Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2184/BGDĐT-GDDT 2022 Hướng dẫn triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 5 thuộc Quyết định 1719/QĐ-TTg
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2184/BGDĐT-GDDT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2184/BGDĐT-GDDT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: | 26/05/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 2184/BGDĐT-GDDT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2184/BGDĐT-GDDT | Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2022 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh: ..…………… (danh sách gửi kèm)
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi chung là Quyết định số 1719/QĐ-TTg) và Công văn số 1677/UBDT-VPCTMTQG ngày 03/11/2021 của Ủy ban Dân tộc về việc thực hiện Quyết định 1719/QĐ-TTg, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn triển khai các nội dung của Tiểu dự án 1: “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số” thuộc Dự án 5 “Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” của Quyết định số 1719/QĐ-TTg như sau:
“Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số” (sau đây gọi chung là Tiểu dự án 1)
Củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú; đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tốt việc tổ chức dạy - học (bao gồm cả các hoạt động dạy và học trực tuyến), nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, nội trú. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xóa mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ.
- Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường phổ thông có học sinh bán trú (HSBT) và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (CBQL, GV), học sinh đang trực tiếp quản lý, giảng dạy và học tập tại các nhà trường. Ưu tiên đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập cho các trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng khó khăn, biên giới; các trường chưa có cơ sở vật chất hoặc có nhưng còn phải thuê, mượn hoặc xuống cấp;
- CBQL, GV, người tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ (già làng, trưởng bản, bộ đội biên phòng, trụ trì, sư, tăng, ni tại các chùa, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm và các đối tượng khác) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ưu tiên đầu tư cho các địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới.
4. Nội dung đầu tư:
- Nội dung 01: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT:
+ Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất khối phòng/công trình phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh và phòng công vụ giáo viên;
+ Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất/khối phòng/công trình phục vụ học tập; bổ sung, nâng cấp các công trình phụ trợ khác;
+ Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số giáo dục phục vụ việc giảng dạy và học tập trực tuyến cho học sinh;
+ Ưu tiên đầu tư xây dựng trường dân tộc nội trú cho huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa có hoặc phải đi thuê địa điểm để tổ chức hoạt động.
- Nội dung 02: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV các trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT:
+ Bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV các trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT;
+ Biên soạn, cấp phát miễn phí tài liệu, học liệu cho CBQL, GV, nhân viên, học sinh trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT;
+ Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, GV, nhân viên của trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT về các nội dung quản lý và giáo dục đặc thù.
- Nội dung 03: Xóa mù chữ (XMC) cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
+ Xây dựng tài liệu phục vụ hướng dẫn dạy XMC, thiết kế công nghệ, thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu về XMC, dạy học XMC;
+ Bồi dưỡng, tập huấn, truyền thông, tuyên truyền;
+ Hỗ trợ người dân tham gia học XMC;
+ Hỗ trợ tài liệu học tập, sách giáo khoa, văn phòng phẩm.
1. Yêu cầu về quản lý, tổ chức thực hiện
Việc quản lý, tổ chức thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các yêu cầu sau:
- Phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động của Tiểu dự án 1 với các hoạt động khác của Quyết định số 1719/QĐ-TTg và hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án, chính sách khác đang thực hiện trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Tập trung rà soát những điểm nóng, bức xúc, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị bàn ghế, đồ dùng... cho học sinh nội trú, bán trú theo thứ tự ưu tiên, để bố trí vốn đúng đối tượng thụ hưởng. Triển khai các nhiệm vụ theo định hướng tập trung, cuốn chiếu, dứt điểm, ưu tiên địa bàn, cơ sở giáo dục khó khăn, không dàn trải. Có sự điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế khách quan như thiên tai, bão lũ..., phù hợp nhiệm vụ của ngành nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của Quyết định số 1719/QĐ-TTg một cách bền vững;
- Ưu tiên các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; đối tượng là nữ dân tộc thiểu số; đối tượng thuộc nhóm bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ,... trên địa bàn; các trường chưa có cơ sở vật chất hoặc có nhưng còn phải thuê, mượn hoặc xuống cấp;
- Tôn trọng các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống, thiết chế cộng đồng; đảm bảo các yếu tố thị trường, bình đẳng giới, giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu;
- Các công trình đầu tư trên địa bàn xã, thôn được bố trí vốn ngân sách nhà nước phải hoàn thành dứt điểm, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản2. Lập và giao kế hoạch
- Việc lập, giao kế hoạch thực hiện cho các nội dung nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn đầu tư của Chương trình và lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
- Việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước; nội dung và mức chi cho các nội dung nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của Chương trình thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản có liên quan.
3. Về phân bổ và sử dụng kinh phí thực hiện
- Việc phân bổ vốn NSTW sẽ được căn cứ trên đề xuất nhu cầu, các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ do cấp có thẩm quyền quyết định đảm bảo tuân thủ quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
- Việc quyết toán kinh phí cho các nội dung nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán sử dụng vốn đầu tư công; Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán;
- Sau khi Quyết định phân bổ vốn trung ương cho các địa phương được cấp có thẩm quyền ban hành, đề nghị các địa phương cân đối bố trí thêm nguồn kinh phí của địa phương để đối ứng. Khuyến khích tăng thêm nguồn kinh phí của địa phương để thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu, phù hợp thực tế tại địa phương như: cải tạo để mở rộng công trình nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh... Đề nghị dùng nguồn kinh phí đối ứng của địa phương để thực hiện các chi phí tư vấn, quản lý dự án, quản lý công trình, kiểm tra giám sát.
Sau khi có Quyết định phân bổ vốn, các địa phương triển khai phê duyệt dự án thành phần sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ, triển khai đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
4.1. Nội dung đầu tư
- Nguồn kinh phí đầu tư phát triển (ĐTPT) dùng để đầu tư các hạng mục sau:
+ Hỗ trợ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất cho các trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT, bao gồm cơ sở vật chất phục vụ học tập (phòng học thông thường, phòng học bộ môn, phòng hiệu bộ, sân thể dục, thể thao, cảnh quan trường học...); cơ sở vật chất phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho giáo viên và học sinh (phòng ở, phòng ăn, phòng bếp, kho, công trình vệ sinh, công trình nước sạch, sân chơi, cảnh quan...);
+ Hỗ trợ cung cấp, nâng cấp, sửa chữa trang thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT. Bao gồm trang thiết bị phục vụ học tập (bàn ghế học sinh, bảng học sinh, bàn ghế phòng học bộ môn, thiết bị phòng học bộ môn...) và trang thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho giáo viên và học sinh (giường, tủ, thiết bị nhà bếp, nhà ăn, thiết bị thể dục, thể thao...);
+ Hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục phục vụ việc giảng dạy và học tập trực tuyến cho học sinh (cơ sở vật chất phòng lab, phòng học, họp trực tuyến, máy tính, máy chiếu, tivi, hệ thống mạng...);
- Địa phương chỉ phê duyệt quyết định đầu tư các dự án có nội dung phù hợp nội dung các hạng mục nêu trên căn cứ theo thực tế của các nhà trường thuộc đối tượng của Tiểu dự án 1.
4.2. Phê duyệt dự án thành phần
- Đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh/TP trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao đầu mối tổng hợp nhu cầu, căn cứ theo kinh phí được phân bổ lựa chọn và đề xuất dự án thành phần theo thứ tự ưu tiên; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định pháp luật. Trường hợp đối với các dự án đã có đầy đủ thủ tục theo Luật đầu tư công, Luật Xây dựng nhưng thiếu vốn, có nhu cầu sử dụng nguồn vốn được phân bổ từ dự án, đơn vị được giao trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn. Sau khi có danh mục dự án thành phần, địa phương gửi danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên kèm theo các văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền (nếu có) về Bộ GDĐT (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính;
- Đồng thời, địa phương triển khai các thủ tục báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
4.3. Về nguồn vốn đối ứng
Ngân sách địa phương đảm bảo cân đối, bố trí vốn đối ứng theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
4.4. Tổ chức quản lý, điều hành
- Về tổ chức quản lý, điều hành tại địa phương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để phân công đơn vị có năng lực và kinh nghiệm về GDĐT của tỉnh chủ trì tổng hợp, tham mưu đề xuất phương án đầu tư, là chủ đầu tư các công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục thuộc Tiểu dự án 1.
4.5. Gửi hồ sơ dự án
Sau khi có Quyết định phân bổ vốn, các địa phương gửi danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên kèm theo các văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền (nếu có) về Bộ GDĐT (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp và tiến hành các thủ tục tiếp theo.
5.1. Về tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sở GDĐT căn cứ kế hoạch tổ chức biên soạn tài liệu, học liệu liên quan đến công tác quản lý và giáo dục đặc thù, chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục của các trường PTDTNT, trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT của Bộ GDĐT để xây dựng nội dung và biên soạn các tài liệu, học liệu đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết thực cho công tác quản lý, dạy và học của các trường PTDTNT, trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT tại địa phương.
5.2. Về bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường PTDTNT, trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sở GDĐT căn cứ kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các trường PTDTNT, trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT của Bộ GDĐT để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đại trà cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDTNT, trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT phù hợp tại địa phương.
5.3. Về công tác truyền thông
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sở GDĐT căn cứ kế hoạch truyền thông về các nội dung liên quan đến đầu tư, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán các trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT của Bộ GDĐT để xây dựng nội dung và kế hoạch cần truyền thông phù hợp với địa phương.
5.4. Về quản lý và sử dụng kinh phí
Nội dung, mức chi cho hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học trường PTDTNT, trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sở GDĐT căn cứ kế hoạch tổ chức biên soạn tài liệu, học liệu liên quan đến công tác XMC và tổ chức thiết kế các thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu về XMC, dạy học XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS của Bộ GDĐT để xây dựng nội dung và biên soạn các tài liệu, học liệu đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết thực và phù hợp với công tác XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS tại địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sở GDĐT căn cứ kế hoạch tổ chức các đợt bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán làm công tác XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS của Bộ GDĐT để đề xuất nhu cầu bồi dưỡng và cử cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán làm công tác XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng đại trà cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác XMC của địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sở GDĐT căn cứ kế hoạch truyền thông về công tác XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS của Bộ GDĐT để xây dựng nội dung và kế hoạch cần truyền thông về XMC hằng năm phù hợp đặc điểm tình hình, thực tiễn của địa phương, đơn vị.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sở GDĐT căn cứ kế hoạch triển khai các nội dung về hỗ trợ kinh phí học tập, tài liệu, sách giáo khoa, văn phòng phẩm cho người dân tham gia học XMC của Bộ GDĐT để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ công tác XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS tại địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sở GDĐT hướng dẫn các đơn vị của địa phương xây dựng kế hoạch mở lớp XMC; xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác XMC cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hướng dẫn các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện công tác XMC; tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai công tác XMC và báo cáo Bộ GDĐT theo quy định.
Nội dung, mức chi cho hoạt động XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS được thực hiện theo quy định được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán.
- Trách nhiệm, trình tự, cách thức thực hiện, nội dung giám sát và chi phí thực hiện hoạt động giám sát và giám sát của cộng đồng; chế độ báo cáo về giám sát thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Trách nhiệm, trình tự, cách thức thực hiện, nội dung đánh giá hằng năm, giữa kỳ, kết thúc, đánh giá tác động, đánh giá đột xuất và chi phí thực hiện hoạt động đánh giá; chế độ báo cáo về đánh giá thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tại địa phương phối hợp triển khai, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án phân bổ dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ từ nguồn ngân sách Trung ương được phân bổ và bố trí nguồn ngân sách địa phương, huy động các nguồn kinh phí khác để thực hiện nhiệm vụ ở địa phương;
- Sở GDĐT tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, hiệu quả.
Định kỳ (6 tháng, 1 năm), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm của Quyết định số 1719/QĐ-TTg để báo cáo Bộ GDĐT, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành có liên quan.
Mọi khó khăn vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục dân tộc, Ông Nguyễn Văn Hùng - CVC, số điện thoại: 0971331866, Email: [email protected]) để phối hợp hướng dẫn và xử lý theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
|
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ NHẬN CÔNG VĂN
(Kèm theo công văn số 2184/BGDĐT-GDDT ngày 26/5/2022 của Bộ GDĐT)
1. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội
2. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Hà Giang
3. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Cao Bằng
4. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bắc Kạn
5. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tuyên Quang
6. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lào Cai
7. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Điện Biên
8. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lai Châu
9. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Sơn La
10. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Yên Bái
11. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Hòa Bình
12. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên
13. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lạng Sơn
14. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh
15. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bắc Giang
16. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Phú Thọ
17. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Vĩnh Phúc
18. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Ninh Bình
19. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thanh Hóa
20. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An
21. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh
22. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Bình
23. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Trị
24. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế
25. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Nam
26. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi
27. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Định
28. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Phú Yên
29. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa
30. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Ninh Thuận
31. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Thuận
32. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Kon Tum
33. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Gia Lai
34. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đắk Lắk
35. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đắk Nông
36. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lâm Đồng
37. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Phước
38. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tây Ninh
39. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Dương
40. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đồng Nai
41. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
42. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Long An
43. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Trà Vinh
44. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Vĩnh Long
45. Ủy ban Nhân dân Tỉnh An Giang
46. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Kiên Giang
47. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Cần Thơ
48. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Hậu Giang
49. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Sóc Trăng
50. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bạc Liêu
51. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Cà Mau.