Quyết định 61/2007/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn”
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 61/2007/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Văn bản này đã biết Số công báo. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 61/2007/QĐ-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày đăng công báo. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 24/12/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày hết hiệu lực. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày áp dụng. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Văn bản này đã biết Tình trạng hiệu lực. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* An toàn đường sắt - Ngày 24/12/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 61/2007/QĐ-BGTVT về việc ban hành “Quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn”. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh đường sắt trên mạng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray hoặc không kết nối ray với đường sắt quốc gia. Các phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt phục vụ công tác duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt và có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực… Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh. Riêng đối với chức danh lái phương tiện chuyên dùng đường sắt phải có giấy phép lái phương tiện chuyên dùng đường sắt… Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 61/2007/QĐ-BGTVT tại đây
tải Quyết định 61/2007/QĐ-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 61/2007/QĐ-BGTVT
NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2007
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT
PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ AN TOÀN VÀ ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ AN
TOÀN”
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này “ Quy định về
loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều
kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn ”.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ
trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
QUY ĐỊNH
Về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường
sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an
toàn
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2007/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải )
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định về loại hình doanh nghiệp kinh
doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp
chứng chỉ an toàn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh
doanh đường sắt trên mạng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt
chuyên dùng có kết nối ray hoặc không kết nối ray với đường sắt quốc gia.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Quy định này thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó.
Chương II
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT
PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ AN TOÀN, MẪU CHỨNG CHỈ AN
TOÀN VÀ CƠ QUAN CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN
Điều
3. Loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an
toàn còn hiệu lực bao gồm các loại hình sau đây:
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
Điều 4. Chứng
chỉ an toàn
1. Chứng chỉ an toàn là giấy chứng nhận do cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có đủ các
điều kiện an toàn theo quy định để được tham gia kinh doanh đường sắt.
2. Mẫu chứng chỉ an toàn quy định tại Phụ lục 1 của Quy
định này.
3. Chứng chỉ an toàn có thời hạn hiệu lực là 05 ( năm )
năm. Trước khi hết thời hạn hiệu lực của
chứng chỉ an toàn là 01 tháng, doanh nghiệp phải làm hồ sơ gửi cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền để được đổi chứng chỉ an toàn mới.
Điều 5. Cơ quan
quản lý và cấp chứng chỉ an toàn
Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan quản lý và cấp chứng
chỉ an toàn cho các doanh nghiệp khi có
đủ các điều kiện theo quy định tại Quy định này.
Chương III
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ
AN TOÀN VÀ THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN
Điều 6. Điều
kiện được cấp chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng
đường sắt
1. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật
a) Kết cấu hạ tầng đường sắt phải phù hợp với tiêu chuẩn
kỹ thuật đã công bố, bảo đảm chạy tàu an toàn, đúng công lệnh tốc độ và công
lệnh tải trọng theo quy định.
b) Các phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt
phục vụ công tác duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh
nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt
và có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng
nhận tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
2. Về nhân lực
a) Phải có một lãnh đạo doanh nghiệp phụ trách công tác
an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành công trình đường sắt và có ít nhất
03 năm kinh nghiệm quản lý trực tiếp về
kết cấu hạ tầng đường sắt.
b) Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ
chạy tàu phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh. Riêng đối
với chức danh lái phương tiện chuyên dùng đường sắt phải có giấy phép lái
phương tiện chuyên dùng đường sắt.
3. Về tổ chức quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu
hạ tầng đường sắt
a) Có phương án bố
trí nhân lực tuần cầu, tuần hầm, tuần đường, gác cầu chung, gác hầm, gác đường
ngang và duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt phù hợp với tiêu
chuẩn kỹ thuật và đặc điểm của kết cấu hạ tầng đường sắt do doanh nghiệp hiện
đang quản lý.
b) Có kế hoạch, có
quy trình quản lý, duy tu, sửa chữa và bảo trì chất lượng kỹ thuật của kết cấu
hạ tầng đường sắt.
c) Có đầy đủ hồ sơ
quản lý kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt đúng quy định.
d) Có đầy đủ biên bản nghiệm thu chất lượng kỹ thuật của
kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định.
đ) Có các phương án cứu viện, cứu nạn khi xảy ra tai nạn,
sự cố.
Điều 7. Điều
kiện được cấp chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường
sắt
1. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật
a) Phương tiện
giao thông đường sắt của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải phù hợp
với kết cấu hạ tầng đường sắt và có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao
thông đường sắt, giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường còn hiệu lực.
b) Bố trí được phòng bán vé, phòng đợi tàu, ke khách, ke
hàng, bãi hàng và các trang thiết bị đủ
tiêu chuẩn để phục vụ công tác vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bao
gửi.
2. Về nhân lực
a) Phải có một
lãnh đạo doanh nghiệp phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên
ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm quản lý về vận tải đường sắt.
b) Các nhân viên
đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp
với chức danh, có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của pháp luật về lao
động và được huấn luyện nghiệp vụ an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
3. Về tổ chức vận tải
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có các
phương án sau đây:
a) Phương án tổ chức chạy tàu với hành trình chạy tàu đã
đăng ký, bảo đảm đúng biểu đồ chạy tàu
đã công bố;
b) Phương án sắp xếp bố trí nhân lực phục vụ trên tàu
khách, tàu hàng, nhân lực ở ga phù hợp với đặc điểm của đoàn tàu và của ga;
c) Phương án bảo
đảm an toàn chạy tàu;
d) Phương án cứu viện, cứu nạn khi có tai nạn, sự cố.
Điều 8. Thủ tục
cấp chứng chỉ an toàn
1. Doanh nghiệp lập hồ sơ
đề nghị cấp chứng chỉ an toàn gửi về Cục Đường sắt Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng
chỉ an toàn gồm có:
a) Công văn đề nghị cấp
chứng chỉ an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Quy định này;
b) Báo cáo thuyết minh các
điều kiện được cấp chứng chỉ an toàn theo loại hình của doanh nghiệp được quy
định tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này.
3. Sau khi nhận được hồ sơ
đề nghị cấp chứng chỉ an toàn, chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp về
tính hợp lệ của hồ sơ và các vấn đề phải bổ sung vào hồ sơ, nếu cần.
4. Cục Đường sắt Việt Nam có nhiệm vụ thẩm tra điều kiện
cấp chứng chỉ an toàn, ra quyết định và cấp chứng chỉ an toàn cho doanh nghiệp
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 9. Thu hồi
chứng chỉ an toàn
1. Doanh nghiệp bị thu hồi tạm thời chứng chỉ an toàn
trong các trường hợp sau đây:
a) Để xảy ra tai nạn nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan
gây nên mà doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục, bổ cứu kịp thời;
b) Một trong các điều kiện để được cấp chứng chỉ an toàn
của doanh nghiệp không bảo đảm đúng quy
định.
2. Doanh nghiệp bị
thu hồi vĩnh viễn chứng chỉ an toàn khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh đường sắt hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đình chỉ
hoạt động kinh doanh đường sắt của doanh nghiệp.
3. Khi doanh nghiệp bị thu hồi tạm thời chứng chỉ an
toàn, doanh nghiệp vẫn được tham gia kinh doanh đường sắt, nhưng phải có trách
nhiệm kịp thời khắc phục hậu quả tai nạn, khắc phục các nguyên nhân để xảy ra
tai nạn hoặc bổ sung các điều kiện được
cấp chứng chỉ an toàn chưa bảo đảm theo loại hình của doanh nghiệp được quy
định tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này.
4. Trong thời gian bị thu hồi tạm thời chứng chỉ an toàn,
hoạt động kinh doanh đường sắt của doanh nghiệp chịu sự giám sát như sau:
a) Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam giám sát về an toàn
đối với doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bị thu hồi tạm thời
chứng chỉ an toàn;
b) Cục Đường sắt Việt Nam giám sát về an toàn đối với
doanh nghiệp không thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bị thu hồi tạm thời
chứng chỉ an toàn.
Điều 10. Cấp lại
chứng chỉ an toàn
1. Chứng chỉ an toàn cấp lại cho các doanh nghiệp bị mất,
bị thu hồi tạm thời trong các trường hợp sau đây:
a) Có đầy đủ chứng cứ xác nhận việc bị mất chứng chỉ an
toàn;
b) Chứng minh được doanh nghiệp đã khắc phục nguyên nhân
của vụ tai nạn và có đầy đủ các biện pháp
bảo đảm an toàn tiếp theo;
c) Khi đã có đủ điều kiện theo loại hình của doanh nghiệp
được quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này;
d) Khi được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
đường sắt hoặc cấp có thẩm quyền cho phép khôi phục lại hoạt động kinh doanh
đường sắt.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ an toàn bao gồm:
a) Công văn đề nghị cấp lại chứng chỉ an toàn;
b) Các báo cáo chứng minh các điều kiện đã được bổ sung
đầy đủ theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Đổi chứng chỉ an toàn
1. Chứng chỉ an toàn được
đổi trong các trường hợp sau:
a)
Chứng chỉ an
toàn bị hư hỏng, nhàu nát;
b)
Chứng chỉ an
toàn hết hạn sử dụng.
2. Hồ sơ đề nghị
đổi chứng chỉ an toàn bao gồm:
a)
Công văn đề nghị
đổi chứng chỉ an toàn;
b)
Bản chính chứng
chỉ an toàn bị hư hỏng, nhàu nát hoặc đã
hết hạn sử
dụng.
Điều
12. Lệ phí
Các doanh
nghiệp được cấp mới, cấp lại, đổi chứng chỉ an toàn phải nộp lệ phí cho cơ
quan cấp chứng chỉ an toàn theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
13. Điều khoản chuyển tiếp
Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Quy định này có hiệu
lực, các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 3 của Quy định này, hiện đang hoạt
động kinh doanh đường sắt phải hoàn tất các thủ tục để được cấp chứng chỉ an
toàn.
Điều 14. Trách nhiệm của doanh nghiệp
kinh doanh đường sắt
1. Chịu
trách nhiệm về tính chính xác trong các bản báo cáo thuyết minh của hồ sơ đề
nghị cấp chứng chỉ an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Quy định này.
2. Quản lý
chứng chỉ an toàn và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Duy
trì, bảo đảm các điều kiện về an toàn
trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh.
Điều 15. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt
Nam
1. Thông báo cho các doanh nghiệp thuộc đối
tượng phải có chứng chỉ an toàn, hướng dẫn việc thực hiện các thủ tục cấp chứng
chỉ an toàn.
2. Tổ
chức thẩm tra điều kiện cấp chứng chỉ an toàn của doanh nghiệp và cấp chứng chỉ
an toàn theo quy định.
3. Tổ
chức thực hiện và chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện Quy định này.
4. Chủ
trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện quy định này tại các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt và
xử lý vi phạm theo quy định của pháp
luật.
5. Tổng
hợp các vấn đề phát sinh báo cáo Bộ Giao thông vận tải để giải quyết.
6. Chịu
trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc cấp mới,
đổi, cấp lại và thu hồi chứng chỉ an toàn./.
BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
Phụ lục ban hành kèm theo