Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 14/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 14/2006/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 14/2006/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Thị Trung Chiến |
Ngày ban hành: | 24/03/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Y tế-Sức khỏe, Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 14/2006/QĐ-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 14/2006/QĐ-BYT NGÀY 24
THÁNG 3 NĂM 2006
BAN HÀNH QUY
TRÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH Y TẾ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP
ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005
của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số
nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý
chuyển tiếp thực hiện Nghị định
số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng
Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế, Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ
trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
"Quy trình quản lý các dự án đầu tư xây
dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà
nước".
Điều 2. Các Chủ đầu tư dự án
xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà
nước có trách nhiệm thực hiện đúng Quy trình
quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình
y tế và các quy định của pháp luật về
quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công
báo. Bãi bỏ Quyết định số 2149/QĐ-BYT ngày
05/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Quy trình Quản lý đầu tư và xây
dựng các dự án sử dụng ngân sách xây dựng cơ
bản tập trung thuộc thẩm quyền quản lý
của Bộ Y tế.
Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng,
Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh thanh tra –
Bộ Y tế, các Tổ chức tại Điều 2 và các
cơ quan /cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG
Trần Thị Trung Chiến
QUY TRÌNH
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ
SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm
theo Quyết định số: 14/2006/QĐ-BYT
ngày 24 tháng 3 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
Quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng
công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước được
xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của Bộ Y tế quy định tại Nghị định
số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ, nhằm
hướng dẫn các Chủ đầu tư trực thuộc
Bộ Y tế và các Chủ đầu tư trực thuộc
các Bộ, ngành, địa phương có dự án đầu
tư xây dựng công trình y tế thực hiện đúng các
quy định của nhà nước về Quản lý đầu
tư xây dựng công trình ban hành kèm theo Nghị định
số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ (NĐ
16/2005/NĐ-CP) và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Quy trình này hướng dẫn từ việc lập kế
hoạch đầu tư
xây dựng công trình, chuẩn bị
đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án,
thực hiện dự án, bàn giao đưa vào sử dụng
đến bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
"Ngân sách nhà nước" nói trên bao gồm: Vốn đầu
tư XDCB tập trung, vốn sự nghiệp có tính chất
đầu tư xây dựng, vốn Chính phủ vay nước
ngoài cấp cho ngành Y tế, vốn khấu hao cơ bản
của các đơn vị sự nghiệp có sản xuất
kinh doanh.
I. ĐIỀU
KIỆN ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
Quy hoạch ngành, chuyên ngành:
Để có cơ sở lập và trình kế hoạch đầu
tư xây dựng hàng năm, kế
hoạch dài hạn, các chuyên ngành, các lĩnh vực, các địa
phương phải có Quy hoạch phát triển đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch phát triển
tổng thể từng đơn vị tới 2010 và tầm
nhìn 2020:
Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm
tổ chức lập quy hoạch phát triển đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020 cho đơn vị,
địa phương mình trên cơ sở định hướng
Quy hoạch phát triển ngành, địa phương, Chiến
lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quy hoạch phát triển được thể hiện bằng
định hướng phát triển các chuyên ngành đặc
thù, các hoạt động trọng tâm của đơn vị,
địa phương. Quy hoạch phát triển tổng thể
là điều kiện để lập, thẩm định
và phê duyệt dự án đầu tư của từng đơn
vị, địa phương.
II. CÔNG TÁC CHUẨN
BỊ ĐẦU TƯ :
Xin phép chuẩn bị đầu tư:
Thủ trưởng
đơn vị gửi Hồ sơ trình Bộ Y tế đối
với các dự án do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết
định đầu tư và cấp quyết định
đầu tư với các dự án khác để xin phép được
chuẩn bị đầu tư trên cơ sở tài liệu
Quy hoạch phát triển đã được duyệt và báo
cáo đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng -
trang thiết bị kỹ thuật của đơn vị.
Chủ đầu tư:
Chủ đầu
tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn
hoặc là người được giao quản lý và sử
dụng vốn để đầu tư xây dựng công
trình. Dự án do Bộ Y tế quyết định đầu
tư Chủ đầu tư là Thủ trưởng các đơn
vị trực thuộc được đầu tư, các
trường hợp khác do người quyết định
đầu tư chỉ định trước khi lập
dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với
quy định của Luật Ngân sách.
