Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện là nội dung quan trọng cần lưu ý khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết một vấn đề nào đó. Vậy thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể thế nào là thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai mà chỉ có quy định giải thích về thời hiệu khởi kiện và tranh chấp đất đai.

- Về thời hiệu khởi kiện:

Theo Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Theo đó, tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Trường hợp thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

- Về tranh chấp đất đai:

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Có nhiều dạng tranh chấp đất đai khác nhau nhưng điển hình là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp về ranh giới của các thửa đất liền kề.

Như vậy, từ các khái niệm trên, có thể hiểu thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp đất đai để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

thoi-hieu-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu? (Ảnh minh họa)

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?

Tranh chấp về quyền sử dụng đất là một trong những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện quyền sử dụng đất. Do đó, các bên yêu cầu sẽ không bị giới hạn về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai.

Cụ thể, nội dung này đã được nêu rõ tại Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

4. Trường hợp khác do luật quy định.

Đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai, thời hiệu khởi kiện được hướng dẫn tại Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP (đã hết hiệu lực).

Theo đó, đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó. Ví dụ như:

- Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất): Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

- Đối với tranh chấp đất đai là di sản thừa kế thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong đó:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trên đây là giải đáp về Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Phân biệt giao đất và cho thuê đất theo Luật Đất đai mới nhất [2023]

Phân biệt giao đất và cho thuê đất theo Luật Đất đai mới nhất [2023]

Phân biệt giao đất và cho thuê đất theo Luật Đất đai mới nhất [2023]

Giao đất và cho thuê đất đều là những hình thức Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân có nhu cầu và đáp ứng điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này vẫn có những điểm khác nhau. Để phân biệt giao đất và cho thuê đất, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của LuatVietnam.