Quyết định 932/QĐ-BGTVT 2022 Hướng dẫn thực hiện tiêu chí về giao thông thuộc bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 932/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 932/QĐ-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Duy Lâm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 18/07/2022 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn thực hiện tiêu chí giao thông thuộc bộ tiêu chí quốc gia về xã, huyện nông thôn mới
Ngày 18/7/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã ra Quyết định 932/QĐ-BGTVT về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện tiêu chí về giao thông thuộc bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025”.
Theo đó, tiêu chí về giao thông của xã nông thôn mới nâng cao được đánh giá là “Đạt” khi đáp ứng các yêu cầu sau: đạt các tiêu chí về giao thông của xã nông thôn mới; 100% đường thôn và đường liên thôn được cứng hóa và bảo trì hàng năm; tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp đáp ứng quy định tại Quyết định số 318/QĐ-TTg; các chỉ tiêu khác do UBND cấp tỉnh quy định nhưng phải đạt mức tối thiểu theo quy định tại Quyết định 318/QĐ-TTg.
Ngoài ra, đối với tiêu chí về hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới xã và được bảo trì hàng năm được đánh giá là “Đạt” khi đáp ứng các yêu cầu: có 100% số xã trên địa bàn huyện có đường ô tô kết nối với đường huyện và các trung tâm hành chính, đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm; tỷ lệ mặt đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100%; 100% đường huyện được bảo trì hàng năm.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 932/QĐ-BGTVT tại đây
tải Quyết định 932/QĐ-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện tiêu chí về giao thông thuộc bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025”
_______
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;
Xét đề nghị của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT tại công văn số 841/VKHCN-KHCN ngày 25 tháng 4 năm 2022 về dự thảo “Hướng dẫn lựa chọn quy mô đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao cấp huyện, xã giai đoạn 2021-2025”, của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tại công văn số 2174/TCĐBVN-QLBTĐB ngày 20 tháng 4 năm 2022 về tiêu chí của huyện nông thôn mới, bảo trì đường giao thông nông thôn và Viện Chiến lược và PT GTVT tại công văn số 353/VCL&PTGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2022 Hướng dẫn chỉ tiêu về giao thông thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới và Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao cấp huyện, xã giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Duy Lâm |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VỀ GIAO THÔNG THUỘC BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI/XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI/HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 932/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương I
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG TIÊU CHÍ VỀ GIAO THÔNG THUỘC BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI/ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI/HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025
Đối với các chỉ tiêu 2.1 và 2.2 được đánh giá là “Đạt” khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- 100% đường xã được nhựa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm;
- Tỷ lệ đường thôn bản, ấp và đường liên thôn, bản ấp ít nhất được cứng hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đáp ứng quy định tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;
- Quy mô kỹ thuật của đường phù hợp với hướng dẫn tại nội dung Chương II của Hướng dẫn này.
Tiêu chí về giao thông của xã nông thôn mới nâng cao được đánh giá là “Đạt” khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đạt các chỉ tiêu về giao thông của xã nông thôn mới;
- 100% đường thôn và đường liên thôn được cứng hóa và bảo trì hàng năm;
- Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp đáp ứng quy định tại Quyết định số 318/QĐ-TTg;
- Các chỉ tiêu khác do UBND cấp tỉnh quy định nhưng phải đạt mức tối thiểu theo quy định tại Quyết định số 318/QĐ-TTg.
3.1. Đối với chỉ tiêu 2.1 được đánh giá là “Đạt” khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có 100% số xã trên địa bàn huyện có đường ô tô kết nối với đường huyện và các trung tâm hành chính, đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm; tỷ lệ mặt đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100%;
- 100% đường huyện được bảo trì hàng năm.
3.2. Đối với chỉ tiêu 2.2 được đánh giá là “Đạt” khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có 100% đường huyện được đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp với cấp đường theo quy hoạch được phê duyệt;
- Có 100% đường huyện đạt cấp kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 4054: 2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế;
- Có 100% đường huyện có hệ thống cầu, cống được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.
Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) phải đáp ứng tiêu chí bến xe loại 4 và được công bố đưa bến xe khách vào khai thác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách (QCVN 45:2012/BGTVT) ban hành kèm theo Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được sửa đổi lần 1 năm 2015 (Sửa đổi 1:2015 QCVN 45:2012/BGTVT) ban hành kèm theo Thông tư số 73/2015/TT-BGTV ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
- Có 100% các xã, các vùng liền kề có hệ thống đường huyện, đường xã kết nối các trung tâm hành chính, liên vùng, vùng nguyên liệu tập trung với nhau, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; tỷ lệ mặt đường huyện, đường xã kết nối được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100%;
- Có 100% đường huyện qua khu vực đô thị đáp ứng tiêu chuẩn đường đô thị.
- Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) phải đáp ứng tiêu chí bến xe loại 3 và được công bố đưa bến xe khách vào khai thác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách (QCVN 45:2012/BGTVT) ban hành kèm theo Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được sửa đổi lần 1 năm 2015 (Sửa đổi 1:2015 QCVN 45:2012/BGTVT) ban hành kèm theo Thông tư số 73/2015/TT-BGTV ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT đối với huyện nông thôn mới nâng cao.
Việc bảo trì đường GTNT được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng tại Điều 126 và các điều khoản khác có liên quan; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ trong đó tập trung tại Điều 2, Điều 5, Điều 30: quy định về trình tự bảo trì công trình xây dựng (CTXD), Điều 31: Quy trình bảo trì CTXD; Điều 32: Kế hoạch bảo trì CTXD; Điều 33: Thực hiện bảo trì CTXD; Điều 34: Quản lý chất lượng bảo trì CTXD; Điều 35 Chi phí bảo trì CTXD; trường hợp công trình cần đánh giá an toàn trong quá trình khai thác thì thực hiện theo các Điều 36, 37, 38, 39; đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết thời hạn sử dụng thì thực hiện theo các Điều 40, 41.
Việc xác định chi phí bảo trì CTXD đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2021 hướng dẫn xác định chi phí bảo trì CTXD; Đồng thời cần thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
Ngoài ra việc tuân thủ các quy định nêu trên, công tác bảo trì còn được thực hiện theo quy định do Bộ GTVT ban hành bao gồm:
- Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 06 năm 2018 quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 trong đó đã quy định về một số từ ngữ liên quan đến quản lý bảo trì, yêu cầu về quản lý khai thác bảo trì, nội dung bảo trì, trách nhiệm quản lý bảo trì công trình của UBND cấp huyện, xã, các cơ quan đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình, trách nhiệm, nội dung, căn cứ lập, phê duyệt và điều chỉnh quy trình bảo trì công trình, tài liệu phục vụ và trách nhiệm lập, bàn giao, quản lý tài liệu bảo trì, theo dõi cập nhật tình trạng hư hỏng công trình đường bộ (gồm trực đảm bảo giao thông, đếm xe, tổ chức giao thông...); trách nhiệm, nội dung, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo trì (KHBT) công trình đường bộ kể cả đường do địa phương quản lý; thực hiện KHBT, thực hiện kiểm tra, quan trắc, kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa, đánh giá an toàn công trình đường bộ, quản lý chất lượng bảo trì, thực hiện bảo trì công trình đường bộ chưa có quy trình; xử lý đối với công trình có dấu hiệu không đảm bảo an toàn; xử lý công trình hết thời hạn sử dụng; hướng dẫn xác định chi phí quản lý vận hành và bảo trì công trình, đặc biệt là vấn đề chi phí bảo dưỡng thường xuyên và các chi phí khác liên quan đến bảo trì. Hai Thông tư trên cũng có các Phụ lục quy định công trình đường bộ phải được quan trắc, biểu mẫu KHBT công trình đường bộ, quy định về thời hạn sửa chữa lớn, sửa chữa vừa đối với mặt đường các cấp (cấp thấp như mặt đường cấp phối, đá dăm, mặt đường láng nhựa, thấm nhập nhựa, đá dăm trộn nhựa cho đến cấp cao như Bê tông xi măng, atphal), xác định chi phí quản lý vận hành khai thác, bảo trì các công trình, hạng mục công trình, công việc về quản lý, bảo trì, danh mục công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo kết quả đánh giá an toàn;
- Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2019 quy định tiêu chí giám sát nghiệm thu kết quả bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHTGTĐB) theo chất lượng với đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản KCHTGTĐB theo chất lượng thực hiện và việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản KCHTGTĐB, trong Thông tư này phần tiêu chí chất lượng, cách nghiệm thu, đánh giá chất lượng theo điểm, việc khấu trừ tiền khi chất lượng chưa đáp ứng được 100% điểm và được áp dụng cho tất cả các loại đường trừ đường cao tốc tại mục I Phụ lục số I, đối với đường cao tốc thì được áp dụng theo mục II của Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư này; Phụ lục II hướng dẫn về cách thức tổ chức giám sát, nội dung giám sát, nhân lực thiết bị để giám sát, hướng dẫn về nghiệm thu kết quả bảo dưỡng, duy tu trong đó mục III hướng dẫn phương pháp đánh giá kết quả thực hiện theo chất lượng (có cả cách xây dựng điểm cho từng tiêu chí và cho cả gói thầu) và mục IV quy định về khấu trừ kinh phí.
- Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường GTNT, Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 08 năm 2014 hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác đường GTNT (bao gồm cả hầm, đường bộ, bến phà đường bộ, ngầm tràn trên đường bộ...) trong đó xác định trách nhiệm quản lý, vận hành đường GTNT do nhà nước đầu tư, do công đồng dân cư đóng góp hoặc các chủ đầu tư khác, quy trình quản lý vận hành (nội dung, trách nhiệm lập, phê duyệt, các loại công trình đường GT phải lập quy trình...), hướng dẫn về biển báo hiệu trên đường GTNT, tổ chức GT, tuần tra theo dõi tình hình GT (sửa chữa khắc phục hư hỏng khiếm khuyết trong quá trình tuần tra...)
- Thông tư số 44/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT về định mức bảo trì công trình đường bộ.
Ngoài các nội dung trên, đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên có thể tham khảo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 07:2013/TCĐBVN tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng công trình đường bộ để thực hiện.
HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN QUY MÔ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông trong khu vực và địa phương được cấp thẩm quyền phê duyệt;
Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của địa phương;
Phải xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng được tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này;
Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến...
- Lưu lượng xe thiết kế (Nn) ≥ 200 xqđ/nđ;
- Xe có tải trọng trục từ lớn hơn 6000 kg đến 10000 kg chiếm trên 10% tổng số xe lưu thông trên tuyến.
1.7. Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng thiết kế được dẫn ở Bảng 1.
Bảng 1 - Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế (Nn)
Chức năng của đường |
Cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005 |
Cấp kỹ thuật của đường theo TCVN 10380:2014 |
Lưu lượng xe thiết kế |
Đường huyện: có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là cầu nối chuyển tiếp hàng hóa, hành khách từ hệ thống đường quốc gia (quốc lộ, tỉnh lộ) đến trung tâm hành chính của huyện, của xã và các khu chế xuất của huyện; phục vụ sự đi lại và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của huyện. |
Cấp IV, V, VI |
- |
≥ 200 |
Cấp VI |
- |
100 ÷ 200 |
|
Đường xã: có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở sản xuất kinh doanh của xã. Đường xã chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của xã. |
- |
A |
100 ÷ 200 |
- |
B |
50 ÷ < 100 |
|
Đường thôn: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của thôn, làng, ấp, bản; kết nối và lưu thông hàng hóa tới các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi. |
- |
B |
50 ÷ < 100 |
- |
C |
< 50 |
|
Đường dân sinh: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ... Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, ngựa thồ. |
- |
D |
Không có xe ô tô chạy qua |
Đường nối với các khu vực sản xuất (KVSX): chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông nguyên vật liệu, hàng hóa đến các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương. |
Cấp IV, V, VI |
- |
Xe có tải trọng trục > 6000 kg ÷ 10000 kg chiếm trên 10% |
- Tốc độ tính toán: 30 (20) km/h;
- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 m;
- Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 (1,25) m;
- Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 (6,0) m;
- Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 60 (30) m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350 (200) m;
- Độ dốc dọc lớn nhất: 9 (11)%;
- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
- Tĩnh không thông xe: 4,5 m.
- Tốc độ tính toán: 20 (15) km/h;
- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0) m;
- Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5) m;
- Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0) m;
- Độ dốc siêu cao lớn nhất: 5%;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 (15) m;
- Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (13)%;
- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
- Tĩnh không thông xe: 3,5 m.
- Tốc độ tính toán: 15 (10) km/h;
- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,0 (2,0) m;
- Chiều rộng nền đường tối thiểu: 4,0 (3,0) m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 15 m;
- Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (15)%;
- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
- Tĩnh không thông xe không nhỏ hơn 3,0 m.
- Bề rộng mặt đường tối thiểu: 1,5 m;
- Bề rộng nền đường tối thiểu: 2,0 m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 5 m.
Chú thích: Các giá trị trong ngoặc đơn áp dụng đối với địa hình miền núi, địa hình đồng bằng đặc biệt khó khăn hoặc bước đầu phân kỳ xây dựng.
Đối với các tuyến đường đô thị hoặc đường có xe đạp và xe súc vật kéo thường xuyên đi qua, độ dốc dọc lớn nhất của đường nên thiết kế không lớn hơn 5%.
Đối với đường cấp C (ngay cả đường cấp B khi thấy cần thiết) phải lựa chọn vị trí thích hợp để bố trí chỗ xe tránh nhau ngược chiều. Khoảng cách giữa các vị trí xe tránh nhau tùy thuộc vào lưu lượng và địa hình thực tế nhưng không nhỏ hơn 500 m đối với đường cấp B, 300 m đối với đường cấp C. Chiều rộng nền đường mở thêm từ 2÷ 3m, chiều dài đoạn tránh xe 10÷ 15 m kể cả đoạn vuốt nối.
3.5. Độ dốc của mái nền đường đắp phụ thuộc vào loại đất đắp nền đường quy định ở Bảng 2.
Bảng 2 - Quy định về độ dốc của mái nền đường đắp
Loại vật liệu đắp nền đường |
Trị số độ dốc mái nền đường đắp |
Đất sét |
1 : 1,5 |
Đất cát |
1 : 1,75 |
Đá xếp khan hoặc đắp đá |
1 : 0,5 ÷ 1 : 0,75 |
Loại nền đào |
Trị số độ dốc mái nền đường đào |
Đất sét |
1 : 0,75 ÷ 1 : 1 |
Đá phong hóa |
1 : 0,5 ÷ 1 : 0,75 |
Đá cứng |
: 0,25 ÷ 1 : 0,5 |
Rãnh biên áp dụng đối với khu vực nền đường đào và không đào không đắp và kết hợp với rãnh dẫn dòng để nước mặt có thể thoát ra các khu vực trũng, thấp.
Rãnh biên hở nên áp dụng loại tiết diện hình thang có kích thước đáy nhỏ (phía dưới) 40 cm, chiều sâu 40 cm, độ dốc mái rãnh phụ thuộc vào địa chất khu vực (tham khảo Bảng 3).
Rãnh biên có nắp nên áp dụng đối với những khu vực đô thị hóa có tiết diện hình chữ nhật kích thước 40 x 60 cm.
Đối với những khu vực có chiều cao sườn dốc tự nhiên phía trên mái dốc nền đường đào lớn hơn 20 m cần bố trí rãnh đỉnh thoát nước ra xa khu vực nền đường đào. Kích thước rãnh đỉnh tương tự như rãnh biên.
- Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.
- Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường không bị đọng nước.
Số TT |
Loại mặt đường |
Phạm vi sử dụng |
|||
Đường loại A |
Đường loại B |
Đường loại C |
Đường loại D |
||
1 |
Bê tông xi măng |
M250÷300 |
≥M250 |
≥M200 |
≥M200 |
2 |
Đá dăm láng nhựa |
+ |
+ |
+ |
+ |
3 |
Đất, sỏi ong gia cố vôi + láng nhựa |
+ |
+ |
+ |
+ |
Cát, sỏi sạn gia cố xi măng + láng nhựa |
+ |
+ |
+ |
+ |
|
4 |
Đá lát, gạch lát |
|
Đá lát |
+ |
+ |
5 |
Đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải |
+ |
+ |
+ |
+ |
6 |
Sỏi ong |
|
+ |
+ |
+ |
7 |
Cát sỏi |
|
+ |
+ |
+ |
8 |
Gạch vỡ, đất nung, xỉ lò cao |
|
|
+ |
+ |
9 |
Đất cát |
|
|
|
+ |
Bảng 5 - Chiều dày tối thiểu cho các loại kết cấu mặt đường GTNT
Số TT |
Loại mặt đường |
Phạm vi sử dụng |
|||
Đường cấp A |
Đường cấp B |
Đường cấp C |
Đường cấp D |
||
1 |
Bê tông xi măng |
18÷20 cm (móng dày 15 cm) |
16÷18 cm (móng dày 12 cm) |
14÷16 cm (móng dày 10 cm) |
10÷14 cm (móng dày 10 cm) |
2 |
Đá dăm láng nhựa |
15 cm |
12 cm |
10 cm |
10 cm |
3.1 |
Sỏi ong + 8% vôi + láng nhựa |
15 cm (láng nhựa 02 lớp) |
15 cm |
12 cm |
10 cm |
|
Đất sét 6% - 10% vôi + láng nhựa |
15 cm (láng nhựa 02 lớp) |
15 cm |
12 cm |
10 cm |
3.2 |
Cát, sỏi sạn: |
|
|
|
|
- 6% xi măng mác 400 + láng nhựa |
15 cm (láng nhựa 02 lớp) |
15 cm |
12 cm |
10 cm |
|
- 8% xi măng mác 300 + láng nhựa |
15 cm (láng nhựa 02 lớp) |
15 cm |
12 cm |
10 cm |
|
4 |
Đá lát, gạch lát |
|
20 cm |
12 cm |
12 cm |
5 |
Đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải |
Gồm 1-2 lớp 18-20 cm |
15 cm |
12 cm |
10 cm |
6 |
Cát sỏi, sỏi ong |
|
20 cm |
15 cm |
15 cm |
7 |
Gạch vỡ, đất nung, xỉ lò cao |
|
|
15 cm |
15 cm |
8 |
Đất + Cát Cát + Đất |
|
|
20 cm |
20 cm |
Tốc độ nước chảy, m/s |
Bề sâu mức nước tối đa trên mặt đường ngầm, đường tràn, m |
≤ 1,5 |
0,4 |
2,0 2,5 |
0,3 0,2 |
Thân đường đắp đá để thấm nước.
Lớp đất không thấm nước (lớp ngăn cách) dày tối thiểu 20 cm.
Nền đất đắp trên thân đường thấm.
Hai bên đường nên tiến hành trồng cây xanh để ổn định nền đường, tạo mỹ quan và bảo vệ môi trường, tăng cảm giác an toàn khi tham gia giao thông nhưng không được trồng cây ở trên lề đường và ảnh hưởng đến canh tác.
Bố trí các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm trên các tuyến đường giao thông nông thôn tham khảo QCVN 41:2019/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” (Chi tiết xem phụ lục C).
Gờ giảm tốc được bố trí trước hoặc trong những đoạn đường có tầm quan sát bị hạn chế, các vị trí nút giao, đường cong nguy hiểm hoặc các đoạn đường có điều kiện bất lợi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra mất an toàn giao thông khác. Chỉ bố trí gờ giảm tốc trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa, thâm nhập nhựa còn tốt, bề rộng mặt đường từ 2,5 m trở lên. Trường hợp bề rộng mặt đường nhỏ hơn 2,5 m, tùy theo mức độ cần thiết có thể vận dụng cho phù hợp. Vật liệu làm gờ giảm tốc thường là sơn nhiệt dẻo theo TCVN 8791:2011. Kích thước hình học, cấu tạo, vị trí sơn tham khảo TCCS 34:2020/TCĐBVN “Gờ giảm tốc, gồ giảm tốc trên đường bộ, yêu cầu thiết kế”.
Công tác bảo trì đường GTNT bao gồm các công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
Công tác sửa chữa định kỳ là công tác sửa chữa hư hỏng đường GTNT theo thời hạn quy định, kết hợp khắc phục một số khuyết tật của đường GTNT xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật ban đầu và cải thiện điều kiện khai thác của đường GTNT (nếu cần thiết).
Công tác sửa chữa định kỳ bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; giữa hai kỳ sửa chữa lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa.
Bảo dưỡng thường xuyên là các thao tác kỹ thuật được tiến hành thường xuyên nhằm phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ của các bộ phận công trình và thiết bị.
Bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế tối đa sự phát triển từ hư hỏng nhỏ trở thành hư hỏng lớn. Các công việc này được thực hiện thường xuyên liên tục hàng ngày, trong suốt cả năm trên toàn GTNT tuyến đường nhằm theo dõi tình trạng đường GTNT, đưa ra giải pháp ngăn chặn hư hỏng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đường GTNT để đảm bảo giao thông vận tải đường GTNT được an toàn, thông suốt và êm thuận.
Sửa chữa vừa là sửa chữa những hư hỏng, khắc phục những biểu hiện xuống cấp của bộ phận, kết cấu công trình có thể ảnh hưởng đến chất lượng khai thác đường GTNT và gây mất an toàn khai thác (Chi tiết xem phụ lục D).
Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình (Chi tiết xem phụ lục D).
Sửa chữa đột xuất là công việc sửa chữa công trình đường GTNT chịu các tác động đột xuất như gió bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy hoặc những tác động đột xuất khác đã dẫn tới những hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa kịp thời để đảm bảo giao thông liên tục. Công tác sửa chữa đột xuất là sửa chữa các sự cố hư hỏng đường GTNT do thiên tai lụt, bão hoặc các sự cố bất thường khác gây ra. Đơn vị quản lý đường GTNT trực tiếp phải chủ động lập phương án, khẩn trương huy động mọi lực lượng về nhân lực, thiết bị, vật tư để tổ chức phân luồng, khắc phục đảm bảo giao thông và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý đường GTNT để được hỗ trợ.
Sửa chữa đột xuất được chia làm hai bước như sau:
- Bước 1: Thực hiện sửa chữa khôi phục đường GTNT khẩn cấp, đảm bảo thông xe nhanh nhất và hạn chế thiệt hại công trình đường GTNT. Bước 1 được thực hiện đồng thời vừa xử lý, vừa lập hồ sơ để hoàn thiện thủ tục làm cơ sở thanh quyết toán.
- Bước 2: Xử lý tiếp theo Bước 1, nhằm khôi phục đường GTNT theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật như trước khi xảy ra sự cố hoặc bền vững hóa, kiên cố hóa công trình. Bước 2 được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định như đối với công trình xây dựng cơ bản./.
PHỤ LỤC A
SƠ ĐỒ KẾT NỐI HỆ THỐNG ĐƯỜNG GTNT
PHỤ LỤC B
LƯU LƯỢNG XE THIẾT KẾ VÀ TẢI TRỌNG XE
B.1. Lưu lượng xe thiết kế
B.1.1. Lưu lượng xe thiết kế là số xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một ngày đêm, tính cho năm tương lai, ký hiệu là Nn. Năm tương lai (n) là năm thứ 10 sau khi đưa đường vào sử dụng (đường cấp A) và năm thứ 5 sau khi đưa đường vào sử dụng (đường cấp B và C) đối với tất cả các loại đường xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo.
B.1.2. Hệ số quy đổi từ xe các loại về xe con, ký hiệu là Kqđ, lấy theo Bảng B-1.
Sảng B-1 - Hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con |
||
Loại xe |
Hệ số quy đổi, Kqđ |
Chú thích |
Xe đạp |
0,2 |
Xe đạp 2 bánh |
Xe máy |
0,3 |
Các loại xe đạp điện, mô tô, xe máy |
Xe con |
1,0 |
Xe dưới 19 chỗ và tải trọng dưới 2000 kg |
Xe trung |
1,5 |
Xe 19 chỗ trở lên và tải trọng 2000 kg 7000 kg |
Xe cỡ lớn |
2,0 |
Xe tải trọng trên 7000 kg 14000 kg |
B.2. Điều tra và dự báo lưu lượng xe
Khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường GTNT cần phải dự báo được lưu lượng xe thiết kế để lựa chọn cấp hạng kỹ thuật của đường. Tùy theo vị trí quan trọng của tuyến đường và điều kiện thực tế, người có thẩm quyền đầu tư quyết định lựa chọn một trong ba phương pháp điều tra và dự báo lưu lượng xe thiết kế a), b) và c) như sau:
a) Dựa vào số liệu đếm xe tại thời điểm điều tra kết hợp với hệ số tăng trưởng lưu lượng xe bình quân mỗi năm tiếp theo (Kttr - viết dưới dạng thập phân) để dự báo lưu lượng xe thiết kế ở năm tương lai. Trường hợp không có được hệ số tăng trưởng lưu lượng xe của những năm tiếp theo chính xác, có thể tham khảo hệ số tăng trưởng lưu lượng xe bình quân của những năm trước đó liền kề hoặc lấy bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm tiếp theo của địa phương.
Lưu lượng xe thiết kế được tính theo biểu thức sau:
Nn = N0 [1 + Kttr]n
Trong đó:
- Nn: Lưu lượng xe thiết kế ứng với năm tương lai (n), xe con quy đổi/ngày đêm;
- N0: Lưu lượng xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một ngày đêm tại thời điểm điều tra (năm hiện tại);
- Kttr: Hệ số tăng trưởng lưu lượng xe bình quân mỗi năm tiếp theo, viết dưới dạng thập phân;
- n: Năm tương lai.
b) Dựa vào khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách yêu cầu trong năm tương lai. Trên cơ sở khối lượng hàng hóa, hành khách yêu cầu trong năm tương lai sẽ phân bổ cho các loại xe (theo kinh nghiệm và truyền thống sử dụng phương tiện của địa phương) để quy đổi ra lưu lượng xe thiết kế. Nếu khối lượng vận chuyển hàng hóa tập trung theo mùa trong năm, lưu lượng xe thiết kế được nhân thêm hệ số theo mùa vận chuyển (Km = 1,3).
c) Khi không có điều kiện để thực hiện theo (a) và (b) có thể tham khảo ở Bảng 1, Mục 1.7.
B.3. Tải trọng trục xe
Nguyên tắc chung, khi điều tra lưu lượng xe, Tư vấn thiết kế cần kết hợp xác định (cân) tải trọng trục xe như quy định trong TCCS 38:2022/TCĐBVN (lưu thông trên đường GTNT chủ yếu là các loại xe có trục sau là trục đơn). Khi không có điều kiện cân tải trọng trục xe thực tế trên tuyến đường thiết kế có thể xác định tải trọng trục xe dựa Bảng B-2 (Thống kê thông số kĩ thuật của một số loại ô tô tải đang lưu hành tại khu vực nông thôn) dưới đây. Tư vấn thiết kế có trách nhiệm điều tra bổ sung các thông số kỹ thuật của các loại xe tải khác (ngoài Bảng B-2) đang lưu hành tại khu vực của Dự án.
Bảng B-2 - Thống kê thông số kĩ thuật của một số loại ô tô tải đang lưu hành tại khu vực nông thôn
TT |
Nhãn hiệu |
Trọng lượng bản thân, kg |
Tải trọng cho phép chở, kg |
Trọng lượng toàn bộ, kg |
Tải trọng trục sau, kg |
Chiều rộng, m |
Vết bánh xe, m |
||
Cầu trước, m |
Cầu sau, m |
||||||||
1 |
CK327 DL-DH |
640 |
630 |
600 |
2000 |
1230 |
1560 |
1345 |
|
2 |
FORLANDA S8 |
860 |
670 |
990 |
2630 |
1660 |
1680 |
|
|
3 |
THANHCONG Y480ZL- SX1/TCN-MP |
850 |
890 |
920 |
2790 |
1810 |
1700 |
1280 |
|
4 |
HYUNDAI H100/TCN-TL |
950 |
720 |
1190 |
3055 |
1910 |
1740 |
1485 |
|
5 |
KIA K3000S/HB-TĐ |
1350 |
1080 |
980 |
3605 |
2060 |
1720 |
1470 |
|
6 |
CUULONG KC3815D-T550 |
1215 |
1220 |
1200 |
3765 |
2420 |
1730 |
1355 |
|
7 |
CUULONG DFA1.65T |
1230 |
1170 |
1600 |
4130 |
2770 |
1940 |
1470 |
|
8 |
ISUZU NKR66L-STD/TRANSINCO HB TC1 |
1815 |
1870 |
1200 |
5050 |
3070 |
1990 |
1425 |
|
9 |
CK327 TC-KIA |
2182 |
1493 |
1850 |
5720 |
3343 |
2150 |
1480 |
|
10 |
YUJIN NJ1042DAVN |
1500 |
1250 |
2200 |
5145 |
3450 |
2076 |
1625 |
|
11 |
THANHCONG CY4100ZLQ/TCN-KCX |
1700 |
2475 |
1800 |
6170 |
4275 |
2140 |
1580 |
|
12 |
HOAMAI 2,5tấn |
1356 |
2034 |
2500 |
6040 |
4534 |
2140 |
1690 |
|
13 |
HOABINH MITSU 2002 |
1703 |
1982 |
- |
6280 |
4550 |
2115 |
1655 |
|
14 |
GIAIPHONG-T3575.YJ |
1450 |
1170 |
3500 |
6315 |
4670 |
2120 |
1675 |
|
15 |
MITSUBISHI CANTER FE84PE6SLdD1(TC) |
1610 |
1085 |
3610 |
6500 |
4695 |
2180 |
1665 |
|
16 |
GIAIPHONG-T4O81 .YJ |
1550 |
1380 |
4000 |
7125 |
5380 |
2280 |
1765 |
|
17 |
VIETHA 3,5B |
2210 |
2200 |
3500 |
8075 |
5700 |
2240 |
1750 |
|
18 |
HOAMAI HD3450A.4x4 |
5440 |
3450 |
|
6170 |
2200 |
|
PHỤ LỤC C
CÁC BIỂN BÁO NGUY HIỂM, BÁO CẤM TRÊN ĐƯỜNG GTNT
PHỤ LỤC D
CÁC DẠNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN ĐƯỜNG GTNT
Bảng D.1. Các loại hư hỏng thường gặp mặt đường mềm
(Bê tông nhựa, Đá dăm thấm nhựa, Láng nhựa, Đá dăm nước)
TT |
Loại hư hỏng |
Nhận dạng |
Nguyên nhân hư hỏng |
Đánh giá dạng hư hỏng |
Hậu quả (nếu không được sửa chữa) |
Biện pháp sữa chữa |
1 |
Cóc gặm |
Kết cấu mặt đường bị vỡ dọc theo mép mặt đường và lề đường. |
Lề đường không được gia cố bằng vật liệu đá, cuội, sỏi - Lề đường bị xói mòn. - Đầm không kỹ ở hai bên lề. - Đường quá hẹp phương phải đi lấn lên lề. |
- Đo chiều dài (m) các vết cóc gặm có bề rộng vỡ > 150 mm tính từ mép đường cũ, ở gần mép mặt đường nhất, cả hai bên dọc theo đường; Nhẹ: lác đác gặp ở hai mép đường, dài <20% chiều dài đoạn đường đang xem xét. Vừa: dài <20% - 30% chiều dài đoạn đường đang xem xét. Nặng: các chỗ vỡ cóc gặm > 30% liên tiếp nhau, làm co hẹp bề rộng mặt đường. |
- Mức độ hư hỏng sẽ tăng rất nhanh về mùa mưa; - Đường hẹp sẽ gây nguy hiểm cho các xe lưu hành. |
- Dạng nhẹ, vừa chỉ cần trải đá hoặc cuội sỏi vào phần cóc gặm, lu lèn chặt sao cho cao độ phần rải thêm bằng mặt đường hiện tại - Dạng nặng có thể áp dụng biện pháp trên hoặc láng nhựa lên phần cóc gặm |
2 |
Vết nứt lớn |
Nứt dọc, nứt ngang, nứt hình Parabol, nứt chéo hoặc nứt ngoan ngoèo, bề rộng vết nứt >5mm. |
- Chất lượng vật liệu không đạt yêu cầu. Chiều dày kết cấu mặt đường thiếu. - Có sự chênh lệch về độ cứng giữa phần mặt đường cũ và phần cạp mở rộng mặt đường. - Hỗn hợp nhiều chất kết dính, mềm hoặc do độ liên kết kém giữa lớp mặt và lớp móng. |
- Do chiều dài (m) các vết nứt lớn (rộng > 5 mm). Chiều dài của các đoạn đường có vết nứt lớn được cộng dồn. - Dạng nhẹ: các đường nứt có chiều dài ngắn và xuất hiện lác đác trên đường, tổng chiều dài đoạn đường có vết nứt lớn < 5% tuyến đường. - Dạng vừa: khi tổng chiều dài các đoạn đường có vết nứt lớn từ 5% - 20% tuyến đường Dạng nặng: bề rộng vết nứt đã phát triển khá lớn, đoạn đường có vết nứt kéo dài >20% tuyến đường. |
- Giảm cục bộ hoặc toàn bộ chất lượng kết cấu mặt đường. - Mặt đường nhanh chóng hình thành các ổ gà. |
|
3 |
Nứt lưới |
Một loạt các vết nứt đan xen nhau trên lớp mặt, đôi khi dạng nứt này tạo ra các hình đa giác lớn với các góc nhọn |
Sự quá mỏi của mặt đường vì chiều dày thiết kế kết cấu áo đường không đủ, hoặc do chất lượng thi công mặt đường không đạt yêu cầu, hoặc do lớp mặt không kín nước làm cho nước từ bên ngoài thấm vào mặt đường hay là nước từ nền bên dưới thấm lên làm cho mặt đường bão hòa nước, hoặc do các vết nứt lớn không được sửa chữa kịp thời. |
Xác định mức độ hư hỏng thông qua diện tích mỗi khu vực nứt lưới và được cộng dồn trong phạm vi mỗi phân đoạn hư hỏng - Dạng nhẹ: các vết nứt nhỏ như sợi tóc, mới xuất hiện ở vệt bánh xe, chưa liên kết với nhau. - Dạng vừa: các vết nứt nhìn thấy bằng mắt thường, chúng liên kết với nhau. - Dạng nặng: các đường nứt liên kết với nhau cả ở bên ngoài phạm vi vệt bánh xe, khi trời mưa có thể có hiện tượng phụt bùn đất từ phía dưới nền đất lên qua các kẽ nứt. |
- Gây nên bong bật do lớp mặt đường xe chạy có lớp dùng nhựa là chất liên kết quá mỏng - Mặt đường nhanh chóng hình thành các o gà; |
|
4.1 |
Bong bật, bong đá cục bộ |
Từng mảng đá bị bong bật trên diện hẹp, diện tích <5% diện tích mặt đường. |
- Thiếu nhựa cục bộ, rải nhựa không đều. - Đá không đồng nhất về chất lượng, kích thước và độ sạch (đá bị lẫn bùn đất ở mỏ vật liệu hay trong quá trình thi công). - Mặt đường có chỗ không lu lèn tốt. |
Xác định mức độ hư hỏng thông qua diện tích (m2) mỗi khu vực bong bật và được cộng dồn trong phạm vi mỗi phân đoạn hư hỏng. |
- Lớp mặt sẽ bong dần - Mặt đường nhanh chóng hình thành các ổ gà; |
|
4.2 |
Bong bật đá trên diện rộng: (diện tích > 5% diện tích mặt đường |
Mặt đường bị bong đá làm cho bề mặt đường nham nhở |
- Nhựa không dính kết với đá do loại nhựa đường không phù hợp hay vật liệu liên kết bị lẫn bùn, sét bụi - Lượng nhựa dùng quá thấp so với yêu cầu thi công lớp kết cấu. - Thi công vào lúc thời tiết không thuận lợi. - Lu lèn chưa đủ chặt. Cho thông xe với tốc độ cao quá sớm khi kết cấu chưa hình thành đủ cường độ |
- Xác định mức độ hư hỏng thông qua diện tích (m2) mỗi khu vực bong bật và được cộng dồn trong phạm vi mỗi phân đoạn hư hỏng; |
- Lớp mặt sẽ bong dần |
|
5 |
Bong tróc từng mảng |
Đây là hiện tượng lớp mặt xe chạy bị bong từng mảng có thể là lớn hay nhỏ |
- Sự kém dính bám giữa lớp mặt xe chạy và lớp móng đường hoặc với lớp mặt đường cũ ở phía dưới. - Sự thiếu chiều dày hoặc lu lèn lớp có nhựa là chất dính kết chưa chặt. - Mặt đường cũ hoặc lớp móng bị ban khi thấm nhựa, hoặc lớp dính bám được rải trên một lớp dưới bị ban và lẫn cát bụi, bùn đất |
- Xác định mức độ hư hỏng thông qua diện tích (m2) mỗi khu vực bong tróc và được cộng dồn trong phạm vi mỗi phân đoạn hư hỏng. - Dạng nhẹ: diện tích vùng bong tróc < 10% diện tích mặt đường đoạn được xem xét. - Dạng nặng: diện tích vùng bong tróc > 10% diện tích mặt đường, xe chạy bị xóc và phải giảm tốc độ xe chạy |
- Mặt đường sẽ hình thành các ổ gà liên tiếp nhau; |
-Láng nhựa mặt đường; |
6 |
Ổ gà |
Những hốc nhỏ xuất hiện trên mặt đường nhựa hoặc mặt đường đá dăm, mặt đường cấp phối khi xe chạy vật liệu bị bánh xe chạy làm văng đi. |
Mặt đường xuống cấp |
|
|
- Vá ổ gà; |
6.1 |
Ổ gà nông: (chiều sâu |
|
- Mất vật liệu hạt do xe chạy gây ra. - Lớp mặt hoặc lớp móng có chỗ cục bộ bị xấu. - Thoát nước kém hoặc bị nhiễm đất thành túi bùn - Mặt tiếp giáp giữa lớp mặt và lớp móng phía dưới có khuyết tật. - Các biến dạng và vết nứt đã phát triển đến giai đoạn cuối cùng. |
|
- Sẽ phát triển thành ổ gà có diện tích rộng hơn và sâu xuống lớp dưới |
- Vá ổ gà; |
6.2 |
Ổ gà sâu: (chiều sâu >5cm) |
|
Các ổ gà nông không được sửa chữa kịp thời. Nứt lưới hoặc các điểm lún không được sửa chữa kịp thời. |
Xác định bằng kết quả đo diện tích của mỗi ổ gà cần sửa chữa (được quy về hình chữ nhật hoặc hình vuông), được làm tròn số; Các diện tích các ổ gà được cộng dồn trên mỗi phân đoạn hư hỏng. Dạng nhẹ: tổng diện tích vùng bị "ổ gà" < 10% diện tích mặt đường đoạn được xem xét, xe chạy bị giảm tốc độ ít nhiều. Dạng nặng: tổng diện tích vùng bị "ổ gà" > 10% diện tích mặt đường đoạn được xem xét, xe chạy phải giảm tốc độ, có khả năng gây mất an toàn giao thông trên đường. |
|
- Vá ổ gà; |
7 |
Lún vệt bánh xe |
Đây là một loại biến dạng của trắc ngang mặt đường trên những đoạn đường, có thể thấy. |
Hằn có bán kính nhỏ xảy ra dưới vệt bánh xe, vết lõm han xuống mặt đường, hai bên có chênh lệch về độ cao, xảy ra chủ yếu trên lớp mặt xe chạy, nguyên nhân có thể do thừa nhựa. Hằn có bán kính lớn, xuất hiện dưới các vệt bánh xe nhưng xảy ra trong suốt thân kết cấu mặt đường, nguyên nhân có thể do kết cấu mặt đường thiếu chiều dày so với lưu lượng xe thực tế chạy trên đường, trên đường xuất hiện xe nặng quá tải và chạy chậm, hoặc do chiều rộng mặt đường hẹp bánh xe chỉ đặt vào một vị trí cố định trên mặt đường. |
Mức độ hư hỏng được đánh giá thông qua đo diện tích (m2) các vết lún trên đường. Kết quả đo diện tích của lún vệt bánh cần được làm tròn số. Dạng nhẹ: độ sâu vệt lún ≤ 25 mm, phạm vi các vệt lún có chiều dài l ≥ 20 m chiếm ≤10% chiều dài đoạn đường. - Dạng nặng: độ sâu vệt lún > 25mm, phạm vi các vệt lún có chiều dài l ≥ 20 m chiếm >10% chiều dài đoạn đường. |
- Sẽ kéo theo những kiểu hư hỏng khác (nứt, vỡ mặt đường, bong bật |
- Láng lớp nhựa theo vệt lún; |
8 |
Lún |
Đây là hiện tượng trên mặt đường xuất hiện những diện tích bị lún lõm cục bộ, lẻ tẻ với kích thước hạn chế, thường là dọc theo các vệt bánh xe |
Do vật liệu lớp móng, mặt đường hoặc nền đắp không được đầm chặt theo yêu cầu, vật liệu có sự lèn xếp lại trong quá trình xe chạy. Cường độ kết cấu mặt đường không đồng đều |
Mức độ hư hỏng dạng lún lõm được xác định bằng kết quả đo diện tích (m2) của mỗi khu vực bị lún (được quy về hình chữ nhật hoặc hình vuông) và được làm tròn số; Các diện tích này được cộng dồn trên mỗi phân đoạn hư hỏng. Dạng nhẹ: tổng diện tích vùng hư hỏng có chiều sâu lún ≤ 60 mm chiếm ≤ 5% diện tích đoạn đường xem xét. - Dạng nặng: tổng diện tích vùng hư hỏng có chiều sâu lún > 60 mm chiếm > 10% diện tích đoạn đường xem xét. |
Mức độ lún lõm mặt đường sẽ tăng nhanh, liên tục trong mùa mưa, làm đọng nước trên mặt đường và sẽ gây ra tình trạng mặt đường bị vỡ nếu như nước thấm xuống dưới mặt đường. Làm tăng độ xóc khi xe chạy, gây mất an toàn giao thông khi mật độ lún lõm mặt quá nhiều |
- Đào thay thế kết cầu từ móng đường đến mặt đường (có thể thay cả một phần nền đất); |
9 |
Chảy nhựa trên mặt đường |
- Đây là hiện tượng trong những ngày nắng to nhựa trên mặt đường chảy mềm và hình thành các vệt han ở vị trí vệt bánh xe |
- Hàm lượng nhựa cục bộ có chỗ quá nhiều. - Thời tiết quá nóng so với độ nhớt của loại nhựa sử dụng (loại nhựa nhạy cảm với nhiệt độ) |
- Mức độ hư hỏng dạng này được đánh giá thông qua diện tích (m2) khu vực bị chảy nhựa |
|
- Rải cát vàng hạt lớn hoặc đá dăm hạt nhỏ; |
10 |
Cao su mặt đường |
Đây là hiện tượng một vùng diện tích mặt đường bị biến dạng lớn và rạn nứt dưới tác dụng của bánh xe. Khi có tải trọng xe thì lún võng xuống, khi xe đi qua lại đàn hồi trở lại gần như cũ. Kết cấu mặt đường dần dần sẽ bị phá- vỡmột phần hay hoàn toàn, đôi khi bùn đất và mặt nhựa bị trồi lên |
- Đất nền đường yếu do trước đây đầm lèn không đạt độ chặt yêu cầu. - Khu vực đất nền phía dưới là đất không có khả năng chịu lực (đất mùn hữu cơ), hoặc là đất sét khó thoát nước có độ am quá lớn, hoặc trong nền đường có túi bùn bị bao bọc bởi lớp đất sét khó thoát nước. - Nước ngầm hoạt động cao |
- Quan sát bằng mắt khi xe tải nặng chạy qua để xác định vị trí bị “cao su”. Dùng thước đo diện tích khu vực bị “cao su”. Kết quả đo diện tích của mỗi vị trí “cao su” cần được làm tròn số. Xác định cụ thể theo từng vị trí |
- Mức độ “cao su” sẽ tăng nhanh, liên tục trong mùa mưa và sẽ gây ra tình trạng mặt đường bị vỡ nếu như nước thấm xuống mặt đường, gây mất an toàn giao thông |
- Đào thay thế kết cầu từ móng đường đến mặt đường |
Bảng D.2. Các loại hư hỏng thường gặp mặt đường Bê tông xi măng
TT |
Loại hư hỏng |
Đặc trưng |
Mức độ hư hỏng |
Biện pháp sửa chữa |
1 |
Gãy góc |
Khoảng cách từ góc tấm đến hai đầu đường nứt nhỏ lớn hơn chiều dày tấm bê tông (hay cạnh tấm bê tông nếu như có tăng chiều dày cạnh tấm). Mặt đường nứt thang đứng và xuyên suốt chiều dầy tấm |
- Nhẹ: vết nứt không bị bóc; đường nứt nhỏ hơn 3mm không chèn matít, đường nứt lớn hơn 3 mm có chèn ma tít đều tốt, trên góc tấm không nứt. - Vừa: chiều rộng đường nứt không chèn ma tít là 3 - 25mm; matít chèn đường nứt bị hỏng nhiều, trên góc tấm bị nứt có đường nứt nhỏ. - Nghiêm trọng: đường nứt chưa chèn lớn hơn 25 mm, trên góc tấm bị gẫy có đường nứt nghiêm trọng |
Tham khảo mục 6.2 của TCCS 12:2016/TCĐBVN “Sửa chữa mặt đường BTXM đường ô tô - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. |
2 |
Nứt dọc, nứt ngang và nứt chéo |
Các đường nứt này thường cắt tấm thành 2-3 mảnh |
- Nhẹ: đường nứt không bị bong bật hoặc bong bật nhẹ, chiều rộng nứt chưa chèn matít nhỏ hơn 3 mm, chiều rộng đường nứt đã chèn matít không hạn chế nhưng chèn hết. - Vừa: chỗ đường nứt bị bong bật vừa, chiều rộng đường nứt chưa chèn matít từ 3 - 25 mm, các đường nứt đã chèn matít không bị bong hoặc bong nhẹ, nhưng matít chèn khe bị hỏng nhiều, tấm BTXM bị chia làm 3 mảnh nhưng đường nứt đều thuộc loại nhẹ - Nặng: chỗ đường nứt bị bong bật nghiêm trọng, các đường nứt chưa chèn rộng trên 25mm tấm bị chia thành 3 mảnh trở lên và đường nứt thuộc loại hư hỏng nặng |
- Tham khảo mục 6.1 của TCCS12:2016/TCĐBVN “Sửa chữa mặt đường BTXM đường ô tô - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. |
3 |
Tấm bị đội lên, bập bềnh và phùi bùn |
- Tấm bị đội lên là khi chỉ một bộ phận tấm bị tách khỏi lớp móng. Tấm bị bập bênh chỉ hiện tượng tấm BTXM bị vồng lên hoặc võng xuống dưới tác dụng của xe chạy. - Phùi bùn chỉ trường hợp các hạt nhỏ trong nền móng hoà lẫn với nước phùi qua khe nối và đường nứt, làm cho tấm BTXM dần dần bị tách khỏi móng đồng thời hai bên mép khe nứt và đường nứt thường có bùn ban |
- Không chia thành cấp hư hỏng, trường hợp này nên phá huỷ tấm bê tông xi măng, gia cố sửa chữa lại móng đường và làm tấm bê tông xi măng mới |
- Tham khảo mục 6.8 của TCCS12:2016/TCĐBVN “Sửa chữa mặt đường BTXM đường ô tô - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. |
4 |
Thanh truyền lực mất tác dụng |
- Thanh truyền lực mất tác dụng là chỉ thanh truyền lực không thể truyền tải trọng từ - tấm này sang tấm khác bình thường sinh ra mặt đường - BTXM nứt hoặc vỡ mép tấm cạnh khe nối |
- Nhẹ: đường nứt không bị sứt mép bong bật; - Vừa: đường nứt bị sứt mép, bong bật; - Nặng: đường nứt bị sứt mép, bong bật nghiêm trọng |
- Tham khảo mục 6.4.4 của TCCS 12:2016/TCĐBVN “Sửa chữa mặt đường BTXM đường ô tô - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. |
5 |
Sứt mẻ khe nối |
- Những nứt vỡ ở mép tấm dọc theo khe nối trong phạm vi cách khe < 50 cm, mặt đường nứt và mặt tấm có một góc độ nhất định và không xuyên suốt chiều dày |
- Nhẹ: chiều dài sứt mẻ trên 50cm, sứt mẻ dưới 3 mảnh, đường nứt theo cách phân loại nứt dọc, nứt ngang, nứt chéo thuộc hư hỏng loại nhẹ hoặc chiều dài sứt mẻ nhỏ hơn 50cm, phần sứt mẻ gẫy thành một số mảnh nhỏ. - Vừa: chiều dài sứt mẻ lớn hơn 50cm, sứt mẻ dưới 3 mảnh, đường nứt theo cách phân loại nứt dọc, nứt ngang, nứt chéo thuộc hư hỏng loại nhẹ hoặc vừa; chiều dài sứt mẻ dưới 50cm, phần sứt mẻ gẫy thành một số mảnh nhỏ - Nặng: chiều dài sứt mẻ lớn hơn 50cm, sứt mẻ dưới 3 mảnh, đường nứt theo cách phân loại nứt dọc, nứt ngang, nứt chéo thuộc loại hư hỏng nặng |
- Tham khảo mục 6.3 của TCCS 12:2016/TCĐBVN “Sửa chữa mặt đường BTXM đường ô tô - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. |
6 |
Bậc cấp |
- Tại vị trí khe nối hoặc đường nứt, mặt đường ở hai mép khe hình thành các bậc cấp |
- Nhẹ: tại vị trí khe nối hoặc đường nứt, mặt đường ở hai mép khe hình thành các bậc cấp chiều cao nhỏ hơn 10mm - Vừa: tại vị trí khe nối hoặc đường nứt, mặt đường ở hai mép khe hình thành các bậc cấp chiều cao từ 10-15mm - Nặng: tại vị trí khe nối hoặc đường nứt, mặt đường ở hai mép khe hình thành các bậc cấp chiều cao lớn hơn 15mm |
- Tham khảo 6.4.1, 6.4.2 và 6.4.3 của TCCS 12:2016/TCĐBVN “Sửa chữa mặt đường BTXM đường ô tô - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. |
7 |
Nứt do trương nở |
- Về mùa hè nóng tấm bê tông mặt đường nở ra làm cho mép tấm hoặc mép các đường nứt ngang bị đội lên và nứt vỡ |
- Nhẹ: tấm bị đội lên và nứt vỡ, hơi mất bằng phẳng - Vừa: tấm bị đội lên và nứt vỡ, mất bằng phẳng rõ ràng - Nặng: tấm bị đội lên và nứt vỡ nghiêm trọng không thể sử dụng mặt đường |
- Tham khảo mục 6.6 của TCCS 12:2016/TCĐBVN “Sửa chữa mặt đường BTXM đường ô tô - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. |
8 |
Lộ đá |
- Lớp vữa xi măng bị hao mòn hoặc bong ra làm lộ đá |
- Nhẹ: sau khi xe chạy qua sinh bụi còn vữa xi măng cát vẫn còn, lớp vữa xi măng cát rất mỏng, đá lộ ra nhưng độ bằng phẳng của mặt đường vẫn tốt. - Vừa: xe chạy qua sinh bụi nhiều, vữa xi măng cát hao mòn cục bộ nghiêm trọng, đầu đá lộ ra nhưng không bị bong bật. - Nặng: vữa xi măng cát hao mòn nghiêm trọng, lộ đầu đá, đá bị lồi lên cục bộ, khi xe chạy có khả năng bị bong bật |
- Tham khảo mục 6.7.2 của - TCCS12:2016/TCĐBVN “Sửa chữa mặt đường BTXM đường ô tô - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. |
9 |
Hỏng ma tít chèn khe |
- Do các nguyên nhân bong bật, trồi lên, lão hoá của matít, khe nối dần dần bị đất, cát lấp đầy cản trở việc nở ra của tấm dẫn tới việc tấm bị uốn dọc, vỡ và hư hỏng thanh nối. Nước mặt chảy vào nền nóng làm nền - móng bị hoá mềm |
- Không phân cấp |
- Tham khảo mục 6.3.2 và 6.3.3 của - TCCS12:2016/TCĐBVN “Sửa chữa mặt đường BTXM đường ô tô - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. |
Bảng D.3. Các dạng hư hỏng của các bộ phận kết cấu cầu GTNT
TT |
Thông tin chung các hư hỏng |
Đơn vị |
Ghi chú |
||||
|
1. Phương tiện tiếp cận |
||||||
1 |
1 |
Khả năng tiếp cận mố |
|||||
2 |
2 |
Khả năng tiếp cận trụ |
|||||
3 |
3 |
Khả năng tiếp cận các bộ phận kết cấu trên (dầm, đáy bản mặt cầu) |
|||||
|
2. Dòng chảy - Lòng sông/ Lát đáy |
||||||
4 |
1 |
Bị tắc, bồi lấp do đất đá, cây cối/ các vật thể khác |
% |
|
|||
5 |
2 |
Thay đổi dòng chảy |
% |
|
|||
6 |
3 |
Công trình bảo vệ dòng sông bị hư hỏng gây xói lở bờ sông |
m2 |
|
|||
7 |
4 |
Hư hỏng lát đáy (Bong mạch vữa; Bong bật mảng; Rộp) |
m2 |
|
|||
8 |
5 |
Xói đáy (do lũ cuốn hoặc lát đáy không đủ) |
m2 |
|
|||
|
3. Biển báo hiệu |
||||||
9 |
1 |
Bị mất/ thiếu |
cái |
|
|||
10 |
2 |
Hư hỏng do va chạm |
cái |
|
|||
11 |
3 |
Không rõ ràng; Bị mờ hay ban |
cái |
|
|||
12 |
4 |
Bị che khuất; |
cái |
|
|||
|
4. Rào chắn/ tôn lượn sóng - Cọc tiêu |
||||||
13 |
1 |
Bị mất/ thiếu |
m |
|
|||
14 |
2 |
Hư hỏng do va chạm |
m |
|
|||
15 |
3 |
Mất/ lỏng liên kết |
% |
|
|||
16 |
4 |
Hỏng sơn/ mạ bảo vệ |
m |
|
|||
|
5. Thiết bị công cộng qua cầu |
||||||
17 |
1 |
Rỉ/ hư hỏng cáp, ống (điện hoặc viễn thông) |
m |
|
|||
18 |
2 |
Rò rỉ nước từ đường ống |
m |
|
|||
19 |
3 |
Liên kết lỏng/ không đủ cứng, bị rơi/ võng làm giảm tĩnh không dưới cầu |
% |
|
|||
|
6. Chiếu sáng |
||||||
20 |
1 |
Cột đèn cong vênh, rỉ/ hở điện |
cái |
|
|||
21 |
2 |
Không đủ sáng; Không hoạt động |
cái |
|
|||
|
7. Đường đầu cầu- Nền đất đắp - Mái ta luy đường |
||||||
22 |
1 |
Lún; bản chuyển tiếp (bản giảm tải) chuyển vị, biến dạng |
cm |
|
|||
23 |
2 |
Nứt/ rạn; ổ gà mặt đường đầu cầu |
m2 |
|
|||
24 |
3 |
Lún, sụt ta luy |
m |
|
|||
25 |
4 |
Xói chân khay ta luy |
m |
|
|||
|
8. Mặt cầu |
||||||
26 |
1 |
Bong tróc; ổ gà; Thủng |
m2 |
|
|||
27 |
2 |
Nứt/ rạn |
m2 |
|
|||
28 |
3 |
Lún vệt bánh xe |
cm |
|
|||
|
9. Phần bộ hành - Đá vỉa |
||||||
29 |
1 |
Nứt |
m2 |
|
|||
30 |
2 |
Bong bật, ổ gà, thủng . |
m2 |
|
|||
31 |
3 |
Mất/ vỡ hỏng đá vỉa |
m |
|
|||
|
10. Lan can - Tay vịn |
||||||
32 |
Hư hỏng do va chạm; Gãy/ mất thanh lan can |
m |
|
||||
33 |
Lan can rỉ/ cong; Lỏng/ mất liên kết |
% |
|
||||
34 |
Nứt; Bong tróc; Hở/ rỉ cốt thép |
m2 |
|
||||
|
11. Khe co giãn |
||||||
35 |
Mất/ Không tác dụng (Không hoạt động) |
m |
|
||||
36 |
Lỏng/ mất liên kết; Không liên kết chặt chẽ với dầm mặt cầu |
% |
|
||||
37 |
Bong tróc, vỡ gờ BTXM/ BT nhựa ở mép khe co giãn.; Thủng |
m2 |
|
||||
38 |
CS |
Rách/Nứt; tách lớp; lão hoá |
% |
|
|||
39 |
Hở/ gỉ lõi thép |
cm2 |
|
||||
40 |
Thép |
Biến dạng; cong, vênh |
mm |
|
|||
41 |
Xô, lệch |
cm |
|
||||
42 |
Gỉ, giảm yếu tiêt diện |
% |
|
||||
|
12. Hệ thống thoát nước |
||||||
43 |
1 |
Mất nắp; Gãy/ vỡ nắp ống |
cái |
|
|||
44 |
2 |
Thoát nước kém, có dấu hiệu nước thấm qua bản MC vào dầm |
cm- |
|
|||
45 |
3 |
Nước chảy vào dầm, mố trụ |
-% |
|
|||
|
13. Gối cầu |
||||||
46 |
1 |
Nghiêng lệch/ tiếp xúc không tốt với dầm, đá kê |
cái |
|
|||
47 |
2 |
Kẹt gối, chuyển vị kém |
cái |
|
|||
48 |
3 |
Nứt/ hư hỏng đá kê; |
cái |
|
|||
49 |
4 |
Rỉ/ Liên kết lỏng (đinh tán, bu lông, hàn)/ Biến dạng |
cái |
|
|||
50 |
5 |
Gối cao su mất đàn hồi/ bẹp; Bong/ phồng rộp lớp cao su, hở rỉ bản thép |
cái |
|
|||
51 |
6 |
Đọng nước/ am trên bệ gối cầu |
m2 |
|
|||
|
14. Dầm chủ - Giàn chủ |
||||||
52 |
1 |
Nghiêng lệch; Võng |
cái |
|
|||
53 |
2 |
Hư hỏng do va chạm |
cái |
|
|||
54 |
3 |
BT |
Nứt |
m/m2 |
|
||
55 |
4 |
Bong tróc; Hở/ rỉ cốt thép |
m2 |
|
|||
56 |
5 |
Thép |
Hỏng sơn/ Rỉ |
m2 |
|
||
57 |
6 |
Giảm yếu tiết diện kết cấu |
% |
|
|||
58 |
7 |
Nứt |
m |
|
|||
59 |
8 |
Liên kết kém, lỏng (đinh tán, bu lông, mối hàn) |
% |
|
|||
60 |
9 |
Cong, vênh trên bản bụng, cánh dầm, sờn tăng cường; |
cái |
|
|||
|
15. Dầm dọc/ ngang (hệ liên kết /dọc/ngang) |
||||||
61 |
1 |
Biến dạng cong,vênh ; Nghiêng; Võng |
cái |
|
|||
62 |
2 |
BT |
Nứt |
m/m2 |
|
||
63 |
3 |
Bong tróc; Hở/ rỉ cốt thép |
m2 |
|
|||
64 |
4 |
Thép |
Hỏng sơn/ Rỉ |
m2 |
|
||
65 |
5 |
Giảm yếu tiết diện kết cấu |
% |
|
|||
66 |
6 |
Nứt |
m |
|
|||
67 |
7 |
|
Liên kết kém, mất đinh tán, bu lông, mối hàn |
% |
|
||
68 |
8 |
|
Cong, vênh trên bản bụng, cánh dầm, sườn tăng cường; |
cái |
|
||
|
16. Bản mặt cầu (Bê tông) |
||||||
69 |
1 |
Hư hỏng mối nối chịu lực; bản tiếp xúc không tốt với dầm chủ, xô lệch |
m |
|
|||
70 |
2 |
Biến dạng; nghiêng lệch; võng |
cm |
|
|||
71 |
3 |
Hư hỏng do va chạm |
m |
|
|||
72 |
4 |
Nứt bản |
m/m2 |
|
|||
73 |
5 |
Bong tróc; Hở/ rỉ cốt thép |
m2 |
|
|||
|
17. Bản mặt cầu thép |
||||||
74 |
1 |
Biến dạng; Võng |
cm |
|
|||
75 |
2 |
Hỏng sơn/ Rỉ |
m2 |
|
|||
76 |
3 |
Giảm tiết diện kết cấu |
% |
|
|||
77 |
4 |
Nứt, rách |
m |
|
|||
78 |
5 |
Liên kết kém, lỏng (đinh tán, bu lông, hàn) |
% |
|
|||
79 |
6 |
Bề mặt không đủ độ nhám/ trơn trượt |
% |
|
|||
80 |
7 |
Cong vênh/ gãy/ mất gờ tăng cường |
cái |
|
|||
|
18. Móng mố |
||||||
81 |
1 |
Lún/ Chuyển vị; Nghiêng lệch |
cm |
|
|||
82 |
2 |
Xói |
m2 |
|
|||
|
19. Thân mố/ Xà mũ/ Tường cánh mố |
||||||
83 |
1 |
Lún; Nghiêng lệch/ biến dạng giữa các bộ phận |
cm |
|
|||
84 |
2 |
Hư hại do va chạm (tàu, cây trôi) |
m |
|
|||
85 |
3 |
BT,, ĐX |
Nứt |
m/m2 |
|
||
86 |
4 |
Bong tróc; Hở/ rỉ cốt thép |
m2 |
|
|||
87 |
5 |
Hỏng đá xây (Nứt hay bong mạch vữa) |
m2 |
|
|||
88 |
6 |
Thép |
Giảm yếu tiết diện kết cấu |
% |
|
||
89 |
7 |
Liên kết kém, mất đinh tán, bu lông, mối hàn |
% |
|
|||
|
20. Bảo vệ chân khay, tứ nón mố |
||||||
90 |
1 |
Không có hoặc bảo vệ mố không đảm bảo |
cm |
|
|||
91 |
2 |
Lún/ Biến dạng, trượt |
m |
|
|||
92 |
3 |
Xói chân khay |
m2 |
|
|||
93 |
4 |
Hư hỏng lát mái (Nứt hay bong mạch vữa; bong bật mảng; Rộp) |
m2 |
|
|||
94 |
5 |
Sụt ta luy |
cm |
|
|||
|
21. Móng trụ |
||||||
95 |
1 |
Lún/ Chuyển vị |
cm |
|
|||
96 |
2 |
Xói |
m2 |
|
|||
|
22. Thân trụ/ Xà mũ/ Cọc trụ |
||||||
97 |
1 |
Lún; Chuyển vị giữa các cọc trụ |
cm |
|
|||
98 |
2 |
Hư hại do va chạm (tàu, cây trôi) |
m |
|
|||
99 |
3 |
BT, ĐX |
Nứt bề mặt thân/ cọc trụ |
m/m2 |
|
||
100 |
4 |
Bong tróc; Hở/ rỉ cốt thép |
m2 |
|
|||
101 |
5 |
Mạch vữa chất lượng kém; Nứt hay bong mạch vữa, rộp trên trụ đá xây |
m2 |
|
|||
102 |
6 |
Thép |
Giảm yếu tiết diện kết cấu |
% |
|
||
103 |
7 |
Liên kết kém, lỏng (đinh tán, bu lông, hàn) |
% |
|
|||
104 |
8 |
Cong, vênh (trên bản bụng, cánh dầm, sờn tăng cường); Hư hỏng điểm nối |
cái |
|
|||
|
23. Phòng hộ trụ/ Trụ chống va |
||||||
105 |
1 |
Lún; Nghiêng lệch; Cong vênh |
cm |
|
|||
106 |
2 |
Xói |
m2 |
|
|||
107 |
3 |
Hư hỏng do va chạm |
m |
|
|||
108 |
4 |
Mất/ hỏng đệm chống va |
cái |
- |
|||
|
24. Cống |
||||||
109 |
1 |
Hệ thống cửa vào cống |
Hố tụ nước bị rác, đất vùi lấp, tường cánh bị nứt, sân cống bị vỡ. |
|
|
||
110 |
2 |
Hệ thống cửa ra cống |
Tường cánh bị nứt, ống cống hở do đất bị lún sụt. Bong tróc BT. Hở/Rỉ cốt thép . |
|
|
||
111 |
3 |
Thân cống |
Bị xói, lở do lũ, móng bị nghiêng, hỏng các mối nối, ống cống bị võ, hở mối nối. |
|
|
||
112 |
4 |
Mặt đường trên cống |
Thường bị sạt đất đắp, lún, nền đắp bị cao su, nứt mặt đường, ổ gà. |
|
|
||
113 |
25. Các hư hỏng khác (các hư hỏng không có trong 23 mục trên) |