Lập Dự án đầu tư:
Đối
với các dự án do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết
định đầu tư:
Chủ đầu
tư được phép chỉ định thầu cơ
quan tư vấn đầu tư xây dựng có đủ tư
cách pháp nhân và đủ năng lực chuyên môn để lập
Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư, Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền
quyết định đầu tư. Các dự án có công trình
xây dựng cấp I và cấp đặc biệt Chủ đầu
tư phải tổ chức thi tuyển phương án kiến
trúc theo quy định hiện hành. Các dự án dùng chi phí tư
vấn từ nguồn vốn nước ngoài Chủ đầu
tư phải tuân thủ quy định cụ thể của
Tổ chức tài trợ.
Nội dung Báo
cáo đầu tư, Dự án đầu tư theo đúng
quy định tai điều 4, nội dung Báo cáo kinh tế
- kỹ thuật theo đúng điều 12 - NĐ 16/2005/NĐ-CP.
Quy mô đầu
tư phải phù hợp với quy hoạch hệ thống
y tế và quy hoạch phát triển đơn vị được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thiết kế
cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế
do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Thiết kế
cơ sở phải được Bộ Xây dựng (với
nhóm A), Sở Xây dựng địa phương (với nhóm
B, C) thẩm định trước khi trình duyệt dự
án.
Chủ đầu
tư phải đề xuất hình thức Quản lý dự
án trong nội dung Dự án đầu tư. Bộ Y tế
sẽ quyết định việc này khi phê duyệt dự
án đầu tư.
Đối với các dự án xây dựng
công trình y tế do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
quyết định đầu tư:
Quy mô đầu
tư phải phù hợp với quy hoạch hệ thống
y tế và quy hoạch phát triển đơn vị được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thiết kế
cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế
công trình y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
và được Bộ Y tế thoả thuận bằng văn bản.
Thiết kế
cơ sở phải được Bộ Xây dựng (với
nhóm A), Sở Xây dựng địa phương (với nhóm
B, C) thẩm định trước khi trình duyệt dự
án.
Danh mục
trang thiết bị y tế (nếu có) phải thực hiện
theo quy định cụ thể của Bộ Y tế.
Chủ đầu
tư phải đề xuất hình thức Quản lý dự
án trong nội dung Dự án đầu tư. Uỷ ban nhân dân
tỉnh (cấp Quyết định đầu tư) sẽ
quyết định việc này khi phê duyệt dự án đầu
tư.
Về việc thuê tư vấn nước
ngoài:
Ban Quản lý
dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ
chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng
lực để phối hợp với Ban Quản lý dự
án để quản lý các công việc ứng dụng công
nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước
chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có
yêu cầu đặc biệt khác. Việc thuê tư vấn
nước ngoài đối với các dự án sử dụng
ngân sách nhà nước phải được người
có thẩm quyền quyết định đầu tư
cho phép. Chủ đầu tư phải gửi Hồ sơ
xin phép thuê tư vấn nước ngoài với các nội
dung sau:
Sự cần
thiết phải thuê tư vấn nước ngoài;
Mục tiêu của
việc thuê tư vấn nước ngoài;
Khối lượng
công việc cần thuê tư vấn nước ngoài;
Phương
thức lựa chọn Tổ chức Tư vấn nước
ngoài;
Dự kiến Tổ chức Tư vấn nước
ngoài sẽ thuê (nếu có), hồ sơ năng lực của
họ;
Giá trị, tổng
giá trị các công việc cần thuê tư vấn nước
ngoài;
Nguồn vốn
để chi trả cho tổ chức tư vấn nước
ngoài;
Kế hoạch
thực hiện công tác thuê tư vấn nước ngoài.
Thẩm tra, thẩm định và
phê duyệt dự án đầu tư:
Chủ đầu
tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu
tư xây dựng công trình đến cấp quyết định
đầu tư để phê duyệt.
Hồ sơ
dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: (a)
Tờ trình phê duyệt dự án theo mẫu tại Phụ lục
số 2 kèm theo NĐ 16/2005/NĐ-CP;
(b) Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế
cơ sở (theo quy định tại Điều 6 và Điều
7 của NĐ 16/2005/NĐ-CP);
Văn bản thẩm định của các cơ quan liên
quan; (c) Văn bản cho phép đầu tư của cấp
có thẩm quyền đối với các dự án quan trọng
quốc gia, dự án nhóm A.
Đối
với các dự án do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết
định đầu tư:
Thẩm tra:
Chủ đầu tư gửi 10 bộ Hồ sơ dự
án đã được thông qua Hội đồng cơ sở
của Chủ đầu tư về Bộ Y tế để
tổ chức thẩm tra ở cấp Vụ theo từng lĩnh
vực chuyên ngành: (1) đầu tư xây dựng công trình;
(2) danh mục - cấu hình - dự toán trang thiết bị
y tế (nếu có).
Thẩm định
Dự án đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng
được hoàn chỉnh sau khi thông qua thẩm tra ở
cấp Vụ sẽ được cơ quan thường
trực về quản lý đầu tư xây dựng của
Bộ Y tế trình lên Hội đồng tư vấn về
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Bộ Y tế để tổ chức thẩm định.
Nội dung
thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây
dựng công trình y tế được thực hiện
theo Điều 10, NĐ 16/2005/NĐ-CP.
Phê duyệt
dự án đầu tư: Bộ trưởng Bộ Y tế
sẽ xem xét phê duyệt các dự án đầu tư khi Hồ
sơ trình duyệt đã được hoàn thành các bước
thẩm tra, thẩm định nêu trên.
Ủy quyền
quyết định đầu tư: Đối với các
công trình sửa chữa nhỏ bằng kinh phí sự nghiệp
có tổng mức đầu tư từ 300 triệu đồng
trở xuống Bộ trưởng Bộ Y tế uỷ
quyền cho Chủ đầu tư tổ chức lập
thiết kế – dự toán và tổ chức thẩm định,
phê duyệt.
Đối
với các dự án xây dựng công trình y tế do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư:
Các bệnh
viện có quy mô từ 200 giường trở lên, các công trình
y tế khác thuộc các chương trình, đề án, dự
án đầu tư được Chính phủ giao cho Bộ
Y tế chủ trì hoặc là cơ quan thường thực
trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt đều phải gửi về Bộ Y tế
để tổ chức thẩm tra về sự phù hợp
với quy hoạch hệ thống công trình y tế, phù hợp
với quy chế bệnh viện, phân tuyến kỹ thuật
và dây chuyền công nghệ của công trình. Các công trình khác
thực hiện theo quy định của cấp quyết định
đầu tư và các quy định hiện hành.
Điều chỉnh dự án đầu
tư xây dựng công trình:
Dự án đầu tư xây dựng
công trình đã được quyết định đầu
tư chỉ được điều chỉnh khi có một
trong các trường hợp sau đây:
Xuất hiện
các yếu tố bất khả kháng do thiên tai như động
đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất,
chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh;
Do biến động
bất thường của giá nguyên vật liệu, do thay đổi
tỷ giá hối đoái đối với phần vốn
có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban
hành các chế độ, chính sách mới có quy định được
thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng
công trình;
Do người
quyết định đầu tư hoặc chủ đầu
tư thay đổi khi thấy xuất hiện những yếu
tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội
cao hơn cho dự án;
Khi quy hoạch
xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh
hưởng trực tiếp đến dự án.
Phân cấp điều chỉnh dự
án:
Khi điều
chỉnh dự án không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu
tư và không vượt tổng mức đầu tư đã
được phê duyệt thì chủ đầu tư được
phép tự điều chỉnh dự án. Trường hợp
điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế
cơ sở về kiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục
tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng
mức đầu tư đã được phê duyệt
thì chủ đầu tư phải trình người quyết
định đầu tư xem xét, quyết định. Những
nội dung thay đổi phải được trình cấp
có thẩm quyền thẩm định lại.
III. KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:
Định hướng đầu
tư phát triển:
Trên cơ sở
Quy hoạch và Chiến lược phát triển ngành, công tác
đầu tư phát triển phải được xây dựng
theo kế hoạch 5 năm và hàng năm của Bộ Y tế
đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ
Y tế quyết định đầu tư và theo chỉ
đạo của người quyết định đầu
tư với các dự án khác.
Lập Kế hoạch đầu
tư xây dựng công trình:
Hàng năm, vào
trước ngày 30 tháng 7, Chủ đầu tư phải báo
cáo thực hiện 6 tháng đầu năm, dự kiến
thực hiện kế hoạch cả năm, đồng
thời căn cứ tiến độ thực hiện dự
án đã quy định trong Quyết định đầu
tư để đăng ký "Kế hoạch đầu tư
xây dựng" năm sau.
Điều kiện để ghi kế
hoạch đầu tư và xây dựng hàng năm:
Các dự án đầu
tư và xây dựng chỉ được ghi kế hoạch
hàng năm khi có đủ các điều kiện sau:
3.1. Dự án khởi công mới:
Đối với
dự án nhóm A Phải có Quyết định đầu tư
được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước
ngày 31 tháng 10 và Quyết định phê duyệt Thiết kế
kỹ thuật thi công - dự toán hạng mục khởi công
trong năm sau, được cấp có thẩm quyền phê
duyệt trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
Đối với
dự án nhóm B, C phải có Quyết định đầu
tư trước ngày 31 tháng 10 và Quyết định phê
duyệt Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán
trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
3.2. Dự án chuyển tiếp:
Đối với
dự án nhóm A đã thực hiện quá 30% Tổng mức đầu
tư: Phải Quyết định phê duyệt Thiết kế
kỹ thuật - Tổng dự toán trước ngày 31 tháng
12 năm trước.
Đối với
dự án nhóm B, C phải nằm trong thời hạn thực
hiện dự án theo quy định hiện hành.
IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN:
Tổ chức Quản lý dự án
:
Đối với các dự án do Bộ
trưởng Bộ Y tế quyết định đầu
tư:
Chủ đầu
tư căn cứ Hình thức Quản lý dự án quy định
trong Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
để :
Thành lập
Ban Quản lý dự án trực thuộc: Tuyển chọn và
trình Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm Giám đốc
Ban quản lý dự án là cán bộ có đủ năng lực
chuyên môn theo quy định tại Điều 55, NĐ 16/2005/NĐ-CP.
Trong trường
hợp không đủ năng lực quản lý dự án, Chủ
đầu tư phải tuyển chọn tổ chức tư
vấn Quản lý dự án theo quy định tại Điều
56, NĐ 16/2005/NĐ-CP thông
qua một trong các hình thức đấu thầu tư vấn
theo quy định hiện hành, trình Bộ trưởng Bộ
Y tế phê duyệt.
Nhiệm vụ,
quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản
lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư
thành lập Ban Quản lý dự án được thực
hiện theo Điều 36, NĐ
16/2005/NĐ-CP.
Trong trường
hợp thuê tư vấn quản lý dự án Chủ đầu
tư phải có bộ phận giúp việc để giám sát
công việc của tổ chức tư vấn QLDA để
kịp thời giải quyết các công việc phát sinh trong
quá trình thực hiện dự án.
Đối với
các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết
định đầu tư:
Sở Y tế
được giao quản lý các công trình y tế tại địa
phương như sau:
Làm Chủ đầu
tư các dự án thuộc các Chương trình, dự án, đề
án Chính phủ giao cho Bộ Y tế chủ trì hoặc là cơ
quan thường trực;
Làm Chủ đầu
tư hoặc tham gia thẩm định, giám sát đầu
tư các dự án xây dựng công trình y tế khác tại địa
phương theo quy định của cấp Quyết định
đầu tư.
Tuyển chọn Tư vấn lập
Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán:
Chủ đầu
tư căn cứ Quyết định phê duyệt dự án
đầu tư của cấp có thẩm quyền, tổ
chức đấu thầu để tuyển chọn cơ
quan Tư vấn đầu tư xây dựng có đủ tư
cách pháp nhân, đủ năng lực chuyên môn lập Thiết
kế kỹ thuật - Tổng dự toán theo quy định
hiện hành.
Lập, thẩm định và phê
duyệt Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán:
3.1. Thiết
kế kỹ thuật - tổng dự toán phải được
lập phù hợp với Thiết kế cơ sở đã
được phê duyệt kèm theo Dự án đầu tư;
nội dung Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự
toán phải theo đúng các quy định hiện hành của
Bộ Xây dựng về quản lý giá dự toán, chất lượng
công trình xây dựng.
3.2. Thiết
kế kỹ thuật - Tổng dự toán phải được
thẩm tra bởi một tổ chức có đủ tư
cách pháp nhân và năng lực chuyên môn. Chủ đầu tư
tự thẩm định Thiết kế kỹ thuật -
Tổng dự toán, trường hợp chủ đầu
tư không đủ điều kiện năng lực thẩm
định thì được phép thuê các tổ chức, cá
nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực
để thẩm định. Tuỳ theo yêu cầu của
chủ đầu tư, việc thẩm định Thiết
kế kỹ thuật - Tổng dự toán có thể thực
hiện đối với toàn bộ hoặc một phần
các nội dung hồ sơ Thiết kế kỹ thuật -
Tổng dự toán công trình.
