Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 69/QĐ-UBND Thanh Hóa 2024 Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 69/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 69/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Đức Giang |
Ngày ban hành: | 04/01/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đất đai-Nhà ở |
tải Quyết định 69/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 04 tháng 01 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa
_____________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao;
Căn cứ Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ, về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Số 24/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2015 về đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai;
Căn cứ Quyết định số 2178/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và Môi trường kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương;
Căn cứ các Văn bản của Tỉnh uỷ: Số 15-CTr/TU ngày 25 tháng 5 năm 2021 về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; số 92-KH/TU ngày 13 tháng 9 năm 2022 về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao;
Căn cứ Kết luận số 2442-KL/TU ngày 02/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ các văn bản của UBND tỉnh: Số 61/KH-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai; số 4216/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2020 về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; số 227/KH- UBND ngày 01 tháng 12 năm 2022 về việc thực hiện Kế hoạch số 92-KH/TU ngày 13/9/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”; số 323/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2023 về việc ban hành Chương trình công tác năm 2023 của UBND tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1501/TTr-STNMT ngày 09 tháng 11 năm 2023 (kèm theo hồ sơ liên quan).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung chính như sau:
1. Quan điểm, mục tiêu
1.1. Quan điểm
Một là, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong tổ chức thực hiện.
Hai là, Đề án phải đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai; hiện đại hóa công tác quản lý dịch vụ công về đất đai; đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bố trí nguồn lực hợp lý để xây dựng, hoàn thiện đúng tiến độ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin thống nhất; có chế tài cụ thể, đủ mạnh để ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại các cơ quan Nhà nước.
Ba là, tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giám sát sử dụng đất; bảo vệ, cải tạo và phục hồi chất lượng đất, nhằm quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng đất, phục vụ tốt cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở sử dụng đất bền vững, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút các dự án đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu và phát triển, vận hành hệ thống thông tin đất đai, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai; phục vụ hiệu quả hoạt động đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; quản lý, giám sát các dự án, công trình có sử dụng đất; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, giá đất; làm nền tảng cho việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử và phục vụ nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên của tổ chức, người dân, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến hết năm 2024:
- Hoàn thành khảo sát, đánh giá hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh. Đầu tư, nâng cấp phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng phần mềm theo dõi thông tin, dữ liệu về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính 41/131 đơn vị cấp xã chưa có bản đồ địa chính, đo đạc lại do dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp (tương đương khoảng 31,3% khối lượng Đề án).
- Hoàn thành chỉnh lý bản đồ địa chính 65/296 đơn vị cấp xã (tương đương khoảng 22% khối lượng Đề án).
- Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 96/388 đơn vị cấp xã (tương đương khoảng 24,7% khối lượng Đề án).
b) Đến hết năm 2025:
- Hoàn thành đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính 78/131 đơn vị cấp xã chưa có bản đồ địa chính, đo đạc lại do dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp (tương đương khoảng 59,5% khối lượng Đề án).
- Hoàn thành chỉnh lý bản đồ địa chính 129/296 đơn vị cấp xã (tương đương khoảng 43,6% khối lượng Đề án).
- Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 169/388 đơn vị cấp xã (tương đương khoảng 43,6% khối lượng Đề án).
- Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại các huyện Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung.
- Hoàn thành cập nhật thông tin, dữ liệu các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
c) Đến năm 2028:
- Hoàn thành 100% khối lượng đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của cấp xã trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất đối với các thửa đất, khu vực đã được xác định giá tại các huyện, thị xã, thành phố.
- Quản lý, vận hành và kết nối cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện
2.1. Đối tượng
- Đo đạc, chỉnh lý bản đồ, lập hồ sơ địa chính.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Đầu tư nâng cấp phần mềm, hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai; xây dựng phần mềm theo dõi thông tin, dữ liệu về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và cập nhật thông tin, dữ liệu các dự án đầu tư.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê, kiểm kê đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giá đất.
2.2. Phạm vi thực hiện
Đề án thực hiện trên địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố; trong đó, các nội dung không thuộc phạm vi của Đề án gồm:
- Về đo đạc, lập bản đồ địa chính: 23 xã thuộc các huyện Vĩnh Lộc, Hậu Lộc, Thọ Xuân, Quảng Xương, Thành Phố Thanh Hóa (đang triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh).
- Về chỉnh lý bản đồ địa chính: 171 xã gồm: 85 xã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thuộc các huyện Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung, Thiệu Hóa; 61 xã thuộc 5 huyện biên giới (thực hiện theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ); 13 xã đã đo đạc bản đồ địa chính năm 2018-2021 tại các huyện Nông Cống, Ngọc Lặc, thị xã Nghi Sơn; 12 xã thuộc các huyện: Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương (đang triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh).
- Về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: 171 xã gồm: 85 xã thuộc các huyện Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung, Thiệu Hóa (đã hoàn thành xây dựng sở dữ liệu địa chính); 61 xã thuộc 5 huyện biên giới (thực hiện theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ); 25 xã thuộc các huyện Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương (đang triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh).
- Khu vực đất quốc phòng, đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng, đất núi đá không có rừng cây: Các loại đất này được thực hiện theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2019, Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2020 và Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ hoặc trong giai đoạn tiếp theo).
(Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm)
2.3. Thời gian thực hiện: Năm 2024-2028.
3. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
3.1. Xây dựng hoàn thiện hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức khảo sát, đánh giá hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh; đầu tư, nâng cấp phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng phần mềm theo dõi thông tin, dữ liệu về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và cập nhật thông tin, dữ liệu các dự án đầu tư.
- Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn năm 2023-2028.
3.2. Đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; tập trung bố trí nguồn lực hợp lý để xây dựng, hoàn thiện đúng tiến độ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh; phục vụ hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai, công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; quản lý, kiểm tra, giám sát các dự án, công trình có sử dụng đất; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, giá đất; bảo đảm việc quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất; thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất và mọi biến động đất đai, ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan Nhà nước.
- Đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai; duy trì thường xuyên các hoạt động, gắn với bổ sung, cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin vào cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh, phục vụ có hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhu cầu tra cứu, khai thác dữ liệu đất đai của doanh nghiệp và người dân.
3.3. Cân đối, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án
- UBND các cấp cân đối, bố trí kinh phí phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai và Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh. Trong đó, nguồn ngân sách cấp tỉnh đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ do cấp tỉnh thực hiện và hỗ trợ kinh phí cho các huyện miền núi (11 huyện) chưa cân đối được ngân sách để thực hiện Đề án; nguồn kinh phí ngân sách cấp huyện (trừ các huyện miền núi) tự đảm bảo toàn bộ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tại địa phương.
- Tiếp tục đấu mối chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành ở Trung ương để được hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện các nhiệm vụ của Đề án (nếu có).
3.4. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong trong tổ chức thực hiện Đề án
Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai cho cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và người dân. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ thời gian và mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân; phát hiện và phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, sai phạm (nếu có) trong triển khai thực hiện Đề án để xử lý kịp thời, hiệu quả.
4. Sản phẩm của Đề án
4.1. Hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã.
4.2. Cơ sở dữ liệu đất đai
- Cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu giá đất.
- Thông tin, dữ liệu về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Hệ thống phần mềm quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai; phần mềm theo dõi thông tin, dữ liệu về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.
5. Kinh phí thực hiện
5.1. Dự kiến nhu cầu vốn
a) Tổng dự toán nhu cầu vốn thực hiện Đề án dự kiến khoảng 716.627 triệu đồng (Bằng chữ: Bảy trăm mười sáu tỷ, sáu trăm hai bảy triệu đồng).
b) Phân kỳ đầu tư:
- Năm 2024 dự kiến khoảng 179.587 triệu đồng.
- Năm 2025 dự kiến khoảng 158.935 triệu đồng.
- Năm 2026-2028 dự kiến khoảng 378.105 triệu đồng (Bình quân khoảng 126.035 triệu đồng/năm).
(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)
5.2. Nguồn vốn
a) Nguồn vốn ngân sách tỉnh:
- Nguyên tắc: Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ do cấp tỉnh thực hiện (Khảo sát, đánh giá hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh; đầu tư, nâng cấp phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin; xây dựng phần mềm theo dõi thông tin, dữ liệu về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và cập nhật thông tin, dữ liệu các dự án đầu tư; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh) và hỗ trợ kinh phí cho các huyện miền núi (11 huyện) chưa cân đối được ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án và sẽ được xác định cụ thể theo các dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định.
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh bố trí dự kiến khoảng 199.204 triệu đồng (chiếm 27,8% nhu cầu vốn dự kiến của Đề án); trong đó:
+ Phần nhiệm vụ do các Sở, ban, ngành cấp tỉnh tổ chức thực hiện do ngân sách tỉnh đảm bảo và dự kiến khoảng 29.336 triệu đồng (chiếm 4,1% nhu cầu vốn dự kiến của Đề án) và được chia ra: Năm 2024 dự kiến khoảng 24.336 triệu đồng; năm 2025 dự kiến khoảng 2.000 triệu đồng; năm 2026-2028 dự kiến khoảng 3.000 triệu đồng.
+ Hỗ trợ cho các huyện miền núi dự kiến khoảng 169.868 triệu đồng (chiếm 23,7% nhu cầu vốn dự kiến của Đề án) và được chia ra: Năm 2024 dự kiến khoảng 29.547 triệu đồng; năm 2025 dự kiến khoảng 33.547 triệu đồng; năm 2026-2028 dự kiến khoảng 106.774 triệu đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục số 03 đính kèm)
b) Nguồn vốn ngân sách cấp huyện:
- Các huyện, thị xã, thành phố còn lại (trừ 11 huyện miền núi) tự đảm bảo toàn bộ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tại địa phương.
- Nguồn vốn ngân sách cấp huyện bố trí dự kiến khoảng 517.423 triệu đồng (chiếm 72,2% nhu cầu vốn dự kiến của Đề án) và được chia ra: Năm 2024 dự kiến khoảng 125.704 triệu đồng; năm 2025 dự kiến khoảng 123.388 triệu đồng; năm 2026-2028 dự kiến khoảng 268.331 triệu đồng (Bình quân dự kiến khoảng 89.444 triệu đồng/năm).
(Chi tiết theo Phụ lục số 04 đính kèm)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nội dung, nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan, tổng hợp, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí hằng năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện các công việc được phân công thực hiện trong Đề án; theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án trên phạm vi toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc, chỉnh bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của cấp huyện, gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt để thực hiện; trình UBND tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán đối với các nhiệm vụ chi từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.
- Chỉ đạo, tổ chức nghiệm thu chất lượng sản phẩm bản đồ, hồ sơ địa chính đủ điều kiện đưa vào sử dụng; tiếp nhận, lưu trữ sản phẩm, hồ sơ địa chính theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính rà soát, tổng hợp nhu cầu khối lượng và kinh phí thực hiện Đề án và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ từ ngân sách Trung ương phục vụ hoàn thành nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt.
- Thường xuyên theo dõi và hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tiến độ, kết quả và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.
- Tổ chức sơ kết Đề án trong năm 2026 và tổng kết Đề án trong năm 2028.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện trình tự, thủ tục cập nhật nội dung nhiệm vụ và kinh phí thực hiện Đề án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định.
- Chủ trì thẩm định hoặc tham gia ý kiến thẩm định đối với các nhiệm vụ, dự án của Đề án theo thẩm quyền và chỉ đạo của UBND tỉnh.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện miền núi tổng hợp, cân đối và tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm cho các đơn vị có liên quan để thực hiện Đề án.
- Thẩm định kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án, thiết kế kỹ thuật dự toán đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các huyện miền núi và trình duyệt theo thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.
- Tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính và các Bộ, ban, ngành ở Trung ương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án từ ngân sách Trung ương (nếu có).
- Chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố để tham gia ý kiến, thẩm định các nội dung, nhiệm vụ về khảo sát hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, đầu tư nâng cấp phần mềm vận hành cơ sở dữ liệu đất đai và phần mềm theo dõi thông tin, dữ liệu về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án trên địa bàn được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai cho tổ chức, người sử dụng đất trên địa bàn; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện kê khai, đăng ký các thửa đất đang quản lý, sử dụng và đăng ký biến động đất đai theo quy định và kịp thời phát hiện, lập hồ sơ xử lý nghiêm các trường hợp, đối tượng vi phạm pháp luật về sử dụng đất theo quy định.
- Chỉ đạo, tổng hợp khối lượng, nội dung nhiệm vụ và dự toán kinh phí, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp và tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt trước ngày 31/12 hằng năm.
- Chủ động cân đối, ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách cấp huyện để thực hiện hiệu quả Đề án tại địa phương.
- Xây dựng dự án hoặc thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Hằng năm tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
6. Đề nghị các Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, nội dung Đề án được phê duyệt ở địa phương.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Viêt Nam tỉnh Thanh Hoá, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân chủ động, tích cực tham gia giám sát việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt; đồng thời, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
8. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh chấp hành, thực hiện các nội dung, nhiệm vụ nêu trong Đề án theo hướng dẫn của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các cấp tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và PTNT; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Phụ lục số 01: Phạm vi, nhiệm vụ Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa
(Kèm theo Quyết định số: 69/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh)
TT | Đơn vị hành chính cấp huyện | Phạm vi, nội dung thực hiện | |||
Nội dung thực hiện đo đạc bản đồ địa chính | Nội dung thực hiện đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính | Xây dựng CSDL địa chính (xã) | Xây dựng CSDL khác | ||
1 | Thành phố Thanh Hóa | Đo đạc bản đồ địa chính: 10 xã, phường đã được UBND tỉnh giao cho UBND thành phố làm chủ đầu tư đang triển khai thực hiện sẽ không thực hiện trong đề án này gồm: 08 phường: Đông Hải, Tào Xuyên, Long Anh, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thịnh và 02 xã: Hoằng Đại, Hoằng Quang. | Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 24 phường, xã, gồm: 22 phường (An Hưng, Ba Đình, Điện Biên, Đông Cương, Đông Hương, Đông Sơn, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Hưng, Quảng Thắng, Quảng Thành, Tân Sơn, Trường Thi, Đông Lĩnh, Đông Tân, Thiệu Dương, Thiệu Khánh) và 02 xã (Đông Vinh, Thiệu Vân). | 34 | Thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giá đất |
2 | Thành phố Sầm Sơn |
| Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 11 phường, xã (gồm 08 phường và 03 xã). | 11 | |
3 | Thị xã Bỉm Sơn (7 phường, xã) |
| Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 7 phường, xã (gồm 06 phường và 01 xã); trong đó: - 3 xã, phường: Xã Quang Trung, Phường Phú Sơn, phường Đông Sơn chỉnh lý bản đồ khu vực đất dân cư (khu vực đất nông nghiệp đã được UBND tỉnh giao thị xã Bỉm Sơn làm chủ đầu tư thực hiện trong năm 2018). - 4 phường: Ba Đình, Bắc Sơn, Lam Sơn, Ngọc Trạo chỉnh lý bản đồ địa chính toàn bộ. | 7 | |
4 | Huyện Bá Thước (21 xã, thị trấn) |
| Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 21 xã, thị trấn (gồm 01 thị trấn và 20 xã). | 21 | Thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giá đất |
5 | Huyện Ngọc Lặc (21 xã, thị trấn) |
| Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 20 xã (thị trấn Ngọc Lặc đã đo đạc bản đồ địa chính năm 2018 không thực hiện trong Đề án) | 21 | |
6 | Huyện Cẩm Thủy (17 xã, thị trấn) | Đo đạc lập mới bản đồ địa chính xã Cẩm Vân. | Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 16 xã, thị trấn (gồm 01 thị trấn và 15 xã); trong đó: - Thị trấn Phong Sơn chỉ chỉnh lý diện tích xã Cẩm Phong, Cẩm Sơn cũ sáp nhập vào, phần diện tích thị trấn cũ mới thực hiện năm 2018, không thực hiện trong dự án. - 8 xã: Cẩm Tân, Cẩm Bình, Cẩm Yên, Cẩm Thành, Cẩm Phú, Cẩm Long, Cẩm Ngọc, Cẩm Liên được UBND tỉnh giao huyện Cẩm Thủy làm chủ đầu tư đo đạc đất nông nghiệp dồn điền, đổi thửa năm 2020 mới triển khai thực hiện nên vẫn đưa vào Đề án. | 17 | |
7 | Huyện Thạch Thành (25 xã, thị trấn) |
| Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 25 xã (Do khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện đo đạc lại sau dồn điền đổi thửa năm 2018 nên Đề án chỉ thực hiện chỉnh lý đối với khu vực đất khu dân cư 25 xã. Riêng diện tích thị trấn Kim Tân cũ đã thực hiện đo đạc năm 2018 không thuộc phạm vi Đề án | 25 | |
8 | Huyện Hà Trung (20 xã, thị trấn) | Đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực đất nông nghiệp 05 xã (đã có bản đồ địa chính nhưng thực hiện dồn điền đổi thửa): Xã Hà Bình, Hà Châu, Hà Lai, Lĩnh Toại, Yến Sơn (Xã Yến Sơn đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương giao huyện Hà Trung làm chủ đầu tư để triển khai thực hiện năm 2021, do chưa thực hiện nên vẫn thuộc đối tượng của Đề án) |
| Cập nhật CSDL | Thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giá đất |
9 | Huyện Vĩnh Lộc (13 xã, thị trấn) | Đo đạc thành lập bản đồ địa chính 9 xã (Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hưng, Minh Tân, Ninh Khang, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh An; trong đó, 2 xã Ninh Khang, Vĩnh Hòa đo mới phần đất nông nghiệp dồn điền đổi thửa); 4 xã (Vĩnh Long, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tiến và thị trấn Vĩnh Lộc) được UBND tỉnh giao UBND huyện Vĩnh Lộc làm chủ đầu tư triển khai thực hiện năm 2020 nên không thuộc đối tượng của Đề án. | Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính khu vực đất dân cư 02 xã, thị trấn (Ninh Khang, Vĩnh Hòa). | 9 (4 xã đang thực hiện không thuộc đối tượng của Đề án) | |
10 | Huyện Yên Định (26 xã, thị trấn) | Đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực đất nông nghiệp 01 xã (đã có bản đồ địa chính nhưng thực hiện dồn điền đổi thửa): 01 xã Yên Phú đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương giao huyện làm chủ đầu tư để triển khai thực hiện năm 2021, nhưng chưa triển khai nên vẫn thuộc đối tượng thực hiện của Đề án |
| Cập nhật CSDL | Thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giá đất |
11 | Huyện Thọ Xuân (30 xã, thị trấn) | Đo đạc thành lập bản đồ địa chính 14 xã, thị trấn gồm: Thị trấn Lam Sơn; 13 xã: Bắc Lương, Nam Giang, Thọ Lộc, Xuân Hòa, Tây Hồ, Thọ Lâm, Thọ Lập, Quảng Phú, Xuân Tín, Trường Xuân, Thọ Hải, Thọ Diên, Xuân Lập (Trong đó: Đo mới bản đồ địa chính xã Xuân Hòa, Tây Hồ, Quảng Phú, Trường Xuân (đo phần diện tích xã Xuân Tân cũ, và đất nông nghiệp dồn điền đổi thửa xã Thọ Trường cũ), thị trấn Lam Sơn (đo phần điện tích TT Lam Sơn cũ), Xuân Lập (đo phần diện tích xã Thọ Thắng cũ); đo lại diện tích đất nông nghiệp đã dồn điền đổi thửa các xã: Bắc Lương, Nam Giang, Thọ Lộc, Thọ Lâm, Thọ Lập, Xuân Tín, Thọ Hải, Thọ Diên). Xã Xuân Sinh, Xuân Phú, Xuân Hưng và thị trấn Sao Vàng được UBND tỉnh đồng ý chủ trương giao huyện làm chủ đầu tư để thực hiện năm 2020, nên không thuộc đối tượng của Đề án. Xã Thọ Lâm, xã Thọ Diên và thị trấn Lam Sơn được UBND tỉnh đồng ý chủ trương giao huyện làm chủ đầu tư để thực hiện năm 2022, chưa thực hiện nên vẫn thuộc đối tượng của Đề án. | Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 23 xã, thị trấn: Thị trấn Lam Sơn, Bắc Lương, Nam Giang, Thọ Lộc, Thọ Lâm, Thọ Lập, Xuân Tín, Trường Xuân, Thọ Hải, Thọ Diên, Thị trấn Thọ Xuân, Xuân Hồng, Xuân Phong, Xuân Trường, Xuân Giang, Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Thiên, Thuận Minh, Phú Xuân, Xuân Lai, Xuân Lập, Xuân Minh; trong đó: Chỉnh lý đất khu dân cư tại các xã: Bắc Lương, Nam Giang, Thọ Lộc, Thọ Lâm, Thọ Lập, Xuân Tín, Thọ Hải, Thọ Diên, Xuân Phong; chỉnh lý đất nông nghiệp, đất dân cư: Thị trấn Lam Sơn (phần diện tích xã Xuân Lam cũ), Xuân Hồng, Trường Xuân (phần diện tích xã Xuân Vinh cũ, diện tích đất dân cư xã Thọ trường cũ), thị trấn Thọ Xuân, Xuân Trường, Xuân Giang, Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Thiên, Thuận Minh, Phú Xuân, Xuân Lai, Xuân Lập (diện tích xã Xuân Lập cũ), Xuân Minh. | 26 (4 xã đang thực hiện không thuộc đối tượng của Đề án) | |
12 | Huyện Mường Lát (8 xã, thị trấn) | Nội dung đo đạc bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 5 huyện biên giới theo Quyết định 101/QĐ-TTG ngày 26/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ. |
| ||
13 | Huyện Quan Hóa (15 xã, thị trấn) | ||||
14 | Huyện Quan sơn (12 xã, thị trấn) | ||||
15 | Huyện Lang Chánh (10 xã, thị trấn) | ||||
16 | Huyện Thường Xuân (16 xã, thị trấn) | ||||
17 | Huyện Triệu Sơn (34 xã, thị trấn) | Đã hoàn thiện việc đo đạc bản đồ, xây dựng CSDL địa chính | Thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giá đất. | ||
18 | Huyện Thiệu Hóa (25 xã, thị trấn) | Đo đạc bản đồ địa chính khu vực đất nông nghiệp đã dồn điền đổi thửa 13 xã gồm: Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Vũ; trong đó: Có 8 xã được UBND tỉnh giao cho huyện Thiệu Hóa làm chủ đầu tư thực hiện năm 2021 nhưng huyện chưa triển khai nên vẫn thuộc đối tượng của Đề án gồm: Thiệu Chính, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Lý, Thiệu Phúc, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán. | Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính khu vực đất dân cư 13 xã (Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Vũ; trong đó có 8 xã được UBND tỉnh giao cho huyện Thiệu Hóa làm chủ đầu tư thực hiện năm 2021 như huyện chưa triển khai nên thuộc đối tượng của Đề án gồm: Thiệu Chính, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Lý, Thiệu Phúc, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán); 12 xã không thuộc đối tượng của Đề án (Thị trấn Thiệu Hóa, Thiệu Phú, Thiệu Duy, Thiệu Trung, Thiệu Long, Minh Tâm, Thiệu Viên, Thiệu Giang, Thiệu Quang, Tân Châu, Thiệu Vận, Thiệu Hợp do đã được UBND tỉnh giao cho huyện Thiệu Hóa làm chủ đầu tư thực hiện năm 2019, 2020). | 13 (12 xã đang thực hiện không thuộc đối tượng của Đề án) |
|
19 | Huyện Hoằng Hóa (37 xã, thị trấn) | Đo đạc thành lập bản đồ địa chính 37 xã, thị trấn gồm: 15 xã, thị trấn đo đạc toàn bộ diện tích (Thị trấn Bút Sơn (diện tích thị trấn Bút Sơn cũ), các xã: Hoằng Giang, Hoằng Xuân, Hoằng Phượng, Hoằng Phú, Hoằng Quỳ, Hoằng Kim, Hoằng Trung, Hoằng Trinh, Hoằng Sơn, Hoằng Xuyên, Hoằng Cát, Hoằng Quý, Hoằng Hợp, Hoằng Đức); 23 xã, thị trấn đo lại khu vực đất nông nghiệp, gồm: Thị trấn Bút Sơn (diện tích xã Hoằng Vinh cũ) và các xã: Hoằng Hà, Hoằng Đạt, Hoằng Đạo, Hoằng Thắng, Hoằng Đồng, Hoằng Thái, Hoằng Thịnh, Hoằng Thành, Hoằng Lộc, Hoằng Trạch, Hoằng Phong, Hoằng Lưu, Hoằng Châu, Hoằng Tân, Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Hải, Hoằng Ngọc, Hoằng Đông, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ, Hoằng Trường. | Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính đất khu dân cư 23 xã, thị trấn (Thị trấn Bút Sơn (diện tích xã Hoằng Vĩnh cũ) và các xã: Hoằng Hà, Hoằng Đạt, Hoằng Đạo, Hoằng Thắng, Hoằng Đồng, Hoằng Thái, Hoằng Thịnh, Hoằng Thành, Hoằng Lộc, Hoằng Trạch, Hoằng Phong, Hoằng Lưu, Hoằng Châu, Hoằng Tân, Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Hải, Hoằng Ngọc, Hoằng Đông, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ, Hoằng Trường). | 37 | Thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giá đất |
20 | Huyện Hậu Lộc (23 xã, thị trấn) | Đo đạc thành lập bản đồ địa chính 20 xã (14 xã đo mới toàn bộ gồm: Đồng Lộc, Đại Lộc, Cầu Lộc, Thành Lộc, Tuy Lộc, Mỹ Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Hòa Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Đa Lộc, Ngư Lộc; 06 xã đo lại diện tích đất nông nghiệp dồn điền đổi thửa (Tiến Lộc, Lộc Sơn, Phong Lộc, Liên Lộc, Quang Lộc, Phú Lộc); 03 xã không thuộc đối tượng của Đề án gồm: Thị trấn Hậu Lộc, Triệu Lộc, Thuần Lộc do đã được UBND tỉnh giao cho huyện Hậu Lộc làm chủ đầu tư thực hiện năm 2020). Riêng đối với 5 xã (Minh Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, Đa Lộc) mới triển khai cuối năm 2022 nên vẫn thuộc đối tượng của Đề án). | Đo đạc chỉnh lý khu vực đất dân cư 06 xã: Tiến Lộc, Lộc Sơn, Phong Lộc, Liên Lộc, Quang Lộc, Phú Lộc. | 20 (3 xã đang thực hiện không thuộc đối tượng của Đề án) | Thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giá đất |
21 | Huyện Nga Sơn (24 xã, thị trấn) | Đo đạc thành lập bản đồ địa chính đất khu dân cư 19 xã, thị trấn (khu vực đất nông nghiệp UBND huyện Nga Sơn đã triển khai thực hiện trong năm 2017): Thị trấn Nga Sơn và 18 xã: Nga Tiến, Nga Phượng, Nga Trung, Nga Bạch, Nga Thanh, Nga Giáp, Nga Hải, Nga Thành, Nga Phú, Nga Điền, Nga Tân, Nga Thủy, Nga Liên, Nga Thạch, Nga Trường, Nga An, Nga Thái, Nga Thắng. | Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 05 xã: Ba Đình, Nga Vịnh, Nga Văn, Nga Thiện, Nga Yên | 24 | |
22 | Huyện Như Xuân (16 xã, thị trấn) |
| Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 16 xã, thị trấn (01 thị trấn và 15 xã). | 16 | Thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giá đất |
23 | Huyện Như Thanh (14 xã, thị trấn) |
| Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 14 xã, thị trấn (01 thị trấn và 13 xã); trong đó: Đo đạc chỉnh lý toàn xã 02 xã: Xuân Thái,Thanh Kỳ; đo đạc chỉnh lý đất khu dân cư 12 xã: Xuân Du, Cán Khê, Yên Thọ, Phú Nhuận, Hải Long, Mậu Lâm, Yên Lạc, Phượng Nghi, Thanh Tân, Xuân Khang, Xuân Phúc, TT Bến Sung (khu vực đất nông nghiệp dồn điền đổi thửa đã được UBND tỉnh giao UBND huyện Như Thanh thực hiện năm 2018, 2018 không thuộc đối tượng của Đề án). | 14 | |
24 | Huyện Nông Cống (29 xã, thị trấn) | Đo đạc thành lập bản đồ địa chính 11 xã: Tân Phúc, Tân Khang, Hoàng Giang, Trung Chính (diện tích xã Trung Chính cũ), Minh Khôi, Vạn Hòa, Trường Trung, Vạn Thắng, Trường Giang, Trường Sơn, Yên Mỹ. Xã Vạn Hòa đã được UBND tỉnh giao UBND huyện triển khai thực hiện năm 2022, nhưng chưa thực hiện vì vậy vẫn thuộc đối tượng của Đề án) | Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 13 xã: Tân Thọ, Trung Chính (diện tích xã Trung Ý cũ), Trung Thành, Tế Nông, Thăng Long, Trường Minh, Thăng Bình, Công Liêm, Tượng Văn, Thăng Thọ, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Công Chính (Xã Tượng Sơn đã được UBND tỉnh giao UBND huyện triển khai thực hiện năm 2022, nhưng chưa thực hiện nên vẫn thuộc đối tượng của Đề án) | 29 | |
25 | Huyện Đông Sơn (14 xã, thị trấn) |
| Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 14 xã, thị trấn (01 thị trấn và 13 xã): Thị trấn Rừng Thông, xã Đông Hòa, Đông Hoàng, Đông Khê, Đông Minh, Đông Nam, Đông Ninh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Yên (07 xã, thị trấn gồm: Đông Quang, Đông Yên, Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Hòa, Đông Khê, thị trấn Rừng Thông đã được UBND tỉnh giao huyện thực hiện năm 2022, nhưng chưa thực hiện nên vẫn thuộc đối tượng của Đề án) | 14 | Thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giá đất |
26 | Huyện Quảng Xương (26 xã, thị trấn) |
| Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 19 xã, thị trấn: Thị trấn Tân Phong, Quảng Trạch, Quảng Đức, Quảng Định, Quảng Nhân, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Hợp, Quảng Văn, Quảng Long, Quảng Yên, Quảng Hòa, Quảng Ngọc, Quảng Trường, Quảng Phúc, Quảng Giao, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Thái. | 19 | |
27 | Thị xã Nghi Sơn (31 xã, phường) | Đo đạc thành lập bản đồ địa chính 01 phường (Phường Bình Minh). | Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 24 xã, phường (12 xã chỉnh lý bản đồ địa chính đất khu dân cư: Hải Châu, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Hải Ninh, Anh Sơn, Ngọc Lĩnh, Hải An, Các Sơn, Tân Dân, Hải Lĩnh, Định Hải, Ninh Hải (khu vực đất nông nghiệp dồn điền đổi thửa đã được UBND tỉnh giao UBND thị xã Nghi Sơn tổ chức thực hiện nên không thuộc đối tượng của Đề án); 12 xã chỉnh lý bản đồ địa chính toàn xã: Xuân Lâm, Trúc Lâm, Hải Bình, Tân Trường, Tùng Lâm, Tĩnh Hải, Mai Lâm, Trường Lâm, Hải Yến, Hải Thượng, Nghi Sơn, Hải Hà) | 31 | |
28 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Khảo sát, nâng cấp phần mềm, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đảm bảo vận hành cơ sở dữ liệu đất đai; xây dựng phần mềm theo dõi thông tin, dữ liệu về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và cập nhật thông tin, dữ liệu các dự án đầu tư sẽ được xác định cụ thể theo các dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chi tiết theo Phụ biểu số 01.1 kèm theo. | Thống kê, kiểm kê đất đai; quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh | ||
| TỔNG CỘNG | 131 xã, phường, thị trấn | 296 xã, phường, thị trấn | 388 xã |
|
Phụ biểu số 01.1:
Nội dung, nhiệm vụ
và dự kiến kinh phí thực hiện ở cấp tỉnh
Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường
(Kèm theo Quyết định số: 69/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | NỘI DUNG, NHIỆM VỤ | Kinh phí (Dự kiến) | Ghi chú |
1 | Khảo sát, đánh giá hệ thống, đầu tư, nâng cấp phần mềm và hạ tầng cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng. | 23.335,620 | Sẽ được xác định cụ thể theo dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt |
2 | Xây dựng phần mềm theo dõi thông tin, dữ liệu về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và cập nhật thông tin, dữ liệu các dự án đầu tư. | 3.000,000 | |
3 | Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh | 3.000,0 | |
| TỔNG CỘNG | 29.335,62 |
Phụ lục số 02: Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa
(Kèm theo Quyết định số: 69/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Đồng.
TT | NỘI DUNG CÔNG VIỆC | Đơn vị tính | Loại KK | Khối lượng | Đơn giá | Thành tiền |
| PHẦN I: ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH |
|
|
|
| 671.126.519.134 |
A | CHI PHÍ TRONG ĐƠN GIÁ |
|
|
|
| 547.599.797.460 |
I | XÂY DỰNG LƯỚI ĐỊA CHÍNH |
|
| 599 |
| 6.090.873.069 |
1 | Ngoại nghiệp | Điểm | 3 | 599 | 9.717.411 | 5.820.729.189 |
2 | Nội nghiệp | Điểm | 1-5 | 666 | 333.221 | 221.925.186 |
3 | Tiếp điểm có tường vây | Điểm | 3 | 67 | 719.682 | 48.218.694 |
II | ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BĐĐC |
|
| 56.232,22 |
| 88.118.175.841 |
1 | Tỷ lệ 1:500 | Ha |
| 75,82 |
| 859.624.045 |
- | Ngoại nghiệp | Ha | 2 | 36,22 | 8.112.126 | 293.821.213 |
4 | 39,60 | 11.224.159 | 444.476.681 | |||
- | Nội nghiệp | Ha | 2 | 36,22 | 1.512.551 | 54.784.604 |
4 | 39,60 | 1.680.342 | 66.541.547 | |||
2 | Tỷ lệ 1:1000 | Ha |
| 386,75 |
| 1.689.780.779 |
- | Ngoại nghiệp | Ha | 2 | 164,69 | 2.554.626 | 420.716.265 |
4 | 222,06 | 4.371.449 | 970.732.772 | |||
- | Nội nghiệp | Ha | 2 | 164,69 | 714.258 | 117.629.724 |
4 | 222,06 | 813.746 | 180.702.018 | |||
3 | Tỷ lệ 1:2000 | Ha |
| 55.769,65 |
| 85.568.771.017 |
- | Ngoại nghiệp | Ha | 2 | 47.865,23 | 1.090.699 | 52.206.548.721 |
5 | 7.904,43 | 2.131.767 | 16.850.396.764 | |||
- | Nội nghiệp | Ha | 2 | 47.865,23 | 293.264 | 14.037.165.132 |
5 | 7.904,43 | 313.073 | 2.474.660.400 | |||
III | ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ BĐĐC |
|
|
|
| 53.905.696.101 |
1 | Đo đạc chỉnh lý BĐĐC tỷ lệ 1:500 |
|
|
|
| 8.904.745.550 |
1.1 | Chỉnh lý khu vực có số lượng thửa đất biến động trên 15% đến 25% | Thửa |
| 12.786 |
| 6.750.326.241 |
- | Ngoại nghiệp | Thửa | 2 | 843 | 336.747 | 283.877.721 |
4 | 11.943 | 492.487 | 5.881.772.241 | |||
- | Nội nghiệp | Thửa | 2 | 843 | 40.668 | 34.283.124 |
4 | 11.943 | 46.085 | 550.393.155 | |||
1.2 | Khu vực có biến động hàng loạt và tập trung mà mức độ biến động trên 40% số thửa | Ha |
| 170,86 |
| 2.154.419.309 |
- | Ngoại nghiệp | Ha | 2 | 15,38 | 8.112.126 | 124.764.502 |
4 | 155,48 | 11.224.159 | 1.745.132.180 | |||
- | Nội nghiệp | Ha | 2 | 15,38 | 1.512.551 | 23.263.037 |
4 | 155,48 | 1.680.342 | 261.259.590 | |||
2 | Đo đạc chỉnh lý BĐĐC tỷ lệ 1:1000 |
|
|
|
| 3.566.323.171 |
2.1 | Chỉnh lý khu vực có số lượng thửa đất biến động trên 15% đến 25% | Thửa |
| 13.868 |
| 2.513.808.591 |
- | Ngoại nghiệp | Thửa | 2 | 7.043 | 123.275 | 868.225.825 |
4 | 6.825 | 178.297 | 1.216.877.025 | |||
- | Nội nghiệp | Thửa | 2 | 7.043 | 29.962 | 211.022.366 |
4 | 6.825 | 31.895 | 217.683.375 | |||
2.2 | Khu vực có biến động hàng loạt và tập trung mà mức độ biến động trên 40% số thửa | Ha |
| 270,38 |
| 1.052.514.580,00 |
- | Ngoại nghiệp | Ha | 2 | 182,36 | 2.554.626 | 465.861.617 |
4 | 88,02 | 4.371.449 | 384.774.966 | |||
- | Nội nghiệp | Ha | 2 | 182,36 | 714.258 | 130.252.092 |
4 | 88,02 | 813.746 | 71.625.905 | |||
3 | Đo đạc chỉnh lý BĐĐC tỷ lệ 1:2000 |
|
|
|
| 41.434.627.380 |
3.1 | Chỉnh lý khu vực có số lượng thửa đất biến động trên 15% đến 25% | Thửa |
| 122.179 |
| 34.088.691.677 |
- | Ngoại nghiệp | Thửa | 2 | 36.864 | 163.023 | 6.009.679.872 |
5 | 85.315 | 282.988 | 24.143.121.220 | |||
- | Nội nghiệp | Thửa | 2 | 36.864 | 29.185 | 1.075.875.840 |
5 | 85.315 | 33.523 | 2.860.014.745 | |||
3.2 | Khu vực có biến động hàng loạt và tập trung mà mức độ biến động trên 40% số thửa | Ha |
| 3.702,85 |
| 7.345.935.703 |
- | Ngoại nghiệp | Ha | 2 | 1.608,99 | 1.090.699 | 1.754.923.529 |
5 | 2.093,86 | 2.131.767 | 4.463.622.250 | |||
- | Nội nghiệp | Ha | 2 | 1.608,99 | 293.264 | 471.859.412 |
5 | 2.093,86 | 313.073 | 655.530.512 | |||
IV | ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN | Hồ sơ |
|
|
| 108.656.666.636 |
1 | Cấp lần đầu | Hồ sơ | 2 | 69.006 | 348.742 | 24.065.290.452 |
2 | Cấp đổi (các nội dung thực hiện tại địa bàn xã, thị trấn) | Hồ sơ | 2 | 248.482 |
| 84.591.376.184 |
- | Cấp đổi các hồ sơ có nội dung thay đổi là tên chủ, địa chỉ và diện tích trong hạn sai quy định, đơn giá áp dụng mức cấp đổi | Hồ sơ | 2 | 173.937 | 290.867 | 50.592.533.379 |
- | Khoảng 80% số thửa cấp đổi có thay đổi về mục đích sử dụng đất, ranh giới thửa đất, đơn giá áp dụng như định mức cấp lần đầu | Hồ sơ | 2 | 74.545 | 348.742 | 25.996.972.390 |
- | Số thửa đất nông nghiệp cấp chung trong một hồ sơ và cấp chung trong một giấy CNQSD đất. | Thửa | 2 | 124.243 | 64.405 | 8.001.870.415 |
V | XÂY DỰNG CSDL ĐỊA CHÍNH | Thửa |
| 3.057.618 |
| 268.597.375.813 |
1 | Xây dựng CSDL địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận (Quy trình 1) | Thửa | 1-5 | 2.433.674 | 88.144 | 214.513.700.461 |
2 | Xây dựng CSDL địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ với lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận (Quy trình 3) | Thửa | 1-5 | 623.944 | 3.314 | 2.067.750.416 |
3 | Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền | Xã | 1-5 | 388 | 14.531.926 | 5.638.387.288 |
4 | Quét giấy tờ pháp lý, xử lý tập tin |
|
|
|
|
|
4.1 | Quét trang A3 | Trang A3 | 1-5 | 3.683.228 | 2.939 | 10.825.007.092 |
4.2 | Quét trang A4 | Trang A4 | 1-5 | 7.366.456 | 2.090 | 15.395.893.040 |
4.3 | Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số | Trang A3,A4 | 1-5 | 11.049.684 | 1.206 | 13.325.918.904 |
4.4 | Tạo liên kết hồ sơ quét dạng số với thửa đất trong CSDL | Thửa | 1-5 | 3.057.618 | 2.234 | 6.830.718.612 |
VI | ĐÀO TẠO, VẬN H NH CƠ SỞ DỮ LIỆU |
|
|
|
| 22.231.010.000 |
5.1 | Đào tạo vận hành, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu cho chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (5 người) và Phòng TN&MT (2 người) 01 huyện | Lớp |
| 19 | 95.990.000 | 1.823.810.000 |
5.2 | Đào tạo khai thác cơ sở dữ liệu cho công chức địa chính cấp xã | Lớp/xã |
| 19/388 |
| 407.200.000 |
- | Tính cho lớp học | Lớp |
| 19 | 17.960.000 | 341.240.000 |
- | Tính cho xã | xã |
| 388 | 170.000 | 65.960.000 |
5.3 | Khảo sát, đánh giá hệ thống, đầu tư, nâng cấp phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng. | Tỉnh |
|
| 20.000.000.000 | 20.000.000.000 |
VII | TỔNG HỢP CHI PHÍ TRONG ĐƠN GIÁ |
|
| CP trực tiếp | CP chung | 547.599.797.461 |
- | Cộng ngoại nghiệp đo đạc, chỉnh lý BĐĐC (nhóm II) |
|
| 99.518.618.595 | 24.879.654.649 | 124.398.273.244 |
- | Cộng nội nghiệp |
|
| 370.610.021.058 | 52.591.503.159 | 423.201.524.217 |
+ | Đo đạc, chỉnh lý BĐĐC (nhóm II) |
|
| 20.623.018.929 | 3.093.452.839 | 23.716.471.768 |
+ | Đăng ký, cấp GCN và CSDL (nhóm III) |
|
| 349.987.002.130 | 49.498.050.319 | 399.485.052.449 |
B | CHI PHÍ KHÁC |
|
|
|
| 33.462.123.868 |
1 | Chi kiểm tra nghiệm thu |
|
|
|
| 20.866.827.177 |
- | Ngoại nghiệp đo đạc, chỉnh lý BĐĐC (nhóm II) |
|
| 4% |
| 4.975.930.929 |
- | Nội nghiệp đo đạc, chỉnh lý BĐĐC (nhóm II) |
|
| 3% |
| 711.494.150 |
- | Nội nghiệp đăng ký, cấp GCN và CSDL (nhóm III) |
|
| 4% |
| 15.179.402.098 |
2 | Chi phí khảo sát, lập TKKT-DT chi tiết tại các huyện |
|
|
|
| 5.380.163.615 |
3 | Chi phí đấu thầu (Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ) |
|
|
|
| 1.629.615.142 |
3.1 | Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu |
|
|
|
| 814.807.571 |
- | Chi phí lập hồ sơ mời thầu |
|
| 0,100% |
| 528.428.248 |
- | Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu |
|
| 0,050% |
| 286.379.323 |
3.2 | Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu |
|
| 0,100% |
| 528.428.248 |
3.3 | Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu |
|
| 0,050% |
| 286.379.323 |
4 | Chi phí quản lý dự án (Định mức chi phí Quản lý dự án quy định tại Quyết định 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng) |
|
| 1,02% |
| 5.585.517.934 |
C | CỘNG (A+B) |
|
|
|
| 581.061.921.328 |
D | Thuế GTGT (10%) |
|
| 10% |
| 58.106.192.133 |
E | Kinh phí dự phòng 5% |
|
| 5% |
| 31.958.405.673 |
F | CỘNG PHẦN I |
|
|
|
| 671.126.519.134 |
| PHẦN II: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÁC (thống kê, kiểm kê đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất) (dự kiến) |
|
|
|
| 42.500.000.000 |
| Phần III: Xây dựng phần mềm theo dõi thông tin, dữ liệu về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và cập nhật thông tin, dữ liệu các dự án đầu tư |
|
|
|
| 3.000.000.000 |
| TỔNG CỘNG (PHẦN I + PHẦN II+ Phần III) |
|
|
|
| 716.626.519.134 |
| Làm tròn (Sẽ được xác định cụ thể theo dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt) |
|
|
|
| 716.626.519.000 |
Phụ lục số 03: Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa từ nguồn vốn từ ngân sách tỉnh
(Kèm theo Quyết định số: 69/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT | Tên đơn vị | Kinh phí thực hiện Đề án (dự kiến) | Nhu cầu nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh (dự kiến) | ||
Năm 2024 | Năm 2025 | Năm 2026-2028 | |||
1 | Huyện Cẩm Thủy | 26.671 | 2.907 | 6.907 | 16.857 |
2 | Huyện Ngọc Lặc | 29.348 | 5.670 | 5.670 | 18.008 |
3 | Huyện Bá Thước | 33.576 | 6.515 | 6.515 | 20.546 |
4 | Huyện Như Thanh | 23.705 | 4.541 | 4.541 | 14.623 |
5 | Huyện Như Xuân | 22.279 | 4.256 | 4.256 | 13.767 |
6 | Huyện Thạch Thành | 29.289 | 5.658 | 5.658 | 17.973 |
7 | Huyện Mường Lát | 1.000 |
|
| 1.000 |
8 | Huyện Quan Sơn | 1.000 |
|
| 1.000 |
9 | Huyện Quan Hóa | 1.000 |
|
| 1.000 |
10 | Huyện Lang Chánh | 1.000 |
|
| 1.000 |
11 | Huyện Thường Xuân | 1.000 |
|
| 1.000 |
12 | Sở Tài nguyên và Môi trường | 29.336 | 24.336 | 2.000 | 3.000 |
| Tổng cộng (dự kiến và sẽ được xác định cụ thể theo dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt) | 199.204 | 53.883 | 35.547 | 109.774 |
Phụ lục số 04: Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa từ nguồn vốn ngân sách cấp huyện
(Kèm theo Quyết định số: 69/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT | Tên đơn vị hành chính cấp huyện | Kinh phí thực hiện Đề án (Dự kiến) | Kinh phí thực hiện nhiệm vụ Đề án do ngân sách cấp huyện bố trí (Dự kiến) | ||
Năm 2024 | Năm 2025 | Năm 2026-2028 | |||
1 | Huyện Hoằng Hóa | 98.521 | 15.000 | 15.000 | 68.521 |
2 | Huyện Thọ Xuân | 53.199 | 15.210 | 15.210 | 22.779 |
3 | Thị xã Nghi Sơn | 50.377 | 18.093 | 14.804 | 17.480 |
4 | Huyện Vĩnh Lộc | 29.510 |
| 6.842 | 22.668 |
5 | Huyện Yên Định | 2.117 | 617 | 1.500 |
|
6 | Huyện Nga Sơn | 43.835 | 3.000 | 3.000 | 37.835 |
7 | Thị xã Bỉm Sơn | 12.734 | 2.000 | 2.000 | 8.734 |
8 | Huyện Nông Cống | 48.247 | 18.190 | 14.883 | 15.174 |
9 | Huyện Thiệu Hóa | 29.787 | 8.769 | 8.769 | 12.249 |
10 | Huyện Đông Sơn | 15.333 | 7.166 | 7.167 | 1.000 |
11 | Huyện Hà Trung | 4.257 | 3.257 | 1.000 |
|
12 | Huyện Quảng Xương | 25.096 |
|
| 25.096 |
13 | Huyện Hậu Lộc | 43.208 | 14.773 | 14.773 | 13.662 |
14 | Thành phố Thanh Hóa | 44.333 | 12.826 | 11.374 | 20.133 |
15 | Thành phố Sầm Sơn | 15.369 | 6.803 | 5.566 | 3.000 |
16 | Huyện Triệu Sơn | 1.500 |
| 1.500 |
|
| Tổng cộng (dự kiến và sẽ được xác định cụ thể theo dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt) | 517.423 | 125.704 | 123.388 | 268.331 |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây