

+ Khu vực kho (m2):     

* Trường hợp có nhiều địa điểm sản xuất và kho thì liệt kê đầy đủ tên, địa chỉ, điện thoại.

2. Thống kê dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón, gồm các thông tin: Tên máy thiết bị, công suất thiết kế, công nghệ, nguồn gốc.

3. Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất (bản vẽ kèm theo)

4. Sơ đồ, thuyết minh quy trình sản xuất:           

5. Tổng số lao động sản xuất phân bón:

6. Danh mục phân bón sản xuất (thống kê từng địa điểm sản xuất phân bón):

STT

Loại phân bón

Dạng phân bón

Công suất

Phương thức sử dụng

 

 

 

 

 

7. Hệ thống xử lý chất thải:

- Nước thải:

□ Có

□ Không

- Khí thải:

□ Có

□ Không

- Chất thải rắn (bao gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý):        

8. Trang thiết bị bảo hộ lao động:          

9. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ:  

10. Phòng thử nghiệm

□ Có (tiếp tục khai báo mục a)

□ Không (tiếp tục khai báo mục b)

a) Nếu có, bổ sung các thông tin sau

- Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025-2005 hoặc tương đương:

□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận

□ Cơ sở tự áp dụng

- Thiết bị thử nghiệm

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu thử nghiệm

STT

Chỉ tiêu

Phương pháp

Ghi chú

 

 

 

 

(Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Nhân lực

STT

Họ và tên

Năm sinh

Nam/ Nữ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Chức vụ, chức danh

Khóa đào tạo đã tham gia

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nếu không có, cung cấp tên phòng thử nghiệm và hợp đồng kiểm tra chất lượng thành phẩm

………………………………………………………………………………………

11. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương

□ Bản sao chụp kèm theo

□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận …………………………………………………

□ Cơ sở tự áp dụng

12. Hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001 hoặc tương đương

□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận     

□ Cơ sở tự áp dụng

13. Những thông tin khác:         

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Đối với hình thức đóng gói phân bón thì không phải khai báo, thuyết minh về quy trình sản xuất, phòng thử nghiệm, hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001.

 

24. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi một (01) bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thời gian nhận hồ sơ: Sáng từ 7g00 - 11g00, chiều từ 13g00 - 17g00, từ thứ hai đến thứ sáu.

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc:

Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì chuyển Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ và dự thảo quyết định thành lập Đoàn đánh giá, trình Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký quyết định thành lập Đoàn đánh giá.

+ Bước 5: Đánh giá thực tế tại cơ sở

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi ra quyết định thành lập Đoàn, Đoàn đánh giá thông báo và tiến hành đánh giá (thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 02 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc).

+ Bước 6: Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đánh giá, Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật tham mưu dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, trình Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

+ Bước 7: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (theo mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP).

Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 8: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính kiểm tra thông tin khi nhận kết quả).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)

2) Bản thuyết minh điều kiện buôn bán phân bón (theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)

3) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp buôn bán phân bón.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón có giá trị trong thời hạn 05 năm.

- Phí: Chưa có quy định.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu số 13: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;

+ Mẫu số 15: Bản thuyết minh về điều kiện buôn bán phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;

c) Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

d) Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

Trường hợp buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua bán phân bón và người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón; trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về Quản lý phân bón.

+ Quyết định số 4441/QĐ-BNN-BVTV ngày 31/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

MẪU SỐ 13 CỦA PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính Phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……….., ngày …… tháng……  năm………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG
NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Kính gửi: ……………………………….(1)

1. Tên cơ sở:   

Địa chỉ:            

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình số: ……….ngày ……….Nơi cấp…………………………………………………………………

Tên chủ cơ sở/ người đại diện theo pháp luật    

Điện thoại: …………………..Fax: …………………………….E-mail:…..     

Số chứng minh nhân dân số:………………..Ngày cấp:…………..Nơi cấp:

2. Tên đơn vị chủ quản (nếu có):           

Địa chỉ:            

Điện thoại: …………………………..Fax: …………………………….E-mail:            

Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón: (nếu có)      

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

□ Cấp                                                             □ Cấp lại

Lý do cấp lại    

Hồ sơ gửi kèm:

           

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

MẪU SỐ 15 CỦA PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính Phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……….., ngày …… tháng……  năm………

 

BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Đơn vị chủ quản:      

Địa chỉ:            

Điện thoại: ………………Fax: …………………….E-mail: ……………

2. Tên tổ chức, cá nhân:           

Địa chỉ:            

Điện thoại: ………………Fax: …………………….E-mail: ……………

3. Loại hình hoạt động: (doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể)     

4. Năm bắt đầu hoạt động:       

5. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:          

II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BUÔN BÁN

1. Cửa hàng (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có cửa hàng)

- Diện tích cửa hàng: ………………………..m2

- Diện tích/công suất khu vực chứa/kho chứa phân bón: ……….m2 hoặc…………….. tấn

- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ: …………………………………………………

2. Nhân lực:

Danh sách nhân lực, trong đó bao gồm các thông tin:

- Họ tên, ngày tháng năm sinh; loại văn bằng, giấy chứng nhận (ngày cấp, thời hạn hiệu lực, tên cơ quan cấp, tên người được cấp).

- Những thông tin khác

3. Nơi chứa phân bón:

□ Có (tiếp tục khai báo mục a)

□ Không (tiếp tục khai báo mục b)

a) Nếu có, cung cấp các thông tin sau:

Nơi chứa phân bón: Từ 5.000 tấn trở lên □                    Dưới 5.000 tấn □

Kích thước kho:           

Thông tin về nơi chứa phân bón:           

Tên người đại diện:      

Địa chỉ:            

Điện thoại:       

b) Nếu không có kho riêng: nêu tên những đơn vị mà tổ chức, cá nhân có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):            

4. Nội quy phòng cháy chữa cháy □

5. Phương tiện phòng cháy chữa cháy:

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu - nếu có)

 

 

 

 

25. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi một (01) bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 ngày làm việc:

Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì chuyển Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ và dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, trình Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (theo mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP).

Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính kiểm tra thông tin khi nhận kết quả).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)

2) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung về đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký);

3) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón đã được cấp (trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.

- Phí: Chưa có quy định.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu số 13: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;

+ Mẫu số 15: Bản thuyết minh về điều kiện buôn bán phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật.

- Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.

- Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng.

- Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón. Trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học,

Trường hợp buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón; trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về Quản lý phân bón.

+ Quyết định số 4441/QĐ-BNN-BVTV ngày 31/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

MẪU SỐ 13 CỦA PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính Phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……….., ngày …… tháng……  năm………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG
NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Kính gửi: ……………………………….(1)

1. Tên cơ sở:   

Địa chỉ:            

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình số: ……….ngày …………….Nơi cấp      

Tên chủ cơ sở/ người đại diện theo pháp luật    

Điện thoại: …………………..Fax: ……………….E-mail: ………………     

Số chứng minh nhân dân số:………………..Ngày cấp:…………..Nơi cấp:

2. Tên đơn vị chủ quản (nếu có):           

Địa chỉ:            

Điện thoại: …………………..Fax: ……………….E-mail: ………………

Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón: (nếu có)      

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

□ Cấp                                                             □ Cấp lại

Lý do cấp lại    

Hồ sơ gửi kèm:

           

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

Mẫu số 15

(Ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính Phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày …… tháng……  năm………

BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Kính gửi: …………………………………….(1)

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Đơn vị chủ quản: ....................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Điện thoại: ………………Fax: …………………….E-mail: .......................

2. Tên tổ chức, cá nhân: .............................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Điện thoại: ……………………Fax: ………………….E-mail: ..................

3. Loại hình hoạt động: (doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể) ......................................

4. Năm bắt đầu hoạt động: .........................................................................................

5. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: ...........

II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BUÔN BÁN

1. Cửa hàng (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có cửa hàng)

- Diện tích cửa hàng: ………………………..m2

- Diện tích/công suất khu vực chứa/kho chứa phân bón: ……….m2 hoặc…………….. tấn

- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ: ………

2. Nhân lực:

Danh sách nhân lực, trong đó bao gồm các thông tin:

- Họ tên, ngày tháng năm sinh; loại văn bằng, giấy chứng nhận (ngày cấp, thời hạn hiệu lực, tên cơ quan cấp, tên người được cấp).

- Những thông tin khác ................................................................................................

3. Nơi chứa phân bón:

□ Có (tiếp tục khai báo mục a)

□ Không (tiếp tục khai báo mục b)

a) Nếu có, cung cấp các thông tin sau:

Nơi chứa phân bón: Từ 5.000 tấn trở lên □                    Dưới 5.000 tấn □

Kích thước kho: ..........................................................................................................

Thông tin về nơi chứa phân bón: ..................................................................................

Tên người đại diện: .....................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Điện thoại: ..................................................................................................................

b) Nếu không có kho riêng: nêu tên những đơn vị mà tổ chức, cá nhân có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):  

4. Nội quy phòng cháy chữa cháy □

5. Phương tiện phòng cháy chữa cháy: ......................................................................

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu - nếu có)

______________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền

 

 

26. Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo và đăng ký hội thảo phân bón

- Trình tự thực hiện:

Đối với trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo phân bón

+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi một (01) bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thời gian nhận hồ sơ: Sáng từ 7g00 - 11g00, chiều từ 13g00 - 17g00, từ thứ hai đến thứ sáu.

+ Bước 2: Chuyên viên phòng Hành chính, Tổng hợp tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc:

Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì chuyển Phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật.

+ Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật thẩm định hồ sơ và dự thảo Công văn xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm phân bón trình Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, ký Công văn xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm phân bón (theo mẫu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP).

Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính kiểm tra thông tin khi nhận kết quả).

Đối với trường hợp đăng ký hội thảo phân bón:

Trước khi tổ chức hội thảo ít nhất 01 ngày, tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo gửi các giấy tờ, tài liệu tới Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (là đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủy quyền) để theo dõi, kiểm tra, giám sát.

Căn cứ hồ sơ đăng ký hội thảo của tổ chức, cá nhân, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ xem xét hồ sơ, ban hành văn bản đồng ý hoặc không đồng ý nội dung hội thảo phân bón.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đối với trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo phân bón: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

1) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo về phân bón Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;

2) Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;

3) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp quảng cáo loại phân bón do tổ chức, cá nhân sản xuất;

4) 02 kịch bản quảng cáo và 01 đĩa CD ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo.

+ Đối với trường hợp đăng ký hội thảo phân bón: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

1) Văn bản đăng ký tổ chức hội thảo gồm: chương trình (ghi rõ nội dung báo cáo); thời gian (ngày/tháng/năm); địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự, nội dung mô tả chung về phân bón giới thiệu như nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm, tính năng, công dụng; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;

2) Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;

3) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp giới thiệu loại phân bón sản xuất trong nước.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo lần thứ hai trở lên mà nội dung hội thảo không thay đổi thì có văn bản đăng ký tổ chức hội thảo nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức, không phải nộp các giấy tờ theo quy định tại điểm 1, 2, 3 khoản này. Trường hợp có thay đổi về nội dung hội thảo thì nộp văn bản, giấy tờ quy định tại điểm 1, 2 khoản này.

- Thời hạn giải quyết:

+ 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) đối với trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo phân bón.

+ 1 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) đối với trường hợp đăng ký hội thảo phân bón.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang (đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủy quyền theo Quyết định số 710/QĐ-SNN&PTNT ngày 20/10/2017).

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo về phân bón (theo mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP)

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo.

- Phí: Chưa có quy định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;

+ Nghị định số 181/20I3/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo.

+ Quyết định số 4441/QĐ-BNN-BVTV ngày 31/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

 

 

MẪU SỐ 25 CỦA PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính Phủ)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……….., ngày …… tháng……  năm………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO PHÂN BÓN

Kính gửi: ……………………………….(1)

Tên tổ chức, cá nhân:   

Địa chỉ:            

Số điện thoại: ………………………..Fax: ……………………………E-mail:            

Số giấy phép hoạt động:           

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:   

Kính đề nghị ……………….(1) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với phân bón sau:

STT

Tên phân bón

Giấy chứng nhận đăng ký

Phương tiện quảng cáo

1

 

 

 

….

 

 

 

Các tài liệu gửi kèm:

1         

2         

3         

Chúng tôi cam kết quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

IV. LĨNH VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y

1. Đăng ký công bố hợp quy cơ sở ấp trứng gia cầm, thức ăn chăn nuôi (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra biên nhận nhận hồ sơ.

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 3: Trong thời hạn 04 ngày làm việc Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham mưu trình lãnh đạo:

· Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 5 ngày làm việc, Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

· Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy cơ sở ấp trứng gia cầm, thức ăn chăn nuôi cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, các nhân. 

+ Bước 4: Người thực hiện thủ tục hành chính mang theo giấy Tiếp nhận và hẹn trả kết quả, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Bản công bố hợp quy (theo mẫu);

2) Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp (trường hợp là bản photocopy thì mang theo bản chính để đối chiếu);

3) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012.

- Phí, lệ phí: 150.000 đồng/giấy (Theo Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy).

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 20 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn quốc gia lĩnh vực thú y. QCVN 01 – 82:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Vệ sinh thú y cơ sở ấp trứng gia cầm.

+ Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. QCVN 01-183:2016/BNNPTNT;

+ Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.

 

 

PHỤ LỤC 13

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số .............

 

Tên tổ chức, cá nhân:.....................................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Điện thoại:......................................Fax:..........................................................

E-mail:.............................................................................................................

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )

...........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá hợp quy...):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

............., ngày......tháng.......năm.........

Đại diện Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, chức vụ, đóng đấu)

 


 

2. Đăng ký công bố hợp quy cơ sở ấp nở trứng gia cầm, thức ăn chăn nuôi, (đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh).

 - Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra biên nhận nhận hồ sơ.

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 3: Trong thời hạn 04 ngày làm việc Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham mưu trình lãnh đạo:

· Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 5 ngày làm việc, Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

· Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy cơ sở ấp trứng gia cầm, thức ăn chăn nuôi cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân. 

+ Bước 4: Người thực hiện thủ tục hành chính mang theo giấy Tiếp nhận và hẹn trả kết quả, đồng thời kiểm tra thông tin khi nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Bản công bố hợp quy (theo mẫu);

2) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng);

3) Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định;

4) Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư này hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;

5) Kế hoạch giám sát định kỳ;

6) Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: đối tượng được chứng nhận hợp quy; (số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy; tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá); kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); thông tin bổ sung khác.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012.

+ Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012.

- Phí, lệ phí: 150.000 đồng/giấy (Theo Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy).

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 20 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn quốc gia lĩnh vực thú y. QCVN 01 – 82:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Vệ sinh thú y cơ sở ấp trứng gia cầm.

+ Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. QCVN 01-183:2016/BNNPTNT;

+ Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy;

 

PHỤ LỤC 13

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số .............

 

Tên tổ chức, cá nhân:.....................................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Điện thoại:......................................Fax:..........................................................

E-mail:.............................................................................................................

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )

...........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá hợp quy...):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

............., ngày......tháng.......năm.........

Đại diện Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, chức vụ, đóng đấu)

 

 

 

PHỤ LỤC 14

MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường:....................................................

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu kiểm soát

Quy định kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

Biểu ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

............., ngày....... tháng ........ năm .....

Đại diện doanh nghiệp

(ký tên, đóng dấu)

3. Đăng ký quảng cáo giống vật nuôi.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

· Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 3: Trong thời hạn 04 ngày làm việc phòng Quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham mưu trình lãnh đạo:

· Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì phòng Quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi tham mưu Lãnh đạo Chi cục thông báo điểm không phù hợp bằng văn bản để cá nhân, tổ chức tiến hành sửa đổi và thực hiện đăng ký lại.

· Nếu hồ sơ hợp lệ thì Quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy xác nhận nội dung quảng cáo giống vật nuôi cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

+ Bước 4: Người thực hiện thủ tục hành chính mang theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả và kiểm tra thông tin khi nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo giống vật nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định này;

2) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm có chứng thực. Trường hợp nộp trực tiếp là bản sao chụp (không có chứng thực) phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

3) Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất công bố, bao gồm: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng;

4) Bản thuyết minh nội dung quảng cáo (nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo, thời gian quảng cáo).

5) Tổ chức, cá nhân khi đăng ký quảng cáo có sự tham gia của nước ngoài phải nộp thêm các hồ sơ liên quan đến người nước ngoài như sau:

a) Danh sách người nước ngoài (họ tên, quốc tịch);

b) Bản sao hộ chiếu (Passport) có chứng thực. Trường hợp nộp trực tiếp là bản sao không có chứng thực, phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

c) Chương trình hoạt động của người nước ngoài trong thời gian tham gia quảng cáo (nội dung, thời gian, địa điểm làm việc).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo giống vật nuôi theo mẫu quy định tại phụ lục 01 Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo gống vật nuôi.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 

1. Nội dung quảng cáo giống vật nuôi phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm.

2. Quảng cáo giống vật nuôi phải có các nội dung sau đây:

a) Tên giống vật nuôi;

b) Xuất xứ;

c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.

+ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

+ Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam”.

+ Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc quy định đơn giản hóa một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Phụ lục 01

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y/VẬT TƯ THÚ Y/GIỐNG CÂY TRỒNG/GIỐNG VẬT NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số  24/2016/QĐ-UBND  ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …..

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO GIỐNG VẬT NUÔI

 

Kính gửi: Tên cơ quan có thẩm quyền

 

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………… Fax: ………………. E-mail: …………………………..

Số giấy phép hoạt động: ……………………………………………………………….

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: …………………

Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với giống vật nuôi sau:

 

STT

Tên sản phẩm

Ký mã hiệu/ Mã số sản phẩm

Mã số công nhận

Tên, địa chỉ nhà sản xuất

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

  

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục 02

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO GIỐNG VẬT NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số  24/2016/QĐ-UBND  ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Tên cơ quan chủ quản
Tên cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

 

…, ngày … tháng … năm 20...

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO GIỐNG VẬT NUÔI
Số:        /20…/XNQC-ký hiệu viết tắt của cơ quan có thẩm quyền)

 (Tên cơ quan có thẩm quyền) ……….xác nhận:

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ……………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………….. Fax: ……………………… E-mail: …

có nội dung quảng cáo (1) các giống vật nuôi trong bảng dưới đây phù hợp với quy định hiện hành.

STT

Tên sản phẩm

Ký mã hiệu/ Mã số sản phẩm

Mã số công nhận

Tên, địa chỉ nhà sản xuất

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức, cá nhân trước khi thực hiện quảng cáo phải trình báo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo giống vật nuôi đúng nội dung đã được xác nhận./.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 


1. Nội dung quảng cáo được đính kèm Giấy xác nhận này.

4. Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y trên các phương tiện: Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương; Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo; Phương tiện giao thông; Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao; Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo; Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật nộp hồ sơ đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký biết để hoàn thiện đối với những trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu;

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi thẩm định nội dung quảng cáo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham mưu trình lãnh đạo:

· Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì tham mưu Lãnh đạo Chi cục thông báo điểm không phù hợp bằng văn bản để cá nhân, tổ chức tiến hành sửa đổi và thực hiện đăng ký lại.

· Nếu hồ sơ hợp lệ thì thì phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XLII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT;

2) Bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký thuốc thú y;

3) Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự);

4) Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao (đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp).

5) Tổ chức, cá nhân khi đăng ký quảng cáo có sự tham gia của nước ngoài phải nộp thêm các hồ sơ liên quan đến người nước ngoài như sau:

a) Danh sách người nước ngoài (họ tên, quốc tịch);

b) Bản sao hộ chiếu (Passport) có chứng thực. Trường hợp nộp trực tiếp là bản sao không có chứng thực, phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

c) Chương trình hoạt động của người nước ngoài trong thời gian tham gia quảng cáo (nội dung, thời gian, địa điểm làm việc).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức

+ Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XLII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT;

- Phí, lệ phí: 900.000 đồng/giấy (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

 

 

PHỤ LỤC XLII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……….

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y

Kính gửi: (1)

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ....................

Địa chỉ: .................................................................................................

Số điện thoại: ……………………Fax:…………………………. E-mail:

Số giấy phép hoạt động: ........................................................................

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: ...............

Kính đề nghị …………………………………………... xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc thú y sau:

TT

Tên thuốc thú y

Giấy chứng nhận đăng ký

Phương tiện quảng cáo

1

 

 

 

2

 

 

 

Các tài liệu gửi kèm:

1............................................................................................................

2............................................................................................................

3............................................................................................................

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

Đại diện tổ chức, cá nhân
(ký tên và đóng dấu nếu có)

Ghi chú: (1) Gửi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nếu đăng ký quảng cáo tại địa phương; gửi Cục Thú y nếu đăng ký quảng cáo toàn quốc.

 

 

PHỤ LỤC XLIII

MẪU GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN XÁC NHẬN
NỘI DUNG QUẢNG CÁO
THUỐC THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

(Địa danh), ngày …. tháng …. năm ….

 

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y

Số:           /20... /XNQC-ký hiệu viết tắt của cơ quan có thẩm quyền

(Tên cơ quan có thẩm quyền)…………….. xác nhận:

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ....................

.............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................

Số điện thoại: …………………………Fax: ……………………….. E-mail:

nội dung quảng cáo (1) các thuốc thú y trong bảng dưới đây phù hợp với quy định hiện hành.

TT

Tên thuốc thú y

Giấy chứng nhận lưu hành

Phương tiện quảng cáo

1

 

 

 

2

 

 

 

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo thuốc thú y đúng nội dung đã được xác nhận.

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

_________________

Ghi chú: (1). Nội dung quảng cáo được đính kèm Giấy xác nhận này.

nhayThủ tục Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 7 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

5. Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu (đối với giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi động vật, vật tư, hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôi).

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ:

· Đối với hồ sơ được gửi qua đường bưu chính: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký cấp CFS, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS nêu rõ những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

· Đối với hồ sơ được gửi trực tiếp: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa đầy đủ, không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

 · Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy địnhcông chức tiếp nhận hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với hồ sơ được gửi trực tiếp).

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

Bước 3Trong thời hạn 03 ngày làm việc Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham mưu trình lãnh đạo:

· Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận CFS (theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu)  cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức cá nhân.

· Trường hợp sản phẩm, hàng hoá không đáp ứng điều kiện để cấp CFS như quy định tại Điều 4 Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT, cơ quan thẩm quyền cấp CFS ra thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS nêu rõ lý do về việc không cấp CFS cho các sản phẩm đã đề nghị cấp CFS.

· Trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các CFS đã cấp trước đó, cơ quan thẩm quyền cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất hoặc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ năng lực thực hiện. Chi phí kiểm tra do người đề nghị cấp CFS chi trả.

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu);

2) Bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;

3) Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg (nếu có);

4) Người đề nghị cấp CFS phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan cấp CFS khi đề nghị cấp CFS lần đầu tiên và chỉ được xem xét cấp CFS khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm:

5) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (Phụ lục II);

6) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện);

7) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện);

8) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (Phụ lục III).

 + Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn đề nghị cấp CFS theo mẫu phụ lục II.a Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT.

+ Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg.

+ Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân theo mẫu Phụ lục III Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg.

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 

+ Sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp CFS khi thoả mãn các điều kiện sau:

+ Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.

+ Được xác nhận công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

+ Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về cấp CFS (nếu nước nhập khẩu có quy định).

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn việc quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số qui định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết 57/NQ-CP, ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Thông tư số 22/VBHN-BNNPTNT ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
PHỤ LỤC II.a

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CFS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

Tên Tổ chức

Địa chỉ:..................................

Số điện thoại:.........................

Số fax:...................................

Email: ...................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

............ngày.........tháng..........năm.......

 

Kính gửi: [tên Cơ quan cấp CFS]

 

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, [Tên tổ chức/thương nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của [Tên tổ chức] như sau:  

TT

Tên sản phẩm

Số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn

Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có)

Nước nhập khẩu

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

Các giấy tờ kèm theo (đề nghị đánh dấu √ nếu có):

TT

Tên loại giấy tờ

Có ()

1

Hồ sơ thương nhân.

 

2

Bản sao có chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

 

3

Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu/ nhà nhập khẩu (nếu có).

 

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.

 

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của tổ chức ký và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

ĐĂNG KÝ MẪU CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN KÝ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CFS VÀ MẪU CON DẤU CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg

 ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 
 
 

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

Kính gửi: ....................................................................(tên của Tổ chức cấp CFS)

Công ty: .................................................................................  (tên doanh nghiệp)

Địa chỉ: ......................................................................(địa chỉ của doanh nghiệp)

1. Đề nghị được đăng ký các cá nhân của doanh nghiệp có tên, mẫu chữ ký và dấu dưới đây:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Mẫu chữ ký

Mẫu dấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký trên đơn đề nghị cấp mẫu CFS.

2. Đăng ký các cá nhân có tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Chức danh

Phòng (Công ty)

Số chứng minh thư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

được ủy quyền tới liên hệ cấp CFS tại ... (tên của Tổ chức cấp CFS).

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, ủy quyền này.

  

CÔNG TY …………………..
(Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền)
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg

 ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 
 
 

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

Kính gửi: ..................................................................... (tên của cơ quan cấp CFS)

Công ty: ..................................................................................  (tên doanh nghiệp)

Địa chỉ: ......................................................................  (địa chỉ của doanh nghiệp)

Đề nghị được đăng ký các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chúng tôi như sau:

TT

Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của cơ sở

Phụ trách cơ sở

Diện tích nhà xưởng

Mặt hàng sản xuất để xuất khẩu

(ghi riêng từng dòng

cho mỗi mặt hàng)

Tên hàng

Số lượng công nhân

Số lượng máy móc

Công suất theo tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký này.

  

CÔNG TY …………………..
(Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền)
(Ký tên, đóng dấu)

6. Cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu (đối với giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi động vật, vật tư, hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôi).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại CFS nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ:

· Đối với hồ sơ được gửi qua đường bưu chính: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký cấp CFS, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS nêu rõ những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

· Đối với hồ sơ được gửi trực tiếp: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa đầy đủ, không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

 · Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định: công chức tiếp nhận hồ sơ viết giấy biên nhận hồ sơ (đối với hồ sơ được gửi trực tiếp).

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý Giống và kỹ thuật chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

Bước 3Trong thời hạn 02 ngày làm việc phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi hoặc phòng Quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi xem xét, đối chiếu với hồ sơ gốc được lưu tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y, tham mưu trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận CFS cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức cá nhân.

· Cấp bản sao Giấy chứng nhận CFS đối với các trường hợp Giấy chứng nhận CFS gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc, bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng. Bản sao được cấp sẽ mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” (bản sao chứng thực), ngày cấp và thời hạn hiệu lực theo bản CFS gốc.

· Cấp lại CFS mới đối với trường hợp phát hiện có sai sót trên CFS do lỗi của người đề nghị cấp CFS hoặc lỗi của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp lại CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu);

2) Bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;

3) Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).

 + Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại CFS theo mẫu phụ lục II.b Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT.

Phí, lệ phí: chưa quy định.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 

Sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp CFS khi thoả mãn các điều kiện sau:

+ Giấy chứng nhận CFS gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc.

+ Giấy chứng nhận CFS gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng.

+ Khi phát hiện có sai sót trên CFS do lỗi của người đề nghị cấp CFS hoặc lỗi của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn việc quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số qui định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết 57/NQ-CP, ngày 15/12/2010.

+ Thông tư số 22/VBHN-BNNPTNT ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

PHỤ LỤC II.b

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CFS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

Tên Tổ chức

Địa chỉ:.............................

Số điện thoại:....................

Số fax:................................

Email: ...............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

............ngày.........tháng..........năm.......

 

Kính gửi: [tên Cơ quan cấp CFS]

 

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu,  [Tên tổ chức/thương nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của [Tên tổ chức] như sau:  

TT

Tên sản phẩm

Số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn

Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có)

Nước nhập khẩu

Số và ngày cấp của CFS gốc

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

[Tên tổ chức/tôi-đối với các nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp lại CFS cho các sản phẩm, hàng hóa trên.

Lý do: (Đánh dấu  vào các ô tương ứng)

□ Mất                □ Thất lạc                □ Hư hỏng                     □ Có sai sót

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai

 

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của tổ chức ký và đóng dấu).

7. Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ cơ sở có nhu cầu cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y gửi hồ sơ tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

+ Bước 2: Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp là hồ sơ đã hợp lệ hay chưa;

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý dịch bệnh để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 3:

· Đối với trường hợp cấpcấp lại do Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hết hạn:

Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở tham mưu trình lãnh đạo:

Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và hẹn lịch tổ chức kiểm tra lại.

· Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY (trường hợp bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY), phòng Quản lý dịch bệnh thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận VSTY cho cơ sở. Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét và ký Giấy chứng nhận. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức cá nhân.

Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

Trường hợp cấp, cấp lại do Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hết hạn:

1) Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016;

2) Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục II Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016.

Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY:

Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, cấp lại do Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hết hạn.

05 ngày làm việc đối với trường hợp Giấy chứng nhận VSTY bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm, không dTrung ương quản lý; không phục vụ xuất, nhập khẩu, chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

+  Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016;

+ Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục II Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Phí, lệ phí: 1.000.000 đồng/lần (theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thuchế đ thunộpquản lý phí, lệ phí trong công tác thú y)

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.

+ Thời hạn của Giấy chứng nhận: 03 năm.

+ Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó (Đối với trường hợp Giấy chứng nhận VSTY bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 09 /2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu 01                                                             

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày........... tháng.......... năm .........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y

Kính gửi: (tên Cơ quan Thú y có thẩm quyền cấp, cụ thể: Cục Thú y/Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh)

Cơ sở ......................................; được thành lập ngày:..................................

Trụ sở tại:........................................................................................................

Điện thoại:....................................Fax:............................................................

Giấy đăng ký hộ kinh doanh/Giấy đăng ký kinh doanh số: ...................; ngày cấp:..................... đơn vị cấp:........................ (đối với doanh nghiệp);

Hoặc Quyết định thành lập đơn vị số.....................ngày cấp..............; Cơ quan ban hành Quyết định.................................................

Lĩnh vực hoạt động:.............................................................

Công suất sản xuất/năng lực phục vụ:............................................................

Số lượng công nhân viên:................... (cố định:.....................; thời vụ:.................)

Đề nghị …………… (tên cơ quan kiểm tra) ………… cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở.

Lý do cấp/cấp lại:




Cơ sở mới thành lập      ; Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh       ;  Giấy chứng nhận ĐKVSTY hết hạn     

Xin trân trọng cảm ơn./.

 

 

 

 

Gửi kèm gồm:

- Bản mô tả tóm tắt về cơ sở (Mẫu số 02).

 

CHỦ CƠ SỞ

(Ký tên & đóng dấu)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Mẫu: 02

Độc lập -Tự do-Hạnh phúc

 

 

 
 
 

 

 

……., ngày…… tháng….. năm……

 

MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở:......................................................................................................................

2. Mã số (nếu có):..............................................................................................................

3. Địa chỉ:..........................................................................................................................

4. Điện thoại:………………. Fax: ………………. Email:..............................................

5. Năm bắt đầu hoạt động:.................................................................................................

6. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh:..............................................

7. Công suất thiết kế:.........................................................................................................

II. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh .................. m2, trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu đầu vào: .............................. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : ............................................. m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: .................................. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : .................................. m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

S lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng     


 

Nước giếng khoan       


 

Hệ thống xử lý:          Có

 

Không         

 

Phương pháp xử lý: ……………………………………………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:…………………………………………………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

Tổng số: ……………………………… người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: ………………người.

+ Lao động gián tiếp: ………………người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ….. người; trong đó ……… của cơ sở và …… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,…..)

9. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

  

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

8. Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (gồm tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân có nhu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y nộp hồ sơ cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Đối với cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y, nộp hồ sơ trước khi Chứng chỉ hành nghề hết hạn 30 ngày.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 2: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp, gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

· Cấp mới: Trong thời hạn 04 ngày làm việc phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham mưu trình lãnh đạo. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển chứng chỉ hành nghề cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. 

· Gia hạn: Trong thời hạn 01 ngày làm việc phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham mưu trình lãnh đạo. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển chứng chỉ hành nghề cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức cá nhân. 

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đăng ký cấp/gia hạn chứng chỉ hành nghề theo Phụ lục 3 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ;

2) Giấy chứng nhận sức khỏe;

3) 02 ảnh 4x6.

Đối với trường hợp cấp mới, nộp thêm:

4) Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;

5) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;

6) Lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Đối với người nước ngoài);

7) Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp (trong trường hợp gia hạn);

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới;

+ 03 ngày làm việc trong trường hợp gia hạn.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

+ Cá nhân

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đăng ký cấp/gia hạn chứng chỉ hành nghề theo Phụ lục 3 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ;

Phí, lệ phí: 100.000 đồng/CCHN (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề thú y

Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị 05 năm.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.

+ Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.

+ Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.

+ Chứng chỉ hành nghề thú y về tiêm phòng, chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y được sử dụng trong phạm vi cả nước. Cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề không ghi vào Mục địa Điểm hành nghề;

+ Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật, buôn bán thuốc thú y được sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Người hành nghề phải có đạo đức nghề nghiệp;

+ Người hành nghề có đủ sức khỏe hành nghề.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

+  Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thú y;

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

 

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ
CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y

Kính gửi: Chi cục……

Tên tôi là: ……………………………………………………………………….

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………..

Bằng cấp chuyên môn: ………………………………………………………….

Ngày cấp: ……………………………………………………………………….

Nay đề nghị Quý cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề:

□ Tiêm phòng, chữa bệnh, tiểu phẫu (thiến, cắt đuôi) động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.

□ Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật.

□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.

□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.

Tại: ………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………Địa chỉ hành nghề: ………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………Tôi cam đoan chấp hành nghiêm túc những quy định của pháp luật và của ngành thú y.

(Ghi chú: Nộp 02 ảnh 4x6)

 

 

……., ngày….. tháng ….. năm 20....
Người đứng đơn

(Ghi rõ họ tên)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ
GIA HẠN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y

Kính gửi: Chi cục ………….

Tên tôi là: ……………………………………………………………………….

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

Bằng cấp chuyên môn: …………………………………………………………

Đã được Chi cục…………….. cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:

□ Tiêm phòng, chữa bệnh, tiểu phẫu (thiến, cắt đuôi) động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.

□ Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật.

□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.

□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.

Tại: ………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………Số CCHN: ………………………………………………………………………..

Ngày cấp: ………………………………………………………………………..

Nay đề nghị Quý Chi cục cấp gia hạn Chứng chỉ hành nghề trên.

Gửi kèm Chứng chỉ hành nghề hết hạn và 02 ảnh 4x6.

 

 

……., ngày….. tháng ….. năm 20....
Người đứng đơn

(Ghi rõ họ tên)

nhayThủ tục Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (gồm tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y) ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 3 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

9. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y nhưng bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin liên quan có nhu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 2: Chi cục Chăn nuôi và Thú y quyết định việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 01 ngày làm việc phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham mưu trình lãnh đạo. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển chứng chỉ hành nghề cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đăng ký cấp lại;

2) Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.

3) 02 ảnh 4x6.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

Cá nhân.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: không

Phí, lệ phí: 100.000 đồng/CCHN (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y)

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề thú y

Chứng chỉ hành nghề thú có giá trị trong thời hạn 05 năm.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thú y;

- Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

nhayThủ tục Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y) ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 4 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

10. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y;

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện tại cơ sở tham mưu trình lãnh đạo:

Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 2 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.

2) Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.

3) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

4) Bản sao Chứng chỉ hành nghề thú y.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

- Phí, lệ phí: 230.000/lần (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y)

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận hoặc công văn trả lời.

- Tên mẫu đơn, t:

+ Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.

+ Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;

+ Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

+ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thú y;

+ Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về quản lý thuốc thú y;

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

 

PHỤ LỤC XX

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ, GIA HẠN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ, GIA HẠN KIỂM TRA
ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

Kính gửi: (1)                                                        

Căn cứ Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y.

Tên cơ sở:..................................................................................................

Địa chỉ cơ sở:.............................................................................................

Số điện thoại: ...............................      Fax:  ................................................

Chủ cơ sở: .................................................................................................

Địa chỉ thường trú: .....................................................................................

Các loại sản phẩm kinh doanh:....................................................................

□ Thuốc dược phẩm        □ Vắc xin, chế phẩm sinh học

□ Hóa chất                     □ Các loại khác

Đề nghị quý đơn vị tiến hành kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y cho cơ sở chúng tôi.

Hồ sơ gửi kèm (đối với đăng ký kiểm tra lần đầu):

a) Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y;

c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký);

d) Chứng chỉ hành nghề buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).

 

......., ngày … tháng …. năm …..
Đại diện cơ sở
(ký tên và đóng dấu nếu có)

Ghi chú: (1) Gửi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra  cơ sở buôn bán thuốc thú y; gửi Cục Thú y nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở nhập khẩu thuốc thú y.

 

 

PHỤ LỤC XXII

MẪU BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

Kính gửi: (1) …………………………….

Tên cơ sở đăng ký kiểm tra: ............................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................

Số điện thoại: ..................... Fax: ……………..Email: ......................................

Loại hình đăng ký kinh doanh: ........................................................................

Xin giải trình điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y, cụ thể như sau:

1. Cơ sở vật chất: (mô tả kết cấu, diện tích quy mô cơ sở, các khu vực trưng bày/bày bán): ..................................................................................................................

..................................................................................................................

2. Trang thiết bị: (nêu đầy đủ tên, số lượng thiết bị phục vụ bảo quản thuốc thú y như tủ, quầy, kệ, ẩm kế, nhiệt kế, tủ lạnh,…..)..................................................................

..................................................................................................................

3. Hồ sơ sổ sách: (GCN đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, sổ sách theo dõi mua bán hàng,...)......................................................................................................

..................................................................................................................

4. Danh mục các mặt hàng kinh doanh tại cơ sở...........................................

..................................................................................................................

 

…..,ngày …. tháng …. năm …..
Chủ cơ sở đăng ký kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Ghi chú: (1) Gửi Cục Thú y nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở nhập khẩu thuốc thú y; gửi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở buôn bán thuốc thú y.

nhayThủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 5 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

11. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y;

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi thực hiện kiểm tra hồ sơ và tham mưu trình lãnh đạo:

Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có)

- Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đăng ký cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.

2) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi trong trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký;

3) Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận hoặc công văn trả lời

- Phí, lệ phí: không quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu t: Đơn đăng ký cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

+ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thú y;

+ Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về quản lý thuốc thú y;

 

PHỤ LỤC XXXI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN GMP, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

(Địa danh), ngày ….. tháng ….. năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

Giấy chứng nhận buôn bán thuốc thú y

Kính gửi:(1) ……………………………………………..

Căn cứ Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y.

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ:

Tên: ......................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................

Số điện thoại: …………………………………………… Số Fax: ...........

Chúng tôi đề nghị được cấp lại chứng nhận GMP, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y: Số.....ngày…..tháng…..năm …….

Lý do đề nghị cấp lại:

- Bị mất, sai sót, hư hỏng........................................................................

- Thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký.

Hồ sơ gửi kèm:

a) Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi, bổ sung (nếu có);

b) Giấy chứng nhận GMP, giấy chứng nhận đủ điền kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.

 

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Gửi Cục Thú y nếu cơ sở đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y; gửi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nếu cơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

nhayThủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký) ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 6 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

12. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho Quản lý dịch bệnh để thẩm định hồ sơ

Bước 2: Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm địnhthành lập Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, tham mưu trình lãnh đạo:

Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

Tại thời điểm kiểm trathu mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn hoặc Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND xã đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh bệnh (Phụ lục VIa, VIb ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

2)  Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn Phụ lục IIa, IIb ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT;

3) Báo cáo kết quả giám sát;

4) Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm (Kết quả thu mẫu xét nghiệm tại thời điểm kiểm tra);

5) Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có);

6) Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP còn hiệu lực (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ so hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã trong nước và nước ngoài có hoạt động chăn nuôi tại Việt Nam.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn hoặc Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND xã đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh bệnh (Phụ lục VIa, VIb ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

+ Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn Phụ lục IIa, IIb ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT;

- Phí, lệ phí: 300.000 đồng/lần (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y)

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

................., ngày       tháng      năm ……..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

 
 
 

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

3. Đăng ký chứng nhận:  Lần đầu            Đánh giá lại      

                                                    Cấp lại              Bổ sung

 Cấp đổi          

Lý do khác: ....................................................

(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...

…………………………………………………………………………………..)

4. Loại hình hoạt động:  Sản xuất giống    Nuôi thương phẩm     Làm cảnh

5. Thị trường tiêu thụ:      Nội địa    Xuất khẩu    Cả nội địa, xuất khẩu

6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ...................................... trên đối tượng…...................................................................................................

7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

 

                                                           

Người làm đơn

(ký tên, đóng dấu) (*)

 

 (*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

 

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…

               

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                           

Số: .........................

 

………., ngày ..… tháng… năm  .....

V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

 

 

 

Kính gửi: (Tên Cơ quan thú y)

 

Thực hiện quy định tại Thông tư số        /2016/TT-BNNPTNT ngày    tháng   năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị (tên Cơ quan thú y) xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

Thông tin liên lạc:

Họ và tên:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

          Kèm theo là …………………………………………….../.

(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)

Nơi nhận:                                                                                                                      

- Như trên;

- UBND huyện (để báo cáo);

- ...................;                                                                                               

- Lưu: ........

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Ký tên, đóng dấu

 

nhayThủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 8 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

13. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở sản xuất thủy sản giống, nuôi trồng thủy sản có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho Quản lý dịch bệnh để thẩm định hồ sơ

Bước 2: Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm địnhthành lập Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, tham mưu trình lãnh đạo:

Bước 3: Kiểm tra tại cơ sở:

· Kiểm tra theo các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

· Kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, nuôi trồng thủy sản về dấu hiệu bệnh lý, xử lý tình huống khi cơ sở xuất hiện bệnh đăng ký chứng nhận

· Thực trạng sức khỏe động vật; việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mối nguy dịch bệnh từ bên ngoài và bên trong cơ sở;

· Kết quả thực hiện Kế hoạch giám sát  

· Kết quả công tác quản lý hoạt động thú y tại cơ sở

Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để tra cho tổ chức, cá nhân.

Tại thời điểm kiểm trathu mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có)

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

2) Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

3) Báo cáo kết quả giám sát theo quy định;

4) Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có);

5) Bản sao Giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở nuôi trồng thủy sản sản xuất thủy sản giống

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

+ Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

- Lệ phí, phí: 300.000 đồng/lần (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y)

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở sản xuất giống thủy sản:

· Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;

· Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.

+ Cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm:

· Người trực tiếp nuôi động vật thủy sản phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát.

· Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.

· Cơ sở đã thực hiện chương trình giám sát theo quy định, không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

 

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

.................., ngày       tháng      năm ……..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

 
 
 

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

3. Đăng ký chứng nhận:           Lần đầu             Đánh giá lại      

                                                    Cấp lại              Bổ sung

 Cấp đổi          

Lý do khác: ....................................................

(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...

…………………………………………………………………………………..)

4. Loại hình hoạt động:  Sản xuất giống    Nuôi thương phẩm     Làm cảnh

5. Thị trường tiêu thụ:      Nội địa    Xuất khẩu    Cả nội địa, xuất khẩu

6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ...................................... trên đối tượng…...................................................................................................

7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

                                                          

Người làm đơn

(ký tên, đóng dấu) (*)

 

 (*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

nhayThủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 9 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

14. Cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở phải đánh giá lại

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở có kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho Quản lý dịch bệnh để thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm địnhthành lập Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở.

+  Bước 3: Kiểm tra tại cơ sở: kiểm tra, đánh giá khắc phục các nội dung không đạt yêu cầu.

Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển giấy Chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã (Phụ lục VIa, VIb ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

2)  Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở có kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu.

- Phí, lệ phí: 300.000 đồng/lần (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y)

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã (Phụ lục VIa, VIb ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

.................., ngày       tháng      năm ……..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

 
 
 

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

3. Đăng ký chứng nhận:           Lần đầu            Đánh giá lại      

                                                    Cấp lại              Bổ sung

 Cấp đổi          

Lý do khác: ....................................................

(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...

…………………………………………………………………………………..)

4. Loại hình hoạt động:  Sản xuất giống    Nuôi thương phẩm     Làm cảnh

5. Thị trường tiêu thụ:      Nội địa    Xuất khẩu    Cả nội địa, xuất khẩu

6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ...................................... trên đối tượng…...................................................................................................

7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

                                                           

Người làm đơn

(ký tên, đóng dấu) (*)

 

 (*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

 

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…

               

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                           

Số: .........................

 

………., ngày ..… tháng… năm  .....

V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

 

 

 

Kính gửi: (Tên Cơ quan thú y)

Thực hiện quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02   tháng 6  năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị (tên Cơ quan thú y) xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

Thông tin liên lạc:

Họ và tên:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

          Kèm theo là …………………………………………….../.

(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)

Nơi nhận:                                                                                                                      

- Như trên;

- UBND huyện (để báo cáo);

- ...................;                                                                                               

- Lưu: ........

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Ký tên, đóng dấu

 

nhayThủ tục Cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở phải đánh giá lại ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 10 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

15. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: 03 (ba) tháng trước thời điểm Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hết hiệu lực, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho Quản lý dịch bệnh để thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận (đối với trường hợp cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 tháng).

Thành lập Đoàn kiểm tra đối với trường hợp vùng, cơ sở chưa được đánh giá định kỳ hoặc đã đánh giá định kỳ nhưng thời gian quá 12 tháng. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm địnhthành lập Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở

Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển giấy Chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đăng ký hoặc văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa, VIb, VIc  ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

2) Báo cáo kết quả hoạt động trong thời hạn ghi tại Giấy chứng nhận, gồm: Số lượng giống xuất, nhập tại cơ sở; sản lượng động vật thương phẩm xuất bán cho mỗi vụ, đợt trong năm; báo cáo kết quả hoạt động thú y tại cơ sở; kết quả phòng bệnh bằng vắc xin;

3) Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh tại cơ sở kèm theo bản sao kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm được chỉ định, Giấy chứng nhận kiểm dịch;

4) Kết quả đánh giá định kỳ (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ 07 ngày làm việc: với trường hợp đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá chưa quá 12 tháng.

+ 17 ngày làm việc: với trường hợp chưa được đánh giá định kỳ hoặc được đánh giá định kỳ nhưng thời gian đánh giá quá 12 tháng tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại địa phương.

Phí, lệ phí: 300.000 đồng (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đăng ký hoặc văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa, VIb, VIc  ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn, bao gồm cả việc thu mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 (một) năm/lần và gửi mẫu xét nghiệm bệnh tại Phòng thử nghiệm được chỉ định;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

 

 

 

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.................., ngày       tháng      năm ……..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

3. Đăng ký chứng nhận:  Lần đầu            Đánh giá lại      

                                                    Cấp lại              Bổ sung

 Cấp đổi          

Lý do khác: ....................................................

(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...

…………………………………………………………………………………..)

4. Loại hình hoạt động:  Sản xuất giống    Nuôi thương phẩm     Làm cảnh

5. Thị trường tiêu thụ:      Nội địa    Xuất khẩu    Cả nội địa, xuất khẩu

6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ...................................... trên đối tượng…...................................................................................................

7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

                                                           

Người làm đơn

(ký tên, đóng dấu) (*)

 

 (*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

 

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…

               

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                           

Số: .........................

 

………., ngày ..… tháng… năm  .....

V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

 

 

 

Kính gửi: (Tên Cơ quan thú y)

 

Thực hiện quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày  02  tháng 6  năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị (tên Cơ quan thú y) xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

Thông tin liên lạc:

Họ và tên:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

          Kèm theo là …………………………………………….../.

(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)

Nơi nhận:                                                                                                                      

- Như trên;

- UBND huyện (để báo cáo);

- ...................;                                                                                               

- Lưu: ........

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Ký tên, đóng dấu

 

nhayThủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 11 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

16. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở toàn dịch bệnh động vật thủy sản

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: 03 tháng trước thời điểm Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hết hiệu lực, cơ sở sản xuất thủy sản giống, nuôi trồng thủy sản có nhu cầu cấp lại nộp hồ sơ tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho Quản lý dịch bệnh để thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận (đối với trường hợp cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 tháng).

Thành lập Đoàn kiểm tra đối với trường hợp vùng, cơ sở chưa được đánh giá định kỳ hoặc đã đánh giá định kỳ nhưng thời gian quá 12 tháng. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm địnhthành lập Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở

Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển giấy Chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

2) Báo cáo kết quả hoạt động trong thời hạn ghi tại Giấy chứng nhận, gồm: Số lượng giống xuất, nhập tại cơ sở; sản lượng động vật thương phẩm xuất bán cho mỗi vụ, đợt trong năm; báo cáo kết quả hoạt động thú y tại cơ sở;

3) Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh tại cơ sở kèm bản sao kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm được chỉ định, Giấy chứng nhận kiểm dịch;

4) Kết quả đánh giá định kỳ (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ 07 ngày làm việc: đối với trường hợp cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 tháng.

+ 17 ngày: đối với trường hợp còn lại.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Phí, lệ phí: 300.000 đồng (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn, bao gồm cả việc thu mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 (một) năm/lần và gửi mẫu xét nghiệm bệnh tại Phòng thử nghiệm được chỉ định;

+ Thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh tại cơ sở;

+ Báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y những thay đổi liên quan đến nội dung được chứng nhận chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày có thay đổi.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.................., ngày       tháng      năm ……..

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

3. Đăng ký chứng nhận:           Lần đầu            Đánh giá lại      

                                                    Cấp lại              Bổ sung

 Cấp đổi          

Lý do khác: ....................................................

(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...

…………………………………………………………………………………..)

4. Loại hình hoạt động:  Sản xuất giống    Nuôi thương phẩm     Làm cảnh

5. Thị trường tiêu thụ:      Nội địa    Xuất khẩu    Cả nội địa, xuất khẩu

6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ...................................... trên đối tượng…...................................................................................................

7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

                                                          

Người làm đơn

(ký tên, đóng dấu) (*)

 

 (*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

nhayThủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 12 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

17. Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản)

- Trình tự thực hiện: Các cơ sở có Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật bị rách, cũ nát hoặc bị mất có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận gửi hồ sơ tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Trong thời hạn 4 giờ làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho Quản lý dịch bệnh để thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 04 giờ làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển giấy Chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có) hoặc Email (trường hợp gửi hồ sơ qua email, sau khi hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, chủ cơ sở nộp lại hồ sơ bản chính cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y)

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

Đơn đăng ký hoặc văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (Phụ lục VIa, VIb  ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT);

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở an toàn dịch bệnh đã được cấp giấy chứng nhận

- Phí, lệ phí: chưa quy định.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

Thời hạn của Giấy chứng nhận: giữ nguyên thời hạn của Giấy chứng nhận cũ.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai hành chính:

Đơn đăng ký hoặc văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (Phụ lục VIa, VIb ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

+ Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

 

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

................, ngày       tháng      năm …..

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

3. Đăng ký chứng nhận:           Lần đầu            Đánh giá lại      

                                                    Cấp lại              Bổ sung

 Cấp đổi          

Lý do khác: ....................................................

(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...

…………………………………………………………………………………..)

4. Loại hình hoạt động:  Sản xuất giống    Nuôi thương phẩm     Làm cảnh

5. Thị trường tiêu thụ:      Nội địa    Xuất khẩu    Cả nội địa, xuất khẩu

6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ...................................... trên đối tượng…...................................................................................................

7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

 

                                                          

Người làm đơn

(ký tên, đóng dấu) (*)

 

 (*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

 

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…

               

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                           

Số: .........................

 

………., ngày ..… tháng… năm  .....

V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

 

 

 

Kính gửi: (Tên Cơ quan thú y)

 

Thực hiện quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày  02  tháng 6  năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị (tên Cơ quan thú y) xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

Thông tin liên lạc:

Họ và tên:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

          Kèm theo là …………………………………………….../.

(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)

Nơi nhận:                                                                                                                      

- Như trên;

- UBND huyện (để báo cáo);

- ...................;                                                                                               

- Lưu: ........

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Ký tên, đóng dấu

 

nhayThủ tục Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản) ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 13 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

18. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật có nhu cầu bổ sung thêm bệnh được chứng nhận an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho Quản lý dịch bệnh để thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm địnhthành lập Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, tham mưu trình lãnh đạo:

Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để tra cho tổ chức, cá nhân.

Cách thức thực hiệntrực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có)

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn hoặc Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND xã đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh bệnh (Phụ lục VIa, VIb, ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

2) Báo cáo kết quả giám sát.

3) Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm (là kết quả thu mẫu gửi xét nghiệm khi kiểm tra tại vùng)

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại địa phương.

- Phí, lệ phí: 300.000 đồng (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

Thời hạn của Giấy chứng nhận: giữ nguyên thời hạn của Giấy chứng nhận cũ.

- Tên mẫu đơn, t khai:

Đơn hoặc Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND xã đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh bệnh (Phụ lục VIa, VIb, ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đã thực hiện giám sát theo quy định, không có ca bệnh của bệnh đăng ký bổ sung công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: 

+ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.................., ngày       tháng      năm ……..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

3. Đăng ký chứng nhận:           Lần đầu            Đánh giá lại      

                                                    Cấp lại              Bổ sung

 Cấp đổi          

Lý do khác: ....................................................

(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...

…………………………………………………………………………………..)

4. Loại hình hoạt động:  Sản xuất giống    Nuôi thương phẩm     Làm cảnh

5. Thị trường tiêu thụ:      Nội địa    Xuất khẩu    Cả nội địa, xuất khẩu

6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ...................................... trên đối tượng…...................................................................................................

7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

                                                          

Người làm đơn

(ký tên, đóng dấu) (*)

 

 (*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

 

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…

               

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                           

Số: .........................

 

………., ngày ..… tháng… năm  .....

V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

 

 

 

Kính gửi: (Tên Cơ quan thú y)

 

Thực hiện quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày  02  tháng 6  năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị (tên Cơ quan thú y) xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

Thông tin liên lạc:

Họ và tên:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

          Kèm theo là …………………………………………….../.

(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)

Nơi nhận:                                                                                                                      

- Như trên;

- UBND huyện (để báo cáo);

- ...................;                                                                                               

- Lưu: ........

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Ký tên, đóng dấu

 

nhayThủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 14 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

19. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật có nhu cầu bổ sung thêm bệnh được chứng nhận an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho Quản lý dịch bệnh để thẩm định hồ sơ

Bước 2: Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm địnhthành lập Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, tham mưu trình lãnh đạo:

Bước 3: Kiểm tra tại cơ sở:

· Kiểm tra theo các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

· Kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, nuôi trồng thủy sản về dấu hiệu bệnh lý, xử lý tình huống khi cơ sở xuất hiện bệnh đăng ký chứng nhận

· Thực trạng sức khỏe động vật; việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mối nguy dịch bệnh từ bên ngoài và bên trong cơ sở;

· Kết quả thực hiện Kế hoạch giám sát  

· Kết quả công tác quản lý hoạt động thú y tại cơ sở

Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa, ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

2) Báo cáo kết quả giám sát

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở an toàn dịch bệnh

- Phí, lệ phí: 300.000 đồng (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa, ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

· Cơ sở sản xuất giống thủy sản:

· Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;

· Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.

+ Đối với Cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm

· Người trực tiếp nuôi động vật thủy sản phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát.

· Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.

· Cơ sở đã thực hiện giám sát theo quy định. Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

.................., ngày       tháng      năm ……..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

3. Đăng ký chứng nhận:            Lần đầu            Đánh giá lại      

                                                    Cấp lại              Bổ sung

 Cấp đổi          

Lý do khác: ....................................................

(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...

…………………………………………………………………………………..)

4. Loại hình hoạt động:  Sản xuất giống    Nuôi thương phẩm     Làm cảnh

5. Thị trường tiêu thụ:      Nội địa    Xuất khẩu    Cả nội địa, xuất khẩu

6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ...................................... trên đối tượng…...................................................................................................

7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

                                                          

Người làm đơn

(ký tên, đóng dấu) (*)

 

 (*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

nhayThủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 15 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

20. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Các cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận gửi hồ sơ tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho Quản lý dịch bệnh để thẩm định hồ sơ

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Quản lý dịch bệnh tiến hành thẩm địnhthành lập Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, tham mưu trình lãnh đạo:

Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Quản lý dịch bệnh tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để tra cho tổ chức, cá nhân.

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc văn bản đề nghị chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục VIa, VIb ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)

2) Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động duy trì;

3) Bản sao các kết quả xét nghiệm

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Phí, lệ phí: 300.000 đồng/lần (Theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y)

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm.

-Tên mẫu đơn, t khai: Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc văn bản đề nghị chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục VIa, VIb ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở có nhu cầu và tự nguyện đăng ký để được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

Cơ sở đã thực hiện giám sát theo quy định, không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 tháng kể từ khi nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của cơ sở được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản mang mầm bệnh hoặc không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 03 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được xử lý hoặc khỏi bệnh.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.................., ngày       tháng      năm ……..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

3. Đăng ký chứng nhận:           Lần đầu            Đánh giá lại      

                                                    Cấp lại              Bổ sung

 Cấp đổi          

Lý do khác: ....................................................

(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...

…………………………………………………………………………………..)

4. Loại hình hoạt động:  Sản xuất giống    Nuôi thương phẩm     Làm cảnh

5. Thị trường tiêu thụ:      Nội địa    Xuất khẩu    Cả nội địa, xuất khẩu

6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ...................................... trên đối tượng…...................................................................................................

7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

                                                          

Người làm đơn

(ký tên, đóng dấu) (*)

 

 (*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

 

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

 ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…

               

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                           

Số: .........................

 

………., ngày ..… tháng… năm  .....

V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

 

 

 

Kính gửi: (Tên Cơ quan thú y)

Thực hiện quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày  02  tháng 6  năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị (tên Cơ quan thú y) xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

Thông tin liên lạc:

Họ và tên:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

          Kèm theo là …………………………………………….../.

(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)

Nơi nhận:                                                                                                                      

- Như trên;

- UBND huyện (để báo cáo);

- ...................;                                                                                               

- Lưu: ........

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Ký tên, đóng dấu

 

nhayThủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 16 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

21. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật nội địa).

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cán bộ kiểm dịch Trạm Kiểm dịch động vật hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Trạm Kiểm dịch động vật hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền thực hiện kiểm kiểm dịch:

Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

 Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

· Kiểm tra lâm sàng;

· Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT;

· Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

· Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+ Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

Nếu cơ sở đạt yêu cầu Trạm Kiểm dịch động vật hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận kiểm dịch cho Trạm Kiểm dịch động vật hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền để trả cho tổ chức, cá nhân.

· Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;

· Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

· Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

· Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

* Kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

· Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật;

· Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT;

· Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

· Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

· Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

· Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định;

· Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.

Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

· Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

· Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

· Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có)

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

Giấy đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT

+ Số lượng hồ sơ: Không quy định

- Thời hạn giải quyết:

+ Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y: 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch,

+ Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh; Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật; Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật thú y hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ; Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật; Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y hoặc khi có yêu cầu của chủ hàng:

· 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho chủ hàng về địa điểm và thời gian kiểm dịch 

· 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 03 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

Phí, lệ phí: (Theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật; Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Giấy đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;

+ Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật;

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

Số:................../ĐK-KDĐV

            Kính gửi: ..............……………......................................................

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ....................................................

Địa chỉ giao dịch: ………………………………...…………………...…..

Chứng minh nhân dân số: …… Cấp ngày…../..…./….. tại………….…...

Điện thoại: …………. Fax: ……….….. Email: ………….………...

Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:

I/ ĐỘNG VẬT:

Loại động vật

Giống

Tuổi

Tính biệt

Mục đích sử dụng

Đực

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng s

 

 

 

 

 

 

Tổng số (viết bằng chữ): …………………………

Nơi xuất phát: …………………………….…………………………...…..

Tình trạng sức khoẻ động vật: …………………………………..…..

Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với bệnh: ….….

..... theo Quyết định số …/… ngày……/…../..…của ……(1)…. (nếu có).

Số động vật trên đã được xét nghiệm các bệnh sau (nếu có):

1/ ……… Kết quả xét nghiệm số …..…../……. ngày ..…../……/ …...….

2/ …………… Kết quả xét nghiệm số ……../…. ngày ..…../……/ …...….

3/ ……… Kết quả xét nghiệm số …..…../……. ngày ..…../……/ …...….

4/ …… Kết quả xét nghiệm số ….…../………. ngày ..…../……/ …...….

5/ ……… Kết quả xét nghiệm số ……../……. ngày ..…../……/ …...….

Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):

1/ ……...…………….. tiêm phòng ngày …...…./……/ …...….

2/ ………….…………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …...….

3/ ………...…………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …...….

4/ ………………...…………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …...….

5/ …………..…………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …...….

II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:

Tên hàng

Quy cách đóng gói

Số lượng

(2)

Khối lượng

(kg)

Mục đích sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

Tổng số (viết bằng chữ): …………………………………….……………

Số sản phẩm động vật trên đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số …/…… ngày…/….../ ...…. của …(3) ….… (nếu có).

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất: ………………………………..….……….

Điện thoại: ………………. Fax: ………………………...…….

III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:

Tên tổ chức, cá nhân nhập hàng: ………………………….……………….

Địa chỉ: …….....…………...……………...…………………..…..

Điện thoại: ………………. Fax: ………………………………….

Nơi đến (cuối cùng): ……………………………………..………………

Phương tiện vận chuyển: ...……………...…………….….………...……

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ………….… Số lượng: ……...…… Khối lượng: ……..…....…

2/ ……...……… Số lượng: ……...…… Khối lượng: ……..…...…

3/ ……...…………… Số lượng: ……...…… Khối lượng: ….…….....…

Điều kiện bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển: ...…………...….

Các vật dụng khác liên quan kèm theo: ...……………...…….……………

Các giấy tờ liên quan kèm theo: ...……………...…........………..

Địa điểm kiểm dịch: ...………………..………...…….………..

Thời gian kiểm dịch: ...……………...…………….………..…….

Tôi xin cam đoan việc đăng ký trên hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.

Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

Đồng ý kiểm dịch tại địa điểm.........................

…… vào hồi ….. giờ…... ngày ........./......./ …...….

Vào sổ đăng ký số ........…... ngày…...../ ......./ …...….

KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đăng ký tại ..............….........................

Ngày ........ tháng .......năm …..….

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

nhayThủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 17 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

22Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trước khi vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cán bộ kiểm dịch Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Trạm Kiểm dịch động vật hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền thực hiện kiểm kiểm dịch:

Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định hoặc từ cơ sở thu gom, kinh doanh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại nơi nuôi giữ tạm thời; bể, ao ương con giống của các cơ sở nuôi trồng thủy sản; cơ sở thu gom, kinh doanh.

Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện kiểm dịch như sau:

· Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản;

· Kiểm tra lâm sàng;

· Lấy mẫu kiểm tra các bệnh theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT;

· Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

+ Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 55 của Luật thú y;

Nếu cơ sở đạt yêu cầu cán bộ kiểm dịch Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận kiểm dịch cho cán bộ kiểm dịch Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền để trả cho tổ chức, cá nhân.

Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật thủy sản giống lên phương tiện vận chuyển;

· Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, tên chủ hàng, nơi hàng đến, biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển vào 16 giờ 30 phút hàng ngày.

Trường hợp chỉ tiêu xét nghiệm bệnh dương tính, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản.

Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát dịch bệnh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh 

Cơ sở phải bảo đảm được công nhận an toàn dịch hoặc được giám sát dịch bệnh đối với các bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.

Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

· Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

· Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của Luật thú y;

· Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật thủy sản giống lên phương tiện vận chuyển;

Kiểm dịch động vật thủy sản thương phẩm xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

Động vật thủy sản thương phẩm thu hoạch từ cơ sở nuôi không có dịch bệnh trong vùng công bố dịch, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch như sau:

· Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản;

· Kiểm tra lâm sàng;

· Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh đối với động vật thủy sản thương phẩm cảm nhiễm với bệnh được công bố dịch theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT;

Động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch phải được chế biến (xử lý nhiệt hoặc tùy từng loại bệnh có thể áp dụng biện pháp xử lý cụ thể bảo đảm không để lây lan dịch bệnh) trước khi đưa ra khỏi vùng có công bố dịch.

Kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại cơ sở sơ chế, chế biến của chủ hàng.

Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch như sau:

· Kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm động vật thủy sản;

· Kiểm tra việc thực hiện các quy định về sơ chế, chế biến thủy sản trước khi đưa ra khỏi vùng công bố dịch;

· Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản, cảm quan đối với sản phẩm động vật thủy sản;

· Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

· Thực hiện hoặc giám sát chủ hàng thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển;

· Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm động vật thủy sản lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, bốc xếp hàng.

Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT .

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

- Thời hạn giải quyết:

Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật thú y

· Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ hàng về địa điểm và thời gian kiểm dịch

· Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 03 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với động vật thủy sản làm giống xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền 

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

+ Cá nhân

Phí, lệ phí: chưa quy định

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT .

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu: 01 TS

ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

Số:………… ĐKKD-VCTS

Kính gửi: ..............……………......................................................

Tên tổ chức, cá nhân: .......................................................................................................

Địa chỉ giao dịch: ……………………….……...…………..…...……………………..

Điện thoại: ……….….…. Fax: ……………… E.mail: ……………………………

CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu số:……………Ngày cấp…………..Tại……………….

Đề nghị được kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh số hàng sau:

TT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm(1)

Số lượng/ Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Tổng số viết bằng chữ:…………………………………………………………………..

Mục đích sử dụng:………………..…………….................……….....……………….

Quy cách đóng gói/bảo quản: …………….…….. Số lượng bao gói: ...........…………

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế, chế biến/ bảo quản: ………………..…………………………………………………………………..

Mã số cơ sở (nếu có):.……....…………………………………………………………..

Điện thoại: ………...…….…. Fax: …………………… E.mail: ……………………..

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: …………..…………………………………..…..……

Địa chỉ: ……....………….……...…...…………………...…………..….…………..…..

Điện thoại: ………...………. Fax: ………………… E.mail: ……….……………….

Nơi đến/nơi thả nuôi cuối cùng: …………..………………………………….……….

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ………………………………Số lượng/Trọng lượng: …….......................................

2/…………………………………….Số lượng/Trọng lượng:........................................

3/……………………………….Số lượng/Trọng lượng:………………………………

Phương tiện vận chuyển: ...……………...…….…….……….………...………………

Địa điểm kiểm dịch: …...…………...…….……………...…………………………...

Thời gian kiểm dịch: ...……………...…………....……….……….….………………..

* Đối với sản phẩm thủy sản xuất phát từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch đề nghị cung cấp bổ sung các thông tin sau đây:

- Thời gian thu hoạch:…………………………………………………………………

- Mục đích sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh:..……………………………………

- Biện pháp xử lý động vật thủy sản mắc bệnh trước khi vận chuyển:…………………

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y./.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN GIẤY ĐĂNG KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đăng ký tại ................…...................

Ngày........ tháng....... năm…...….

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

- (1) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm đối với sản phẩm thủy sản);

- Giấy khai báo kiểm dịch được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do tổ chức, cá nhân giữ.

nhayThủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 3748/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm 18 Khoản II Điều 2 Mục I Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 2275/QĐ-UBND.nhay

23Kiểm dịch đối với động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm

- Trình tự thực hiện: Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có)

- Hồ sơ: Không quy định

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký kiểm dịch, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền quyết định và thông báo cho chủ hàng về địa điểm và thời gian kiểm dịch

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 03 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền  thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

+ Cá nhân

Phí, lệ phí: chưa quy định

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: không quy định

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

 

 

 

24. Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (thức ăn chăn nuôi dùng cho vật nuôi là gia súcgia cầm)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

+ Bước 2: Công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và ăn chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 3: Trong thời hạn 04 ngày làm việc phòng Quản lý thuốc và ăn chăn nuôi thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơNếu hồ sơ hợp lệ thì phòng Quản lý thuốc và ăn chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét và ký giấy xác nhận. Trong thời hạn 2 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

+ Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chăn nuôi và Thú y hoặc qua đường bưu chính. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Chăn nuôi và Thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

1) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (theo mẫu).

2) Bản sao chứng thực văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi (dùng cho thủy sản) được phép lưu hành tại Việt Nam (trường hợp nộp trực tiếp là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu).

3) Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất công bố, bao gồm: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, tên các nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng.

4) Bản thuyết minh nội dung quảng cáo (nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo, thời gian quảng cáo).

5) Tổ chức, cá nhân khi đăng ký quảng cáo có sự tham gia của nước ngoài phải nộp thêm các hồ sơ liên quan đến người nước ngoài như sau:

a) Danh sách người nước ngoài (họ tên, quốc tịch);

b) Bản sao hộ chiếu (Passport) có chứng thực. Trường hợp nộp trực tiếp là bản sao không có chứng thực, phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

c) Chương trình hoạt động của người nước ngoài trong thời gian tham gia quảng cáo (nội dung, thời gian, địa điểm làm việc).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Phí, lệ phí: chưa quy định.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi phải phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (nếu có) và phải có các nội dung sau:

+ Tên thức ăn chăn nuôi.

+ Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến.

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012.

+ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

+ Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.         

 

PHỤ LỤC 27

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …..

…, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Kính gửi: Tên cơ quan có thẩm quyền

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ……………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………… Fax: …………………………. E-mail: …

Số giấy phép hoạt động: ………………………………………………………

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: …………………

Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thức ăn chăn nuôi sau:

STT

Tên thức ăn chăn nuôi

Ký mã hiệu/ Mã số sản phẩm

Mã số công nhận

Tên, địa chỉ nhà sản xuất

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

25. Cấp chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ: Người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tjai Chăn nuôi và Thú y, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chăn nuôi và Thú y có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham mưu trình lãnh đạo. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển chứng chỉ hành nghề cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân. 

+ Bước 3: Trả kết quả trực tiếp tại Chăn nuôi và Thú y hoặc gửi qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) kèm theo 2 ảnh màu 4 x 6 cm;

2) Bản sao chứng thực bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

3) Sơ yếu lý lịch;

4) Giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp;

5) Giấy xác nhận của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường về thời gian đã thực hành tại cơ sở áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1, 2 Điều 23 Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

6) Văn bản đồng ý của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác áp dụng đối với trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là cán bộ, công chức.

+ Số lượng: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chăn nuôi và Thú y

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức

+ Cá nhân

- Phí, lệ phí: Chưa có quy định

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp chứng chỉ hành nghề

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

 

 

Phụ lục 1

Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mẫu CCHN-1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.............., ngày..... tháng ..... năm 20...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu

Kính gửi: .....................................................

Họ và tên: ...............................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ...........................................................................................

Chỗ ở hiện nay: ......................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ...............................................................

Ngày cấp: ................................ Nơi cấp: ................................................................

Điện thoại: ................................ Email (nếu có): ...................................................

Văn bằng chuyên môn: ...........................................................................................

Lĩnh vực đề nghị cấp hành nghề: ...........................................................................

Hành nghề tại cơ sở: ...............................................................................................

Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1

Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn

2

Sơ yếu lý lịch

3

Giấy chứng nhận sức khỏe

4

Giấy xác nhận kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề

5

02 (hai) ảnh màu 4 x 6 cm

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp chứng chỉ hành nghề cho tôi./.

  

NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ, tên)

26. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ: Người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại Chăn nuôi và Thú y, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chăn nuôi và Thú y có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham mưu trình lãnh đạo. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển chứng chỉ hành nghề cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân. 

+ Bước 3: Trả kết quả: trực tiếp tại Chăn nuôi và Thú y hoặc gửi qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-2 Phụ lục I Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) kèm theo 2 ảnh màu 4 x 6 cm;

2) Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp;

3) Giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.

+ Số lượng: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chăn nuôi và Thú y

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức

+ Cá nhân

- Phí, lệ phí: Chưa cso quy định.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp chứng chỉ hành nghề

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

 

Phụ lục 1

Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2015 củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mẫu CCHN-2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.............., ngày..... tháng ..... năm 20...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề

Kính gửi: .....................................................

Họ và tên: ...............................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ...........................................................................................

Chỗ ở hiện nay: ......................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ...............................................................

Ngày cấp: ..................................... Nơi cấp: ...........................................................

Điện thoại: ................................. Email (nếu có): ..................................................

Văn bằng chuyên môn: ...........................................................................................

Lĩnh vực đề nghị cấp hành nghề: ...........................................................................

Hành nghề tại cơ sở: ...............................................................................................

Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1

Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp

2

Giấy chứng nhận sức khỏe

3

02 (hai) ảnh màu 4 x 6 cm

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề cho tôi./.

 

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ, tên)

27Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đến Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Thanh tra, Pháp chế để thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, Chăn nuôi và Thú y xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.

+ Bước 3: Trong thời hạn 12  ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, phòng Thanh tra, Pháp chế thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại).

· Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Thanh tra, Pháp chế tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xétTrong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận ATTP cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;

3) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở  (theo mẫu) (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên);

4) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);

5) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chăn nuôi và Thú y.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản bao gồm:

+ Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên;

+ Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản;

+ Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương.

- Phí, lệ phí: 700.000 đồng/cơ sở (Theo Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp)

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông báo kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở chưa đủ điều kiện)

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên)

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp;

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

………,ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi:  (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ...................................................................

2. Mã số (nếu có..............................................................................................

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: .............................................................

.......................................................................................................................

4. Điện thoại ……..………..Fax …..…………….. Email.................................

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ...................................     

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh.....................................................................

.......................................................................................................................

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

                                                                                Đại diện cơ sở

                                                                             (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

-

 

 

 

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

                                                                             ………, ngày……tháng…….năm …

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………….

2. Mã số (nếu có):……………………………… ….

3. Địa chỉ: ………………………

4. Điện thoại:  ………………. Fax:  ……………….. Email: …….

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước                                           DN 100% vốn nước ngoài           

DN liên doanh với nước ngoài         DN Cổ phần                             

DN tư nhân                                     Khác   …………………….

                                                          (ghi rõ loại hình)

6. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………..

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ………..........………

8. Công suất thiết kế: ……………………………………......................………...

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): …..................…

10. Thị trường tiêu thụ chính: ………………………………..........................…..

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói

và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/

xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh………..  m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm :  ……………   m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh :   ….……………………   m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm :   ……………………….   m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm:   ………………….  m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác :   …….……………   m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu

sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng      □                   Nước giếng khoan  □

Hệ thống xử lý:       Có    □                      Không                        □

Phương pháp xử lý: …………………………………...........................…………

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất □                                    Mua ngoài    □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………...........……………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:………………………..............…………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ………………. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: …………….người.

+ Lao động gián tiếp: …………… người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……… người; trong đó …….. của cơ sở và ……… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

 

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích

sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….):……….

9. Phòng kiểm nghiệm

 - Của cơ sở  □                Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:………

- Thuê ngoài □                 Tên những PKN gửi phân tích: …………

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

28. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn.

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh cho Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Thanh tra, Pháp chế để thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, Chăn nuôi và Thú y xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.

+ Bước 3: Trong thời hạn 12  ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, phòng Thanh tra, Pháp chế thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại).

· Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Thanh tra, Pháp chế tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xétTrong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận ATTP cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;

3) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở  (theo mẫu) (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên);

4) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

5) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chăn nuôi và Thú y.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản bao gồm:

+ Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên;

+ Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản;

+ Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương.

Phí, lệ phí: 700.000đồng/cơ sở (Theo Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp)

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông báo kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở chưa đủ điều kiện)

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên)

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp;

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

                                                                             ………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi:  (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……...................................................…….

2. Mã số (nếu có):……… ………………………................................…………

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: …………….................................………

4. Điện thoại …….......………..Fax …..…………….. Email………...........…....

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ………......................

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:…………….........................................……

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

                                                                                Đại diện cơ sở

                                                                             (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

-

 

 

 

 

 

 

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

                                                                             ………, ngày……tháng…….năm …

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………….

2. Mã số (nếu có):……………………………… ….

3. Địa chỉ: ………………………

4. Điện thoại:  ………………. Fax:  ……………….. Email: …….

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước                                           DN 100% vốn nước ngoài           

DN liên doanh với nước ngoài         DN Cổ phần                             

DN tư nhân                                     Khác   …………………….

                                                          (ghi rõ loại hình)

6. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………..

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ………..........………

8. Công suất thiết kế: ……………………………………......................………...

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): …..................…

10. Thị trường tiêu thụ chính: ………………………………..........................…..

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói

và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/

xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh………..  m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm :  ……………   m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh :   ….……………………   m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm :   ……………………….   m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm:   ………………….  m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác :   …….……………   m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu

sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng      □                   Nước giếng khoan  □

Hệ thống xử lý:       Có    □                      Không                        □

Phương pháp xử lý: …………………………………...........................…………

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất □                                    Mua ngoài    □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………...........……………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:………………………..............…………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ………………. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: …………….người.

+ Lao động gián tiếp: …………… người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……… người; trong đó …….. của cơ sở và ……… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

 

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích

sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….):……….

9. Phòng kiểm nghiệm

 - Của cơ sở  □                Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:………

- Thuê ngoài □                 Tên những PKN gửi phân tích: …………

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

29. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Thanh tra, Pháp chế để thẩm định hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 02  ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sởphòng Thanh tra, Pháp chế thực hiện thẩm tra hồ sơ. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó.

· Nếu cơ sở đủ điều kiện phòng Thanh tra, Pháp chế tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xétTrong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Giấy chứng nhận ATTP cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp không cấp lại, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chínhCơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP, Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.

Phí, lệ phí: chưa quy định

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông báo kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở chưa đủ điều kiện)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên).

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

                                                                         ………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi:  (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……

2. Mã số (nếu có):……………………… ……………………

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………

4. Điện thoại ……..………..Fax …..…………….. Email…………

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: …………

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:……………

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại: ……………………………………………………………………..

                                                                                Đại diện cơ sở

                                                                             (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

-

30. Thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y. (1 ngày làm việc)

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển cho phòng Hành chính, Tổng hợp để thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức cho tổ chức, cá nhân.

Bước 3: Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm.

Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng Hành chính, Tổng hợp tham mưu soạn thảo và trình lãnh đạo Chi cục xem xét cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký và cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

Đối với tổ chức:

1) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);

2) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);

3) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

4) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đối với cá nhân:

  1. Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);
  2. Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

3) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: các cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp Trung ương, cấp tỉnh hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Phí, lệ phí: 30.000 đồng/lần/ người (Theo Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp)

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông  liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT- BNNPTNT- BCT.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông  liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT- BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

+  Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mẫu số 01a - Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

(Ban hành kèm theo Thông  liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT- BNNPTNT- BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

 

Kính gửi: ..... (cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về ATTP)

 

Tên tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân ......................

Giấy CNĐKDN/VPĐD (hoặc CMTND đối với cá nhân) số.........................., cấp ngày...........tháng..........năm......., nơi cấp........................

Địa chỉ:.........................................................................................................

Số điện thoại........................Số Fax.....................E-mail.............................

Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về an toàn thực phẩm do  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, chúng tôi / Tôi đã hiểu rõ các quy định và nội dung của tài liệu. Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức đánh giá, xác nhận kiến thức cho chúng tôi/ Tôi theo nội dung của tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

 (danh sách gửi kèm theo Mẫu đơn này).

 

         

An Giang, ngày..........tháng........năm...........                                                               

                                                                 Đại diện Tổ chức/cá nhân

                                                                            (Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

Mẫu số 01b- Danh sách đối tượng tham gia xác nhận kiến thức

(kèm theo Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của ......

(tên tổ chức)

 

TT

Họ và Tên

Nam

Nữ

Số CMTND

Ngày, tháng, năm cấp

Nơi cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

An Giang, ngày..........tháng........năm...........                                                               

                                                                    Đại diện Tổ chức xác nhận

                                                                               (Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 V. LĨNH VỰC THỦY SẢN

1. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu (trừ giống thủy sản bố mẹ chủ lực).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 02 giờ làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Nuôi trồng Thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Nuôi trồng Thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 02 giờ làm việc, phòng Nuôi trồng Thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc).

Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 02 giờ làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có) hoặc qua địa chỉ email: [email protected].

          - Thành phần, số lượng hồ sơ:

           + Thành phần hồ sơ:

1) Giấy đề nghị kiểm tra chất lượng (theo mẫu) (03 bản);

2) Bản chính hoặc bản sao chụp (có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu) các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, bản kê chi tiết hàng hoá (Packinglist), hoá đơn mua bán (Invoice).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

          - Thời hạn giải quyết: không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

          - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

          - Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Giấy đề nghị kiểm tra chất lượng (Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT )

- Phí và Lệ phí: 150.000 đồng/lần cấp.

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Các chỉ tiêu kiểm tra đối với con giống thủy sản để nuôi thương phẩm: Kiểm tra kích cỡ, số lượng, tuổi, độ thuần chủng, trạng thái hoạt động, cấu tạo hình thái, chỉ tiêu khác về chất lượng của giống thủy sản so với các quy định hiện hành của Việt Nam.

- Căn cứ pháp lý của thủ tuc hành chính:

+ Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản.

+ Thông tư số 149/2010/TT-BTC  ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính .

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 12

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Kính gửi:…………………………………………………

 

Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………............

Tên người đại diện:………………………………………………………………............

Địa chỉ: ……………………………………………………………..……………...........

Số ĐT:……………………………Fax:………………………………...……….............

Đề nghị kiểm tra chất lượng:

1. Tên giống thủy sản (kèm theo tên khoa học):..…….………………..………..............

2. Số lượng:…………………….. Khối lượng:………….......………..…………............

3. Tuổi:..........................................Độ thuần chủng...........................................................

4. Tỷ lệ đực cái......................Độ thành thục .................................(đối với giống bố mẹ)

5. Tên cơ sở sản xuất hàng hoá:…………………………………………………............

6. Nước sản xuất:…………………………………….….………….……………............

7. Nơi xuất hàng:……..………………………………………………………….............

8. Nơi nhận hàng:………………………………………………………………..............

9. Thời gian đăng ký thực hiện kiểm tra:………………..………………..……..............

10. Địa điểm đăng ký thực hiện kiểm tra:…….…………..……………..……................

11. Tài liệu, hồ sơ kèm theo giấy đề nghị kiểm tra này gồm:

a)……………………………………………………..…………………………..............

b)…………………………………………………………………………………............

12. Thông tin liên hệ:……………..……………Số ĐT..………………………..............

Ghi chú: Sau khi được cơ quan kiểm tra đóng dấu xác nhận việc đăng ký kiểm tra, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan, tạm thời được phép đưa hàng hóa về nơi đăng ký để kiểm tra chất lượng (nơi nuôi cách ly kiểm dịch) theo quy định. Kết thúc việc kiểm tra chất lượng, cơ sở phải nộp Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan Hải quan để hoàn tất thủ tục./.

.............,, ngày…tháng…năm…

CHỦ CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

..............,, ngày…tháng…năm…

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA

Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

PHỤ LỤC 13

MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Cơ quan thông báo:…………………………........................................................

Địa chỉ:...................................................................................................................

Điện thoại:...............................................Fax: .......................................................

THÔNG BÁO

KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

 

 

Số:         /TCTS-KQKT(*)

 

Bên bán hàng:

 

Địa chỉ, Điện thoại, Fax:

 

Tên cơ sở sản xuất:

Nơi xuất hàng:

Bên mua hàng

 

Địa chỉ

Điện thoại, Fax:

Nơi nhận hàng

Tên hàng hoá:

 

Mã số lô hàng:

 

Số lượng:

 

Khối lượng:

Mô tả hàng hoá

 

 

Căn cứ Hồ sơ đăng ký, kết quả kiểm tra và kết quả xét nghiệm ........

(Cơ quan kiểm tra xác nhận)

Lô hàng Đạt/Không đạt chất lượng(**)

 

 

Nơi nhận:
-     Cơ sở đăng ký kiểm tra;
-     Cơ quan quản lý địa phương;
-     ……….;
-     Lưu: VT, NTTS.

 

.................., ngày…….

Đại diện cơ quan kiểm tra

(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

   

 

Ghi chú:

(*): Đơn vị được Tổng cục Thuỷ sản uỷ quyền ghi Số theo cách tương ứng để quản lý;

(**): Ghi rõ Đạt hoặc Không đạt.

 

 

2. Cấp mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm.

           - Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Nuôi trồng Thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Nuôi trồng Thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Nuôi trồng Thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

           - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

           - Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

Giấy đăng ký cấp mã số nhận diện ao nuôi (theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2017/NĐ-CP) và Bản sao sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

           - Thời hạn giải quyết: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

           - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

           - Đối tượng thực hiện:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

           - Phí và Lệ phí: Không quy định.

           - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đăng ký cấp mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành theo Nghị định số 55/2017/NĐ-CPSơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi do chủ cơ sở nuôi xây dựng.

           - Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Có địa điểm, diện tích nuôi cá Tra phù hợp với quy hoạch về sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về nuôi cá Tra thương phẩm; có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải, bùn thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y.

3. Đáp ứng các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.

 

 

 

 

 

Mẫu số 01

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP MÃ SỐ NHẬN DIỆN AO NUÔI CÁ TRA
(Kèm theo Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP MÃ SỐ NHẬN DIỆN AO NUÔI CÁ TRA

THƯƠNG PHẨM

Kính gửi[1]: ...............................................................................

Họ, tên chủ cơ sở:...................................................................................................

Số căn cước công dân/CMND (đối với chủ cơ sở nuôi không phải là doanh nghiệp) hoặc mã doanh nghiệp ...........................do…....................................................., cấp ngày.............................................................................................................................

Địa chỉ liên hệ:.......................................................................................................

Số điện thoại:.................................................. Fax:……………............................

Email (nếu có):.......................................................................................................

Căn cứ Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

Đăng ký cấp mã số nhận diện cho từng ao nuôi cá Tra của chủ cơ sở như sau:

TT

Ao nuôi[2]

Địa chỉ ao nuôi[3]

Diện tích ao nuôi (m2)

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

...

 

 

 

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.

 

 

................, ngày........tháng........năm.......
CHỦ CƠ SỞ

 

 

 

PHỤ LỤC III

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN MÃ SỐ NHẬN DIỆN AO NUÔI CÁ TRA
(Kèm theo Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ)

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AN GIANG
CHI CỤC THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra;

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang,

 

CHỨNG NHẬN

Số: ......./20.....

Họ, tên chủ cơ sở: ..............................................................................................

Số căn cước công dân/CMTND (đối với chủ cơ sở nuôi không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp ...........................do ..................................................., cấp ngày.. ..........

Địa chỉ cơ sở:....................................................................................................... ..........

Số điện thoại:.................................................... Fax:..................................... ..........

Email (nếu có):.................................................................................................... ..........

Mã số cơ sở nuôi (AA-BB-CCCC):.................................................................. ..........

Có mã số nhận diện từng ao nuôi cá Tra như sau:

TT

Mã số nhận diện ao nuôi1

Ao nuôi2

Diện tích ao nuôi (m2)

Địa chỉ ao nuôi3

1

AA-BB-CCCC-DDD

 

 

 

2

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

................, ngày........tháng........năm.......
CHỦ CƠ SỞ

 

 

 

 

 

3. Cấp lại Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm.

- Trình tự thủ tục:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Nuôi trồng Thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Nuôi trồng Thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Nuôi trồng Thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

           - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

           - Thành phần, số lượng hồ sơ:

           + Thành phần hồ sơ:

Giấy đăng ký cấp lại mã số nhận diện ao nuôi (Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo số 55/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017), bản gốc Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm đề nghị cấp lại và bản sao sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

           - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang

           - Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Phí và Lệ phí : chưa quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đăng ký cấp lại mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm (Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo số 55/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017), bản gốc Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm đề nghị cấp lại và bản sao sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi.

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm.

           - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Khi thay đổi chủ cơ sở nuôi;

+ Thay đổi diện tích ao nuôi hoặc sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP LẠI MÃ SỐ NHẬN DIỆN AO NUÔI CÁ TRA

THƯƠNG PHẨM

Kính gửi 1: ...............................................................................

Họ, tên chủ cơ sở: .............................................................................................. ……..

Số căn cước công dân/CMND (đối với chủ cơ sở nuôi không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp ...........................do ..................................................., cấp ngày....... ……..

Địa chỉ liên hệ:.................................................................................................... ……..

Số điện thoại:.....................................Fax:..............................................................

Email (nếu có):.................................................................................................... ……..

Căn cứ Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

Đăng ký cấp mã số nhận diện cho từng ao nuôi cá Tra của chủ cơ sở như sau:

TT

Mã số nhận diện ao nuôi đã được cấp2

Địa chỉ ao nuôi3

Thay đổi diện tích ao nuôi (m2)

Thay đổi chủ cơ sở

Mới

Mới

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.

 

 

................, ngày........tháng........năm.......
CHỦ CƠ SỞ

 

 

 

 

 

 

 

4. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn Thực phẩm.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Nuôi trồng Thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Nuôi trồng Thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Nuôi trồng Thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 17 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 17 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

           - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

           - Thành phần, số lượng hồ sơ:

           + Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/12/2014;

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại;

3) Bản thuyết minh về điều kiệnbảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/12/2014;

4) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);

5) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

            - Thời hạn giải quyết: không quá 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

           - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang

           - Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/12/2014).

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/12/2014).

- Phí và Lệ phí :

+ Lệ phí: 150.000 đồng/lần. 

+ Phí kiểm tra: Thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: 700.000 đng/cơ sở.

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn Thực phẩm.

           - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Loại A (tốt): Áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

+ Loại B (đạt): Áp dụng đối với các cơ sở cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; vẫn còn một số sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

+ Loại C (không đạt): Áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Tiêu chí xếp loại cụ thể cho từng loại hình cơ sở được quy định tại Biên bản kiểm tra ban hành kèm theo Thông tư này.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3 tháng 12 năm 2014 về quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

 

 

 

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của

 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
 

GIẤY CHỨNG NHẬN 
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

CERTIFICATE 
OF COMPLIANCE WITH FOOD SAFETY REGULATIONS

……………………………………

(tên Cơ quan cấp giấy)

Cơ sở/ Establishment:

Mã số/ Approval number:

Địa chỉ/ Address:

Điện thoại/ Tel:                                                           Fax:

 

Đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm:

Has been found to be in compliance with food safety regulations for following products:

1.

2.

3.

Số cấp/ Number:                             / XXXX / NNPTNT-YYY

Có hiệu lực đến ngày        tháng          năm      

Valid until (date/month/year)

(*) và thay thế Giấy chứng nhận số: …….          cấp ngày          tháng           năm

and replaces The Certificate N°………                   issued on (day/month/year)

 

……., ngày     tháng     năm/ …., day/month/year
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

XXXX: 4 chữ s của năm cấp giấy

YYY: chữ viết tắt tên Tỉnh theo tên viết tắt địa phương, nơi cơ sở SXKD được kiểm tra, chứng nhận điều kiện ATTP.

(*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại

 

 

 

 

PHỤ LỤC VI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

……., ngày…… tháng….. năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI 
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ..............................................................................

.....................................................................................................................................

2. Mã số (nếu có): ........................................................................................................

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ........................................................................

......................................................................................................................................

4. Điện thoại………………….. Fax……………….Email………………………….

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ...........................................

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:

Đề nghị …………… (tên cơ quan kiểm tra) ………… cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại:...............................................................................................................

 

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC VII

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM

CỦA CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

……., ngày…… tháng….. năm……

 

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ..............................................................................

2. Mã số (nếu có): .......................................................................................................

3. Địa chỉ: ...................................................................................................................

4. Điện thoại:…………………. Fax: …………………. Email:................................

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước

DN 100% vốn nước ngoài

DN liên doanh với nước ngoài

DN c phần

DN tư nhân

Khác

 

 

(ghi rõ loại hình)

 

6. Năm bắt đu hoạt động: .........................................................................................

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: .......................................

8. Công suất thiết kế: .................................................................................................

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ..............................

10. Thị trường tiêu thụ chính: ....................................................................................

II. MÔ TẢ V SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh ................ m2, trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm : ........................ m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : ......................................... m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm : ........................................ m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: .................................m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : ................................. m2

Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

S lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng

Nước giếng khoan

Hệ thống xử lý:         

                  Không

Phương pháp xử lý: ……………………………………………………………..

Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất         

Mua ngoài        

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: …………………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:…………………………………………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

Tổng số: ……………………………… người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: ………………người.

+ Lao động gián tiếp: ………………người.

Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……….. người; trong đó ………… của cơ sở và ………… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

 

Tên hóa chất

Thành phn chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,…..)

 

9. Phòng kiểm nghiệm

Của cơ sở                            Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:.......

Thuê ngoài                          Tên những PKN gửi phân tích:.................................

.....................................................................................................................................

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn Thực phẩm

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Nuôi trồng Thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Nuôi trồng Thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Nuôi trồng Thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 04 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

           - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

           - Thành phần, số lượng hồ sơ:

            + Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/12/2014;

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại;

3) Bản thuyết minh về điều kiệnbảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/12/2014;

3) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);

4) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

            - Thời hạn giải quyết: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

           - Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (theo mẫu  tại Phụ lục VIban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/12/2014).

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/12/2014).

- Phí và Lệ phí :

+ Lệ phí: 150.000 đồng / lần. 

+ Phí kiểm tra: 350.000 đng/cơ sở (50% phí thm định cấp giấy chứng nhận).

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm.

           - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh

+ Trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng An toàn thực phẩm.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp & TNT về quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
 

GIẤY CHỨNG NHẬN 
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

CERTIFICATE 
OF COMPLIANCE WITH FOOD SAFETY REGULATIONS

……………………………………

(tên Cơ quan cấp giấy)

Cơ sở/ Establishment:

Mã số/ Approval number:

Địa chỉ/ Address:

Điện thoại/ Tel:                                                           Fax:

 

Đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm:

Has been found to be in compliance with food safety regulations for following products:

1.

2.

3.

Số cấp/ Number:                             / XXXX / NNPTNT-YYY

Có hiệu lực đến ngày        tháng          năm      

Valid until (date/month/year)

(*) và thay thế Giấy chứng nhận số: …….          cấp ngày          tháng           năm

and replaces The Certificate N°………                   issued on (day/month/year)

 

……., ngày     tháng     năm/ …., day/month/year
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

XXXX: 4 chữ s của năm cấp giấy

YYY: chữ viết tắt tên Tỉnh theo tên viết tắt địa phương, nơi cơ sở SXKD được kiểm tra, chứng nhận điều kiện ATTP.

(*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC VI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

……., ngày…… tháng….. năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI 
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ..............................................................................

.....................................................................................................................................

2. Mã số (nếu có): ........................................................................................................

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ........................................................................

......................................................................................................................................

4. Điện thoại………………….. Fax……………….Email………………………….

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ...........................................

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:

Đề nghị …………… (tên cơ quan kiểm tra) ………… cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại:...............................................................................................................

 

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

 

 

 

 

PHỤ LỤC VII

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM

CỦA CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

……., ngày…… tháng….. năm……

 

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ..............................................................................

2. Mã số (nếu có): .......................................................................................................

3. Địa chỉ: ...................................................................................................................

4. Điện thoại:…………………. Fax: …………………. Email:................................

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước

DN 100% vốn nước ngoài

DN liên doanh với nước ngoài

DN c phần

DN tư nhân

Khác

 

 

(ghi rõ loại hình)

 

6. Năm bắt đu hoạt động: .........................................................................................

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: .......................................

8. Công suất thiết kế: .................................................................................................

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ..............................

10. Thị trường tiêu thụ chính: ....................................................................................

II. MÔ TẢ V SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh ................ m2, trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm : ........................ m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : ......................................... m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm : ........................................ m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: ................................ m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : ................................. m2

Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

S lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng

Nước giếng khoan

Hệ thống xửlý:           

Không

Phương pháp xử lý: ……………………………………………………………..

Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất         

Mua ngoài        

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: …………………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:…………………………………………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

Tổng số: ……………………………… người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: ………………người.

+ Lao động gián tiếp: ………………người.

Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……….. người; trong đó ………… của cơ sở và ………… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

 

Tên hóa chất

Thành phn chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,…..)

 

9. Phòng kiểm nghiệm

Của cơ sở                            Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:.......

Thuê ngoài                          Tên những PKN gửi phân tích:.................................

.....................................................................................................................................

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (thức ăn chăn nuôi dùng cho vật nuôi là động vật thủy sản).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung (không quá 03 ngày làm việc).

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Nuôi trồng Thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Nuôi trồng Thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Nuôi trồng Thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 09 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 09 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

           - Cách thức thực hiện trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

           - Thành phần, số lượng hồ sơ:

           + Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị cấp xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi theo mẫu tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015;

2) Bản sao có chứng thực văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam, trường hợp nộp trực tiếp là bản sao chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

3) Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất công bố bao gồm: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, tên các nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng;

4) Bản thuyết minh nôi dung quảng cáo (nội dung quảng cáo, phương tiện quản cáo, địa điểm quảng cáo, thời gian quảng cáo).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

            - Thời hạn giải quyết: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

           - Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn đề nghị cấp xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi theo mẫu tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015;

+ Bản sao có chứng thực văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam, trường hợp nộp trực tiếp là bản sao chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

+ Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất công bố bao gồm: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, tên các nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng;

            - Phí và Lệ phí :

+ Lệ phí: không quy định. 

+ Phí kiểm tra: không quy định.

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi 

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Bản thuyết minh nôi dung quảng cáo (nội dung quảng cáo, phương tiện quản cáo, địa điểm quảng cáo, thời gian quảng cáo).

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 27

MẪU ĐƠN ĐẺ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DƯNG

QUẢNG CÁO THỨC ĂN CHĂN NUÔI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông)

 

Tên tổ chức cá nhân                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:                                                                             ------------, ngàytháng       năm    

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO

THỨC ĂN CHẨN NUÔI

 

Kính gửi: Tên cơ quan có thẩm quyền

 

Tên tổ chức, cá nhân: …………………......................................................…  …..

Địa chỉ:............................................................................................................. …..

Số điện thoại:…………………….......Fax:………………………………………

E-mail (nếu có):……..............................................................................................

Số giấy phép hoạt động:.........................................................................................

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:…………………

Kính đề nghị (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thức ăn chăn nuôi sau:

 

STT

Tên thức ăn chăn nuôi

Ký mã hiệu/ Mẫ số sản phẩm

Mã sô công nhân

Tên, địa chỉ nhà sản xuất

Phưong tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quặng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trữơc pháp luật,

Đại diện tổ chức, cá nhân

      (Kỷ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Phụ lục 28

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO

TIIỨC ĂN CHĂN NUÔI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông)

 

Tên cơ quan chủ quản       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tên cơ quan có thẩm quyền                     Độc lập - Tự do - Hạnh      phúc

xác nhận nội dung quảng cáo                                          ngày   tháng  năm 20...

         thức ăn chăn nuôi

 

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁOTHỨC ÃN CHĂN NUÔI

Số:      /20...   /XNQC-ký     hiệu viết tắt    củacơ  quan có thẩm quyền

(Tên cơ quan có thẩm quyền)         xác nhộn:

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo:    

Địa chỉ:                     

Số điện thoại:            Fax:    E-mail:                                  

có nội dung quảng cáo (ỉ) các thức ăn chăn nuôi írong bâng dưới đay phũ hợp với quy định hiện hành.

 

STT

Tên thúc ăn chăn nuôi

Ký mã hiệu/ Mã số sản phẩm

Mã số công nhân

Tên, địa chỉ nhà sản xuất

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo thức ăn chăn nuôi đúng nội dung đã được xác nhận./.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

     (Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Nuôi trồng Thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Nuôi trồng Thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Nuôi trồng Thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 12 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

           - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

Đối với tổ chức:

1) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

2) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

3) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức).

4) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đối với cá nhân:

1) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

2) Bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân;

3) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 

+ Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.

+ Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

+ Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT;

- Phí và Lệ phí :

+ Lệ phí: 30.000 đồng/lần/người.

+ Phí kiểm tra: không quy định.

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người xin cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về việc Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

+ Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

 

Mẫu số 01a - Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

 

Kính gửi: ..... (cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về ATTP) 

Tên tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân ..................................................................

Giấy CNĐKDN/VPĐD (hoặc CMTND đối với cá nhân) số........................, cấp ngày...........tháng..........năm........., nơi cấp...........................................................

Địa chỉ:................................................, Số điện thoại.......................................

Số Fax.................................E-mail..................................................................

Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về an toàn thực phẩm do  .......................................................... (*) ban hành, chúng tôi/tôi đã hiểu rõ các quy định và nội dung của tài liệu. Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức đánh giá, xác nhận kiến thức cho chúng tôi/tôi theo nội dung của tài liệu của .................................................(*) ban hành. 

 (danh sách gửi kèm theo Mẫu đơn này). 

Địa danh, ngày..........tháng........năm...........                                                                

Đại diện Tổ chức/cá nhân

     (Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu) 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: * chọn 1 trong 3 cơ quan: Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương.

Mẫu số 01b- Danh sách đối tượng tham gia xác nhận kiến thức

(kèm theo Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của ......tên tổ chức)

 

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Số CMND

Ngày, tháng, năm cấp

Nơi cấp

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, ngày..........tháng........năm...........                                                                                                               

                         Đại diện Tổ chức xác nhận

                        (Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

 

Mẫu số 02a - Mẫu Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Bộ Công Thương)

 

TÊN CƠ QUAN                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÁC NHẬN                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

 

GIẤY XÁC NHẬN KIẾN THỨC

VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Số:    /20... /XNTH-ký hiệu viết tắt của cơ quan xác nhận  

 

Căn cứ Thông tư liên tịch số ....... và nội dung, tài liệu kiến thức an toàn thực phẩm của (cơ quan theo Điều 13 của Thông tư liên tịch ....)

...(tên cơ quan xác nhận).... xác nhận các ông/bà thuộc tổ chức:

Tên tổ chức/ Cá nhân: ......................................................................................

địa chỉ: ..............................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh,văn phòng đại diện/ CMTND số ................, cấp ngày .............. nơi cấp: ..................... Điện thoại: ........................................................Fax:.............................

(có tên trong danh sách kèm theo Giấy này) có kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.  

 Giấy này có giá trị hết ngày..... tháng .... năm ........ 

............, ngày......tháng.......năm………

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN XÁC NHẬN

(ký tên, đóngdấu)       

 

 

 

Mẫu số 02b – Danh sách được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (kèm theo Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm Số:    /20... /XNTH-ký hiệu viết tắt của cơ quan xác nhận)

 

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Số CMND

Ngày, tháng, năm cấp

Nơi cấp

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, ngày..........tháng........năm...........                                                                        

    Thủ trưởng cơ quan xác nhận

    (Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá không thời hạn (đối với tàu cá nhập khẩu)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

           - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

* Hồ sơ phải nộp tại cơ quan đăng ký tàu cá:

1) Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu);

2) Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền (bản chính);

3) Giấy chứng nhận xóa đăng ký (bản chính) kèm theo bản dịch tiếng Việt (có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng) đối với tàu cá đã qua sử dụng;

4) Tờ khai Hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan (bản sao có công chứng);

5) Biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (bản sao có công chứng);

6) Ảnh của tàu cá nhập khẩu (02 ảnh màu cỡ 9 x 12), chụp theo hướng dọc hai bên mạn tàu.

* Hồ sơ xuất trình tại cơ quan đăng ký tàu cá:

7) Hồ sơ xuất xưởng của cơ sở đóng tàu và lý lịch máy tàu, lý lịch của các trang thiết bị lắp đặt trên tàu (bản chính) đối với tàu cá đóng mới;

8) Sổ đăng kiểm tàu cá do cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp;

9) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá do cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký tàu cá theo mẫu Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 52/2010/NĐ-CP.

- Phí và lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tàu cá đã được đưa về Việt Nam.

+ Người nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu.

+ Người nhập khẩu đã nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp tàu cá được đăng ký tạm thời).

+ Tàu cá đã được cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp Sổ đăng kiểm và các Biên bản kiểm tra an toàn kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá.

+ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản.

+ Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

PHỤ LỤC II
(Annex II)

MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ
(Application for registration of import fishing vessel)

(Ban hành kèm theo Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ)
 (Promulgated with Decree No 52/2010/NĐ-CP dated 17/5/2010 by the Government)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

……….., ngày….. tháng …. năm …….
……….., date……………………………...

 

TỜ KHAI
ĐĂNG KÝ TÀU CÁ
APPLICATION FOR REGISTRATION OF FISHING VESSEL

Kính gửi: (Tên cơ quan đăng ký tàu cá) (*)
To: (Name of the Fishing Vessel Registration Agency)

Đề nghị đăng ký tàu cá với các thông số dưới đây:
This is to kindly request for registration of fishing vessel with the following specifications 

Tên tàu: ......................................................
Name of Vessel

Hô hiệu:................................................
Call sign

Kiểu tàu: ..................................................
Type of Vessel

Vật liệu: ..............................................
Materials

Quốc tịch: ..................................................
Flag

Tổng dung tích: .................................
Gross Tonnage

Công dụng: ......................................................................................................................
Used for

Năm và nơi đóng ............................................................................................................
Year and Place of Build

Chiều dài lớn nhất Lmax ……………………..
Length

verall

Chiều dài thiết kế Ltk ………………………..
Length

Chiều rộng lớn nhất Bmax ……………………
Breadth overall

Chiều rộng thiết kế Btk ………………………
Breadth

Chiều cao mạn D ……………………………
Draught

Chiều chìm d ………………………………..
Depth

Trọng tải toàn phần:................................
Dead weight

Tổng dunt tích:...................................
Gross tonnage

Số lượng máy ………………………………..
Number of Engines

Tổng công suất………………………………
Total Power

 

Kiểu máy
Type

Số máy
Number

Công suất
Power

Năm chế tạo
Year of Build

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tàu: ............................................................................................................................
Vessel Owner

Nơi thường trú .................................................................................................................
Residential Address

Cơ quan đăng ký .............................................................................................................
Vessel Registration Agency

Cơ quan đăng kiểm..........................................................................................................
Register of Vessels

Cảng đăng ký ...................................................................................................................
Registry Port

Hình thức đăng ký: .........................................................................................................
Type of registration

 

 

Người đề nghị
Applicant
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and seal)  

 

Ghi chú: (note):

(*) - Cơ quan đăng ký tàu cá của tỉnh là Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
(Fishing Vessel Registration Agency at provincial level is Sub Department of Capture Fisheries and Fisheries Resources Protection)

- Cơ quan đăng ký tàu cá của trung ương là Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
(Fishing Vessel Registration Agency at central level is Department of Capture Fisheries and Fisheries Resources Protection)   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời (đối với tàu nhập khẩu).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

           - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có)qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

* Hồ sơ phải nộp tại cơ quan đăng ký tàu cá:

1) Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu);

2) Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền (bản chính);

3) Giấy chứng nhận xóa đăng ký (bản chính) kèm theo bản dịch tiếng Việt (có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng) đối với tàu cá đã qua sử dụng;

4) Tờ khai Hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã);

5) Ảnh của tàu cá nhập khẩu (02 ảnh màu cỡ 9 x 12), chụp theo hướng dọc hai bên mạn tàu.

* Hồ sơ xuất trình tại cơ quan đăng ký tàu cá:

6) Hồ sơ xuất xưởng của cơ sở đóng tàu và lý lịch máy tàu, lý lịch của các trang thiết bị lắp đặt trên tàu (bản chính) đối với tàu cá đóng mới;

7) Sổ đăng kiểm tàu cá do cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp;

8) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá do cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký tàu cá theo mẫu Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 52/2010/NĐ-CP.

- Phí và lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tàu cá đã được đưa về Việt Nam.

+ Người nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu.

+ Tàu cá đã được cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp Sổ đăng kiểm và các Biên bản kiểm tra an toàn kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá.

+ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

PHỤ LỤC II
(Annex II)

MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ
(Application for registration of import fishing vessel)

(Ban hành kèm theo Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ)
 (Promulgated with Decree No 52/2010/NĐ-CP dated 17/5/2010 by the Government)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

……….., ngày….. tháng …. năm …….
……….., date……………………………...

 

TỜ KHAI
ĐĂNG KÝ TÀU CÁ
APPLICATION FOR REGISTRATION OF FISHING VESSEL

Kính gửi: (Tên cơ quan đăng ký tàu cá) (*)
To: (Name of the Fishing Vessel Registration Agency)

Đề nghị đăng ký tàu cá với các thông số dưới đây:
This is to kindly request for registration of fishing vessel with the following specifications 

Tên tàu: ......................................................
Name of Vessel

Hô hiệu:................................................
Call sign

Kiểu tàu: ..................................................
Type of Vessel

Vật liệu: ..............................................
Materials

Quốc tịch: ..................................................
Flag

Tổng dung tích: .................................
Gross Tonna

e

Công dụng: ......................................................................................................................
Used for

Năm và nơi đóng ............................................................................................................
Year and Place of Build

Chiều dài lớn nhất Lmax ……………………..
Length overall

Chiều dài thiết kế Ltk ………………………..
Length

Chiều rộng lớn nhất Bmax ……………………
Breadth overall

Chiều rộng thiết kế Btk ………………………
Breadth

Chiều cao mạn D ……………………………
Draught

Chiều chìm d ………………………………..
Depth

Trọng tải toàn phần:................................
Dead weight

Tổng dunt tích:...................................
Gross tonnage

Số lượng máy ………………………………..
Number of Engines

Tổng công suất………………………………
Total Power

 

Kiểu máy
Type

Số máy
Numb

r

Công suất
Power

Năm chế tạo
Year of Build

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tàu: ............................................................................................................................
Vessel Owner

Nơi thường trú .................................................................................................................
Residential Address

Cơ quan đăng ký .............................................................................................................
Vessel Registration Agency

Cơ quan đăng kiểm..........................................................................................................
Register of Vessels

Cảng đăng ký ...................................................................................................................
Registry Port

Hình thức đăng ký: .........................................................................................................
Type of registration

 

 

Người đề nghị
Applicant
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and seal)  

 

Ghi chú: (note):

(*) - Cơ quan đăng ký tàu cá của tỉnh là Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
(Fishing Vessel Registration Agency at provincial level is Sub Department of Capture Fisheries and Fisheries Resources Protection)

- Cơ quan đăng ký tàu cá của trung ương là Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
(Fishing Vessel Registration Agency at central level is Department of Capture Fisheries and Fisheries Resources Protection)   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Nhập khẩu tàu cá đóng mới.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

           - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị nhập khẩu (theo mẫu);

2) Hợp đồng nhập khẩu tàu cá (bản chính);

3) Hồ sơ xuất xưởng của tàu do cơ sở đóng tàu cấp (bản chính);

4) Lý lịch máy tàu (bản chính);

5) Lý lịch của các trang thiết bị lắp đặt trên tàu (bản chính);

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị nhập khẩu tàu cá theo mẫu Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 52/2010/NĐ-CP.

- Phí và lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có nguồn gốc hợp pháp.

+ Có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên (trừ trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam không quy định tổng công suất máy chính của tàu).

+ Có trang bị công cụ khai thác, thiết bị bảo quản thủy sản tiên tiến (đối với tàu khai thác và dịch vụ khai thác thủy sản).

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC I
Annex I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU TÀU CÁ
(Application for Import Fishing vessel)

(Ban hành kèm theo Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ)
 (Promulgated with Decree No 52/2010/NĐ-CP dated 17/5/2010 by the Government)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

……….., ngày….. tháng …. năm …….
……….., date……………………………...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
NHẬP KHẨU TÀU CÁ
(Application for Import of Fishing Vessel)

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu tàu)
To: (Name of competent authority approving import of fishing vessel)

...............................................................................................................

Người đề nghị (tên cá nhân hoặc tổ chức xin nhập khẩu tàu cá):

Applicant (Name of individual or organization applying for import of fishing vessel)

.........................................................................................................................................................................................................

Nơi thường trú (Residential Address)......................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

Nội dung đề nghị và hình thức nhập khẩu tàu cá:

(Proposed contents and import mode of fishing vessel)

.........................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

Kê khai lý lịch của các tàu cá đề nghị nhập khẩu:

(Enumeration of fishing vessel proposed to be imported)

 

Tàu cá số 1:
(Fishing vessel No 1)

Tên tàu: .........................................................................................................................................................................................
Name of Fishing Vessel

Vật liệu: ........................................................................................................................................................................................
Materials

Kiểu tàu: .......................................................................................................................................................................................
Type of Vessel

Công dụng:....................................................................................................................................................................................
Used for

Năm và nơi đóng .........................................................................................................................................................................
Year and Place of Build

Chủ tàu...........................................................................................................................................................................................
Vessel owner

Quốc tịch: .....................................................................................................................................................................................
Flag

Nơi thường trú .............................................................................................................................................................................
Residential Address

Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu cá:
(Basic specifications of fishing vessel)

Chiều dài lớn nhất Lmax ……………………..
Length overall

Chiều dài thiết kế Ltk ………………………..
Length

Chiều rộng lớn nhất Bmax ……………………
Breadth overall

Chiều rộng thiết kế Btk ………………………
Breadth

Chiều cao mạn D ……………………………
Draught

Chiều chìm d ………………………………..
Depth

Số lượng máy ………………………………..
Number of engines

Tổng công suất………………………………
Total Power

 

Kiểu máy
Type

Số máy
Number

Công suất
Power

Năm chế tạo
Year of Build

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tàu số 2:
(Fishing vessel No 2)

 

Tàu số 3:
(Fishing vessel No 3)

 

Kính đề nghị: (Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu tàu)

This is to kindly request: (Name of competent authority approving import of fishing vessel)

.........................................................................................................................................................................................................

Xét duyệt và chấp thuận (tên cá nhân hoặc tổ chức xin nhập khẩu tàu cá):

To review and authorize (name of individual or organization applying for import of fishing vessel)

.........................................................................................................................................................................................................

Được phép nhập khẩu các tàu cá (như đã nêu ở trên) để tiến hành hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
to import fishing vessel (as mentioned above) to carry out fishing operations in Vietnam marine water

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về nhập tàu cá theo Nghị định về Nhập khẩu tàu cá của Chính phủ và các yêu cầu theo pháp luật hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
We commit to fully implement all legal regulations on import of fishing vessel under the Government’s Decree on import of fishing vessel and requirements under the existing law of the Socialist Republic of Vietnam.

 

 

Người đề nghị
Applicant
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
(sign, full name and seal if any)

 

Xác nhận của cơ quan quản lý về thủy sản (*)

(Confirmation of the fisheries management agency)

.........................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

 

 

……, ngày …. tháng …. năm ………
………, date……………………….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Head of Agency

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and seal)

 

 

Ghi chú (note):

(*) - Cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (the provincial fisheries management agency is the Agriculture and Rural Development Department)

- Cơ quan quản lý thủy sản trung ương là Tổng cục Thủy sản (the central fisheries management agency is the General Fisheries Administration)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Nhập khẩu tàu cá đã qua sử dụng.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

           - Cách thức thực hiện: trực tiếp;  qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị nhập khẩu tàu cá (theo mẫu);

2) Hợp đồng nhập khẩu tàu cá (bản chính);

3) Biên bản giám định tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu cá xin nhập khẩu, do cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam cấp (bản chính);

4) Trường hợp có Biên bản giám định tình trạng kỹ thuật của tàu do cơ quan đăng kiểm nước ngoài cấp (bản chính) thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt (có công chứng Phòng Tư pháp cấp huyện, Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị nhập khẩu tàu cá theo mẫu Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 52/2010/NĐ-CP.

- Phí và lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có nguồn gốc hợp pháp.

+ Có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên (trừ trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam không quy định tổng công suất máy chính của tàu).

+ Có trang bị công cụ khai thác, thiết bị bảo quản thủy sản tiên tiến (đối với tàu khai thác và dịch vụ khai thác thủy sản).

+ Tuổi của tàu (tính từ năm đóng mới đến thời điểm nhập khẩu):

· Không quá 5 tuổi đối với tàu cá đóng bằng vật liệu vỏ gỗ.

· Không quá 8 tuổi đối với tàu cá đóng bằng vật liệu vỏ thép.

+ Máy chính của tàu (tính từ năm sản xuất đến thời điểm nhập khẩu) không nhiều hơn 2 năm so với tuổi của tàu.

+ Được cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam kiểm tra và xác nhận tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu cá.

Trường hợp có Biên bản giám định tình trạng kỹ thuật do cơ quan đăng kiểm nước ngoài cấp thì phải được cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam kiểm tra và xác nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

PHỤ LỤC I
Annex I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU TÀU CÁ
(Application for Import Fishing vessel)

(Ban hành kèm theo Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ)
 (Promulgated with Decree No 52/2010/NĐ-CP dated 17/5/2010 by the Government)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

……….., ngày….. tháng …. năm …….
……….., date……………………………...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
NHẬP KHẨU TÀU CÁ
(Application for Import of Fishing Vessel)

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu tàu)
To: (Name of competent authority approving import of fishing vessel)

...............................................................................................................

Người đề nghị (tên cá nhân hoặc tổ chức xin nhập khẩu tàu cá):

Applicant (Name of individual or organization applying for import of fishing vessel)

.......................................................................................................................................................................................................

Nơi thường trú (Residential Address)...................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

Nội dung đề nghị và hình thức nhập khẩu tàu cá:

(Proposed contents and import mode of fishing vessel)

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

Kê khai lý lịch của các tàu cá đề nghị nhập khẩu:

(Enumeration of fishing vessel proposed to be imported)

 

Tàu cá số 1:
(Fishing vessel No 1)

Tên tàu: .......................................................................................................................................................................................
Name of Fishing Vessel

Vật liệu: ......................................................................................................................................................................................
Materials

Kiểu tàu: .....................................................................................................................................................................................
Type of Vessel

Công dụng:..................................................................................................................................................................................
Used for

Năm và nơi đóng ......................................................................................................................................................................
Year and Place of Build

Chủ tàu.........................................................................................................................................................................................
Vessel owner

Quốc tịch: ...................................................................................................................................................................................
Flag

Nơi thường trú ...........................................................................................................................................................................
Residential Address

Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu cá:
(Basic specifications of fishing vessel)

Chiều dài lớn nhất Lmax ……………………..
Length overall

Chiều dài thiết kế Ltk ………………………..
Length

Chiều rộng lớn nhất Bmax ……………………
Breadth overall

Chiều rộng thiết kế Btk ………………………
Breadth

Chiều cao mạn D ……………………………
Draught

Chiều chìm d ………………………………..
Depth

Số lượng máy ………………………………..
Number of engines

Tổng công suất………………………………
Total Power

 

Kiểu máy
Type

Số máy
Number

Công suất
Power

Năm chế tạo
Year of Build

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tàu số 2:
(Fishing vessel No 2)

 

Tàu số 3:
(Fishing vessel No 3)

 

Kính đề nghị: (Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu tàu)
This is to kindly request: (Name of competent authority approving import of fishing vessel)

......................................................................................................................................................................................................

Xét duyệt và chấp thuận (tên cá nhân hoặc tổ chức xin nhập khẩu tàu cá):
To review and authorize (name of individual or organization applying for import of fishing vessel)

.......................................................................................................................................................................................................

Được phép nhập khẩu các tàu cá (như đã nêu ở trên) để tiến hành hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
to import fishing vessel (as mentioned above) to carry out fishing operations in Vietnam marine water

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về nhập tàu cá theo Nghị định về Nhập khẩu tàu cá của Chính phủ và các yêu cầu theo pháp luật hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
We commit to fully implement all legal regulations on import of fishing vessel under the Government’s Decree on import of fishing vessel and requirements under the existing law of the Socialist Republic of Vietnam.

 

 

Người đề nghị
Applicant
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
(sign, full name and seal if any)

Xác nhận của cơ quan quản lý về thủy sản (*)
(Confirmation of the fisheries management agency)

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

 

 

……, ngày …. tháng …. năm ………
………, date……………………….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Head of Agency

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and seal)

 

Ghi chú (note):

(*) - Cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (the provincial fisheries management agency is the Agriculture and Rural Development Department)

- Cơ quan quản lý thủy sản trung ương là Tổng cục Thủy sản (the central fisheries management agency is the General Fisheries Administration

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ: Giấy Xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (theo mẫu).

+ Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời gian giải quyết: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ hàng xuất khẩu.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (Phụ lục số IV ban hành tại Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT)

- Phí và lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nguyên liệu thuỷ sản khai thác làm thành 02 bản, 01 bản giao cho chủ hàng xuất khẩu, 01 bản lưu tại Chi cục Thủy sản.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

Phụ lục IV
Annex IV

XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC
CATCH STATEMENT FOR RAW MATERIAL

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Promugated under Circular No: 50/2015/TT-BNNPTNT dated on 30/12/2015 by Minister of Minisstry of Agriculture and Rural Development)

XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC
CATCH STATEMENT FOR RAW MATERIAL

Số xác nhận/Statement number: .......................................................................................................................................

Cơ quan thẩm quyền/Validating authority:

Tên/Name:………………………………………………………………….………………………….……

Address/Địa chỉ:…………………………………………………………………………………….…….…

Tel:

Fax:

Email:

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                        

Tàu cá/Fishing vessel

Mô tả sản phẩm/Product description

Thuyền trưởng/người đại diện

Master of the fishing vessel/ representative

Tên tàu/ số đăng ký, (Nghề khai thác) Name/ Registration (Fishing gear code)

Loại Tàu nhỏ*

Tàu thông thường**

Type: Small*/ Normal**

Cảng đăng ký

Home port

Hô hiệu

Call sign

Inmarsat, Fax, điện thoại (nếu có)

Inmarsat, fax, Tel No (if issued)

Số giấy phép, giá trị đến ngày

Fishing licence no., period of validity

Vùng và thời gian khai thác

Catch area(s) and date

Tên loài

Species Name

Ngày lên cá

Date of landing

Tổng khối lượng khai thác của tàu cá (kg)

Total catch of the vessel (kg)

Tổng khối lượng nguyên liệu mua từ tàu cá (kg)

Total raw material bought from the vessel (kg)

Tên

Name

Chữ ký

Signature

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng/ Total

 

 

 

 

13. Chứng nhận thủy sản khai thác.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

- Mẫu Giấy chứng nhận thủy sản khai thác (theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015) hoặc mẫu Giấy chứng nhận khác theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nơi nhập khẩu. Trường hợp lô hàng sử dụng nguyên liệu từ nhiều hơn 01 (một) tàu hoặc trường hợp nguyên liệu mua từ 01 (một) tàu nhưng được chế biến thành nhiều lô hàng thì phải kèmtheo các thông tin bổ sung quy định tại Phụ đính Va thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015;

- Bản kê khai Phụ đính Thông tin vận tải (theo mẫu quy định tại Phụ đính Vb thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015);

- Bản sao chụp Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác.

+ Số lượng hồ sơ: 02 bộ

- Thời gian giải quyết: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ hàng xuất khẩu.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục V và Va (đối với lô hàng được chế biến từ nhiều tàu) và Vb ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015.

- Phí và lệ phí: Không quy định.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng nhận thuỷ sản khai thác đã ký và đóng dấu.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

Phụ lục V Annex V

CHỨNG NHẬN THỦY SẢN KHAI THÁC

CATCH CERTIFICATE

 

Quyết định 3748/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY SẢN

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

DIRECTORATE OF FISHERIES

                 CHỨNG NHẬN THỦY SẢN KHAI THÁC

                  CATCH CERTIFICATE

Số chứng nhận/Document number..............................................

Cơ quan thẩm quyền Validating authority: .............................................

1. Tên cơ quan thẩm quyền/Authority’s name:

 

Địa chỉ/Address:

 

Tel:

Fax:

2. Tên tàu/ số đăng ký/Fishing vessel name/

Registration No.:

Cảng đăng ký, Cờ/Home port, Flag:

Hô hiệu/Call sign:

Số IMO, Lloyd’s (nếu có)/ IMO/ Lloyd’s number (if issued):

Giấy phép khai thác - Giá trị đến ngày

Fishing license No – Valid to:

Số Inmarsat, Fax, điện thoại, địa chỉ Email (nếu có)

Inmarsat No, Fax, Telephone No, Email address (if issued):

Thông tin về tàu cá chi tiết xem Phụ đính Va kèm theo/Inforrmation of Fishing vessel is indicated on the Appendix Va

3. Mô tả sản phẩm/Description of Products

 

Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép (nếu có)

Type of processing authorized on board (if available):

Loài

Species

 

Mã sản phẩm 

Product code

 

Vùng và thời gian khai thác

Catch area(s) and dates

 

Khối lượng nguyên liệu ước tính của lô hàng (kg) Estimated live weight

 

Khối lượng lên bến ước tính của tàu cá (nếu có) (kg) Estimated weight to be landed (if available) (kg)

 

Khối lượng nguyên liệu đã được xác nhận (nếu có) (kg)

Verified weight landed (if available) (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

             
 
 

­­4. Tham chiếu các quy định về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản/References of applicable conservation and management measures:

5. Tên thuyền trưởng tàu cá – Chữ ký – dấu/Name of master of fishing vessel – Signature – seal

 

6. Khai báo chuyển tải trên biển (tên thuyền trưởng tàu khai thác)/Declaration of transhipment at sea (name of master of fishing vessel) 

 

 

Chữ ký và ngày

Signature and date

Khu vực/vị trí chuyển tải Transshipment area/position

 

 

 

 

Khối lượng ước tính (kg)

Estimated weight (kg)

 

Tên thuyền trưởng tàu nhận

Master of receiving vessel 

Chữ ký/Signature

 

Tên tàu/Vessel name

 

 

Hô hiệu/Call sign

 

 

Số IMO, Lloyd’s (nếu có)

IMO/ Lloyd’s number (if issued):

       
 
 

7. Xác nhận chuyển hàng tại cảng/Transhipment authorization within a port area

Tên/Name

 

Cơ quan quản lý cảng Port authority

 

Chữ ký/Signature

Địa chỉ/Address

Điện thoại Tel

Cảng lên cá Port of landing

Ngày lên cá Date of landing

Dấu/Seal (stamp)

 

8. Tên chủ hàng xuất khẩu/Name and address of exporter

 

Chữ ký/Signature

Ngày/Date

 

Dấu/Seal

9. Chứng nhận của Cơ quan thẩm quyền nước treo cờ/Flag state authority validation

Full name Họ và tên

 

Title Chức vụ

Signature Chữ ký:

 

 

Date Ngày

 

 

Seal  Dấu

 

 

10. Thông tin vận tải, xem Phụ đính Vb kèm theo/Transport details, see Appendix Vb attached

11. Khai báo của đơn vị nhập khẩu/Importer declaration

Tên đơn vị nhập khẩu/Name of importer

 

Địa chỉ/Address

Chữ ký/Signature

 

 

Ngày/Date

 

Dấu/Seal

 

Mã CN sản phẩm Product CN code

 

Theo quy định của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu:

As regulated by the imported authorities:

Tài liệu tham chiếu Reference

 

 

 

 

 

12. Cơ quan thẩm quyền kiểm soát nhập khẩu

12. Import control – authority

Địa điểm/Place

Cho phép nhập khẩu Importation authorized

Chưa cho phép nhập khẩu Importation suspended

Yêu cầu kiểm tra - ngày Verification requested - date

Khai báo hải quan, nếu có

Customs declaration, if issued

Số/Number

Ngày/Date

Địa điểm/Place:

             
 
 

Phụ đính Va/Appendix Va

THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ TÀU CÁ CỦA VIỆT NAM

ADDITIONAL INFORMATION FOR FISHERIES PRODUCTS OBTAINED FROM THE FISHING VESSELS OF VIET NAM

 

Đính kèm Chứng nhận số/Attached to the Catch certificate: ………………………………………………….                     

 

Mục I/Section I:

Quốc gia tàu treo cờ: State/Flag: Việt Nam

Các thông tin sau cần thu thập trong quá trình chứng nhận/The following information in section should be included if available at the moment of request for validation:

Số vận đơn/Invoice No.:                              Số công-ten-nơ/ Container No.:                             Nước đến/Destination country:

Đơn vị nhập khẩu/Importer:

Mục II/Section II:
 

Tàu cá

Fishing vessel

 

Mô tả sản phẩm

Product description

 

Thuyền trưởng/chủ tàu /chủ hàng

Master/owner of the fishing vessel/exporter

Tên, số đăng ký (Nghề khai thác

Name, Registration (Fishing gear code)

 

Loại:

Tàu nhỏ*

Tàu thông thường** Type:

Small */

Normal**

 

Cảng đăng ký

Home port

 

Hô hiệu

Call sign

 

Inmarsat, Fax, điện thoại (nếu có)Inmarsat, fax, TelNo

(if issued)

 

Số giấy phép, giá trị đến ngày Fishing licence

No, period of validity

Vùng và thời gian khai thác 

Catch area(s) and date

 

Tên loài Species Name

 

 

Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép

Type processing authorized on board

 

Ngày lên cá

Date of landing

 

 

Tổng khối lượng khai thác của tàu cá (kg)

Total catch of the vessel (kg)

Khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến từ tổng khối lượng khai thác (kg) Catch processed from the total catch (kg)

Khối lượng sản phẩm thủy sản trong lô hàng (kg) Processed fishery product for export (kg)

 

Product

Mã sản phẩm

HS code of the exported

 

Tên Name

 

Ngày và chữ ký Date and signature

 

Dấu Seal

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TổngTotal

 

 

 

 

 

Nhà máy chế biến (nếu khác nhà máy chế biến)

Processing plant (if different from the processing plant)

 

 

Cơ quan thẩm quyền/Validating authority

Tên và địa chỉ/Name and address

 

 

Chữ ký và đóng dấu Signature and seal

 

 

 

 

Tên và địa chỉ/Name and address:

 

 

 

 

 

Chủ hàng/Exporter

 

Chữ ký và đóng dấu/Signature and seal

Ngày tháng năm/Date:

Tên và địa chỉ/Name and address

Chữ ký và đóng dấu Signature and seal

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Tôi cam kết rằng những thông tin trên là đúng sự thực và phù hợp với khai báo ở trên”

“I herevy declare that the above information is true and corresponds to the above described export”

 

 

 

 

Phụ đính Vb Appendix Vb

THÔNG TIN VẬN TẢI/TRANSPORT DETAILS

 

Document number/Số chứng nhận …………………………………..…………………………………………

 

1.1. Quốc gia xuất khẩu/Country of Exportation:

 

Cảng/sân bay/ địa điểm xuất phát khác Port/airport/other place of departure:

Tên tàu/Nước treo cờ Vessel name/flag

Số chuyến/số vận đơn đường biển Voyage No./Bill of landing No:

Số chuyến bay/Số vận đơn hàng không Flight number/airway bill number:

Quốc tịch xe và số đăng ký/Truck nationality and registration number:

Số vận đơn đường sắt/Railway bill number:

Các giấy tờ vận tải khác/Other transport documents:

 

1.2 Chữ ký của chủ hàng xuất khẩu/Exporter Signature

Số công - ten - nơ, xem danh sách kèm theo

Container number(s),       see list below

 

Tên của nhà xuất khẩu

Name of Exporter

 

Địa chỉ

Address

 

Chữ ký

Signature

 

 

 

 

 

14. Chứng nhận lại thủy sản khai thác

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị chứng nhận lại thủy sản khai thác (theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này);

2) Mẫu Giấy chứng nhận thủy sản khai thác (theo quy định tại Phụ lục Vban hành kèm theo Thông tư này) hoặc mẫuGiấy chứng nhận khác theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nơi nhập khẩu;

3) Giấy chứng nhận bị rách, nát không còn nguyên vẹn.

+ Số lượng hồ sơ: 02 bộ

- Thời hạn giải quyết: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ hàng xuất khẩu

- Phí, lệ phí: Không quy định.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đã ký và đóng dấu.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị chứng nhận lại thủy sản khai thác (theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT);

- Mẫu Giấy chứng nhận thủy sản khai thác (theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT) hoặc mẫu Giấy chứng nhận khác theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nơi nhập khẩu;

- Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục V Annex V

CHỨNG NHẬN THỦY SẢN KHAI THÁC

CATCH CERTIFICATE

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Promugated under Circular No: 50/2015/TT-BNNPTNT dated on 30/12/2015 by Minister of Minisstry of Agriculture and Rural Development)

 

Quyết định 3748/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY SẢN

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

DIRECTORATE OF FISHERIES

                 CHỨNG NHẬN THỦY SẢN KHAI THÁC

                  CATCH CERTIFICATE

Số chứng nhận/Document number..............................................

Cơ quan thẩm quyền Validating authority: .............................................

1. Tên cơ quan thẩm quyền/Authority’s name:

 

Địa chỉ/Address:

 

Tel:

Fax:

2. Tên tàu/ số đăng ký/Fishing vessel name/

Registration No.:

Cảng đăng ký, Cờ/Home port, Flag:

Hô hiệu/Call sign:

Số IMO, Lloyd’s (nếu có)/ IMO/ Lloyd’s number (if issued):

Giấy phép khai thác - Giá trị đến ngày

Fishing license No – Valid to:

Số Inmarsat, Fax, điện thoại, địa chỉ Email (nếu có)

Inmarsat No, Fax, Telephone No, Email address (if issued):

Thông tin về tàu cá chi tiết xem Phụ đính Va kèm theo/Inforrmation of Fishing vessel is indicated on the Appendix Va

3. Mô tả sản phẩm/Description of Products

 

Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép (nếu có)

Type of processing authorized on board (if available):

Loài

Species

 

Mã sản phẩm 

Product code

 

Vùng và thời gian khai thác

Catch area(s) and dates

 

Khối lượng nguyên liệu ước tính của lô hàng (kg) Estimated live weight

 

Khối lượng lên bến ước tính của tàu cá (nếu có) (kg) Estimated weight to be landed (if available) (kg)

 

Khối lượng nguyên liệu đã được xác nhận (nếu có) (kg)

Verified weight landed (if available) (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

             
 
 

4. Tham chiếu các quy định về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản/References of applicable conservation and management measures:

5. Tên thuyền trưởng tàu cá – Chữ ký – dấu/Name of master of fishing vessel – Signature – seal

 

6. Khai báo chuyển tải trên biển (tên thuyền trưởng tàu khai thác)/Declaration of transhipment at sea (name of master of fishing vessel) 

 

 

Chữ ký và ngày

Signature and date

Khu vực/vị trí chuyển tải Transshipment area/position

 

 

 

 

Khối lượng ước tính (kg)

Estimated weight (kg)

 

Tên thuyền trưởng tàu nhận

Master of receiving vessel 

Chữ ký/Signature

 

 

 

 

Tên tàu/Vessel name

 

 

 

 

Hô hiệu/Call sign

 

 

Số IMO, Lloyd’s (nếu có)

IMO/ Lloyd’s number (if issued):

 

 

 

       
 

 

7. Xác nhận chuyển hàng tại cảng/Transhipment authorization within a port area

Tên/Name

 

Cơ quan quản lý cảng Port authority

 

Chữ ký/Signature

Địa chỉ/Address

Điện thoại Tel

Cảng lên cá Port of landing

Ngày lên cá Date of landing

Dấu/Seal (stamp)

 

8. Tên chủ hàng xuất khẩu/Name and address of exporter

 

Chữ ký/Signature

 

 

Ngày/Date

 

 

Dấu/Seal

 

 

 

 

 

9. Chứng nhận của Cơ quan thẩm quyền nước treo cờ/Flag state authority validation

Full name Họ và tên

 

 

Title Chức vụ

Signature Chữ ký:

 

 

Date Ngày

 

 

 

Seal  Dấu

 

 

10. Thông tin vận tải, xem Phụ đính Vb kèm theo/Transport details, see Appendix Vb attached

11. Khai báo của đơn vị nhập khẩu/Importer declaration

Tên đơn vị nhập khẩu/Name of importer

 

Địa chỉ/Address

 

Chữ ký/Signature

 

 

Ngày/Date

 

Dấu/Seal

 

Mã CN sản phẩm Product CN code

 

 

 

Theo quy định của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu:

As regulated by the imported authorities:

 

Tài liệu tham chiếu Reference

 

 

 

 

 

 

             
 
 

12. Cơ quan thẩm quyền kiểm soát nhập khẩu

12. Import control - authority

Địa điểm/Place

 

 

Cho phép nhập khẩu Importation authorized

 

Chưa cho phép nhập khẩu Importation suspended

Yêu cầu kiểm tra - ngày Verification requested - date

Khai báo hải quan, nếu có

Customs declaration, if issued

 

Số/Number

 

 

 

Ngày/Date

Địa điểm/Place:

 

 

 

Phụ đính Va/Appendix Va

THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ TÀU CÁ CỦA VIỆT NAM

ADDITIONAL INFORMATION FOR FISHERIES PRODUCTS OBTAINED FROM THE FISHING VESSELS OF VIET NAM

 

Đính kèm Chứng nhận số/Attached to the Catch certificate: ………………………………………………….                    

 

Mục I/Section I:

Quốc gia tàu treo cờ: State/Flag: Việt Nam

Các thông tin sau cần thu thập trong quá trình chứng nhận/The following information in section should be included if available at the moment of request for validation:

Số vận đơn/Invoice No.:                              Số công-ten-nơ/ Container No.:                             Nước đến/Destination country:

Đơn vị nhập khẩu/Importer:

Mục II/Section II:
 

Tàu cá

Fishing vessel

 

Mô tả sản phẩm

Product description

 

Thuyền trưởng/chủ tàu /chủ hàng

Master/owner of the fishing vessel/exporter

Tên, số đăng ký (Nghề khai thác

Name, Registration (Fishing gear code)

 

Loại:

Tàu nhỏ*

Tàu thông thường** Type:

Small */

Normal**

 

Cảng đăng ký

Home port

 

Hô hiệu

Call sign

 

Inmarsat, Fax, điện thoại (nếu có)Inmarsat, fax, TelNo

(if issued)

 

Số giấy phép, giá trị đến ngày Fishing licence

No, period of validity

Vùng và thời gian khai thác 

Catch area(s) and date

 

Tên loài Species Name

 

 

Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép

Type processing authorized on board

 

Ngày lên cá

Date of landing

 

 

Tổng khối lượng khai thác của tàu cá (kg)

Total catch of the vessel (kg)

Khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến từ tổng khối lượng khai thác (kg) Catch processed from the total catch (kg)

Khối lượng sản phẩm thủy sản trong lô hàng (kg) Processed fishery product for export (kg)

 

Product

Mã sản phẩm

HS code of the exported

 

Tên Name

 

Ngày và chữ ký Date and signature

 

Dấu Seal

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TổngTotal

 

 

 

 

 

 

Nhà máy chế biến (nếu khác nhà máy chế biến)

Processing plant (if different from the processing plant)

 

 

Cơ quan thẩm quyền/Validating authority

Tên và địa chỉ/Name and address

 

 

Chữ ký và đóng dấu Signature and seal

 

 

 

 

Tên và địa chỉ/Name and address:

 

 

 

 

 

Chủ hàng/Exporter

 

Chữ ký và đóng dấu/Signature and seal

Ngày tháng năm/Date:

Tên và địa chỉ/Name and address

Chữ ký và đóng dấu Signature and seal

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Tôi cam kết rằng những thông tin trên là đúng sự thực và phù hợp với khai báo ở trên”

“I herevy declare that the above information is true and corresponds to the above described export”

 

 

Phụ đính Vb Appendix Vb

THÔNG TIN VẬN TẢI/TRANSPORT DETAILS

 

 

Document number/Số chứng nhận …………………………………..…………………………………………

 

1.1. Quốc gia xuất khẩu/Country of Exportation:

 

Cảng/sân bay/ địa điểm xuất phát khác Port/airport/other place of departure:

Tên tàu/Nước treo cờ Vessel name/flag

Số chuyến/số vận đơn đường biển Voyage No./Bill of landing No:

Số chuyến bay/Số vận đơn hàng không Flight number/airway bill number:

Quốc tịch xe và số đăng ký/Truck nationality and registration number:

Số vận đơn đường sắt/Railway bill number:

Các giấy tờ vận tải khác/Other transport documents:

 

1.2 Chữ ký của chủ hàng xuất khẩu/Exporter Signature

Số công - ten - nơ, xem danh sách kèm theo

Container number(s),       see list below

 

Tên của nhà xuất khẩu

Name of Exporter

 

Địa chỉ

Address

 

Chữ ký

Signature

 

 

 

 

 

 

2/….

Phụ lục VI Annex VI

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG

NHẬN THỦY SẢN KHAI THÁC

REQUEST FOR RE-INSSURANCE OF CATCH CERTIFICATE

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30tháng 12 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Promugated under Circular No: 50/2015/TT-BNNPTNT dated on 30/12/2015

by Minister of Minisstry of Agriculture and Rural Development)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

 

 

……….., ngày     tháng    năm

place…….  and date.......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CHỨNG NHẬN LẠI THỦY SẢN KHAI THÁC

REQUEST FOR RE-INSSURANCE OF CATCH CERTIFICATE

 

Kính gửi To: ………………………………………………………

 

Tên đơn vị/Exporting company:………………Điện thoại/Tel………

Địa chỉ/Address: ………………………………………………………………

Số ĐKKD/Trading registration number………Ngày cấp/Issued on…………

Giấy chứng nhận thủy sản khai thác số/Catch certificate number..............đã được/issued by……………………………cấp ngày ...... tháng … năm….. /on ........

Giải trình lý do đề nghị chứng nhận lại/reasons for re-insurance: …………………...............................................................................................................

Đề nghị Cơ quan thẩm quyền chứng nhận lại thủy sản khai thác để lô hàng của chúng tôi đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của........

Wre are requesting the competent authority for re-insurrance of catch certificate so that our consignment(s) are allowed to export to ……..

Chúng tôi cam đoan về những nội dung trên là đúng sự thật.

I truly declare that the above information is true./.

 

Đại diện chủ hàng

Representative of exporter

(ký, đóng dấu/sign and seal)

 

 

15. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời (theo mẫu)

2) Hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng chuyển dịch sở hữu tàu.

3) Hồ sơ an toàn kỹ thuật của tàu do cơ quan Đăng kiểm tàu cá cấp.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời theo mẫu Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: Không quy định.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời (Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời được cấp cho chủ tàu chỉ có giá trị trong 90 ngày kể từ ngày cấp).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 8

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU CÁ TẠM THỜI.

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ TẠM THỜI

 

Kính gửi:..........................................................................................

 

Họ tên người đứng khai:.........................................................................................

Thường trú tại:.......................................................................................................

Chứng minh nhân dân số:.......................................................................................

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời với nội dung sau:

1. Đặc điểm cơ bản của tàu như sau:

Tên tàu:..................................................; Công dụng.............................................

Năm, nơi đóng:.......................................................................................................

Cảng (Bến đậu) đăng ký:........................................................................................

Kích thước chính Lmax x Bmax x D, m:......................; Chiều chìm d,m:.............

Vật liệu vỏ:..........................................; Tổng dung tích:.......................................

Sức chở tối đa, tấn:.................................Số thuyền viên, người.............................

Nghề chính:............................................Nghề kiêm:..............................................

Vùng hoạt động:.....................................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức, sức ngựa

Vòng quay định mức, v/ph

Ghi chú

No 1

 

 

 

 

 

No 2

 

 

 

 

 

No 3

 

 

 

 

 

2. Họ tên, địa chỉ và giá trị cổ phần cùa từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân

Gía trị

cổ phần

01

 

 

 

 

02

 

 

 

 

03

 

 

 

 

04

 

 

 

 

05

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

                                                                                                  ĐẠI ĐIỆN CHỦ TÀU

                                                                                   (Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

16. Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đóng mới.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu );

2) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu: Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp (hoặc một trong các loại giấy tờ hợp pháp khác);

3) Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính); 

4) Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu). 

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai đăng ký tàu cá theo mẫu Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: Không quy định.

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên;

+ Phù hợp với chủ trương phát triển tàu cá của ngành thủy sản.

+ Không còn mang số đăng ký nào khác.

+ Chủ tàu cá phải cam kết không sử dụng tàu vào các mục đích khác trái pháp luật

+ Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có trụ sở thường trú tại Việt Nam và phải được Chính phủ Việt Nam cho phép.

+ Nếu là tàu cá nhập khẩu thì không được quá 08 tuổi đối với tàu vỏ gỗ và 15 tuổi đối với tàu vỏ bằng vật liệu khác.

+ Đã hoàn tất việc đăng kiểm (Xuất trình Giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa để chứng minh).

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

+ Điều 2 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ:

+ Điều 11, khoản 2 Điều 14 Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

+ Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ;

+ Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản.

+ Điểm b, khoản 1, Điều 8 Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản về ban hành Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

+ Thông tư 301/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về lệ phí trước bạ.

 

PHỤ LỤC SỐ 4

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ

(Ban ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.............,ngày..........tháng.......năm...........

TỜ KHAI

ĐĂNG KÝ TÀU CÁ

Kính gửi:..........................................................................................

 

Họ tên người đứng khai:...............................................................................................

Thường trú tại:..............................................................................................................

Chứng minh nhân dân số: .............................................................................................

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá với nội dung sau:

            1. Đặc điểm cơ bản của tàu như sau:

Tên tàu:.................................................................; Công dụng ...................................

Năm, nơi đóng:..............................................................................................................

Cảng (Bến đậu) đăng ký:...............................................................................................

Kích thước chính Lmax x Bmax x D, m:...........................; Chiều chìm d,m:…………

Vật liệu vỏ:...................................................; Tổng dung tích:………..........................

Sức chở tối đa, tấn:...............................Số thuyền viên, người......................................

Nghề chính:...........................................Nghề kiêm:......................................................

Vùng hoạt động:............................................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức, sức ngựa

Vòng quay định mức, v/ph

Ghi chú

No 1

 

 

 

 

 

No 2

 

 

 

 

 

No 3

 

 

 

 

 

            2. Họ tên, địa chỉ và giá trị cổ phần cùa từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân

Giá trị cổ phần

01

 

 

 

 

02

 

 

 

 

03

 

 

 

 

04

 

 

 

 

05

 

 

 

 

            Tôi xin cam đoan sử dụng tàu đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

 

                                                                                  ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

                                                                   (Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu)

17. Cấp giấy chứng nhận tàu cá đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu);

2) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định hiện hành của Nhà nước (bản chính);

3 Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản chính) kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu (bản chính).

4) Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính); 

5) Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu). 

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:  Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai đăng ký tàu cá theo mẫu Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: không quy định.

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tàu cá được chuyển quyền sở hữu.

+ Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên;

+ Phù hợp với chủ trương phát triển tàu cá của ngành thủy sản.

+ Chủ tàu cá phải cam kết không sử dụng tàu vào các mục đích khác trái pháp luật

+ Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có trụ sở thường trú tại Việt Nam và phải được Chính phủ Việt Nam cho phép.

+ Nếu là tàu cá nhập khẩu thì không được quá 08 tuổi đối với tàu vỏ gỗ và 15 tuổi đối với tàu vỏ bằng vật liệu khác.

+ Đã hoàn tất việc đăng kiểm (Xuất trình Giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa để chứng minh).

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Điều 2 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ:

- Điều 11 khoản 2, Điều 14 Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

- Điểm b khoản 1, Điều 5 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ;

- Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản;

- Điểm b, Điều 8 Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản về ban hành Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

+ Thông tư 301/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về lệ phí trước bạ.

 

PHỤ LỤC SỐ 4

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ

Kính gửi:..........................................................................................

 

Họ tên người đứng khai:................................................................................................

Thường trú tại:...............................................................................................................

Chứng minh nhân dân số:..............................................................................................

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá với nội dung sau:

            1. Đặc điểm cơ bản của tàu như sau:

Tên tàu:..................................................................; Công dụng....................................

Năm, nơi đóng:..............................................................................................................

Cảng (Bến đậu) đăng ký:...............................................................................................

Kích thước chính Lmax x Bmax x D, m:...................................; Chiều chìm d,m:…...

Vật liệu vỏ:...................................................; Tổng dung tích:………..........................

Sức chở tối đa, tấn:..................................Số thuyền viên, người...................................

Nghề chính:............................................Nghề kiêm:.....................................................

Vùng hoạt động:............................................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức, sức ngựa

Vòng quay định mức, v/ph

Ghi chú

No 1

 

 

 

 

 

No 2

 

 

 

 

 

No 3

 

 

 

 

 

           

 

2. Họ tên, địa chỉ và giá trị cổ phần cùa từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân

Giá trị cổ phần

01

 

 

 

 

02

 

 

 

 

03

 

 

 

 

04

 

 

 

 

05

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

 

                                                                                        ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

                                                                          (Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

 

 

18. Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu cá cải hoán.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu);

2) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

- Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu (bản chính);

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản gốc);

3) Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính); 

4) Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu). 

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai đăng ký tàu cá theo mẫu Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: Không quy định.

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có thay đổi máy tàu hoặc vỏ tàu cá.

+ Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên

+ Phù hợp với chủ trương phát triển tàu cá của ngành thủy sản.

+ Chủ tàu cá phải cam kết không sử dụng tàu vào các mục đích khác trái pháp luật.

+ Đã hoàn tất việc đăng kiểm (Xuất trình Giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa để chứng minh).

+ Nếu là tàu cá nhập khẩu thì không được quá 08 tuổi đối với tàu vỏ gỗ và 15 tuổi đối với tàu vỏ bằng vật liệu khác.

+ Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có trụ sở thường trú tại Việt Nam và phải được Chính phủ Việt Nam cho phép.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Điều 2 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ:

+ Điều 11, khoản 2 Điều 14 Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

+ Điểm b, khoản 1, Điều 5 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

+ Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản.

+ Điểm b, khoản 1, Điều 8 Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản về ban hành Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên;

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

+ Thông tư 301/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về lệ phí trước bạ.

PHỤ LỤC SỐ 4

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ

Kính gửi:..........................................................................................

 

Họ tên người đứng khai:................................................................................................

Thường trú tại:...............................................................................................................

Chứng minh nhân dân số:..............................................................................................

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá với nội dung sau:

            1. Đặc điểm cơ bản của tàu như sau:

Tên tàu:..................................................................; Công dụng....................................

Năm, nơi đóng:..............................................................................................................

Cảng (Bến đậu) đăng ký:...............................................................................................

Kích thước chính Lmax x Bmax x D, m:...................................; Chiều chìm d,m:…...

Vật liệu vỏ:...................................................; Tổng dung tích:………..........................

Sức chở tối đa, tấn:..................................Số thuyền viên, người...................................

Nghề chính:............................................Nghề kiêm:.....................................................

Vùng hoạt động:............................................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức, sức ngựa

Vòng quay định mức, v/ph

Ghi chú

No 1

 

 

 

 

 

No 2

 

 

 

 

 

No 3

 

 

 

 

 

            2. Họ tên, địa chỉ và giá trị cổ phần cùa từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân

Giá trị cổ phần

01

 

 

 

 

02

 

 

 

 

03

 

 

 

 

04

 

 

 

 

05

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

 

                                                                                        ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

                                                                          (Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

 

 

19. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Tờ khai đề nghị đổi tên tàu hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (nếu bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi tên tàu; bản chính) hoặc giấy khai báo bị mất "Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá".

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai đề nghị đổi tên tàu hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo mẫu Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phí, lệ phí: Không quy định

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (Giấy chứng nhận Đăng ký tàu cá được cấp lại được giữ nguyên số đăng ký đã được cấp).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, rách, hư hỏng.

+ Thay đổi tên tàu, hô hiệu hoặc các thông số kỹ thuật tàu cá.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ;

+ Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản.

+ Khoản 3, Điều 9 Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản về ban hành Quy chế đăng ký tàu cá và Thuyền viên

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 7

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ ĐỔI TÊN TÀU HOẶC CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU CÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

TỜ KHAI

ĐỔI TÊN TÀU/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU CÁ

 

Kính gửi:.....................................................................................

Họ tên người đứng khai:................................................................................................

Thường trú tại:...............................................................................................................

Chứng minh nhân dân số:..............................................................................................

Đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá với nội dung sau:

1. Đặc điểm cơ bản của tàu như sau:

Tên tàu:.................................................................; Công dụng:....................................

Năm, nơi đóng:..............................................................................................................

Cảng (Bến đậu) đăng ký:...............................................................................................

Kích thước chính Lmax x Bmax x D, m:..................................Chiều chìm d,m...........

Vật liệu vỏ:........................................................; Tổng dung tích:.................................

Sức chở tối đa, tấn:.........................................Số thuyền viên,người.............................

Nghề chính:......................................................Nghề kiêm:...........................................

Vùng hoạt động:............................................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức, sức ngựa

Vòng quay định mức, v/ph

Ghi chú

No 1

 

 

 

 

 

No 2

 

 

 

 

 

No 3

 

 

 

 

 

 

 

2. Họ tên, địa chỉ và giá trị cổ phần cùa từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân

Giá trị cổ phần

01

 

 

 

 

02

 

 

 

 

03

 

 

 

 

04

 

 

 

 

05

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

 

   ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

                                                             (Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

20. Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 06 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (theo mẫu).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo mẫu Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: Không quy định.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 cv trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15m trở lên.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Khoản 4, Điều 6 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ;

+  Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản;

+ Khoản 4, Điều 6 Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Quy chế Đăng kiểm tàu cá.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

PHỤ LỤC SỐ 10

ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY

CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                        .............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ

Kính gửi:..........................................................................................

Họ tên người đứng khai:................................................................................................

Thường trú tại:..............................................................................................................

Chứng minh nhân dân số:..............................................................................................

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá với nội dung sau:

1. Đặc điểm cơ bản của tàu như sau:

Tên tàu:..............................................................; Công dụng........................................

Năm, nơi đóng:..............................................................................................................

Cảng (Bến đậu) đăng ký:...............................................................................................

Kích thước chính Lmax x Bmax x D, m:….......................; Chiều chìm d,m:...............

Vật liệu vỏ:......................................................; Tổng dung tích:..................................

Sức chở tối đa, tấn:............................................Số thuyền viên,người..........................

Nghề chính:........................................................Nghề kiêm:.........................................

Vùng hoạt động:............................................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức, sức ngựa

Vòng quay định mức, v/ph

Ghi chú

No 1

 

 

 

 

 

No 2

 

 

 

 

 

No 3

 

 

 

 

 

 

 

2. Họ tên, địa chỉ và giá trị cổ phần cùa từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân

Gía trị cổ phần

01

 

 

 

 

02

 

 

 

 

03

 

 

 

 

04

 

 

 

 

05

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

 

                                                                                        ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

                                                                          (Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

 

21. Cấp sổ danh bạ thuyền viên tàu cá.

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Tờ khai đăng ký Danh sách thuyền viên tàu cá (theo mẫu).

2) Danh sách thuyền viên tàu cá;

3) Chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các chức danh quy định trên tàu cá hoặc Chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực của UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện, trường hợp không chứng thực thì mang theo bản chính để đối chiếu)

+ Số lượng hồ sơ: 01(bộ).

- Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai Đăng ký Danh sách thuyền viên tàu cá theo mẫu Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí, lệ phí: Không quy định.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá (được cơ quan Đăng ký tàu cá cấp lần đầu cùng với việc đăng ký tàu cá).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 5 tháng 2007 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+  Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản;

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 9

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ DANH SÁCH THUYỀN VIÊN TÀU CÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

TỜ KHAI

ĐĂNG KÝ DANH SÁCH THUYỀN VIÊN TÀU CÁ

 

Kính gửi:…………………………………………………………..

Tên tôi là:…......................……………………….Nam, nữ………………......……

Ngày tháng năm sinh:…………………......…………………………………..………

Nguyên quán:…………………………………………..……………………….......…

Thường trú tại:…………………………………………………………………...……

Là chủ tàu:.................................................................Số đăng ký..................................

Chứng minh nhân dân số:……………….………...cấp tại……………..……………

Nghề nghiệp:………………………………………………………………………….

Trình độ văn hoá:……………………………………………………………………….

Trình độ chuyên môn:………………………...………………………………………

Chứng chỉ chuyên môn số:………………....………….ngày cấp……………………

Cơ quan cấp:……………………………………………………….……………………

Tôi làm tờ khai này kính trình cơ quan đăng ký tàu cá cấp danh sách thuyền viên tàu cá.

Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của Nhà nước ban hành.

 

                                                                                                                 Người khai

                                                                                                (Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

22. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký bè cá.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Tờ khai đăng ký bè cá (theo mẫu);

2) Giấy tờ hợp pháp do Cơ quan có thẩm quyền cấp về Quyền sử dụng mặt nước, hoặc quyền thuê mặt nước đặt bè cá;

3) Sơ đồ vùng nước nơi đặt bè cá (nếu có);

4) Giấy cam kết đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi thủy sản bằng bè cá.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai:

+ Tờ khai đăng ký bè cá theo mẫu Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT.

+ Giấy chứng nhận đăng ký bè cá theo mẫu Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT.

- Phí và lệ phí: Không quy định.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký bè cá.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Bè cá phải có tổng dung tích từ 50 m3 trở lên

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

+ Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

+ Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản.

+ Điều 15 Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản về ban hành Quy chế đăng ký- tàu cá và thuyền viên.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

PHỤ LỤC SỐ 5

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BÈ CÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  - Tự do  - Hạnh phúc

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

TỜ KHAI

ĐĂNG KÝ BÈ CÁ

 

Kính gửi: ..........................................................................................

 

Họ tên người đứng khai:.........................................................................................

Thường trú tại: ......................................................................................................

Chứng minh nhân dân số:.......................................................................................

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký bè cá với nội dung sau:

1. Đặc điểm cơ bản của bè cá như sau:

Đối tượng nuôi: .....................................................................................................

Năm, nơi đóng: ......................................................................................................

Nơi đặt bè: .............................................................................................................

Kích thước chính L(m) x B(m) x D(m): ................................................................

Vật liệu khung bè: ............................................ ; Vật liệu dự trữ nổi: ...................

Tổng dung tích: .....................................................................................................

Các thiết bị lắp đặt trên bè cá:................................................................................

Số người làm việc trên bè cá, người.......................................................................

2. Họ tên, địa chỉ các chủ sở hữu (nếu bè cá thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân

01

 

 

 

02

 

 

 

03

 

 

 

04

 

 

 

3. Hồ sơ kèm theo

TT

Hồ sơ đăng ký bè cá

Bản chính

Bản sao

01

Hợp đồng đóng mới bè cá

 

 

02

Giấy chứng nhận đăng ký cũ (đối với bè cá chuyển nhượng quyền sở hữu)

 

 

03

Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu bè cá (đối với bè cá chuyển nhượng quyền sở hữu)

 

 

04

Hóa đơn thu lệ phí trước bạ                  

 

 

Tôi xin cam đoan chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

XÁC NHẬN

của xã, phường nơi đặt bè cá

(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ BÈ CÁ

 

 

PHỤ LỤC SỐ 6

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ BÈ CÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

(TÊN CƠ QUAN  CÓ THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ BÈ CÁ)

 

CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ BÈ CÁ

 

Bè cá có đặc điểm sau:

 

- Kích thước cơ bản;

L(m) x B(m) x D(m)

…………………………………………..……….

 

- Dung tích bè, m3

……………………………………………………

- Đối tượng nuôi

……………………………………………………

- Năm và nơi đóng

……………………………………………………

- Vật liệu khung bè

……………………………………………………

- Vật liệu dự trữ nổi của bè

……………………………………………………

- Nơi neo đậu

……………………………………………………

- Số người làm việc trên bè

……………………………………………………

- Chủ bè:

……………………………………………………

- Nơi thường trú

…………………...………………………………

- Điện thoại

………………...…………………………………

 

Được cấp số đăng ký:

                        Cấp tại …………………,  ngày……tháng………năm…

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(ký tên đóng dấu)

Số vào Sổ đăng ký: …………………………

 

 

 

 

23. Cấp giấy phép khai thác thủy sản.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 03 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn xin cấp phép Khai thác thủy sản (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản photo);

3) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản photo);

4) Sổ danh bạ thuyền viên;

5) Bằng Thuyền trưởng và Máy trưởng (bản sao chụp);

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:  Chi cục Thủy sản An Giang.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác thủy sản (thời hạn của giấy phép không quá 12 tháng).

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí cấp giấy phép khai thác thủy sản (cấp mới): 40.000 đồng.

+ Lệ phí đổi giấy phép do thay đổi nội dung ghi trong giấy phép: 40.000 đồng.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn xin cấp phép khai thác thủy sản theo mẫu Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

+ Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Thủy sản.

+ Có sổ danh bạ thuyền viên, đối với các loại tàu theo quy định của Bộ Thủy sản.

+ Thuyền trưởng, máy trưởng đối với các loại tàu theo quy định của Bộ Thủy sản phải có bằng Thuyền trưởng, máy trưởng.

+ Có ngành nghề khai thác và ngư cụ phù hợp với quy định của Bộ Thủy sản.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 24 tháng 6 năm 2004.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

+ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

- Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản.

+ Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT–BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005  ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

+ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 8

(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS

ngày 20 tháng 3 năm 2006của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN XIN CẤP PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN

 

Kính gửi:…………………………………………………………………

Tên chủ tàu: ……………………………………………… Điện thoại:..............................

Số chứng minh nhân dân............................................................................................................

Nơi thường trú:............................................................................................................................

Đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản cấp Giấy phép khai thác thủy sản với nội dung đăng ký như sau:

Tên tàu:…………………………………………; Loại tàu...................................................

Số đăng ký tàu:............................................................................................................................

Năm, nơi đóng tàu:......................................................................................................................

Tần số liên lạc của đài tàu (nếu có) …………, ngày cấp …………, nơi cấp.....................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất

định mức (CV)

Ghi chú

No 1

 

 

 

 

No 2

 

 

 

 

No 3

 

 

 

 

Ngư trường hoạt động................................................................................................................

Cảng, bến đăng ký cập tàu:........................................................................................................

Nghề khai thác chính:……………………………Nghề phụ................................................

Tên đối tượng khai thác chính:..................................................................................................

Mùa khai thác chính: từ tháng … ........năm …....… đến tháng ….... năm .........................

Mùa khai thác phụ: từ tháng …........... năm …....… đến tháng ….... năm .........................

Kích thước mắt lưới ở bộ phận chứa cá 2a, mm:....................................................................

Phương pháp bảo quản sản phẩm:............................................................................................

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thủy sản đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật

                                                                                             Người làm đơn (Chủ tàu)

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 12

MẪU GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN

(Kèm theo Thông tư số 24 /TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN CẤP

TRÊN TRỰC TIẾP CƠ QUAN CẤP PHÉP

 

- Căn cứ  Luật Thủy sản;

- Căn Nghị Định 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

Cấp Giấy phép khai thác thủy sản

Cho chủ tàu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Địa chỉ thường trú: . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Điện thoại: . . . . . . . . . . . . . . . Tần số liên lạc: .. . . . . . . . . . . . . .  . . . . .

Là chủ tàu khai thác thủy sản số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tổng công suất máy chính: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Cảng, bến chính đăng ký cập tàu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Được phép khai thác thuỷ sản theo các nội dung sau:

Nghề

Vùng, tuyến

Kích thước mắt lưới nơi thu cá

Thời gian hoạt động

Nghề chính.........

............................

 

 

Từ ngày  . . / . . / . . .

Đến ngày . ./ . . / . . .

Nghề phụ 1

…………..

 

 

Từ ngày  . . / . . / . . .

Đến ngày . ./ . . / . . .

Nghề phụ 2

……………

 

 

Từ ngày  . . / . . / . . .

Đến ngày . ./ . . / . . .

 

 

Các nội dung khác (nếu có) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .. 

Giấy phép này có giá trị đến hết ngày . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . .

 

 

. . . . . . . . . ., ngày …. tháng …. năm ………

Người cấp phép

(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

24. Cấp gia hạn giấy phép khai thác thủy sản.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 03 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn xin gia hạn giấy phép Khai thác thủy sản (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá (bản sao chụp);

+ Giấy phép đã được cấp (bản sao);

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác thủy sản theo mẫu Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS.

- Phí, lệ phí: Lệ phí cấp giấy phép gia hạn hoặc cấp lại 20.000 đồng.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép (thời hạn của giấy phép không quá 12 tháng).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Mỗi giấy được gia hạn nhiều lần, mỗi lần không quá 12 tháng.

+ Có ngành nghề khai thác và ngư cụ phù hợp với quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 24 tháng 6 năm 2004.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

+ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

+ Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản.

+ Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT–BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

+ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

PHỤ LỤC 9

(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS

ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN XIN GIA HẠN GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN

 

Kính gửi: ……………………………………………………

Tên chủ tàu: ………………………………………Điện thoại:............................................

Nơi thường trú:............................................................................................................................

Số chứng minh nhân dân............................................................................................................

Tần số liên lạc của đài tàu (nếu có) ……………, ngày cấp…………nơi cấp …………................................................................................................................

Giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp mang số:……………………………, được cấp ngày… tháng… năm……; hết thời hạn sử dụng vào ngày … tháng … năm ……..............................................................

Đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản gia hạn Giấy phép khai thác thủy sản lần thứ…… để tàu của tôi tiếp tục được phép hoạt động khai thác thủy sản.

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thủy sản đúng nội dung được ghi trong giấy phép được gia hạn và chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

                                                                                                           Đại diện chủ tàu

 

 

 

 

 

 

25. Cấp đổi và cấp lại giấy phép khai thác thủy sản.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 03 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá;

3) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với trường hợp xin đổi giấy phép do thay đổi tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện:

+ Cá nhân.

+ Tổ chức.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm Nghị định số 53/2012/NĐ-CP.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí cấp giấy phép gia hạn hoặc cấp lại 20.000 đồng.

+ Đổi giấy phép do thay đổi nội dung ghi trong giấy phép 40.000 đồng.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép (Thời hạn của giấy phép không quá 12 tháng).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức cá nhân xin cấp lại giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị rách, nát, hư hỏng, nộp đơn theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 53/2012/NĐ-CP.

+ Có đăng ký kinh doanh khai thác thủy sản.

+ Có tàu cá, đã đăng ký đăng kiểm.

+ Có ngành nghề khai thác và ngư cụ phù hợp với quy định của Bộ Thủy sản.

+ Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điểm b, khoản 4, mục II Thông tư số 02/2006/TT-BTS của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

+ Điều 9 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ

+ Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị tàu cá, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC I

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 53/2012/NĐ-CP

ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                                                                        .............,ngày..........tháng.......năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN

 

Kính gửi: …………………………………………………………

 

Tên chủ tàu: ………………………………… Điện thoại: .......................................

Nơi thường trú: ................................................................................................................

Số chứng minh nhân dân:...............................................................................................

Tần số liên lạc của đài tàu (nếu có): …………………… Ngày cấp: .....................

Nơi cấp: ............................................................................................................................

Giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp mang số: ................................................
được cấp ngày ……………. tháng ………. năm …………….; hết thời hạn sử dụng vào ngày ….. tháng ….. năm ………

Giấy phép nêu trên đã bị (nêu rõ lý do đề nghị đổi hoặc cấp lại): ..........................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đổi/cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản để tàu của tôi tiếp tục được phép hoạt động khai thác thủy sản.

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thủy sản đúng nội dung được ghi trong giấy phép được đổi/cấp lại và chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

 

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Chủ tàu)

 

 

 

 

26. Cấp giấy chứng nhận lưu giữ thủy sinh vật ngoại lai

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 14 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 14 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

            + Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đăng ký lưu giữ (theo mẫu).

- Bản mô tả quy trình công nghệ nuôi, giải pháp khoanh vùng quản lý và hệ thống bảo vệ tránh thoát ra ngoài thủy vực tự nhiên.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức

+ Cá nhân

- Lệ phí: Không quy định.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận lưu giữ thủy sinh vật ngoại lai

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đăng ký lưu giữ (Phụ lục l ban hành tại Thông tư số 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam).

- Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cung cấp đúng, đầy đủ thông tin liên quan ghi trong đơn đề nghị đăng ký lưu giữ

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Điều 8 Thông tư số 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

 

 

TÊN CHỦ SỞ HỮU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………….., ngày ……. tháng ……. năm ……..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ LƯU GIỮ

Kính gửi:.…………….………………………

 

Họ và tên người đề nghị: .…………….…………….…………….……………………

(Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)

Số CMND:………………. ngày cấp: ………….nơi cấp: .…………….………………

Hộ khẩu thường trú: .…………….…………….…………….………………………….

Chỗ ở hiện tại: .…………….……………………….…………………………………

Tên tổ chức:.…………………………… Địa chỉ: .…………….………………………

Đề nghị cơ quan xem xét, cấp giấy chứng nhận lưu giữ loài thủy sinh vật ngoại lai với chi tiết sau:

TT

Tên loài và tên khoa học

Số chíp điện tử (số hồ sơ), nếu là loài thuộc công ước QT

Số cá thể, khối lượng (ước tính)

Nguồn gốc (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

...

…….

 

 

 

 

Mục đích sở hữu: .…………….……………………………….………………………

(nuôi kinh doanh, cho sinh sản, giải trí, buôn bán....)

Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (địa điểm, diện tích, quy mô trại nuôi, biện pháp cách ly đối với loài bản địa, điều kiện về an toàn, phòng ngừa bệnh dịch, vệ sinh môi trường...)

Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: .…………….…………….…………….………………

Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì mọi điều kiện để lưu giữ loài …………. và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.

 

Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên- đóng dấu đối với tổ chức)

 

27. Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES (các loài thủy sinh kể cả Ếch, Nhái và Ba ba).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản hoặc qua đường bưu chính công.

+ Bước 2: Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản xử lý.

+ Bước 3: Phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp nếu thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản phải phản hồi lại cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được điều chỉnh bổ sung hồ sơ của tổ chức, cá nhân, phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành (tổng thời gian thực hiện không quá 06 ngày làm việc).

- Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì, trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, ký ban hành.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 01 buổi làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy sản xem xét, ký phê duyệt và chuyển kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: trực tiếpqua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có); qua địa chỉ email: [email protected].

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ: Hồ sơ xin cấp đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES, theo Phụ lục IV-A (thực vật), hoặc IV-B (động vật) ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản An Giang.

-  Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

- Phí, lệ phí: Không quy định.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Hồ sơ xin cấp phép trại nuôi: Phụ lục IV- A (thực vật); Phụ lục IV-B (động vật) ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng nhận đăng ký trại nuôi

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

+ Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

+ Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã đư­­ợc cơ quan  khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

+  Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

+ Bảo đảm các điều kiện an toàn cho ng­­ười và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

+ Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này cho phép.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 + Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.

+ Quyết định số 903/QĐ-BNN-TCLN ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

+ Quyết định 3548/QĐ-BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy sản.

 

PHỤ LỤC IV-A

HỒ SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)

Annex IV-A

ATTACHED DOCUMENTS REQUEST FOR REGISTRATION OF ESTABLISHMENTS FOR ARTIFICIAL PROPAGATION OF WILD PLANTS SPECIFIED IN APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
(in accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)

1. Tên và địa chỉ của cơ sở/Name and address of the farm:

2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện/Full name owners or their representatives:

Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport:       Ngày cấp/date:           Nơi cấp/place:

3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học và tên thông thường)/Registration species for artificial propagation (the scientific name and common names):

4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên/Describes the number of seed sources from the legal exploitation of natural:

5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức trồng cấy/Description infrastructure conditions and cultivation method:

6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới/Annual output of previous, current and expected in the coming years:

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV-B

HỒ SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI CÁC PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP

ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)

Annex IV-B

DOCUMENTS ATTACHED REQUEST FOR REGISTRATION OF FARMS FOR BREEDING OF WILD ANIMALS SPECIFIED IN APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
(in accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)

 

Tên và địa chỉ của trại/Name and address of the farm:

1. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện/The full name of the farmer or his representatives:

Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport:……..Ngày cấp/date:…….Nơi cấp/place:…….

2. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường)/Registered breeding species (scientific names and common names):

3. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản/Details about the number and age of males, female reproduction in the breed:

4. Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia/Documents proving that the breed is considered illegal under current regulations, or if imported, they must prove that the import is consistent with the provisions of CITES and national legislation:

5. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen/Written assessment of needs and supply samples to strengthen seed breeding to develop genetic resources:

6. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)/Product categories exports (live animals, skins, his parish, serum, organs or other derivatives):

7. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin/Describes the infrastructure of the farm: area, breeding technologies, food supply, veterinary capacity, environmental sanitation and how to store information:

 

Phụ biểu 5: Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký trại

nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy  nhân tạo

(Ban hành kèm theo Nghị định 82/2006/NĐ-CP

ngày 18 tháng 6 năm 2006 của Chính Phủ)

 

 

TÊN CQ, TC CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

.............,ngày..........tháng.......năm...........

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ

TRẠI NUÔI SINH SẢN/ NUÔI SINH TRƯỞNG/TRỒNG CẤY NHÂN TẠO

ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ

 

Trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo (tên đăng ký):

 

 

Địa chỉ:

 

 

Mã số (do cơ quan đăng ký cấp):

 

Tên khoa học/thông thường loài nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo (nếu nuôi, trồng cấy nhiều loài thì kèm theo danh sách riêng):

 

 

 

 

 

 

            Chứng nhận trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo có tên nói trên đã đăng ký theo quy định tại Nghị định số……………………………………

về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

 

                       CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

 

          (Chữ ký, con dấu)

 

 

[1] Ghi rõ tên cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.

[2] Ghi rõ vị trí, địa điểm ao nuôi theo sơ đồ ao nuôi.

[3] Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã, huyện.

1 Mã số nhận diện ao nuôi cấp cho cơ sở theo từng ao.

2 Ghi rõ ký hiệu hoặc tên ao nuôi, vị trí, địa điểm ao nuôi theo sơ đồ ao nuôi.

3 Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã, huyện.

1 Ghi rõ tên cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.

2 Ghi rõ vị trí, địa điểm ao nuôi theo sơ đồ ao nuôi.

3 Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã, huyện.

VI. LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc các hình thức sau: gửi qua Fax, gửi qua thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính), qua dịch vụ bưu chính, qua dịch vụ trực tuyến (nếu có)). Trong thời hạn 01 ngày làm việc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ nhận được cho Phòng Quản lý chất lượng thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Quản lý chất lượng xem xét tính đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ Phòng Quản lý chất lượng chuyển Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hướng dẫn cơ sở bổ sung hồ sơ.

Bước 3Phòng Quản lý chất lượng tiếp nhận xử lý hồ sơ:

· Trong thời hạn 05 ngày làm việc Phòng Quản lý chất lượng dự thảo quyết định thành lập đoàn đánh giá cơ sở đủ điều kiện. Đồng thời thông báo cho cơ sở về việc kiểm tra điều kiện cơ sơ theo quy định.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký quyết định thành lập đoàn đánh giá cơ sở đủ điều kiện ATTP.

· Trong thời hạn 02 ngày làm việc Chuyên viên phụ trách chuyên môn của Phòng Quản lý Chất lượng phải tiến hành kiểm tra đánh giá điều kiện tại cơ sở.

Bước 5: Phòng Quản lý chất lượng trình ký Giấy chứng nhận hoặc thông báo.

· Trong thời hạn 01 ngày làm việc Trưởng đoàn đánh giá cơ sở đủ điều kiện kiểm tra giao lại hồ sơ cho chuyên viên phụ trách tiếp nhận.

· Trong thời hạn 02 ngày làm việc Chuyên viên phụ trách xem lại hồ sơ và tham mưu trả kết quả theo quy định (phối hợp với đoàn kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa phù hợp).

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc Trưởng Phòng Phòng Quản lý chất lượng tham mưu trình lãnh đạo Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nếu đủ điều kiện. Hoặc thông báo kết quả kiểm tra và nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ sở trường hợp cơ sở không đủ điều kiện ra.

+ Bước 6: Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm.

+ Bước 7: Trong thời hạn 01 ngày làm việc Phòng Quản lý chất lượng trả hồ sơ về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

+ Bước 8: Cá nhân, tổ chức mang theo giấy Tiếp nhận và hẹn trả kết quả nhận giấy chứng nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng hoặc qua dịch vụ bưu chính.

 - Cách thức thực hiện: trực tiếp; gửi qua Fax; thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;

3) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở  (theo mẫu) (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên);

4) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);

5) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản bao gồm:

+ Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên;

+ Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản;

+ Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông báo kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở chưa đủ điều kiện)

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản 700.000đ/cơ sở (Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên)

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

         + Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi:  (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……………….………………….

2. Mã số (nếu có):………………………………………

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……………………………….

4. Điện thoại ……..………..Fax …..…………….. Email…………....…….

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ………………

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:……………… ………

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

                                                                                Đại diện cơ sở

                                                                             (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

-

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

………, ngày……tháng…….năm …

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………….

2. Mã số (nếu có):……………………………… ….

3. Địa chỉ: ………………………

4. Điện thoại:  ………………. Fax:  ……………….. Email: …….

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước                                           DN 100% vốn nước ngoài            

DN liên doanh với nước ngoài         DN Cổ phần                             

DN tư nhân                                     Khác   …………………….

                                                          (ghi rõ loại hình)

6. Năm bắt đầu hoạt động: ………………………………………………………..

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ………..........………

8. Công suất thiết kế: ……………………………………......................………...

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): …..................…

10. Thị trường tiêu thụ chính: ………………………………..........................…..

 

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói

và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/

xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh………..  m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm :  ……………   m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh :   ….……………………   m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm :   ……………………….   m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm:   ………………….  m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác :   …….……………   m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu

sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng      □                   Nước giếng khoan  □

Hệ thống xử lý:       Có    □                      Không                        □

Phương pháp xử lý: …………………………………...........................…………

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất □                                    Mua ngoài    □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………...........………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:………………………...............…………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ………………. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: …………….người.

+ Lao động gián tiếp: …………… người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……… người; trong đó …….. của cơ sở và ……… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

 

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích

sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….):……….

9. Phòng kiểm nghiệm

 - Của cơ sở  □                Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:………..

- Thuê ngoài □                 Tên những PKN gửi phân tích: …………

 

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, Cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc các hình thức sau: gửi qua Fax, gửi qua thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính), qua dịch vụ bưu chính, qua dịch vụ trực tuyến (nếu có)). Trong thời hạn 01 ngày làm việc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ nhận được cho Phòng Quản lý chất lượng thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Quản lý chất lượng xem xét tính đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ Phòng Quản lý chất lượng chuyển Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hướng dẫn cơ sở bổ sung hồ sơ.

Bước 3Phòng Quản lý chất lượng tiếp nhận xử lý hồ sơ:

· Trong thời hạn 05 ngày làm việc Phòng Quản lý chất lượng dự thảo quyết định thành lập đoàn đánh giá cơ sở đủ điều kiện. Đồng thời thông báo cho cơ sở về việc kiểm tra điều kiện cơ sơ theo quy định.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký quyết định thành lập đoàn đánh giá cơ sở đủ điều kiện ATTP.

· Trong thời hạn 02 ngày làm việc Chuyên viên phụ trách chuyên môn của Phòng Quản lý Chất lượng phải tiến hành kiểm tra đánh giá điều kiện tại cơ sở.

Bước 5: Phòng Quản lý chất lượng trình ký Giấy chứng nhận hoặc thông báo.

· Trong thời hạn 01 ngày làm việc Trưởng đoàn đánh giá cơ sở đủ điều kiện kiểm tra giao lại hồ sơ cho chuyên viên phụ trách tiếp nhận.

· Trong thời hạn 02 ngày làm việc Chuyên viên phụ trách xem lại hồ sơ và tham mưu trả kết quả theo quy định (phối hợp với đoàn kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa phù hợp).

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc Trưởng Phòng Phòng Quản lý chất lượng tham mưu trình lãnh đạo Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nếu đủ điều kiện. Hoặc thông báo kết quả kiểm tra và nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ sở trường hợp cơ sở không đủ điều kiện ra.

+ Bước 6: Trong thời hạn 02 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm.

+ Bước 7: Trong thời hạn 01 ngày làm việc Phòng Quản lý chất lượng trả hồ sơ về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

+ Bước 8: Cá nhân, tổ chức mang theo giấy Tiếp nhận và hẹn trả kết quả nhận giấy chứng nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Cách thức thực hiện: trực tiếp; gửi qua Fax; thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;

3) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở  (theo mẫu) (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên);

4) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

5) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản bao gồm:

+ Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên;

+ Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản;

+ Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông báo kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở chưa đủ điều kiện)

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: 700.000đ/cơ sở (Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên)

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi:  (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……...................................................…….

2. Mã số (nếu có):……… ……………………….................................…………

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: …………….................................………

4. Điện thoại …….......………..Fax …..…………….. Email………...........…....

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ………......................

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:…………….........................................……

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

                                                                                Đại diện cơ sở

                                                                             (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

………, ngày……tháng…….năm …

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………….....................................................….

2. Mã số (nếu có):……………………................................................................….

3. Địa chỉ: ……………………………………........................................................

4. Điện thoại:  ………………. Fax:  ……………….. Email: …......................….

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước                                           DN 100% vốn nước ngoài           

DN liên doanh với nước ngoài         DN Cổ phần                             

DN tư nhân                                     Khác   …………………….

                                                          (ghi rõ loại hình)

6. Năm bắt đầu hoạt động: ………………………………………………………..

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: …..........................…

8. Công suất thiết kế: ………………..........................................................……...

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ……..............…

10. Thị trường tiêu thụ chính: ……….........................................................……..

 

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói

và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/

xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh………..  m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm :  ……………   m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh :   ….……………………   m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm :   ……………………….   m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm:   ………………….  m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác :   …….……………   m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu

 sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng      □                   Nước giếng khoan  □

Hệ thống xử lý:       Có    □                      Không                        □

Phương pháp xử lý: ……………………………………………

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất □                                    Mua ngoài    □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………………..........………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:…………….................................………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ………………. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: …………….người.

+ Lao động gián tiếp: …………… người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……… người; trong đó …….. của cơ sở và ……… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích

sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….):……………….

9. Phòng kiểm nghiệm

 - Của cơ sở  □                Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ………

- Thuê ngoài □                 Tên những PKN gửi phân tích: ……

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc các hình thức sau: gửi qua Fax, gửi qua thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính)qua dịch vụ bưu chính, qua dịch vụ trực tuyến (nếu có)). Trong thời hạn 01 ngày làm việc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ nhận được cho Phòng Quản lý chất lượng thẩm định hồ sơ.

Bước 2: Phòng Quản lý chất lượng thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ sở:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, Phòng quản lý chất lượng thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

+ Bước 3: Phòng Quản lý chất lượng dự thảo Giấy chứng nhận trình lãnh đạo Chi cục xem xét. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký Giấy chứng nhận ATTP.

+ Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc Phòng Quản lý chất lượng trả hồ sơ và Giấy chứng nhận về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân.

+ Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận giấy tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp; qua fax; mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); qua dịch vụ bưu chính; qua dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu);

2) Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chínhCơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông báo kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở chưa đủ điều kiện)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên).

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

 

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi:  (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……

2. Mã số (nếu có):……………………… ……………………

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………

4. Điện thoại ……..………..Fax …..…………….. Email…………

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: …………

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:……………

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại: ……………………………………………………………………..

                                                                                Đại diện cơ sở

                                                                             (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

-

4. Thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc các hình thức sau: qua Fax; thư điện tử (sau đó gửi bản chính); qua dịch vụ bưu chính; qua dịch vụ trực tuyến (nếu có)). Trong thời hạn 01  ngày làm việc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển phòng quản lý chất lượng.

Bước 2: Trong thời hạn 08 (tám) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Quản lý chất lượng tham mưu lãnh đạo ngày xác nhận. Lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức cho tổ chức, cá nhân.

Bước 3: Trong thời hạn 01  ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký duyệt kế hoạch, thông báo thời gian xác nhận kiến thức.

Bước 4Phòng Quản lý chất lượng kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm.

+ Bước 5: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩmPhòng quản lý chất lượng thực hiện quy trình cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành như sau:

- Phòng HCTH đánh danh sách đối tượng tham gia xác nhận kiến thức trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc.

- Phòng Quản lý chất lượng chấm bài, nhập điểm, trình lãnh đạo quyết định cấp giấy xác nhận kiến thức trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc.

+ Bước 6: Phòng Quản lý chất lượng dự thảo Giấy xác nhận kiến thức An toàn Thực phẩm trình lãnh đạo Chi cục. Trong thời hạn 01 (một ) ngày làm việc. Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển trả Giấy xác nhận.

+ Bước 7: Phòng Quản lý chất lượng trả hồ sơ và Giấy xác nhận kiến thức ATTP về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

+ Bước 8: Cá nhân, tổ chức nhận giấy xác nhận kiến thức ATTP tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua Fax; thư điện tử (sau đó gửi bảng chính); gửi qua dịch vụ bưu chính; hoặc qua dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

Đối với tổ chức:

1) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);

2) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);

3) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

4) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đối với cá nhân:

1) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);

2) Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

3) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

 + Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: các cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp tỉnh hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên;

+ Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản;

+ Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

Phí, lệ phí: Phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 30.000đ/lần/người (Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016).

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông  liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT- BNNPTNT- BCT.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông  liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT- BNNPTNT- BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

+  Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

Mẫu số 01a - Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

(Ban hành kèm theo Thông  liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT- BNNPTNT- BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

 

Kính gửi: ..... (cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về ATTP)

 

Tên tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân ......................

Giấy CNĐKDN/VPĐD (hoặc CMTND đối với cá nhân) số.........................., cấp ngày...........tháng..........năm......., nơi cấp........................

Địa chỉ:.........................................................................................................

Số điện thoại........................Số Fax.....................E-mail.............................

Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về an toàn thực phẩm do  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, chúng tôi / Tôi đã hiểu rõ các quy định và nội dung của tài liệu. Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức đánh giá, xác nhận kiến thức cho chúng tôi/ Tôi theo nội dung của tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

 (danh sách gửi kèm theo Mẫu đơn này).

 

         

An Giang, ngày..........tháng........năm...........                                                               

                                                                 Đại diện Tổ chức/cá nhân

(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 01b- Danh sách đối tượng tham gia xác nhận kiến thức

(kèm theo Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của ......

(tên tổ chức)

TT

Họ và Tên

Nam

Nữ

Số CMTND

Ngày, tháng, năm cấp

Nơi cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

An Giang, ngày..........tháng........năm...........                                                               

                                                                                Đại diện Tổ chức xác nhận

                                                                               (Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

5. Thủ tục về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với trường hợp đăng ký lần đầu và áp dụng đối với cơ sở chưa được xác nhận đăng ký quảng cáo hoặc cơ sở đã được xác nhận nhưng bị hủy bỏ.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc các hình thức sau: gửi qua Fax; thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); qua dịch vụ bưu chính; qua dịch vụ trực tuyến (nếu có)). Trong thời hạn 01 ngày làm việc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ đến Phòng quản lý chất lượng.

          + Bước 2: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở, Phòng Quản lý chất lượng phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

+ Bước 3: Phòng Quản lý chất lượng thẩm định nội dung:

Trong thời hạn 16 (mười sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Phòng Quản lý Chất lượng thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở.

- Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

- Thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa.

+ Bước 4: Phòng Quản lý chất lượng dự thảo Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. Hoặc thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc.

+ Bước 5: Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm hoặc thông báo trường hợp thẩm định không đạt.

+ Bước 6: Trong thời hạn 01 ngày làm việc Phòng Quản lý chất lượng trả kết quả về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 7: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp, Fax, thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); qua dịch vụ bưu chính; hoặc qua dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu);

2) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước);

3) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh;

          4) Bản sao có chứng thực thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải công bố hợp quy), công bố hợp chuẩn (nếu có);

5) Tài liệu khoa học chứng minh tính chất, công dụng của sản phẩm như nội dung đăng ký quảng cáo;

6) Đối với thực phẩm biến đổi gen, chiếu xạ nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

7) Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết);

8) Giấy ủy quyền của cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ.

- Thẩm xét hồ sơ: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tại địa phương chỉ sản xuất để tiêu thụ nội địa.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+  Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. Thời hạn hiệu lực đối với xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm căn cứ vào hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực.

+ Thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa.

- Phí, lệ phí:

+  Phí thm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản1.200.000đ/ 1 lần cấp/1 sản phẩm (Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Sản phẩm thực phẩm được sản xuất từ cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc sản phẩm của cơ sở/quốc gia có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền Việt Nam cho phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định;

+ Nội dung quảng cáo thực phẩm chính xác, đúng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) như đã công bố và đăng ký.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

 

Mẫu 1

Mẫu giấy đề nghị

(Ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT  ngày 31 tháng 10     năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ:.............................

Số điện thoại:....................

Số fax:................................

Email: ...............................

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

               .............,ngày..........tháng.......năm...........

GIẤY ĐỀ NGHỊ

XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM

(Áp dụng đối với trường hợp đăng ký lần đầu)

Số:……….

Kính gửi:     [Tên cơ quan thường trực]

            Căn cứ các quy định tại Thông tư số …….. /2011/TT-BNNPTNT ngày….. tháng ….. năm ……của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và để đáp ứng nhu cầu quảng cáo thực phẩm của [Cơ sở]; đề nghị [tên cơ quan thường trực] xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm, cụ thể như sau:

          1. Thông tin liên quan đến sản phẩm

TT

 

Tên sản phẩm

Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Nội dung

quảng cáo

Phương tiện quảng cáo (tên báo/ đài truyền hình …)

Thời gian dự kiến quảng cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          2. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:

          - …………………………………………………………………………

          - …………………………………………………………………………

          Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký và được xác nhận

Đại diện tổ chức, cá nhân                

   (Ký tên, đóng dấu)

 

6. Thủ tục về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với trường hợp đăng ký lại và áp dụng đối với cơ sở đã được xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm nhưng thay đổi về nội dung quảng cáo hoặc giấy xác nhận hết thời hạn hiệu lực.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc các hình thức sau: gửi qua Fax; thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); qua dịch vụ bưu chính, qua dịch vụ trực tuyến (nếu có)). Trong thời hạn 01 ngày làm việc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ đến Phòng quản lý chất lượng.

          + Bước 2: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở, Phòng Quản lý chất lượng phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

+ Bước 3: Phòng Quản lý chất lượng thẩm định nội dung:

Trong thời hạn 16 (mười sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Phòng Quản lý Chất lượng thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở.

- Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

- Thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa.

+ Bước 4: Phòng Quản lý chất lượng dự thảo Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. Hoặc thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc.

+ Bước 5: Trong thời hạn 01 ngày làm việc Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm hoặc thông báo trường hợp thẩm định không đạt.

+ Bước 6: Trong thời hạn 01 ngày làm việc Phòng Quản lý chất lượng trả kết quả về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 7: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Cách thức thực hiện: trực tiếp, Fax, thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); qua dịch vụ bưu chính; hoặc qua dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 + Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu);

2) Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc thay đổi nội dung quảng cáo thực phẩm;

3) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước);

4) Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết);

          + Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ.

- Thẩm xét hồ sơ: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đã được xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm nhưng thay đổi về nội dung quảng cáo hoặc giấy xác nhận hết thời hạn hiệu lực.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. Thời hạn hiệu lực đối với xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm căn cứ vào hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực.

Phí, lệ phí:

Phí thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: 1.200.000đ/1 lần cấp/1 sản phẩm (Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016).

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Sản phẩm thực phẩm được sản xuất từ cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc sản phẩm của cơ sở/quốc gia có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền Việt Nam cho phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định;

+ Nội dung quảng cáo thực phẩm chính xác, đúng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) như đã công bố và đăng ký.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông  tư  số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

Phụ lục 2. Mẫu giấy đề nghị

(Ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT

ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ:.............................

Số điện thoại:....................

Số fax:................................

Email:. ..............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

..............., ngày.........tháng.........năm ……

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM

(Áp dụng đối với trường hợp đăng ký lại)

Số:……….

 

Kính gửi: ……. [Tên cơ quan thường trực]

Ngày ….. tháng ….. năm ……, cơ sở đã được cơ quan [tên cơ quan thường trực] xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm (số ……..); tuy nhiên, ………………..[lý do đăng ký lại] …..; đề nghị [tên cơ quan thường trực] xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm, cụ thể như sau:

1. Thông tin liên quan đến sản phẩm

TT

Tên sản phẩm

Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Nội dung quảng cáo

Phương tiện quảng cáo (tên báo/ đài truyền hình …)

Thời gian dự kiến quảng cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:

- …………………………………………………………………………................

- …………………………………………………………………………................

Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký và được xác nhận.

 

 

Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

  

 

 

 

 

7. Thủ tục về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với trường hợp Giấy xác nhận nội dung đăng ký quảng cáo đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hư hỏng.

Trình tự thực hiện:

          + Bước 1: Cơ sở nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy xác nhận nội dung đăng ký quảng cáo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc các hình thức sau: qua Fax, thư điện tử (sau đó gửi bản chính); qua dịch vụ bưu chính; qua dịch vụ trực tuyến (nếu có)) để được xem xét cấp lại. Trong thời hạn 01 ngày làm việc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển phòng Quản lý chất lượng.

Bước 2: Phòng Quản lý chất lượng xem xét hồ sơ:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của cơ sở, Phòng Quản lý chất lượng tham mưu cấp lại cho cơ sở Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

+ Bước 3: Phòng Quản lý chất lượng dự thảo Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm trình lãnh đạo trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc.

+ Bước 4: Phòng Quản lý chất lượng trả hồ sơ về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc.

+ Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận giấy tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng hoặc qua bưu chính.

Cách thức thực hiện: trực tiếp, Fax, thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); qua dịch vụ bưu chính; hoặc qua dịch vụ trực tuyến (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

          + Thành phần hồ sơ, bao gồm: Văn bản đề nghị

          + Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

          - Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của cơ sở.

          - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đã được xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm nhưng nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hư hỏng.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. Thời hạn hiệu lực đối với xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm căn cứ vào hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Sản phẩm thực phẩm được sản xuất từ cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc sản phẩm của cơ sở/quốc gia có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền Việt Nam cho phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định;

+ Nội dung quảng cáo thực phẩm chính xác, đúng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) như đã công bố và đăng ký.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8. Thủ tục tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh làm thực phẩm.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả xem xét tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ:

· Nếu hồ sơ đầy đủ ra Giấy tiếp nhận hồ sơ của cơ sở và hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ chưa đầy đủ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ra phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời gian 01 ngày làm việc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ qua phòng Quản lý chất lượng.

Bước 2: phòng Quản lý chất lượng thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, phòng Quản lý chất lượng thẩm định hồ sơ và tham mưu trình lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ký Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định) hoặc thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại (đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo yêu cầu quy định).

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc lãnh đạo Chi cục ký thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp.

+ Bước 4: Cá nhân, tổ chức mang theo giấy Tiếp nhận và hẹn trả kết quả nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp; gửi qua Fax; thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); qua dịch vụ bưu chính; hoặc dịch vụ trực tuyến (nếu có).

- Thành phần và số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

1.  Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:

+ Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ NN&PTNT;

+ Bản sao có chứng thực chứng chỉ, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm thủy sản - Cá tra phi lê đông lạnh với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02 - 27:2017/BNNPTNT do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

+ Bản mô tả chung về sản phẩm thủy sản - Cá tra phi lê đông lạnh (đặc điểm, tính năng, công dụng).

2 . Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

+ Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ NN&PTNT.

+ Bản mô tả chung về sản phẩm thủy sản – Cá tra phi lê đông lạnh (đặc điểm, tính năng, công dụng).

+ Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định.

+ Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

+ Kế hoạch giám sát định kỳ.

+ Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: đối tượng được chứng nhận hợp quy; (số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy; tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá) và các lý giải cần thiết; kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); thông tin bổ sung khác.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định: thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy trong thời gian 7 ngày làm việc.

+ Nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định: thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại trong thời gian 5 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh làm thực phẩm

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+  Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT).

+ Thông báo kết quả thẩm định nội dung hồ sơ của cơ sở đăng ký bản công bố hợp quy (đối với hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định).

- Phí, lệ phí:

Phí thẩm xét hồ sơ công bố hợp quy, phù hợp quy định an toàn thực phẩm là 500.000 đồng/sản phẩm/lần công bố (Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

+ Bản công bố hợp quy (theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

          + Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủy sản - cá tra phi lê đông lạnh làm thực phẩm.

 - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 07/2017/TT-BNNPTNT ngày 21/3/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Sản phẩm thủy sản  - Cá tra phi lê đông lạnh”.

Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

 

 

 

Phụ lục 13

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Thông tư  số 55/2012/TT-BNNPTNT  ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

                                                        Số .............

Tên tổ chức, cá nhân:...................................................................................................

Địa chỉ:...........................................................................................................................

Điện thoại:...........................................Fax:...................................................................

E-mail................................................................................................................................

CÔNG BỐ :

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… ):..................................................................................................

......................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá hợp quy...):

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

                                                                      .............., ngày......tháng........năm..........                 

                                                                                     Đại diện Tổ chức, cá nhân

                                                                     (Ký tên, chức vụ, đóng đấu)

 

 

 

Phụ lục 14

MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư  số      55     /2012/TT-BNNPTNT  ngày   31    tháng    10    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm, hàng hoá:...............................................................................................................

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêukiểm soát

Quy định kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

Biểughi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................, ngày....... tháng ........ năm .......

                                                                                        Đại diện doanh nghiệp

                                                                                          (ký tên, đóng dấu)

 

VII. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Thủ tục giải quyết chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình di chuyển khỏi vùng thiên tai.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: UBND cấp huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT/phòng Kinh tế tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của UBND cấp xã và trình UBND cấp huyện ban hành Quyết định bố trí, ổn định dân cư; gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh nêu trên đến Phòng Hành chính  Tổng Hợp - Chi cục Phát triển nông thôn.

· Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

· Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp. Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc, chuyển hồ sơ cho phòng Phát triển nông thôn.

+ Bước 2: Trong thời hạn 14,5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Phòng Phát triển nông thôn – Chi cục Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ và tham mưu lập Danh sách hộ dân nhận hỗ trợ di dời, thông báo thời gian, địa điểm và tiến hành cấp phát kinh phí hỗ trợ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ từ phòng Nông nghiệp và PTNT/phòng Kinh tế, Phòng Phát triển nông thôn - Chi cục Phát triển nông thôn đề nghị phòng Nông nghiệp và PTNT/phòng Kinh tế bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.  

- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn tự nguyện bố trí, ổn định dân cư (theo mẫu), kèm bản sao CMND, hộ khẩu không cần công chứng.

2) Biên bản Bình xét hộ dân tham gia dự án (phương án).

3) Danh sách trích ngang.

4) Quyết định bố trí, ổn định dân cư của UBND cấp trên.

5) Danh sách hộ dân nhận hỗ trợ di dời.

+ Số lượng hồ sơ: 04 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị, thành phố.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cá nhân.

+ Hộ gia đình

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp thực hiện: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị, thành phố.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ giải quyết chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình di chuyển khỏi vùng thiên tai.

- Lệ phí: không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn tự nguyện bố trí, ổn định dân cư theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTN ngày 27 tháng 04 năm 2015 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Biên bản Bình xét hộ dân tham gia dự án (phương án) theo mẫu phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTN.

+ Danh sách trích ngang theo mẫu phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTN.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện về đối tượng, vị trí: hộ gia đình sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lũ, lốc xoáy và di dời đến nơi ở mới bảo đảm an toàn theo điều động của chính quyền địa phương.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020;

+ Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định Quy trình bố trí, ổn định dân cư thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo TT số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN TỰ NGUYỆN BỐ TRÍ, ỔN ĐỊNH DÂN CƯ

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã...............................................

Họ và tên chủ hộ:.............................. Dân tộc.............. .

Sinh ngày........... tháng....... năm.......

Nguyên quán:................................................................................................

Nơi ở hiện nay:..............................................................................................

Hộ khẩu thường trú:.......................................................................................

Thuộc đối tượng bố trí, ổn định dân cư:…………………………………(*)

Tên dự án, phương án:...............…………………………………………

Số người đi trong hộ có:................ khẩu................lao động.

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐI TRONG HỘ

Số thứ tự

Họ và Tên

Năm sinh

Quan hệ với chủ hộ

Trình độ Văn hoá

Nghề nghiệp

Số sổ hộ khẩu hoặc số Chứng minh thư nhân dân

Nam

Nữ

 

 

 

1

 

 

 

Chủ hộ

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi tự nguyện làm đơn này xin tham gia dự án, phương án bố trí, ổn định dân cư.

Nếu được chấp nhận tôi xin cam kết:

- Tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ, quyền công dân theo quy định của Pháp luật.

- Tổ chức xây dựng cuộc sống lâu dài tại nơi được bố trí, sắp xếp.

Nếu tôi tự ý bỏ đi nơi khác, tôi sẽ phải hoàn trả các khoản tiền Nhà nước hỗ trợ, diện tích đất, rừng đã được giao (nếu có)./.

 


XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
(Họ tên, chức vụ, ký, đóng dấu)

......, ngày..... tháng..... năm ......
CHỦ HỘ LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (*) đối tượng: thiên tai, biên giới, hải đảo, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, dân cư trú trong rừng đặc dụng.

 

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo TT số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN BÌNH XÉT HỘ DÂN THAM GIA

DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)…………………………

Hôm nay, ngày.......tháng....... năm.....,

Tại thôn (bản)..............xã.................huyện..............tỉnh..........................

diễn ra cuộc họp với các nội dung sau:

I/ Thành phần tham dự gồm:

1. Đại diện UBND cấp xã:

- Ông (bà)………………………. Chức vụ……………………………….

-……………………………………………………………………………

- ……………………………………………………………………………

2. Hội đồng bình xét:

- Ông (bà)………………………. Chức vụ………………………………..

- ………………………. ………………….……………………………….

- ……………………………………………………………………………

II/ Kết quả bình xét:

Tổng số hộ có đơn:…….......

Số hộ được bình xét: ………

Danh sách hộ được bình xét

STT

Họ và tên

Chủ hộ

Năm sinh

Số sổ hộ khẩu hoặc số Chứng minh thư nhân dân

Ghi chú

Nam

Nữ

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cuộc họp kết thúc lúc ….. ngày …….

 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
BÌNH XÉT

(Ký tên)

CHỦ DỰ ÁN
(Ký tên)

UBND CẤP XÃ
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo TT số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ…….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁC HỘ THAM GIA
DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)…………………………………

Đối tượng bố trí, ổn định dân cư (*): ........................................... Hình thức (tập trung, xen ghép, ổn định tại chỗ):…….

Nơi đi:................Thôn (bản).......... xã………., huyện............………… tỉnh........................................................;

Thứ tự hộ

Họ và tên
(từng người trong hộ)

Năm sinh

Quan hệ với chủ hộ

Số Khẩu (của hộ)

Số lao động
(của hộ)

Trình độ Văn hoá

Nghề nghiệp

Số sổ hộ khẩu hoặc số Chứng minh thư nhân dân
(chủ hộ)

Ghi chú

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

1

1.1.

 

 

Chủ hộ

 

 

 

 

 

 

 

1.2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2.1.

 

 

Chủ hộ

 

 

 

 

 

 

 

2.2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày....... tháng........ năm ......
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ký tên và đóng dấu)

Ngày....... tháng........ năm ....
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú: (*) đối tượng: thiên tai, biên giới, hải đảo, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, dân cư trú trong rừng đặc dụng.

 

PHỤ LỤC V

(Ban hành kèm theo TT số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN ĐƠN VỊ CẤP PHÁT TIỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
----------------

......., ngày..... tháng.... năm .....

 

DANH SÁCH CÁC HỘ THAM GIA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)
NHẬN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Tên dự án, phương án:………………………………………………………...

Đối tượng bố trí, ổn định dân cư:......................................................................(*)

Hình thức bố trí, ổn định:……………………………………………………...

Số TT

Họ và tên chủ hộ

Số sổ hộ khẩu hoặc Chứng minh thư nhân dân

Số khẩu trong hộ

Tổng số tiền hỗ trợ

(triệu đồng)

Ký nhận

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

- Tổng số tiền ghi bằng chữ:

 UBND CẤP XÃ NƠI ĐẾN
(Ký tên, đóng dấu)

ĐƠN VỊ CẤP PHÁT TIỀN

Người cấp phát
(Ký và ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

 Ghi chú:

 (*) đối tượng: thiên tai, biên giới, hải đảo, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, cư trú trong rừng đặc dụng.

2. Thủ tục Phê duyệt chủ trương xây dựng cánh đồng lớn.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Hành chính  Tổng Hợp - Chi cục Phát triển nông thôn, hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

· Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

· Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp. Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc, chuyển hồ sơ cho phòng Kinh tế hợp tác.

+ Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Cán bộ phòng Kinh tế hợp tác dự thảo văn bản tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo chi cục xem xét duyệt hồ sơ trình Sở.

+ Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét văn bản dự thảo của Chi cục trình và ký ban hành để gởi đến các địa phương có ý kiến về chủ trương xây dựng phương án cánh đồng lớn của Doanh nghiệp.

+ Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, sau khi nhận được văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện có ý kiến phản hồi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn)

+ Bước 6: Trong thời hạn 4,5 ngày làm việc, sau khi có thông tin phản hồi của địa phương, cán bộ phòng Kinh tế hợp tác Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đến doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân (Phòng hành chính tổng hợp nhận văn bản phản hồi và chuyển cho phòng Kinh tế hợp tác trong thời hạn 0,5 ngày làm việc, Phòng Kinh tế hợp tác dự thảo văn bản trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục xem xét trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở xem xét ký văn bản trong thời hạn 01 ngày làm việc).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

- Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ;

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (phụ lục II, Thông tư số 15/2014/TT- BNNPTNT).

2) Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (ban hành kèm theo Quyết định 2333/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh An Giang).

+ Số lượng hồ sơ: 2 bộ (trong đó có ít nhất 01 bản gốc)

- Thời gian giải quyết: Mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan phối hợp: Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện nơi dự kiến xây dựng cánh đồng lớn.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận nêu rõ lý do.

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPNT).

+ Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (ban hành kèm theo Quyết định 2333/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh An Giang).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc chấp thuận Dự án hoặc phương án cánh đồng lớn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

1. Tiêu chí bắt buộc:

a) Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác có liên quan.

b) Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.

c) Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản được ký kết thông qua hợp đồng, sau đây:

- Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân (thông qua Tổ hợp tác).

- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân (thông qua Tổ hợp tác).

- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức hợp pháp đại diện cho nông dân.

- Liên kết sản xuất giữa tổ chức hợp pháp đại diện cho nông dân với nông dân (thông qua Tổ hợp tác).

d) Áp dụng kỹ thuật canh tác “1 Phải 5 Giảm”.

e) Quy mô diện tích: Trong giai đoạn 2015-2017, vùng cánh đồng lớn có diện tích tối thiểu 50 ha liền canh chỉ được gieo từ 01 đến 02 loại giống trong vụ. Sau giai đoạn 2015-2017, diện tích cánh đồng lớn sẽ được điều chỉnh quy mô diện tích tăng dần để đến năm 2020 xây dựng cánh đồng lớn có diện tích tối thiểu 300 ha liền canh.

2. Tiêu chí khuyến khích:

a) Vùng cánh đồng lớn phải có hệ thống cụm kho, máy sấy, giao thông nội đồng, thuỷ lợi, điện sản xuất đủ và thuận tiện cho việc sản xuất, vận chuyển, tập kết, phân phối nông sản, hàng hoá; Các công trình khác (nếu có) đáp ứng yêu cầu liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong vùng cánh đồng lớn.

b) Tổ chức sản xuất áp dụng cơ giới hoá và quản lý sản xuất theo hướng GAP (như VietGAP, GlobalGAP, hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác).

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngàỵ 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

+ Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định sô 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

+ Quyết định 906/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014;

+ Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 22/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về ban hành Tiêu chí cánh đồng lớn lúa, nếp tỉnh An Giang; Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc điều chỉnh Tiêu chí cánh đồng lớn lúa, nếp tỉnh An Giang;

+ Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh An Giang ban hành hợp đồng mẫu liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Phụ lục II

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG

DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CÁNH ĐỒNG LỚN

(Ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT

…………………………..

 

Số:           /

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CIIỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

................, ngày      tháng      năm 20….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG

DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CẢNH ĐỒNG LỚN

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh…….  

Căn cứ Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chỉnh phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Thông tư số Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định sô 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ vào Quyết định số………/QĐ-UBND ngày….tháng.... năm ….. của UBND tỉnh An Giang về việc Phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn ………                                   

…………….kính trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét và chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn tại xã………..huyện………..tỉnh………....., với các nội dung như sau: 

1. Tên Dự án (Phương án): Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn………………………………... 2. Cơ quan xây dựng:

Doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân        ………………………

3. Đối tác tham gia: (Ghi rõ các đối tác tham gia là những tổ chức cá nhân, sau này sẽ tham gia ký các hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)

……………………………………………………………………………

4. Mục tiêu: (Bao gồm các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; Bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác)

……………………………………………………………………………

5. Nội dung và quy mô:

……………………………………………………………………………

6. Địa điểm triển khai (Ghi rõ tên các xã, huyện dự kiến xây dựng cánh đồng lớn)

……………………………………………………………………………

  1. Kinh phí đầu tư (dự kiến):

……………………………………………………………………………

8. Nguồn vốn (các nguồn của doanh nghiệp đầu tư, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác):

……………………………………………………………………………

……………….đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét, chấp thuận chủ trương xây dựng cánh lớn hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ…………..để………………..làm căn cứ thực hiện./.

 

GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

 

 

     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                             HỢP ĐỒNG

LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN

Số:......./20...../HĐSXTT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2333/QĐ-UBND  ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

 
 
 

 

 

Căn cứ Bộ Luật Dân sự năm 2005;

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành;

Căn cứ biên bản cử đại diện nhóm hộ nông dân ngày.....tháng.......năm...... tại..........;

Hôm nay, ngày……...tháng năm……...tại......……....…, chúng tôi gồm:

BÊN A: DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN

Địa chỉ trụ sở giao dịch:.........................................................................

Điện thoại:………….Fax:……...........Di động:...........................................

Tài khoản số: ……………………Mở tại ngân hàng:..................................

Mã số thuế doanh nghiệp: ……………………………............................

Đại diện bởi ông (bà):.............................................Chức vụ:.......................

(Giấy ủy quyền số:........., viết ngày.....tháng.....năm bởi ông (bà):........Chức vụ:..........ký (nếu có)).

BÊN B: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN/NÔNG DÂN

Đại diện cho.......nông dân có tên trong danh sách kèm theo hợp đồng này.

Do ông (bà) :……………………Chức vụ:………………. làm đại diện.

CMND số:..…………….ngày cấp……………….nơi cấp……..….........

Địa chỉ: …………………………………………….……………………

Điện thoại:. ........................Fax:..................... Di động: .............................

Tài khoản số:………………………Mở tại ngân hàng:.............................

Sau khi thoả thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trong thời hạn................năm (vụ), với các nội dung sau:

Điều 1. Nội dung hợp đồng

Bên A cam kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm do bên B sản xuất. Bên B cam kết sản xuất và bán sản phẩm cho bên A trong thời gian sản xuất: từ ngày.........tháng..........năm...............đến ngày...........tháng.............năm................

- Loại giống:..................................................

- Diện tích sản xuất:......................................

- Sản lượng dự kiến:......................................

- Địa điểm thực hiện tại:...................................

Điều 2. Trách nhiệm của hai bên

1. Trách nhiệm của bên A

Bên A cung cấp (bán ghi nợ/ứng trước) giống và vật tư nông nghiệp để bên B sản xuất, cụ thể như sau:

Stt

Tên sản phẩm

Số lượng (tấn)

Đơn giá (đồng/tấn)

Thành tiền (đồng)

1

Lúa giống

 

 

 

2

Phân bón

 

 

 

3

Thuốc trừ sâu

 

 

 

....

.........

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

        Trong trường hợp, nếu bên B tự mua giống và vật tư nông nghiệp, phải là loại đạt tiêu chuẩn, chất lượng, được sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền và phải thông báo cho bên A biết.

2. Trách nhiệm của bên B

- Bên B cam kết bán sản phẩm cho bên A.

- Số lượng sản phẩm tạm tính: (1)............................................................kg.

((1) Sản lượng sản phẩm được hai bên xác định cụ thể tuỳ vào năng suất và sản lượng tại thời điểm thu hoạch)

- Quy cách, chất lượng, phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm (do hai bên đã thoả thuận):

+ Độ ẩm:……………………….

+ Tạp chất:……………………..

+ Dư lượng hoá chất tối đa trong sản phẩm:……………………………..

+…………………………………………….

Điều 3. Giá cả, phương thức thanh toán

  1. Sản phẩm do bên A cung cấp cho bên B

- Giá cả:……………………………………………………………………

- Phương thức thanh toán:…………………………………………………

- Thời hạn thanh toán và địa điểm giao nhận hàng:……………………..

2. Sản phẩm hàng hoá do bên B bán cho bên A

- Giá cả và cách xác định giá:…………(2)………………………………

((2) Áp dụng giá sàn, giá cố định hoặc giá thị trường tại thời điểm thu mua , hoặc thỏa thuận khác giữa hai bên. Nêu rõ phương thức tính giá, cách xác định giá thu mua)

- Trước ngày thu hoạch 5-7 ngày, hai bên xác định giá thu mua (chốt giá). Đến ngày thu hoạch nếu giá tăng hay giảm so với giá thu mua đã xác định thì hai bên chia sẻ phần chênh lệch giá theo tỷ lệ….% (ví dụ 50%-50%).

- Phương thức và thời điểm thanh toán: Bên A thanh toán tiền mua sản phẩm cho bên B bằng tiền mặt sau khi trừ đi các khoản tiền vật tư nông nghiệp do bên B ứng trước cho bên A để sản xuất (nếu có) vào ngày…..tháng ……năm…., tại……………………….(3)

((3) Cách xác định ngày, do hai bên thoả thuận, nếu áp dụng hình thức thanh toán khác phải nêu rõ)

- Thời gian và địa điểm giao nhận hàng: Bên B giao hàng cho bên A vào ngày………..tháng……….năm………,tại…………

3. Hai bên giao và nhận giống, vật tư nông nghiệp, sản phẩm hàng hoá phải lập biên bản giao, nhận, xác nhận rõ số lượng, đơn giá, thành tiền, có chữ ký, họ tên của người giao và người nhận của hai bên. Mỗi bên giữ 01 (một) bản.

Điều 4. Thời gian, địa điểm thu mua

Căn cứ vào thời điểm thu hoạch, bên A thông báo thời gian, địa điểm thu mua sản phẩm cho bên B trước khi thu hoạch ít nhất………ngày.

Điều 5. Chi phí vận chuyển và bốc xếp

- Chi phí vận chuyển, bốc xếp giống và vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất do bên ……..chịu.

- Chi phí vận chuyển và bốc xếp sản phẩm hàng thu mua do bên……….chịu.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên A

- Trong trường hợp, ngoài các giống và vật tư nông nghiệp do bên A cung cấp cho bên B theo quy định tại Điều 1, nếu bên B có nhu cầu, bên A sẽ giới thiệu các doanh nghiệp khác cung cấp về giống và vật tư nông nghiệp cho bên B.

- Đảm bảo cung cấp giống, vật tư nông nghiệp đúng số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn đã cam kết.

- Đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hóa đúng theo quy cách, tiêu chuẩn và số lượng thực tế như đã cam kết ban đầu.

- Phối hợp với bên B tổ chức các biện pháp thu mua theo thời gian, địa điểm thu hoạch theo thoả thuận giữa các bên.

- Cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra hướng dẫn cho bên B/các hộ dân trực tiếp canh tác.

- Cung cấp bao bì đựng………cho bên B (nếu có yêu cầu) sau khi đạt được thỏa thuận mua bán giữa hai bên.

- Kiểm tra quy cách, tiêu chuẩn hàng hoá thu mua.

- Thanh toán đầy đủ và kịp thời tiền mua hàng hoá cho bên B.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B.

- Phải tuân thủ các quy trình canh tác theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của bên A và những trường hợp khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

- Sử dụng giống và vật tư nông nghiệp (phân bón thuốc bảo vệ thực vật) theo yêu cầu của bên A (nếu có).

- Cung cấp cho bên A các thông tin về quy trình canh tác, sử dụng giống và các loại thuốc bảo vệ thực vật, thời gian thu hoạch, địa điểm giao hàng.

- Lập danh sách các hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn (có biên bản làm việc hoặc hợp đồng).

- Bán sản phẩm hàng hóa cho bên A đúng theo quy cách, tiêu chuẩn số lượng thực tế như đã cam kết ban đầu.

- Phối hợp với bên A tổ chức các biện pháp thu mua theo thời gian, địa điểm thu hoạch theo sự thoả thuận giữa các bên.

- Nhận tiền bán sản phẩm hàng hoá của bên A trả sau khi trừ đi các khoản giống và vật tư nông nghiệp do bên A ứng trước (nếu có).

Điều 8. Xử lý vi phạm hợp đồng

        - Nếu bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bên A phải bồi thường tất cả các chi phí ban đầu do bên B đầu tư sản xuất và các chi phí khác có liên quan. (4)

        - Nếu bên B không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bên B phải bồi thường tất cả các chi phí ban đầu do bên A đầu tư sản xuất và các chi phí khác có liên quan. (4)

        ((4) Chi phí bồi thường do hai bên xác định và thoả thuận thống nhất).

Điều 9. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Điều kiện thoả thuận khác

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên B hoàn thành tốt các nội dung đã ký kết trong hợp đồng, bên A sẽ thực hiện việc khen thưởng hoặc trích tỷ lệ phần trăm (%) hoa hồng cho bên B theo sự thoả thuận giữa hai bên (nếu có).

Điều 11. Điều khoản chung

1. Sau khi đã đọc hợp đồng, hai bên đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng, công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này và cùng ký tên vào hợp đồng này.

2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm được hai bên ký tên.

3. Mọi sửa đổi, bổ sung (nếu có) liên quan đến hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi được sự thỏa thuận của các bên và lập thành biên bản có chữ ký của các bên xác nhận.

Hợp đồng này được làm thành …….bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ……..bản./.

ĐẠI DIỆN BÊN BÁN (B)

(Chữ ký/điểm chỉ

và ghi rõ họ tên)

…………..

 

ĐẠI DIỆN BÊN MUA (A)

(Ký tên và đóng dấu)

………………..

 

 

Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch

   Ngày …… tháng ……. năm ……. (Bằng chữ ……………………………). Tại ………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

- Hợp đồng ……………………………… (7) được giao kết giữa:

Bên A: Ông/bà: ……………………………………………………….

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số………………………….

Bên B: Ông/bà:………………………………………………………..

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số………………………….

- Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của hợp đồng, giao dịch.

- Tại thời điểm chứng thực, các bên tham gia hợp đồng, giao dịch minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; tự nguyện thỏa thuận giao kết hợp đồng và đã ký/điểm chỉ (8) vào hợp đồng, giao dịch này trước mặt tôi.

Hợp đồng này được lập thành………bản chính (mỗi bản chính gồm…….tờ, ……....trang), cấp cho:

+ ………………….bản chính;

+ ………………….bản chính;

Lưu tại UBND xã, phường, thị trấn 01 (một) bản chính.

Số chứng thực…………. quyển số………..(1) - SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

Chú thích:

- (1) Ghi theo thông tin đã ghi tại bìa sổ chứng thực (ví dụ: 01/2015).

- (2) Nếu thực hiện tại UBND cấp xã thì Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND ký, đóng dấu UBND cấp xã.

- (3) Nếu là Giấy chứng minh nhân dân thì gạch ngang Hộ chiếu, nếu là Hộ chiếu thì gạch ngang cụm từ Giấy chứng minh nhân dân.

- (4) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực (ví dụ: UBND xã A, huyện B); chỉ cần ghi giờ, phút trong trường hợp chứng thực ngoài trụ sở.

- (5) Ghi rõ họ và tên của Người thực hiện chứng thực.

- (6) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch UBND xã A, huyện B, tỉnh C).

- (7) Ghi rõ tên của hợp đồng, giao dịch được chứng thực.

- (8) Nếu ký thì gạch ngang cụm từ “điểm chỉ”, nếu điểm chỉ thì gạch ngang từ “ký”.

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

BIÊN BẢN NGHIỆM THU, THANH LÝ

HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN

Số: ………/20...../BBNTHĐSXTT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2333/QĐ-UBND  ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

 
 
 

 

 

 

- Căn cứ Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ...........số /....../20...../HĐSXTT ký ngày ......./....../20......giữa......(doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân)........và.......(tổ chức đại diện của nông dân/nông dân)......;

- ................... 

Hôm nay, ngày……tháng……năm 20…tại ........……, chúng tôi gồm:

BÊN A: DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN

Địa chỉ trụ sở giao dịch:….……………… ………………..........

Điện thoại:………….Fax: ……........... Di động:........................

Tài khoản số:…………………Mở tại ngân hàng:...............................

Mã số thuế doanh nghiệp:…… ………………………………….....

Đại diện bởi ông (bà):…………………………Chức vụ:.................

(Giấy uỷ quyền số:...................., viết ngày ......tháng.......năm bởi ông (bà):..................................................Chức vụ:.......................ký (nếu có))

BÊN B: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN/NÔNG DÂN

Đại diện cho.......nông dân có tên trong danh sách kèm theo biên bản này.

Do ông (bà) :…………………… Chức vụ:………………. làm đại diện.

CMND số:..…………….ngày cấp……………….nơi cấp……..….........

Địa chỉ: …………………………….……………………

Điện thoại:. ........................ Fax: ..................... Di động: ...............

Tài khoản số……………………Mở tại ngân hàng:.............................

Hai bên thống nhất ký Biên bản nghiệm thu, thanh lý Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ ............. số......./....../20......./HĐSXTT ký ngày ..../..../20... với nội dung sau:

Điều 1. Kết quả thực hiện hợp đồng

Hai bên đã thực hiện các nội dung quy định tại Điều 1 của hợp đồng, cụ thể như sau:

 

1. Trong vụ (năm)...................................Bên A đã cung cấp cho Bên B:

- Giống:.....................................................

- Phân bón:................................................

- Thuốc BVTV:.........................................

- Tổng giá trị (thành tiền):......................... 

2. Trong vụ (năm)................................... Bên B sản xuất và bán cho bên A (đồng ý mua):

- Lúa.....(loại giống):...........................

- Phân bón:........................................

- Diện tích sản xuất:........................ha

- Sản lượng:....................................tấn

- Tổng giá trị (thành tiền):...................

3. Bên A đã thanh toán cho bên B (sau khi đã trừ số nợ.....................đồng), (trong trường hợp Bên A có bán ghi nợ cho Bên B):

Tổng số tiền:…………………., trong đó:

- Tiền mặt:...............................................

- Chuyển khoản:…………………………

Điều 2. Xử lý sản phẩm hàng hoá không thu mua

Số sản phẩm do Bên A không thu mua cho Bên B (hoặc do Bên B không bán cho bên A):

- Sản lượng:…………………….tấn.

- Lý do:…………………………….

- Cách xử lý:……………………….

Điều 3. Điều khoản chung

1. Hai bên đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng đã ký.

2. Hai bên đồng ý thanh lý hợp đồng số...../20.../HĐSXTT ký ngày ....../....../20....... Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký, hai bên không còn trách nhiệm thực hiện hợp đồng này.

Biên bản được lập thành…..….bản, mỗi bên giữ……..bản có giá trị như nhau./.

ĐẠI DIỆN BÊN BÁN (B)

(Chữ ký/điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

…………

 

ĐẠI DIỆN BÊN MUA (A)

(Ký tên và đóng dấu)

……………….

 

 

                                          

Lời chứng chứng thực chữ ký

        1)  Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản

Ngày …….. tháng ……. năm …….

(Bằng chữ ………………………………………………)

Tại ……………………………… (4), ….. giờ …... phút. Tôi (5) …………………….., là (6)…………………………...

Chứng thực

Ông/bà ……………Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…..…….., cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.

Số chứng thực ………….. quyển số ………… (1) - SCT/CK, CĐ

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (2)

2) Lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ ……………………………………………)

Tại ………………………………………… (4), ….. giờ…..….. phút. Tôi (5)……………………………….., là (6) ………………

Chứng thực

Các ông/bà có tên sau đây:

Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…......,

Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…......,

Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số….....,

……………………………………………………………………………

- Các ông/bà có tên trên cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã cùng ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.

Số chứng thực……………. quyển số…………. (1) - SCT/CK, ĐC

Ngày …………tháng………. năm………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

 

 

3. Thủ tục Phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (áp dụng cho phê duyệt lần đầu và điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoặc phương án cánh đồng lớn)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Sau khi được chấp thuận chủ trương, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân nộp hồ sơ xin phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn tại Phòng Hành chính  Tổng Hợp - Chi cục Phát triển nông thôn, hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

· Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

· Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp. Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc, chuyển hồ sơ cho phòng Kinh tế hợp tác.

+ Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc cán bộ phòng Kinh tế hợp tác - Chi cục Phát triển nông thôn dự thảo giấy mời họp Hội đồng kèm hồ sơ gửi đến các cơ quan liên quan thẩm định nội dung phương án. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở xem xét và ký giấy mời.

+ Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, phòng Kinh tế hợp tác chuyển hồ sơ đến cơ quan liên quan.

+ Bước 4: 2,5 ngày làm việc

. 02 ngày làm việc, Sở Tài chính, Sở Kế Hoạch & ĐT, Sở Công Thương, Sở TN & MT, Sở KH & CN nghiên cứu hồ sơ.

. 0,5 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng thẩm định phương án.

+ Bước 5: Trong thời hạn 4 ngày làm việc, căn cứ vào văn bản nêu ý kiến thẩm định của các đơn vị và biên bản thẩm định (họp Hội đồng thẩm định) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn hoặc có văn bản không chấp thuận Dự án (Phương án). Trong trường hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh phê duyệt Dự án (Phương án) nhưng UBND tỉnh không phê duyệt thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có văn bản thông báo nêu lý do không phê duyệt.

- Bước 6: Trong thời gian 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gởi, UBND tỉnh xem xét phê duyệt hoặc có ý kiến Dự án (Phương án) cánh đồng lớn và chuyển kết quả cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).

- Bước 7: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả kết quả cho doanh ngjiệp, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

- Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn án (theo mẫu: phụ lục IV, Thông tư 15/2014/TT- BNNPTNT);

2) Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (theo Mẫu: phụ lục III, Thông tư 15/2014/TT- BNNPTNT), thời gian thực hiện tối thiểu là 05 năm;

3) Giấy phép kinh doanh theo quy định (bản công chứng), do Cơ quan thẩm quyền cấp;

4) Thông tin về liên kết (nếu có), mẫu hợp đồng theo Quyết định 2333/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh.

Không yêu cầu doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã cung cấp thông tin về năng lực trung bình trong 03 năm liên tục gần nhất. Tuy nhiên các nội dung này cần phải thể hiện rõ trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (theo mẫu phụ lục III, Thông tư 15/2014/TT- BNNPTNT) đề nghị phê duyệt.

+ Số lượng hồ sơ: 07 bộ (trong đó có ít nhất 01 bản gốc)

- Thời gian giải quyết: Mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT)

+ Cơ quan phối hợp: Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện nơi dự án xây dựng cánh đồng lớn

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hoặc văn bản thông báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nếu không được phê duyệt;

Thời gian thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đảm bảo theo lộ trình thực hiện đối với cây hàng năm là 5 năm, đối với cây lâu năm là 7 năm;

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (theo mẫu Phụ lục IV của Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT); 

+ Mẫu Đề cương Dự án (phương án) cánh đồng lớn (theo mẫu Phụ lục III Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

1. Tiêu chí bắt buộc:

a) Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác có liên quan.

b) Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.

c) Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản được ký kết thông qua hợp đồng, sau đây:

- Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân (thông qua Tổ hợp tác).

- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân (thông qua Tổ hợp tác).

- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức hợp pháp đại diện cho nông dân.

- Liên kết sản xuất giữa tổ chức hợp pháp đại diện cho nông dân với nông dân (thông qua Tổ hợp tác).

(Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản ban hành kèm theo Quyết định 2333/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh An Giang).

d) Áp dụng kỹ thuật canh tác “1 Phải 5 Giảm”.

e) Quy mô diện tích: Trong giai đoạn 2015-2017, vùng cánh đồng lớn có diện tích tối thiểu 50 ha liền canh chỉ được gieo từ 01 đến 02 loại giống trong vụ. Sau giai đoạn 2015-2017, diện tích cánh đồng lớn sẽ được điều chỉnh quy mô diện tích tăng dần để đến năm 2020 xây dựng cánh đồng lớn có diện tích tối thiểu 300 ha liền canh.

2. Tiêu chí khuyến khích:

a) Vùng cánh đồng lớn phải có hệ thống cụm kho, máy sấy, giao thông nội đồng, thuỷ lợi, điện sản xuất đủ và thuận tiện cho việc sản xuất, vận chuyển, tập kết, phân phối nông sản, hàng hoá; Các công trình khác (nếu có) đáp ứng yêu cầu liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong vùng cánh đồng lớn.

b) Tổ chức sản xuất áp dụng cơ giới hoá và quản lý sản xuất theo hướng GAP (như VietGAP, GlobalGAP, hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác)./.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

+ Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

+ Quyết định 906/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014;

+ Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 22/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về ban hành Tiêu chí cánh đồng lớn lúa, nếp tỉnh An Giang; Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc điều chỉnh Tiêu chí cánh đồng lớn lúa, nếp tỉnh An Giang;

+ Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh An Giang ban hành hợp đồng mẫu liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục III

MẪU ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 15 /2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Phần I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)

1. Tên Dự án (Phương án): Tên Dự án (Phương án) phải ghi rõ đây là Dự án (Phương án) cánh đồng lớn đôi với loại cây trồng gì và địa bàn triển khai chính là ở đâu. Ví dụ: Dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu tại huyện X, tỉnh Y.

2. Địa chỉ thực hiện Dự án (Phương án): Ghi đầy đủ địa chỉ tên các xã, huyện, tỉnh Dự án sẽ triển khai.

3. Các đối tác tham gia Dự án (Phương án)

a) Doanh nghiệp: Tên của các doanh nghiệp, loại hình dịch vụ kinh doanh chính (ví dụ chế biến xuất khẩu gạo), năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây.

b) Tổ chức đại diện của nông dân: Tên Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và số lượng thành viên tham gia.

c) Nông dân: số lượng nông dân tham gia.

4. Căn cứ pháp lý xây dựng Dự án (Phương án) cánh đồng lớn

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn.     

- Căn cứ vào Quyết định số………/QĐ-UBND ngày….tháng.... năm ….. của UBND tỉnh An Giang về việc Phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn ……………...        

- Văn bản số…./      -SNN&PTNT ngày   tháng   năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang về việc chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn.      

- Những căn cứ khác (nếu có) 

5. Mục tiêu:        

Nêu rõ các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đổi tác tham gia; bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu cho chê biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác.           

Phần II. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN.

1. Bối cảnh xây dựng dự án: Giới thiệu các nội dung chính sau đây:

- Tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản mà Dự án dự kiến đầu tư sản xuất. Những thuận lợi khó khăn hiện nay trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đang gặp phải.

- Nhu cầu của thị trường tiêu thụ (sản lượng, chất lượng và giá cả nông sản) và những rủi ro của phương thức sản xuất hiện tại (không có liên kêt).

- Cơ hội mà liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tạo ra cho các thành phần tham gia Dự án (Phương án).

  1. Địa bàn triển khai và thời gian thực hiện

- Địa bàn triển khai: Tên địa điểm (mô tả theo Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn); đặc điểm kinh tế xã hội vùng sản xuất.

- Thời gian thực hiện: Ghi rõ số năm và số vụ sản xuất mà Dự án (Phương án) dự kiến tổ chức xây dụng cánh đồng lớn.

3. Nội dung kế hoạch đầu tư sản xuất trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn, bao gồm các kế hoạch cụ thể sau:

- Diện tích, năng suất, sản lượng, giống nông sản dự kiến theo từng năm, từng mùa vụ liên kết.

- Kế hoạch đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng phục vụ sản xuất (mương máng, bờ vùng, đường nội đông, trạm bơm, kho chứa, hệ thống điện).

- Kế hoạch đầu tư, chi phí vật tư, phân bón và lao động cho sản xuất theo mùa vụ trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Kế hoạch tiêu thụ, bảo quản và chế biến nông sản cho nông dân.

4. Hình thức liên kết:

Mô tả cụ thể các hình thức liên kết dự kiến sẽ áp dụng trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong cung câp dịch vụ và vật tư phân bón cho nông dân.

- Vai trò của doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân, chính quyền nhà nước và các tác nhân khác trong liên kêt sản xuất.

5. Quy trình sản xuất và quy trình kỹ thuật dự kiến áp dụng trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn:

- Mô tả quy trình sản xuất (kỹ thuật làm đất; chủng loại giống; yêu cầu phẩm cấp chât lượng giống sử dụng trong sản xuất; quy trình bón phân, chăm sóc, tưới nước, làm cỏ; quy trình thu hoạch và sơ chế và bảo quản...) được quy định trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (thường do các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đề xuất và được các đối tác tham gia cánh đồng lớn như nông dân, doanh nghiệp cung cấp phân bón vật tư nông nghiệp châp nhận nhằm bảo đảm chất lượng nông sản và nâng cao hiệu quả sản xuất).

- Mô tả phương thức kiểm soát quy ừình sản xuất và chất lượng nông sản trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

6. Các hoạt động và các giải pháp chính nhằm thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn

- Củng cố, đầu tư xây dựng hạ tầng trong vùng cánh đồng lớn.

- Xây dựng các tổ chức nông dân.

- Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản và hợp đồng cung cấp vật tư dịch vụ đầu vào cho sản xuất.

- Đào tạo, tập huấn cho nông dân.

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật.

- Các giải pháp khác nếu có.

7. Đề xuất kinh phí thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn

- Xác định những khoản mục, hoạt động cần thiết nhằm thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Dự toán chi tiết kinh phí đầu tư thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Nguồn kinh phí thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

Phần III:  HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN

1. Phân tích hiệu quả kinh tế của Dự án (Phương án)     

- Lợi ích chung mà Dự án (Phương án) cánh đồng lớn có thể mang lại như: Nâng cao được chất lượng và giá bán nông sản; nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản; góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở địa phương.

- Lợi ích đối với nông dân và các tổ chức đại diện của nông dân như: Nâng cao thu nhập cho người sản xuất; hạn chế rủi ro trong sản xuất.

- Lợi ích đối với các doanh nghiệp: Bảo đảm ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Đánh giá các rủi ro và các biện pháp giảm thiểu

- Các rủi ro về thị trường và giải pháp khắc phục trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.       

- Những rủi ro về mặt tổ chức thực hiện các Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Các rủi ro và rào cản khác Dự án hoặc Phương án có thể gặp phải.

Phần IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nêu cụ thể các nội dung sau đây trong Kế hoạch tổ chức thực hiện:

1. Kế hoạch xây dựng tổ chức đại diện của nông dân.

2. Kế hoạch đào tạo kỹ thuật cho nông dân.

3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong cánh đồng lớn.

4. Kế hoạch hỗ trợ các dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất trong cánh đồng lớn.

5. Kế hoạch tài chính.

6. Kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

 

GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

 

Phụ lục IV

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014

 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 
 
 

 

 

ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT

…………………………..

 

Số:        /-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CIIỦ NGHĨA VIỆT NAM             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

................, ngày      tháng      năm 20….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh……………………………………………     -  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh……………………..              

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cảnh đồng lớn;

Căn cứ vào Quyết định số………/QĐ-UBND ngày….tháng.... năm ….. của UBND tỉnh An Giang về việc Phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn ……………...............................

Căn cứ vào Văn bản chấp thuận số…..ngày...... tháng…..năm…….của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc chấp thuận chủ trương xây dựng dự án (phương án) cánh đồng lớn                                            

………….kính trình ủy ban nhân dân tỉnh………...…, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn tại xã…………..huyện………..tỉnh………………., với các nội dung như sau:

1. Tên Dự án (Phương án): Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ               

2. Cơ quan xây dựng Dự án (Phương án):

Doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân                          

3. Đối tác tham gia: (Ghi rõ các đối tác tham gia là những tổ chức cá nhân sau này sẽ tham gia ký các hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)

4. Mục tiêu: (Bao gồm các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác)

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

5. Nội dung và quy mô Dự án (Phương án):

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

6. Địa điểm triển khai (Ghi rõ tên các xã, huyện dự kiến xây dựng cánh đồng lớn)

……………………………………………………………………………

7. Kinh phí đầu tư (dự kiến):

……………………………………………………………………………

8. Nguồn vốn (các nguồn của doanh nghiệp đầu tư, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác):    

……………………………………………………………………………

9. Lộ trình thực hiện:

……………………………………………………………………………

10. Dự kiến kết quả triển khai:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

11. Tổ chức thực hiện:

……………………………………………………………………………

        …………….đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh………., Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…………, xem xét, phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ……….để……….làm căn cứ thực hiện./.

GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

 

 

4. Thủ tục đăng ký xét công nhận nghề truyền thống.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) nộp hồ sơ trực tiếp tại tại Phòng Hành chính  Tổng Hợp -  Chi cục Phát triển nông thôn, hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

· Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

· Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp. Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc, chuyển hồ sơ cho phòng Ngành nghề nông thôn.

+ Bước 2: Sau 2,5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Ngành nghề nông thôn Chi cục Phát triển nông thôn thành lập đoàn và thẩm tra thực tế tại địa bàn có ngành nghề nhằm đánh giá các tiêu chí để công nhận nghề truyền thống.

+ Bước 3: Căn cứ vào kết quả đánh giá của đoàn thẩm tra:

· Nếu ngành nghề nông thôn không đáp ứng được 01 trong các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thẩm tra, Chi cục Phát triển nông thôn có văn bản thông báo cho UBND cấp huyện về lý do không đạt tiêu chí để công nhận (Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét. Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét và ký văn bản thông báo trong thời hạn 01 ngày làm việc);

· Nếu ngành nghề nông thôn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để công nhận nghề truyền thống, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thẩm tra, Sở Nông nghiệp và PTNT mời các thành viên trong Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống để đánh giá, công nhận hoặc không công nhận (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo Giấy mời trong thời hạn 06 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký trong thời hạn 02 ngày làm việc)

+ Bước 4: Căn cứ vào kết quả đánh giá của Hội đồng:

· Nếu Hội đồng không thống nhất công nhận, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội đồng, Sở Nông nghiệp và PTNT có văn bản thông báo cho UBND cấp huyện về kết luận của Hội đồng (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo Thông báo kết luận trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký trong thời hạn 01 ngày làm việc).

· Nếu Hội đồng thống nhất công nhận

Trường hợp 1: Thống nhất công nhận, không yêu cầu bổ sung bất kỳ giấy tờ nào khác.

Trường hợp 2: Thống nhất công nhận, nhưng yêu cầu bổ sung một số giấy tờ cần thiết, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội đồng, UBND cấp huyện phải bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Hội đồng.

+ Bước 5:

Trường hợp 1 Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi có kết luận của Hội đồng, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo tờ trình kèm hồ sơ liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký Tờ trình trong thời hạn 02 ngày làm việc).

Trường hợp 2 Bước 4: Trường hợp có yêu cầu bổ sung một số giấy tờ cần thiết, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ bổ sung từ UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo tờ trình kèm hồ sơ liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký Tờ trình trong thời hạn 02 ngày làm việc).

+ Bước 6: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh ra quyết định công nhận, gửi UBND cấp huyện và cơ quan liên quan.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

- Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ;

+ Thành phần hồ sơ:

1) Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của UBND cấp xã (Phụ lục 1 Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13/01/2016);

2) Bản sao có công chứng các giấy chứng nhận huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa, dân tộc của nghề truyền thống.

3) Bản sao giấy công nhận nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 02 bộ (UBND cấp huyện nộp 02 bộ hồ sơ cho Chi cục Phát triển nông thôn).

- Thời gian giải quyết: Ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan phối hợp: Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận.

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của nghề truyền thống, bản tóm tắt kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh làng nghề (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Hồ sơ xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống thực hiện theo Quy định tại Điều 16 Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND, đồng thời phải đảm bảo thực hiện thống nhất theo quy định Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.   

+ Các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận sau thời gian 5 năm không còn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như không đảm bảo tiêu chí theo quy định của làng nghề tại Quy định thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đạt theo yêu cầu, gởi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi quyết định công nhận đối với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo tiêu chí theo Quy định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công.

+ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ..

+ Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang.

+ Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

 

 

PHỤ LỤC 1

BẢN TÓM TẮT

Quá trình hình thành và phát triển của nghề truyền thống

(Ban hành kèm theo Quyết định số  02  /2016/QĐ-UBND ngày 13  tháng 01 năm 2016)

 

UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tổ chức/cá nhân...............................                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

                                                            …………, ngày    tháng     năm

BẢN TÓM TẮT

Quá trình hình thành và phát triển của nghề truyền thống

 (Nêu rõ tên nghề )............

 

 
 
 

 

 

Kính gửi: UBND xã/phường/thị trấn........................................

 

Căn cứ Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng  01  năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang,

Nghề....................tại...........................đã hình thành và phát triển như sau:

1. Khái quát tình hình chung của nghề (Nêu rõ tên nghề ).........................

- Vị trí địa lý, sự phân bố của nghề:...........................................................

- Số hộ có người tham gia làm nghề:.........................................................

- Tổng số lao động tham gia làm nghề:......................................................

- Thu nhập bình quân của người lao động:.................................................

- Địa bàn tập trung của nghề

+ Tổng số hộ dân trên địa bàn (ấp/khóm,...)

+ Tổng số hộ có người tham gia làm nghề

2. Sự ra đời và hình thành của nghề

          - Lịch sử hình thành, du nhập và phát triển của nghề: (nếu có tài liệu lịch sử chứng minh cần nêu rõ trong báo cáo và phô tô kèm theo hồ sơ).

          - Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân: Tên các nghệ nhân, các thành tích mà các nghệ nhân đạt được,...

- Mô tả đặc điểm sản xuất, sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc:..........

3. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm

          4. Phương hướng, mục tiêu phát triển nghề trong thời gian tới (nếu có)

          5. Tình hình chấp hành chính sách, pháp luật nhà nước

          6. Kiến nghị, đề xuất

 

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN                                                          TM……………………

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

5. Thủ tục đăng ký xét công nhận làng nghề.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Hành chính  Tổng Hợp - Chi cục Phát triển nông thôn, hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

· Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

· Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp. Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc, chuyển hồ sơ cho phòng Ngành nghề nông thôn.

+ Bước 3: Sau 2,5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Ngành nghề nông thôn Chi cục Phát triển nông thôn thành lập đoàn thẩm tra thực tế tại địa bàn làng nghề nhằm đánh giá các tiêu chí để công nhận làng nghề.

Riêng đối với Phương án bảo vệ môi trường làng nghề, Phòng Ngành nghề nông thôn tham mưu văn bản gửi các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến đóng góp (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo văn bản trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký trong thời hạn 01 ngày làm việc). Trong thời hạn 07 ngày làm việc, các cơ quan có liên quan gửi văn bản góp ý về Chi cục Phát triển nông thôn. Chi cục Phát triển nông thôn tổng hợp các ý kiến đóng góp và thông qua Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, nghề truyền thống (gọi tắt là Hội đồng xét công nhận làng nghề) trong ngày Hội đồng xét công nhận làng nghề.

+ Bước 4: Căn cứ vào kết quả đánh giá của đoàn thẩm tra:

· Nếu làng nghề không đáp ứng được 01 trong các tiêu chí công nhận làng nghề, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thẩm tra, Chi cục Phát triển nông thôn có văn bản thông báo cho UBND cấp huyện về lý do không đạt tiêu chí để công nhận (Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét. Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét và ký văn bản thông báo trong thời hạn 01 ngày làm việc);

· Nếu làng nghề đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về công nhận làng nghề, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thẩm tra, Sở Nông nghiệp và PTNT mời các thành viên trong Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống để đánh giá, công nhận hoặc không công nhận (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo Giấy mời trong thời hạn 06 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký trong thời hạn 02 ngày làm việc)

+ Bước 5: Căn cứ vào kết quả đánh giá của Hội đồng:

· Nếu Hội đồng không thống nhất công nhận, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội đồng, Sở Nông nghiệp và PTNT có văn bản thông báo cho UBND cấp huyện về kết luận của Hội đồng (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo Thông báo kết luận trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký trong thời hạn 01 ngày làm việc).

· Nếu Hội đồng thống nhất công nhận:

Trường hợp 1: Thống nhất công nhận, không yêu cầu bổ sung hồ sơ gì thêm.

Trường hợp 2: Thống nhất công nhận nhưng yêu cầu bổ sung một số giấy tờ cần thiết, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội đồng, UBND cấp huyện phải bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Hội đồng.

+ Bước 6:

Trường hợp 1 Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi có kết luận của Hội đồng, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo tờ trình kèm hồ sơ liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký Tờ trình trong thời hạn 02 ngày làm việc).

Trường hợp 2 Bước 5: Trường hợp có yêu cầu bổ sung một số giấy tờ cần thiết, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ bổ sung từ UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận.

+ Bước 7: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh ra quyết định công nhận, gửi UBND cấp huyện và cơ quan liên quan.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

- Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ;

+ Thành phần hồ sơ:

1) Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất (theo mẫu tại Phụ lục 2 của Quyết định 02/2016/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 13/01/2016);

2) Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn có chữ ký của từng hộ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

3) Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; bản sao các giấy chứng nhận đã đạt giải (có công chứng) trong các cuộc thi, triển lãm (nếu có);

4) Phương án bảo vệ môi trường làng nghề (theo mẫu Phụ lục 02 Thông tư số 31/2016/TT-BNTMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

5) Quyết định của UBND cấp xã về việc thành lập Tổ tự quản bảo vệ môi trường làng nghề.

+ Số lượng hồ sơ: 02 bộ (UBND cấp huyện nộp 02 bộ hồ sơ cho Chi cục Phát triển nông thôn).

- Thời gian giải quyết: Ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận.

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Bản tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của nghề truyền thống, bản tóm tắt kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh làng nghề (phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016).

+ Phương án bảo vệ môi trường làng nghề (theo mẫu Phụ lục 02 Thông tư số 31/2016/TT-BNTMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Hồ sơ xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống thực hiện theo Quy định tại Điều 16 Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND, đồng thời phải đảm bảo thực hiện thống nhất theo quy định Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.   

+ Các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận sau thời gian 5 năm không còn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như không đảm bảo tiêu chí theo quy định của làng nghề tại Quy định thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đạt theo yêu cầu, gởi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi quyết định công nhận đối với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo tiêu chí theo Quy định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công.

+ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ..

+ Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang.

+ Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

 

PHỤ LỤC 2

BẢN TÓM TẮT

Kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh làng nghề

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2016/QĐ-UBND ngày 13  tháng 01 năm 2016)

 

UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN...     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Làng nghề...............................                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

                                                            …………, ngày    tháng     năm

BẢN TÓM TẮT

Kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh làng nghề (Nêu rõ tên làng nghề) .............

trong 2 năm 20…và 20…

 

 
 
 

 

 

Kính gửi: UBND xã/phường/thị trấn........................................

 

Căn cứ Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng  01  năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang,

Trong giai đoạn 2 năm (Từ năm.......đến năm.......), hoạt động sản xuất và kinh doanh của làng nghề...........đạt kết quả như sau:

1. Khái quát tình hình chung của làng nghề (Nêu rõ tên nghề )..........................

- Vị trí địa lý, sự phân bố của nghề:...........................................................

- Dân số: Tổng số hộ, tổng số dân của khóm/ấp............:.............................

- Số hộ có người tham gia làm nghề của khóm/ấp:.....................................

- Tổng số lao động tham gia làm nghề của khóm/ấp:..................................

2. Tình hình sản xuất kinh doanh của làng nghề

- Các loại sản phẩm chủ yếu và số lượng sản phẩm mà nghề đã tạo ra

- Giá bán bình quân của các sản phẩm chủ yếu

- Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm

- Thu nhập bình quân của một hộ làm nghề

- Thu nhập bình quân của người lao động tham gia làm nghề

3. Công nghệ đang áp dụng làm nghề

4. Công tác bảo vệ môi trường của làng nghề

5. Tình hình chấp hành chính sách, pháp luật Nhà nước

6. Phương hướng, mục tiêu phát triển của làng nghề trong thời gian tới

7. Kiến nghị- đề xuất

 

Đại diện làng nghề

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

                                                                     

 

                                                                                                                

 

PHỤ LỤC 2

 

MẪU PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

(ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN...)
(ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...)

 

 

PHƯƠNG ÁN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ...(1)...
tại xã... huyện... tỉnh...

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
(Chủ tịch UBND xã ký, ghi họ tên,
đóng dấu)

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN...
(Người đại diện có thẩm quyền ký,
ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

(Địa danh), Tháng... năm...

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của làng nghề lập phương án.

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ LÀNG NGH

1.1. Tên làng nghề

Nêu đầy đủ, chính xác tên làng nghề lập phương án.

1.2. Thông tin chung

Địa chỉ làng nghề: nêu rõ thuộc xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nào.

Mô tả vị trí địa lý của làng nghề: nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp thôn và/hoặc xã trở lên; tọa độ các điểm khống chế vị trí của làng nghề kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.

Mô tả sơ bộ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của làng nghề (sông suối, hồ ao, dân cư…).

Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải làng nghề: tên nguồn, mục đích sử dụng.

Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất (giếng khoan, nước khai thác bề mặt, nước cấp).

Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của làng nghề và các đối tượng xung quanh như đã mô tả (nếu có).

1.3. Quy mô sản xuất

Loại hình sản xuất: loại hình sản xuất chính, các loại hình khác (nếu có).

Số cơ sở sản xuất/tổng số hộ trong làng nghề (đối với các làng đa nghề thì thống kê theo từng loại ngành nghề). Lập danh mục cụ thể đính kèm.

- Sản phẩm sản xuất: liệt kê các sản phẩm chính sản xuất của làng nghề; tổng số sản phẩm chính sản xuất/ngày.

CHƯƠNG 2. TÌNH TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN

2.1. Phát sinh chất thải của làng nghề

- Sinh hoạt:

+ Nước thải: tổng lượng trung bình phát sinh (m3/ngày);

+ Chất thải rắn: tổng lượng phát sinh (kg/ngày).

- Sản xuất:

+ Nước thải: tổng lượng phát sinh (m3/ngày, tính vào thời điểm sản xuất cao nhất);

+ Chất thải rắn nguy hại và thông thường: tổng lượng phát sinh (kg/ngày);

+ Mô tả hoạt động phát sinh khí thải: mức độ phát thải (định tính/định lượng nếu có);

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường xung quanh (đất, nước, không khí) và tác động tới sức khỏe cộng đồng.

2.2. Các hoạt động bảo vệ môi trường đã thực hiện

- Mô tả hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải (nếu có) tại làng nghề.

- Biện pháp thu gom chất thải rắn hiện nay, phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại của làng nghề.

- Biện pháp, công trình xử lý khí thải.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác.

- Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn; phí vệ sinh môi trường.

- Kinh phí phân bổ thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

- Thành lập và vận hành tổ tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề (số lượng nhân sự, cơ chế vận hành).

- Tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, nạo vét kênh mương.

- Việc đưa nội dung về bảo vệ môi trường làng nghề vào hương ước, quy ước.

- Đánh giá hiệu quả thực hiện của các biện pháp nêu trên và so sánh với quy định hiện hành.

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1. Kế hoạch quản lý các cơ sở sản xuất trong làng nghề (theo báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở)

- Các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thực hiện theo báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Các cơ sở không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề thực hiện quy định tại Chương IV Thông tư này hoặc tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3.2. Thu gom và xử lý chất thải

3.2.1. Đối với nước thải

- Đối với các làng nghề đã có công trình thu gom, xử lý (nếu có) chất thải tại mục 2.2, đề nghị hoàn thiện cải tạo, nâng cấp đảm bảo thu gom, xử lý nước thải các cơ sở trên địa bàn.

- Kế hoạch vận hành các công trình thu gom, xử lý nước thải.

3.2.2. Đối với chất thải rắn (tương tự nước thải)

3.2.3. Biện pháp kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động

3.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố, rủi ro

3.3.1. Đối với an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề

- Trang bị bảo hộ lao động; kiến thức về phòng, chống sự cố cháy nổ cho nhân công lao động làm việc trực tiếp tại khu vực sản xuất.

- Bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật đảm bảo vận hành an toàn, đúng kỹ thuật.

3.3.2. Đối với an toàn môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề

- Đối với các công đoạn có khả năng xảy ra sự cố cao như lò hơi, hóa chất, lò nung... phải có thiết bị bảo vệ, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố.

- Bố trí các thiết bị, máy móc tại nơi làm việc đảm bảo an toàn người lao động, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra.

CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

4.1. Kinh phí thực hiện

Nêu rõ việc bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

4.2. Phân công trách nhiệm

- Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất tại làng nghề.

- Trách nhiệm của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Phải kết luận rõ:

- Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội.

- Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cam kết

- Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

- Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.

- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến làng nghề, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Cam kết theo dõi và thực hiện đúng các quy định về xử phạt các cơ sở sản xuất trong làng nghề nếu để xảy ra các sự cố.

 

 

 

6. Thủ tục đăng ký xét công nhận làng nghề truyền thống.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Hành chính  Tổng Hợp - Chi cục Phát triển nông thôn, hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

· Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

· Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp. Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc, chuyển hồ sơ cho phòng Ngành nghề nông thôn.

+ Bước 3: Sau 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Ngành nghề nông thôn Chi cục Phát triển nông thôn thành lập đoàn thẩm tra thực tế tại địa bàn làng nghề nhằm đánh giá các tiêu chí để công nhận làng nghề truyền thống.

Riêng đối với Phương án bảo vệ môi trường làng nghề, Phòng Ngành nghề nông thôn tham mưu văn bản gửi các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến đóng góp (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo văn bản trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký trong thời hạn 01 ngày làm việc). Trong thời hạn 07 ngày làm việc, các cơ quan có liên quan gửi văn bản góp ý về Chi cục Phát triển nông thôn. Chi cục Phát triển nông thôn tổng hợp các ý kiến đóng góp và thông qua Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, nghề truyền thống (gọi tắt là Hội đồng xét công nhận làng nghề) trong ngày Hội đồng xét công nhận làng nghề truyền thống.

+ Bước 4: Căn cứ vào kết quả đánh giá của đoàn thẩm tra:

· Nếu làng nghề truyền thống không đáp ứng được 01 trong các tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thẩm tra, Chi cục Phát triển nông thôn có văn bản thông báo cho UBND cấp huyện về lý do không đạt tiêu chí để công nhận (Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét. Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét và ký văn bản thông báo trong thời hạn 01 ngày làm việc);

· Nếu làng nghề truyền thống đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để công nhận, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thẩm tra, Sở Nông nghiệp và PTNT mời các thành viên trong Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống để đánh giá, công nhận hoặc không công nhận (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo Giấy mời trong thời hạn 06 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký trong thời hạn 02 ngày làm việc)

+ Bước 5: Căn cứ vào kết quả đánh giá của Hội đồng:

· Nếu Hội đồng không thống nhất công nhận, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội đồng, Sở Nông nghiệp và PTNT có văn bản thông báo cho UBND cấp huyện về kết luận của Hội đồng (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo Thông báo kết luận trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký trong thời hạn 01 ngày làm việc).

· Nếu Hội đồng thống nhất công nhận:

Trường hợp 1: Thống nhất công nhận, không yêu cầu bổ sung hồ sơ gì thêm.

Trường hợp 2: Thống nhất công nhận nhưng yêu cầu bổ sung một số giấy tờ cần thiết, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội đồng, UBND cấp huyện phải bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Hội đồng.

+ Bước 6:

Trường hợp 1 Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi có kết luận của Hội đồng, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận (Phòng Ngành nghề nông thôn dự thảo tờ trình kèm hồ sơ liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn xem xét trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và ký Tờ trình trong thời hạn 02 ngày làm việc).

Trường hợp 2 Bước 5: Trường hợp có yêu cầu bổ sung một số giấy tờ cần thiết, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ bổ sung từ UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận.

+ Bước 7: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh ra quyết định công nhận, gửi UBND cấp huyện và cơ quan liên quan.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

- Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ;

Thành phần hồ sơ:

1)  Các hồ sơ công nhận nghề truyền thống và làng nghề;

2) Trường hợp đã công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định công nhận nghề truyền thống. Nếu chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định công nhận làng nghề.

3) Đối với những làng nghề có hoạt động ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 5 Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 13/01/2016 của tiêu chí công nhận làng nghề, hồ sơ gồm:

Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu tại Phụ lục 1 của Quyết định  02/2016/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 13/01/2016);

Bản sao giấy chứng nhận huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa, dân tộc của nghề truyền thống.

Bản sao giấy công nhận nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước có xác nhận của UBND cấp xã.

Phương án bảo vệ môi trường làng nghề (Phụ lục 2 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Quyết định của UBND cấp xã về việc thành lập Tổ tự quản bảo vệ môi trường làng nghề.

+ Số lượng hồ sơ: 02 bộ (UBND cấp huyện nộp 02 bộ hồ sơ cho Chi cục Phát triển nông thôn).

- Thời gian giải quyết: Ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan phối hợp: Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận.

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Bản tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của nghề truyền thống, bản tóm tắt kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh làng nghề (Phụ lục 1, phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016).

+ Phương án bảo vệ môi trường làng nghề (Phụ lục 2 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Hồ sơ xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống thực hiện theo Quy định tại Điều 16 Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND, đồng thời phải đảm bảo thực hiện thống nhất theo quy định Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.   

+ Các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận sau thời gian 5 năm không còn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như không đảm bảo tiêu chí theo quy định của làng nghề tại Quy định thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đạt theo yêu cầu, gởi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi quyết định công nhận đối với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo tiêu chí theo Quy định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công.

+ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ..

+ Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang.

+ Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

 

PHỤ LỤC 1

BẢN TÓM TẮT

Quá trình hình thành và phát triển của nghề truyền thống

(Ban hành kèm theo Quyết định số  02  /2016/QĐ-UBND ngày 13  tháng 01 năm 2016)

 

UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tổ chức/cá nhân...............................                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

                                                            …………, ngày    tháng     năm

BẢN TÓM TẮT

Quá trình hình thành và phát triển của nghề truyền thống

 (Nêu rõ tên nghề )............

 

 

Kính gửi: UBND xã/phường/thị trấn........................................

 

Căn cứ Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng  01  năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang,

Nghề....................tại......................................đã hình thành và phát triển như sau:

1. Khái quát tình hình chung của nghề (Nêu rõ tên nghề )...................................

- Vị trí địa lý, sự phân bố của nghề:...........................................................

- Số hộ có người tham gia làm nghề:.........................................................

- Tổng số lao động tham gia làm nghề:......................................................

- Thu nhập bình quân của người lao động:.................................................

- Địa bàn tập trung của nghề

+ Tổng số hộ dân trên địa bàn (ấp/khóm,...)

+ Tổng số hộ có người tham gia làm nghề

2. Sự ra đời và hình thành của nghề

          - Lịch sử hình thành, du nhập và phát triển của nghề: (nếu có tài liệu lịch sử chứng minh cần nêu rõ trong báo cáo và phô tô kèm theo hồ sơ).

          - Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân: Tên các nghệ nhân, các thành tích mà các nghệ nhân đạt được,...

- Mô tả đặc điểm sản xuất, sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc:..........

3. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm

          4. Phương hướng, mục tiêu phát triển nghề trong thời gian tới (nếu có)

          5. Tình hình chấp hành chính sách, pháp luật nhà nước

          6. Kiến nghị, đề xuất

 

                 XÁC NHẬN                                                           TM……………………

CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN                             (Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

BẢN TÓM TẮT

Kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh làng nghề

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2016/QĐ-UBND ngày 13  tháng 01 năm 2016)

 

UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN...     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Làng nghề...............................                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

                                                            …………, ngày    tháng     năm

BẢN TÓM TẮT

Kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh làng nghề (Nêu rõ tên làng nghề) .............

trong 2 năm 20…và 20…

 

 

Kính gửi: UBND xã/phường/thị trấn........................................

 

Căn cứ Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng  01  năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang,

Trong giai đoạn 2 năm (Từ năm.......đến năm.......), hoạt động sản xuất và kinh doanh của làng nghề...........đạt kết quả như sau:

1. Khái quát tình hình chung của làng nghề (Nêu rõ tên nghề )............................

- Vị trí địa lý, sự phân bố của nghề:...........................................................

- Dân số: Tổng số hộ, tổng số dân của khóm/ấp............:.............................

- Số hộ có người tham gia làm nghề của khóm/ấp:.....................................

- Tổng số lao động tham gia làm nghề của khóm/ấp:..................................

2. Tình hình sản xuất kinh doanh của làng nghề

- Các loại sản phẩm chủ yếu và số lượng sản phẩm mà nghề đã tạo ra

- Giá bán bình quân của các sản phẩm chủ yếu

- Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm

- Thu nhập bình quân của một hộ làm nghề

- Thu nhập bình quân của người lao động tham gia làm nghề

3. Công nghệ đang áp dụng làm nghề

4. Công tác bảo vệ môi trường của làng nghề

5. Tình hình chấp hành chính sách, pháp luật Nhà nước

6. Phương hướng, mục tiêu phát triển của làng nghề trong thời gian tới

7. Kiến nghị- đề xuất

 

 

Đại diện làng nghề

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

                                                                                                                                                                                                                                       

                                                                                            

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

 

MẪU PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

(ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN...)
(ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...)

 

 

PHƯƠNG ÁN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ...(1)...
tại xã... huyện... tỉnh...

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
(Chủ tịch UBND xã ký, ghi họ tên,
đóng dấu)

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN...
(Người đại diện có thẩm quyền ký,
ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

(Địa danh), Tháng... năm...

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của làng nghề lập phương án.

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ LÀNG NGH

1.1. Tên làng nghề

Nêu đầy đủ, chính xác tên làng nghề lập phương án.

1.2. Thông tin chung

Địa chỉ làng nghề: nêu rõ thuộc xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nào.

Mô tả vị trí địa lý của làng nghề: nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp thôn và/hoặc xã trở lên; tọa độ các điểm khống chế vị trí của làng nghề kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.

Mô tả sơ bộ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của làng nghề (sông suối, hồ ao, dân cư…).

Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải làng nghề: tên nguồn, mục đích sử dụng.

Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất (giếng khoan, nước khai thác bề mặt, nước cấp).

Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của làng nghề và các đối tượng xung quanh như đã mô tả (nếu có).

1.3. Quy mô sản xuất

Loại hình sản xuất: loại hình sản xuất chính, các loại hình khác (nếu có).

Số cơ sở sản xuất/tổng số hộ trong làng nghề (đối với các làng đa nghề thì thống kê theo từng loại ngành nghề). Lập danh mục cụ thể đính kèm.

- Sản phẩm sản xuất: liệt kê các sản phẩm chính sản xuất của làng nghề; tổng số sản phẩm chính sản xuất/ngày.

CHƯƠNG 2. TÌNH TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN

2.1. Phát sinh chất thải của làng nghề

- Sinh hoạt:

+ Nước thải: tổng lượng trung bình phát sinh (m3/ngày);

+ Chất thải rắn: tổng lượng phát sinh (kg/ngày).

- Sản xuất:

+ Nước thải: tổng lượng phát sinh (m3/ngày, tính vào thời điểm sản xuất cao nhất);

+ Chất thải rắn nguy hại và thông thường: tổng lượng phát sinh (kg/ngày);

+ Mô tả hoạt động phát sinh khí thải: mức độ phát thải (định tính/định lượng nếu có);

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường xung quanh (đất, nước, không khí) và tác động tới sức khỏe cộng đồng.

2.2. Các hoạt động bảo vệ môi trường đã thực hiện

- Mô tả hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải (nếu có) tại làng nghề.

- Biện pháp thu gom chất thải rắn hiện nay, phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại của làng nghề.

- Biện pháp, công trình xử lý khí thải.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác.

- Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn; phí vệ sinh môi trường.

- Kinh phí phân bổ thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

- Thành lập và vận hành tổ tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề (số lượng nhân sự, cơ chế vận hành).

- Tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, nạo vét kênh mương.

- Việc đưa nội dung về bảo vệ môi trường làng nghề vào hương ước, quy ước.

- Đánh giá hiệu quả thực hiện của các biện pháp nêu trên và so sánh với quy định hiện hành.

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1. Kế hoạch quản lý các cơ sở sản xuất trong làng nghề (theo báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở)

- Các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thực hiện theo báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Các cơ sở không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề thực hiện quy định tại Chương IV Thông tư này hoặc tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3.2. Thu gom và xử lý chất thải

3.2.1. Đối với nước thải

- Đối với các làng nghề đã có công trình thu gom, xử lý (nếu có) chất thải tại mục 2.2, đề nghị hoàn thiện cải tạo, nâng cấp đảm bảo thu gom, xử lý nước thải các cơ sở trên địa bàn.

- Kế hoạch vận hành các công trình thu gom, xử lý nước thải.

3.2.2. Đối với chất thải rắn (tương tự nước thải)

3.2.3. Biện pháp kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động

3.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố, rủi ro

3.3.1. Đối với an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề

- Trang bị bảo hộ lao động; kiến thức về phòng, chống sự cố cháy nổ cho nhân công lao động làm việc trực tiếp tại khu vực sản xuất.

- Bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật đảm bảo vận hành an toàn, đúng kỹ thuật.

3.3.2. Đối với an toàn môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề

- Đối với các công đoạn có khả năng xảy ra sự cố cao như lò hơi, hóa chất, lò nung... phải có thiết bị bảo vệ, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố.

- Bố trí các thiết bị, máy móc tại nơi làm việc đảm bảo an toàn người lao động, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra.

CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

4.1. Kinh phí thực hiện

Nêu rõ việc bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

4.2. Phân công trách nhiệm

- Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất tại làng nghề.

- Trách nhiệm của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Phải kết luận rõ:

- Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội.

- Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cam kết

- Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

- Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.

- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến làng nghề, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Cam kết theo dõi và thực hiện đúng các quy định về xử phạt các cơ sở sản xuất trong làng nghề nếu để xảy ra các sự cố.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đất đai-Nhà ở, Xây dựng

loading
×
×
×
Vui lòng đợi