Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH 2024 hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3935/BGDĐT-GDTrH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: | 30/07/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 3935/BGDĐT-GDTrH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2024 |
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các Sở GDĐT chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025 với các nội dung chủ yếu như sau:
A. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 20181 (CT GDPT 2018) đối với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 9, lớp 12 bảo đảm hoàn thành chương trình năm học và nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện CT GDPT 2018 giai đoạn 2020-2025.
2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phát triển các kỹ năng cho học sinh; thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục STEM, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông.
3. Chú trọng thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
4. Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
5. Thực hiện hiệu quả việc quản lý giáo dục, quản trị trường học; bảo đảm dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức tốt các phong trào thi đua. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.
6. Triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục; tập trung thực hiện chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
B. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Thực hiện chương trình giáo dục trung học
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường
Các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường2, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
a) Kế hoạch giáo dục của nhà trường thể hiện việc huy động đầy đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường trong kế hoạch giáo dục của các môn học, hoạt động giáo dục; lưu ý việc xây dựng phân phối chương trình các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp phù hợp với tình hình thực tế để phát huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên của nhà trường3. Tiếp tục thực hiện chương trình các môn ngoại ngữ theo CT GDPT 2006 đối với đối tượng học sinh chưa học được ngoại ngữ theo CT GDPT 2018.
b) Đối với trường chuyên, tiếp tục thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 4171/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên cấp trung học phổ thông.
c) Đối với các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn cấp trung học phổ thông: Tăng cường xếp các lớp học riêng theo từng môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, linh hoạt bố trí sĩ số học sinh theo từng lớp học để đáp ứng tối đa nguyện vọng của học sinh; phân công giáo viên và xây dựng thời khóa biểu giữa các lớp học bảo đảm tính khoa học; tổ chức tốt việc tư vấn và cho học sinh đăng kí, lựa chọn các môn học, chuyên đề học tập lựa chọn bảo đảm công khai, minh bạch.
d) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện văn hóa học đường với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; tích hợp nội dung giáo dục quyền con người; tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đạo đức liêm chính; giáo dục bình đẳng giới; giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù, loà cho học sinh; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, quốc phòng và an ninh; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục thông qua di sản; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục tăng cường năng lực số, kĩ năng chuyển đổi và các nội dung giáo dục lồng ghép khác.
đ) Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; triển khai mô hình giáo dục từ xa cho học sinh khuyết tật không có điều kiện đến trường dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.
e) Chỉ đạo các trường vùng dân tộc thiểu số có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất tổ chức dạy học 02 buổi/ngày theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm; tăng cường phụ đạo cho học sinh còn hạn chế về kết quả học tập; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và tổ chức dạy học các môn học tiếng dân tộc thiểu số khi có đủ điều kiện theo quy định.
2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học
a) Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bảo đảm chất lượng, dành nhiều thời gian cho học sinh khai thác sử dụng sách giáo khoa, thực hành, thí nghiệm để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua thực hiện nhiệm vụ được giao và hoàn thành sản phẩm học tập cụ thể theo yêu cầu của giáo viên. Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học (trong và ngoài lớp học, trong và ngoài khuôn viên nhà trường), khuyến khích các hình thức dạy học nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh.
b) Tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi về tổ chức thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của CT GDPT 2018; tăng cường phối hợp, huy động, trao đổi giáo viên giữa các trường trong khu vực để sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có.
3. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá
a) Thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông theo đúng quy định4, không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình, lưu ý một số nội dung như: xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; tăng cường thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Đối với môn Ngữ văn, tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kì nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn5.
b) Tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học; chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông6.
4. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng
a) Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục trung học, trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp; tăng cường tư vấn hướng nghiệp theo định hướng nghề nghiệp cấp trung học phổ thông7.
b) Định hướng hiệu quả việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông theo học các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của học sinh; tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong trường trung học; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của học sinh trung học.
II. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở
1. Phát triển mạng lưới trường, lớp
a) Phát triển mạng lưới trường, lớp gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học. Tiếp tục đầu tư nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
b) Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức và quản lý hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên đáp ứng mục tiêu phát triển năng khiếu về một số môn học cho học sinh đạt kết quả tốt trong rèn luyện và học tập trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
2. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
a) Thực hiện tốt việc tuyển dụng giáo viên bảo đảm số lượng và chất lượng, cân đối về cơ cấu, nhất là giáo viên các môn Tin học, Ngoại ngữ, Mĩ thuật, Âm nhạc, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí đáp ứng yêu cầu triển khai CT GDPT 20188. Tiếp tục thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo quy định của Chính phủ.
b) Thường xuyên rà soát, bổ sung đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học, hoạt động giáo dục; phát huy hiệu quả đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để triển khai bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà; gắn việc tập huấn sử dụng sách giáo khoa với nội dung bồi dưỡng thường xuyên và nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường. Nâng cao hiệu quả tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, tư vấn cho học sinh trung học.
3. Bảo đảm sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương
a) Phát huy cao nhất vai trò tự chủ về chuyên môn của giáo viên, cơ sở giáo dục trong việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định. Phối hợp với các Nhà xuất bản tập huấn cho giáo viên sử dụng sách giáo khoa và cung ứng sách giáo khoa cho học sinh đầy đủ, kịp thời trước khai giảng năm học 2024-2025 và chuẩn bị cho các năm học tiếp theo, bảo đảm kịp thời, chất lượng, đúng quy định.
b) Hoàn thành việc tổ chức biên soạn, thẩm định, cung cấp tài liệu giáo dục của địa phương lớp 9 và lớp 12 (đối với các địa phương chưa hoàn thành) kịp thời triển khai năm học 2024-2025.
4. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, học liệu
a) Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học; đầu tư và tận dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà trường để có thể tổ chức dạy học nhiều hơn 06 buổi/tuần, bảo đảm chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình.
b) Tiếp tục phát triển học liệu số để hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
III. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục
Tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục trung học, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:
1. Chủ động rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành các nghị quyết quy định chính sách của địa phương đảm bảo điều kiện triển khai CT GDPT 2018. Ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục. Tích cực tham mưu, góp ý xây dựng, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 390/KH-BGDĐT ngày 22/4/2024 của Bộ GDĐT9.
2. Chỉ đạo các nhà trường đẩy mạnh quản trị hoạt động dạy học và giáo dục gắn liền với quản trị nhân sự, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tài chính thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giao quyền tự chủ cho tổ chuyên môn trong việc quản lý kế hoạch giáo dục cá nhân và kế hoạch bài dạy của giáo viên, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
3. Tăng cường chuyển đổi số trong dạy học và quản lý, thực hiện hiệu quả việc tinh giản hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Tổ chức triển khai tốt việc chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra đánh giá và quản trị nhà trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ10; tập trung chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cấp trung học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
4. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý, sử dụng xuất bản phẩm tham khảo11. Đặc biệt lưu ý chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên kiểm soát chặt chẽ nội dung, không để xuất bản phẩm tham khảo có nội dung vi phạm chủ quyền biển đảo, truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục của Việt Nam đưa vào sử dụng trong dạy học.
5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế trong giáo dục trung học gán với việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra: các cơ sở giáo dục trung học tư thục, các cơ sở giáo dục có hợp tác, đầu tư của nước ngoài, việc liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các hoạt động giáo dục; các chương trình giáo dục tích hợp, chương trình giáo dục của nước ngoài, chương trình giáo dục bằng tiếng nước ngoài12; nội dung giáo dục bắt buộc dành cho học sinh Việt Nam tại các cơ sở giáo dục tư thục có vốn đầu tư nước ngoài13.
6. Tham gia tổ chức các kì thi, cuộc thi bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định. Chuẩn bị tốt cho việc tổ chức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại địa phương và các kì thi, cuộc thi cấp quốc gia, quốc tế, đảm bảo công bằng, khách quan, trung thực theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Chọn lọc tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi của địa phương theo chủ trương tinh giảm các kỳ thi, cuộc thi, hội thi14 nhằm giảm áp lực đối với giáo viên và học sinh.
7. Đẩy mạnh công tác truyền thông: Chủ động cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương về tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đối với giáo dục trung học; tình hình và kết quả triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với giáo dục trung học tạo sự đồng thuận của xã hội, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chủ động viết và đưa tin, bài về các kết quả hoạt động của ngành; các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến để khích lệ các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
8. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật về GDĐT, trong đó chú trọng các nội dung kiểm tra: công tác triển khai thực hiện CT GDPT 2018; việc dạy thêm, học thêm; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa; quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục; công tác quản lý hoạt động dạy học; công tác tuyển sinh đầu cấp; việc chuyên trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông15.
IV. Công tác thi đua, khen thưởng
1. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục trung học, cán bộ quản lý và giáo viên trung học theo quy định. Lưu ý việc xây dựng và khen thưởng các cơ sở giáo dục phổ thông điển hình về đổi mới.
2. Cụ thể hóa các tiêu chí thi đua theo hướng dẫn của Bộ GDĐT thành các hoạt động cụ thể để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các mặt công tác trong nhiệm vụ năm học; bảo đảm công bằng, minh bạch, gắn với hiệu quả công việc.
3. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học thực hiện tốt việc khen thưởng, kỉ luật vì sự tiến bộ của học sinh; bảo đảm thực hiện đúng quy định, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, tạo cảm hứng và động lực phấn đấu cho học sinh; tăng cường các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực để rèn luyện ý thức kỉ luật, trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, thầy, cô, bạn bè, gia đình và cộng đồng.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở những nội dung hướng dẫn tại Công văn này, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Sở GDĐT xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Sở GDĐT phản ánh về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
___________________________________
1 Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020, Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT ngày 01/7/2021, Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022; Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT ngày 09/02/2021 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.
2 Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình.
3 Công văn số 5636/BGDĐT-GDTrH ngày 10/10/2023 của Bộ GDĐT về xây dựng kế hoạch dạy học các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
4 Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
5 Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 của Bộ GDĐT hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
6 Quyết định số 764/QĐ-BGDĐT ngày 08/3/2024 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.
7 Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2018-2025".
8 Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
9 Kế hoạch của Bộ GDĐT triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới CT, SGK GDPT.
10 Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
11 Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
12 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018; Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014.
13 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020.
14 Công văn số 5814/BGDĐT-GDTrH ngày 07/12/2017 về tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018.
15 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT ngày 12/8/2022 của Bộ GDĐT hợp nhất Quyết định về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS và THPT; Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 06/01/2023 hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp trung học phổ thông.