Thông tư 29-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117-TC/TCT ngày 24/12/1994 của Bộ Tài chính về việc thu lệ phí giao thông qua giá xăng dầu
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 29 TC/TCT NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 1997
HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 117 TC/TCT
NGÀY 24/12/1994 CỦA BỘ TÀI CHÍNH VỀ VIỆC THU LỆ PHÍ
GIAO THÔNG QUA GIÁ XĂNG DẦU
Thi hành Nghị định số 186/CP ngày 7/12/1994 của Chính phủ về việc thu lệ phí giao thông qua giá bán xăng dầu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 117 TC/TCT ngày 24/12/1994 hướng dẫn thực hiện.
Qua thời gian thực hiện, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117 TC/TCT ngày 24/12/1994 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 186/CP ngày 7/12/1994 của Chính phủ về thu lệ phí giao thông qua giá xăng dầu như sau:
1. Bãi bỏ tiết a, tiết d của điểm 1, mục III, Thông tư số 117 TC/TCT và thay bằng tiết a, tiết d mới như sau:
a. Đăng ký, kê khai thu, nộp lệ phí giao thông vào ngân sách nhà nước với Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính, cụ thể như sau:
- Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Công ty xăng dầu Hàng không, v. v..., trụ sở chính đóng tại thành phố Hà Nội, thực hiện đăng ký, kê khai thu, nộp lệ phí giao thông vào ngân sách nhà nước với Cục Thuế thành phố Hà Nội;
- Công ty dầu khí thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Thương mại và đầu tư (Petec), Công ty Thương mại dầu khí (Petechim), v.v..., trụ sở chính đóng tại thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện đăng ký, kê khai thu và nộp lệ phí giao thông vào ngân sách nhà nước với Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh;
- Các tổ chức nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu khác; tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc bán xăng máy bay, xăng công nghiệp, dầu mazut, dầu lửa để chạy các phương tiện giao thông đường bộ, trụ sở chính đóng tại địa phương nào thì kê khai nộp lệ phí giao thông vào ngân sách nhà nước với Cục Thuế địa phương đó.
d. Hàng tháng định kỳ 15 ngày một lần, đơn vị căn cứ vào lượng xăng, dầu diezen xuất, bán (xuất để sử dụng trong nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hoá khác, xuất trả hàng nhập uỷ thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác) trong kỳ nộp lệ phí giao thông, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, tính toán và lập tờ khai thu, nộp lệ phí giao thông (theo mẫu đính kèm Thông tư số 117 TC/TCT) gửi cơ quan Thuế địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở chính. Cơ quan Thuế kiểm tra và thông báo cho đơn vị về số tiền lệ phí giao thông phải nộp, thời hạn nộp và chương, loại, khoản tương ứng, mục 032, tiểu mục 01 của mục lục ngân sách nhà nước quy đinh. Nhận được thông báo của cơ quan Thuế, đơn vị phải nộp tiền lệ phí giao thông đầy đủ, đúng thời hạn ghi trên thông báo vào ngân sách nhà nước (tập trung toàn bộ cho ngân sách Trung ương), tại Kho bạc nhà nước nơi đơn vị đóng trụ sở chính.
Trước ngày kết thúc tháng sau, đơn vị phải quyết toán với cơ quan Thuế số tiền lệ phí giao thông phát sinh, số tiền lệ phí giao thông đã nộp ngân sách và số tiền được trích để lại sử dụng của tháng trước.
2. Tổ chức thực hiện:
a. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/1997, bãi bỏ hướng dẫn tại Công văn số 70 TCT/NV4 ngày 12/01/1995 của Tổng cục Thuế và các văn bản hướng dẫn khác về lệ phí giao thông qua giá xăng dầu trái với quy định tại Thông tư này. Các nội dung khác về thu, nộp lệ phí giao thông qua giá xăng dầu không sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này, vẫn tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 117 TC/TCT ngày 24/12/1994 của Bộ Tài chính.
b. Các công ty, các chi nhánh và các tổ chức thực hiện nộp lệ phí giao thông qua giá xăng dầu theo hướng dẫn tại Thông tư số 117 TC/TCT ngày 24/12/1994 của Bộ Tài chính (thời kỳ chưa thực hiện sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn khác của Tổng cục Thuế, đang nộp tại địa phương nào thì tiếp tục nộp tại địa phương đó đối với lượng xăng, dầu diezen mua, nhận trước ngày 01/7/1997 khi xuất, bán ra. Các đơn vị này phải thực hiện kiểm kê, kê khai và quyết toán với cơ quan Thuế về lượng xăng, dầu diezen đã mua, nhận (kể cả đã nhập kho hoặc chưa nhập kho) trước ngày 01/7/1997, số tiền lệ phí giao thông phát sinh, số tiền lệ phí giao thông đã nộp ngân sách, số tiền được trích để lại, số tiền lệ phí giao thông còn phải nộp và thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định. c. Các tổ chức thuộc đối tượng nộp lệ phí giao thông theo quy định tại Thông tư này phải thực hiện kê khai thu, nộp lệ phí giao thông cho lượng xăng, dầu xuất, bán kể từ ngày 01/7/1997 trở đi và tháng sau phải kê khai nộp lệ phí giao thông cho lượng xăng, diezen xuất, bán ra của tháng trước.
Ví dụ, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, kỳ đầu của tháng 8/1997 (trước ngày 15/8/1997), thực hiện kê khai nộp lệ phí giao thông cho lượng xăng, diezen mà Tổng công ty xuất, bán (xuất để sử dụng, xuất đổi sản phẩm và xuất bán cho các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống của Tổng công ty) từ ngày 01/7/1997 đến ngày 15/7/1997; kỳ thứ 2 của tháng 8 (trước ngày kết thúc tháng) kê khai nộp số tiền lệ phí giao thông còn lại của lượng xăng, dầu xuất bán trong tháng 7/1997 v.v...
d. Cơ quan Thuế có nhiệm vụ kiểm tra, tính toán và xác định số tiền lệ phí giao thông phải nộp vào ngân sách nhà nước của từng đơn vị trên địa bàn địa phương theo hướng dẫn tại Thông tư này. Định kỳ quý, năm thực hiện đối chiếu lượng xăng, dầu diezen thực tế nhập khẩu - xuất, bán - tồn kho và lượng xăng, dầu diezen hao hụt (tối đa không vượt tỷ lệ hao hụt định mức do Nhà nước quy định), để phát hiện lượng xăng, dầu diezen chưa được tính thu lệ phí giao thông, bảo đảm không thất thoát tiền lệ phí giao thông của ngân sách nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các đơn vị, phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.