3.3. Bộ Y
tế giao cho Chủ đầu tư phê duyệt Thiết
kế kỹ thuật - Tổng dự toán công trình thuộc
các dự án do Bộ Y tế quyết định đầu
tư sau khi đã phê duyệt Thiết kế cơ sở
theo đúng các quy định của pháp luật.
Quản lý đơn giá, dự toán:
Đơn giá để lập dự toán là đơn giá
khu vực thống nhất và các văn bản thông báo giá vật
tư, vật liệu, thiết bị do các cơ quan quản
lý giá của địa phương ban hành theo phân cấp của
Chính phủ. Trường hợp trong thiết kế - dự
toán có những nội dung công việc, vật tư, vật
liệu không có trong các tài liệu nói trên, Chủ đầu
tư cùng cơ quan tư vấn thiết kế phải xin
duyệt giá tạm tính bằng văn bản tại cơ
quan quản lý giá của địa phương hoặc Viện
Kinh tế xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.
Sử dụng "Tiêu
chuẩn thiết kế" công
trình y tế:
Bộ Y tế
đã ban hành "Tiêu chuẩn thiết kế" công trình y tế.
Các Tổ chức tư vấn xây dựng, Chủ đầu
tư, Sở Y tế, Sở Xây dựng các địa phương
phải sử dụng "Tiêu chuẩn thiết kế" này để
làm căn cứ cho việc lập, thẩm định dự
án đầu tư xây dựng công trình y tế.
Trong quá trình sử dụng Tiêu chuẩn thiết kế,
nếu phát hiện những vấn đề bất cập
các tổ chức trên cần phản ánh về Bộ Y tế
để nghiên cứu, hiệu chỉnh kịp thời.
Giấy phép xây dựng công trình:
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu
tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường
hợp xây dựng các công trình sửa chữa, cải tạo,
lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi
kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của
công trình;
Điều
kiện cấp phép xây dựng công trình trong đô thị thực
hiện theo quy định tại Điều 65 của Luật
Xây dựng. Quyền và nghĩa vụ của người
xin cấp phép xây dựng thực hiện theo quy định
tại Điều 68 của Luật Xây dựng và do Sở
Xây dựng địa phương hướng dẫn cụ
thể.
Công tác thanh lý công sản:
Trong khi lập dự án đầu tư Chủ đầu
tư phải tiến hành kiểm định chất lượng
các hạng mục công trình trong diện giải phóng mặt
bằng, làm công tác thanh lý công sản để phục vụ
giải phóng mặt bằng và đền bù. Việc thanh lý
công sản phải thực hiện theo đúng quy định
của pháp luật. Các hạng mục công trình cần phá dỡ
để giải phóng mặt bằng phải được
quy định cụ thể trong quyết định đầu
tư.
V. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN:
Công tác lựa chọn
nhà thầu trong hoạt động xây dựng:
Chủ đầu
tư phải lập Kế hoạch đấu thầu, Hồ
sơ mời thầu, tổ chức mời thầu, mở
thầu, xét thầu trình Bộ Y tế (hoặc cấp có
thẩm quyền) phê duyệt;
Các dữ liệu đấu thầu như: Hồ sơ
thiết kế công trình, cấu hình thiết bị, dự
toán(giá gói thầu), tiêu chuẩn xét thầu, điều kiện
dự thầu, hình thức đấu thầu, thời gian
thực hiện từng gói thầu phải được
Bộ Y tế (hoặc cấp có thẩm quyền) phê duyệt
cùng với việc phê duyệt Kế hoạch đấu
thầu.
Việc lựa chọn nhà thầu được thực
hiện theo đúng "Mục 3: LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG" tại Nghị định
số 16/2005/NĐ-CP.
Thời hạn thực
hiện đấu thầu trong năm:
Kế hoạch đấu thầu các gói thầu xây lắp
được ghi kế hoạch trong năm phải được
phê duyệt và triển khai thực hiện trước ngày
31/7 hàng năm;
Kế hoạch đấu thầu các gói thầu mua sắm
trang thiết bị phải được phê duyệt và
triển khai thực hiện trước ngày 30 tháng 9 hàng năm;
Kế hoạch đấu thầu với nguồn vốn
bổ sung phải được phê duyệt và triển
khai thực hiện không quá 30 ngày kể từ ngày Chủ đầu
tư nhận được thông báo vốn bổ sung.
Ký kết và thực
hiện hợp đồng:
Chủ đầu tư căn cứ kết quả đấu
thầu để: (1) Ký kết hợp đồng theo mẫu
hợp đồng đã phát hành trong nội dung Hồ sơ
mời thầu và các quy định ghi trong Quyết định
chỉ định thầu hoặc Quyết định phê
duyệt kết quả đấu thầu; (2) Khởi công
công trình; (3) Giám sát thực hiện hợp đồng xây dựng,
lắp đặt, vận hành thử trang thiết bị và
tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Giám sát thi công:
Ban Quản lý dự án, do Chủ đầu tư thành lập
hoặc thuê đều phải có đủ cán bộ kỹ
thuật về các chuyên ngành kiến trúc, xây dựng, lắp
máy, điện nước phù hợp với từng công trình,
hạng mục công trình để giám sát thi công công trình. Cán
bộ giám sát kỹ thuật, tổ chức tư vấn,
nhà thầu và chủ đầu tư phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm trước pháp luật về các sai sót (nếu
có) trong quá trình thi công xây dựng.
Xử lý các công việc phát sinh
trong quá trình thi công:
Mọi phát
sinh, thay đổi thiết kế (nếu có) trong quá trình
thực hiện dự án phải được thể hiện
bằng "Biên bản" thống nhất giữa Nhà thầu, Tổ
chức tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư.
Các khối lượng bổ sung, sửa đổi thiết
kế làm vượt Tổng dự toán chỉ được
phép thanh quyết toán khi đã được Bộ Y tế
(hoặc cấp quyết định đầu tư) phê
duyệt. Mọi thay đổi thiết kế do khảo sát
thực địa không đầy đủ tổ chức
tư vấn thiết kế phải có trách nhiệm bổ
sung, sửa đổi mà không được thanh toán phần
thiết kế phí này.
Công tác giải ngân:
Trong quá trình
thực hiện đầu tư, Chủ đầu tư
phải thực hiện việc giải ngân trong các khâu tạm
ứng, thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, các
chi phí khác theo hợp đồng đã ký kết theo đúng
các quy định hiện hành của nhà nước, không được
thanh toán khối lượng khống và không để nợ
đọng trong khi còn vốn đã được cấp.
Hồ sơ hoàn công:
Tất cả
các công trình, hạng mục công trình được đầu
tư xây dựng hoàn thành, trước khi tổng nghiệm
thu kỹ thuật phải có hồ sơ hoàn công. Hồ sơ
hoàn công do nhà thầu lập, trên cơ sở Hồ sơ
thiết kế được cập nhật các sửa đổi
bổ sung trong quá trình thi công ghi trong nhật ký công trình. Bản
vẽ trong Hồ sơ hoàn công phải rõ ràng, có thuyết
minh đầy đủ những thay đổi so với
Hồ sơ thiết kế để phục vụ việc
quyết toán chính xác khối lượng xây lắp. Hồ
sơ hoàn công cần được bàn giao đầy đủ
cho Bộ phận quản lý tài sản của đơn vị
để theo dõi các biến cố trong quá trình sử dụng
cũng như tạo điều kiện thuận lợi
cho việc duy tu, sửa chữa công trình sau này.
Nghiệm thu, tổng nghiệm thu:
Trong quá trình
giám sát thi công Chủ đầu tư cùng các nhà thầu, cán
bộ giám sát kỹ thuật hoặc tổ chức tư vấn
giám sát và tổ chức tư vấn thiết kế phải
lập đầy đủ các biên bản nghiệm thu, các
chứng chỉ chất lượng vật liệu, kết
cấu theo đúng các quy định hiện hành. Trước
khi phá dỡ các công trình cũ thuộc diện giải phóng
mặt bằng và khi nghiệm thu các phần khuất, Chủ
đầu tư phải ghi lại hiện trạng bằng
hình ảnh. Sau khi hoàn thành từng hạng mục công trình
phải tổ chức tổng nghiệm thu kỹ thuật,
đợt nghiệm thu này nhằm rà soát lại toàn bộ
các văn bản chứng từ, chứng chỉ, các bổ
sung, sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công,
kiểm tra sự chính xác của Hồ sơ hoàn công. Khi tổ
chức tổng nghiệm thu cần mời đủ thành
phần và có "Biên bản Tổng nghiệm thu" theo đúng
Quy định về quản lý chất lượng công trình
xây dựng hiện hành của Bộ Xây dựng.
Bàn giao công trình để
đưa vào sử dụng:
Công trình, hạng
mục công trình sau khi được hoàn thành, có kết luận
ghi trong Biên bản Tổng nghiệm thu "được phép
đưa vào sử dụng" sẽ được tổ
chức bàn giao cho Bộ phận quản lý sử dụng.
Trong khi bàn giao phải có Hồ sơ hoàn công với đầy
đủ thuyết minh hướng dẫn vận hành, chuyển
giao công nghệ (nếu có), lưu ý đến hệ thống
kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt chú ý các điểm
dễ xảy ra sự cố, hư hỏng trong quá trình sử
dụng.
Công tác quyết toán:
Quyết toán vốn
đầu tư hàng năm:
Hàng năm chậm nhất
sau 7 ngày kể từ ngày kết thúc quý, 15 ngày kể từ
ngày kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu tư
căn cứ vào sổ sách kế toán để lập báo cáo
tình hình thực hiện vốn đầu tư, báo cáo tài
chính quý và năm gửi về Bộ Y tế (cấp quyết
định đầu tư) và các cơ quan thanh toán cấp
phát vốn theo quy định tại Quyết định số
214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000; Thông tư số 44/2003/TT-BTC và
Thông tư 53/2005/TT-BTC ngày 3/6/2005 của Bộ Tài chính.
Định kỳ vào ngày 10 tháng 7 hàng năm và 15 tháng 02 năm
sau đơn vị chủ đầu tư có trách nhiệm
lập báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư 6
tháng và một năm theo quy định gửi về Bộ
Y tế (hoặc cấp quyết định đầu tư).
Căn cứ vào báo cáo tài chính năm của cơ quan Chủ
đầu tư, cấp Quyết định đầu tư
sẽ tiến hành kiểm tra kế toán ít nhất mỗi năm
một lần trước khi phê duyệt quyết toán vốn
đầu tư dự án hoàn thành.
Quyết toán vốn
đầu tư hoàn thành:
Đối với các dự án đang thực hiện,
sau mỗi hạng mục hoàn thành (Bao gồm các hạng mục
thuộc chi phí quản lý dự án và chi phí khác như: Chi phí lập dự án, khảo sát,
thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng…;
Chi phí thiết bị; chi phí xây lắp…) trước khi gửi
kho bạc để thanh toán cho nhà thầu ở giai đoạn
kết thúc từng hạng mục, cần lập hồ sơ
theo quy định gửi về Bộ Y tế (hoặc cấp
quyết định đầu tư) để thẩm
tra, phê duyệt.
Đối dự án đầu tư hoàn thành: Muộn nhất sau 12 tháng (đối
với dự án nhóm A); 9 tháng(đối với dự án nhóm
B), 6 tháng (đối với dự án nhóm C) đơn vị
chủ đầu tư có trách nhiệm lập và gửi hồ
sơ quyết toán dự án đầu tư hoàn thành xin phê
duyệt theo quy định tại Thông tư số 45/TT-BTC
ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính gửi về Bộ Y tế
(hoặc cấp quyết định đầu tư) để
thẩm tra phê duyệt.
Kiểm toán, thẩm
tra, thẩm định quyết toán:
Hồ sơ Quyết toán phải được kiểm
toán bởi một Tổ chức Kiểm toán có đủ tư
cách pháp nhân, có năng lực phù hợp với quy mô công trình
và phải được Tổ Tư vấn về quyết
toán do Bộ trưởng Bộ Y tế (hoặc cấp
quyết định đầu tư-nếu có) thành lập
thẩm tra quyết toán từng hạng mục công trình.
Hồ sơ Quyết toán phải được thẩm
định của Hội đồng Tư vấn về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
do Bộ trưởng Bộ Y tế (hoặc cấp quyết
định đầu tư) thành lập.
Thời hạn
thẩm tra, thẩm định Hồ
sơ Quyết toán tại cơ quan Bộ Y tế: Đối với dự án nhóm A là 06
tháng, dự án nhóm B là 03 tháng, dự án nhóm C là 01 tháng kể
từ ngày Chủ đầu tư nộp đủ Hồ
sơ quyết toán Tổ Tư vấn về quyết
toán do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập.
VI. BẢO HÀNH, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG:
Bảo hành:
Bảo hành là trách nhiệm của nhà thầu thi công, trách
nhiệm công tác bảo hành thực hiện theo quy định
của pháp luật. Thời hạn bảo hành được
ghi trong hợp đồng thi công xây lắp.
Bảo trì:
Quản lý đầy đủ các văn bản gồm
toàn bộ hồ sơ về chủ quyền đất đai,
giấy phép xây dựng các ngôi nhà, hồ sơ hoàn công nhà - hệ
thống kỹ thuật hạ tầng và cần được
kiểm tra bổ sung thường xuyên.
Người quản lý sử dụng công trình cần phải
kiểm tra, nắm vững thực trạng công trình, cơ
sở kỹ thuật hạ tầng hiện có. Với công
trình mới hoàn thành cần thuê cơ quan chuyên ngành đặt
các mốc chuẩn để theo dõi lún trong vòng 3 năm liên
tục. Khi phát hiện được những hiện tượng
bất thường phải báo cáo ngay cơ quan quản lý
chuyên ngành cấp trên bằng văn bản để xin chủ
trương xử lý kịp thời.
Hàng năm, vào kỳ kế hoạch phải lập kế
hoạch vốn duy tu, bảo trì công trình thường xuyên.
Khi phát hiện những hư hỏng nhỏ phải cho sửa
chữa, khắc phục ngay, không để chỗ hư hỏng
nhỏ làm hỏng thêm những chỗ khác.
Đối với hệ thống kỹ thuật hạ
tầng, điện/cấp nước/hệ thống thông
tin liên lạc/thoát nước/xử lý chất thải phải
được giao cho nhân viên kỹ thuật kiểm tra một
cách thường xuyên.
VII. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH ĐẦU TƯ:
Chủ đầu tư tổ chức triển khai thực
hiện dự án, lập báo cáo định kỳ việc
thực hiện dự án theo từng quý cho Bộ Y tế
(hoặc cấp quyết định đầu tư) để
theo dõi, giám sát, đánh giá, hỗ trợ quản lý dự án.
Nội dung báo cáo theo hướng dẫn tại Thông tư
số 01/2000/TT-BKH ngày 10/01/2000 của Bộ Kế hoạch
và đầu tư.
Chủ đầu tư phải báo cáo kịp thời với
Bộ Y tế (hoặc cấp quyết định đầu
tư) về những vướng mắc trong quá trình thực
hiện dự án, kiến nghị các biện pháp giải
quyết và chịu trách nhiệm đối với mọi
phát sinh do không được xử lý kịp thời.
VIII. GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG, KIỂM TRA, THANH TRA:
Giám sát cộng đồng:
Chủ đầu tư phải tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp có liên quan theo quy định
của pháp luật tiến hành các hoạt động hợp
pháp trong công tác Giám sát cộng đồng các dự án đầu
tư.
Ban QLDA phải có Văn phòng, có cán bộ thường
xuyên có mặt tại hiện trường với đầy
đủ Hồ sơ dự án để sẵn sàng xử
lý các sự vụ xảy ra trong quá trình thi công công trình.
Kiểm tra, thanh
tra:
Trong quá trình thực hiện đầu tư, Chủ đầu
tư phải lưu trữ đầy đủ mọi hồ
sơ, tài liệu có liên quan và xuất trình đầy đủ
cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật. Hàng năm, Bộ Y tế sẽ thành lập
các Đoàn thanh tra, kiểm tra công tác Quản lý đầu tư
xây dựng của tất cả các dự án đã hoặc đang
thực hiện. Đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm
rà soát việc thực hiện các quy định nêu trên, đôn
đốc về tiến độ, uốn nắn kịp
thời những sai phạm (nếu có) và báo cáo tình hình thực
hiện đầu tư để Bộ trưởng Bộ
Y tế có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp
thời.
IX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
Bộ Y tế, Giám đốc các Sở Y tế, Chủ đầu
tư các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế
có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về
Quản lý đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm
theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, các
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực
hiện và "Quy trình quản lý các dự án đầu
tư xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà
nước" này.
Hội đồng Tư vấn về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng cơ bản Bộ Y tế,
Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Vụ Kế
hoạch – Tài chính, Thanh tra - Bộ Y tế phối hợp với
các Vụ, Cục có liên quan chịu trách nhiệm hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện "Quy trình Quản
lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế
sử dụng ngân sách nhà nước"./.
BỘ TRƯỞNG
Trần
Thị Trung Chiến