Quyết định 3655/QĐ-UBND thủ tục hành chính của Sở KHCN tỉnh An Giang

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3655/QĐ-UBND

Quyết định 3655/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh An GiangSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3655/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vương Bình Thạnh
Ngày ban hành:07/12/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Hành chính

tải Quyết định 3655/QĐ-UBND

Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

Số: 3655/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

An Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG

-----------

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tại Tờ trình số 1338/TTr-SKHCN ngày 01 tháng 12 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, bao gồm:
1. Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tại Phụ lục I của Quyết định này.
2. Nội dung chi tiết của các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tại Phụ lục II của Quyết định này.
3. Phụ lục I và Phụ lục II được đăng tải và cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tại địa chỉ http://www.sokhcn.angiang.gov.vn.
Điều 2. Cập nhật và điều chỉnh thủ tục hành chính
1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 3. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này thực hiện theo quy định pháp luật kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 2 Quyết định này, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn theo quy định pháp luật hiện hành kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Website Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- TT.Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; (Qua email)
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Website tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KSTT.

CHỦ TỊCH




Vương Bình Thạnh

PHỤ LỤC I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3655/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

_____________

A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG

TT

Tên thủ tục hành chính

Trang

I. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

5

1

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu cho tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập.

5

2

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoạt động lần đầu cho tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập.

17

3

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho Văn phòng Đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức KH&CN công lập, ngoài công lập

32

4

Thủ tục thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Trường hợp thay đổi, bổ sung một trong các nội dung ghi trên Giấy chứng nhận.

46

5

Thủ tục thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ thay đổi trụ sở chính (chuyển sang tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đã đăng ký hoạt động).

52

6

Thủ tục thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp mất Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát.

56

7

Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước và nhiệm vụ KH&CN do quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

60

8

Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước.

67

9

Thủ tục đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

71

10

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ)

74

11

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ)

79

12

 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

84

13

Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

93

II. LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ, AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

95

1

Thủ tục khai báo thiết bị X - quang chẩn đoán y tế

95

nhayCác thủ tục tại số thứ tự 02, 03, 04, 05, 06, 07 tại Mục II Phụ lục I được sửa đổi, bổ sung bởi Mục 2 Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND theo quy định tại Điều 2.nhay

2

Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang trong chẩn đoán y tế).

98

3

Thủ tục gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang trong chẩn đoán y tế).

111

4

Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang trong chẩn đoán y tế).

121

5

Thủ tục cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế).

124

6

Thủ tục cấp và cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X - quang chẩn đoán trong y tế).

127

7

 Thủ tục phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp cơ sở (đối với công việc sử dụng thiết bị X - quang y tế).

131

III. LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

151

1

Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận

151

2

Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

155

3

Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận.

161

nhayThủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được thay thế bởi Mục 3 Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND theo quy định tại Điều 2.nhay

4

Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

165

nhayThủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được thay thế bởi Mục 3 Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND theo quy định tại Điều 2.nhay

5

Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

170

6

Thủ tục xét tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

175

7

Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu.

179

8

Thủ tục công bố sử dụng dấu định lượng.

183

nhayThủ tục công bố sử dụng dấu định lượng được sửa đổi, bổ sung bởi Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 2489/QĐ-UBND theo quy định tại Điều 2.nhay

9

Thủ tục điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng

185

nhayThủ tục điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng được sửa đổi, bổ sung bởi Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 2489/QĐ-UBND theo quy định tại Điều 2.nhay

10

Thủ tục cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

188

11

Thủ tục cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

196

12

Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

204

13

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân

209

IV

LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

215

1

Cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

215

2

Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

219

B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐẶC THÙ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG

TT

Tên thủ tục hành chính

Trang

I. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

223

1

Thủ tục thẩm định công nghệ dự án đầu tư

223

PHỤ LỤC II

A. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3655/QĐ-UBND
 ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

I. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu cho tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả:

+ Tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

+ Xem xét và xử lý hồ sơ.

+ Biên soạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Trình Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ xem xét và phê duyệt hồ sơ.

+ Lưu hồ sơ.

- Bước 3: Đại diện hợp pháp của tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ :

(1) Đơn đăng ký hoạt động của Tổ chức khoa học và công nghệ.

(2) Quyết định thành lập đơn vị (bản sao có chứng thực hợp pháp), trừ trường hợp cá nhân tự thành lập tổ chức khoa học và công nghệ.

(3) Điều lệ tổ chức/Quy chế hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân thành lập.

(4) Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị. (bản sao có chứng thực)

(5) Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức (kèm theo bản sao các văn bằng chứng chỉ có liên quan).

(6) Danh sách nhân lực của Tổ chức khoa học và công nghệ.

(7) Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổ chức khoa học và công nghệ.

(8) Bản sao (có chứng thực) giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền được phép cho thuê, cho mượn của bên cho thuê, cho mượn kèm theo hợp đồng thuê, mượn địa điểm làm trụ sở chính; trường hợp bản sao hợp đồng không có chứng thực hợp pháp, tổ chức có thể xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu và ký xác nhận vào bản sao.

d) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.   

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (Mẫu 5 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân thành lập (Mẫu 7 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Bảng danh sách nhân lực (Mẫu 8 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức (Mẫu 11 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN ).

- Bảng kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật (Mẫu 12 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

i) Phí

- Phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ: 3.000.000 đồng/01 lần.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

- Giấy chứng nhận do Sở Khoa học và Công nghệ cấp cho tổ chức khoa học và công nghệ (Mẫu 3 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ về việc hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ).

- Giấy chứng nhận hoạt động do Sở Khoa học và Công nghệ cấp (Mẫu 4 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Không thuộc các đối tượng sau đây:

+ Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Chính phủ thành lập.

+ Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.

+ Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập.

+ Tổ chức nghiên cứu và phát triển do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương quyết định thành lập.

+ Tổ chức khoa học và công nghệ có vốn của nước ngoài.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ.

- Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ về việc hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Thông tư số 298/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Căn cứ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

            - Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.
 

Mẫu 5

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

............, ngày ........ tháng .......  năm ............

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ/ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/tp …

1. Tên tổ chức khoa học và công nghệ:

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:

Tên viết tắt bằng tiếng Việt (nếu có):

Tên đầy đủ bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

2. Trụ sở chính:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                               Email:  

3. Cơ quan/tổ chức quyết định thành lập:

Tên cơ quan/tổ chức:

Quyết định thành lập số:    ngày       

(Hoặc “Biên bản của Hội đồng sáng lập ngày        ”, đối với tổ chức do cá nhân thành lập).

4. Người đứng đầu:

Họ và tên:

Ngày sinh:                                         Giới tính:

Điện thoại:                                         Email:

Trình độ đào tạo:                               Chức danh khoa học (nếu có):

CMND: số:                    nơi cấp: ngày cấp:

(Hộ chiếu: số:        nơi cấp:          ngày cấp:      , đối với người nước ngoài).

5. Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ: ghi tóm tắt (căn cứ vào quyết định thành lập và điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức).

6. Tổng số vốn: 

Số tiền:                đồng

7. Cam kết:

   - Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký hoạt động.

- Hoạt động theo đúng nội dung Giấy chứng nhận được cấp, đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC

 (ký và ghi rõ họ, tên)




 

Mẫu 7

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............, ngày ........ tháng .......  năm ............
 

ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA . . .

(ghi tên tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập)

- Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

- Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

- Căn cứ…(ghi tên văn bản hiện hành của Thủ tướng Chính phủ quy định về lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập);

- Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ,

- Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện/Trung tâm/...

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Viện/Trung tâm/…

Viện/Trung tâm/… là tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập, hoạt động theo Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan, chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Viện/Trung tâm/: ghi tóm tắt, bảo đảm không vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Tư cách pháp nhân của Viện/Trung tâm/…

1. Tên tổ chức: (ghi tên đầy đủ bằng tiếng Việt)

Tên viết tắt bằng tiếng Việt: (nếu có)

Tên đầy đủ và tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài: (nếu có)

2. Trụ sở chính: ghi thông tin địa chỉ, điện thoại và email.

Viện/Trung tâm/… có thể mở văn phòng đại diện, chi nhánh khi có nhu cầu. Việc thành lập và đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh tuân theo quy định của pháp luật.

3. Người đại diện theo pháp luật của Viện/Trung tâm/…: ghi chức danh và tên của người đứng đầu (ví dụ Viện trưởng, Giám đốc).

4. Vốn điều lệ của Viện/Trung tâm/…: ghi rõ số vốn điều lệ của tổ chức

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Viện/Trung tâm/…

Viện/Trung tâm/… là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, Viện/Trung tâm/… tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ này.

Điều 4. Thành viên sáng lập của Viện/Trung tâm/…

1. Danh sách thành viên sáng lập của Viện/Trung tâm/… được liệt kê kèm theo Điều lệ này (nếu có).

2. Các thành viên sáng lập có thể tạo thành Hội đồng sáng lập. Ngay khi đi vào hoạt động, Hội đồng sáng lập chuyển thành Hội đồng Viện/Trung tâm/…

3. Viện/Trung tâm/… có thể chấp nhận các thành viên mới theo quyết định của Hội đồng Viện/Trung tâm/. . . Danh sách có thể được thay đổi, bổ sung theo các quy định của Điều lệ này. Mỗi lần thay đổi, bổ sung, danh sách được cập nhật và là phần không thể tách rời của Điều lệ này.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 5. Lĩnh vực hoạt động của Viện/Trung tâm/…:

(Ghi đúng theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).

Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện/Trung tâm/…:

1. Chức năng: nêu rõ chức năng gì (nghiên cứu, ứng dụng, dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đăng ký).

2. Nhiệm vụ: nêu các nội dung hoạt động cụ thể để thực hiện chức năng của đơn vị. Ví dụ:

- Triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực…

- Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ: (thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ… trong lĩnh vực….

3. Quyền hạn:

- Tự tổ chức bộ máy, sử dụng nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Tự chủ xây dựng kế hoạch hoạt động.

- Tự chủ ký kết các hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ.

- Tự chủ về tài chính.

- Tự chủ quyết định giá cả các sản phẩm nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ theo thỏa thuận qua hợp đồng.

- Chủ động trong ký kết các hợp đồng, các thỏa thuận hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Viện/Trung tâm/. . . gồm:

Hội đồng Viện/Trung tâm/… (nếu có)

  1. Hội đồng khoa học (nếu có)
  2. Ban điều hành (gồm Viện trưởng/Giám đốc/…, Phó Viện trưởng/Phó Giám đốc/…) và Kế toán trưởng
  1. Văn phòng và các Phòng/Ban chức năng 
  2.  Các bộ phận khác (nếu có)
  3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh (nếu có)

Điều 8. Hội đồng Viện/Trung tâm/… (nếu có)

1. Hội đồng Viện/Trung tâm/…

a) Bao gồm các thành viên nêu tại Điều 4 và có quyền quyết định cao nhất đối với tổ chức và hoạt động của Viện/Trung tâm/...

b) Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ không có Hội đồng Viện/Trung tâm/… thì các thành viên sáng lập có các quyền và trách nhiệm như của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

2. Quyền của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

a) Quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị như: chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hằng năm; bổ sung các thành viên mới của Hội đồng Viện/Trung tâm/…; sửa đổi, bổ sung điều lệ; cơ cấu tổ chức; giải thể.

b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Viện/Trung tâm/…

c) Quyết định nhân sự Viện trưởng/Giám đốc/…

d) Bổ sung, miễn nhiệm các thành viên của Hội đồng khoa học theo đề nghị của Viện trưởng/Giám đốc/…

đ) Thông qua kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính hằng năm của đơn vị.

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

3. Trách nhiệm của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

a) Ban hành các quyết định hợp pháp và phù hợp với Điều lệ này.

  1. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định của mình.

4. Cơ chế hoạt động của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

Quy định cụ thể các trường hợp họp thường kỳ, bất thường, thủ tục chuẩn bị (mời họp, chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp), thành phần tham dự, cơ chế biểu quyết, hình thức và nội dung của biên bản họp…

5. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Viện/Trung tâm/…

Quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng trong việc xây dựng chương trình hoạt động của Hội đồng, chủ trì, điều hành các cuộc họp của Hội đồng, ký các quyết định của Hội đồng.

Quy định quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng trong việc tham gia họp, thảo luận, kiến nghị và biểu quyết; quyền được thông tin và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật; tuân thủ Điều lệ của đơn vị; chấp hành quyết định của Hội đồng và các nghĩa vụ khác (nếu có).

Điều 9. Hội đồng khoa học (nếu có)

Quy định về tiêu chuẩn, thành phần, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng và các thành viên.

Điều 10. Ban Điều hành

Quy định cơ chế bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm và trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh: Viện trưởng/Giám đốc/…, Phó Viện trưởng/Giám đốc/…, kế toán trưởng và các trưởng ban/ bộ phận (nếu có).

Riêng đối với Viện trưởng/Giám đốc/…, phần trách nhiệm phải ghi rõ:

Viện trưởng/Giám đốc/… là người điều hành cao nhất của Viện/Trung tâm/…, chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của Viện/Trung tâm/…, tuân thủ các quy định của Luật khoa học và công nghệ, Luật báo chí, Luật xuất bản và các pháp luật có liên quan.

Chương IV

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Điều 11. Nguồn thu tài chính

1. Viện/Trung tâm/… có quyền tự chủ về tài chính theo nguyên tắc lấy thu bù chi trên cơ sở tuân thủ các quy định về tài chính của pháp luật.

2. Các nguồn tài chính của Viện/Trung tâm/…:

a)  Đóng góp của các thành viên;

b)  Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu và phát triển;

  1. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ;

d)  Nguồn thu hợp pháp khác (nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng…).

3. Vốn hoạt động, nguyên tắc tăng, giảm vốn hoạt động

Điều 12. Các nguyên tắc tài chính

1. Các khoản thu của Viện/Trung tâm/… sẽ được sử dụng vào các mục đích sau:

a) Trả lương, thù lao, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người làm việc trong Viện/Trung tâm/…

b) Mua sắm, thuê các phương tiện vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của đơn vị.

c) Các khoản chi khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Sau khi hoàn trả các chi phí, hoàn thành các nghĩa vụ, phần thu nhập còn lại sẽ được sử dụng cho các Quỹ (ví dụ: Quỹ đầu tư và phát triển, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng, Quỹ dự phòng rủi ro).

3. Năm tài chính của Viện/Trung tâm/… bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hằng năm.

Chương V

SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, GIẢI THỂ TỔ CHỨC

Điều 13. Các điều kiện sáp nhập, chia tách, giải thể

Quy định cụ thể các trường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể.

Điều 14. Trình tự, thủ tục sáp nhập, chia tách, giải thể

Điều kiện, trình tự thủ tục sáp nhập, chi tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực của Điều lệ

  1. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày Viện/Trung tâm/… được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
  2. Viện/Trung tâm/… cam kết thực hiện đúng những quy định của bản Điều lệ này, Luật khoa học và công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 16. Điều kiện sửa đổi và bổ sung Điều lệ

1. Khi cần bổ sung, sửa đổi nội dung Điều lệ này, những người sáng lập hoặc Hội đồng Viện/Trung tâm/… sẽ họp để thông qua quyết định nội dung thay đổi.

2. Thể thức họp, thông qua nội dung bổ sung, sửa đổi thực hiện theo quy định của Điều lệ này và các quy định của pháp luật hiện hành.
 

CÁC CÁ NHÂN THÀNH LẬP

 (ký và ghi rõ họ, tên)



 

Mẫu 8

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                 

BẢNG DANH SÁCH NHÂN LỰC

Tên của tổ chức khoa học và công nghệ:
 

Số

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ

đào tạo, chức danh khoa học

Chuyên

ngành

Chế độ làm việc

Nơi công tác của người làm việc kiêm nhiệm  (nếu có)

Nam

Nữ

Chính thức

Kiêm nhiệm

1

        

2

        

3

        

        

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HOẶC CƠ QUAN,  TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có)VỀ NỘI DUNG BẢNG DANH SÁCH

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC

(ký và ghi rõ họ, tên)

Mẫu 11

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

LÝ LỊCH KHOA HỌC

(của người đứng đầu tổ chức)

 

1. Họ và tên:

2. Ngày sinh:                                                          Giới tính:       

3. Quốc tịch:

4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:                       Điện thoại:                 Email:

Chỗ ở hiện nay:

5. Quá trình đào tạo (kể cả các khoá đào tạo ngắn hạn có liên quan):

Từ  . . . . . . . . . .

Đến  . . . . . . . . .

Ngành, lĩnh vực đào tạo

Nơi đào tạo

(Tên trường, nước)

 

  

6. Quá trình công tác:

Từ  . . . . . . . . . .

Đến  . . . . . . . . .

Chức vụ (nếu có)

Lĩnh vực chuyên môn

Nơi công tác

   

 

7. Trình độ ngoại ngữ: (loại tiếng, trình độ)

8. Những công trình đã công bố:

(Ghi rõ các công trình, bài báo, báo cáo khoa học tiêu biểu đã công bố, nơi công bố, năm công bố, nhà xuất bản (nếu có)).

Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung bản lý lịch khoa học, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HOẶC CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có) VỀ NỘI DUNG CỦA BẢN LÝ LỊCH KHOA HỌC

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI KHAI

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

 

 

Mẫu 12

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

                        BẢNG KÊ KHAI CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT

Tên của tổ chức khoa học và công nghệ:

  

Số TT

Loại cơ sở vật chất - kỹ thuật

Số lượng

Đơn vị tính

Trị giá

(triệu đồng)

Nguồn

Trong nước

Nước ngoài

Nhà nước

Tổ chức

Cá  nhân

Tổ chức

Cá nhân

I

Trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản khác...

        

1

         

2

         

         

II

Vốn bằng tiền(1)

        

1

         

2

         

...

         

Tổng số: ………………..  đồng

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HOẶC CƠ QUAN,   TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có) VỀ NỘI DUNG BẢNG KÊ KHAI

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC

(ký và ghi rõ họ, tên)







 

(1)Đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và có vốn nước ngoài: kê khai số vốn bằng tiền bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên (bao gồm tiền lương, tiền công và tiền chi hoạt động bộ máy...) của tổ chức ít nhất trong 01 năm.

 

2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoạt động lần đầu cho tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập.

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

+ Tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

+ Xem xét và xử lý hồ sơ.

+ Biên soạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Trình Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ xem xét và phê duyệt hồ sơ.

+ Lưu hồ sơ.

- Bước 3: Đại diện hợp pháp của tổ chức nhận kết quả tại Văn phòng Sở khoa học và công nghệ.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đăng ký hoạt động của Tổ chức khoa học và công nghệ.

(2) Quyết định thành lập đơn vị (bản sao không cần công chứng), trừ trường hợp cá nhân tự thành lập tổ chức khoa học và công nghệ.

(3) Điều lệ tổ chức/Quy chế hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân thành lập.

(4) Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị. (bản sao có chứng thực)

(5) Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức (có xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi chuyển sang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ; trường hợp nhân lực chính thức không phải là công dân Việt Nam thì phải có lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm và được hợp pháp hóa lãnh sự và kèm theo bảng sao có chứng thực các văn bằng chứng chỉ có liên quan).

(6) Danh sách nhân lực của Tổ chức khoa học và công nghệ.

(7) Đơn đề nghị được làm việc chính thức.

(8) Đơn đề nghị được làm việc kiêm nhiệm.

(9) Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổ chức khoa học và công nghệ.

(10) Bản sao (có chứng thực) giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền được phép cho thuê, cho mượn của bên cho thuê, cho mượn kèm theo hợp đồng thuê, mượn địa điểm làm trụ sở chính; trường hợp bản sao hợp đồng không có chứng thực hợp pháp, tổ chức có thể xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu và ký xác nhận vào bản sao.

(12) Biên bản họp của những người sáng lập/các bên góp vốn hợp tác ghi rõ những nội dung sau: tỉ lệ góp vốn; tổng số vốn (bằng tiền và tài sản quy ra đồng Việt Nam), trong đó số vốn góp bằng tiền phải bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên ít nhất trong 01 năm theo số lượng nhân lực và quy mô hoạt động của tổ chức.

(13) Cam kết góp vốn (bằng tiền và tài sản) của từng cá nhân/các bên góp vốn hợp tác (nếu có).

(14) Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với phần vốn đã cam kết góp.

d) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.   

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (Mẫu 5 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập (Mẫu 7 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Bảng danh sách nhân lực (Mẫu 8 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Đơn đề nghị được làm việc chính thức (Mẫu 9 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN ).

- Đơn đề nghị được làm việc kiêm nhiệm (Mẫu 10 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức (Mẫu 11 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN ).

- Bảng kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật (Mẫu 12 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN ).

i) Phí

- Phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ: 3.000.000 đồng/01 lần

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

- Giấy chứng nhận do Sở Khoa học và Công nghệ cấp cho tổ chức khoa học và công nghệ (Mẫu 3 ban hành kèm Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Giấy chứng nhận hoạt động do Sở Khoa học và Công nghệ cấp (Mẫu 4 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không thuộc các đối tượng sau đây:

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Chính phủ thành lập.

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập.

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương quyết định thành lập.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ.

- Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ về việc hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Thông tư số 298/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Căn cứ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

            - Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

Mẫu 5

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

............, ngày ........ tháng .......  năm ............

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ/ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/tp …

1. Tên tổ chức khoa học và công nghệ:

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:

Tên viết tắt bằng tiếng Việt (nếu có):

Tên đầy đủ bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

2. Trụ sở chính:

   Địa chỉ:

               Điện thoại:                                               Email:  

3. Cơ quan/tổ chức quyết định thành lập:

   Tên cơ quan/tổ chức:

   Quyết định thành lập số:    ngày       

(Hoặc “Biên bản của Hội đồng sáng lập ngày        ”, đối với tổ chức do cá nhân thành lập).

4. Người đứng đầu:

   Họ và tên:

  Ngày sinh:                                         Giới tính:

  Điện thoại:                                         Email:

   Trình độ đào tạo:                               Chức danh khoa học (nếu có):

   CMND: số:                    nơi cấp: ngày cấp:

   (Hộ chiếu: số:     nơi cấp:          ngày cấp:      , đối với người nước ngoài).

5. Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ: ghi tóm tắt (căn cứ vào quyết định thành lập và điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức).

6. Tổng số vốn: 

   Số tiền:                đồng

7. Cam kết:

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký hoạt động.

- Hoạt động theo đúng nội dung Giấy chứng nhận được cấp, đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức.
 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC

 (ký và ghi rõ họ, tên)
 

Mẫu 7

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

 

............, ngày ........ tháng .......  năm ............

 

ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA . . .

(ghi tên tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập)

- Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

- Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

- Căn cứ…(ghi tên văn bản hiện hành của Thủ tướng Chính phủ quy định về lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập);

- Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ,

- Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện/Trung tâm/...

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Viện/Trung tâm/…

Viện/Trung tâm/… là tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập, hoạt động theo Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan, chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Viện/Trung tâm/: ghi tóm tắt, bảo đảm không vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Tư cách pháp nhân của Viện/Trung tâm/…

  1. .Tên tổ chức: (ghi tên đầy đủ bằng tiếng Việt)

Tên viết tắt bằng tiếng Việt: (nếu có)

Tên đầy đủ và tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài: (nếu có)

2. Trụ sở chính: ghi thông tin địa chỉ, điện thoại và email.

Viện/Trung tâm/… có thể mở văn phòng đại diện, chi nhánh khi có nhu cầu. Việc thành lập và đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh tuân theo quy định của pháp luật.

3. Người đại diện theo pháp luật của Viện/Trung tâm/…: ghi chức danh và tên của người đứng đầu (ví dụ Viện trưởng, Giám đốc).

4. Vốn điều lệ của Viện/Trung tâm/…: ghi rõ số vốn điều lệ của tổ chức

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Viện/Trung tâm/…

Viện/Trung tâm/… là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, Viện/Trung tâm/… tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ này.

Điều 4. Thành viên sáng lập của Viện/Trung tâm/…

1. Danh sách thành viên sáng lập của Viện/Trung tâm/… được liệt kê kèm theo Điều lệ này (nếu có).

2. Các thành viên sáng lập có thể tạo thành Hội đồng sáng lập. Ngay khi đi vào hoạt động, Hội đồng sáng lập chuyển thành Hội đồng Viện/Trung tâm/…

3. Viện/Trung tâm/… có thể chấp nhận các thành viên mới theo quyết định của Hội đồng Viện/Trung tâm/. . Danh sách có thể được thay đổi, bổ sung theo các quy định của Điều lệ này. Mỗi lần thay đổi, bổ sung, danh sách được cập nhật và là phần không thể tách rời của Điều lệ này.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 5. Lĩnh vực hoạt động của Viện/Trung tâm/…:

(Ghi đúng theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).

Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện/Trung tâm/…:

1. Chức năng: nêu rõ chức năng gì (nghiên cứu, ứng dụng, dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đăng ký).

2. Nhiệm vụ: nêu các nội dung hoạt động cụ thể để thực hiện chức năng của đơn vị. Ví dụ:

- Triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực…

- Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ: (thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ… trong lĩnh vực….

3. Quyền hạn:

- Tự tổ chức bộ máy, sử dụng nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Tự chủ xây dựng kế hoạch hoạt động.

