Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6572:1999 IEC 1036:1996 Công tơ điện xoay chiều kiểu tĩnh đo điện năng tác dụng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6572:1999

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6572:1999 IEC 1036:1996 Công tơ điện xoay chiều kiểu tĩnh đo điện năng tác dụng (cấp chính xác 1 và 2)
Số hiệu:TCVN 6572:1999Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp, Điện lực
Năm ban hành:1999Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6572:1999

IEC 1036 :1996

CÔNG TƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KIỂU TĨNH ĐO ĐIỆN NĂNG TÁC DỤNG (CẤP CHÍNH XÁC 1 VÀ 2)

Alternating current static watt-hour meters for active energy (classes 1 and 2)

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các công tơ kiểu tĩnh mới được chế tạo, có cấp chính xác 1 và 2, dùng để đo điện năng tác dụng xoay chiu tn số từ 45 Hz đến 65 Hz (sau đây gọi tắt là công tơ) và chỉ áp dụng cho thử nghiệm điển hình đối với các loại công tơ đó.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các công tơ kiểu tĩnh lắp trong nhà và ngoài trời, có một phẩn tử đo và một hoc nhiều bộ ghi cùng nằm trong vỏ công tơ. Nó cũng được áp dụng cho các bộ chỉ thị làm việc của công tơ và các đầu ra th nghiệm.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho

a) Các công tơ có điện áp giữa các cực đấu nối lớn hơn 600 V (điện áp dây đối với các công tơ dùng cho hệ thng nhiu pha);

b) Các công tơ di động;

c) Công tơ có bộ trộn dữ liệu trong bộ ghi

Trong trường hợp bộ hiển thị và/hoặc (các) bộ nhớ nằm bên ngoài, hoặc trong trường hợp có các phần tử khác nằm trong vỏ công tơ (ví dụ như các bộ chỉ thị tải cục đại, đo từ xa, chuyển mạch hẹn giờ hoặc điều khiển từ xa, v.v...) tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho riêng phần đo.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến các thử nghiệm nghiệm thu và thử nghiệm về sự phù hợp (cả hai loại thủ tục thử nghiệm này đều có liên quan đến các qui định pháp lý của từng nước và chỉ có thể do từng nước qui định riêng), về thử nghiệm nghiệm thu, hướng dẫn chung được cho trong IEC 514.

Các vấn đề về độ tin cậy cũng không đuợc đề cập đến trong tiêu chuẩn này vì không có các thủ tục thử nghiệm ngắn hạn thích hợp với tài liệu về thử nghiệm điển hình để kiểm tra thỏa đáng yêu cầu này.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

IEC 38 : 1983 Các điện áp tiêu chuẩn.

IEC 50 (301, 302, 303) : 1983 Từ ngữ kĩ thuật điện quốc tế (IEV). Chương 301: Các thuật ngữ chung về đo điện. Chương 302: Các dụng cụ đo điện. Chương 303: Các dụng cụ đo điện tử.

TCVN 6099 : 1996 (IEC 60) Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao

IEC 68-2-1 : 1990 Thử nghiệm môi trường – Phần 2: Các thử nghiệm - Các thử nghiệm A: Lạnh.

IEC 68-2-2 :1974 Thử nghiệm môi trường – Phần 2: Các thử nghiệm - Thử nghiệm B: Nóng khô.

IEC 68-2-5 : 1975 Thử nghiệm môi trường – Phần 2: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Sa: Bức xạ mặt trời mô phỏng trên mặt đất.

IEC 68-2-6 : 1982 Thử nghiệm môi trường – Phần 2: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Fc và hướng dẫn: Rung (hình sin).

IEC 68-2-11 : 1981 Thử nghiệm môi trường – Phần 2: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Ka- Sương muối.

IEC 68-2-27 : 1987 Thử nghiệm môi trường - Phần 2: Thử nghiệm Ea và hướng dẫn: Va đập.

IEC 68-2-30 : 1980 Thử nghiệm môi trường - Phần 2: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Db và hướng dẫn: Thử nghiệm nóng ẩm chu kỳ (chu kỳ 12 + 12 giờ).

IEC 85 : 1984 Đánh giá và phân cấp chịu nhiệt của cách điện.

IEC 185 : 1987 Máy biến dòng.

TCVN 6097 :1996 (IEC 186 :1987) Máy biến điện áp

IEC 269-1 : 1986 Cầu chì hạ áp. Phần 1: Các qui định chung.

IEC 359 : 1987 Cách thể hiện tính năng của các thiết bị đo điện và điện tử.

IEC 387 : 1972 Các ký hiệu về các công tơ điện xoay chiều

IEC 417C : 1977 Các ký hiệu bằng hình vẽ trên các thiết bị - Mục lục, sao kê và sưu tập của các tờ riêng - Bổ sung lần thứ 3.

IEC 514 : 1975 Kiểm tra nghiệm thu công tơ điện xoay chiều cấp chính xác 2.

IEC 521 : 1988 Công tơ điện xoay chiều đo điện năng tác dụng cấp chính xác 0,5; 1; 2.

IEC 529 : 1989 Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (Mã IP)

TCVN 6571 : 1999 (IEC 687: 1992) Công tơ điện xoay chiều kiểu tĩnh đo điện năng tác dụng cấp chính xác 0,2S và 0,5S

IEC 695-2-1 : 1994 Các thử nghiệm liên quan đến các rủi ro cháy - Phần 2: Các phương pháp thử nghiệm. Thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ

IEC 721-3-3 : 1994 Phân loi các điều kiện môi trường – Phần 3: Phân loại các nhóm thông số môi trường và độ khắc nghiệt của chúng. Mục 3: Sử dụng cố định tại những nơi được bảo vệ chống ảnh hưởng của thời tiết.

IEC 736 : 1982 Thiết bị thử nghiệm đối với các công tơ điện.

IEC 1000-4-2 : 1995 Tính tương thích điện từ (EMC). Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và kỹ thuật đo - Mục 2: Thử nghiệm miễn cảm đối với phóng điện tĩnh điện. Ấn phẩm cơ bản.

IEC 1000-4-3 : 1995 Tính tương thích điện từ (EMC). Phần 4: Kỹ thuật thử nghim và kỹ thuật đo - Mục 3: Thử nghiệm miễn cảm đối với trường điện từ bức xạ, tần số radio.

IEC 1000-4-4 : 1995 Tính tương thích điện từ (EMC). Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và kỹ thuật đo - Mục 4: Thử nghiệm miễn cảm đối với sự đột biến quá độ nhanh về điện. Ấn phẩm cơ bản.

CISPR 22 : 1993 Giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu radio của các thiết bị công nghệ thông tin.

ISO 75-2: 1993 Vật liệu dẻo - Xác định nhiệt độ biến dạng dưới tải. Phần 2: Vật liệu dẻo và êbônit.

3. Định nghĩa

Đối với tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau đây.

Phần lớn các định nghĩa sau đây được lấy từ các chương tương ứng của Từ ngữ kỹ thuật điện quốc tế (IEV), IEC 50 (301, 302, 303). Trong các truờng hợp như vậy thì có trích dẫn IEV tương ứng. Một số định nghĩa hoặc sửa đổi mới của các định nghĩa của IEV được bổ sung vào trong tiêu chuẩn này để làm rõ hơn. Các tính năng của các thiết bị điện và điện tử được lấy từ IEC 359.

3.1.Định nghĩa chung

3.1.1. Công tơ đo điện năng tác dụng. Dụng cụ dùng để đo điện năng tác dụng bằng cách lấy tích phân của công suất tác dụng theo thời gian (IEV 301 - 04 - 17)

3.1.2. Công tơ đo điện năng tác dụng kiu tĩnh: Công tơ trong đó dòng và điện áp đặt vào các phần tử tĩnh (điện t) để sinh ra một tín hiệu đu ra tỷ lệ vi oat giờ.

3.1.3. Công tơ nhiều biểu giá: Công tơ điện có nhiều bộ ghi, mỗi bộ hoạt động trong một khoảng thời gian qui định tương ứng với những biểu giá khác nhau (IEV 302-04-06).

3.1.4. Kiểu công tơ. Thuật ngữ dùng để chỉ một kiểu thiết kế cụ thể của công tơ được chế tạo bởi cùng một nhà chế tạo và có:

a) Các đặc tính đo lường giống nhau;

b) Cấu tạo giống nhau về các bộ phận xác định các đặc tính này;

c) Tỷ số giữa dòng điện cực đại và dòng điện chuẩn giống nhau.

Kiểu có th có một số giá trị khác nhau về dòng điện chuẩn và điện áp chuẩn.

Các công tơ được ký hiệu bằng một hoặc nhiều nhóm chữ hoặc số, hoặc kết hợp cả số và chữ. Một kiểu chỉ được có một ký hiệu.

Chú thích - Kiểu được đại diện cho một hoặc nhiều công tơ mẫu dùng cho các thử nghiệm điển hình, các đặc tính của chúng (dòng điện chuẩn và điện áp chuẩn) được chọn theo các giá trị cho trong các bảng được nhà chế tạo đưa ra

3.2. Định nghĩa về các phần tử chức năng

3.2.1. Phần tử đo: Bộ phận của công tơ sinh ra tần số xung đầu ra tỷ lệ với điện năng.

3.2.2. Thiết bị đầu ra

3.2.2.1. Đầu ra thử nghiệm: Thiết bị dùng để thử nghiệm công tơ.

3.2.2.2. Bộ chỉ thị làm việc: Thiết bị cho tín hiệu nhìn thấy được để báo công tơ đang làm việc.

3.2.3. Bộ nhớ - Phần tử lưu trữ các thông tin số.

3.2.3.1. Bộ nhớ không xoá. Thiết bị lưu trữ có thể lưu lại thông tin khi mất điện.

3.2.4. Bộ hiển thị: Thiết bị hiển thị các nội dung của bộ nhớ.

3.2.5. Bộ ghi: Thiết bị điện cơ hoặc điện tử bao gồm bộ nhớ và bộ hiển thị để lưu lại và hiển thị các thông tin. Bộ hiển thị đơn có thể được sử dụng với những bộ nhớ điện tử phức để tạo thành những bộ ghi phức.

3.2.6. Mạch dòng: Các dây nối bên trong công tơ và phần của phần tử đo có dòng của mạch chạy qua mà thiết bị đo được nối vào.

3.2.7. Mạch điện áp: Các dây nối bên trong công tơ, phần của phần tử đo và nguồn cung cấp cho công tơ (nếu công tơ không được cung cấp bởi nguồn cung cấp bên ngoài) được cung cấp điện áp của mạch mà công tơ được nối vào.

3.2.8. Mạch phụ: Các phần tử (đèn, tiếp điểm, v.v.) và các dãy nối của thiết bị phụ bên trong vỏ công tơ, dùng để nối với cơ cấu bên ngoài, ví dụ đồng hồ thời gian, rơ le, bộ đếm xung hoặc nối với một nguồn cung cấp bên ngoài, nếu cần.

3.2.9. Hằng số: Giá trị biểu thị quan hệ giữa điện năng công tơ ghi được và giá trị tương ứng ở đầu ra thử nghiệm; nếu giá trị này là số lượng xung thì hằng số sẽ là xung trên kilô oat-giờ (xung/kWh) hoặc là oat-giờ trên xung (Wh/xung).

3.3. Định nghĩa về các phần tử cơ

3.3.1. Công tơ đặt trong nhà: Công tơ chỉ có thể sử dụng cùng với bảo vệ bổ sung chống các ảnh hưởng của môi trường (đặt trong nhà, trong tủ điện).

3.3.2. Công tơ đặt ngoài trời: Công tơ có thể sử dụng không cần bảo vệ bổ sung ở những địa điểm ngoài trời.

3.3.3. Đế công tơ. Phần phía sau của công tơ thường để lắp đặt và trên đó được lắp phần tử đo, các đầu nối hoặc hộp đầu nối và nắp công tơ.

Đối với công tơ lắp chìm thì đế của nó có thể bao gồm cả các vách bên của hộp.

3.3.3.1. Ổ cắm công tơ. Đế có các hàm để bắt các đầu nối của công tơ có thể tháo rời được và có các đầu nối để nối vào mạch nguồn. Đế này có thể là ổ cắm đơn dùng cho một công tơ hoặc ổ cắm phức dùng cho nhiều công tơ.

3.3.4. Nắp công tơ. Bộ phận đậy phía trước công tơ, được làm hoàn toàn bằng vật liệu trong suốt, hoặc bằng vật liệu mờ đục có cửa sổ, qua đó có thể quan sát bộ chỉ thị hoạt động (nếu có) và đọc trên bộ hiển thị.

3.3.5. Vỏ công tơ. Gồm có đế và nắp. Vỏ có thể chung cho một hoặc nhiều công tơ.

3.3.6. Bộ phận dẫn điện có thể chạm tới được. Bộ phận dẫn điện mà que thử tiêu chuẩn có thể chạm tới khi công tơ đã được lắp đặt và sẵn sàng để sử dụng.

3.3.7. Đầu nối đất bảo vệ. Đầu nối được nối vào các bộ phận dẫn điện có thể chạm tới được của công tơ nhằm mục đích an toàn.

3.3.8. Đế đầu nối; tấm bằng vật liệu cách điện trên đó tập hợp tất cả hoặc một số đầu nối của công tơ.

3.3.9. Nắp đu nối: Nắp che các đầu nối của công tơ và thông thường, đầu các dây dẫn hoặc cáp từ bên ngoài được nối vào các đầu nối này.

3.3.10. Khe hở không khí. Khoảng cách ngắn nhất, được đo trong không khí giữa các bộ phận dẫn điện.

3.3.11. Chiều dài đường rò: Khoảng cách ngắn nhất được đo theo bề mặt của cách điện giữa hai bộ phận dẫn điện.

3.4. Định nghĩa về cách điện

3.4.1. Cách điện chính: Cách điện của các bộ phận mang điện, có tác dụng bảo vệ chính, chống điện giật.

Chú thích - Cách điện chính không nhất thiết bao gồm phần cách điện sử dng riêng cho các mục đích chức năng.

3.4.2. Cách điện phụ: Cách điện độc lập được đặt thêm vào cách điện chính để bảo vệ chống điện giật trong trường hợp cách điện chính bị hỏng.

3.4.3. Cách điện kép: Cách điện bao gồm cả cách điện chính lẫn cách điện phụ.

3.4.4. Cách điện tăng cường: Hệ thống cách điện đơn của các bộ phận mang điện, có mức bảo vệ chống điện giật tương đương với cách điện kép.

Chú thích - Thuật ngữ "hệ thống cách điện" không hàm ý là một chi tiết đồng nhất. Nó có thể gồm một số lớp mà không thể thử nghiệm đơn lẻ như cách diện chính hoặc cách điện phụ.

3.4.5. Công tơ có vỏ cách điện thuộc cấp bảo vệ I: Công tơ được bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào cách điện chính mà còn được trang bị biện pháp an toàn bổ sung theo đó các bộ phận dẫn điện có thể chạm tới được được nối tới dây nối đất bảo vệ cố định của hệ thống sao cho các bộ phận dẫn điện có thể chạm tới được không mang điện trong trường hợp hỏng cách điện chính.

3.4.6. Công tơ có vỏ cách điện thuộc cấp bảo vệ II: Công tơ có vỏ làm bằng vật liệu cách điện, việc bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào cách điện chính mà còn dựa vào các biện pháp an toàn bổ sung, như cách điện kép hoặc cách điện tăng cường. Loại vỏ này không cần nối đất bảo vệ cũng như không cần yêu cầu đặc biệt trong lắp đặt.

3.5. Định nghĩa về các đại lượng của công tơ.

3.5.1. Dòng chuẩn

Dòng cơ bản(*) (lb): Giá trị dòng điện mà ứng với giá trị này, đặc tính liên quan của công tơ mắc trực tiếp được ấn định.

3.5.1.2. Dòng danh định(*) (l): Giá trị dòng mà ứng với giá trị này, đặc tính liên quan của công tơ làm việc có máy biến dòng được ấn định.

3.5.2. Dòng cực đại(*) (lmax): Giá trị dòng điện cao nhất công tơ có thể chịu được mà vẫn thỏa mãn yêu cầu về độ chính xác theo tiêu chuẩn này.

3.5.3. Điện áp chuẩn(*): Giá trị điện áp mà ứng với điện áp này, đặc tính liên quan của công tơ được ấn định.

3.5.4. Tần số chuẩn: Giá trị tần số mà ứng với giá trị này đặc tính liên quan của công tơ được ấn định.

3.5.5. Chỉ số cấp chính xác: Số nêu các giới hạn sai số cho phép tính bằng phần trăm, đối với mọi giá trị dòng trong khoảng từ 0,1 Ib đến lmax hoặc trong khoảng từ 0,05 lb đến lmax; đối với hệ số công suất bằng một (và trong trường hợp các công tơ nhiều pha với tải cân bằng), khi công tơ được thử nghiệm trong các điều kiện chuẩn (kể cả các dung sai cho phép của các giá trị chuẩn) như đã được xác định trong tiêu chuẩn này.

Chú thích - Trong tiêu chuẩn này, các công tơ được phân loại theo chỉ số cấp chính xác tương ứng của chúng, tức là 1 và 2

3.5.6. Sai số phần trăm: Sai số tính bằng phần trăm được cho theo công thức sau:

Sai số phần trăm =

Điện năng ghi được của công tơ - điện năng thực

x100

Điện năng thực

Chú thích - Vì không thể xác định được giá tr thực nên người ta chọn một giá trị gần đúng với một sai số nhất định. Mức sai số này có thể căn cứ vào các tiêu chuẩn theo sự thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng hoặc theo các tiêu chuẩn quốc gia.

3.6. Định nghĩa về các đại lượng gây ảnh hưởng

3.6.1. Đại lượng gây ảnh hưởng: Bất kỳ đại lượng nào, thường từ bên ngoài công tơ, có thể ảnh hưởng đến các tính năng làm việc của công tơ [IEV 301- 08-09 đã sửa đổi].

3.6.2. Điều kiện chuẩn: Tập hợp thích hợp của các đại lượng ảnh hưởng và của các đặc tính làm việc với các giá trị chuẩn, các dung sai và các dải tiêu chuẩn ca chúng, ở đó sai số nội tại được qui định [IEV 301-08-10 đã sửa đổi].

3.6.3. Sự biến đổi sai số theo một đại lượng gây ảnh hưởng: Hiệu số giữa các sai số tính bằng phần trăm của công tơ, khi chỉ một đại lượng gây ảnh hưởng lần lượt mang hai giá trị qui định, một trong chúng là giá trị chuẩn.

3.6.4.Hệ số méo: Tỷ số giữa giá trị hiệu dụng thành phần sóng hài (thu được bằng cách lấy đại lượng xoay chiều không hình sin trừ đi thành phần cơ bản của nó) và giá trị hiệu dụng của đại lượng không hình sin. Hệ số méo thường được thiểu thị bằng phần trăm.

3.6.5. Nhiễu điện từ. Các nhiễu điện từ truyền dẫn hoặc bức xạ có thể ảnh hưởng đến sự làm việc về mặt chức năng hoặc đo lường của công tơ.

3.6.6. Nhiệt độ chuẩn: Nhiệt độ môi trường được quy định cho các điều kiện chuẩn.

3.6.6.1. H số nhiệt độ trung bình: Tỷ số giữa sự biến đổi sai số tính bằng phần trăm và sự thay đổi nhiệt độ gây ra sự biến đổi này.

3.6.7. Điều kiện làm việc danh định: Tập hợp các dải đo đuợc quy định đối với các đặc tính làm việc và các dải làm việc qui định đối với các đại lượng gây ảnh hưởng, trong phạm vi đó các biến đổi hoặc các sai số làm việc của công tơ được quy định và xác định.

3.6.8. Dải đo quy định: Tập hợp các giá trị của đại lượng đo mà đối với các đại lượng này thì theo thiết kế, sai số của công tơ nằm trong những giới hạn quy định.

3.6.9. Dải làm việc quy định: Dải các giá trị của một đại lượng gây ảnh hưởng tạo thành một phần của các điu kiện làm việc danh định.

3.6.10. Dải giới hạn làm việc: Các điều kiện cực hạn mà công tơ khi làm việc có thể chịu được mà không bị hư hỏng và không suy giảm các đặc tính đo khi sau đó nó được sử dụng trong các điều kiện làm việc danh định.

3.6.11. Điều kiện lưu kho và vận chuyển: Các điều kiện cực hạn mà công tơ khi không làm việc có thể chịu được mà không bị hư hỏng và không suy giảm các đặc tính đo khi sau đó nó được sử dụng trong các điều kiện làm việc danh định.

3.6.12. Vị trí làm việc bình thường: Vị trí của công tơ để sử dụng bình thường được xác định bởi nhà chế tạo.

3.6.13. Trạng thái ổn định nhiệt: Trạng thái ổn định nhiệt được coi là đạt được khi sự biến đổi sai số do các hiệu ứng nhiệt trong thời gian 20 phút nhỏ hơn 0,1 lần sai số cực đại cho phép đối với phép đo đó.

3.7. Định nghĩa về các thử nghiệm

3.7.1. Thử nghiệm điển hình: Qui trình theo đó một loạt các thử nghiệm được thực hiện trên một hoặc trên một số ít công tơ cùng loại có các đặc tính giống nhau, do nhà chế tạo chọn ra, để xác nhận rằng loại công tơ này thoả mãn tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn đối với cấp công tơ tương ứng.

4. Yêu cầu

4.1. Giá trị điện tiêu chuẩn

4.1.1. Điện áp chuẩn theo tiêu chuẩn.

Bảng 1 - Các điện áp chuẩn theo tiêu chuẩn

Công tơ dùng đ

Các giá trị tiêu chuẩn

V

Các giá trị ngoại lệ

V

Nối trc tiếp

120-230-277-400-480 (IEC 38)

100-127-200-220-240-380-415

Nối qua máy biến điện áp

57,7-63,5-100-110-115-120-200 (IEC 186)

173-190-220

4.1.2. Dòng tiêu chuẩn

Bảng 2 - Các dòng điện chuẩn theo tiêu chuẩn

Công tơ dùng đ

Các giá trị tiêu chuẩn

V

Các giá trị ngoại lệ

V

Nối trc tiếp (Ib)

5-10-15-20-30-40-50

80

Ni qua máy biến dòng (In)

1-2-5 (IEC 185)

2,5

4.1.2.1. Dòng cực đại

Dòng cực đi đối với công tơ nối trực tiếp tốt nhất nên chọn bng số nguyên lần của dòng cơ bản (ví dụ: bằng bốn lần dòng cơ bản).

Nếu công tơ làm việc sau máy biến dòng, cần phải lưu ý sao cho thang dòng của công tơ phù hợp với dòng thứ cấp của máy biến dòng đó. Dòng cực đại của công tơ là 1,2 I, 1,5 l hoặc 2 I.

4.1.3. Tần số chuẩn theo tiêu chuẩn

Các giá trị tiêu chuẩn đối với các tần số chuẩn là 50 Hz và 60 Hz.

4.2. Yêu cầu về cơ

4.2.1. Yêu cầu chung về cơ

Công tơ phải được thiết kế và chế tạo để không gây ra nguy hiểm khi sử dụng bình thường và trong các điều kiện làm việc bình thường, đặc biệt phải đảm bảo:

- An toàn cho con người tránh tai nạn điện giật;

- An toàn cho con người tránh các hiệu ứng của nhiệt độ quá mức;

- An toàn chống lan rộng của ngọn lửa;

- Bảo vệ chống xâm nhập các vật thể rắn, bụi và nước.

Tất cả các bộ phận chịu tác động ăn mòn trong điều kiện làm việc danh định phải được bảo vệ có hiệu quả. Các lớp phủ bảo vệ phải không được hư hỏng khi nâng chuyển bình thường,cũng không được hư hỏng do tác động của không khí trong các điều kin làm việc bình thường. Công tơ đặt ngoài trời phải chịu được bức xạ mặt trời.

Chú thích - Đối với các công tơ được sử dụng riêng trong các môi trường ăn mòn thì cần quy định các yêu cầu bổ sung trong hợp đồng mua bán (Ví dụ: thử nghiệm sương muối theo IEC 68-2-11).

4.2.2. Vỏ công tơ

Công tơ phải có vỏ có thể được niêm phong để các bộ phận bên trong công tơ chỉ có thể tiếp cận được sau khi đã tháo niêm phong.

Nắp công tơ phải không tháo ra được nếu không dùng dụng cụ.

Vỏ công tơ phải có kết cấu và được bố trí để mọi biến dạng không phải vĩnh cửu không thể cản trở sự làm việc bình thường của công tơ.

Nếu không có qui định nào khác, các công tơ được thiết kế để đấu vào lưới điện có điện áp trong các điều kiện chuẩn lớn hơn 250 V so với đất, và có vỏ hoàn toàn hoặc một phần làm bằng kim loại thì phải có đầu nối đất bảo vệ.

4.2.3. Cửa sổ

Nếu nắp của công tơ không là loại trong suốt thì phải có một hoặc nhiều cửa sổ để đọc nội dung hiển thị và quan sát bộ chỉ thị làm việc, nếu có. Các cửa này phải làm bng vật liệu trong suốt và không thể tháo ra nguyên vẹn nếu không phá niêm phong.

4.2.4. Đầu nối - Đế đầu nối - Đầu nối đất bảo vệ

Các đầu nối có thể bố trí tập trung lại trong một hoặc nhiều đế đầu nối có các đặc tính cách điện và độ bền cơ thích hợp. Để thoả mãn các yêu cầu này, khi chọn vật liệu cách điện làm đế đầu nối cần xem xét các thử nghim thích hợp đối với vật liệu.

Vật liệu chế tạo đầu nối phải thoả mãn các thử nghiệm của ISO 75 ở nhiệt độ 135°C và áp suất 1,8 MPa (phương pháp A).

Các lỗ trong vật liệu cách điện tạo thành phần kéo dài của các lỗ đầu nối phải có các kích thước đủ rộng để cho phép luôn cách điện của các dây dẫn vào.

Cách bắt dây dẫn vào các đầu nối phải đảm bảo tiếp xúc chắc chắn và bền để không có rủi ro nới lỏng hoặc phát nóng quá mức. Các mối nối bắt vít truyền lực tiếp xúc và các vít định vị, có thể phải nới lỏng và xiết lại nhiều lần trong quá trình sử dụng công tơ, thì phải bắt vít vào đai õc kim loại.

Tất cả các bộ phận của từng đầu nối phải đảm bảo giảm đến mức thấp nhất những rủi ro ăn mòn do tiếp xúc với các bộ phận kim loại khác.

Các mối nối điện phải có kết cấu để lực tiếp xúc không truyền qua vật liệu cách điện.

Đối với các mạch dòng, điện áp của chúng được coi như bằng điện áp của mạch điện áp liên quan.

Các đầu nối có các điện thế khác nhau được bố trí gần nhau phải được bảo vệ chống chập mạch ngẫu nhiên. Điều này có thể thực hiện bằng các gờ cách điện. Các đầu nối của cùng một mạch dòng được coi như có cùng điện thế.

Các đầu nối, các vít định vị dây hoặc các dây dẫn bên ngoài hoặc bên trong không được có nguy cơ chạm vào các nắp đầu nối bằng kim loại.

Đầu nối đất bảo vệ, nếu có:

a) Phải được nối điện với các bộ phận kim loại có thể chạm tới được;

b) Nếu có thể, thì dùng bộ phận của đế công tơ;

c) Ưu tiên đặt gần với đế đầu nối;

d) Phải cho phép nối dây dẫn có mặt cắt ít nhất là tương đương với các dây dẫn của mạch nguồn dòng nhưng không nhỏ hơn 6 mm2 và cũng không lớn hơn 16 mm2 (các giá trị này chỉ áp dụng khi dùng dây dẫn bằng đồng);

e) Phải nhận biết được rõ ràng bằng ký hiệu nối đất (xem IEC 417C, số 5019).

Sau khi lắp đặt, đầu nối đất bảo vệ không thể nới lỏng được nếu không sử dụng dụng cụ.

4.2.5. Nắp đầu nối

Trong trường hợp các đầu nối của công tơ được tập trung trên một đế đầu nối và không được bảo vệ bằng bất kỳ phương tiện nào khác thì chúng phải có một nắp đầu nối riêng biệt, có thể được niêm phong một cách độc lập đối với nắp công tơ. Nắp đầu nối phải che kín các đầu nối, các vít định vị dây dẫn và nếu không có quy định nào khác, phải che kín được một đoạn dài thích hợp của các dây dẫn bên ngoài và cách điện của chúng.

Khi công tơ là loại lắp trên bảng thì không thể tiếp cận tới các đầu nối nếu không phá hủy (các) niêm phong của (các) nắp đầu nối.

4.2.6. Khe hở không khí và chiều dài đường rò

Khe hở không khí và chiều dài đường rò giữa:

a) Các đầu nối của mạch có điện áp chuẩn trên 40 V và

b) Đất, cùng các đầu nối của các mạch phụ có điện áp chuẩn không lớn hơn 40 V

phải không nhỏ hơn giá trị qui định trong:

- Bảng 3a đối với công tơ cấp bảo vệ I;

- Bảng 3b đối với công tơ cấp bảo vệ II.

Khe hở không khí và chiều dài đường rò giữa các đầu nối của các mạch có điện áp chuẩn trên 40 V phải không nhỏ hơn giá trị qui định trong bảng 3a.

Khe hở không khí giữa nắp đầu nối nếu bảng kim loại và bề mặt phía trên của các vít khi bắt vít áp vào dây dẫn lắp vào lớn nhất cho phép phải không nhỏ hơn các giá trị tương ứng trong bảng 3a và 3b.

Bảng 3a - Khe hở không khí và chiều dài đường rò đối với công tơ có vỏ cách điện, cấp bảo vệ I

Điện áp giữa pha và đất được tạo thành từ điện áp danh định của hệ thống

V

Điện áp xung danh định

 

V

Khe hở không khí nhỏ nhất

Chiếu dài đường rò nhnhất

Công tơ đặt trong nhà

mm

Công tơ đặt ngoài trời

mm

Công tơ đặt trong nhà

mm

Công tơ đặt ngoài trời

mm

50

800

0,2

0,8

1,2

1,9

≤ 100

1 500

0,5

1,0

1,4

2,2

≤ 150

2 500

1,5

1,5

1,6

2,5

300

4 000

3,0

3,0

3,2

5,0

≤ 600

6 000

5,5

5,5

6,3

10,0

Bảng 3b - Khe hở không khí và chiều dài đưng rò đối vi công tơ có vỏ cách điện, cp bảo vệ II

Điện áp giữa pha và đất  được tạo thành từ điện áp danh định của hệ thống

V

Điện áp xung danh định

 

V

Khe hở không khí nhỏ nhất

Chiều dài đường rò nhỏ nhất

Công tơ đặt trong nhà

mm

Công tơ đặt ngoài trời

mm

Công tơ đặt trong nhà

mm

Công tơ đặt ngoài trời

mm

≤ 50

1 500

0,5

1,0

1,4

2,2

≤ 100

2 500

1,5

1,5

2,0

3,2

≤ 150

4 000

3,0

3,0

3,2

5,0

300

6 000

5,5

5,5

6,3

10,0

600

8 000

8,0

8,0

12,5

20,0

Yêu cầu thử nghiệm điện áp xung cũng phải thỏa mãn (xem 5.4.6.2).

4.2.7. Công tơ vỏ cách điện thuộc cấp bảo vệ II

Công tơ có vỏ bọc bền chắc và trên thực tế là liên tục, làm hoàn toàn bằng vật liệu cách điện, kể cả nắp đầu nối, bao bọc tất cả các bộ phận kim loại, ngoại trừ những chi tiết nhỏ như nhãn, vít, móc treo và các đinh tán.

Nếu như các chi tiết nhỏ này có thể chạm đến được từ bên ngoài bằng que thử tiêu chuẩn (như qui định ở IEC 529), thì phải có điện bổ sung cách các phần tử mang điện bằng cách điện phụ nhằm đề phòng cách điện chính bị hỏng hoặc các phần tử mang điện bị lỏng. Tính chất cách điện của các vật liệu như gôm lắc, men, giấy thông thường, sợi bông, màng ôxit trên bề mặt kim loại, băng dính và hợp chất gắn, hoặc các vật liệu kém tin cậy tương tự, đều không được xem là đủ điều kiện làm cách điện phụ.

Riêng đế đầu nối và nắp đầu nối của công tơ này chỉ cần cách điện tăng cường là đủ.

4.2.8. Độ chịu nhiệt và chịu lửa

Đế đầu nối, nắp đầu nối và vỏ công tơ phải đảm bảo độ an toàn hợp lý chống lan truyền lửa. Chúng không được bắt lửa do quá tải nhiệt của các bộ phận mang điện khi tiếp xúc với chúng. Để đảm bảo điều này, các phần tử này phải thoả mãn thử nghiệm qui định ở 5.2.4 của tiêu chuẩn này.

4.2.9. Bảo vệ chống xâm nhập của bụi và nước

Công tơ phải thỏa mãn cấp bảo vệ cho trong IEC 529.

Công tơ đặt trong nhà: IP51, mà không lọt vào trong công tơ.

Công tơ đặt ngoài trời: IP54

Để thử nghiệm, xem 5.2.5.

4.2.10. Bảo vệ chống bức xạ mt trời

Công tơ đặt ngoài trời phải chịu được bức xạ mặt trời. Hoạt động của nó không được bị phương hại. Bề ngoài của thiết bị, đặc biệt là độ rõ của các nội dung trên nhãn, không được bị ảnh hưởng. Để thử nghiệm, xem 5.3.4.

4.2.11. Bộ hiển thị các giá trị đo

Thông tin có thể được thể hiện thông qua bộ ghi điện cơ hoặc bộ hiển thị điện tử. Trong trường hợp bộ hiển thị điện tử thì bộ nhớ không xóa phải có một thời gian lưu giữ tối thiểu bốn tháng.

Chú thích - Thời gian giữ lại lâu hơn của bộ nhớ không xoá tùy thuộc vào hợp đồng mua bán.

Trong trường hợp có nhiều giá trị được thể hiện bằng một bộ hiển thị duy nhất thì nội dung của tất cả các bộ nhớ tương ứng đều phải có thể hiển thị được. Khi hiển thị bộ nhớ phải nhận dạng được từng biểu giá được áp dụng.

Biểu giá hiện hành phải được chỉ ra.

Khi công tơ không có điện thì nội dung hiển thị điện tử không yêu cầu phải thấy được.

Đơn vị đo lường chính phải là kilowatt giờ (kWh) hoặc mêgawatt giờ (MWh).

Đối với các bộ ghi điện cơ, trống quay khi quay liên tục thì các giá trị nhỏ nhất phải được khắc độ và đánh số theo 10 khắc độ, mỗi khắc độ đuợc chia nhỏ thêm thành 10 phần, hoặc bằng cách nào đó đảm bảo cùng độ chính xác đọc. Các trống quay để chỉ phần thập phân của đơn vị phải được đánh dấu khác đi nếu chúng trông thấy được.

Tất cả xác phần tử chỉ thị số của bộ hiển thị điện tử phải có thể chỉ thị tất cả các chữ số từ "không" đến "chín".

Bộ ghi phải có khả năng ghi và hiển thị, bắt đầu từ "không", trong khoảng thời gian tối thiểu là 1 500 h, điện năng tương ứng với dòng cực đại ở điện áp chuẩn và hệ số công suất bằng 1.

Chú thích - Các giá trị lớn hơn 1500 h tuỳ thuộc vào hợp đồng mua bán.

4.2.12. Thiết bị đầu ra

Công tơ phải có một thiết bị đầu ra thử nghiệm có thể tiếp cận ở phía mặt trước và có thể kiểm tra được nhờ một thiết bị thử nghiệm thích hợp.

Bộ chỉ thị làm việc, nếu được lắp, phải trông thấy được ở phía mặt trước.

4.2.13. Ghi nhãn công tơ

4.2.13.1. Nhãn

Mỗi công tơ phải có những thông tin sau, nếu áp dụng:

a) Tên nhà chế tạo hoặc nhãn hiệu thương mại, nếu yêu cầu, nơi chế tạo;

b) Ký hiệu kiểu (xem 3.1.4) và, nếu yêu cầu, một khoảng trống dành cho các ký hiệu được duyệt;

c) Số pha và số dây dẫn của mạch thích hợp đối với công tơ (Ví dụ 1 pha 2 dây, 3 pha 3 dây, 3 pha 4 dây); cách ghi này có thể thay bằng các ký hiệu bằng hình vẽ cho trong IEC 387;

d) Số sêri và năm chế tạo. Nếu số sêri được ghi trên nhãn cố định vào nắp thì số đó cũng phải được ghi trên đế của công tơ;

e) Điện áp chuẩn dưới một trong các dạng sau:

- Số phần tử đo, khi có nhiều hơn một, và điện áp ở các đầu nối của công tơ ở (các) mạch điện áp;

- Điện áp danh định của hệ thống hoặc điện áp thứ cấp của máy biến điện áp mà công tơ được nối vào.

Các ví dụ về cách ghi nhãn cho trong bảng 4.

Bng 4 - Cách ghi điện áp

Công tơ

Điện áp ở các đầu nối của (các) mạch điện áp

V

Điện áp danh định ca hệ thống

 

V

Một pha 2 dây 120 V

120

120

Một pha 3 dây, 120 V (120 V đến dây giữa)

240

240

Ba pha 3 dãy 2 phần tử (230 V giữa các pha)

2x230

3x230

Ba pha 4 dây 3 phn tử (230 V giữa từng pha với trung tính)

3 x 230 (400)

3 x 230 / 400

f) Đối với các công tơ mắc trực tiếp, ghi dòng cơ bản và dòng cực đại, ví dụ: 10 - 40 A hoặc 10(40) A đối với công tơ có dòng cơ bản 10 A và dòng cực đại 40 A;

Đối với các công tơ mắc qua máy biến dòng, ghi dòng thứ cấp danh định của (các) máy biến dòng được dùng đối với công tơ, ví dụ: /5 A; dòng danh định và dòng cực đại của công tơ được phép ghi trong ký hiệu kiểu;

g) Tần số chuẩn tính bằng Hz;

h) Hằng số công tơ, ví dụ dưới dạng: x Wh/xung hoặc x xung/kWh;

i) Chỉ số cấp chính xác của công tơ;

j) Nhiệt độ chuẩn nếu khác 23°C;

k) Dấu hiệu hình vuông kép  đối với các công tơ có vỏ cách điện thuộc cấp bảo vệ II.

Các thông tin a), b) và c) được phép ghi trên nhãn đặt bên ngoài gắn cố định vào nắp công tơ.

Các thông tin d) đến k) phải được ghi trên một tấm nhãn ưu tiên đặt ở bên trong công tơ. Nội dung được ghi phải bền, dễ phân biệt và đọc được từ phía ngoài công tơ.

Nếu công tơ thuộc kiểu đặc biệt (ví dụ như đối với trường hợp công tơ nhiều biểu giá mà điện áp của bộ chuyển đổi khác với điện áp chuẩn của công tơ) thì phải ghi rõ điều này trên nhãn hoặc trên một tấm riêng.

Nếu các máy biến đổi dụng cụ được tính vào hằng số của công tơ thì các tỷ số biến của máy biến áp phải được ghi rõ.

Các ký hiệu tiêu chuẩn cũng có thể được sử dụng (xem IEC 387).

4.2.13.2. Sơ đồ đấu nối và đánh dấu các đầu nối

Mỗi công tơ phải có một sơ đồ đấu nối không bị phai mờ. Đối với các công tơ nhiều pha thì sơ đồ này cũng phải chỉ cả thứ tự pha của công tơ. Cho phép thay thế sơ đồ bằng một chữ số nhận dạng theo tiêu chuẩn quốc gia.

Nếu các đầu nối của công tơ mang các ký hiệu thì các ký hiệu này phải được thể hiện trên sơ đồ.

4.3. Điu kiện khí hậu

4.3.1. Dải nhiệt đ

Dải nhiệt độ của công tơ phải đúng như các trị s chra trên bảng 5. Các trị snày được lấy từ IEC 721-3-3,bảng 1, trừ các điểm “m”: ngưng tụ, và “p”: hình thành băng.

Để thử nghiệm, xem 5.3.

Bảng 5 - Dải nhiệt độ

 

Công tơ đặt trong nhà

Công tơ đặt ngoài trời

Dải làm vic qui định

- 10°C đến 40°C

-25°C đến 55°C

Dải làm việc giới hạn

- 20°C đến 55°C

-25°C đến 60°C

Di giới hạn về bảo quản và chuyên chở

- 25°C đến 70°C

-25°C đến 70°C

Chú thích:

1) Đối với các trường hợp sử dụng đặc biệt, có thể qui định các giá trị nhiệt độ khác trong hợp đồng mua bán.

2) Chỉ nên bảo quản và chuyên chở công tơ ở các giá trị biên của dải nhiệt độ này trong thời gian tối đa là 6 h.

4.3.2. Độ ẩm tương đối

Công tơ phải đáp ứng các yêu cầu về độ ẩm tương đối qui định ở bảng 6, về thử nghiệm kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm, xem mục 5.3.3

Bảng 6 - Độ ẩm tương đối

Trung bình năm

75%

Trong 30 ngày được rải ra một cách tự nhiên trong cả năm

95%

Thỉnh thoảng trong một số ngày khác

85%

Các giới hạn độ ẩm tương đối theo nhiệt độ không khí môi trường xung quanh được cho trong phụ lục A.

4.4. Yêu cầu về điện

4.4.1. Công suất tiêu thụ

4.4.1.1. Mạch điện áp

Công suất tiêu thụ tác dụng và biểu kiến trong mỗi mạch điện áp của công tơ tại điện áp chuẩn, nhiệt độ chuẩn và tần số chuẩn không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 7.

Bảng 7 - Công suất tiêu thụ trong các mạch điện áp, kể cả nguồn cung cấp

Công tơ

Cấp chính xác của công tơ

1

2

Công tơ một pha và nhiều pha

2W và 10VA

2W và 10VA

Chú thích - Các số liệu trên là những giá trị trung bình. Cho phép cung cấp công suất đóng cắt có giá trị đỉnh lớn hơn, nhưng phải lưu ý đến thông số của các máy biến điện áp hợp bộ với chúng.

4.4.1.2. Mạch dòng điện

Công suất biểu kiến của mỗi mạch dòng điện đối với loại công tơ nối trực tiếp ở dòng cơ bản, tần số chuẩn và nhiệt độ chuẩn, không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 8.

Công suất biểu kiến của mỗi mạch dòng điện đối với công tơ nối qua máy biến dòng ở trị số dòng điện bằng dòng thứ cấp danh định của máy biến dòng tương ứng, ở tần số chuẩn và nhiệt độ chuẩn, không được vượt quá giá trị cho trong bảng 8.

Bảng 8 - Công suất tiêu thụ trong các mạch dòng điện

Công tơ

Cấp chính xác của công tơ

1

2

Công tơ một pha và nhiều pha

4,0 VA

2,5 VA

Chú thích - Dòng thứ cấp danh định là giá trị dòng thứ cấp của máy biến dòng theo đó tính năng của máy biến dòng được đảm bảo. Các giá trị tiêu chuẩn của dòng thứ cấp cực đại là 120%, 150% và 200% của dòng thứ cấp danh định.

4.4.2. Ảnh hưởng của điện áp nguồn

4.4.2.1. Dải điện áp

Bng 9 - Dải điện áp

Dải làm việc qui định

Từ 0,9 đến 1,1 U

Dải giới hạn làm việc

Từ 0,0 đến 1,15 U

Sai số cho phép do biến đổi điện áp được cho trong bảng 14.

4.4.2.2. Sụt điện áp và mất điện áp ngắn hạn

Sụt điện áp và mất điện áp ngắn hạn không được gây ra sự thay đổi trong bộ ghi quá x kWh và đầu ra thử nghiệm không được gây ra tín hiệu tương đương với trị số lớn hơn x kWh. Giá trị x được tính từ công thức sau:

x = 10-6 . m . U . Imax

Trong đó:

M - số phần tử đo;

U - điện áp chuẩn tính bằng- vôn

Imax - dòng cực đại tính bằng ampe.

Khi điện áp được phục hồi các đặc tính đo của công tơ không được suy giảm. Để thử nghiệm, xem 5.4.2.1.

4.4.3. Ảnh hưởng của các quá dòng ngắn hạn

Các quá dòng ngắn hạn không được làm hỏng công tơ. Khi trở lại điều kiện làm việc ban đầu, công phải hoạt động chính xác và biến đổi sai số không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 10. Để thử nghiệm, xem 5.4

a) Công tơ nối trực tiếp

Công tơ phải có khả năng chịu được quá dòng ngắn hạn bằng 30 Imax trong một nửa chu kỳ ở tần số danh định.

Chú thích - Quá dòng 30 Imax trong một nửa chu kỳ là giá trị trung bình của đại lưng I2t, như định nghĩa ở IEC 269-1, bảng VI.

b) Công tơ nối qua máy biến dòng

Công tơ phải chịu được dòng điện bằng 20 lần dòng cực đại trong 0,5 s.

Bảng 10 - Các biến đổi do quá dòng ngắn hạn

Công tơ dùng để...

Trị số dòng

Hệ số công suất

Giới hạn biến đổi sai số tính bằng phần trăm đối với công tơ thuộc cấp chính xác

1

2

Nối trc tiếp

lb

1

1,5

1,5

I

Nối qua máy biến dòng

I

1

0,5

1,0

4.4.4. Ảnh hưởng của tự phát nóng

Sự biến đổi sai số do tự phát nóng không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 11.

Bảng 11 - Các biến đổi sai số do tự phát nóng

Giá trị dòng

Hệ s công suất

Giới hạn biến đổi sai số tính bằng phần trăm đối với công tơ cấp chính xác

1

2

Imax

 

0,7

1,0

0,5 điện cm

1,0

1,5

4.4.5.Ảnh hưởng ca phát nóng

Trong các điu kiện làm việc danh định, các mch đin và các cách điện không được đạt ti nhiệt độ có thể gây ảnh hưởng bt lợi đến sự làm việc của công tơ. Độ tăng nhiệt bất k điểm nào của b mặt bên ngoài của công tơ không được vượt quá 25°C nhiệt đ môi trường xung quanh là 40°C.

Các vật liệu cách điện phải phù hợp vi các yêu cầu thích hợp của IEC 85.

4.4.6. Cách đin

Công tơ và các thiết bị ph kèm theo, nếu có, phải duy trì được các tính chất điện môi cn thiết điu kiện sử dng bình thưng, có tính đến các ảnh hưởng của không khí môi trường và các điện áp khác nhau tác đng vào điu kin sử dụng bình thường

ng tơ phải chu được th nghim đin áp xung và thử nghiệm điện áp xoay chiu như quy đnh trong 5.4.6

4.4.7. Khả năng chịu sự c chạm đất

(Chỉ áp dụng cho công tơ được sử dng trong các lưới điện có trang b trung tính ni đất)

Đối với công tơ ba pha bn dây ni qua máy biến đổi được mc vào lưới điện phân phi có trang bị trung tính ni đt hoặc trong trường hợp điểm ni sao cách ly (khi chm đất với quá điện áp 10%, điện áp giữa pha và đt của hai pha không bị chạm đất sẽ tăng 1,9 ln so với điện áp danh định) các yêu cu sau đây phải được áp dụng.

Trong khi thử nghiệm điu kiện mô phng sự có chạm đt trên một pha, tt cả các đin áp được tăng lên 1,1 ln điện áp danh nghĩa trong 4 h. Đu nối trung tính của công tơ chịu th nghiệm được ngt ra khỏi đu nối đt ca thiết bị thử nghim công tơ (MTE) và được nối đến đu ni pha ca MTE, ti đó cần mô phng sự cố chm đất (xem phụ lc F). Bng cách này hai đu ni điện áp của công tơ cn thử nghiệm không bị ảnh hưởng bi sự c có đin áp tăng lên 1,9 ln đin áp pha danh định. Trong quá trình th nghim này, mch dòng được cp dòng bng 50% dòng danh đnh l, hệ số công sut bng 1 và tải đối xứng. Sau thử nghiệm, công tơ không được có biểu hin hư hỏng và vẫn làm việc bình thường

Biến đổi sai số đo đuợc khi công tơ được đưa tr lại nhiệt độ làm việc bình thường không được vượt quá giới hạn cho trong bảng 12.

Đ th nghim, xem 5.4.7.

Bảng 12 - Biến đổi sai số do sự cố chạm đất

Trị số dòng

Hệ s công suất

Các giới hạn biến đổi sai số tính bằng phần trăm đối với công tơ cấp chính xác

1

2

ldđ

1

0,7

1,0

4.5. Tính tương thích điện từ (EMC)

4.5.1. Miễn cảm đối với nhiễu điện từ

Công tơ phải được thiết kế sao cho các nhiễu điện từ truyn dẫn hoặc phát xạ, cũng như các phóng điện tĩnh điện, không làm hư hại và cũng không gây ảnh hưởng đáng kể đến công tơ.

Chú thích - Các nhiễu được xét đến bao gm:

- Các phóng đin tĩnh đin;

- Các trưng điện từ tn số cao (HF);

- Các xung đt biến lớn và nhanh.

Đ thử nghiệm, xem 5.5.

4.5.2. Khử nhiễu vô tuyến

Công tơ không được phát sinh tiếng n dạng truyn dẫn hoặc phát xạ có thể gây nhiễu cho các thiết bị khác. Đ th nghiệm, xem 5.5.5.

4.6. Yêu cu về độ chính xác

4.6.1. Giới hạn v sai số do biến đổi dòng điện

Khi công tơ được đặt trong các điu kin chuẩn cho 5.6.1, thì các sai stính bng phn trăm của chúng không được vượt quá các giới hạn đối với cấp chính xác tương ứng cho ở bảng 12 13.

Bảng 13 - Các gii hạn sai số tính bng phần trăm

(công tơ một pha và nhiu pha chịu phụ tải cân bằng)

Giá trị dòng

Hệ s công suất

Giới hạn sai s tính bằng phần trăm đối với công tơ cấp chính xác

Đối với công tơ nối trực tiếp

Đối với công tơ nối qua máy biến dòng

1

2

0,05 lb I 0,1 lb

0,02 l I 0,05 l

1

± 1,5

± 2,5

0,1 lb ≤ I ≤ 0,2 Imax

0,05 l I 0,05 lmax

1

± 1,0

± 2,0

0,1 lb ≤ I ≤ 0,2 lb

0,05 l I 0,1 l

0,5 điện cảm 0,8 điện dung

± 1,5

± 1,5

± 2,5

-

0,2 lb ≤ I ≤ Imax

0,1 l I lmax

0,5 điện cảm 0,8 điện dung

± 1,0

± 1,0

± 2,0

-

Khi có yêu cu đặc biệt của khách hàng

0,25 điện cảm 0,5 điện dung

± 3,5

± 2,5

-

-

0,2 lb ≤ I ≤ Ib

0,1 l I l

Bng 14 - Các giới hạn sai s tính bằng phần trăm

(công tơ nhiu pha mang tải một pha nhưng có điện áp các pha cân bng đặt vào mạch điện áp)

Giá trị dòng

Hệ số công suất

Giới hạn sai số tính bằng phần trăm đối với công tơ cấp chính xác

đối với công tơ nối trực tiếp

đối với công tơ nối qua máy biến dòng

1

2

0,1 lb ≤ I ≤ lmax

0,05 l I lmax

1

± 2,0

± 3,0

0,2 lb ≤ I ≤ Imax

0,1 l I lmax

0,5 điện cảm

± 2,0

± 3,0

Độ sai lệch giữa sai s tính bng phn trăm khi công tơ mang tải một pha và khi công tơ mang tải ba pha cân bằng dòng điện cơ bn và hệ số công suất bằng một đối với công tơ nối trực tiếp và dòng danh định và hệ s công suất bng một đối vi công tơ nối qua máy biến dòng, không được vượt quá 1,5% đối với công tơ cp chính xác 1 và 2,5% đối với công tơ cấp chính xác 2.

Chú thích - khi thử nghim theo bảng 14, dòng thử nghim phải ln lượt cho vào từng phn tử đo.

4.6.2. Giới hạn sai s do các đại lượng gây ảnh hưởng khác.

Sai số tính bằng phần trăm bổ sung do biến đổi các đại lượng gây ảnh hưởng so với các điu kiện chuẩn, cho trong 5.6.1, không được vượt quá các giới hạn đi với cp chính xác tương ứng cho trong bảng 15.

Bng 15 - Các đại lượng gây ảnh hưng

Các đại lượng gây ảnh hưng

Giá trị dòng (cân bằng nếu không có qui định khác)

Hệ số công suất

Giới hạn biến đổi sai số tính bằng phần trăm đối với công tơ cấp chính xác

Đối với công tơ nối trực tiếp

Đối với công tơ nối qua máy biến dòng

1

2

Biến đi điện áp

± 10% 1) 9)

0,05 lb I lmax

0,1 lb I lmax

0,02 l I lmax

0,05 I I lmax

1

0,5 điện cảm

0,7

1,0

1,0

1,5

Biến đổi tn s

± 2% 9)

0,05 lb I lmax

0,1 lb I lmax

0,02 l I lmax

0,05 l I lmax

1

0,5 điện cảm

0,5

0,7

0,8

1,0

Thứ tự pha đảo ngược

0,1 lb

0,1 l

1

1,5

1,5

Điện áp không cân bng 3)

lb

l

1

2,0

4,0

Thành phn hài trong mạch dòng và mạch điện áp 5)

0,5 lmax

0,5 lmax

1

0,8

1,0

Dòng một chiu và các hài bậc chn trong mạch dòng xoay chiu 4)

lmax 2)

-

1

3,0

6,0

Các hài bc lẻ trong mạch dòng xoay chiu 5)

0,5 lb 2)

0,5 l 2)

1

3,0

6,0

Các hài phụ trong mạch dòng xoay chiu 5)

0,5 lb 2)

0,5 l 2)

1

3,0

6,0

Cảm ứng từ liên tục có ngun gốc từ bên ngoài 5)

Ib

l

1

2,0

3,0

Cm ứng từ có ngun gốc từ bên ngoài 0,5 mT 6)

Ib

l

1

2,0

3,0

Trường đin từ HF 7)

Ib

l

1

2,0

3,0

Hoạt động ca các khí cụ 8)

0,05 Ib

0,05 l-

1

0,5

1,0

1) Đối với các dải đin áp từ - 20% đến -10% và từ +10% đến +15% thì các giới hạn biến đổi sai số tính bng phn trăm bng 3 lần các giá tr cho trong bng. Đối với các giá trị dưới 0,8 U, thì sai số công tơ có thể thay đổi gia +10% và -100%.

2) Hệ s méo điện áp phải nh hơn 1%. Biến đổi sai số tính bng phn trăm phi được đo trong hai điu kiện sau: Đnh của sóng i bc 3 trong ln đo th nhất theo pha và trong ln đo thứ hai theo đi pha ca các đỉnh dòng ca sóng cơ bản. Đối với các công tơ nhiu pha, các mạch đin áp phi được cp điện song song còn các mạch dòng thì nối tiếp.

3) Các công tơ nhiu pha phi đo và ghi trong giới hạn biến đi sai số tính bng phn trăm cho trong bng nếu mt hoc hai pha ca lưi 3 pha b mất điện.

4) Ch áp dng nếu ngun phụ không ni vào mạch đo điện áp bên trong công tơ.

5) Các điu kin th nghim được qui đnh trong 5.6.2.

6) Cảm ng từ có ngun gốc từ bên ngoài bng 0,5 mT được sinh ra bi một dòng cùng tần số với tn s của đin áp đặt vào công tơ. Trong các điều kiện bất lợi nhất về pha và hướng, không được gây ra biển đổi sai s tính bng phn trăm lớn hơn các giá trị trong bảng. Các điu kiện th nghim được qui định trong 5.6.2.

7) Các điu kiện thử nghim được qui đnh trong 5.5.3.

8) Các khí c như thế được đt trong vỏ công tơ, được cung cấp điện gián đọan, ví d nam châm điện của bộ ghi nhiu biểu giá. Cách nối vào khí c cn được ký hiu để ch phương pháp ni đúng. Nếu cách ni này được thực hin bng các phích cm và ổ cm thì chúng phi là loại không th đo đu nối được.

9) Đim th nghiệm khuyến cáo đối vi biến đổi điện áp và biến đổi tn số là lbI

4.6.3. Giới hạn sai số do biến đổi nhiệt độ môi trường xung quanh

Hệ số nhiệt độ trung bình không được vượt quá các giới hạn cho trong bảng 16.

Bảng 16 - Hệ số nhiệt độ

Giá trị dòng

Hệ số công suất

Hệ số nhiệt độ trung bình %/oC đối với công tơ cấp chính xác

đối với công tơ nối trực tiếp

đối với công tơ nối qua máy biến dòng

1

2

0,1 lb I lmax

0,05 l I lmax

 

1

0,05

0,10

0,2 lb I lmax

0,1 l I lmax

0,5 điện cảm

0,07

0,15

Việc xác định hệ s nhiệt độ trung bình đi với một nhiệt độ đã cho, phải được thc hiện trong một dải nhiệt độ 20°C, tức là 10°C thp hơn và 10°C cao hơn nhiệt độ này, nhưng trong mọi trường hợp, nhiệt độ không được ở ngoài dải nhiệt độ làm việc qui định.

4.6.4. Khi động và vận hành không tải

Đi với các thử nghiệm này, các điu kiện và các giá trị của các đại lượng gây ảnh hưởng phải theo 5.6.1, ngoại trừ những thay đổi qui định dưới đây.

4.6.4.1. Khởi động ban đu công tơ

Công tơ phải chạy trong vòng 5 s sau khi điện áp danh định được đặt vào các đầu nối của công tơ.

4.6.4.2. Vận hành không tải

Khi điện áp đặt vào và không có dòng trong mạch dòng, thì đu ra thử nghiệm của công tơ không được sinh ra quá một xung. Đ thử nghim, xem 5.6.4.

4.6.4.3. Khởi động

Công tơ phải khởi động được và tiếp tục ghi khi có dòng cho trong bảng 17.

Bảng 17 - Dòng khởi động

Công tơ dùng để

Cấp chính xác của công tơ

Hệ s công suất

1

2

Ni trc tiếp

0,004 lb

0,005 lb

1

Ni qua máy biến dòng

0,002 I

0,003 l

1

Để th nghiệm, xem 5.6.5.

4.6.5. Hng s công tơ

Quan hệ giữa đu ra thử nghiệm và số chỉ của bộ hiển thị phải phù hợp với dữ liệu ghi trên nhãn.

Các thiết bị đu ra nói chung không buộc phải sinh ra các thứ tự xung thun nhất. Vì thế nhà chế tạo phải chra s xung cn thiết để đảm bảo độ chính xác đo ít nht bng 1/10 cp chính xác của công tơ các điểm th nghiệm khác nhau.

5. Thử nghiệm và điều kiện thử nghiệm

5.1. Th tục thử nghiệm chung

5.1.1. Điu kiện thử nghiệm

Tt cả các thử nghiệm đu được thc hiện trong các điu kiện chuẩn, trừ khi có qui định khác trong các điu tương ứng.

5.1.2. Thử nghiệm điển hình

Thử nghiệm điển hình được định nghĩa 3.7.1 phải được thực hiện trên một hoặc nhiu mẫu của công tơ do nhà chế tạo chọn, để thiết lập các đặc tính riêng của công tơ và để chứng tỏ là nó phù hợp với các yêu cầu của tiêu chun này.

Thứ tự thử nghiệm được khuyến nghị trong phụ lục E.

Trong trường hợp có các sửa đổi công tơ sau khi thử nghiệm điển hình mà chỉ liên quan đến một phn của công tơ thì chỉ cn tiến hành các thử nghiệm giới hạn vẽ các đặc tính có thể bị ảnh hưởng bi các sửa đổi này.

5.2. Thử nghiệm các yêu cu v cơ

5.2.1. Th nghiệm va đập bng búa có lò xo

Đ bn cơ của v công tơ phải được thử nghiệm bằng búa có lò xo (xem IEC 817).

Công tơ được lắp đặt v trí làm việc bình thường, và chịu tác động của một búa có lò xo với một động năng bằng 0,22 Nm ± 0,05 Nm vào các b mặt bên ngoài của vỏ công tơ (kể cả các ca sổ) và vào nắp các đầu nối.

Đối với công tơ đặt chìm thì th nghiệm này chỉ áp dụng cho bộ phận mặt trước của chúng.

Kết quả thử nghiệm là thoả mãn, nếu v và nắp các đu nối không có bất kỳ hư hại nào thể ảnh hưởng xấu đến sự làm việc của công tơ, và không thể chm tới các bộ phận mang điện. Các hư hại bmt mà không phương hại đến việc bảo vệ chống các tiếp xúc gián tiếp hoặc xâm nhập của các vật rn, bụi và nước, đu có thể chp nhận được.

5.2.2. Thử nghiệm va đp

Thử nghiệm phải được thc hiện theo IEC 68-2-27, trong các điu kiện sau:

- Công tơ trong điu kin không làm việc, không có bao gói;

- Xung nửa hình sin;

- Gia tốc đỉnh: 30 gn (300 m/s2);

- Thời gian đặt xung : 18 ms;

Sau khi thử nghiệm, công tơ không được có bất kỳ hư hng nào hoặc thay đổi nào v thông tin phải làm việc tốt phù hợp với các yêu cu của tiêu chuẩn này.

5.2.3. Thử nghiệm rung

Thử nghiệm phải được thc hiện theo IEC 68-2-6, trong các điều kiện sau:

- Công tơ trong điu kiện không làm việc, không có bao gói;

- Qui trình thử nghiệm A;

- Dải tần số : 10 Hz đến 150 Hz;

- Tần số chuyển tiếp : 60 Hz;

- f < 60 Hz, biên độ rung không đổi 0,075 mm;

- f > 60 Hz , gia tốc không đổi 9,8 m/s2 (1 g);

- Kiểm tra đơn điểm;

- Số chu kỳ quét theo tng trục : 10.

(Chú thích - 10 chu kỳ quét = 75 min)

Sau khi thử nghiệm, công tơ không được có bất kỳ hư hng hoặc thay đổi v thông tin, phải làm việc chính xác phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

5.2.4. Th nghiệm chịu nhiệt và chịu cháy

Thử nghiệm được thc hiện theo IEC 695-2-1, các nhiệt độ sau:

- Đế đu nối: 960°C ± 15°C;

- Nắp các đầu ni và vỏ công tơ: 600°C ± 10°C;

- Thời gian áp: 30 s ± 1 s.

Sợi dây nóng đỏ có thể áp vào một chỗ nào đó của các phn tử được thử nghiệm. Nếu đế đầu nối lin với đế công tơ thì chỉ cần th nghiệm trên đế đu nối.

5.2.5. Các thử nghiệm v chống lọt bụi và nước

Các th nghim phải được thc hin theo IEC 529, trong các điu kin sau:

a) Bảo vệ chống bụi xâm nhập

- Công tơ trong điu kiện không làm việc và được lp trên một vách tường nhân tạo;

- Th nghiệm nên được tiến hành sau khi đã lắp những đoạn cáp mẫu (những đu cáp phía ngoài được gn kín), cáp này phải đúng chủng loi qui định của nhà chế tạo;

- Riêng đi với các công tơ đt trong nhà, phải duy trì áp suất khí quyển bên trong và bên ngoài công tơ như nhau (không thp hơn cũng không cao hơn);

- Chữ s đặc trưng thứ nht: 5 (IP5X)

Bụi nếu có xâm nhập vào trong công tơ thì chỉ mức không phương hại đến sự làm việc của công tơ và độ bền điện môi của công tơ (độ bn cách điện).

b) Bảo vệ chng mức xâm nhập

- Công tơ trong điều kiện không làm việc;

- Chữ sđc trưng thứ hai: 1 (IPX1) đối với công tơ đặt trong nhà;

                                             4 (IPX4) đi với công tơ đặt ngoài trời.

Nước nếu có xâm nhập vào trong công tơ thì ch mức không phương hại đến sự làm việc ca công tơ và độ bn điện môi của công tơ (độ bn cách điện).

5.3. Thử nghiệm về các ảnh hưởng của khí hậu

Sau mỗi thử nghiệm khí hậu, công tơ không được có hư hng hoặc thay đổi thông tin, và phải làm việc bình thường.

5.3.1. Th nghiệm nóng khô

Thử nghiệm phải được thực hiện theo IEC 68-2-2, trong những điu kiện sau:

- Công tơ trong điu kiện không làm việc;

- Nhiệt độ: +70 °C ± 2 °C;

- Thời gian thử nghiệm : 72 h.

5.3.2. Thử nghiệm lạnh

Thử nghiệm phải được thực hiện theo IEC 68-2-1, trong những điu kiện sau:

- Công tơ trong điu kiện không làm việc;

- Nhiệt độ: - 25°C ± 3°C;

- Thời gian thử nghiệm : 72 h.

5.3.3. Thử nghiệm nóng m chu kỳ

Thử nghiệm phải được thc hiện theo IEC 68-2-30 , trong những điu kiện sau:

- Các mạch điện áp và mạch điện phụ được cấp điện ở điện áp chuẩn;

- Không có dòng trong các mạch dòng;

- Phương án 1;

- Nhiệt độ cao nht: + 40°C ± C đối với các công tơ đặt trong nhà

                                + 55°C ± 2°C đi với các công tơ đặt ngoài trời;

- Không cn các biện pháp dự phòng đặc biệt nhm loại trừ sương đọng trên b mặt;

- Thời gian thử nghiệm: 6 chu kỳ.

Sau khi kết thúc th nghiệm này 24 h, công tơ phải chịu các thử nghiệm sau:

a) Th nghiệm cách điện theo 5.4.6, riêng điện áp xung được nhân với hệ số 0,8;

b) Thử nghiệm chức năng. Công tơ phải không có hư hng hoặc thay đổi thông tin, và phải làm việc bình thường.

Th nghiệm nóng m cũng đng thời là thử nghiệm ăn mòn. Kết quả được đánh giá bng cách xem xét. Không được có bt cứ vết ăn mòn nào có thể ảnh hưởng xấu đến các đặc tính làm việc của công tơ.

5.3.4. Thử bức xạ mặt trời

Thử nghiệm phải được thực hiện theo IEC 68-2-5, trong những điều kiện sau:

- Ch áp dụng cho các công tơ đặt ngoài trời;

- Công tơ trong điu kiện không làm việc;

- Qui trình thử nghim A (8 h chịu bức xạ và 16 h để tối);

- Nhiệt độ cao nhất: + 550C;

- Thời gian thử nghiệm : 3 chu kỳ hoặc 3 ngày.

Sau khi th nghim, công tơ phải được kim tra bng cách xem xét. Hình thức của công tơ, và nhất là độ rõ ràng của nội dung nhãn phải không được bị ảnh hưởng. Hoạt đng của công tơ phải không bị phương hại.

5.4. Th nghiệm các yêu cầu v điện

5.4.1. Thử nghiệm công suất tiêu thụ

Công suất tu thụ trong các mạch điện áp và mạch dòng phải được xác định ti các giá trị chun của các đại lượng gây ảnh hưởng cho trong 5.6.1 bng bất c các phương pháp thích hợp nào. Đ chính xác tổng phải tốt hơn 5%.

5.4.1.1. Thử nghim công suất tiêu thụ của mạch đin áp.

Đối với các yêu cầu, xem 4.4.1.1.

5.4.1.2. Thử nghiệm công suất tiêu thụ của mạch dòng

Đối với các yêu cu, xem 4.4.1.2.

5.4.2. Thử nghiệm ảnh hưởng của đin áp cung cấp

5.4.2.1. Th nghim ảnh hưởng của sụt đin áp và mt đin ngn hn

Các th nghim phải được thực hiện trong các điu kiện sau:

- Các mạch điện áp và mạch phụ được cấp điện điện áp chuẩn;

- Các mạch dòng của công tơ đu không có dòng chạy qua.

a) Mất điện áp ΔU = 100%

- Thi gian mất điện: 1 s;

- Số ln mất điện: 3;

- Thời gian phục hi giữa các ln mất điện: 50 ms. Xem thêm phụ lục C, hình C.1.

b) Mất điện áp ΔU = 100%

- Thời gian mất điện: 20 ms;

- Số ln mất điện: 1. Xem thêm phụ lục C, hình C.2.

c) Sụt điện áp ΔU = 50%

- Thời gian sụt áp: 1 min;

- Số ln sụt áp: 1. Xem thêm phụ lục C, hình C.3

Sụt điện áp và mất điện ngắn hạn không được làm thay đi trong bộ ghi quá x kWh đu ra th nghiệm không được sinh ra tín hiệu tương đương với giá trị lớn hơn x kWh. Công thức để tính x, xem 4.4.2.2.

5.4.3. Th nghiệm ảnh hưởng của quá dòng ngn hạn

Mạch thử nghiệm trên thc tế phải không có điện cảm.

Sau khi đặt quá dòng ngắn hạn cùng với điện áp duy trì trên các đu ni, cho công tơ tr v nhiệt độ ban đu vi các mạch điện áp mang điện (trong khoảng 1 h).

a) Công tơ nối trực tiếp (các yêu cu, xem 4.4.3 a);

b) Công tơ nối qua máy biến dòng (các yêu cu, xem 4.4.3 b).

5.4.4. Thử nghiệm nh hưởng của tự phát nóng

Thử nghiệm phải được thực hiện như sau: Sau khi các mạch điện áp đã được cáp điện điện áp chuẩn trong thời gian ít nhất là 2 h đối với cấp chính xác 1 và 1 h đối với cấp chính xác 2, không có dòng trong các mạch dòng, cho dòng cc đại chạy qua các mạch dòng. Sai s của công tơ phải được đo ở hệ scông suất bng 1 ngay sau khi đặt dòng vào, và sau đó đo cách quãng nhau các khoảng thời gian đủ ngn để v đường cong biến đổi sai s theo thời gian. Thử nghiệm phải được tiến hành ít nhất trong một giờ, và trong bất cứ trường hợp nào cũng phải thc hiện cho đến khi sự biến đổi sai s trong 20 min không vượt quá 0,2%.

Sau đó cũng thử nghiệm này phải được thc hiện ở hệ số công suất bng 0,5 (điện cảm).

Độ biến đổi sai sđo được theo qui định, phải không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 11 (xem thêm 4.4.4).

5.4.5. Thử nghiệm ảnh hưởng ca phát nóng

Mỗi mạch dòng của công tơ được mang dòng cc đại và mỗi mạch điện áp (cũng như các mạch phụ được cung cp đin trong các khoảng thời gian lớn hơn hằng s thời gian nhiệt của chúng) đu được cấp điện với một điện áp bng 1,15 ln điện áp chuẩn, độ tăng nhiệt của các b mt bên ngoài không được vượt quá 25°C, đối với nhiệt độ môi trường xung quanh bng 40°C.

Thời gian thử nghiệm là 2 h. Trong khi thử nghiệm, không được đ gió lùa hoặc bức xạ mặt trời trc tiếp vào công tơ.

Sau khi thử nghiệm, công tơ không được có hư hỏng và phải thoả mãn các thử nghiệm độ bn điện môi 5.4.6.

5.4.6. Thử nghiệm các đặc tính cách điện

5.4.6.1. Điu kiện thử nghiệm chung

Các thử nghiệm ch được tiến hành trên công tơ hoàn chnh cùng với np (trừ các trường hợp được chỉ ra sau đây) và np các đu nối, các vít đu ni được xiết chặt áp vào dây dn lớn nhất theo qui định lp trong đu nối. Qui trình thử nghiệm theo TCVN 6099-1996 (IEC 60).

Trước tiên thc hiện các thử nghiệm điện áp xung, sau đó thử nghiệm điện áp xoay chiu.

Khi thử nghim điển hình, các thử nghim độ bn đin môi ch được coi như có giá trị đối với cách bố trí các đầu nối của công tơ đã chịu các thử nghiệm này. Trong trưng hợp bố trí các đu nối khác đi thì tất cả các thử nghiệm độ bền điện môi phải được thc hiện ứng với tng cách b trí.

Đối với các thử nghiệm này thì thut ngữ "đất" có ý nghĩa như sau:

a) Trong trường hợp vỏ công tơ làm bng kim loại thì "đất" là bản thân v công được đặt trên một bmặt dẫn điện phng;

b) Trong trường hợp vỏ công tơ hoặc một phn của vỏ làm bng vật liệu cách điện thì "đất" là một lá mỏng dn điện bao bọc công tơ tiếp xúc với tất cả những phn dn điện có thể chạm tới được và được nối vào b mặt dẫn điện phng trên đó đặt đế công tơ. Khi np các đầu nối cho phép thì lá mỏng dẫn điện phải tiếp cn tới các đu nối và lỗ lun dây dẫn khoảng cách không quá 2 cm.

Trong khi thử nghiệm điện áp xung và điện áp xoay chiu, các mạch không chịu thử nghiệm đu được nối vào đất như chỉ dẫn sau đây.

Không được xảy ra phóng đin b mặt và phóng điện đánh thủng.

Sau các thử nghim này, biến đổi sai số tính bằng phn trăm của công tơ, các điu kiện chuẩn không được vượt quá sai số của phép đo.

Trong điều này, thuật ng "tất cả các đu nối" là tập hợp tất cả các đu nối của các mạch dòng, các mạch điện áp và nếu có, cả các mạch ph có điện áp chuẩn lớn hơn 40 V.

Các thử nghiệm này phải được tiến hành trong các điu kiện s dụng bình thường. Trong khi thử nghiệm, thì chất lượng cách điện phải không bị hư hại do bụi hoặc độ ẩm không bình thường.

Nếu không có qui đnh nào khác, các điều kiện bình thường đối với các th nghim cách điện là như sau:

- Nhiệt độ môi trường xung quanh: 15°C đến 25°C;

- Độ ẩm tương đối: 45% đến 75%;

- Áp sut khí quyển: 86 kPa đến 106 kPa.

5.4.6.2. Thử nghiệm điện áp xung

Thử nghiệm phải được tiến hành trong những điều kiện sau:

- Dạng xung: xung 1,2/50 như qui định trong IEC 60;

- Thời gian điện áp tăng: ± 30%;

- Thời gian điện áp giảm: ± 20%;

- Điện kháng ngun: 500 Ω ± 50 Ω;

- Năng lượng ngun: 0,5 J ± 0,05 J;

- Điện áp thử nghiệm: phù hợp bảng 3a hoặc 3b;

- Dung sai điện áp thử nghiệm:

Đối với mi thử nghiệm, xung điện áp được đt 10 lần với cc tính này, sau đó lặp lại như vậy với cc tính kia. Thi gian tối thiểu giữa các xung là 3 s.

Chú thích – Đối vi các khu vực mà lưi điện cung cp ch yếu là t đường dây trên không, có thể yêu cu một giá trđnh của đin áp thử nghim cao hơn.

5.4.6.2.1. Thử nghiệm điện áp xung các mạch và giữa các mạch

Thử nghiệm phải được thc hiện độc lập trên tng mạch (hoặc tập hợp các mạch) mà trong vận hành bình thường, được cách điện vi các mạch khác của công tơ. Các đu nối của các mạch không phải chịu điện áp xung phải được ni đt.

Như vậy, khi các mạch điện áp và dòng của một phn tử đo được ni-với nhau trong sử dụng bình thường thì thử nghiệm phải thc hiện trên tập hợp này. Đu kia của mạch điện áp phải được ni đất, và điện áp xung phải đặt giữa đu nối mạch dòng và đất. Khi có nhiu mạch điện áp của công tơ có một điểm chung, thì điểm chung này phải được nối đt và điện áp xung phải được đặt ln lượt giữa tng các đu tự do của các mối nối (hoặc mạch dòng được nối với nó) và đất.

Khi mạch điện áp và mạch dòng của cùng một phn tử đo được tách riêng và được cách điện một cách thích hợp trong sử dụng bình thường (ví dụ: mỗi mạch được cung cấp bằng một máy biến đổi đo lường) thì thử nghiệm phải được tiến hành riêng rẽ trên từng mạch.

Trong khi thử nghiệm một mạch dòng, các đầu ni ca các mạch khác phải được nối đất và điện áp xung phải đặt vào giữa một trong các đu nối của mạch dòng này và đất. Đối với thử nghiệm mạch điện áp thì các đu ni của các mch khác và một trong các đầu nối của mạch điện áp đang thử nghiệm phải được nối đất, và điện áp xung phải đặt vào giữa đầu ni kia ca mạch điện áp và đất.

Các mạch ph dùng để nối trc tiếp vào lưới điện hoặc vào cùng các máy biến điện áp như các mạch công tơ và với đin áp chuẩn trên 40 V, thì phải chịu thử nghiệm điện áp xung trong cùng các điu kiện như đã cho đối với các mch điện áp. Các mch ph khác không phải th nghiệm.

5.4.6.2.2. Thử nghim điện áp xung các mạch điện với đất

Tất cả các đu nối của các mch điện của công tơ, kể cả các đầu nối của các mạch phụ có điện áp chun lớn hơn 40 V, phi được ni với nhau.

Các mạch phụ có điện áp chuẩn thấp hơn hoặc bng 40 V phải được nối với đất. Trong khi thử nghiệm, không được xảy ra phóng điện b mặt, phóng điện đánh thủng và phóng điện chọc thủng.

Điện áp xung phải đặt giữa tất cả các mạch điện và đất.

5.4.6.3. Thử nghiệm đin áp xoay chiu

Các thử nghiệm điện áp xoay chiu phải được thc hiện theo bng 18.

Điện áp thử nghiệm phải thc chất là hình sin, tn số nm giữa 45 Hz và 65 Hz, và được đặt trong 1 min. Nguồn điện phải có khả năng cung cấp ít nhất là 500 VA.

Trong khi thực hiện các thử nghiệm đối với đất thì các mch phụ có điện áp chuẩn nhỏ hơn hoặc bằng 40 V phải được ni đất.

Bng 18 - Các th nghiệm điện áp xoay chiu

Giá trị hiệu dụng ca điện áp th nghiệm

Các điểm đặt điện áp thử nghiệm

2 kV

A) Các th nghiệm được tiến hành khi v lắp kín, công tơ đã lp đủ np và np đu nối

a) Giữa một bên là tất cả các mch dòng, mạch áp, cũng như các mạch phụ có điện áp chuẩn lớn hơn 40 V. được nối với nhau và một bên là đất;

b) Giữa các mạch điện không nối với nhau trong vn hành.

4 kV

(đối với thử nghiệm thuộc đim a)

B) Các th nghiệm b sung đối với những công tơ có v cách điện thuộc cấp bo vệ II.

a) Giữa một bên là tất cả các mạch dòng, mạch áp, cũng như các mạch phụ có điện áp chuẩn lớn hơn 40 V. được ni với nhau và một bên là đất;1)

b) Kiểm tra sự phù hợp với các điu kiện qui định 4.2.7 bng cách xem xét;

c) Gia một bên là tt cả các bộ phận dẫn điện bên trong công tơ được nối với nhau, mt bên là tất cả các bộ phận dẫn điện bên ngoài v công tơ mà que th có th chạm đến, được nối với nhau.2)

40 V

(đối với thử nghim thuộc điểm c)

1) Thử nghiệm điểm a), phn B được thực hiện khi vỏ lp kín, công tơ đã lp đủ np và np đu nối.

2) Thử nghiệm điểm c), phn B không cần thc hiện, nếu như thử nghiệm ở điểm b) không phát hiện điu gì nghi vấn.

5.4.7. Thử nghiệm miễn cm đối với sự c chạm đt

Các yêu cu v sự c chạm đt nêu trong 4.4.7 phải được kiểm tra và thỏa mãn. Sơ đ thử nghiệm, xem phụ lục F.

5.5. Thử nghiệm tính tương thích điện từ (EMC)

5.5.1. Điu kiện thử nghiệm chung

Đối với tất cả các thử nghiệm này, công tơ phải đặt vị trí làm việc bình thường với np các np đu nốiđúng vị trí. Tất cả các bộ phận được dự định ni đất phải được nối đất.

Sau các thử nghim này, công tơ không được có bt kỳ hư hng nào và phải làm việc bình thường.

5.5.2. Thử nghiệm miễn cảm đi với phóng điện tĩnh điện

Thử nghiệm phải được thưc hiện theo IEC 1000-4-2, trong các điu kiện sau:

- Phóng điện tiếp xúc;

- Mức độ khc nghiệt của th nghim: 4;

- Điện áp thử nghiệm: 8 kV;

- Số lần phóng điện: 10.

a) Công tơ trong điều kiện không làm việc:

- Mạch điện áp, mạch dòng và mạch phụ không được cp điện;

- Tất cả các đu nối mạch điện áp và đầu nối mạch phụ phải được ni với nhau các đu ni mạch dòng phải để h mạch.

Sau khi cho phóng điện tĩnh điện, công tơ không được có hng hóc hoặc thay đổi thông tin và phải tha mãn các yêu cu về độ chính xác của tiêu chun này.

b) Công tơ trong điu kiện làm việc:

- Mạch điện áp và mạch phụ được cp điện ở điện áp chun;

- Không có dòng trong các mạch dòng và các đầu nối của mạch dòng phải để hở mạch.

Sự phóng điện tĩnh điện không được làm thay đổi trong bộ ghi quá x kWh và đu ra thử nghiệm không được sinh ra tín hiệu tương đương với giá trị vượt quá x kWh. Công thức tính x, xem 4.4.2.2.

5.5.3. Thử nghiệm miễn cảm đối với các trường điện từ HF

Th nghim phải được thực hiện theo IEC 1000-4-3, trong các điu kiện sau:

- Các mạch điện áp và mạch phụ được cp điện điện áp chun;

- Dải tn s 80 MHz đến 1 000 MHz;

- Mức đ khc nghiệt của th nghiệm: 3;

- Cường độ trường th nghiệm: 10V/m.

a) Không có dòng trong các mạch dòng và các đu nối ca các mạch dòng phải đ hở mạch.

Thử nghiệm trường HF không được làm thay đi trong bộ ghi quá x kWh và đu ra thử nghiệm không được sinh ra tín hiệu tương đương với giá trị vượt quá x kWh. Công thc tính x. xem 4.4.2.2.

b) Với dòng điện cơ bản tương ứng với dòng danh định I và hệ số công suất bằng 1, các tn số nhậy cảm hoặc các tn số cần chú trọng đặc biệt, sự biến đổi sai số phải nằm trong các giới hạn cho ở bảng 15.

5.5.4. Thử nghiệm đột biến quá độ nhanh

Thử nghiệm phải được thc hiện theo IEC 1000-4-4. trong các điu kiện sau:

Điện áp th nghiệm được đặt theo chế độ chung giữa đất và:

- Các mạch điện áp;

- Các mạch dòng nếu chúng tách biệt với các mạch điện áp khi làm việc bình thường;

- Các mạch phụ nếu chúng tách biệt với các mạch điện áp khi làm việc bình thường.

a) Với dòng cơ bản lb hoặc dòng danh định I và hệ s công suất bng 1

- Mạch điện áp và mạch phụ được cấp điện điện áp chuẩn;

- Mức khc nghiệt ca thử nghiệm: 3;

- Điện áp th nghiệm trên mạch dòng và mạch áp: 2 kV;

- Điện áp th nghiệm trên các mạch phụ có điện áp lớn hơn 40 V: 1 kV;

- Thời gian thử nghiệm: quá độ nhanh phải được đặt vào ba lần trong 1 s trải đu trong thời gian 10 min.

Mức độ gia tăng ghi được trong thử nghiệm này không được sai khác quá 4% hoặc 6% tương ng với công tơ cấp chính xác 1 và 2 so với th nghiệm trong cùng những điu kiện tải không có đột biến quá độ.

b) Không có dòng trong mạch dòng và các đu ni của mạch dòng phải để h mạch

- Mạch điện áp và mạch phụ được cấp điện điện áp chuẩn;

- Mức khắc nghiệt ca th nghiệm: 4;

- Điện áp thử nghiệm trên mạch dòng và mạch áp: 4 kV;

- Thời gian thử nghiệm: 60 s.

Việc đặt đin áp thử nghiệm đột biến không được làm thay đổi trong bộ ghi quá 10 lần x kWh và đu ra th nghiệm không được sinh ra tín hiu tương đương vi giá trị vượt quá 10 ln x kWh và công tơ phải tiếp tục làm việc bình thường. Công thức tính x, xem 4 4.2.2.

5.5.5. Đo nhiễu vô tuyến

Thử nghiệm nhiu vô tuyến phải được thc hiện theo IEC/CISPR 22 đi với thiết bị cấp B.

5.6.Thử nghiệm các yêu cầu v độ chính xác

5.6.1. Điu kiện thử nghim chung

Đ thử các yêu cu v độ chính xác nêu trong 4.6, các điu kiện thử nghiệm sau đây phải được duy trì:

a) Công tơ phải được thử nghiệm trong vỏ và np đậy, tất cả các bộ phận dự định để nối đất đu phải ni đất;

b) Trước khi tiến hành bất kỳ thử nghiệm nào, các mạch điện trong công tơ đu phải được cấp đin trong thời gian cn thiết để đạt được trạng thái ổn định nhiệt;

c) Ngoài ra, đi với công tơ nhiu pha:

- Thứ tự pha cn phải là thứ tự được ch trên sơ đ đấu nối;

- Các điện áp và dòng điện cn phải thật sự cân bằng (xem bảng 19).

Bng 19 - Cân bằng điện áp và dòng

Công tơ nhiều pha

Cấp chính xác của công tơ

1

2

Điện áp giữa pha và trung tính và giữa hai pha bất kỳ không được khác với điện áp tương ứng trung bình quá

± 1%

± 1%

Dòng điện trong các dây dẫn không được khác với dòng điện trung bình quá

± 2%

± 2%

Độ lệch pha của các dòng so với điện áp pha trung tính tương ứng. cho dù góc pha là bao nhiêu, không được khác nhau quá

d) Các điu kiện chuẩn được cho trong bảng 20;

e) Đối với các yêu cu liên quan đến trạm thử nghiệm, xem IEC 736

Bng 20 - Các điều kiện chuẩn

Đại lượng ảnh hưng

Giá trị chuẩn

Dung sai cho phép đối với công tơ cấp chính xác

1

2

Nhiệt độ môi trường xung quanh

Nhiệt độ chun hoặc 23°C trong trường hợp không nêu 1)

± C

± C

Điện áp

Điện áp chuẩn

± 1,0%

± 1,0%

Tn s

Tần s chuẩn

± 0,3%

± 0,5%

Dạng sóng

Các điện áp và dòng hình sin

Hệ s méo nhỏ hơn

2%

3%

Cảm ứng từ có nguồn gốc từ bên ngoài ở tần số chuẩn

Cảm ứng từ bằng không

Giá trị cảm ứng gây ra biến đổi sai số không lớn hơn

± 0,2%

± 0,3%

Nhưng trong mọi trường hợp phải nhỏ hơn 0,05mT2)

1) Nếu như các thử nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ khác với nhiệt độ chuẩn, kể cả các dung sai cho phép, thì các kết quả phải được hiệu chỉnh bằng cách sử dụng hệ số nhiệt độ thích hợp của công tơ.

2) Thử nghiệm bao gồm:

a) Đối với công tơ một pha, trước hết xác định các sai số của công tơ được nối vào lưới như bình thường, sau đó xác định các sai số sau khi đảo chiều mạch dòng cũng như mạch điện áp. Trị số biến đổi sai số chính là nửa của hiệu giữa hai sai số thu được. Vì không biết rõ pha của trường có nguồn gốc từ bên ngoài cho nên thử nghiệm phải thực hiện ở 0,1 Ib hoặc 0,05 I ở hệ số công suất bằng 1, và ở 0,2 Ib hoặc 0,1 I ở hệ số công suất bằng 0,5.

b)Đối với công tơ ba pha, thực hiện ba phép đo ở trị số 0,1 Ib hoặc 0,05 I ở hệ số công suất bằng 1, sau mỗi phép đo lại đổi góc pha của mạch dòng và mạch điện áp đi 1200, nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự pha. Trị số biến đổi sai số chính là hiệu số lớn nhất giữa một trong các sai số xác định theo cách trên và giá trị trung bình của chúng.

5.6.2 Thử nghiệm các đại lượng gây ảnh hưởng

Phải kiểm tra để chứng tỏ rằng các yêu cầu về đại lượng gây ảnh hưởng qui định ở 4.6.1 và 4.6.2 là thỏa mãn.

Các thử nghiệm về sự biến đổi do các đại lượng gây ảnh hưởng được thực hiện một cách độc lập, còn tất cả các đại lượng gây ảnh hưởng khác vẫn ở các điều kiện chuẩn của chúng ( xem bảng 20 ở trên).

5.6.2.1. Thử nghiệm độ chính xác khi có sóng hài

Các điều kiện thử nghiệm:

- Dòng tần số cơ bản: Io = 0,5 Imax

- Điện áp tần số cơ bản: Uo = U

- Hệ số công suất tần số cơ bản: 1

- Thành phần điện áp hài bậc 5: U5 = 10% U

- Thành phần dòng hài bậc 5: I5 = 40% dòng cơ bản

- Hệ số công suất hài: 1

- Điện áp cơ bản và điện áp hài đồng pha, có độ dốc dương khi qua điểm không.

Công suất hài gây ra do hài bậc 5 là P5 = 0,1 Uo x 0,4 Io = 0,04 Po, do đó tổng công suất sẽ là 1,04 Po.

5.6.2.2 Th nghiệm ảnh hưởng của các hài bậc l và các hài phụ

Thử nghiệm ảnh hưởng của các hài bậc lẻ và các hài phụ phải được thc hiện với mạch cho phụ lục B, điều B.2, hình B.4 hoặc với trang bị khác có th tạo ra các dng sóng yêu cu và dạng sóng của dòng tương ứng được chỉ ra điều B.2, hình B.5 và điu B.3. hình B.7.

Sbiến đổi sai s giữa dạng sóng thử nghiệm và dạng sóng chun cho điu B.2, hình B.5 và điu B.3, hình B.7 không được vượt quá giới hạn biến đổi cho bảng 15.

Chú thích - Các giá trị cho các hình ch phù hợp với tn s 50 Hz. Đối với tn s khác, cn chn các giá trị phù hợp.

5.6.2.3. Cảm ứng từ liên lục có ngun gc từ bên ngoài

Cảm ứng liên tục này có thể nhn được bằng cách sử dụng nam châm điện theo phụ lục D, được cấp điện một chiều. Từ trường này được đặt vào tất cả các b mặt có thể chạm tới được của công tơ khi công tơ được lp đặt như sử dụng bình thường. Giá trị sức từ động phải là 1 000 ampe-vòng.

5.6.2.4. Cảm ứng từ có ngun gc từ bên ngoài

Cảm ứng từ này phải nhận được bng cách đặt công tơ vào giữa một cuộn dây tròn, đường kính trung bình 1 m, mặt ct vuông và chiu dày hướng kính nh so với đường kính và giá tr cảm ng từ bng 400 ampe-vòng.

5.6.3. Thử nghiệm ảnh hưng của nhiệt đ môi trường xung quanh

Phải kiểm tra để chứng tỏ rằng các yêu cu liên quan đến ảnh hưởng của nhiệt đ môi trường xung quanh như đã được qui định trong 4.6.3 là thoả mãn.

5.6.4. Th nghiệm điu kin không tải

Trong thử nghiệm này mạch dòng phải để h mạch và mạch đin áp được đặt đin áp bằng 115% điện áp chuẩn. Thời gian thử nghiệm tối thiểu Δt phải là:

∆t ≥

600 x 106

, min đối với công tơ cấp chính xác 1

k . m . U . Imax

∆t ≥

480 x 106

, min đối với công tơ cấp chính xác 2

k . m . U . Imax

Trong đó:

k - s lượng xung phát ra bi thiết bị đu ra của công tơ trên một kilôoát giờ (xung/kWh);

m - số lượng phn tử đo;

U – đin áp chuẩn tính bng vôn.

Imax – dòng cực đại tính bằng ampe.

Trong khi thử nghiệm, thiết bị đu ra của công tơ không được phát ra quá một xung.

Chú thích - Đối với công tơ ni qua máy biến đổi có b ghi s cấp hoặc nửa sơ cấp, hằng s k phải tương ng với các giá trị thứ cấp (điện áp và dòng).

5.6.5. Thử nghiệm điu kiện khi động

Phải kiểm tra để chứng tỏ rằng các yêu cu khi đng như đã qui định trong 4.6.4.3 là thoả mãn.

5.6.6. Th nghiệm hằng số của công tơ

Phi kiểm tra để chứng tỏ rằng quan hệ giữa đu ra thử nghiệm và ch số trên bộ hiển thị phù hợp với số liệu trên nhãn.

5.6.7. Giải thích các kết quả thử nghiệm

Một s kết qu thử nghiệm nào đó có thể vượt ra ngoài các giới hạn cho trong bảng 13 và 14 do sự không chính xác của các phép đo và các thông số khác ảnh hưởng đến phép đo. Tuy nhiên nếu ch bằng sự dịch chuyển trục tọa độ song song với chính nó một giá trị không lớn hơn các giới hạn cho bảng 21 mà tất cả các kết quả thử nghiệm vẫn nằm trong các giới hạn cho bảng 13 và 14 thì loại công tơ này phải được xem như chấp nhận được.

Bảng 21 - Giải thích các kết quả thử nghiệm

 

Cấp chính xác của công tơ

1

2

Đ dịch chuyn cho phép của đường "không" (%)

0,5

1,0

 

Phụ lục A

(qui định)

Quan hệ giữa nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và độ ẩm tương đối

--------   Các giới hạn với từng chu kỳ 30 ngày phân bổ tự nhiên trong suốt một năm

_ _ _ _  Các giới hạn đôi khi đạt tới trong các ngày khác

            Giá trị trung bình năm

Hình A.1

 

Phụ lục B

(qui định)

Sơ đồ mạch thử nghiệm đối với dòng một chiều, các hài bậc chẵn, các hài bậc lẻ và các hài phụ

Chú thích - Các giá trị cho trên hình ch phù hợp đi với tần s 50 Hz. Đi vi các tn số khác, cần chọn các giá trị phù hợp.

B.1. Chỉnh lưu nửa sóng (dòng một chiu và các hài bậc chẵn)

Hình B.1 - Sơ đồ mạch thử nghiệm đối với việc chnh lưu nửa sóng

Chú thích:

1) Tr kháng cân bng phải bng tr kháng của thiết bị được th nghim (EUT) để bảo đm đ chính xác của phép đo.

2) Tr kháng cân bng tốt nhất nên là một công tơ cùng chng loại với EUT.

3) Các điôt chnh lưu phải cùng mt chng loi.

4) Để cải thiện điu kiện cân bng, có thể lắp thêm đin tr bổ sung RB vào cả hai nhánh. Tr s ca chúng nên lấy xấp x bng 10 ln trị s ca EUT.

5) Ảnh hướng ca thành phần mt chiu và các hài bc chn trong mch đng xoay chiu phải được kiểm tra 0,5 lmax.

Để đt được điu kiện th nghiệm này, dòng xoay chiu lchun.chạy qua công tơ chuẩn phải được gim đi lần so với trị số Imax trên nn của công tơ (EUT).

Thử nghiệm dòng một chiều và hài bậc chẵn

Hình B.2 - Dạng sóng chỉnh lưu nửa sóng

Thử nghiệm dòng một chiếu và hài bậc chẵn
Phân tích các hài đến bậc 20

Hình B.3 - Thành phn hài nửa sóng

B.2. Điu khin góc m (hài bậc lẻ)

Hình B.4 - Sơ đồ mạch thử nghiệm (tham khảo)

Chú thích - Công tơ chuẩn phải đo điện năng thực (thành phần cơ bản + các hài) khi có các hài.

Thành phẩn hàl so với tần số 50 Hz Dạng sóng dòngĐiều khiển vào các thời điểm 5ms và 15ms

Hình B.5 - Dạng sóng ca sóng cắt

Hài

Hình B.6 - Phân tích thành phn hài của dạng sóng cắt

B.3. Khng chế sự đột biến biên độ (các hài phụ)

Sơ đ mạch thử nghiệm, xem hình B.4.

Hai chu kỳ có đột biến và hai chu kỳ không có đột biến

Hình B.7 - Dạng sóng khởi động đột biến

Hình B.8 – Phân tích các hài

 

Phụ lục C

(qui định)

Dạng sóng điện áp dùng để thử nghiệm ảnh hưởng của sụt điện áp và mất điện ngắn hạn

Hình C.1 - Mất điện áp ΔU = 100%. 1 s

Hình C.2 - Mất điện áp ΔU = 100%, 20 ms

Hình C.3 – Sụt điện áp ΔU = 50%

 

Phụ lục D

(qui định)

Nam châm điện dùng để thử nghiệm ảnh hưởng của từ trường bên ngoài

Tỷ lệ: 1 : 1 (tất cả các kích thước tính bng milimét)

Ví dụ v cuộn dây: 500 vòng ϕ 0,6 / 0,28 mm2

                               hoặc: 1 000 vòng ϕ 0,4 / 0,126 mm2

Lá thép của lõi từ: 1,0 W/kg

Hình D.1

 

Phụ lục E

(tham khảo)

Chương trình thử nghiệm

Qui trình khuyến nghị các th nghiệm

Số thứ tự

Các thử nghiệm

Điều của TCVN

1

1.1

1.2

2

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

3

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

4

4.1

4.2

4.3

4.4

5

5.1

5.2

5.3

5.4

6

6.1

6.2

6.3

6.4

6.5

Thử nghiệm các đặc tính của cách điện

Thử nghiệm điện áp xung

Thử nghiệm điện áp xoay chiều

Thử nghiệm các yêu cầu về độ chính xác

Thử nghiệm hằng số công tơ

Thử nghiệm điều kiện khởi động

Thử nghiệm điều kiện không tải

Thử nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường xung quanh

Thử nghiệm các đại lượng gây ảnh hưởng

Thử nghiệm các yêu cầu về điện

Thử nghiệm công suất tiêu thụ

Thử nghiệm ảnh hưởng của điện áp cung cấp

Thử nghiệm ảnh hưởng của quá dòng ngắn hạn

Thử nghiệm ảnh hưởng của tự phát nóng

Thử nghiệm ảnh hưởng của phát nóng

Thử nghiệm miễn cảm đối với sự cố chạm đất

Thử nghiệm tương thích điện từ (EMC)

Đo các nhiễu vô tuyến

Thử nghiệm đột biến quá độ nhanh

Thử nghiệm miễn cảm đối với các trường điện từ HF

Thử nghiệm miễn cảm đối với các phóng điện tĩnh điện

Thử nghiệm về các ảnh hưởng của khí hậu

Thử nghiệm nóng khô

Thử nghiệm lạnh

Thử nghiệm nóng ẩm chu kỳ

Thử nghiệm bức xạ mặt trời

Thử nghiệm các yêu cầu về cơ

Thử nghiệm rung

Thử nghiệm va đập

Thử nghiệm va đập bằng búa lò xo

Thử nghiệm bảo vệ chống xâm nhập bụi và nước

Thử nghiệm khả năng chịu nhiệt và lửa

5.4.6

5.4.6.2

5.4.6.3

5.6

5.6.6

5.6.5

5.6.4

5.6.3

5.6.2

5.4

5.4.1

5.4.2

5.4.3

5.4.4

5.4.5

5.4.7

5.5

5.5.5

5.5.4

5.5.3

5.5.2

5.3

5.3.1

5.3.2

5.3.3

5.3.4

5.2

5.2.3

5.2.2

5.2.1

5.2.5

5.2.4

 

Phụ lục F

(qui định)

Sơ đồ mạch thử nghiệm dùng để thử nghiệm miễn cảm đối với sự cố chạm đất

Mạch mô phỏng điều kiện sự cố chạm đất ở pha 1

Các điện áp trên công tơ chịu thử nghiệm

Điều kiện bình thường                                                         Điều kiện sự cố chạm đất

Hình F.1

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng..............................................................................................................................

2. Tiêu chuẩn trích dẫn..........................................................................................................................

3. Định nghĩa........................................................................................................................................

3.1. Định nghĩa chung...........................................................................................................................

3.2. Định nghĩa về các phần t chức năng.............................................................................................

3.3. Định nghĩa về các phần tử cơ.........................................................................................................

3.4. Định nghĩa về cách điện.................................................................................................................

3.5. Định nghĩa về các đại lượng của công tơ........................................................................................

3.6. Định nghĩa về các đại lượng gây ảnh hưởng...................................................................................

3.7. Định nghĩa về các thử nghiệm.........................................................................................................

4. Yêu cầu...........................................................................................................................................

4.1. Giá trị điện tiêu chuẩn.....................................................................................................................

4.2. Yêu cầu về cơ...............................................................................................................................

4.3. Điều kiện khí hậu............................................................................................................................

4.4. Yêu cầu về điện.............................................................................................................................

4.5. Tính tương thích điện từ (EMC).......................................................................................................

4.6. Yêu cầu về độ chính xác................................................................................................................

5. Thử nghiệm và điều kiện thử nghiệm.................................................................................................

5.1. Thủ tục thử nghiệm chung..............................................................................................................

5.2. Thử nghiệm các yêu cầu về cơ.......................................................................................................

5.3. Thử nghiệm về các ảnh huởng của khí hậu......................................................................................

5.4. Thử nghiệm các yêu cầu về điện.....................................................................................................

5.5. Thử nghiệm tính tương thích điện từ (EMC).....................................................................................

5.6. Thử nghiệm các yêu cầu về độ chính xác........................................................................................

Phụ lục A - Quan hệ giữa nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và độ ẩm tuơng đối.......................

Phụ lục B - Sơ đồ mạch thử nghiệm đối với dòng một chiều, các hài bậc chẵn, các hài bậc lẻ và các hài phụ      

Phụ lục C - Dạng sóng điện áp dùng để thử nghiệm ảnh hưởng của sụt điện áp và mất điện ngắn hạn.....

Phụ lục D - Nam châm điện dùng để thử nghiệm ảnh hưởng của từ trường bên ngoài.............................

Phụ lục E - Chương trình thử nghiệm.....................................................................................................

Phụ lục F - Sơ đồ mạch thử nghiệm dùng để thử nghim miễn cảm đối với sự cố chạm đất....................


(*)Các thuật ngữ “điện áp” và “dòng điện” được hiểu là giá trị hiệu dụng, nếu không có qui định nào khác.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi