Tranh chấp đất đai sẽ phức tạp hơn nếu không có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất, mặc dù phức tạp nhưng pháp luật đất đai vẫn quy định rõ trình tự, cách thức giải quyết.
Lưu ý: Thủ tục dưới đây áp dụng đối với trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
Khi xảy ra tranh chấp đất đai thì Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024, tranh chấp đất đai phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất; nếu không hòa giải thì UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Tòa án sẽ không giải quyết khi có yêu cầu.
Thời hạn hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Kết quả hòa giải: Hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp, nếu hòa giải không thành thì các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết (gọi chung là UBND cấp huyện).
Khoản 2 Điều 236 Luật Đất đai 2024 quy định cách thức giải quyết đối với trường hợp tranh chấp mà đất không có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:
“2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật này thì các bên tranh chấp được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. ...;”
Như vậy, đối với tranh chấp mà không có Giấy chứng nhận hoặc một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai cách giải quyết sau:
1. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Bước 2: Chủ tịch UBND cấp huyện giao nhiệm vụ cho cơ quan tham mưu.
Bước 3: Giải quyết tranh chấp
Trong thời hạn giải quyết Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức hòa giải:
- Trường hợp hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp.
- Trường hợp hòa giải không thành thì ban hành quyết định giải quyết:
+ Nếu đồng ý với quyết định giải quyết thì kết thúc tranh chấp.
+ Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khởi kiện quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải.
Kết luận: Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Giấy chứng nhận hoặc một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì trước tiên phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn; nếu hòa giải không thành thì khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị UBND cấp huyện giải quyết.
Nếu có vướng mắc khi chuyển mục đích sử dụng đất, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Loại hình nhà ở xã hội luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người dân. Vậy năm 2025, điều kiện và chính sách ưu đãi vay vốn mua nhà ở xã hội được quy định như thế nào?
Giá bán nhà ở xã hội từ ngày 01/8/2024 được quy định theo 02 trường hợp cụ thể, được đầu tư bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn và không phải từ nguồn vốn đầu tư công. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết cách đăng ký mua nhà ở xã hội từ chủ đầu tư và mua lại từ "suất" nhà ở xã hội của người khác năm 2025.
Bên cạnh điều kiện về thu nhập, điều kiện về nhà ở là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng mà người có dự định mua nhà ở xã hội cần phải quan tâm. Vậy năm 2025, người đã có nhà rồi có được mua nhà ở xã hội nữa hay không?
Nhiều người lo lắng rằng nếu bị thu hồi đất và không còn nhà nào khác để ở mà phải chờ được cấp tái định cư thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Vậy từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?
Một trong những nội dung thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là thông tin về thửa đất. Vậy thửa đất là gì? Được thể hiện như thế nào trên Sổ đỏ?
Đăng ký biến động đất đai là một trong số các thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất. Vậy đăng ký biến động đất đai là gì? Thủ tục thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.