- Tự chủ ký kết các hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ.

- Tự chủ về tài chính.

- Tự chủ quyết định giá cả các sản phẩm nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ theo thỏa thuận qua hợp đồng.

- Chủ động trong ký kết các hợp đồng, các thỏa thuận hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Viện/Trung tâm/. . . gồm:

Hội đồng Viện/Trung tâm/… (nếu có)

  1. Hội đồng khoa học (nếu có)
  2. Ban điều hành (gồm Viện trưởng/Giám đốc/…, Phó Viện trưởng/Phó Giám đốc/…) và Kế toán trưởng
  3. Văn phòng và các Phòng/Ban chức năng 
  4. Các bộ phận khác (nếu có)
  5. Văn phòng đại diện, Chi nhánh (nếu có)

Điều 8. Hội đồng Viện/Trung tâm/… (nếu có)

1. Hội đồng Viện/Trung tâm/…

a) Bao gồm các thành viên nêu tại Điều 4 và có quyền quyết định cao nhất đối với tổ chức và hoạt động của Viện/Trung tâm/...

b) Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ không có Hội đồng Viện/Trung tâm/… thì các thành viên sáng lập có các quyền và trách nhiệm như của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

2. Quyền của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

a) Quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị như: chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hằng năm; bổ sung các thành viên mới của Hội đồng Viện/Trung tâm/…; sửa đổi, bổ sung điều lệ; cơ cấu tổ chức; giải thể.

b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Viện/Trung tâm/…

c) Quyết định nhân sự Viện trưởng/Giám đốc/…

d) Bổ sung, miễn nhiệm các thành viên của Hội đồng khoa học theo đề nghị của Viện trưởng/Giám đốc/…

đ) Thông qua kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính hằng năm của đơn vị.

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

3. Trách nhiệm của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

a) Ban hành các quyết định hợp pháp và phù hợp với Điều lệ này.

b) Chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định của mình.

4. Cơ chế hoạt động của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

Quy định cụ thể các trường hợp họp thường kỳ, bất thường, thủ tục chuẩn bị (mời họp, chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp), thành phần tham dự, cơ chế biểu quyết, hình thức và nội dung của biên bản họp…

5. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Viện/Trung tâm/…

Quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng trong việc xây dựng chương trình hoạt động của Hội đồng, chủ trì, điều hành các cuộc họp của Hội đồng, ký các quyết định của Hội đồng.

Quy định quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng trong việc tham gia họp, thảo luận, kiến nghị và biểu quyết; quyền được thông tin và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật; tuân thủ Điều lệ của đơn vị; chấp hành quyết định của Hội đồng và các nghĩa vụ khác (nếu có).

Điều 9. Hội đồng khoa học (nếu có)

Quy định về tiêu chuẩn, thành phần, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng và các thành viên.

Điều 10. Ban Điều hành

Quy định cơ chế bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm và trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh: Viện trưởng/Giám đốc/…, Phó Viện trưởng/Giám đốc/…, kế toán trưởng và các trưởng ban/ bộ phận (nếu có).

Riêng đối với Viện trưởng/Giám đốc/…, phần trách nhiệm phải ghi rõ:

Viện trưởng/Giám đốc/… là người điều hành cao nhất của Viện/Trung tâm/…, chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của Viện/Trung tâm/…, tuân thủ các quy định của Luật khoa học và công nghệ, Luật báo chí, Luật xuất bản và các pháp luật có liên quan.

Chương IV

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Điều 11. Nguồn thu tài chính

1. Viện/Trung tâm/… có quyền tự chủ về tài chính theo nguyên tắc lấy thu bù chi trên cơ sở tuân thủ các quy định về tài chính của pháp luật.

2. Các nguồn tài chính của Viện/Trung tâm/…:

a)  Đóng góp của các thành viên;

b)  Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu và phát triển;

  1. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ;

d)  Nguồn thu hợp pháp khác (nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng…).

3. Vốn hoạt động, nguyên tắc tăng, giảm vốn hoạt động

Điều 12. Các nguyên tắc tài chính

1. Các khoản thu của Viện/Trung tâm/… sẽ được sử dụng vào các mục đích sau:

a) Trả lương, thù lao, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người làm việc trong Viện/Trung tâm/…

b) Mua sắm, thuê các phương tiện vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của đơn vị.

c) Các khoản chi khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Sau khi hoàn trả các chi phí, hoàn thành các nghĩa vụ, phần thu nhập còn lại sẽ được sử dụng cho các Quỹ (ví dụ: Quỹ đầu tư và phát triển, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng, Quỹ dự phòng rủi ro).

3. Năm tài chính của Viện/Trung tâm/… bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hằng năm.

Chương V

SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, GIẢI THỂ TỔ CHỨC

Điều 13. Các điều kiện sáp nhập, chia tách, giải thể

Quy định cụ thể các trường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể.

Điều 14. Trình tự, thủ tục sáp nhập, chia tách, giải thể

Điều kiện, trình tự thủ tục sáp nhập, chi tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực của Điều lệ

  1. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày Viện/Trung tâm/… được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
  2. Viện/Trung tâm/… cam kết thực hiện đúng những quy định của bản Điều lệ này, Luật khoa học và công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 16. Điều kiện sửa đổi và bổ sung Điều lệ

1. Khi cần bổ sung, sửa đổi nội dung Điều lệ này, những người sáng lập hoặc Hội đồng Viện/Trung tâm/… sẽ họp để thông qua quyết định nội dung thay đổi.

2. Thể thức họp, thông qua nội dung bổ sung, sửa đổi thực hiện theo quy định của Điều lệ này và các quy định của pháp luật hiện hành.
 

CÁC CÁ NHÂN THÀNH LẬP

 (ký và ghi rõ họ, tên)
 

Mẫu 8

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                 

BẢNG DANH SÁCH NHÂN LỰC

Tên của tổ chức khoa học và công nghệ:

  

STT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ đào tạo, chức danh khoa học

Chuyên

ngành

Chế độ làm việc

Nơi công tác của người làm việc kiêm nhiệm  (nếu có)

Nam

Nữ

Chính thức

Kiêm nhiệm

1

        

2

        

3

        

        
 

 

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HOẶC CƠ QUAN,  TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có) VỀ NỘI DUNG BẢNG DANH SÁCH

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC

(ký và ghi rõ họ, tên)

Mẫu 9

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                          

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC LÀM VIỆC CHÍNH THỨC

 

   Kính gửi: …………………… (1)

 

Tên tôi là:

Ngày sinh:                                                                        Giới tính:

Địa chỉ thường trú:                                                 Điện thoại:

Trình độ và chuyên ngành đào tạo:

Sau khi nghiên cứu Điều lệ tổ chức và hoạt động của …… (1), tôi thấy khả năng, trình độ và điều kiện của mình phù hợp với vị trí làm việc chính thức.

Vậy tôi làm đơn này xin được làm việc chính thức và chỉ làm việc chính thức tại …… (1) kể từ khi tổ chức bắt đầu hoạt động.

Nếu được chấp nhận, tôi xin hứa sẽ chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy chế của tổ chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan.

 

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)

 

(1)  Ghi tên tổ chức khoa học và công nghệ nơi cá nhân xin làm việc chính thức.

 

Mẫu 10

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                    

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC LÀM VIỆC KIÊM NHIỆM

   

Kính gửi: …………………………….. (1)

 

Tên tôi là:

Ngày sinh:                                                           Giới tính:

Địa chỉ thường trú:                                    Điện thoại:

Trình độ và chuyên ngành đào tạo:

Hiện đang làm việc theo chế độ chính thức tại . . . . .(2)

Sau khi nghiên cứu Điều lệ tổ chức và hoạt động của . . . (1), tôi thấy khả năng, trình độ và điều kiện của mình phù hợp với vị trí làm việc kiêm nhiệm.

Vậy tôi làm đơn này xin được làm việc kiêm nhiệm tại . . .(1). Nếu được chấp nhận, tôi xin hứa sẽ chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy chế của tổ chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan.

 

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)


1. Ghi tên tổ chức khoa học và công nghệ nơi cá nhân xin làm việc kiêm nhiệm;
2. Ghi tên cơ quan, tổ chức nơi cá nhân hiện đang làm việc chính thức (nếu có).

 

 

Mẫu 11

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

LÝ LỊCH KHOA HỌC

(của người đứng đầu tổ chức)

 

1. Họ và tên:

2. Ngày sinh:                                                          Giới tính:       

3. Quốc tịch:

4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:                       Điện thoại:                 Email:

Chỗ ở hiện nay:

5. Quá trình đào tạo (kể cả các khoá đào tạo ngắn hạn có liên quan):

Từ  . . . . . . . . . .

Đến  . . . . . . . . .

Ngành, lĩnh vực đào tạo

Nơi đào tạo

(Tên trường, nước)

 

  

6. Quá trình công tác:

Từ  . . . . . . .

Đến  . . . . . .

Chức vụ (nếu có)

Lĩnh vực chuyên môn

Nơi công tác

   

 

7. Trình độ ngoại ngữ: (loại tiếng, trình độ)

8. Những công trình đã công bố:

(Ghi rõ các công trình, bài báo, báo cáo khoa học tiêu biểu đã công bố, nơi công bố, năm công bố, nhà xuất bản (nếu có)).

Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung bản lý lịch khoa học, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HOẶC CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có) VỀ NỘI DUNG CỦA BẢN LÝ LỊCH KHOA HỌC

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI KHAI

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

 

 

Mẫu 12

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                   

                                       BẢNG KÊ KHAI CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT

Tên của tổ chức khoa học và công nghệ:

  

ố TT

Loại cơ sở vật chất - kỹ thuật

Số lượng

Đơn vị tính

Trị giá

(triệu đồng)

Nguồn

Trong nước

Nước ngoài

Nhà nước

Tổ chức

Cá  nhân

Tổ chức

Cá nhân

I

Trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản khác...

        

1

         

2

         

         

II

Vốn bằng tiền(1)

        

1

         

2

         

...

         

Tổng số: ………………..  đồng






























 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HOẶC CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có) VỀ NỘI DUNG BẢNG KÊ KHAI

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

(1)Đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và có vốn nước ngoài: kê khai số vốn bằng tiền bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên (bao gồm tiền lương, tiền công và tiền chi hoạt động bộ máy...) của tổ chức ít nhất trong 01 năm.

3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu cho Văn phòng Đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức KH&CN công lập, ngoài công lập

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả:

+ Tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

+ Xem xét và xử lý hồ sơ.

+ Biên soạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Trình Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ xem xét và phê duyệt hồ sơ.

+ Lưu hồ sơ.

- Bước 3: Đại diện hợp pháp của tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ :

(1) Đơn đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh;

(2) Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh; (bản sao có chứng thực hợp pháp)

 (3) Bản sao (có chứng thực hợp pháp) Giấy chứng nhận và Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ chủ quản.

 (4) Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị. (bản sao có chứng thực)

(5) Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức (kèm theo bản sao các văn bằng chứng chỉ có liên quan).

(6) Danh sách nhân lực của Tổ chức khoa học và công nghệ.

(7) Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổ chức khoa học và công nghệ.

(8) Bản sao (có chứng thực) giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền được phép cho thuê, cho mượn của bên cho thuê, cho mượn kèm theo hợp đồng thuê, mượn địa điểm làm trụ sở chính; trường hợp bản sao hợp đồng không có chứng thực hợp pháp, tổ chức có thể xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu và ký xác nhận vào bản sao.

d) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.   

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ văn phòng đại diện, chi nhánh (Mẫu 14 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân thành lập (Mẫu 7 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Bảng danh sách nhân lực (Mẫu 8 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

- Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức (Mẫu 11 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN ).

- Bảng kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật (Mẫu 12 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

i) Phí

- Phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ: 3.000.000 đồng/01 lần.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

- Giấy chứng nhận do Sở Khoa học và Công nghệ cấp cho tổ chức khoa học và công nghệ (Mẫu 3 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ về việc hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ).

- Giấy chứng nhận hoạt động do Sở Khoa học và Công nghệ cấp (Mẫu 4 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Không thuộc các đối tượng sau đây:

+ Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Chính phủ thành lập.

+ Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.

+ Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập.

+ Tổ chức nghiên cứu và phát triển do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương quyết định thành lập.

+ Tổ chức khoa học và công nghệ có vốn của nước ngoài.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ.

- Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ về việc hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Thông tư số 298/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Căn cứ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

            - Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu 7

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

............, ngày ........ tháng .......  năm ............

 

ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA . . .

(ghi tên tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập)

- Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

- Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

- Căn cứ…(ghi tên văn bản hiện hành của Thủ tướng Chính phủ quy định về lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập);

- Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ,

- Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện/Trung tâm/...

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Viện/Trung tâm/…

Viện/Trung tâm/… là tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập, hoạt động theo Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan, chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Viện/Trung tâm/: ghi tóm tắt, bảo đảm không vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Tư cách pháp nhân của Viện/Trung tâm/…

  1. .Tên tổ chức: (ghi tên đầy đủ bằng tiếng Việt)

Tên viết tắt bằng tiếng Việt: (nếu có)

Tên đầy đủ và tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài: (nếu có)

2. Trụ sở chính: ghi thông tin địa chỉ, điện thoại và email.

Viện/Trung tâm/… có thể mở văn phòng đại diện, chi nhánh khi có nhu cầu. Việc thành lập và đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh tuân theo quy định của pháp luật.

3. Người đại diện theo pháp luật của Viện/Trung tâm/…: ghi chức danh và tên của người đứng đầu (ví dụ Viện trưởng, Giám đốc).

4. Vốn điều lệ của Viện/Trung tâm/…: ghi rõ số vốn điều lệ của tổ chức

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Viện/Trung tâm/…

Viện/Trung tâm/… là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, Viện/Trung tâm/… tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ này.

Điều 4. Thành viên sáng lập của Viện/Trung tâm/…

1. Danh sách thành viên sáng lập của Viện/Trung tâm/… được liệt kê kèm theo Điều lệ này (nếu có).

2. Các thành viên sáng lập có thể tạo thành Hội đồng sáng lập. Ngay khi đi vào hoạt động, Hội đồng sáng lập chuyển thành Hội đồng Viện/Trung tâm/…

3. Viện/Trung tâm/… có thể chấp nhận các thành viên mới theo quyết định của Hội đồng Viện/Trung tâm/. . Danh sách có thể được thay đổi, bổ sung theo các quy định của Điều lệ này. Mỗi lần thay đổi, bổ sung, danh sách được cập nhật và là phần không thể tách rời của Điều lệ này.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 5. Lĩnh vực hoạt động của Viện/Trung tâm/…:

(Ghi đúng theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).

Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện/Trung tâm/…:

1. Chức năng: nêu rõ chức năng gì (nghiên cứu, ứng dụng, dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đăng ký).

2. Nhiệm vụ: nêu các nội dung hoạt động cụ thể để thực hiện chức năng của đơn vị. Ví dụ:

- Triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực…

- Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ: (thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ… trong lĩnh vực….

3. Quyền hạn:

- Tự tổ chức bộ máy, sử dụng nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Tự chủ xây dựng kế hoạch hoạt động.

- Tự chủ ký kết các hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ.

- Tự chủ về tài chính.

- Tự chủ quyết định giá cả các sản phẩm nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ theo thỏa thuận qua hợp đồng.

- Chủ động trong ký kết các hợp đồng, các thỏa thuận hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Viện/Trung tâm/. . . gồm:

Hội đồng Viện/Trung tâm/… (nếu có)

  1. Hội đồng khoa học (nếu có)
  2. Ban điều hành (gồm Viện trưởng/Giám đốc/…, Phó Viện trưởng/Phó Giám đốc/…) và Kế toán trưởng
  1. Văn phòng và các Phòng/Ban chức năng 
  2. Các bộ phận khác (nếu có)
  3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh (nếu có)

Điều 8. Hội đồng Viện/Trung tâm/… (nếu có)

1. Hội đồng Viện/Trung tâm/…

a) Bao gồm các thành viên nêu tại Điều 4 và có quyền quyết định cao nhất đối với tổ chức và hoạt động của Viện/Trung tâm/...

b) Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ không có Hội đồng Viện/Trung tâm/… thì các thành viên sáng lập có các quyền và trách nhiệm như của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

2. Quyền của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

a) Quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị như: chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hằng năm; bổ sung các thành viên mới của Hội đồng Viện/Trung tâm/…; sửa đổi, bổ sung điều lệ; cơ cấu tổ chức; giải thể.

b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Viện/Trung tâm/…

c) Quyết định nhân sự Viện trưởng/Giám đốc/…

d) Bổ sung, miễn nhiệm các thành viên của Hội đồng khoa học theo đề nghị của Viện trưởng/Giám đốc/…

đ) Thông qua kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính hằng năm của đơn vị.

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

3. Trách nhiệm của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

a) Ban hành các quyết định hợp pháp và phù hợp với Điều lệ này.

b) Chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định của mình.

4. Cơ chế hoạt động của Hội đồng Viện/Trung tâm/…

Quy định cụ thể các trường hợp họp thường kỳ, bất thường, thủ tục chuẩn bị (mời họp, chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp), thành phần tham dự, cơ chế biểu quyết, hình thức và nội dung của biên bản họp…

5. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Viện/Trung tâm/…

Quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng trong việc xây dựng chương trình hoạt động của Hội đồng, chủ trì, điều hành các cuộc họp của Hội đồng, ký các quyết định của Hội đồng.

Quy định quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng trong việc tham gia họp, thảo luận, kiến nghị và biểu quyết; quyền được thông tin và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật; tuân thủ Điều lệ của đơn vị; chấp hành quyết định của Hội đồng và các nghĩa vụ khác (nếu có).

Điều 9. Hội đồng khoa học (nếu có)

Quy định về tiêu chuẩn, thành phần, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng và các thành viên.

Điều 10. Ban Điều hành

Quy định cơ chế bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm và trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh: Viện trưởng/Giám đốc/…, Phó Viện trưởng/Giám đốc/…, kế toán trưởng và các trưởng ban/ bộ phận (nếu có).

Riêng đối với Viện trưởng/Giám đốc/…, phần trách nhiệm phải ghi rõ:

Viện trưởng/Giám đốc/… là người điều hành cao nhất của Viện/Trung tâm/…, chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của Viện/Trung tâm/…, tuân thủ các quy định của Luật khoa học và công nghệ, Luật báo chí, Luật xuất bản và các pháp luật có liên quan.

Chương IV

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Điều 11. Nguồn thu tài chính

1. Viện/Trung tâm/… có quyền tự chủ về tài chính theo nguyên tắc lấy thu bù chi trên cơ sở tuân thủ các quy định về tài chính của pháp luật.

2. Các nguồn tài chính của Viện/Trung tâm/…:

a)  Đóng góp của các thành viên;

b)  Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu và phát triển;

  1. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ;

d)  Nguồn thu hợp pháp khác (nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng…).

3. Vốn hoạt động, nguyên tắc tăng, giảm vốn hoạt động

Điều 12. Các nguyên tắc tài chính

1. Các khoản thu của Viện/Trung tâm/… sẽ được sử dụng vào các mục đích sau:

a) Trả lương, thù lao, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người làm việc trong Viện/Trung tâm/…

b) Mua sắm, thuê các phương tiện vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của đơn vị.

c) Các khoản chi khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Sau khi hoàn trả các chi phí, hoàn thành các nghĩa vụ, phần thu nhập còn lại sẽ được sử dụng cho các Quỹ (ví dụ: Quỹ đầu tư và phát triển, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng, Quỹ dự phòng rủi ro).

3. Năm tài chính của Viện/Trung tâm/… bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hằng năm.

Chương V

SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, GIẢI THỂ TỔ CHỨC

Điều 13. Các điều kiện sáp nhập, chia tách, giải thể

Quy định cụ thể các trường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể.

Điều 14. Trình tự, thủ tục sáp nhập, chia tách, giải thể

Điều kiện, trình tự thủ tục sáp nhập, chi tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực của Điều lệ

  1. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày Viện/Trung tâm/… được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
  2. Viện/Trung tâm/… cam kết thực hiện đúng những quy định của bản Điều lệ này, Luật khoa học và công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 16. Điều kiện sửa đổi và bổ sung Điều lệ

1. Khi cần bổ sung, sửa đổi nội dung Điều lệ này, những người sáng lập hoặc Hội đồng Viện/Trung tâm/… sẽ họp để thông qua quyết định nội dung thay đổi.

2. Thể thức họp, thông qua nội dung bổ sung, sửa đổi thực hiện theo quy định của Điều lệ này và các quy định của pháp luật hiện hành.

CÁC CÁ NHÂN THÀNH LẬP

 (ký và ghi rõ họ, tên)

                                                             

 

 

 

Mẫu 8

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                 

BẢNG DANH SÁCH NHÂN LỰC

Tên của tổ chức khoa học và công nghệ:

  

STT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ đào tạo, chức danh khoa học

Chuyên

ngành

Chế độ làm việc

Nơi công tác của người làm việc kiêm nhiệm  (nếu có)

Nam

Nữ

Chính thức

Kiêm nhiệm

1

        

2

        

3

        

        
 

 

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC      QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HOẶC CƠ QUAN,  TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có)           VỀ NỘI DUNG BẢNG DANH SÁCH

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

                                                               

 

Mẫu 11

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

LÝ LỊCH KHOA HỌC

(của người đứng đầu tổ chức)

 

1. Họ và tên:

2. Ngày sinh:                                                          Giới tính:       

3. Quốc tịch:

4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:                       Điện thoại:                 Email:

Chỗ ở hiện nay:

5. Quá trình đào tạo (kể cả các khoá đào tạo ngắn hạn có liên quan):

Từ  . . . . . . . . . .

Đến  . . . . . . . . .

Ngành, lĩnh vực đào tạo

Nơi đào tạo

(Tên trường, nước)

 

  

6. Quá trình công tác:

Từ  . . . . . . .

Đến  . . . . . .

Chức vụ (nếu có)

Lĩnh vực chuyên môn

Nơi công tác

   

 

7. Trình độ ngoại ngữ: (loại tiếng, trình độ)

8. Những công trình đã công bố:

(Ghi rõ các công trình, bài báo, báo cáo khoa học tiêu biểu đã công bố, nơi công bố, năm công bố, nhà xuất bản (nếu có)).

Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung bản lý lịch khoa học, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HOẶC CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có) VỀ NỘI DUNG CỦA BẢN LÝ LỊCH KHOA HỌC

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI KHAI

(ký và ghi rõ họ, tên)

Mẫu 12

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                  

                                       BẢNG KÊ KHAI CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT

Tên của tổ chức khoa học và công nghệ:

  

Số TT

Loại cơ sở vật chất - kỹ thuật

Số lượng

Đơn vị tính

Trị giá

(triệu đồng)

Nguồn

Trong nước

Nước ngoài

Nhà nước

Tổ chức

Cá  nhân

Tổ chức

Cá nhân

I

Trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản khác...

        

1

         

2

         

         

II

Vốn bằng tiền(1)

        

1

         

2

         

...

         

Tổng số: ………………..  đồng

 































 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HOẶC CƠ QUAN,   TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có) VỀ NỘI DUNG BẢNG KÊ KHAI

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

(1)Đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và có vốn nước ngoài: kê khai số vốn bằng tiền bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên (bao gồm tiền lương, tiền công và tiền chi hoạt động bộ máy...) của tổ chức ít nhất trong 01 năm.

Mẫu 14

03/2014/TT-BKHCN

  TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN TỔ CHỨC KH&CN

        

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

   . . . . . , ngày     tháng     năm

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH

CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/tp …

 

1. Tên tổ chức khoa học và công nghệ:

2. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ:

     Số:                                       do:                     cấp ngày:

3. Trụ sở chính:

     Địa chỉ: (ghi theo thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ)

     Điện thoại:                             Email:                  

4. Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ:

5. Người đứng đầu tổ chức:

     Họ và tên:

     Chức vụ:                             

6. Tóm tắt quá trình thành lập và hoạt động của tổ chức:

Sơ lược về lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.

Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện/chi nhánh tại tỉnh/thành phố….. với nội dung cụ thể như sau:

Tên văn phòng đại diện/chi nhánh:

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:

Tên viết tắt (nếu có):

Tên đầy đủ bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

Trụ sở văn phòng đại diện/chi nhánh:

Địa chỉ:

Điện thoại:                            Email:  

Quyết định thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh:

     Tên cơ quan/tổ chức:

    Quyết định thành lập số:      ngày:       

Người đứng đầu văn phòng đại diện/chi nhánh:

Họ và tên:

Ngày sinh:                                                                            Giới tính:

Điện thoại:                                                                           Email:

Trình độ đào tạo:                                                      Chức danh khoa học (nếu có):

CMND: số                 nơi cấp:   ngày cấp:       

   (Hộ chiếu: số:          nơi cấp:      ngày cấp:      , đối với người nước ngoài).

Chức danh:

Lĩnh vực hoạt động: ghi tóm tắt (căn cứ quyết định thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh).

Cam kết

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký hoạt động.

     - Hoạt động theo đúng nội dung Giấy chứng nhận hoạt động được cấp, đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của văn phòng đại diện/chi nhánh.

 

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

4. Thủ tục thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Trường hợp thay đổi, bổ sung một trong các nội dung ghi trên Giấy chứng nhận.

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

+ Tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

+ Xem xét và xử lý hồ sơ.

+ Biên soạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Trình Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ xem xét và phê duyệt hồ sơ.

+ Lưu hồ sơ.

- Bước 3: Đại diện hợp pháp của tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện : Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ.

(2) Giấy chứng nhận đã được cấp.

(3) Tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung tương ứng, cụ thể như sau:

- Thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động của tổ chức: Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực : quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ; hồ sơ về nhân lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật để đáp ứng hoạt động trong lĩnh vực thay đổi, bổ sung (nếu có).

- Thay đổi tên của tổ chức: Bản sao có chứng thực hoặc bản photocopy có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu: quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Thay đổi tên cơ quan quyết định thành lập, cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức: Bản sao có chứng thực hoặc bản photocopy có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu: quyết định đổi tên cơ quan quyết định thành lập, cơ quan quản lý trực tiếp hoặc thay đổi cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Thay đổi người đứng đầu tổ chức: Hồ sơ của người đứng đầu gồm: Quyết định bổ nhiệm; Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức; Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực  các văn bằng đào tạo.

- Thay đổi trụ sở chính của tổ chức: Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực : Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của tổ chức khoa học và công nghệ đối với địa điểm nơi đặt trụ sở chính; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền được phép cho thuê, cho mượn của bên cho thuê, cho mượn kèm theo hợp đồng thuê, mượn địa điểm làm trụ sở chính.

- Thay đổi về tổng số vốn theo đề nghị của tổ chức:

+ Bảng kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và cơ sở giáo dục đại học theo Mẫu 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo;

+ Đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và có vốn nước ngoài, ngoài Bảng kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật theo Mẫu 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo quyết định này.

+ Biên bản họp của những người sáng lập/các bên góp vốn hợp tác ghi rõ những nội dung sau: tỉ lệ góp vốn; tổng số vốn (bằng tiền và tài sản quy ra đồng Việt Nam), trong đó số vốn góp bằng tiền phải bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên ít nhất trong 01 năm theo số lượng nhân lực và quy mô hoạt động của tổ chức.

+ Cam kết góp vốn (bằng tiền và tài sản) của từng cá nhân/các bên góp vốn hợp tác (nếu có).

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với phần vốn đã cam kết góp.

d) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

đ) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.   

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ (theo Mẫu 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo quyết định này).

- Bảng kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật (Mẫu 12 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN ).

- Giấy chứng nhận hoạt động do Sở Khoa học và Công nghệ cấp cho Văn phòng đại diện/Chi nhánh (Mẫu 4 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

i) Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định khi đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ; nội dung lĩnh vực văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ: 2.000.000 đồng/01 lần.

- Phí thẩm định khi thay đổi vốn; trụ sở chính hoặc trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ (trừ trường hợp trụ sở chính hoặc trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ thay đổi theo quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền): 1.500.000 đồng/01 lần.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không thuộc các đối tượng sau đây:

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Chính phủ thành lập.

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập.

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương quyết định thành lập.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ.

- Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ về việc hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Thông tư số 298/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Căn cứ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

            - Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

Mẫu 12

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                  

                                       BẢNG KÊ KHAI CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT

Tên của tổ chức khoa học và công nghệ:

  

Số TT

Loại cơ sở vật chất - kỹ thuật

Số lượng

Đơn vị tính

Trị giá

(triệu đồng)

Nguồn

Trong nước

Nước ngoài

Nhà nước

Tổ chức

Cá  nhân

Tổ chức

Cá nhân

I

Trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản khác...

        

1

         

2

         

         

II

Vốn bằng tiền(1)

        

1

         

2

         

...

         

Tổng số: ………………..  đồng

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HOẶC CƠ QUAN,   TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có) VỀ NỘI DUNG BẢNG KÊ KHAI

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

......., ngày .... tháng .....  năm ......

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

(1)Đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và có vốn nước ngoài: kê khai số vốn bằng tiền bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên (bao gồm tiền lương, tiền công và tiền chi hoạt động bộ máy...) của tổ chức ít nhất trong 01 năm.

Mẫu 13

03/2014/TT-BKHCN

  TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN TỔ CHỨC KH&CN/                VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH

        

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                                                          . . . . . , ngày     tháng     năm

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI, BỔ SUNG, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN/GIẤY CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG(1)

 

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ/Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/tp …

 

  1. Tên tổ chức khoa học và công nghệ/Tên văn phòng đại diện/chi nhánh:

    (Ghi tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài; tên viết tắt bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có)).

2. Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1):

    Số:                                       do:                     cấp ngày:           

3. Trụ sở chính của tổ chức/trụ sở văn phòng đại diện/chi nhánh:

     Địa chỉ:

     Điện thoại:                                         Email:

4. Đề nghị được thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1) :

    (Tổ chức khoa học và công nghệ/văn phòng đại diện/chi nhánh liệt kê một hoặc một số nội dung đề nghị thay đổi, bổ sung hoặc lí do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động).

5. Cam kết:

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của Đơn đề nghị này và các tài liệu kèm theo.

     - Hoạt động theo đúng nội dung Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1) được cấp, đúng quy định của pháp luật.

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH

 (ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 
  1. Ghi “Giấy chứng nhận”đối với tổ chức khoa học và công nghệ; ghi “Giấy chứng nhận hoạt động” đối với văn phòng đại diện/chi nhánh.

 

5. Thủ tục thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ thay đổi trụ sở chính (chuyển sang tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đã đăng ký hoạt động).

a) Trình tự thực hiện

   - Bước 1: Tổ chức, Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

   - Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

+ Tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

+ Xem xét và xử lý hồ sơ.

+ Biên soạn văn bản và hồ sơ gửi đến nơi tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ chuyển đến.

+ Trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xem xét và phê duyệt hồ sơ.

+ Lưu hồ sơ.

- Bước 3: Đại diện hợp pháp của tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ theo (Mẫu 13 của Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014).

(2) Tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung, cấp lại của tổ chức khoa học và công nghệ.

(3) Bản gốc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ.

d) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

đ) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.   

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

i) Phí,

- Phí thẩm định khi thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ là 1.000.000 đồng/01 lần.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận tổ chức khoa học và công nghệ đã hoàn tất thủ tục đồng thời gửi bản sao Giấy chứng nhận và hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận nơi tổ chức chuyển trụ sở đến.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không thuộc các đối tượng sau đây:

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Chính phủ thành lập.

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập.

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương quyết định thành lập.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ.

- Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ về việc hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Thông tư số 298/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Căn cứ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

            - Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu 13

03/2014/TT-BKHCN

  TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN TỔ CHỨC KH&CN/                VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH

        

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                                                          . . . . . , ngày     tháng     năm

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI, BỔ SUNG, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN/GIẤY CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG(1)

 

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ/Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/tp …

 

  1. Tên tổ chức khoa học và công nghệ/Tên văn phòng đại diện/chi nhánh:

    (Ghi tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài; tên viết tắt bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có)).

2. Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1):

    Số:                                       do:                     cấp ngày:           

3. Trụ sở chính của tổ chức/trụ sở văn phòng đại diện/chi nhánh:

     Địa chỉ:

     Điện thoại:                                         Email:

4. Đề nghị được thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1) :

    (Tổ chức khoa học và công nghệ/văn phòng đại diện/chi nhánh liệt kê một hoặc một số nội dung đề nghị thay đổi, bổ sung hoặc lí do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động).

5. Cam kết:

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của Đơn đề nghị này và các tài liệu kèm theo.

     - Hoạt động theo đúng nội dung Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1) được cấp, đúng quy định của pháp luật.

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH

 (ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 
  1. Ghi “Giấy chứng nhận”đối với tổ chức khoa học và công nghệ; ghi “Giấy chứng nhận hoạt động” đối với văn phòng đại diện/chi nhánh.

 

6. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp mất Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

+ Tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

+ Xem xét và xử lý hồ sơ.

+ Biên soạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nghệ xem xét và phê duyệt hồ sơ.

+ Lưu hồ sơ.

- Bước 3: Đại diện hợp pháp của tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:    

(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ (theo Mẫu 13 tại Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ);

(2) Trường hợp mất Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát phải có các hồ sơ sau:

* Trường hợp mất Giấy chứng nhận:

               - Xác nhận của cơ quan công an;

               - Giấy biên nhận của cơ quan báo, đài đã đăng thông báo.

* Trường hợp Giấy chứng nhận bị rách nát:

               - Giấy chứng nhận đã được cấp.

d) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

đ) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ (Mẫu 13 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).

 

i) Phí

- Phí thẩm định khi cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ là 1.000.000 đồng/01 lần.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phải khai báo với cơ quan công an nơi mất, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo, tổ chức khoa học và công nghệ nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ.

- Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ về việc hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Thông tư số 298/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Căn cứ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

            - Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

Mẫu 13

(Ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

  TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ/                VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH

        

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                                                          ............, ngày ........ tháng .......  năm ............          

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI, BỔ SUNG, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN/GIẤY CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG(1)

 

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ/Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/tp …

 

1. Tên tổ chức khoa học và công nghệ/Tên văn phòng đại diện/chi nhánh:

    (Ghi tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài; tên viết tắt bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có)).

2. Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1):

    Số:                                       do:                     cấp ngày:  

3. Trụ sở chính của tổ chức/trụ sở văn phòng đại diện/chi nhánh:

   Địa chỉ:             Điện thoại:                                               Email:

4. Đề nghị được thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1) :

    (Tổ chức khoa học và công nghệ/văn phòng đại diện/chi nhánh liệt kê một hoặc một số nội dung đề nghị thay đổi, bổ sung hoặc lí do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động).

5. Cam kết:

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của Đơn đề nghị này và các tài liệu kèm theo.

- Hoạt động theo đúng nội dung Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1) được cấp, đúng quy định của pháp luật.

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH

 (ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

  1. Ghi “Giấy chứng nhận”đối với tổ chức khoa học và công nghệ; ghi “Giấy chứng nhận hoạt động” đối với văn phòng đại diện/chi nhánh.

7. Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước và nhiệm vụ khoa học và công nghệ do quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1:

+ Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trước khi nghiệm thu chính thức.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu chính thức, tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, nhiệm vụ khoa học và công nghệ do quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc phạm vi cấp tỉnh quản lý tài trợ phải thực hiện đăng ký và giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Sở Khoa học và Công nghệ.

+ Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sau khi nghiệm thu chính thức.

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhưng không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày được nghiệm thu chính thức, tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, nhiệm vụ khoa học và công nghệ do quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc phạm vi cấp tỉnh quản lý tài trợ phải thực hiện đăng ký và giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả:

+  Kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ ghi vào giấy biên nhận hồ sơ đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyển Phòng Quản lý chuyên ngành.

+  Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, thông báo bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ yêu cầu bổ sung.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm tham mưu Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cấp 01 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

(2) Bản giấy Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (đã hoàn thiện sau khi nghiệm thu chính thức), báo cáo đóng bìa cứng, gáy vuông, trên trang bìa bên trong có xác nhận của tổ chức chủ trì nhiệm vụ về việc đã hoàn thiện kết quả thực hiện nhiệm vụ sau khi nghiệm thu chính thức.

(3) Bản điện tử Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (file hoàn chỉnh, không tách riêng các file chương, mục,...); 01 bản điện tử Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ; 01 bản điện tử phụ lục tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát, bản đồ, bản vẽ, ảnh, tài liệu đa phương tiện, phần mềm (nếu có). Bản điện tử phải sử dụng định dạng Portable Document (.pdf) và phải sử dụng phông chữ tiếng Việt Unicode (Time New Roman) theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6909:2001), bản điện tử phải thể hiện đúng với bản giấy, được ghi trên đĩa quang và không được đặt mật khẩu.

(4) Bản sao (có chứng thực) Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, văn bản xác nhận về sự thỏa thuận của các tác giả về việc xếp thứ tự tên trong danh sách tác giả thực hiện nhiệm vụ (nếu có).

(5) Bản sao đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (nếu có) kèm theo bản chính để đối chiếu khi giao nộp.

(6) Phiếu mô tả công nghệ (theo mẫu) đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà sản phẩm bao gồm quy trình công nghệ.

(7) Đối với hồ sơ đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, ngoài các quy định trên, tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm nộp thêm 01 Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (bản giấy và bản điện tử), Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ (bản điện tử) cho cơ quan đăng ký.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

i) Lệ phí: Không.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Phiếu mô tả công nghệ.

- Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

l) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013.

- Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/2/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

- Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 3592/QĐ-BKHCN ngày 10/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Khoa học và công nghệ (Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ).

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỦA TỔ CHỨC CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ(1)
TỔ CHỨC CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ(2)
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Đối với nhiệm vụ có mang nội dung bí mật nhà nước, đóng dấu xác định độ mật của nhiệm vụ tại đây)

………, ngày …… tháng …… năm ……..

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Tên nhiệm vụ(3):

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

2. Cấp quản lý nhiệm vụ:     □ Quốc gia            □ Bộ           □ Tỉnh                 □ Cơ sở

3. Mức độ bảo mật:             □ Bình thường       □ Mật         □ Tối mật            □ Tuyệt mật

4. Mã số nhiệm vụ (nếu có):..............................................................................

5. Thuộc chương trình/đề tài/dự án (nếu có):.................................................................

Mã số chương trình/đề tài/dự án (nếu có):.....................................................................

6. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: .................................................................................................

Họ và tên thủ trưởng: ....................................................................... Giới tính:    Nam    Nữ

Địa chỉ: ................................................................................  Tỉnh/thành phố:………………….

Điện thoại:................................................................ Fax:...................................................

Website:..................................................................................

7. Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì: .................................................................

Địa chỉ:................................................................................................................................

Điện thoại: .....................................................  Website (nếu có):..........................................

8. Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: ....................................................................................... Giới tính:    Nam    Nữ

Trình độ học vấn: ...............................  Chức danh khoa học:…………… Chức vụ: ………….….

Điện thoại:................................................................ Fax:...................................................

E-mail: ....................................................................................

9. Tổng kinh phí (triệu đồng): ...........................................................................

Trong đó, từ ngân sách Nhà nước (triệu đồng):....................................................

10. Thời gian thực hiện:…………tháng, bắt đầu từ tháng ………/…….. kết thúc:………./………..

11. Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ (ghi họ tên, chức danh khoa học và học vị, giới tính)(4)

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

12. Hội đồng đánh giá nghiệm thu chính thức được thành lập theo Quyết định số………………ngày……….tháng……..năm……….của:............................................................................... (5)

13. Họp nghiệm thu chính thức ngày……..tháng………năm……..tại:........................................

14. Sản phẩm giao nộp (ghi số lượng cụ thể):

14.1. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (quyển + bản điện tử):.............................

14.2. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ (bản điện tử):.............................................

14.3. Phụ lục (quyển + bản điện tử):......................................................................................

14.4. Bản đồ (quyển, tờ):......................................................................................................

14.5. Bản vẽ (quyển, tờ):......................................................................................................

14.6. Ảnh (quyển, chiếc):......................................................................................................

14.7. Tài liệu đa phương tiện:................................................................................................

14.8. Phần mềm (bao gồm cả mã nguồn mở):.......................................................................

14.9. Tài liệu khác:................................................................................................................

15. Ngày…….tháng……năm…….đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ
(Ký và ghi rõ họ tên)

___________________

(1) Ghi tên bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

(2) Ghi tên đầy đủ của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ

(3) Ghi đúng như tên nhiệm vụ được ghi trong quyết định phê duyệt hoặc hợp đồng thực hiện nhiệm vụ.

(4) Ghi theo Thuyết minh ban đầu. Nếu có sự thay đổi, người nộp cần có thêm 01 văn bản có dấu đỏ của cơ quan có thẩm quyền xác nhận và giải thích vì sao thay đổi. Người nộp nhớ mang theo Thuyết minh bản gốc để đối chiếu khi đến đăng ký.

(5) Ghi tên cơ quan ban hành quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu.


 

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỦA TỔ CHỨC CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ(1)
TỔ CHỨC CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ(2)
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày …… tháng …… năm ……..

 

PHIẾU MÔ TẢ CÔNG NGHỆ

1. Tên công nghệ:

2. Thuộc nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ (nếu có):

4. Cơ quan chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ (nếu có):

5. Đơn vị quản lý nhiệm vụ:

6. Chủ nhiệm nhiệm vụ:

7. Tên sản phẩm:

8. Mô tả (sơ lược quy trình sản xuất; sản phẩm và đặc tính kỹ thuật; lĩnh vực áp dụng; yêu cầu nguyên vật liệu; yêu cầu nhà xưởng, nhiên liệu...; yêu cầu nhân lực ):

9. Công suất, sản lượng:

10. Mức độ triển khai (nếu có):

11. Số liệu kinh tế (đơn giá thành phẩm, giá thiết bị, phi đào tạo, phí vận hành, phí bản quyền, phí bí quyết, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm...nếu có):

12. Hình thức chuyển giao (chìa khóa trao tay, liên doanh, bán thiết bị, bán li-xăng ...):

13. Dạng tài liệu (công nghệ, dự án, tiến bộ kỹ thuật...):

14. Địa chỉ liên hệ:

 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ
(Ký và ghi rõ họ tên)

___________________

(1) Ghi tên bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

(2) Ghi tên đầy đủ của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ

 

 

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN ĐĂNG KÝ(1)
TÊN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ(2)
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày …… tháng …… năm ……..

 

 

 

 

GIẤY BIÊN NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Tên nhiệm vụ:................................................................................................................

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:..............................................................................................

3. Họ và tên người nộp hồ sơ:..........................................................................................

4. Điện thoại liên hệ: .........................................................................................................

5. Tình trạng hồ sơ:

STT

Thành phần trong hồ sơ

Hợp lệ

Chưa hợp lệ (Ghi rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung)

5.1

Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

  

5.2

Báo cáo tổng hợp (Bản giấy)

  

5.3

Tài liệu dạng điện tử (đĩa CD/DVD)

- Báo cáo tổng hợp

- Báo cáo tóm tắt

  

5.4

Phụ lục (quyển + bản điện tử):

  

5.5

Bản đồ (quyển, tờ):

  

5.6

Ảnh (quyển, chiếc):

  

5.7

Tài liệu đa phương tiện

  

5.8

Phần mềm (bao gồm cả mã nguồn):

  

5.9

Bản sao Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu chính thức

  

5.10

Xác nhận về việc sắp xếp thứ tự tên trong danh sách tác giả thực hiện nhiệm vụ

  

5.11

Chứng từ xác nhận nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (nếu có)

  

5.12

Văn bản chứng nhận kết quả đã được thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà nước)

  

6. Thời hạn đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có):..............................................................................

7. Ngày hẹn trả Giấy chứng nhận:.............................................................................................

 Ghi chú: Đề nghị mang theo giấy này khi đến bổ sung hồ sơ hoặc lấy Giấy chứng nhận.

NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
(Ký và ghi rõ họ tên)

___________

(1) Ghi tên bộ chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản của cơ quan cấp đăng ký tại bộ, ngành hoặc địa phương

(2) Ghi tên đầy đủ của cơ quan đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

 

8. Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước.

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền công nhận, được khuyến khích đăng ký và giao nộp tại một trong các cơ quan sau:

+ Cục Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia;

+ Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp bộ;

+ Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ).

- Bước 2. Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ yêu cầu bổ sung. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp 01 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước.

(2) Bản giấy Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các báo cáo, tư liệu liên quan khác (nếu có); Bản giấy báo cáo tổng hợp kết quả phải được đóng bìa cứng, gáy vuông, trên trang bìa lót bên trong có xác nhận của tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ.

(3) Văn bản chứng nhận kết quả đã được công nhận của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước.

i) Lệ phí: Không.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước.

- Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

l) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013.

- Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/2/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

- Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 3592/QĐ-BKHCN ngày 10/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Khoa học và công nghệ (Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ). 

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

………, ngày …… tháng …… năm ……..

(Nếu nhiệm vụ có mang nội dung bí mật nhà nước, đóng dấu xác định độ mật của nhiệm vụ tại đây)

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Tên nhiệm vụ(1):

2. Mức độ bảo mật:             □ Bình thường       □ Mật         □ Tối mật             □ Tuyệt mật

3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ (nếu có):

Họ và tên thủ trưởng:

Địa chỉ:                                                                         Tỉnh/thành phố:

Điện thoại:                                                                     Fax:

Website:

4. Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì (nếu có):

Địa chỉ:

Điện thoại:                                                                     Website (nếu có):

5. Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên:                                                                     Giới tính:

Trình độ học vấn:                                                           Chức danh khoa học:

Chức vụ:

Điện thoại:                                                                     Fax:

E-mail:

6. Tổng kinh phí (triệu đồng):

7. Thời gian thực hiện:            tháng, bắt đầu từ tháng ... /... kết thúc:... /....

8. Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ (ghi họ tên, chức danh khoa học và học vị): (2)

9. Văn bản chứng nhận kết quả đã được công nhận của………………. ngày……tháng.... năm(3)

10. Sản phẩm giao nộp (ghi số lượng cụ thể):

10.1. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (quyển + bản điện tử):

10.2. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ (bản điện tử):

10.3. Tài liệu khác:

11. Ngày…….tháng……năm…….đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC CHỦ TRÌ
NHIỆM VỤ (nếu có) (4)
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ
(Ký và ghi rõ họ tên)

_______________

(1) Ghi đúng như tên nhiệm vụ được ghi trong quyết định phê duyệt hoặc hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

(2) Ghi đúng theo thứ tự trong văn bản xác nhận về sự thỏa thuận của các tác giả về việc sắp xếp thứ tự tên trong danh sách tác giả thực hiện nhiệm vụ (nếu có) hoặc theo thứ tự do chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định.

(3) Ghi tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

(4) Ghi tên đầy đủ của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

 

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ(1)
TÊN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ(2)
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày …… tháng …… năm ……..

 

GIẤY BIÊN NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Tên nhiệm vụ:..............................................................................................................

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:............................................................................................

3. Họ và tên người nộp hồ sơ:.........................................................................................

4. Điện thoại liên hệ: .......................................................................................................

5. Tình trạng hồ sơ:

STT

Thành phần trong hồ sơ

Hợp lệ

Chưa hợp lệ (Ghi rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung)

5.1

Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

  

5.2

Báo cáo tổng hợp (Bản giấy)

  

5.3

Tài liệu dạng điện tử (đĩa CD/DVD)

- Báo cáo tổng hợp

- Báo cáo tóm tắt

  

5.4

Phụ lục (quyển + bản điện tử):

  

5.5

Bản đồ (quyển, tờ):

  

5.6

Ảnh (quyển, chiếc):

  

5.7

Tài liệu đa phương tiện

  

5.8

Phần mềm (bao gồm cả mã nguồn):

  

5.9

Bản sao Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu chính thức

  

5.10

Xác nhận về việc sắp xếp thứ tự tên trong danh sách tác giả thực hiện nhiệm vụ

  

5.11

Chứng từ xác nhận nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (nếu có)

  

5.12

Văn bản chứng nhận kết quả đã được thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà nước)

  

6. Thời hạn đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có):..............................................................................

7. Ngày hẹn trả Giấy chứng nhận:.............................................................................................

 

Ghi chú: Đề nghị mang theo giấy này khi đến bổ sung hồ sơ hoặc lấy Giấy chứng nhận.

NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
(Ký và ghi rõ họ tên)

_______________

(1) Ghi tên bộ chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản của cơ quan cấp đăng ký tại bộ, ngành hoặc địa phương.

(2) Ghi tên đầy đủ của cơ quan đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

 

 

9. Thủ tục đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bằng ngân sách nhà nước phải thực hiện đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ.

- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới tổ chức mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ yêu cầu bổ sung. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thông báo bằng văn bản xác nhận việc đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ: Phiếu đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước (theo mẫu, in 2 mặt, nếu in 2 tờ đóng dấu giáp lai).

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh.

h) Kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận việc đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước.

i) Lệ phí: Không.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

l) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013.

- Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/2/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

- Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Quyết định số 3592/QĐ-BKHCN ngày 10/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Khoa học và công nghệ (Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ). 

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỦA TỔ CHỨC MUA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ(1)
TỔ CHỨC MUA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ(2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Nếu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có mang nội dung bí mật nhà nước, đóng dấu xác định độ mật của nhiệm vụ tại đây)

………, ngày …… tháng …… năm ……..

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐƯỢC MUA BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Tên kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

2. Mức độ bảo mật:             □ Bình thường       □ Mật         □ Tối mật             □ Tuyệt mật

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (nếu có):

Họ và tên:                                                                     Giới tính:

Trình độ học vấn:                                                           Chức danh khoa học:

Chức vụ:

Điện thoại:                                                                     Fax:

E-mail:

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (nếu có):

Họ và tên thủ trưởng:

Địa chỉ:                                                                         Tỉnh/thành phố:

Điện thoại:                                                                     Fax:

Website:

5. Tổ chức mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

Họ và tên thủ trưởng:

Địa chỉ:                                                                         Tỉnh/thành phố:

Điện thoại:                                                                     Fax:

Website:

6. Tổng kinh phí mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (triệu đồng):

Trong đó, từ ngân sách Nhà nước (triệu đồng):

7. Hình thức mua:

□ Quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

□ Quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

8. Lĩnh vực nghiên cứu:

9. Tóm tắt thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

10. Địa chỉ, phạm vi ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

11. Ngày…….tháng……năm…….đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

 

 

THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC MUA KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

______________

10. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ)

a) Trình tự thực hiện

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tổ chức xem xét hồ sơ:

+ Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu theo những quy định hiện hành, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.  

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

(2) Bản chính hoặc Bản sao (có chứng thực) hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trong trường hợp các bên tham gia chuyển giao công nghệ là tổ chức, cá nhân Việt Nam thì chỉ cần bản hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt. Hợp đồng phải được các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.

(3) Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư, Đăng ký kinh doanh, Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ….) của các bên tham gia hợp đồng.

(4) Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên tham gia trong hợp đồng.

(5) Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn nhà nước).

(6) Giấy ủy quyền (trong trường hợp uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ). 

d) Số lượng hồ sơ: 03 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc.

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).

 g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

i) Phí: Đối với các Hợp đồng chuyển giao công nghệ đăng ký lần đầu thì phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ được tính theo tỷ lệ bằng 0,1% (một phần nghìn) tổng giá trị của Hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng tối đa không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối thiểu không dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng.

k) Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (Mẫu kèm theo).

 l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trong trường hợp có nhu cầu đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam) thay mặt các bên phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

 m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

- Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 của Chính phủ quy định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

- Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ quy định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

- Thông tư số 169/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Quyết định số 3798/QĐ-BKHCN ngày 23/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ).

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu

Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ

(Ban hành theo 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tỉnh (thành phố), ngày… tháng… năm…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ
HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

 

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ

hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh (thành phố)…

 

I. Các bên tham gia hợp đồng chuyển giao công nghệ:

1. Bên giao công nghệ:

Tên (tổ chức, cá nhân):

Địa chỉ:

Tel:                     ; Email:                         ; Fax:

Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính:

Tên người đại diện:                      ; Chức danh:

2. Bên nhận công nghệ:

Tên (tổ chức, cá nhân):

Địa chỉ:

Tel:                     ; Email:                         ; Fax:

Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính:

Tên người đại diện:                      ; Chức danh:

II. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ:

1. Sản phẩm của công nghệ được chuyển giao

- Tên, ký hiệu sản phẩm.

- Tiêu chuẩn chất lượng (theo tiêu chuẩn cơ sở, Việt Nam, quốc tế…).

- Sản lượng:

- Tỷ lệ xuất khẩu (nếu xác định được):

2. Nội dung chuyển giao công nghệ:

Nội dung

Không

Ghi chú

+ Bí quyết công nghệ

 

+ Tài liệu kỹ thuật

 

+ Đào tạo

 

+ Trợ giúp kỹ thuật

 

+ Li xăng các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa…)

Số đăng ký:

 

 

III. Các văn bản kèm theo Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ:

- Hợp đồng bằng tiếng Việt                                   □, số lượng bản:……

- Hợp đồng bằng tiếng (nước ngoài)....                 □, số lượng bản:…...

- Các văn bản khác:

+ Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư, Đăng ký kinh doanh, Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ….) của các bên tham gia hợp đồng.         □

+ Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên tham gia hợp đồng.   □

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn nhà nước).  □

+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ). □

Chúng tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

                          TM. CÁC BÊN

                           BÊN NHẬN

                                                (chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu)

                                                đối với chuyển giao công nghệ trong nước hoặc

                                                chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam

                                    Hoặc

                               BÊN GIAO

                                                (chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu)

                                    đối với chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài

 

Lưu ý: Đối với ô trống □nếu có (hoặc đúng) thì đánh dấu X vào trong ô trống.

 

11. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ)

a) Trình tự thực hiện

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tổ chức xem xét hồ sơ:

+ Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu theo những quy định hiện hành, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.

+ Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

 c) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ.

(2) Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) hợp đồng chuyển giao công nghệ bổ sung, sửa đổi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trong trường hợp các bên tham gia chuyển giao công nghệ là tổ chức, cá nhân Việt Nam thì chỉ cần bản hợp đồng chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung bằng tiếng Việt. Hợp đồng phải được các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phục lục nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.

(3) Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cấp (nếu có).

(4) Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung những nội dung thuộc thẩm quyền chấp thuận của cơ quan quyết định đầu tư (nếu có sử dụng vốn nhà nước).

(5) Giấy uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).

d) Số lượng hồ sơ: 03 bộ hồ sơ, trong đó 01 bộ hồ sơ gốc và 02 bộ sao chụp.

đ) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.

i) Phí: Đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ đề nghị đăng ký sửa đổi, bổ sung thì phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ được tính theo tỷ lệ bằng 0,1% tổng giá trị của hợp đồng sửa đổi, bổ sung nhưng không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng và không dưới 3.000.000 (ba triệu) đồng.

k) Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ (Mẫu kèm theo).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006.

- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

- Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 của Chính phủ quy định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

- Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ quy định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

- Thông tư số 169/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Quyết định số 3798/QĐ-BKHCN ngày 23/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ).

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

Mẫu

Đơn đề nghị đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ

(Ban hành theo Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 của Chính phủ)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh (thành phố) ………………

 

I. CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ:

1. Bên giao công nghệ:

Tên (tổ chức/cá nhân): ...................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Tel:……………; Email: ……………………….........................….; Fax: .....................

Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: .......................................................................

Tên người đại diện: …………………………; Chức danh: .............................................

Số CMT/hộ chiếu: ............................................................................................................

2. Bên nhận công nghệ:

Tên (tổ chức/cá nhân): ......................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Tel:…………………; Email: ……..................……………………….; Fax: ..................

Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: .........................................................................

Tên người đại diện: …………………………; Chức danh: .............................................

Số CMT/hộ chiếu: ............................................................................................................

II. HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐƯỢC CẤP ĐĂNG KÝ

1. Giấy chứng nhận đăng ký:

- Số GCN: .......................................\.................................................. - Ngày cấp: ................\...........

- Nơi cấp: ..........................................................................................................................

2. Tên công nghệ: .............................................................................................................

3. Nội dung chuyển giao công nghệ (nêu cụ thể nội dung chuyển giao: Bí quyết công nghệ, tài liệu kỹ thuật, đào tạo, trợ giúp
kỹ thuật và các đối tượng SHCN): .............................................

4. Sản phẩm của công nghệ chuyển giao:

- Sản phẩm (tên, ký mã hiệu sản phẩm): ..........................................................................

- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn VN hay tiêu chuẩn cơ sở, ):..............................

Tỷ lệ xuất khẩu: ................................................................................................................

5. Dạng chuyển giao công nghệ:

- Độc quyền                       □                      Không độc quyền                          □

- Được chuyển giao lại      □                      Không được chuyển giao lại         □

6. Phạm vi lãnh thổ công nghệ được chuyển giao:

- Lãnh thổ được chuyển giao: ...........................................................................................

- Vùng, miền được chuyển giao (miền Bắc, miền Trung, miền Nam): ............................

(Ghi cụ thể địa bàn chuyển giao)

7. Giá công nghệ chuyển giao:

- Phương thức thanh toán: ................................................................................................

- Mức phí: .........................................................................................................................

8. Thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ:.................................................................

9. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ:............................................

10. Số lần bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ: ........................................

- Sửa đổi, bổ sung lần 1:....................................................................................................

+ Nội dung sửa đổi, bổ sung:.............................................................................................

+ Số GCN đăng ký sửa đổi, bổ sung: ...............................................................................

- Sửa đổi, bổ sung lần 2: ...................................................................................................

+ Nội dung sửa đổi, bổ sung: ............................................................................................

+ Số GCN đăng ký sửa đổi, bổ sung: ...............................................................................

- .........................................................................................................................................

III. HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

- Nội dung sửa đổi, bổ sung (nêu cụ thể bổ sung, sửa đổi điều khoản nào trong hợp đồng chuyển giao công nghệ):  

- Nội dung sửa đổi, bổ sung khác:.....................................................................................

-Lý do sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ:..............................
- Mức phí (nếu có - nêu rõ sự thay đổi phí chuyển giao công nghệ khi có sự sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ): .......

IV. CÁC VĂN BẢN KÈM THEO ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ:

- Hợp đồng CGCN sửa đổi, bổ sung bằng tiếng Việt, số lượng bản:................................

- Hợp đồng CGCN sửa đổi, bổ sung bằng tiếng (nước ngoài), số lượng bản:..................

- Các văn bản khác:

+ Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cấp (nếu có).

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung những nội dung thuộc thẩm quyền chấp thuận của cơ quan quyết định đầu tư (nếu có sử dụng vốn nhà nước).

+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung).

Chúng tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

TM. CÁC BÊN
BÊN NHẬN
(Chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu)
đối với chuyển giao công nghệ trong nước hoặc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam



 

 

Hoặc
BÊN GIAO
(Chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu)
đối với chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài

 

 

12. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ chuyển cho Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ.

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định: Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ soạn thảo Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định: Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ soạn thảo Công văn yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung các tài liệu liên quan.

- Bước 3: Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ trình Lãnh đạo Sở phê duyệt Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

- Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hoặc qua dịch vụ bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

(2) Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh;(Bản sao công chứng)

(3) Dự án sản xuất, kinh doanh (Nội dung cần thuyết minh rõ các sản phẩm hàng hoá dự kiến sản xuất, kinh doanh hình thành từ các kết quả khoa học và công nghệ, các điều kiện bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh)và kèm theo các văn bản xác nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp các kết quả khoa học và công nghệ. (Bản chính hoặc bản sao công chứng)

(4) Đối với doanh nghiệp thành lập từ việc chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trong hồ sơ phải có thêm Quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (theo mẫu).(Bản saocông chứng)

d) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp và có đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ

h) Kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

i) Lệ phí: Không

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo mẫu.

- Quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi (theo mẫu, nếu có)

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đối tượng thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả khoa học và công nghệ được sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt công nghệ phần mềm tin học; công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; công nghệ tự động hoá; công nghệ vật liệu mới, đặc biệt công nghệ nano; công nghệ bảo vệ môi trường; công nghệ năng lượng mới; công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

+ Chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ theo quy định trên.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ tài chính, Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ tài chính, Bộ Nội vụ.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Phụ lục I

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV

ngày 10/9/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

 

Kính gửi:……………………………………………………..…

 

1. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………...

- Tên viết tắt (nếu có):……………………………………………………….

- Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài (nếu có):……………….…………….

- Tên viết tắt theo tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………

2. Trụ sở chính:

- Địa Chỉ:……………………………………………………………………..

- Điện thoại:…………………………………………………………………....

- Fax:…………………………………………………………………………

- Email:…………………………………………………………………….….

3. Đại diện doanh nghiệp:

- Họ và tên:……………………………………………………………………..

- Số chứng minh nhân dân: ......….do............ cấp ngày…..tháng...... năm 20…

- Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………..

- Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………....

4.Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: số....ngày....tháng...năm 20.., do.....cấp.

5. Quyết định phê duyệt đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ (nếu có) số.................ngày.........tháng.........năm20..., do...................cấp.

(Chỉ yêu cầu đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thành lập trên cơ sở chuyển toàn bộ tổ chức  tổ chức khoa học và công nghệ công lập)

6. Kết quả khoa học và công nghệ thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp:

- Tên kết quả:………….Nguồn gốc tài chính………Lĩnh vực………….……

- Bản sao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp như: Văn bằng bảo hộ, quyết định giao quyền sử dụng hoặc sở hữu kết quả khoa học và công nghệ, hợp đồng,….…

7. Quá trình ươm tạo và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp: (Giải trình rõ việc sử dụng kết quả khoa học và công nghệ)

- Tự nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ sau đó ươm tạo và làm chủ công nghệ và chuyển giao công nghệ đó;

- Tự nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ sau đó ươm tạo và làm chủ công nghệ và trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đó.

8. Danh mục các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ:….

9. Phần cam đoan: Cam đoan những lời khai trên là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung kê khai trong Hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

                                               

…..…….., ngày ….. tháng ….. năm 20…..

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

           

 

Phụ lục II

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/06/2008

của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ)

 

 

Cơ quan chủ quản

Tên tổ chức khoa học và công nghệ

ĐỀ ÁN

Chuyển đổi …(tên tổ chức KHCN) để thành lập

doanh nghiệp khoa học và công nghệ

 

I. Phần chung:

1. Tên tổ chức:

2. Địa chỉ:

3. Cơ quan chủ quản:

4. Cơ quan quyết định thành lập; ngày, tháng, năm thành lập:

5. Chức năng, nhiệm vụ theo quy định của cơ quan chủ quản:

6. Chức năng, nhiệm vụ theo giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ:

II. Thực trạng tổ chức và hoạt động(trong phạm vi chuyển đổi).

1. Tình hình tổ chức:

a) Lãnh đạo;

b) Cơ cấu tổ chức;

c) Cơ cấu cán bộ, viên chức và người lao động khác (trình độ, tuổi, chuyên môn, ngoại ngữ…)

2. Tình hình tài chính và tài sản:

a) Bảng thống kê tài sản (tính đến thời điểm xây dựng đề án chuyển đổi) (Theo Phụ lục V)

Tài sản phải thống kê bao gồm toàn bộ tài sản, vốn, quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước được giao cho tổ chức khoa học và công nghệ hoặc tổ chức khoa học và công nghệ được nhận chuyển giao thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật (nêu rõ số, ngày tháng của văn bản xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hoặc văn bằng bảo hộ xác lập quyền sở hữu do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ cấp.

b) Báo cáo tài chính hàng năm trong 3 năm liền kề;

c) Diện tích nhà làm việc, các cơ sở sản xuất thực nghiệm và dịch vụ (nếu có);

d) Diện tích đất được giao quyền sử dụng (bao gồm diện tích đất sử dụng để làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch, xây dựng cơ sở nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, kèm theo văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất).

3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ trong thời gian 05 năm gần đây:

a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan nhà nước giao (tên đề tài, chương trình, dự án, cấp quản lý, kết quả nghiệm thu, kết quả ứng dụng,…)

b) Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức khoa học và công nghệ tự tìm kiếm (tên nhiệm vụ, tổ chức đặt hàng, giá trị hợp đồng, kết quả triển khai,…)

c) Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ (loại hợp đồng, giá trị hợp đồng, lợi nhuận, nộp ngân sách,…)

d) Những hoạt động phối hợp, tham gia với tổ chức khác, hợp tác quốc tế (tên nhiệm vụ, công việc, tổ chức phối hợp, kết quả thực hiện,…)

đ) Số công trình khoa học tham dự hội thảo hoặc đăng trên tạp chí ở trong và ngoài nước, số sáng chế, giải pháp hữu ích được công nhận ở trong và ngoài nước.

e) Đánh giá chung.

III. Phương hướng tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi được chuyển đổi.

1. Phạm vi chuyển đổi (chuyển đổi toàn bộ hay chuyển đổi một phần để thành lập Doanh nghiệp khoa học và công nghệ).

2Loại hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ(Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).

3. Dự kiến Vốn điều lệ và cơ cấu Vốn điều lệ

- Đối với Công ty cổ phần: số cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phần bán ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược (kèm theo danh sách), số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động (kèm theo danh sách đăng ký mua cổ phần của người lao động) và số cổ phần dự kiến bán cho các nhà đầu tư khác; phương thức phát hành thêm cổ phiếu (thực hiện như việc cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần)

- Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: Số vốn nhà nước tại doanh nghiệp, danh sách thành viên góp vốn khác, số vốn góp của mỗi thành viên và phương thức góp vốn cụ thể.

4. Phương án sắp xếp nhân sự, giải quyết cán bộ dôi dư:

a) Dự kiến danh sách cán bộ chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

b) Danh sách cán bộ thuộc diện hưởng chính sách tinh giản biên chế, phương án giải quyết, kinh phí hỗ trợ đối với từng đối tượng cụ thể.

5. Phương án xử lý về tài sản, tài chính

- Số vốn dưới dạng tiền và tài sản dự kiến chuyển sang doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

- Giá trị tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng cần thanh lý đề nghị cấp trên xử lý.

6. Phương án sản xuất, kinh doanh:

a) Dự án sản xuất, kinh doanh.

Nội dung dự án sản xuất kinh doanh cần thuyết minh rõ: các sản phẩm, hàng hóa được hình thành từ các kết quả khoa học và công nghệ.

Kèm theo dự án là các văn bản xác nhận quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu hợp pháp các kết quả khoa học và công nghệ.

Tổ chức khoa học và công nghệ phải thuyết minh việc sử dụng kết quả KH&CH theo một trong hai hình thức sau:

- Tự nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ sau đó ươm tạo và làm chủ công nghệ và chuyển giao công nghệ đó.

- Tự nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ sau đó ươm tạo và làm chủ công nghệ và trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đó.

b) Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong 3 - 5 năm đầu tiên.

c) Các điều kiện để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

d) Phương án nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

7. Nguồn vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp:

- Nguồn vốn

- Những tài sản thuộc sở hữu nhà nước tổ chức khoa học và công nghệ đề nghị được mua hoặc thuê lại để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ nếu không được giao .

IV. Kiến nghị khác:

 

                                                               ……… ..., ngày      tháng       năm

Phê duyệt của cơ quanQLNN có thẩm quyền

( Ký tên và đóng dấu)

Phê duyệt của cơ quanchủ quản

(Ký tên và đóng dấu)

Thủ trưởngđơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

                                                  

 

Phụ lục III

 (Kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/06/2008

của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ)

 

 

BỘ/ NGÀNH/ UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ

 

 

 

Số           /QĐ-……..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

………., ngày      tháng     năm 20

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi …(tên tổ chức khoa học và công nghệ)để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ

 

 

THỦ TRƯỞNG

BỘ/ NGÀNH/ UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ

 

Căn cứ Nghị định số     /NĐ-CP ngày … tháng… năm của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ, ngành….;

Căn cứ Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/ 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

Căn cứ Thông tư số    /2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày .. tháng… năm …. của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của cơ quan chủ quản/Tổ chức khoa học và công nghệ, Vụ trưởng/ Trưởng Ban Tổ chức cán bộ/ Giám đốc Sở Nội vụ……….,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của…(tổ chức khoa học và công nghệ) để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ với các nội dung chính như sau:

1. Tên doanh nghiệp khoa học và công nghệ:…………………

- Tên viết tắt (nếu có):

- Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

- Tên viết tắt theo tiếng nước ngoài (nếu có):

- Địa chỉ

- Điện thoại:

- Fax:

2. Doanh nghiệp:

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký kinh doanh.

- Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập.

- Có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức và hoạt động theo điều lệ và Luật doanh nghiệp, được đăng ký kinh doanh theo luật định.

3. Vốn điều lệ và cơ cấu vốn:

- Vốn điều lệ:

- Cơ cấu vốn:

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên: Các thành viên góp vốn và số vốn của mỗi thành viên.

- Đối với Công ty cổ phần:

+ Cổ phần phát hành lần đầu: …đồng/cổ phần, mệnh giá một cổ phần là: 10.000 đồng, trong đó:

+ Cổ phần nhà nước: … cổ phần, chiếm ..% vốn điều lệ.

+ Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: …cổ phần.

+ Cổ phần bán ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược: …cổ phần.

+ Cổ phần bán đấu giá công khai: .......cổ phần.

4. Phương án sắp xếp lao động:

- Tổng số cán bộ, viên chức có đến thời điểm chuyển đổi: … người

-  Số cán bộ, viên chức chuyển sang doanh nghiệp: … người.

5. Phương án đào tạo, đào tạo lại người lao động:

- Số lao động cần đào tạo lại để chuyển sang doanh nghiệp: … người.

- Dự toán kinh phí đào tạo

6. Chi phí chuyển đổi

Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ quyết định, chịu trách nhiệm về các chi phí thực tế cần thiết phục vụ quá trình chuyển đổi theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực hiện quyết toán kinh phí lao động dôi dư theo chế độ Nhà nước quy định.

7. Kinh phí hỗ trợ thực hiện chuyển đổi sớm

Điều 2. Ban Chỉ đạo chuyển đổi có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức khoa học và công nghệ tiến hành bán cổ phần/nhận vốn góp theo quy định, thẩm tra và trình Bộ trưởng (Chủ tịch UBND) quyết định phê duyệt quyết toán chi phí chuyển đổi, kết quả đào tạo, kinh phí trợ cấp lao động dôi dư.

Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm điều hành, quản lý tổ chức cho đến khi bàn giao toàn bộ tài sản, tiền vốn, lao động… cho doanh nghiệp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Trưởng ban Tổ chức cán bộ), Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính (Trưởng ban Kế hoạch- Tài chính), Thủ trưởng (tổ chức khoa học và công nghệ), Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

BỘ TRƯỞNG

- Như Điều 3;

- Lưu: VP,...

(CHỦ TỊCH UBND)

13. Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả .

- Bước 2. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ chuyển cho Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ.

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định: Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ soạn thảo Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (bổ sung, sửa đổi, cấp lại).

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định: Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ soạn thảo Công văn yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung các tài liệu liên quan.

- Bước 3. Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ trình Lãnh đạo Sở phê duyệt Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (bổ sung, sửa đổi, cấp lại).

- Bước 4. Doanh nghiệp nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hoặc sẽ nhận qua dịch vụ bưu chính.

b) Cách thức thực hiện:

- Hồ sơ trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp lại hoặc bổ sung, sửa đổi, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

- Cung cấp văn bản, tài liệu theo các trường hợp sau:

+ Trường hợp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị mất: Văn bản, tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã thông báo về việc mất Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên phương tiện thông tin đại chúng (Thông báo ít nhất 03 (ba) lần trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo lần cuối).

+ Trường hợp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị rách, nát:Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bản chính).

+ Trường hợp doanh nghiệp khoa học và công nghệ thay đổi thông tin: Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và văn bản, tài liệu chứng minh về sự thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký doanh nghiệp (Bản chính).

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (bổ sung, sửa đổi, cấp lại)

i) Lệ phí: Không

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ tài chính, Bộ Nội vụ vể việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ tài chính, Bộ Nội vụ.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

II. LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ, AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

1. Thủ tục khai báo thiết bị X - quang chẩn đoán y tế

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có thiết bị X-quang nộp phiếu khai thiết bị X-quang chẩn đoán y tế tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xem xét phiếu khai báo và đề nghị bổ sung thông tin (nếu có).

- Bước 3: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp Giấy xác nhận đã khai báo.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ: Phiếu khai báo thiết bị X quang chẩn đoán y tế.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ khai báo.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có thiết bị X-quang chẩn đoán y tế với công suất trên mức miễn trừ khai báo.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Giấy xác nhận khai báo.

i) Lệ phí: không.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán y tế (Mẫu kèm theo).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Quyết định số 3596/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân).

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu

Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán y tế

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

_________________ 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU KHAI BÁO THIẾT BỊ X-QUANG CHẨN ĐOÁN Y TẾ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1.Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                          4. Fax:                                 

5. E-mail:

II. ĐẶC TÍNH CỦA THIẾT BỊ

1. Tên thiết bị:

2. Mã hiệu (Model):         

3. Hãng, nước sản xuất:

4. Năm sản xuất:

5. Điện áp cực đại (kV):

6. Dòng cực đại (mA):                             

7. Mục đích sử dụng:

€ Soi, chụp chẩn đoán tổng hợp           Soi chẩn đoán có tăng sáng truyền hình          

 Chụp can thiệp                                 € Chụp răng

 Chụp vú                                                       € Chụp cắt lớp CT

 Đo mật độ xương                              Chụp thú y

€ Mục đích khác (ghi rõ):

8. Cố định hay di động:

€ Cố định                                 Di động                                             

9. Nơi đặt thiết bị cố định (ghi rõ vị trí phòng đặt thiết bị):

III. ĐẦU BÓNG PHÁT TIA X

1. Mã hiệu (Model):                                                         

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:                                      

4. Năm sản xuất:

IV. BÀN ĐIỀU KHIỂN

1.Mã hiệu (Model.:                                             

2.Số sêri (Serial Number):

3.Hãng, nước sản xuất:                                    

IV.  BỘ PHẬN TĂNG SÁNG (đối với thiết bị tăng sáng truyền hình)

1. Mã hiệu (Model.:                                            

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:                                    

...., ngày.... tháng... năm....

NGƯỜI LẬP PHIẾU

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/

CÁ  NHÂN KHAI BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

nhayNội dung cụ thể của các thủ tục tại số thứ tự 02, 03, 04, 05, 06, 07 tại Mục II Phụ lục I được sửa đổi, bổ sung bởi Mục 2 Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND theo quy định tại Điều 2.nhay

2. Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang trong chẩn đoán y tế).

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế nộp hồ sơ cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả .

- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:

+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

+ Trong trường hợp không cấp giấy phép, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị;

(2) Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn;

(3) Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế;

(4) Báo cáo đánh giá an toàn;

(5) Bản sao (có chứng thực) quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký hành nghề. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ký quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hành nghề;

(6) Bản sao (có chứng thực) tài liệu của nhà sản xuất cung cấp thông tin như được khai trong phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin đã khai báo, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải tiến hành xác định lại các thông số kỹ thuật của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế;

(7) Bản sao (có chứng thực) hợp đồng dịch vụ xác định liều chiếu xạ cá nhân với tổ chức, cá nhân được cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

(8) Bản sao (có chứng thực) chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 22 của Thông tư 08/2010/TT-BKHCN cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;

(9) Bản dịch các tài liệu tiếng nước ngoài.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

i) Phí:

STT

Thm định cấp giy phép sử dụng thiết bị bức xạ sử dụng trong y tế

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Thiết bị X-quang chụp răng

1 thiết bị

2.000.000

2

Thiết bị X-quang chụp vú

1 thiết bị

2.000.000

3

Thiết bị X-quang di động

1 thiết bị

2.000.000

4

Thiết bị X-quang chn đoán thông thường

1 thiết bị

3.000.000

5

Thiết bị đo mật độ xương

1 thiết bị

3.000.000

6

Thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình

1 thiết bị

5.000.000

7

Thiết bị X-quang chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner)

1 thiết bị

8.000.000

8

Hệ thiết bị PET/CT

1 thiết bị

16.000.000

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành một công việc có nhiều nguồn bức xạ hoặc giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ, thì mức thu phí được tính như sau:

- Đối với giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng từ 2 đến 3 nguồn bức xạ hoặc giấy phép tiến hành từ 2 đến 3 công việc bức xạ thì áp dụng mức thu bằng 95% mức thu quy định tại biểu trên;

- Đối với giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng từ 4 đến 5 nguồn bức xạ hoặc giấy phép tiến hành 4 đến 5 công việc bức xạ thì áp dụng mức thu bằng 90% mức thu quy định tại biu trên;

- Đối với giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng từ 6 nguồn bức xạ hoặc giấy phép tiến hành 6 công việc bức xạ trở lên thì áp dụng mức thu bằng 85% mức thu quy định tại biểu trên.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Mẫu kèm theo).

- Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn bức xạ (Mẫu kèm theo).

- Phiếu khai báo thiết bị X-quang (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo đánh giá an toàn, bao gồm: trang bìa chính, trang bìa phụ và nội dung báo cáo (Mẫu kèm theo).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Căn cứ Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.

- Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Quyết định số 3596/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân).

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu

Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

(…..…[1]….…)

Kính gửi: …………..……[2]…………………….

1. Tên tổ chức[3]/cá nhân đề nghị cấp giấy phép:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                                    4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức[4]:    

- Họ và tên:

- Chức vụ:

- Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sau:

TT

Tên công việc bức xạ

Nơi tiến hành công việc bức xạ

1

 

 

2

 

 

.....

 

 

8. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)…

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

  •      ....., ngày .... tháng ... năm ...

                                                                                NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/

                                                                           CÁ  NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

                                                                                 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu

Phiếu khai báo nhân viên bức xạ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 

 

PHIẾU KHAI BÁO NHÂN VIÊN BỨC XẠ

 

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                                    4. Fax:                                             

5. E-mail:

II. NGƯỜI PHỤ TRÁCH AN TOÀN

1. Họ và tên:                                                                    

2. Ngày tháng năm sinh:                                                    3. Giới tính:  

4. Số CMND / Hộ chiếu:                                      Ngày cấp:                         Nơi cấp:

5. Trình độ nghiệp vụ:

6. Phòng/khoa/phân xưởng đang làm việc:                                                        

    Điện thoại:                           

8. Số quyết định bổ nhiệm phụ trách an toàn[5]:                                       Ký ngày:

9. Giấy chứng nhận đào tạo về an toàn bức xạ:

- Số giấy chứng nhận:          

- Ngày cấp:

- Cơ quan cấp:

 

 

III. NHÂN VIÊN BỨC XẠ KHÁC

Tổng số: ……. nhân viên

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Đào tạo an toàn
bức xạ

Chứng chỉ
nhân viên
bức xạ[6]

Chuyên môn nghiệp vụ

Công việc
đảm nhiệm

Nơi làm việc khác có tiếp xúc với bức xạ

1

 

 

 

Số chứng nhận:

 

Ngày cấp:

 

Cơ quan cấp:

 

Số chứng chỉ:

 

Ngày cấp:

 

Cơ quan cấp:

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...., ngày.... tháng... năm....

NGƯỜI LẬP PHIẾU

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/

CÁ  NHÂN KHAI BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu

Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán y tế

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU KHAI BÁO THIẾT BỊ X-QUANG CHẨN ĐOÁN Y TẾ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1.Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                                    4. Fax:                                 

5. E-mail:

II. ĐẶC TÍNH CỦA THIẾT BỊ

1. Tên thiết bị:

2. Mã hiệu (Model):      

3. Hãng, nước sản xuất:

4. Năm sản xuất:

5. Điện áp cực đại (kV):

6. Dòng cực đại (mA):                           

7. Mục đích sử dụng:

€ Soi, chụp chẩn đoán tổng hợp         Soi chẩn đoán có tăng sáng truyền hình          

 Chụp can thiệp                              € Chụp răng

 Chụp vú                                                    € Chụp cắt lớp CT

 Đo mật độ xương                           Chụp thú y

€ Mục đích khác (ghi rõ):

8. Cố định hay di động:

€ Cố định                              Di động                                             

9. Nơi đặt thiết bị cố định (ghi rõ vị trí phòng đặt thiết bị):

III. ĐẦU BÓNG PHÁT TIA X

1. Mã hiệu (Model):                                                      

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:                                   

4. Năm sản xuất:

IV. BÀN ĐIỀU KHIỂN

1.Mã hiệu (Model.:                                            

2.Số sêri (Serial Number):

3.Hãng, nước sản xuất:

IV.  BỘ PHẬN TĂNG SÁNG (đối với thiết bị tăng sáng truyền hình)

1. Mã hiệu (Model.:       

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:           

 

...., ngày.... tháng... năm....

NGƯỜI LẬP PHIẾU

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/

CÁ  NHÂN KHAI BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu

Báo cáo đánh giá an toàn

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 

... TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP...

 

 

(trang bìa chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(TÊN CÔNG VIỆC BỨC XẠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), tháng … năm …

 

 

... TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP...

 

 

 

 

(trang bìa phụ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(TÊN CÔNG VIỆC BỨC XẠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

(Người đứng đầu tổ chức ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), tháng … năm …

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy phép; địa chỉ nơi đặt trụ sở chính; địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính); điện thoại liên lạc, số fax, e-mail; địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ.

- Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của người đứng đầu tổ chức.

- Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của Lãnh đạo được phân công trách nhiệm tổ chức quản lý an toàn (nếu khác với người đứng đầu tổ chức).

- Họ tên, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail), trình độ chuyên môn, chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận); số và ngày ký quyết định bổ nhiệm của người phụ trách an toàn.  

Phần II. Tổ chức quản lý an toàn bức xạ

- Trình bày sơ đồ tổ chức các phòng ban, đơn vị trong cơ sở và vị trí của phòng, ban, đơn vị trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

- Nêu rõ chính sách quản lý an toàn bức xạ của cơ sở (quan điểm và cam kết trong việc bảo đảm an toàn bức xạ).

- Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng làm căn cứ khi xây dựng chương trình quản lý an toàn bức xạ tại cơ sở.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ

- Mô tả cách thức lập hồ sơ quản lý cho từng thiết bị X-quang; quy định về kiểm kê, kiểm tra định kỳ đối với các thiết bị X-quang.

- Mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài, bao gồm: các biện pháp kiểm soát người ra vào phòng đặt thiết bị X-quang (kiểm soát hành chính, sử dụng biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo); thiết kế của phòng đặt thiết bị X-quang và thuyết minh tính toán che chắn bức xạ; các trang thiết bị bảo hộ cá nhân chống bức xạ hiện có.

Đối với trường hợp sử dụng thiết bị X-quang di động, mô tả quy trình tiến hành chụp và biện pháp bảo vệ chống bức xạ trong quá trình chụp.

- Mô tả chi tiết quy trình vận hành thiết bị X-quang và quy trình sửa chữa, bảo dưỡng.

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khoẻ nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân; đơn vị cung cấp dịch vụ đo, đánh giá chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ.

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân.

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khoẻ khi tuyển dụng và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho nhân viên bức xạ, tần suất kiểm tra.

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ đã được khám sức khoẻ khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Phần V. Bảo đảm an toàn bức xạ đối với bệnh nhân

- Nội quy an toàn bức xạ đối với bệnh nhân.

- Các quy định về kiểm tra các thiết bị X-quang, nêu rõ tần suất kiểm tra.

- Kết quả kiểm tra của từng thiết bị khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Phần VI. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ

Trình bày kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, bao gồm các nội dung:

- Liệt kê các tình huống sự cố bức xạ có thể xảy ra.

- Phân công trách nhiệm xử lý khi có sự cố xảy ra.

- Quy trình ứng phó cho từng tình huống sự cố.

- Quy định về huấn luyện.

- Quy định lập và lưu giữ hồ sơ về sự cố.

- Họ và tên người được phân công phụ trách ứng phó sự cố.

Phần VII. Các tài liệu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu vực nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị X-quang.

- Bản vẽ thiết kế xây dựng phòng đặt máy X-quang.

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn.

- Bản sao nội quy an toàn bức xạ.

- Bản sao quy trình vận hành, sử dụng thiết bị X-quang.

- Bản sao biên bản đo kiểm tra an toàn bức xạ.

- Kết quả đọc liều cá nhân của nhân viên bức xạ trong thời gian thời hạn của giấy phép (áp dụng đối với trường hợp gia hạn giấy phép).

- Bản sao biên bản kiểm tra thiết bị X-quang do tổ chức được phép kiểm tra thực hiện.

- Bản sao kế hoạch ứng phó sự cố.

- Danh sách nhân viên bức xạ mới so với hồ sơ đề nghị cấp phép lần trước (áp dụng đối với trường hợp gia hạn giấy phép).

 

3. Thủ tục gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang trong chẩn đoán y tế).

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế) nộp hồ sơ cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:

+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (gia hạn).

+ Trong trường hợp không cấp giấy phép, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả  phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1)  Đơn đề nghị;

(2) Phiếu khai báo đối với nhân viên bức xạ hoặc người phụ trách an toàn bức xạ mới so với hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép lần trước;

(3) Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ (tương ứng với công việc bức xạ đề nghị gia hạn);

(4) Bản sao (có chứng thực hoặc bản photo copy có mang theo bản chính để đối chiếu) giấy phép đã được cấp và sắp hết hạn.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (gia hạn).

 

 

 

 

i) Phí:

 

STT

Thm định cấp gia hạn giy phép sử dụng thiết bị bức xạ sử dụng trong y tế

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Thiết bị X-quang chụp răng

1 thiết bị

1.500.000

2

Thiết bị X-quang chụp vú

1 thiết bị

1.500.000

3

Thiết bị X-quang di động

1 thiết bị

1.500.000

4

Thiết bị X-quang chn đoán thông thường

1 thiết bị

2.250.000

5

Thiết bị đo mật độ xương

1 thiết bị

2.250.000

6

Thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình

1 thiết bị

3.750.000

7

Thiết bị X-quang chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner)

1 thiết bị

6.000.000

8

Hệ thiết bị PET/CT

1 thiết bị

12.000.000

 

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành một công việc có nhiều nguồn bức xạ hoặc giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ, thì mức thu phí được tính như sau:

- Đối với giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng từ 2 đến 3 nguồn bức xạ hoặc giấy phép tiến hành từ 2 đến 3 công việc bức xạ thì áp dụng mức thu bằng 95% mức thu quy định tại biểu trên;

- Đối với giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng từ 4 đến 5 nguồn bức xạ hoặc giấy phép tiến hành 4 đến 5 công việc bức xạ thì áp dụng mức thu bằng 90% mức thu quy định tại biu trên;

- Đối với giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng từ 6 nguồn bức xạ hoặc giấy phép tiến hành 6 công việc bức xạ trở lên thì áp dụng mức thu bằng 85% mức thu quy định tại biểu trên.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Mẫu kèm theo).

- Phiếu khai báo đối với nhân viên bức xạ hoặc người phụ trách an toàn bức xạ mới so với hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép lần trước (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo đánh giá an toàn, bao gồm: trang bìa chính, trang bìa phụ và nội dung báo cáo (Mẫu kèm theo).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 60 ngày trước khi giấy phép hết hạn, người được cấp giấy phép phải đề nghị gia hạn giấy phép. Nếu người được cấp giấy phép đề nghị gia hạn sau thời gian quy định này, thì hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép sẽ không được xem xét và cơ sở phải làm thủ tục xin cấp giấy phép mới.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Căn cứ Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.

- Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Quyết định số 3596/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân).

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu

Đơn đề nghị gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: …………..……[7]…………………….

1. Tên tổ chức / cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                                    4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức[8]:    

- Họ và tên:

- Chức vụ:

- Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị gia hạn giấy phép sau:                                  

 - Số giấy phép:

 - Cấp ngày:

 - Có thời hạn đến ngày:                                                                  

8. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

(3)

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

  • ....., ngày .... tháng ... năm ...

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/

CÁ  NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu

Phiếu khai báo nhân viên bức xạ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

 

PHIẾU KHAI BÁO NHÂN VIÊN BỨC XẠ

 

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                                    4. Fax:                                             

5. E-mail:

II. NGƯỜI PHỤ TRÁCH AN TOÀN

1. Họ và tên:                                                                    

2. Ngày tháng năm sinh:                                                    3. Giới tính:  

4. Số CMND / Hộ chiếu:                                      Ngày cấp:                         Nơi cấp:

5. Trình độ nghiệp vụ:

6. Phòng/khoa/phân xưởng đang làm việc:                                                        

    Điện thoại:                           

8. Số quyết định bổ nhiệm phụ trách an toàn[9]:                                       Ký ngày:

9. Giấy chứng nhận đào tạo về an toàn bức xạ:

- Số giấy chứng nhận:          

- Ngày cấp:

- Cơ quan cấp:

 

 

III. NHÂN VIÊN BỨC XẠ KHÁC

Tổng số: ……. nhân viên

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Đào tạo an toàn
bức xạ

Chứng chỉ
nhân viên
bức xạ[10]

Chuyên môn nghiệp vụ

Công việc
đảm nhiệm

Nơi làm việc khác có tiếp xúc với bức xạ

1

 

 

 

Số chứng nhận:

 

Ngày cấp:

 

Cơ quan cấp:

 

Số chứng chỉ:

 

Ngày cấp:

 

Cơ quan cấp:

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...., ngày.... tháng... năm....

NGƯỜI LẬP PHIẾU

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/

CÁ  NHÂN KHAI BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu

Báo cáo đánh giá an toàn

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 

... TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP...

 

 

(trang bìa chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(TÊN CÔNG VIỆC BỨC XẠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), tháng … năm …

 

 

... TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP...

 

 

 

 

(trang bìa phụ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(TÊN CÔNG VIỆC BỨC XẠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

(Người đứng đầu tổ chức ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), tháng … năm …

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy phép; địa chỉ nơi đặt trụ sở chính; địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính); điện thoại liên lạc, số fax, e-mail; địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ.

- Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của người đứng đầu tổ chức.

- Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của Lãnh đạo được phân công trách nhiệm tổ chức quản lý an toàn (nếu khác với người đứng đầu tổ chức).

- Họ tên, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail), trình độ chuyên môn, chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận); số và ngày ký quyết định bổ nhiệm của người phụ trách an toàn.  

Phần II. Tổ chức quản lý an toàn bức xạ

- Trình bày sơ đồ tổ chức các phòng ban, đơn vị trong cơ sở và vị trí của phòng, ban, đơn vị trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

- Nêu rõ chính sách quản lý an toàn bức xạ của cơ sở (quan điểm và cam kết trong việc bảo đảm an toàn bức xạ).

- Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng làm căn cứ khi xây dựng chương trình quản lý an toàn bức xạ tại cơ sở.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ

- Mô tả cách thức lập hồ sơ quản lý cho từng thiết bị X-quang; quy định về kiểm kê, kiểm tra định kỳ đối với các thiết bị X-quang.

- Mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài, bao gồm: các biện pháp kiểm soát người ra vào phòng đặt thiết bị X-quang (kiểm soát hành chính, sử dụng biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo); thiết kế của phòng đặt thiết bị X-quang và thuyết minh tính toán che chắn bức xạ; các trang thiết bị bảo hộ cá nhân chống bức xạ hiện có.

Đối với trường hợp sử dụng thiết bị X-quang di động, mô tả quy trình tiến hành chụp và biện pháp bảo vệ chống bức xạ trong quá trình chụp.

- Mô tả chi tiết quy trình vận hành thiết bị X-quang và quy trình sửa chữa, bảo dưỡng.

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khoẻ nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân; đơn vị cung cấp dịch vụ đo, đánh giá chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ.

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân.

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khoẻ khi tuyển dụng và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho nhân viên bức xạ, tần suất kiểm tra.

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ đã được khám sức khoẻ khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Phần V. Bảo đảm an toàn bức xạ đối với bệnh nhân

- Nội quy an toàn bức xạ đối với bệnh nhân.

- Các quy định về kiểm tra các thiết bị X-quang, nêu rõ tần suất kiểm tra.

- Kết quả kiểm tra của từng thiết bị khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Phần VI. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ

Trình bày kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, bao gồm các nội dung:

- Liệt kê các tình huống sự cố bức xạ có thể xảy ra.

- Phân công trách nhiệm xử lý khi có sự cố xảy ra.

- Quy trình ứng phó cho từng tình huống sự cố.

- Quy định về huấn luyện.

- Quy định lập và lưu giữ hồ sơ về sự cố.

- Họ và tên người được phân công phụ trách ứng phó sự cố.

Phần VII. Các tài liệu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu vực nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị X-quang.

- Bản vẽ thiết kế xây dựng phòng đặt máy X-quang.

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn.

- Bản sao nội quy an toàn bức xạ.

- Bản sao quy trình vận hành, sử dụng thiết bị X-quang.

- Bản sao biên bản đo kiểm tra an toàn bức xạ.

- Kết quả đọc liều cá nhân của nhân viên bức xạ trong thời gian thời hạn của giấy phép (áp dụng đối với trường hợp gia hạn giấy phép).

- Bản sao biên bản kiểm tra thiết bị X-quang do tổ chức được phép kiểm tra thực hiện.

- Bản sao kế hoạch ứng phó sự cố.

- Danh sách nhân viên bức xạ mới so với hồ sơ đề nghị cấp phép lần trước (áp dụng đối với trường hợp gia hạn giấy phép).

 

4. Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang trong chẩn đoán y tế).

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ nộp hồ sơ cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:

+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sửa đổi, bổ sung).

+ Trong trường hợp không cấp giấy phép, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sửa đổi, bổ sung).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị;

(2) Bản gốc giấy phép cần sửa đổi;

(3) Các văn bản xác nhận thông tin sửa đổi cho các trường hợp thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax.

(4) Bản sao (có chứng thực) hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp giảm số lượng nguồn thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sửa đổi, bổ sung).

i) Phí, lệ phí: không

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Mẫu kèm theo).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Căn cứ Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.

- Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Quyết định số 3596/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân).

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

Mẫu

Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP
TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: …………..……[11]…………………….

 

1. Tên tổ chức / cá nhân đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                          4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức[12]:      

- Họ và tên:

- Chức vụ:

- Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép sau:

- Số giấy phép:

- Ngày cấp:

- Có thời hạn đến ngày:

8. Các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung:

(1)

(2)…

9. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)…

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

  • ....., ngày .... tháng ... năm ...

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/

CÁ  NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

5. Thủ tục cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế).

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ nộp hồ sơ cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:

+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (cấp lại).

+ Trong trường hợp không cấp giấy phép, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (cấp lại).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị;

(2) Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất giấy phép và giấy biên nhận của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất giấy phép khi đề nghị cấp lại giấy phép do bị mất;

(3) Bản gốc giấy phép khi đề nghị cấp lại giấy phép do bị rách, nát.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ)Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (cấp lại).

i) Phí, lệ phí: không

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại giấy đăng ký, giấy phép (Mẫu kèm theo).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Khi mất giấy giấy phép, tổ chức, cá nhân được cấp phải khai báo ngay với cơ quan công an nơi mất, cơ quan cấp giấy phép và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép không tìm được, thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy giấy phép.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Căn cứ Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.

- Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Quyết định số 3596/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân).

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: …………..………………………….

1. Tên tổ chức / cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                          4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức:        

- Họ và tên:

- Chức vụ:

- Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị cấp lại giấy phép sau:

- Số giấy phép:

- Ngày cấp:

- Có thời hạn đến ngày:

8. Lý do đề nghị cấp lại:

9. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)…

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

....., ngày .... tháng ... năm ...

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/

CÁ  NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

                                                                           (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

6. Thủ tục cấp và cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X - quang chẩn đoán trong y tế).

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu  cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế) nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:

+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (trừ người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế).

+ Trong trường hợp không cấp chứng chỉ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và công nghê hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị;

(2) Bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ tại cơ sở được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép đào tạo;

(3) Bản sao (có chứng thực) văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm;

(4) Phiếu khám sức khỏe tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên được cấp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;

(5) 03 ảnh cỡ 3x4.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế).

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ nhân viên bức xạ.

i) Lệ phí: 200.000 đồng

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (Mẫu kèm theo).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Căn cứ Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.

- Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Quyết định số 3596/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân).

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

 

Ảnh 3 x 4

 

 

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ NHÂN VIÊN BỨC XẠ

Kính gửi: …………..……[13]…………………….

1. Tên cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ:

    Ngày tháng năm sinh:                     Nơi sinh:

2. Số giấy CMND / Hộ chiếu:                                 Ngày cấp:                        Nơi cấp:

3. Địa chỉ:

4. Điện thoại:                                                       5. E-mail:

6. Tên tổ chức nơi làm việc:                 Địa chỉ:

7. Đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ để đảm nhiệm công việc sau:

€     Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;

€     Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;

€     Người phụ trách an toàn;

€     Người phụ trách tẩy xạ;

€     Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;

€     Người quản lý nhiên liệu hạt nhân;

€     Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân;

€     Nhân viên vận hành máy gia tốc;

€     Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ;

€     Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ;

€     Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.

8. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

.........

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật.

....., ngày .... tháng ... năm ...

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

 

7. Thủ tục phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp cơ sở (đối với công việc sử dụng thiết bị X - quang y tế).

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt bản kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở phải lập hồ sơ theo quy định và gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.

+ Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành thẩm định hồ sơ và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định.

+ Trường hợp không đồng ý phê duyệt, Sở Khoa học và Công nghệ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Công văn đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp cơ sở (01 bản chính);

(2) Bản kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp cơ sở (03 bản chính)

Lưu ý: Bản kế hoạch phải có chữ ký của người đứng đầu cơ sở và dấu của cơ sở, có đóng dấu giáp lai các trang và có trang bìa cứng.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt bản kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở.

i) Phí thẩm định: 500.000 đồng

k)Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sư cố bức xạ (Mẫu kèm theo)

- Kế hoạch ứng phó sư cố bức xạ (Mẫu kèm theo)

- Biên bản xác nhận sự cố bức xạ (Mẫu kèm theo)

- Báo cáo sự cố bức xạ (Mẫu kèm theo)

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Quyết định số 3596/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân).

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ

(Sử dụng thiết bị X-Quang chẩn đoán trong Y tế)

 

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang

 

1. Tên cơ sở:...............................................................................................

2. Địa chỉ:...................................................................................................

3. Điện thoại: ............................ Fax: .......................... Email: .................

4. Hình thức quản lý:  Nhà nước            Tư nhân                    Liên doanh  

5. Họ tên người đứng đầu cơ sở:.. .......................... ...................................

- Chức vụ:...................................................................................................

- Số CMND/Hộ chiếu:............................................Nơi cấp: .....................

- Điện thoại: ............................. Fax: ............................. Email: ...............

6. Đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cho công việc bức xạ sau:

“Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ của

cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế”

7. Các tài liệu kèm theo: 03 bản kế hoạch ứng phó sự cố an toàn bức xạ trong y tế.

Chúng tôi cam đoan khi được phê duyệt sẽ thực hiện đúng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về an toàn bức xạ./.

 

……………, ngày........ tháng...... năm ……

 NGƯỜI QUẢN LÝ CƠ SỞ

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ CẤP CƠ SỞ

(Sử dụng thiết bị X – quang chẩn đoán trong y tế)

 

PHẦN I.

QUY ĐỊNH CHUNG

 

I. MỤC ĐÍCH

- Ngăn ngừa sự cố, nâng cao khả năng đảm bảo an toàn bức xạ tại cơ quan đơn vị có sử dụng nguồn bức xạ.

- Chủ động ứng phó kịp thời khi có sự cố bức xạ xảy ra, giảm thiểu hậu quả sự cố tại cơ quan đơn vị.

II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

- Phương thức điều hành, phối hợp giữa các cá nhân, phòng, ban chuẩn bị, sẵn sàng và tham gia ứng phó khi có sự cố bức xạ.

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các nội dung của kế hoạch ứng phó khi có sự cố bức xạ.

 

 

 

 

PHẦN II.

THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP KẾ HOẠCH

 

I. TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

- Tên đơn vị:

- Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính:

- Điện thoại liên lạc:

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ:

II. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

- Họ tên, chức vụ:

- Địa chỉ liên lạc:

-  Số điện thoại liên lạc:

III. NGƯỜI PHỤ TRÁCH AN TOÀN

- Họ tên,chức vụ:

- Địa chỉ liên lạc:

- Số điện thoại liên hệ:

- Trình độ chuyên môn:

- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ:

 - Số và ngày ký quyết định bổ nhiệm của người phụ trách an toàn:

 

 

 

PHẦN III.

THÔNG TIN THIẾT BỊ PHÁT BỨC XẠ VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

 

I. TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ (liệt kê theo từng thiết bị):

1.1. Loại thiết bị:

- Kiểu bóng:                              Số Seri:;

- Kiểu tủ điều khiển:       Số Seri:;

- Hãng sản xuất:                        Nước sản xuất:;

- Nơi đặt thiết bị bức xạ:

1.2. Loại thiết bị:

- Kiểu bóng:                              Số Seri:

- Kiểu tủ điều khiển:       Số Seri:

- Hãng sản xuất:                        Nước sản xuất:

- Nơi đặt thiết bị bức xạ:

II. PHÒNG X QUANG

- Vật liệu làm tường và chiều dày:

- Diện tích phòng X-quang: kích thước phòng

* Tín hiệu cảnh báo, thiết bị che chắn bức xạ và bảo hộ lao động kèm theo:

STT

TÊN THIẾT BỊ

SỐ LƯỢNG

TÌNH TRẠNG

SỬ DỤNG

01

Áo chì

 

Tốt

02

Đèn cảnh báo

 

Tốt

03

Biển cảnh báo

 

Tốt

 

- Sơ đồ vị trí các phòng X-quang:

 

 

 

 

PHẦN IV.

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ

 

I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LÀM CĂN CỨ KHI LẬP KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008-QH12, thông qua ngày 03/6/2008;

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN, ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Hướng dẫn khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ”;

- Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN, ngày 08/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ "Quy định về việc kiểm soát và đảm bảo an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng";

- Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Quy định việc chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân";

- Thông tư liên tịch số 13/2014/BKHCN-BYT, ngày 09/6/2014 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế “Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế”.

II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

* Trách nhiệm người đứng đầu cơ sở: thực hiện theo điều 26 Luật Năng lượng nguyên tử như sau:

1. Chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh và thực hiện các quy định của Luật này đối với việc tiến hành công việc bức xạ.

2. Bố trí người phụ trách an toàn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; quy định trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách an toàn bằng văn bản.
            3. Thực hiện đầy đủ các quy định trong giấy phép.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, các chỉ dẫn về an toàn, an ninh.

5. Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ.

6. Tạo điều kiện cho kiểm tra viên, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về an toàn, an ninh; cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

7. Tổ chức kiểm xạ, kiểm soát chất thải phóng xạ, bảo đảm liều chiếu xạ không vượt quá liều giới hạn.

8. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở.

* Trách nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ và nhân viên bức xạ: thực hiện theo điều 27 Luật Năng lượng nguyên tử như sau:

1. Nhân viên bức xạ là người làm việc trực tiếp với bức xạ, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững quy định của pháp luật về an toàn, có trách nhiệm chính sau đây:

a) Thực hiện quy định của pháp luật và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, hướng dẫn về an toàn phù hợp với mỗi hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

b) Sử dụng phương tiện theo dõi liều chiếu xạ và phương tiện bảo vệ khi tiến hành công việc bức xạ, khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn; từ chối làm việc khi điều kiện bảo đảm an toàn không đầy đủ, trừ trường hợp tham gia khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;

c) Báo cáo ngay cho người phụ trách an toàn hiện tượng bất thường về an toàn, an ninh trong việc tiến hành công việc bức xạ;

d) Thực hiện biện pháp khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn.

2. Người phụ trách an toàn là nhân viên bức xạ có chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững quy định của pháp luật về an toàn, có trách nhiệm chính sau đây:
            a) Giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ thực hiện quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 26 của Luật này;

b) Giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ xây dựng và tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để tuân thủ các điều kiện về an toàn, an ninh;

c) Thường xuyên liên lạc với các cá nhân, bộ phận lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong phạm vi trách nhiệm của mình; thực hiện tư vấn và hướng dẫn về bảo đảm an toàn; thường xuyên kiểm tra tình trạng an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;

d) Báo cáo người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về an toàn, an ninh, khi có sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;

đ) Lập và lưu giữ hồ sơ liên quan đến an toàn, an ninh.
 

III. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ

3.1. Tình huống 1: Khi bệnh nhân đang ở vị trí chụp chiếu, có người lạ xâm nhập vào khu vực làm việc

* Nhân viên vận hành:

- Đóng (tắt) ngay thiết bị nguồn.

- Giữ nguyên hiện trạng. Yêu cầu người xâm nhập ở lại để cán bộ phụ trách an toàn thẩm vấn xác định liều nhiễm xạ của họ. Nếu không được, cần ghi lại địa chỉ, số điện thoại để liên lạc sau.

- Thông báo ngay cho cán bộ phụ trách an toàn bức xạ và người quản lý cơ sở về sự cố.

* Người phụ trách ATBX:

- Đánh giá mức độ nhiễm xạ của người thâm nhập: xác nhận thông tin cá nhân, gửi liều kế phông về đơn vị hợp đồng liều kế để xác nhận mức ảnh hưởng liều ra môi trường khi có sự thâm nhập;

- Lập biên bản xảy ra sự cố;

- Thực hiện đưa ra biện pháp khắc phục tình huống;

- Thực hiện báo cáo lên người quản lý cơ sở;

- Thực hiện báo cáo lên Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;

- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố.

3.2. Tình huống 2: Nhân viên vận hành đặt nhầm chế độ chiếu, chụp, thực hiện chiếu chụp sai so với chỉ định của bác sỹ, chiếu chụp nhầm người bệnh

* Nhân viên vận hành:

- Nhanh chóng kết thúc quá trình chiếu xạ.

- Kiểm soát cá nhân liên quan khi bị chụp chiếu sai theo chỉ dẫn hoặc chụp chiếu nhầm người.

- Thông báo cho Bác sỹ và cán bộ phụ trách an toàn bức xạ.

* Người phụ trách ATBX:

- Lập biên bản xảy ra sự cố;

- Đánh giá mức độ nhiễm xạ của người bị chụp nhầm, chụp sai chỉ định: xác nhận thông tin cá nhân, tiến hành khám sức khỏe và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe định kỳ cho người bị nhầm;

- Thực hiện báo cáo lên  người quản lý cơ sở;

- Thực hiện báo cáo lên Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;

- Đưa ra biện pháp khắc phục;

- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố.

3.3. Tình huống 3: Thiết bị hỏng gây ra chiếu xạ không đúng với dự định và phải chiếu chụp lại

* Nhân viên vận hành

- Nhanh chóng kết thúc quá trình chiếu xạ. Kiểm soát cá nhân khi bị chiếu chụp không đúng so với dự định.

- Báo cho người phụ trách an toàn bức xạ.

* Người phụ trách an toàn bức xạ

- Đánh giá mức độ nhiễm xạ của người bị chiếu xạ: xác nhận thông tin cá nhân, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe định kỳ.

- Thực hiện kiểm định máy X quang, đo kiểm tra đánh giá lại chất lượng phòng (xác nhận nguyên do máy).

- Lập biên bản xảy ra sự cố;

- Thực hiện đưa ra biện pháp khắc phục tình huống;

- Thực hiện báo cáo lên  người quản lý cơ sở;

- Thực hiện báo cáo lên Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;

- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố.

3.4. Tình huống 4: Kết quả liều kế nhân viên vượt quá giới hạn cho phép

* Nhân viên vận hành

- Khai báo tình trạng sức khỏe, báo cáo quy trình vận hành thiết bị X quang và quy trình bảo quản liều kế cá nhân.

- Báo cáo lên người quản lý cơ sở và người phụ trách an toàn bức xạ.

* Người phụ trách an toàn bức xạ

- Lập biên bản xảy ra sự cố;

- Báo cáo lên người quản lý cơ sở và đề ra các biện pháp khắc phục tình huống như sau: đánh giá mức độ nhiễm xạ của nhân viên bức xạ thông qua hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân, tiến hành khám sức khỏe, phân tích máu và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố.

- Chuyển công tác của nhân viên bức xạ qua bộ phận khác không tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ.

- Báo cáo lên Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;

- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố. 

3.5. Tình huống 5: Hỏa hoạn tại vị trí máy

* Nhân viên bức xạ

- Phải tìm cách tắt nguồn điện cung cấp và báo cho lực lượng cứu hoả và báo cho bảo vệ cơ quan hoặc công an để bảo vệ hiện trường.

* Người phụ trách an toàn

- Phối hợp với lực lượng cứu hỏa điều tra nguyên nhân phát hỏa và đánh giá các tổn thất, thiệt hại về thiết bị và con người;

- Lập biên bản xảy ra sự cố;

- Đưa ra biện pháp khắc phục tình huống;

- Nhân viên phụ trách ATBX báo cáo lên người quản lý cơ sở;

- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố.

3.6. Tình huống 6: Nhân viên bức xạ vô tình cấp điện cho bóng phát tia X và nhân viên vận hành quên không kết thúc chiếu xạ khi tiến hành chiếu xạ tự động (hệ thống CT Scanner)

* Nhân viên bức xạ

- Nhanh chóng ngừng phát tia, kiểm soát những cá nhân liên quan khi vô tình bị chiếu tia.

- Báo cho người phụ trách an toàn bức xạ.

* Người đứng đầu cơ quan, phụ trách ATBX

- Đánh giá mức độ nhiễm xạ của người bị chiếu xạ: xác nhận thông tin cá nhân, tiến hành khám sức khỏe, phân tích máu và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe định kỳ.

- Lập biên bản xảy ra sự cố;

- Đưa ra biện pháp khắc phục tình huống;

- Báo cáo lên Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;

- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố.

IV. QUY ĐỊNH VỀ HUẤN LUYỆN

- Cử nhân viên tham gia các khoá huấn luyện về kiến thức an toàn bức xạ do các cơ quan, đơn vị được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động: đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về lĩnh vực an toàn bức xạ.

- Chỉ có nhân viên có nghiệp vụ về X  quang mới được phân công nhiệm vụ vận hành máy.

- Hằng năm, cơ sở, đơn vị tổ chức diễn tập ứng phó sự cố khẩn cấp để kiểm tra các thành phần chủ chốt trong kế hoạch ứng phó sự cố.

V. QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ LƯU GIỮ HỒ SƠ VỀ SỰ CỐ

Trường hợp nếu có sự cố bức xạ xảy ra, người phụ trách an toàn bức xạ có trách nhiệm lập biên bản và báo cáo, cung cấp chính xác, đầy đủ những thông tin cần thiết cho Sở Y Tế, Sở Khoa học và Công nghệ và thanh tra chuyên ngành. Hồ sơ của đơn vị thực hiện sẽ được lưu tại phòng X quang và photo một bản cho Phòng Tổ chức - Hành chính lưu hồ sơ.

VI. CÁC SỐ LIÊN LẠC CẦN THIẾT KHI THỰC HIỆN ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ

- Số điện thoại người quản lý cơ sở:

- Số điện thoại nhân viên phụ trách ATBX:

- Số điện thoại lực lượng cứu hỏa: 115

- Số điện thoại Sở KHCN An Giang: 0296 3953208

- Số điện thoại Sở Y Tế An Giang: 0296 3852640

VII. CHÍNH SÁCH DỰ PHÒNG SỰ CỐ AN TOÀN BỨC XẠ

    Tổ chức thực hiện đúng Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

    Phân công nhân viên phụ trách an toàn bức xạ. Tất cả nhân viên bức xạ đều phải được tập huấn đầy đủ kiến thức về an toàn bức xạ và định kỳ phải được đào tạo lại kiến thức về ATBX.

    Kiểm tra và hiệu chỉnh định kỳ đối với các thiết bị bức xạ theo quy định của cơ quan kiểm soát bức xạ.

    Tuyên truyền giáo dục kiến thức về an toàn bức xạ cho nhân viên và cho cộng đồng. Sử dụng các biện pháp quản lý hành chính trong kế hoạch phòng chống sự cố như: gắn biển báo cảnh báo nguy hiểm phóng xạ, nội quy an toàn phòng xạ được niêm yết công khai và dễ nhận biết cho cả bệnh nhân và nhân viên bức xạ, kiểm soát vùng ra vào của bệnh  nhân và người nhà bệnh nhân tại khu vực bức xạ….

Lập hồ sơ theo dõi tình hình sức khỏe cho nhân viên bức xạ. Có kế hoạch bố trí công tác hợp lý đối với các nhân viên bức xạ bị chiếu xạ hoặc quá liều.

    Trang bị các phương tiện bảo hộ cũng như phương tiện dùng để ứng phó trong sự cố bức xạ: áo chì, yếm chì, găng tay chì….

Hàng năm trước ngày 30/11 rà soát lại kế hoạch ứng phó sự cố an toàn bức xạ, chỉnh sửa, bổ sung và trình Sở khoa học và Công nghệ phê duyệt lại (nếu có). Đồng thời báo cáo công tác ứng phó sự cố An toàn bức xạ trong báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ trong năm gửi về Sở Khoa học và Công nghệ.

 

PHẦN V .

TÀI LIỆU KÈM THEO

 

 

- Mẫu biên bản sự cố bức xạ (Mẫu BB)

- Mẫu báo cáo sự cố bức xạ (Mẫu BC)

 

PHẦN VI.

 HỒ SƠ AN TOÀN BỨC XẠ (LƯU TẠI ĐƠN VỊ)

 

- Hồ sơ về thiết bị bức xạ; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ;

- Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, trong đó ghi lại: kế hoạch kiểm xạ, công tác kiểm xạ, kết quả kiểm xạ định kỳ;

- Nhật ký và hồ sơ về sự cố bức xạ trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;

- Hồ sơ đào tạo của nhân viên bức xạ;

- Hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ, trong đó ghi lại kết quả khám sức khỏe hàng năm và đột xuất của từng nhân viên;

- Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ theo mẫu quy định (phụ lục 3 của Thông tư 19/2012/TTBKHCN ngày 08/11/2012). Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ được cập nhật ít nhất một năm một lần và ngay sau khi xảy ra trường hợp liều bức xạ vượt quá mức điều tra, giới hạn liều và khi có yêu cầu;

            - Kết luận của thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

BIÊN BẢN XÁC NHẬN SỰ CỐ BỨC XẠ

(Sử dụng thiết bị X-Quang trong chẩn đoán Y tế)

 

I. THÔNG TIN CHUNG

- Tên cơ sở: ....................................................................................................

- Địa chỉ cơ sở: ..............................................................................................

- Điện thoại:.........................Fax: .............................Email:...........................

- Hình thức quản lý: Nhà nước  £      Tư nhân  £       Liên doanh  £

- Họ tên người quản lý cơ sở:........................................................................

+ Chức vụ:...................................................................................................

+ Địa chỉ:.....................................................................................................

+ Điện thoại:..............................Fax: ........................Email:.......................

- Họ tên nhân viên phụ trách ATBX:............................................................

+ Chức vụ:...................................................................................................

+ Địa chỉ:.....................................................................................................

+ Điện thoại:..............................Fax:....................... Email:........................

II. THÔNG TIN SỰ CỐ BỨC XẠ

2.1. Thông tin đến

- Họ và tên người phát hiện sự cố:.................................................................

- Thuộc đối tượng:

      ¨ Bệnh nhân                            ¨ Nhân viên cơ sở

      ¨ Nhân viên bức xạ                  ¨ Đối tượng khác

- Cơ quan hoặc địa chỉ:...................................................................................

- Số điện thoại người phát hiện sự cố:...........................................................

- Vị trí xảy ra sự cố[1]:......................................................................................

- Thời gian xảy ra sự cố: .............ngày.......tháng........năm........

 

 

 

2.2. Mô tả sự cố bức xạ

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

III. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

3.1. Mức ảnh hưởng của sự cố:

+ Ảnh hưởng đến bệnh nhân/người dân:  Có ¨                Không ¨          

+ Ảnh hưởng đến nhân viên cơ sở :                     Có ¨                Không ¨

+ Ảnh hưởng đến nhân viên bức xạ:                    Có ¨                Không ¨

+ Ảnh hưởng đến tài sản cơ sở:                          Có ¨                Không ¨

+ Ảnh hưởng đến tài sản cá nhân[2]:                      Có ¨                Không ¨

3.2. Thông tin mức ảnh hưởng đối với người

- Họ và tên người bị ảnh hưởng:....................................................................

- Thuộc đối tượng:

      ¨ Bệnh nhân                            ¨ Nhân viên cơ sở

      ¨ Nhân viên bức xạ                  ¨ Đối tượng khác

- Cơ quan hoặc địa chỉ:...................................................................................

- Số điện thoại người bị ảnh hưởng:...............................................................

3.3. Thông tin mức ảnh hưởng đối với tài sản

- Họ và tên người chủ tài sản:........................................................................

- Giá trị tài sản:...............................................................................................

- Cơ quan hoặc địa chỉ chủ tài sản:................................................................

- Số điện thoại chủ tài sản:.............................................................................

- Đánh giá sơ bộ mức thiệt hại tài sản:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

3.4. Các bước thực hiện tạm thời để giải quyết sự cố

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

3.5. Các đề xuất để giải quyết hoàn tất sự cố

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

IV. Ý KIẾN NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Biên bản được lập thành .....bản vào lúc .....giờ......phút

 

                                                 .................., ngày.......tháng.......năm......

Người phát hiện sự cố

và người bị ảnh hưởng bởi sự cố ATBX

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nhân viên phụ trách ATBX

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Người quản lý cơ sở bức xạ

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

 

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN............

       TÊN CƠ SỞ .............

 

 
 
 

 

 

Số: ……/……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

An Giang, ngày........ tháng...... năm...........

 

 

BÁO CÁO SỰ CỐ BỨC XẠ

(Sử dụng thiết bị X-Quang trong chẩn đoán Y tế)

 

                        Kính gửi:

- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang;

- Sở Y Tế tỉnh An Giang.

 

I. THÔNG TIN CHUNG

- Tên cơ sở: ...................................................................................................

- Địa chỉ cơ sở: ..............................................................................................

- Điện thoại: ..............................Fax:................. Email: ..........................

- Hình thức quản lý: Nhà nước  £     Tư nhân  £      Liên doanh  £

- Họ tên người quản lý cơ sở:.........................................................................

+ Chức vụ:...................................................................................................

+ Địa chỉ:.....................................................................................................

+ Điện thoại:..............................Fax: ..................... Email: .......................

- Họ tên nhân viên phụ trách ATBX:.............................................................

+ Chức vụ:...................................................................................................

+ Địa chỉ:.....................................................................................................

+ Điện thoại:..............................Fax:................ Email: ..............................

II. THÔNG TIN SỰ CỐ BỨC XẠ

2.1. Thông tin đến

- Họ và tên người phát hiện sự cố:.................................................................

- Thuộc đối tượng:

      ¨ Bệnh nhân                            ¨ Nhân viên cơ sở

      ¨ Nhân viên bức xạ                  ¨ Đối tượng khác

- Cơ quan hoặc địa chỉ:...................................................................................

- Số điện thoại người phát hiện sự cố:...........................................................

- Vị trí xảy ra sự cố[3]:......................................................................................

- Thời gian xảy ra sự cố: .............ngày.......tháng........năm........

2.2. Mô tả sự cố bức xạ

- Tình huống sự cố[4]:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

- Mức ảnh hưởng của sự cố:

+ Ảnh hưởng đến bệnh nhân/người dân:  Có ¨                Không ¨          

+ Ảnh hưởng đến nhân viên cơ sở :                     Có ¨                Không ¨

+ Ảnh hưởng đến nhân viên bức xạ:                    Có ¨                Không ¨

+ Ảnh hưởng đến tài sản cơ sở:                          Có ¨                Không ¨

+ Ảnh hưởng đến tài sản cá nhân[5]:                      Có ¨                Không ¨

 

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ

3.1. Nguyên nhân dẫn đến sự cố[6]

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

3.2. Các bước thực hiện giải quyết sự cố

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

3.3. Kết quả thực hiện ứng phó sự cố

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

4.1. Bài học kinh nghiệm

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

4.2. Biện pháp khắc phục

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

 

Người thực hiện báo cáo

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Người quản lý cơ sở bức xạ

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

III. LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

1. Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận.

a) Trình tự thực hiện

 - Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn trực tiếp hoặc gởi qua dịch vụ bưu chính tới Phòng Quản lý Tiêu chuẩn chất lượng (TCCL)-Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

- Bước 2: Phòng quản lý TCCL kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ:

+ Đối với hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

+ Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:

* Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

* Trường hợp hồ sơ công bố không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

- Bước 3: Phòng Quản lý TCCL  lập sổ để theo dõi, quản lý đăng ký công bố hợp chuẩn và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang - Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Bản công bố hợp chuẩn (theo mẫu);

(2) Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

(3) Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

(4) Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực : Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.

d) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết:

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang - Sở Khoa học và Công nghệ.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản Công bố hợp chuẩn (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).

i) Phí, lệ phí: 150.000 đồng/giấy.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường phù hợp tiêu chuẩn.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật số 68/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2007.

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 của Quốc hội ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.

- Thông tư  số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN

Số ………………………….

Tên tổ chức, cá nhân: ……… …………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………..……………………………

Điện thoại: ………………………………Fax: …………………………………………………

E-mail: ……………………………………………………..……………………………………………

Loại hình đánh giá:……………………………………………………………………………..

+ Tổ chức chứng nhận đánh giá (bên thứ ba): Tên tổ chức chứng nhận /tổ chức chứng nhận được chỉ định, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận;

+ Tự đánh giá (bên thứ nhất): Ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận Báo cáo tự đánh giá.

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

…………………………..………………………………………..……………………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………..………………………………………..……………………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

……………………………………………………..……………………………………………
(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.

 

 

…………., ngày …… tháng …… năm ….
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

2. Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

 a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn trực tiếp hoặc gởi qua dịch vụ bưu chính tới Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng (TCCL)-Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

- Bước 2: Phòng quản lý TCCL kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ:

+ Đối với hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

+ Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:

* Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

* Trường hợp hồ sơ công bố không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

- Bước 3: Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng lập sổ để theo dõi, quản lý đăng ký công bố hợp chuẩn và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Bản công bố hợp chuẩn (theo mẫu);

(2) Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

 (3) Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

(4) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu) và Kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.

(5) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.

(6) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu) kèm theo Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

d) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết:

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục tiến hành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang - Sở Khoa học và Công nghệ.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản Công bố hợp chuẩn (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).

- Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).

- Kế hoạch giám sát hệ thống quản lý (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012).

i) Phí, lệ phí: 150.000 đồng/giấy.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường phù hợp tiêu chuẩn.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật số 68/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2007.

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 của Quốc hội ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.

- Thông tư  số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN

Số ………………………….

Tên tổ chức, cá nhân: ……… …………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………..……………………………

Điện thoại: ………………………………Fax: …………………………………………………

E-mail: ……………………………………………………..……………………………………………

Loại hình đánh giá:……………………………………………………………………………..

+ Tổ chức chứng nhận đánh giá (bên thứ ba): Tên tổ chức chứng nhận /tổ chức chứng nhận được chỉ định, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận;

+ Tự đánh giá (bên thứ nhất): Ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận Báo cáo tự đánh giá.

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

…………………………..………………………………………..……………………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………..………………………………………..……………………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

……………………………………………………..……………………………………………

.....(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.

 

 

…………., ngày …… tháng …… năm ….
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

 

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:…………..

………, ngày……tháng…..năm ……

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

 

1. Ngày đánh giá:…………………………………………………………….…...

2. Địa điểm đánh giá:……………………………………………………………..

3. Tên sản phẩm:………………………………………………………….……....

4.  Số hiệu tiêu chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:……………………………...

5. Tên tổ chức thử nghiệm sản phẩm:…………………………………………….

6. Đánh giá về kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật áp dụng và hiệu lực áp dụng, thực hiện quy trình sản xuất:…………………………………….

………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….

7. Các nội dung khác (nếu có):……………………………………………………

8. Kết luận:

            ÿ Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

            ÿ Sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của lãnh đạo tổ chức, cá nhân

(ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường ............................................

 

Các quá trình SX cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu kiểm soát

Quy trình kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/ kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

biểu ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

An Giang, ngày....... tháng ........ năm 20…

                                                                               Đại diện doanh nghiệp

                                                                                  (Ký tên, đóng dấu)

 

3. Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, tổ chức chứng nhận được chỉ định.

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy trực tiếp hoặc gởi qua dịch vụ bưu chính tới Phòng Quản lý Tiêu chuẩn chất lượng (TCCL)-Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

- Bước 2: Phòng quản lý TCCL kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ:

+ Đối với hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

+ Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ, Chi cục tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:

* Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

* Trường hợp hồ sơ công bố không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

- Bước 3: Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng lập sổ để theo dõi, quản lý đăng ký công bố hợp quy và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

 + Bản công bố hợp quy (theo Mẫu);

 + Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

d) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết:

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục tiến hành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp quy để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục  ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.   

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản Công bố hợp quy (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).

i) Phí, lệ phí: 150.000 đồng/giấy.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật số 68/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2007.

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 của Quốc hội ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.

- Thông tư  số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số ………………………….

Tên tổ chức, cá nhân: ……… …………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………..……………………………

Điện thoại: ………………………………Fax: …………………………………………………

E-mail: ……………………………………………………..……………………………………………

Loại hình đánh giá:……………………………………………………………………………..

+ Tổ chức chứng nhận đánh giá (bên thứ ba): Tên tổ chức chứng nhận /tổ chức chứng nhận được chỉ định, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận;

+ Tự đánh giá (bên thứ nhất): Ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận Báo cáo tự đánh giá.

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

…………………………..………………………………………..……………………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………..………………………………………..……………………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

……………………………………………………..……………………………………………
(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.

 

 

…………., ngày …… tháng …… năm ….
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

nhayNội dung cụ thể của thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được thay thế bởi Mục 3 Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND theo quy định tại Điều 2.nhay

4. Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy trực tiếp hoặc gởi qua dịch vụ bưu chính tới Phòng Quản lý Tiêu chuẩn chất lượng (TCCL)-Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang

- Bước 2: Phòng quản lý TCCL kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ:

+  Đối với hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

+ Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ, Chi cục tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:

* Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

* Trường hợp hồ sơ công bố không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

- Bước 3: Phòng Quản lý Tiêu chuẩn chất lượng lập sổ để theo dõi, quản lý đăng ký công bố hợp quy và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Phòng Quản lý Tiêu chuẩn chất lượng.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu)

b) Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.

d) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết:

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục tiến hành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp quy để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục  ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức; Cá nhân.   

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản Công bố hợp quy (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012).

- Báo cáo đánh giá hợp quy (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012).

- Kế hoạch giám sát hệ thống quản lý (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012).

i) Phí, lệ phí: 150.000 đồng/giấy.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật số 68/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2007.

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 của Quốc hội ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.

- Thông tư  số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số ………………………….

Tên tổ chức, cá nhân: ……… …………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………..……………………………

Điện thoại: ………………………………Fax: …………………………………………………

E-mail: ……………………………………………………..……………………………………………

Loại hình đánh giá:……………………………………………………………………………..

+ Tổ chức chứng nhận đánh giá (bên thứ ba): Tên tổ chức chứng nhận /tổ chức chứng nhận được chỉ định, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận;

+ Tự đánh giá (bên thứ nhất): Ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận Báo cáo tự đánh giá.

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

…………………………..………………………………………..……………………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………..………………………………………..……………………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

……………………………………………………..……………………………………………

.....(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.

 

 

…………., ngày …… tháng …… năm ….
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:…………..

………, ngày……tháng…..năm ……

 

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

 

1. Ngày đánh giá:…………………………………………………………….…...

2. Địa điểm đánh giá:……………………………………………………………..

3. Tên sản phẩm:………………………………………………………….……....

4.  Số hiệu tiêu chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:……………………………...

5. Tên tổ chức thử nghiệm sản phẩm:…………………………………………….

6. Đánh giá về kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật áp dụng và hiệu lực áp dụng, thực hiện quy trình sản xuất:....

7. Các nội dung khác (nếu có):……………………………………………………

8. Kết luận:

            Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

            Sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của lãnh đạo tổ chức, cá nhân

(ký tên, chức vụ, đóng dấu)

nhayNội dung cụ thể của thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được thay thế bởi Mục 3 Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND theo quy định tại Điều 2.nhay

5. Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ.

+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ tại phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng (QLTCCL) - thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

+ Chuyên viên được phân công phụ trách sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ , kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 27/2012/TT-BKHCN, vào sổ đăng ký, và trong thời gian 01 ngày làm việc, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khấu trên bản đăng ký để  tổ chức, cá nhân cho cơ quan Hải quan để được phép thông quan hàng hóa (đối với hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khấu và hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định).

- Bước 2: Kiểm tra theo nội dung kiểm tra, xử lý hồ sơ:

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khấu và hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định)

Trong thời gian 15 ngày làm việc kế từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân khẩu phải nộp:

 + Kết quả tự đánh giá cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Đối với hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu)

Kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

+ Bản sao y bản chính kết quả chứng nhận hoặc kết quả giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang. (Đối với hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận)

Trường hợp hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận tại Việt Nam đánh giá tại nước xuất khẩu hoặc được đánh giá bởi tổ chức chứng nhận được thừa nhận thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định.

+ Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, chuyên viên được phân công phụ trách của phòng QLTCCL tiến hành kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  sẽ ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng gởi người nhập khẩu.

+ Trường hợp đầy đủ nhưng không phù hợp về nhãn: (nội dung nhãn cần kiểm tra, kể cả nhãn phụ: Tên hàng hóa, tên địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ của hàng hóa và các nội dung khác quy định cho từng loại hàng hóa; sự phù hợp của mẫu nhãn với bộ hồ sơ nhập khẩu lô hàng; kiểm tra vị trí, màu sắc, kích thước và ngôn ngữ trình bày của nhãn; Kiểm tra việc thể hiện dấu hợp quy trên hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa.) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng, trong Thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới người nhập khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu khắc phục về nhãn hàng hóa trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc.

+ Trường hợp đầy đủ nhưng không phù hợp Chứng chỉ chất lượng với hồ sơ của lô hàng nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng, trong Thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới cơ quan Hải quan và người nhập khẩu.

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận những hạng mục hồ sơ còn thiếu và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc. Khi hồ sơ đầy đủ mới thực hiện các bước kiểm tra nội dung. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì người nhập khẩu phải có văn bản gởi Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành nhưng  thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn bổ sung. Sau thời gian trên nếu không hoàn thiện hồ sơ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ ra thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện dầy đủ hồ sơ” gởi tới người nhập khẩu và cơ quan Hải quan đồng thời chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm tra liên quan tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu.

 3. Đối với hàng hóa nhập khẩu khác có khả năng gây mất an toàn sẽ được kiểm tra theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong đó quy định cụ thể một trong các trường hợp quy định tại Điều 5  sửa đổi, bổ sung tại Thông tư  số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (Theo mẫu).

(2) Bản sao (photo copy) các giấy tờ sau:  Hợp đồng (Contract); Danh mục hàng hoá kèm theo (Packing list).

(3) Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản chính.

(4) Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Loading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

d) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

đ) Thời hạn giải quyết:

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khấu: 01 ngày làm việc.

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định): 01 ngày làm việc.

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định: 03 ngày làm việc khi nhận đầy đủ hồ sơ và hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN).

i) Phí, lệ phí: không.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH 12, Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phầm, hàng hóa.

- Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16 tháng 6 năm 2017-Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA

NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Kính gửi : Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

Người nhập khẩu:..........................................................................................................................

Địa chỉ :........................................................................................................................................

Điện thoại :...................................................................................... Fax:......................................

Đăng ký kiểm tra chất lượng lô hàng hóa sau:

Số TT

Tên hàng hóa,  nhãn hiệu, kiểu loại

Đặc tính kỹ thuật

 

Xuất xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian

nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao sau đây:  .................................................................................

‚ Hợp đồng (Contract) số :………………………………………………………  

‚ Danh mục hàng hoá (Packing list): ................................................................................................

‚ Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Giấy giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu: .........do Tổ chức...  ........ cấp ngày: ...... / ....... / .............. tại: ........................

‚ Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý số : ........................................................................................

do Tổ chức chứng nhận : …....... cấp ngày: ...... /....... / .............. tại: ..................................................

‚ Hóa đơn (Invoice) số: .........................................................................................

‚ Vận đơn (Bill of Lading) số: ..........................................................................................................

‚ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số : ..................................................................................................

‚ Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: ...................................................................................

‚ Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có):………………………………..

‚ nh hoặc bản mô tả hàng hoá, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm lô hàng hoá nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.................................. (hoặc tiêu chuẩn).................................

 

Quyết định 3655/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang

 

An Giang, ngày…. tháng ….năm…20…

NGƯỜI NHẬP KHẨU

(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Thủ tục đăng ký xét duyệt Giải thưởng chất lượng Quốc gia

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp đơn tham dự và hồ sơ tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.

- Bước 2: Hội đồng sơ tuyển tỉnh nghe chuyên gia đánh giá báo cáo cho điểm hồ sơ; nếu hồ sơ đạt 600 điểm trở lên Hội đồng Sơ tuyển sẽ chuyển hồ sơ lên Hội đồng Quốc gia và Hội đồng sơ tuyển sẽ có thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá.

- Bước 3: Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia xem xét trao giải.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Bản đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng Quốc gia (01 bản).

(2) Báo cáo giới thiệu chung về tổ chức, doanh nghiệp (08 bản).

(3) Báo cáo tự đánh giá theo bảy tiêu chí của Giải thưởng chất lượng Quốc gia (08 bản).

(4) Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (bản sao chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan) (08 bản).

(5) Bản sao chụp (photocopy) có mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực : báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hàng năm theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (08 bản).

(6) Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm đối với người lao động hàng năm trong 03 năm gần nhất (bản sao) (08 bản).

(7) Các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất, nếu có (bản sao) (08 bản).

(8) Đĩa CD: Báo cáo tự đánh giá hoạt động doanh của doanh nghiệp (01 đĩa).

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 90 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang; Hội đồng Giải thưởng chất lượng của tỉnh.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản đăng ký tham dự giải thưởng quốc gia (ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN).

i) Phí, lệ phí: không.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản về kết quả đánh giá của Hội đồng sơ tuyển.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian ít nhất 36 tháng, tính đến ngày 01 tháng 5 của năm tham dự.

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện trên đây thì sau 03 năm kể từ năm được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia tiếp tục được tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

+ Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Bạc Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện nêu trên thì được tiếp tục tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự trước ngày 01/5 hàng năm.

- Tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ trước ngày 15/6 hàng năm.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

BẢN ĐĂNG KÝ THAM DỰ
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA NĂM 20......

(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN

ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

1. Tên tổ chức, doanh nghiệp:................................................................................................

    Tên giao dịch:....................................................................................................................

    Tên tiếng Anh:....................................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................................

    Điện thoại:..............................................  Fax:.....................................................................

    Email:.....................................................  Website:...............................................................

    Mã số thuế:........................................................................................................................

    Số tài khoản:......................................................................................................................

    Tại Ngân hàng:..................................................................................................................

3. Họ và tên Tổng giám đốc/Giám đốc:...................................................................................

    Điện thoại:...............................................; di động:...............................................................

    Fax:........................................................   Email: .................................................................

4. Họ và tên người liên hệ:......................................................................................................

    Chức vụ:................................................. Đơn vị:..................................................................

    Điện thoại:...............................................; di động:...............................................................

    Fax:........................................................   Email: .................................................................

5. Lĩnh vực hoạt động chính:...................................................................................................

    .........................................................................................................................................

    .........................................................................................................................................

    .........................................................................................................................................

6. Nếu tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc một tổ chức, doanh nghiệp khác, xin cung cấp
    các thông tin sau:

    Tên tổ chức, doanh nghiệp mà đơn vị trực thuộc:.................................................................

    Địa chỉ:..............................................................................................................................

    Điện thoại:..............................................  Fax:.....................................................................

    Email:.....................................................  Website:...............................................................

7. Số lượng nhân viên chính thức trong 3 năm gần nhất, kể cả năm tham dự (có hợp đồng lao động từ  01 năm trở lên):

    Năm 20..................            Năm 20..................           Năm 20..................

8. Các năm đạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam / Giải thưởng Chất lượng Quốc gia:

   ..........................................................................................................................................

9. Doanh thu trong 3 năm gần nhất, kể cả năm tham dự:

    Năm 20.................. triệu VNĐ                Năm 20.................. triệu VNĐ    

    Năm 20.................. triệu VNĐ (ước tính của năm tham dự)

10. Các địa điểm sản xuất, kinh doanh chính:

    .........................................................................................................................................

    .........................................................................................................................................

    .........................................................................................................................................

    .........................................................................................................................................

    .........................................................................................................................................

11. Các hệ thống quản lý đang áp dụng:

 ISO 9001 £          ISO 14001  £         ISO 22000  £           GMP                £ 

 HACCP   £          ISO 17025  £         SA 8000      £          OHSAS 18001 £

 Khác:...................................................................................................................................

 

Chúng tôi cam đoan những thông tin trên là hoàn toàn chính xác.

 

........, ngày ..... tháng .....  năm .......          TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

7. Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu:

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ.

+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ sơ đăng ký kiểm tra khi nhập khẩu gửi trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) An Giang.

+ Chuyên viên được phân công phụ trách sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ, vào sổ đăng ký, kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ, lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường và và ký tên, đóng dấu vào bản đăng ký kiểm tra của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

- Bước 2: Kiểm tra theo nội dung kiểm tra, xử lý hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục TCĐLCL thông báo bằng văn bản cho cơ sở nhập khẩu về việc kiểm tra đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn khi nhập khẩu;

+ Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ sở nhập khẩu nhận được văn bản thông báo, cơ quan kiểm tra phải hoàn thành việc kiểm tra và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường gửi cho cơ sở nhập khẩu.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, nhưng không đạt yêu cầu về đo lường Chi cục TCĐLCL gửi thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường với kết luận “không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường” tới tổ chức, cá nhân  nhập khẩu và cơ quan Hải quan.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký không đầy đủ, hợp lệ, Chi cục TCĐLCL xác nhận các hạng mục hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ trong phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường và yêu cầu cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn năm (05) ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì cơ sở nhập khẩu phải có văn bản gửi Chi cục TCĐLCL nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi cơ sở nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Bản Đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường (theo mẫu)

(2) Bản sao (photo) các giấy tờ sau (kèm theo bản chính để đối chiếu):

     + Hợp đồng.

     + Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

     + Danh mục hàng hóa (packing list).

     + Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có).

d) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

đ) Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục TCĐLCL thông báo bằng văn bản cho cơ sở nhập khẩu về việc kiểm tra đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn khi nhập khẩu;

- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ sở nhập khẩu nhận được văn bản thông báo, cơ quan kiểm tra phải hoàn thành việc kiểm tra và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường gửi cho cơ sở nhập khẩu.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, nhưng không đạt yêu cầu về đo lường Chi cục TCĐLCL gửi thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường với kết luận “không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường” tới tổ chức, cá nhân  nhập khẩu và cơ quan Hải quan.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký không đầy đủ, hợp lệ, Chi cục TCĐLCL xác nhận các hạng mục hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ trong phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường và yêu cầu cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn năm (05) ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì cơ sở nhập khẩu phải có văn bản gửi Chi cục TCĐLCL nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi cơ sở nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức; Cá nhân.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường  (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN).

i) Phí, lệ phí: Không.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11/11/2011;

- Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư 28/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về đo lường.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG

Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang

Cơ sở nhập khẩu: ……………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………. Fax: …………………………

Đăng ký kim tra nhà nước về đo lường đối với (phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sn) sau:

STT

Tên đi tượng, nhãn hiệu, kiu loi

Đặc tính kỹ thuật

Xut xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khu nhập

Thời gian nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa điểm lưu giữ (phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn):………………………

Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở nhập khu) sau đây:

□ Hợp đồng (Contract) số:

□ Danh mục hàng hóa (Packing list): ……………………………………………

□ Tờ khai hàng hóa nhập khu số: ……………………………………………

□ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) số: ………………………………………………

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm các đối tượng nhập khẩu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.

 Vào sổ đăng ký: số:….. / (1)
Ngày ... tháng ... năm ...
CHI CỤC TIÊU CHUẨN

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG AN GIANG
(ký tên, đóng du)

…, ngày... tháng ... năm....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ NHẬP KHẨU
(ký tên, đóng dấu)

 (1): Viết tắt tên cơ quan kiểm tra.

8. Thủ tục công bố sử dụng dấu định lượng

a) Trình tự thực hiện

-  Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ.

+ Tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN gởi hồ sơ công bố sử dụng dấu định lượng trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính  đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

+ Chuyên viên được phân công phụ trách sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ, vào sổ đăng ký, kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ.

- Bước 2: Kiểm tra và xử lý hồ sơ:

+ Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được bản công bố, nếu bản công bố chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh.

+ Sau thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi thông báo, nếu cơ sở không bổ sung bản công bố đầy đủ, đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với bản công bố này.

+ Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận các bản công bố, nếu các bản công bố đầy đủ, đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký xác nhận, đóng dấu tiếp nhận vào hai (02) bản công bố của cơ sở và gửi lại một (01) bản cho cơ sở đó và vào sổ theo dõi và quản lý.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (theo mẫu).

(2) Bản sao (có chứng thực) hoặc bản photo có mang theo bản chính để đối chiếu: Kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo và  hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

d) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

đ) Thời hạn giải quyết:

 - Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được bản công bố, nếu bản công bố chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh.

- Sau thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi thông báo, nếu cơ sở không bổ sung bản công bố đầy đủ, đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với bản công bố này.

- Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận các bản công bố, nếu các bản công bố đầy đủ, đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký xác nhận, đóng dấu tiếp nhận vào hai (02) bản công bố của cơ sở và gửi lại một (01) bản cho cơ sở đó và vào sổ theo dõi và quản lý.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (ban hành kèm theo Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN).

i) Phí, lệ phí: Không.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn .

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11/11/2011;

- Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Nghị định  43/2017/NĐ-CP  ngày 14/04/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

- Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

nhayNội dung cụ thể của thủ tục công bố sử dụng dấu định lượng được sửa đổi, bổ sung bởi Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 2489/QĐ-UBND theo quy định tại Điều 2.nhay

9. Thủ tục điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng

Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của bản công bố đã được tiếp nhận hoặc trường hợp bản công bố đã được tiếp nhận bị thất lạc, hư hỏng và cơ sở có nhu cầu tiếp nhận lại, cơ sở thực hiện công bố lại theo trình tự, thủ tục, cụ thể như sau:

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ.

+ Tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN gởi hồ sơ công bố sử dụng dấu định lượng trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính  đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

+ Chuyên viên được phân công phụ trách sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ, vào sổ đăng ký, kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ.

- Bước 2: Kiểm tra và xử lý hồ sơ:

+ Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được bản công bố, nếu bản công bố chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh.

+ Sau thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi thông báo, nếu cơ sở không bổ sung bản công bố đầy đủ, đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với bản công bố này.

+  Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận các bản công bố, nếu các bản công bố đầy đủ, đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký xác nhận, đóng dấu tiếp nhận vào hai (02) bản công bố của cơ sở và gửi lại một (01) bản cho cơ sở đó và vào sổ theo dõi và quản lý.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

(1) Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (theo mẫu).

(2) Bản sao (có chứng thực) hoặc bản photo có mang theo bản chính để đối chiếuKết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo và  hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

d) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân;

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (ban hành kèm theo Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN).

i) Phí, lệ phí: Không.

k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11/11/2011;

- Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

- Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BẢN CÔNG BỐ SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG
TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Số: ………………

Tên cơ sở sản xuất, nhập khẩu:

Địa chỉ trụ sở chính:

Điện thoại: ………………; Fax: …………………; Email: …………………………

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): …………………………………………………

Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính) hoặc nơi nhập khẩu: ……………..

…………………………………………………………………………………………

CÔNG BỐ

Sử dụng dấu định lượng “V” trên nhãn hàng đóng gói sẵn sau đây:

 

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh An Giang  đã tiếp nhận bản công bố. Lần tiếp nhận: ……………

An Giang, ngày .... tháng .... năm 20....
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
 

An Giang., ngày ..... tháng ..... năm 20.....
Người đứng đầu cơ sở sản xuất (nhập khẩu)
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Ghi chú: Bản công bố này gồm 02 bản, Cơ sở giữ 01 bản và Chi cục lưu 01 bản.

nhayNội dung cụ thể của thủ tục điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng được sửa đổi, bổ sung bởi Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 2489/QĐ-UBND theo quy định tại Điều 2.nhay

10. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ đầy đủ nhưng nội dung chưa hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định.

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp hồ sơ đề nghị vận chuyển hàng nguy hiểm có số lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Phụ lục 1 về ngưỡng khối lượng cần xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp ban hành kèm theo Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần tổ chức thẩm định thực tế tại trụ sở hoặc kho, bãi tập kết hàng của tổ chức, cá nhân.

+ Việc thẩm định thực tế được sử dụng chuyên gia và thành lập Tổ thẩm định để thực hiện. Tổ thẩm định do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định thành lập.

+ Sau khi kết thúc thẩm định thực tế, Tổ thẩm định phải lập Biên bản thẩm định thực tế, trong đó phải kết luận rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp hoặc không phù hợp với quy định và kiến nghị cấp hoặc không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân hoặc nêu rõ các nội dung yêu cầu tổ chức, cá nhân phải khắc phục.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định bổ sung kết quả hành động khắc phục. Việc thẩm định bổ sung do Tổ thẩm định thực hiện. Kết quả thẩm định bổ sung phải được lập thành Biên bản và ghi rõ là “Biên bản thẩm định bổ sung”. Nội dung Biên bản thẩm định bổ sung nêu rõ kết luận đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu và kiến nghị cấp hay không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

Sau khi có kết quả thẩm định bổ sung, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì văn bản từ chối phải nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

- Bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm;

- Bản sao (có chứng thực) Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

- Bản sao (có chứng thực) Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện;  

- Bản sao (có chứng thực) hợp đồng thương mại hoặc văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển.

- Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động - vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

- Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

- Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm;

- Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm.

- Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định:

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

+ Trường hợp phải thẩm định thực tế:

  • Trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì thời hạn khắc phục tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhận được báo cáo bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm với nội dung đã hoàn thành hành động khắc phục, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định bổ sung kết quả hành động khắc phục.

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định bổ sung, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thực hiện việc vận chuyển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

h. Lệ phí: Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn đăng ký cấp/cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

- Danh mục tên, khối lượng hàng nguy hiểm và lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm; Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

- Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

- Thông tư số 09/2016/TT-BKHCN ngày 09/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu 1. ĐĐK

                        09/2016/TT-BKHCN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG

GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM (....)

Kính gửi: ................................................................................

Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:............

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Điện thoại ………......… Fax......................... Email: …………………………….

Giấy đăng ký doanh nghiệp số……ngày….tháng .. năm......, tại ………………..

Họ tên người đại diện pháp luật……………….........…Chức danh .......................

Chứng minh nhân dân /Hộ chiếu số:......................................................................

Đơn vị cấp:……………………………………ngày cấp .......................................

Hộ khẩu thường trú .................................................................................................

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất nguy hiểm sau:

 

STT

 

Tên hàng nguy

hiểm

Số UN

 

Loại nhóm

hàng

 

Số hiệu nguy

hiểm

Khối lượng vận chuyển (dự kiến)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

1.

2.

….

.....(tên tổ chức, cá nhân)......... cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.

....…, ngày……tháng……năm……….

                                                                       Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: đề nghị cấp loại hình nào thì ghi loại đó (cấp mới/cấp bổ sung phương tiện giao thông đường bộ/đường sắt/đường thủy nội địa).

 

Mẫu 2. DMHNH-LT-PT-NĐKAT

                                    09/2016/TT-BKHCN

DANH MỤC TÊN, KHỐI LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM VÀ LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM;

DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN

VÀ NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

 

STT

 

Tên hàng nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển

Chủ phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển

Tải trọng phương tiện

 

Thời gian vận chuyển

(dự kiến)

Lịch trình vận chuyển

Người điều khiển phương tiện

Người áp tải hàng nguy hiểm

Điểm nhận hàng

Điểm trung chuyển

Điểm giao hàng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(2): Ghi rõ tên hàng nguy hiểm, loại, nhóm hàng, số UN và số hiệu nguy hiểm theo quy định tại Nghị định nêu trong Thông tư này;

(3): Ghi rõ khối lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển;

(4): Ghi rõ tên chủ sở hữu phương tiện (địa chỉ, nếu có);

(5,6): Ghi rõ loại phương tiện, biển kiểm soát, tải trọng của phương tiện (theo đúng Giấy đăng ký phương tiện);

(7, 8, 9,10): Ghi đầy đủ thông tin về địa chỉ nơi đi, nơi đến bao gồm từ điểm nhận hàng đến kho của tổ chức, cá nhân và từ kho đến các địa điểm khác (nếu có);

(11, 12): Ghi rõ họ tên và số Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của người điều khiển, người áp tải.

                                                                                                                     ……, ngày……tháng……năm……….

                                                                                                               Đại diện tổ chức, cá nhân

                                                                                                                                                        (Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 3. PALSTB

                                    09/2016/TT-BKHCN

 

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN:...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                    

         ........, ngày…… tháng ……. năm 20…….

 

PHƯƠNG ÁN LÀM SẠCH THIẾT BỊ VÀ BẢO ĐẢM CÁC YÊU CẦU

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SAU KHI KẾT THÚC VẬN CHUYẾN HÀNG NGUY HIỂM

 

1. Vị trí thực hiện quá trình tẩy rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

2. Cơ sở vật chất sử dụng cho quá trình tẩy rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

3. Xử lý chất thải rắn, lỏng thu được sau khi tẩy rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

4. Các hoạt động bảo vệ môi trường khác có liên quan.

 (Các nội dung trên phải được xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt vị trí thực hiện tẩy rửa theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này).

                                                              

Chủ phương tiện vận chuyển hàng

nguy hiểm/Chủ hàng nguy hiểm

       (Ký tên, đóng dấu)

 

11. Thủ tục cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thay đổi, bổ sung nội dung ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (như bổ sung danh mục hàng nguy hiểm cần vận chuyển, phương tiện tham gia vận chuyển, người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải hàng nguy hiểm, người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm) chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ đầy đủ nhưng nội dung chưa hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định.

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp hồ sơ đề nghị vận chuyển hàng nguy hiểm có số lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Phụ lục 1 về ngưỡng khối lượng cần xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp ban hành kèm theo Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần tổ chức thẩm định thực tế tại trụ sở hoặc kho, bãi tập kết hàng của tổ chức, cá nhân.

+ Việc thẩm định thực tế được sử dụng chuyên gia và thành lập Tổ thẩm định để thực hiện. Tổ thẩm định do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định thành lập.

+ Sau khi kết thúc thẩm định thực tế, Tổ thẩm định phải lập Biên bản thẩm định thực tế, trong đó phải kết luận rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp hoặc không phù hợp với quy định và kiến nghị cấp hoặc không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân hoặc nêu rõ các nội dung yêu cầu tổ chức, cá nhân phải khắc phục.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định bổ sung kết quả hành động khắc phục. Việc thẩm định bổ sung do Tổ thẩm định thực hiện. Kết quả thẩm định bổ sung phải được lập thành Biên bản và ghi rõ là “Biên bản thẩm định bổ sung”. Nội dung Biên bản thẩm định bổ sung nêu rõ kết luận đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu và kiến nghị cấp hay không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

Sau khi có kết quả thẩm định bổ sung, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp hoặc từ chối cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì văn bản từ chối phải nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

- Bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm;

- Bản sao (có chứng thực) Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

- Bản sao (có chứng thực) Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện;

- Bản sao (có chứng thực) hợp đồng thương mại hoặc văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển. 

- Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động - vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

- Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

- Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm;

- Bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm.

- Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định:

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

+ Trường hợp phải thẩm định thực tế:

  • Trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì thời hạn khắc phục tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhận được báo cáo bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm với nội dung đã hoàn thành hành động khắc phục, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định bổ sung kết quả hành động khắc phục.

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định bổ sung, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp hoặc từ chối cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thực hiện việc vận chuyển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam;

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

h. Lệ phí: Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn đăng ký cấp/cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

- Danh mục tên, khối lượng hàng nguy hiểm và lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm; Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

- Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

- Thông tư số 09/2016/TT-BKHCN ngày 09/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu 1. ĐĐK

                        09/2016/TT-BKHCN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG

GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM (....)

Kính gửi: ................................................................................

Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:............

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Điện thoại ………......… Fax......................... Email: …………………………….

Giấy đăng ký doanh nghiệp số……ngày….tháng .. năm......, tại ………………..

Họ tên người đại diện pháp luật……………….........…Chức danh .......................

Chứng minh nhân dân /Hộ chiếu số:......................................................................

Đơn vị cấp:……………………………………ngày cấp .......................................

Hộ khẩu thường trú .................................................................................................

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất nguy hiểm sau:

 

STT

 

Tên hàng nguy

hiểm

Số UN

 

Loại nhóm

hàng

 

Số hiệu nguy

hiểm

Khối lượng vận chuyển (dự kiến)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

1.

2.

.....(tên tổ chức, cá nhân)......... cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.

....…, ngày……tháng……năm……….

                                                                       Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: đề nghị cấp loại hình nào thì ghi loại đó (cấp mới/cấp bổ sung phương tiện giao thông đường bộ/đường sắt/đường thủy nội địa).

 

Mẫu 2. DMHNH-LT-PT-NĐKAT

                                    09/2016/TT-BKHCN

DANH MỤC TÊN, KHỐI LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM VÀ LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM;

DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN

VÀ NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

 

STT

 

Tên hàng nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển

Chủ phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển

Tải trọng phương tiện

 

Thời gian vận chuyển

(dự kiến)

Lịch trình vận chuyển

Người điều khiển phương tiện

Người áp tải hàng nguy hiểm

Điểm nhận hàng

Điểm trung chuyển

Điểm giao hàng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(2): Ghi rõ tên hàng nguy hiểm, loại, nhóm hàng, số UN và số hiệu nguy hiểm theo quy định tại Nghị định nêu trong Thông tư này;

(3): Ghi rõ khối lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển;

(4): Ghi rõ tên chủ sở hữu phương tiện (địa chỉ, nếu có);

(5,6): Ghi rõ loại phương tiện, biển kiểm soát, tải trọng của phương tiện (theo đúng Giấy đăng ký phương tiện);

(7, 8, 9,10): Ghi đầy đủ thông tin về địa chỉ nơi đi, nơi đến bao gồm từ điểm nhận hàng đến kho của tổ chức, cá nhân và từ kho đến các địa điểm khác (nếu có);

(11, 12): Ghi rõ họ tên và số Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của người điều khiển, người áp tải.

                                                                                                                     ……, ngày……tháng……năm……….

                                                                                                               Đại diện tổ chức, cá nhân

                                                                                                                                                        (Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 3. PALSTB

                                    09/2016/TT-BKHCN

 

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN:...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                   

         ........, ngày…… tháng ……. năm 20…….

 

PHƯƠNG ÁN LÀM SẠCH THIẾT BỊ VÀ BẢO ĐẢM CÁC YÊU CẦU

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SAU KHI KẾT THÚC

VẬN CHUYẾN HÀNG NGUY HIỂM

 

1. Vị trí thực hiện quá trình tẩy rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

2. Cơ sở vật chất sử dụng cho quá trình tẩy rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

3. Xử lý chất thải rắn, lỏng thu được sau khi tẩy rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

4. Các hoạt động bảo vệ môi trường khác có liên quan.

(Các nội dung trên phải được xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt vị trí thực hiện tẩy rửa theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này).

                                                              

Chủ phương tiện vận chuyển hàng

nguy hiểm/Chủ hàng nguy hiểm

       (Ký tên, đóng dấu)

 

12. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi đã cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

b) Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định:

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

- Báo cáo hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm đối với khối lượng đã thực hiện theo Giấy phép vận chuyển đã được cấp;

- Bản chính Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị hư hỏng đối với trường hợp Giấy phép vận chuyển bị hư hỏng (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định:

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc, hư hỏng.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

h. Lệ phí: Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm đối với khối lượng đã thực hiện theo Giấy phép vận chuyển đã được cấp (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

- Thông tư số 09/2016/TT-BKHCN ngày 09/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 

Mẫu 5. ĐĐKL

                                    09/2016/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP

VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

Kính gửi: ................................................................................

Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:..............

Địa chỉ: .....................................................................................................................

Điện thoại ………......… Fax......................... Email: ……………………………..

Giấy đăng ký doanh nghiệp số……ngày….tháng .. năm......, tại ………………...

Họ tên người đại diện pháp luật……………….........…Chức danh ........................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số:.........................................................................

Đơn vị cấp:……………………………………ngày cấp ........................................

Hộ khẩu thường trú ..................................................................................................

Để vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức/cá nhân… (ghi tên tổ chức, cá nhân) đã được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm số … ngày… tháng… năm … Hàng nguy hiểm đã được cấp Giấy phép vận chuyển, cụ thể:

STT

 

Tên hàng nguy

hiểm

Số UN

 

Loại nhóm

hàng

 

Số hiệu nguy

hiểm

Khối lượng vận chuyển (dự kiến)

1

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

            Do …. (ghi rõ lý do, ví dụ như: sơ xuất đánh mất/bị thất lạc/bị hư hỏng…) Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (bản gốc) đã được Quý Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp nêu trên, .... (tên tổ chức, cá nhân)... đề nghị Quý Chi cục xem xét cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nêu trên.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép vận chuyển bao gồm:

1.

2.

….

Tổ chức, cá nhân cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm, xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung nêu trên./.

……, ngày……tháng……năm……….

                                                                       Đại diện tổ chức, cá nhân

                                                                  (Ký tên, đóng dấu) Mẫu 6. BCHĐVC

                                    09/2016/TT-BKHCN

 

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN:...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                    

         ………., ngày…… tháng ……. năm 20……..

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(từ ngày.../.../..... đến .../.../......)

 

Kính gửi:……(Tên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm)

 

1. Thông tin chung:

Tên chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm/chủ hàng nguy hiểm:................

Địa chỉ:......................................................................................................................

Điện thoại: ...................... -  Fax: ............................... -  E-mail: .............................

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm số: ……..ngày …... tháng …. năm …..

2. Tình hình chung về việc vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo.

3. Thống kê các nội dung vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo.

STT

Tên hàng nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển

Phương tiện vận chuyển

Thời gian vận chuyển

Lịch trình vận chuyển

Người điều khiển phương tiện vận chuyển

Người áp tải hàng nguy hiểm

Điểm nhận hàng

Điểm trung chuyển

Điểm giao hàng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Báo cáo về việc làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển sau khi kết thúc việc vận chuyển hàng nguy hiểm: ….

5. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo: ……...................……….

6. Kế hoạch vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo tới:...............................

7. Các vấn đề khác (nếu có): ....................................................................................

8. Kết luận và kiến nghị:...........................................................................................

Chủ phương tiện vận chuyển hàng

nguy hiểm/Chủ hàng nguy hiểm

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

13. Thủ tục đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá và cấp Giấy xác nhận

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt cấp Giấy xác nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ (đối với các giải thưởng do tổ chức, cá nhân tổ chức trên địa bàn tỉnh, thành phố).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm xét hồ sơ vàcấp Giấy xác nhận.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo từ chối cấp Giấy xác nhận và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa Sở Khoa học và Công nghệ hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Giấy đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

- Bản sao (có chứng thực) hoặc bản photocopy có mang theo bản chính để cán bộ phụ trách tiếp nhận hò sơ kiểm tra: Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh/Giấy đăng ký hoạt động (đối với tổ chức);

- Văn bản, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức giải thưởng (nếu có);

- Danh sách cán bộ, nhân viên tham gia tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng (tên, chức danh, trình độ, kinh nghiệm tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động);

- Kế hoạch và thời gian xét tặng giải thưởng;

- Quy chế xét thưởng;

- Dự kiến danh sách thành viên Hội đồng xét thưởng (trình độ, chuyên môn);

- Báo cáo về khả năng tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng, gồm các nội dung sau: dự kiến kinh phí chi cho toàn bộ hoạt động xét tặng giải thưởng, mức chi cho từng hoạt động và nguồn kinh phí sử dụng;

- Mẫu hồ sơ mời đăng ký để được xét tặng giải thưởng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành thẩm xét hồ sơ, nếu đáp ứng điều kiện quy định, đơn vị tổ chức xét thưởng được cấp Giấy xác nhận.

Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định để được cấp Giấy xác nhận, đơn vị tổ chức xét thưởng sẽ được thông báo lý do bằng văn bản.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội, Hiệp hội, đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm, tổ chức, cá nhân  có nhu cầu tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chínhSở Khoa học và Công nghệ.

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy xác nhận như sau:

+ Đối với các giải thưởng được tổ chức xét tặng định kỳ hàng năm, Giấy xác nhận có hiệu lực không quá 03 năm. Trường hợp Giấy xác nhận hết hiệu lực, đơn vị muốn tiếp tục tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, phải lập hồ sơ đăng ký gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để được cấp lại Giấy xác nhận.

+ Đối với các giải thưởng không tổ chức định kỳ, Giấy xác nhận có hiệu lực cho từng trường hợp tổ chức xét tặng.

h. Lệ phí: Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa gốc (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện hoạt động đối với đơn vị tổ chức xét thưởng:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, có trụ sở, con dấu và tài khoản độc lập.

- Đối với cá nhân: phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tài khoản độc lập.

- Có đủ năng lực tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng.Trường hợp sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để tổ chức xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đơn vị tổ chức xét thưởng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức xét tặng giải thưởng bằng văn bản và việc sử dụng kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng giải thưởng phải tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.

- Có đủ cán bộ, nhân viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm về tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

- Hoạt động xét thưởng phải đáp ứng các nguyên tắc xét thưởng quy định tại khoản 3 Mục I của Thông tư số 06/2009/TT-BKHCN.

- Đã xây dựng kế hoạch và xác định thời gian tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng.

- Có Quy chế xét thưởng phù hợp đối với lĩnh vực xét thưởng, gồm các nội dung chính sau:

+ Tên của giải thưởng, mục đích xét thưởng;

+ Đối tượng xét thưởng;

+ Mức thưởng và hình thức tặng thưởng;

+ Điều kiện và nguyên tắc xét thưởng;

+ Tiêu chí xét thưởng;

+ Nhiệm vụ của Hội đồng xét thưởng;

+ Trình tự, thủ tục xét thưởng;

+ Nội dung đánh giá, căn cứ đánh giá, phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với tiêu chí xét thưởng;

+ Quy định về chi phí đăng ký để được xét tặng giải thưởng.

+ Quy chế xét thưởng có thể được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết. 

- Hội đồng xét thưởng bao gồm các chuyên gia có trình độ, năng lực về lĩnh vực xét thưởng.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21/11/2007.

- Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005.

- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

- Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp.

- Thông tư số 06/2009/TT-BKHCN ngày 03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu

GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG

GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-UBND

 ngày     tháng    năm 2017 của UBND tỉnh An Giang)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

……….., ngày …… tháng ……. năm ..….

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

 

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ ……

 

1. Tên tổ chức/cá nhân ………...................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………..

                Điện thoại: …………………     Fax: ………………. E-mail: …………..

            3. Hộ khẩu thường trú tại (đối với cá nhân):

4. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức): số.........., Cơ quan cấp: ................. cấp ngày ..........…………..tại......................

5. Hồ sơ kèm theo:

- .....

- .....

6. Sau khi nghiên cứu các điều kiện tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Thông tư số: 06/2009/TT-BKHCN ngày   03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ……(tên tổ chức/cá nhân).… nhận thấy có đủ các điều kiện để tổ chức hoạt động xét tặng đối với giải thưởng sau:

- ……………… (tên giải thưởng)

- ……………… (thời gian xét tặng giải thưởng)

Đề nghị (Sở Khoa học và Công nghệ …) xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

…(Tên tổ chức/cá nhân)... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Đại diện Tổ chức/Cá nhân

Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu là tổ chức)

 

Mẫu

MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG

GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-UBND

 ngày     tháng    năm 2017 của UBND tỉnh An Giang)

 

 

Cơ quan chủ quản

(Sở Khoa học và Công nghệ ….…) 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Số: ……………..

……, ngày…… tháng……. năm …..

 

GIẤY XÁC NHẬN

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

 

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ ……… ngày …. tháng ….. năm…… của …….. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của …(Sở Khoa học và Công nghệ ……)…;

 Căn cứ Thông tư số: ........../2009/TT-BKHCN ngày ..... tháng ..... năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân;

Căn cứ Quyết định số:       /QĐ-UBND  ngày     tháng    năm 2017 của UBND tỉnh An Giang về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang,

Theo đề nghị của …(tên đơn vị được phân công xử lý)…, …(Sở Khoa học và Công nghệ ……)… xác nhận:

 

            1. ……...........................(tên tổ chức/cá nhân)

            Địa chỉ: …………………………………………………………………….

            Điện thoại: ………………. Fax: ……………….. E-mail: ………………..

Đã đăng ký hoạt động xét tặng đối với giải thưởng …tên giải thưởng, thời gian xét tặng giải thưởng….

2. ……...........................(tên tổ chức/cá nhân) có trách nhiệm tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo kế hoạch và quy chế xét thưởng đã xây dựng.

3. Giấy xác nhận này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm … ./.

Nơi nhận:

- Tên tổ chức/cá nhân tại mục 1;

- Lưu ...

GIÁM ĐỐC SỞ KHCN

(Ký tên và đóng dấu)

 

IV. LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

a. Trình tự thực hiện:

- Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ yêu cầu có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ tại các địa phương.

- Thẩm định hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp;

+ Trường hợp hồ sơ thiếu sót hoặc không đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa hoặc có ý kiến phản đối. Nếu tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót, hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định (nêu rõ lý do).

b. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 bản);

+ Bản sao (có chứng thực) hoặc bản photo copy c0s mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã), Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (đối với đơn vị sự nghiệp là tổ chức khoa học và công nghệ), Quyết định thành lập và Giấy đăng ký hoạt động (nếu pháp luật quy định phải đăng ký hoạt động - đối với đơn vị sự nghiệp không phải là tổ chức khoa học và công nghệ) hoặc Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

+ Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên sở hữu công nghiệp hoạt động cho tổ chức (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Sở Khoa học và Công nghệ).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ tại các địa phương.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp;

- Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

h. Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 200.000 đồng.

- Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 250.000 đồng.

- Lệ phí công bố Quyết định ghi nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.

- Lệ phí đăng bạ Quyết định ghi nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Áp dụng tương tự mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện thành lập Tổ chức giám định:

- Có nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với tổ chức hoạt động giám định theo quy định của pháp luật;

- Có chức năng thực hiện hoạt động giám định về sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

- Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền có Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.

Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động giám định trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP;

- Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 Thông tư số 04/2012/TT-BKHCN ngày 13/02/2012.

- Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

Mẫu

Tờ khai yêu cầu cấp/cấp lại giấy chứng nhận tổ chức

đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

_________________________

TỜ KHAI

YÊU CẦU CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN

TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG

GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

    Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

                    386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Tổ chức dưới đây yêu cầu cấp/cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định viên sở hữu công nghiệp *

DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyết định 3655/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang                                                 TỔ CHỨC YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:                                                                                                  Điện thoại:                                                                   

Quyết định 3655/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang                                                                       NỘI DUNG YÊU CẦU

— Cấp Giấy chứng nhận lần đầu

— Cấp lại Giấy chứng chứng nhận                                Số Giấy chứng nhận đã cấp:

 Lý do cấp lại— Giấy chứng nhận bị mất      — Giấy chứng nhận bị lỗi    

                         — Giấy chứng nhận bị hỏng    — Thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận:

Quyết định 3655/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang                                                  DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN THUỘC TỔ CHỨC

STT

Họ và tên

Số Thẻ giám định viên

Chuyên ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyết định 3655/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang                  CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

— Tờ khai theo mẫu

— Bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư

            — Bản gốc để đối chiếu

— Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên thuộc tổ chức (trừ trường hợp cấp lại)

             — Bản gốc để đối chiếu

— Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT)

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

Cán bộ nhận đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

—

— 

—

—

 

—

—

…                                                           CAM KẾT CỦA NGƯỜI KHAI ĐƠN

Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

                                           Khai tại: …..  ngày … tháng … năm…

                                          Chữ ký, họ tên người khai đơn

                                         (ghi rõ chức vụ và đóng dấu)

 

 

 * Chú thích: Trong Tờ khai này, người yêu cầu đánh dấu  "x" vào ô vuông — nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp; Trường hợp yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên thì chỉ phải khai những thông tin liên quan đến lý do yêu cầu cấp lại Thẻ.

2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

a. Trình tự thực hiện:

- Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ yêu cầu có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ tại các địa phương.

- Thẩm định hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp;

+ Trường hợp hồ sơ thiếu sót hoặc không đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa hoặc có ý kiến phản đối. Nếu tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót, hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định từ chối cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định (nêu rõ lý do).

b. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 bản);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Sở Khoa học và Công nghệ).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ tại các địa phương.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định cấp lại/từ chối cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp;

- Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

 

h. Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định: 200.000 đồng.

- Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định: 300.000 đồng.

- Lệ phí công bố Quyết định cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định: 150.000 đồng.

- Lệ phí đăng bạ Quyết định cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định: 150.000 đồng.

- Trường hợp Giấy chứng nhận tổ chức giám định bị lỗi do Sở Khoa học và Công nghệ gây ra, việc cấp lại được thực hiện miễn phí.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Áp dụng tương tự mẫu Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định viên sở hữu công nghiệp:

- Giấy chứng nhận bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ…) đến mức không sử dụng được;

- Có sự thay đổi về thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày/29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP;

- Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp,  được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 Thông tư số 04/2012/TT-BKHCN ngày 13/02/2012;

 - Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.
 

Mẫu

Tờ khai yêu cầu cấp/cấp lại giấy chứng nhận tổ chức

đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

______________________

TỜ KHAI

YÊU CẦU CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN

TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG

GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

 

    Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

                    386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Tổ chức dưới đây yêu cầu cấp/cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định viên sở hữu công nghiệp

DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

 

 

 

 

 

 

 

 

j                                                  TỔ CHỨC YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:                                                                                                  Điện thoại:                                                                   

k                                                                       NỘI DUNG YÊU CẦU

— Cấp Giấy chứng nhận lần đầu

— Cấp lại Giấy chứng chứng nhận                                Số Giấy chứng nhận đã cấp:

 Lý do cấp lại— Giấy chứng nhận bị mất      — Giấy chứng nhận bị lỗi    

                         — Giấy chứng nhận bị hỏng    — Thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận:

l                                             DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN THUỘC TỔ CHỨC

STT

Họ và tên

Số Thẻ giám định viên

Chuyên ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

m                  CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

— Tờ khai theo mẫu

— Bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư

           — Bản gốc để đối chiếu

— Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên thuộc tổ chức (trừ trường hợp cấp lại)

           — Bản gốc để đối chiếu

— Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT)

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

Cán bộ nhận đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

—

— 

—

—

 

—

—

…                                                           CAM KẾT CỦA NGƯỜI KHAI ĐƠN

Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

                                           Khai tại: …..  ngày … tháng … năm…

                                          Chữ ký, họ tên người khai đơn

                                         (ghi rõ chức vụ và đóng dấu)

 

 Chú thích: Trong Tờ khai này, người yêu cầu đánh dấu  "x" vào ô vuông — nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp; Trường hợp yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên thì chỉ phải khai những thông tin liên quan đến lý do yêu cầu cấp lại Thẻ.

B. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
ĐẶC THÙ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

I. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Thủ tục thẩm định công nghệ dự án đầu tư

a) Trình tự thực hiện

-  Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

-  Bước 2. Văn phòng Sở kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ chuyển cho Phòng QLCN&TT CN.

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định: Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ lập Kế hoạch thẩm định công nghệ dự án đầu tư và trình Lãnh đạo Sở phê duyệt.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định: Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ soạn thảo văn bản yêu cầu tổ chức/cá nhân chỉnh sửa, bổ sung các tài liệu liên quan.

- Bước 3. Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ tham mưu Lãnh đạo Sở phê duyệt Kế hoạch thẩm định công nghệ dự án đầu tư.

- Bước 4. Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ tổ chức thẩm định công nghệ dự án đầu tư, chọn 01 (một) hoặc kết hợp 03 (ba) phương pháp:

(1) Tự thẩm định;

(2) Lấy ý kiến chuyên gia;

(3) Tổ chức Hội đồng thẩm định.

- Bước 5. Các tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Văn phòng Sở hoặc sẽ nhận qua dịch vụ bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Khoa học và công nghệ hoặc qua dịch vụ bưu chính; Kết quả thẩm định công nghệ dự án đầu tư được trả trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho tổ chức/cá nhân.

c) Thành phần hồ sơ:

(1) Văn bản đề nghị thẩm định của cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư;

(2) Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong hồ sơ dự án đầu tư, tại nội dung về khoa học và công nghệ cần nêu rõ: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, phân tích và lựa chọn phương án công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính (danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; đặc tính, tính năng kỹ thuật, công suất, mới hay đã qua sử dụng).

(3) Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng dự án đầu tư (nếu có);

(4) Biên bản đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu (nếu có);

(5) Đánh giá tác động của công nghệ đến hiệu quả kinh tế - xã hội;

(6) Đánh giá sơ bộ tác động của công nghệ đến môi trường;

(7) Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có nội dung góp vốn bằng công nghệ);

(8) Danh sách máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu (nếu có).

d) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 15 ngày làm việc (đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư) hoặc 10 ngày làm việc (đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp giấy chứng nhận đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư) kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định, Cơ quan thẩm định công nghệ gửi văn bản thẩm định đến Cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định công nghệ dự án đầu tư.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản về kết quả thẩm định công nghệ dự án đầu tư.

i) Lệ phí: Không.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thẩm định công nghệ dự án đầu tư (theo mẫu).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 của Chính phủ quy định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ quy định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

- Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24/4/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư.

- Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30/3/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế -  xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.

- Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

 

 * Chú thích: Trong Tờ khai này, người yêu cầu đánh dấu  "x" vào ô vuông — nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp; Trường hợp yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên thì chỉ phải khai những thông tin liên quan đến lý do yêu cầu cấp lại Thẻ.

 Chú thích: Trong Tờ khai này, người yêu cầu đánh dấu  "x" vào ô vuông — nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp; Trường hợp yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên thì chỉ phải khai những thông tin liên quan đến lý do yêu cầu cấp lại Thẻ.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

Số: 3655/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

An Giang, ngày 07 tháng 12  năm 2017

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG

-----------

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tại Tờ trình số 1338/TTr-SKHCN ngày 01 tháng 12 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, bao gồm:

1. Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tại Phụ lục I của Quyết định này.

2. Nội dung chi tiết của các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tại Phụ lục II của Quyết định này.

3. Phụ lục I và Phụ lục II được đăng tải và cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tại địa chỉ http://www.sokhcn.angiang.gov.vn.

Điều 2. Cập nhật và điều chỉnh thủ tục hành chính

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 3. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này thực hiện theo quy định pháp luật kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 2 Quyết định này, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn theo quy định pháp luật hiện hành kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Website Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- TT.Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; (Qua email)
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Website tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KSTT.

CHỦ TỊCH




Vương Bình Thạnh

TTHC ĐƯỢC ĐÍNH KÈM TRONG FILE TẢI VỀ

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi