Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8652:2020 Sơn tường dạng nhũ tương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8652:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8652:2020 Sơn tường dạng nhũ tương
Số hiệu:TCVN 8652:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8652:2020

SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG

Well emulsion paints

Lời nói đầu

TCVN 8652:2020 thay thế TCVN 8652:2012

TCVN 8652:2020 được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn JIS K 5663:2003.

TCVN 8652:2020 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG

Well emulsion paints

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sơn tường dạng nhũ tương, bao gồm sơn phủ và sơn lót dùng để trang trí, bảo vệ mặt tường trong và ngoài các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho sơn nhũ tương nhựa tổng hợp có chứa nhựa nhóm formaldehyt, nhóm ure, nhóm phenol hoặc nhóm melamine.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2090 (ISO 15528), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu;

TCVN 2091 (ISO 1524), Sơn, vecni và mực in - Xác định độ mịn;

TCVN 2094, Sơn - Phương pháp gia công màng;

TCVN 2095, Sơn - Phương pháp xác định độ phủ;

TCVN 2096-1 (ISO 9117-1), Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô - Phần 1: Xác định trạng thái khô hoàn toàn và thời gian khô hoàn toàn;

TCVN 2096-3 (ISO 9117-3), Sơn và vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô - Phần 3: Xác định thời gian khô bề mặt dùng hạt ballotini;

TCVN 2097 (ISO 2409), Sơn và vecni- Phép thử cắt ô;

TCVN 2102 (ISO 3668), Sơn và véc ni- Xác định màu sắc theo phương pháp so sánh trực quan TCVN 4314, Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 5669 (ISO 1513), Sơn và vevni - Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử;

TCVN 8653-1, Sơn tường dạng nhũ tương - Phương pháp thử - Xác định trạng thái sơn trong thùng chứa, đặc tính thi công, độ ổn định ở nhiệt độ thấp và ngoại quan màng sơn;

TCVN 8653-2, Sơn tường dạng nhũ tương - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ bền nước của màng sơn;

TCVN 8653-3, Sơn tường dạng nhũ tương - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ bền kiềm của màng sơn;

TCVN 8653-4, Sơn tường dạng nhũ tương - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn;

TCVN 8653-5, Sơn tường dạng nhũ tương - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh của màng sơn;

TCVN 11608-3 (ISO 16474-3) về Sơn và vecni - Phương pháp phơi nhiễm với nguồn sáng phòng thử nghiệm - Phần 3: Đèn huỳnh quang tử ngoại

TCVN 12005-6 (ISO 4628-6), Sơn và vécni- Đánh giá sự suy biến của lớp phủ- Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan- Phần 6: Đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp băng dính

TCVN 10370-1 (ISO 11890-1), Sơn và véc ni- Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi- Phần 1: Phương pháp hiệu số;

TCVN 10370-2 (ISO 11890-2), Sơn và véc ni- Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi- Phần 2: Phương pháp sắc ký khí.

TCVN 12005-6 (ISO 4628-6) về Sơn và vec ni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan - Phần 6: Đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp băng dính.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Sơn tường dạng nhũ tương (Wall emulsion paints,)

Sản phẩm sơn nhũ tương nhựa tổng hợp dạng dung dịch, được làm từ nguyên liệu chính là nhũ tương nhựa tổng hợp và bột màu.

4  Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu kỹ thuật của sơn tường dạng nhũ tương được qui định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật

Tên chỉ tiêu

Mức

Sơn lót

Sơn phủ

Trong nhà

Ngoài nhà

1. Màu sắc

 

Như mẫu chuẩn

2. Trạng thái sơn trong thùng chứa

Khi khuấy sơn sẽ đồng nhất, không có cục vón cứng

3. Đặc tính thi công

Dễ dàng quét 2 lớp

4. Độ ổn định ở nhiệt độ thấp (-5 °C)*

Không biến chất

5. Ngoại quan màng sơn

Không có biểu hiện khác thường trên bề mặt màng sơn

6. Thời gian khô, ở nhiệt độ (25 ± 2)°C; độ ẩm (70 ± 5)%, h, không lớn hơn

- Khô bề mặt

- Khô hoàn toàn

1

3

1

5

7. Độ mịn, µm, không lớn hơn

30

40

8. Độ phủ, g/ m2, không lớn hơn

-

200

9. Độ bền của lớp sơn theo phép thử cắt ô, loại, không lớn hơn

0

1

10. Độ bền nước, h, không nhỏ hơn

96

-

96

11. Độ bền kiềm, h, không nhỏ hơn

48

18

48

12. Độ rửa trôi, chu kỳ, không nhỏ hơn

-

100

1200

13. Độ bền chu kỳ nóng lạnh, chu kỳ, không nhỏ hơn

-

-

50

14. Độ bền thời tiết gia tốc, sau 240 h*

 

-

Độ phấn hóa dưới cấp độ 1, không rạn nứt phồng rộp, không thay đổi màu sắc so với mẫu chuẩn

15. Hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi*

Theo công bố của nhà sản xuất

(*) Các chỉ tiêu này được thử theo yêu cầu của khách hàng.

      

5.  Phương pháp thử

5.1  Xác định màu sắc

Theo TCVN 2102 (ISO 3668)

5.2  Xác định trạng thái sơn trong thùng chứa, đặc tính thi công, độ ổn định ở nhiệt độ thấp và ngoại quan màng sơn

Theo TCVN 8653-1

5.3  Xác định thời gian khô

- Xác định thời gian khô bề mặt theo TCVN 2096-3 (ISO 9117-3)

- Xác định thời gian khô hoàn toàn theo TCVN 2096-1 (ISO 9117-1)

5.4  Xác định độ mịn

Theo TCVN 2091 (ISO 2091)

5.5  Xác định độ phủ

Theo TCVN 2095

5.6  Xác định độ bền của lớp sơn theo phép thử cắt ô

Theo TCVN 2097 (ISO 2409)

5.7  Xác định độ bền nước

Theo TCVN 8653-2

5.8  Xác định độ bền kiềm

Theo TCVN 8653-3

5.9  Xác định độ rửa trôi

Theo TCVN 8653-4

5.10  Xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh

Theo TCVN 8653-5

5.11  Xác định độ bền thời tiết tăng tốc

Thử nghiệm kiểm tra độ bền thời tiết tăng tốc theo TCVN 11608-3(ISO 16474-3) và theo các hướng dẫn sau:

5.11.1  Chuẩn bị tấm mẫu thử

Sử dụng 4 tấm xi măng sợi có kích thước theo TCVN 11608-3(ISO 16474-3) làm tấm nền chuẩn. Tiến hành quét một lớp sơn lót theo qui định của nhà sản xuất lên bề mặt tấm nền chuẩn. Sau khi khô bề mặt, tiến hành quét 2 lớp mẫu sơn thử nghiệm lên bề mặt các tấm với lượng sơn cho một lớp là (1 ± 0,1 )mL cho 100 cm2, mỗi lớp cách nhau 6 h. Để mẫu khô trong 5 ngày, sau đó tiến hành thử nghiệm 3 tấm mẫu, tấm còn lại dùng làm đối chứng.

5.11.2  Điều kiện tiến hành thử nghiệm

Điều kiện tiến hành thử nghiệm của thiết bị thử độ bền thời tiết theo Điều 8.2 trong TCVN 11608-3(ISO 16474-3) (Phương pháp A- phơi mẫu kèm theo ngưng tụ hơi nước) với điều kiện độ ẩm là (50 ± 5) % và thời gian chiếu xạ tia UV là 240 h. Sau khoảng thời gian này, lấy mẫu ra và bảo quản mẫu trong vòng 1 h, sau đó đánh giá ngoại quan bề mặt.

5.11.3  Phương pháp đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả bằng cách kiểm tra mức độ phấn hóa, tình trạng bong tróc, phồng rộp, rạn nứt và thay đổi màu sắc của sơn.

- Cấp độ phấn hóa của màng sơn được kiểm tra theo TCVN 12005-6, sử dụng miếng bọt biển đã ngâm đủ mềm với nước, chà nhẹ lên bề mặt màng sơn dưới dòng nước chảy để loại bỏ mọi chất bám dính trên bề mặt màng sơn mà không gây trầy xước bề mặt. Sau đó dựng và để khô mẫu. Khi bề mặt màng sơn khô, tiến hành kiểm tra ngoại quan màng sơn bằng phương pháp trực quan. Kiểm tra mức độ thay đổi màu sơn của màng sơn bằng cách so sánh bề mặt mẫu đã được chiếu xạ tia UV trong 240 h với bề mặt tấm mẫu thử không chiếu xạ tia UV (mẫu đối chứng).

5.11.4  Đánh giá kết quả

Mẫu sơn đạt yêu cầu khi độ phấn hóa dưới cấp độ 1, không có hiện tượng bong tróc, rạn nứt và thay đổi màu sắc không đáng kể khi so sánh với mẫu đối chứng.

5.12  Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi

Theo TCVN 10370-1 (ISO 11890-1) và TCVN 10370-2 (ISO 11890-2).

6  Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

6.1  Bao gói

Sơn tường được đóng trong thùng kín, bao bì được làm bằng vật liệu sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng của sơn.

6.2  Ghi nhãn

Ghi nhãn theo qui định hiện hành với nội dung sau:

a) tên sản phẩm, kí hiệu;

b) tên cơ sở sản xuất, địa chỉ;

c) số hiệu tiêu chuẩn này;

d) số hiệu lô hàng;

e) thể tích thực hoặc khối lượng tịnh;

f) ngày tháng năm sản xuất, hạn sử dụng;

g) hướng dẫn sử dụng.

Các nội dung ghi nhãn nêu trên được in dán hoặc in trực tiếp lên bao bì sản phẩm.

6.3  Bảo quản

Sơn được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa nguồn lửa.

6.4  Vận chuyển

Sơn được vận chuyển trên các phương tiện không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi