Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn Nghị định 86/2018/NĐ-CP đầu tư nước ngoài trong giáo dục

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2020/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Văn Phúc
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
18/03/2020
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Học sinh Việt Nam ở trường quốc tế phải học tiếng Việt tối thiểu 70 phút/tuần

Ngày 18/3/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Theo đó, người học là công dân Việt Nam học tập chương trình giáo dục nước ngoài trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phải học nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, chương trình Tiếng Việt, chương trình Việt Nam học, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non, học tập nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt không ít hơn 02 lần/tuần, mỗi lần từ 25-35 phút.

Thứ hai, đối với học sinh tiểu học, học tập nội dung chương trình Tiếng Việt không ít hơn 140 phút/tuần, học ở tất cả các khối tiểu học và chương trình Việt Nam học không ít hơn 70 phút/tuần, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.

Thứ ba, đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, học tập nội dung chương trình Việt Nam học không ít hơn 90 phút/tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/5/2020.

Xem chi tiết Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT tại đây

tải Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

___________

 

Số: 04/2020/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2020

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

________________

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi là Nghị định số 86/2018/NĐ-CP), bao gồm: việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài; nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục của Việt Nam, cơ sở giáo dục của nước ngoài và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
Điều 2. Nguyên tắc tích hợp chương trình giáo dục
Việc tích hợp chương trình giáo dục phải thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và các quy định sau:
1. Bảo đảm tính khoa học, hợp lý, khả thi và phù hợp điều kiện thực hiện tại Việt Nam.
2. Nội dung, thời lượng chương trình giáo dục tích hợp phải phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, thuần phong mỹ tục và truyền thống của Việt Nam; không có định kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội.
3. Chương trình giáo dục tích hợp phải có định hướng về phương pháp, hình thức giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
4. Chương trình giáo dục tích hợp phải có quy định điều kiện thực hiện, bao gồm: tổ chức và quản lý thực hiện chương trình; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
Điều 3. Tích hợp chương trình giáo dục mầm non
1. Chương trình giáo dục tích hợp được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam, bổ sung các mặt phát triển hoặc lĩnh vực phát triển (sau đây gọi chung là lĩnh vực phát triển), nội dung, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục mầm non của nước ngoài mà chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam không có; tích hợp các lĩnh vực phát triển có trong cả hai chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và chương trình giáo dục của nước ngoài.
2. Việc tích hợp chương trình được thực hiện theo lĩnh vực phát triển hoặc nhóm lĩnh vực phát triển của trẻ em trên cơ sở lấy nội dung, hoạt động giáo dục của lĩnh vực phát triển của một trong hai chương trình, bổ sung nội dung, hoạt động giáo dục của lĩnh vực phát triển của chương trình còn lại mà chương trình kia không có để bảo đảm mục tiêu của lĩnh vực phát triển của cả hai chương trình.
3. Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục mầm non gồm:
a) Kế hoạch giáo dục, trong đó nêu rõ tên các lĩnh vực phát triển, hoạt động giáo dục; thời lượng, ngôn ngữ giảng dạy;
b) Bản so sánh các lĩnh vực phát triển, nội dung và các hoạt động giáo dục của hai chương trình giáo dục được dùng để tích hợp.
Điều 4. Tích hợp chương trình giáo dục phổ thông
1. Chương trình giáo dục tích hợp được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, bổ sung các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) của chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài mà chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam không có; tích hợp các môn học có trong cả hai chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam và chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài.
2. Việc tích hợp chương trình được thực hiện theo môn học hoặc nhóm môn học trên cơ sở lấy chương trình môn học hoặc nhóm môn học của một trong hai chương trình, bổ sung những nội dung của môn học hoặc nhóm môn học của chương trình còn lại mà chương trình kia không có để bảo đảm mục tiêu của môn học hoặc nhóm môn học của cả hai chương trình.
3. Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục phổ thông gồm:
a) Kế hoạch giáo dục, trong đó nêu rõ tên các môn học, nhóm môn học; thời lượng, ngôn ngữ giảng dạy;
b) Bản so sánh chương trình môn học hoặc nhóm môn học của hai chương trình giáo dục được dùng để tích hợp.
Điều 5. Thẩm định, phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp
1. Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục tích hợp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng thẩm định và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
b) Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là cán bộ nghiên cứu, chuyên gia giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông, giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên, đại diện các tổ chức có liên quan, số lượng thành viên Hội đồng thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người;
c) Hội đồng thẩm định được thành lập trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định:
a) Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định chương trình;
b) Có trình độ đại học trở lên; có chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng; có trình độ ngoại ngữ đảm bảo hiểu chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng của nước ngoài;
c) Người tham gia xây dựng chương trình giáo dục tích hợp đang được xem xét phê duyệt thì không được tham gia thẩm định chương trình giáo dục tích hợp.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định:
Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
4. Quy trình thẩm định:
a) Chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng thẩm định, dự thảo chương trình giáo dục tích hợp (sau đây gọi là dự thảo) được gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định; thành viên Hội đồng thẩm định đọc, nghiên cứu dự thảo và ghi nhận xét về nội dung dự thảo theo các yêu cầu quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này;
b) Họp Hội đồng thẩm định để tiến hành thảo luận chung về dự thảo theo quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này;
c) Thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá và xếp loại dự thảo vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Chưa đạt";
- Dự thảo được xếp loại "Đạt" nếu kết quả đánh giá theo các nội dung quy định tương ứng tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này đều thuộc loại “Đạt”;
- Dự thảo được xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu kết quả đánh giá theo các nội dung quy định tương ứng tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này đều thuộc loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa";
- Dự thảo được xếp loại "Chưa đạt" đối với các trường hợp còn lại;
d) Hội đồng thẩm định đánh giá dự thảo chương trình:
- Trường hợp có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia biểu quyết đánh giá dự thảo xếp loại "Đạt" thì dự thảo được gửi cho cơ quan tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định phê duyệt;
- Trường hợp có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia biểu quyết đánh giá dự thảo xếp loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa" thì dự thảo sẽ được chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định. Dự thảo với những nội dung đã sửa hoặc bảo lưu, kèm theo ý kiến giải trình đối với nội dung bảo lưu, được chuyển đến Hội đồng thẩm định để thẩm định lại. Quy trình thẩm định lại được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c của khoản này;
- Đối với các trường hợp còn lại, dự thảo xếp loại “Chưa đạt”;
đ) Trong quá trình thẩm định, Hội đồng thẩm định có thể đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định để xin ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu cần thiết;
e) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thẩm định.
5. Tổ chức thực hiện thẩm định:
Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Đề xuất danh sách các thành viên của Hội đồng thẩm định;
b) Hướng dẫn Hội đồng thẩm định thực hiện mục đích và yêu cầu của việc thẩm định;
c) Tiếp nhận và chuyển dự thảo chương trình đến từng thành viên của Hội đồng thẩm định; tiếp nhận hồ sơ và các đề xuất, kiến nghị của Hội đồng thẩm định để trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;
d) Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
đ) Lưu trữ dự thảo, biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và các tài liệu liên quan trong quá trình tổ chức thẩm định và bàn giao cho bộ phận lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi Hội đồng thẩm định hoàn thành nhiệm vụ để lưu trữ theo quy định.
Điều 6. Nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
Người học là công dân Việt Nam học tập chương trình giáo dục nước ngoài trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phải học nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, chương trình Tiếng Việt, chương trình Việt Nam học, cụ thể như sau:
1. Đối với trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non: Học tập nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt.
a) Mục tiêu: Giúp trẻ hình thành vốn từ vựng và có khả năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi; có khả năng lắng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày và làm quen với việc đọc và viết bằng tiếng Việt;
b) Thời lượng: Không ít hơn 2 lần/tuần, mỗi lần từ 25-35 phút.
2. Đối với học sinh tiểu học: Học tập nội dung chương trình Tiếng Việt và chương trình Việt Nam học.
a) Nội dung chương trình Tiếng Việt:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam;
- Thời lượng: Không ít hơn 140 phút/tuần, học ở tất cả các khối lớp tiểu học;
b) Nội dung chương trình Việt Nam học:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu và những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; hiểu biết đơn giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, khí hậu, sông núi, tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam; qua đó học sinh hình thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc;
- Thời lượng: Không ít hơn 70 phút/tuần, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.
3. Đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông: Học tập nội dung chương trình Việt Nam học.
a) Mục tiêu: Cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng đối với các di sản lịch sử của dân tộc và truyền thống anh hùng trong dựng nước, giữ nước của cha ông. Đồng thời phát triển những phẩm chất cần thiết của người công dân: thái độ tích cực vì xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, có ý thức tự cường dân tộc, sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước;
b) Thời lượng: Không ít hơn 90 phút/tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
4. Khuyến khích các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài giảng dạy chương trình Tiếng Việt và chương trình Việt Nam học bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài cho học sinh là người nước ngoài đang theo học tại trường.
Điều 7. Tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá nội dung giáo dục bắt buộc tại cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
1. Cơ sở giáo dục biên soạn tài liệu dạy học nội dung giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và báo cáo sở giáo dục và đào tạo trước khi thực hiện.
2. Việc tổ chức dạy học chương trình giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam phải bảo đảm:
a) Giáo viên là người Việt Nam, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt.
3. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam phải đáp ứng quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Điều 8. Môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài
1. Công dân Việt Nam học chương trình đào tạo cấp bằng của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải học các môn học bắt buộc theo quy định chung đối với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.
2. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài xem xét công nhận kết quả học tập cho sinh viên đã học các môn học bắt buộc ở cùng trình độ tại cơ sở giáo dục đại học khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3. Việc tổ chức dạy, học các môn bắt buộc tại cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 9. Quyền của người học là công dân Việt Nam học tập trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
Người học là công dân Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài giảng dạy theo chương trình giáo dục của nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt thì được chuyển tiếp sang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông giảng dạy theo chương trình giáo dục của Việt Nam khi có nhu cầu. Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tiếp nhận và quyết định việc học chuyển tiếp của người học căn cứ kết quả đánh giá trực tiếp năng lực của người học.
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2020.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các Sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

ND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);

- Công báo;

- Như Điều 10 (để thực hiện);

- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;

- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;

- Lưu: VT, Cục HTQT, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn Phúc

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 736/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 1; điểm b khoản 2 Điều 4 Quyết định 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018

Quyết định 736/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 1; điểm b khoản 2 Điều 4 Quyết định 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, COVID-19

Thông tư 07/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2018/TT-BGTVT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

Thông tư 07/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2018/TT-BGTVT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Giao thông

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi