Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8167:2019 Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Loại điều kiện sử dụng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8167:2019

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8167:2019 Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Loại điều kiện sử dụng
Số hiệu:TCVN 8167:2019Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2019Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8167:2019

ĐỘ BỀN CỦA GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ - LOẠI ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Durability of wood and wood- based products - Use classes

 

Lời nói đầu

TCVN 8167:2019 thay thế cho TCVN 8167:2009.

TCVN 8167:2019 do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỘ BỀN CỦA GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ - LOẠI ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Durability of wood and wood- based products - Use classes

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định năm loại điều kiện sử dụng, đại diện cho các trường hợp sử dụng khác nhau của gỗ nguyên và sản phẩm gỗ. Tiêu chuẩn này cũng chỉ ra các tác nhân sinh vật liên quan đến mỗi trường hợp.

Tiêu chuẩn này không phân loại quá trình thực hiện, cũng không chỉ dẫn thời gian sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ kéo dài bao lâu.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

EN 1001-2, Durability of wood and wood based products - Teminology - Part 2: Vocabulary (EN 1001-2, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Thuật ngữ - Phần 2: Từ vựng)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong EN 1001-2 và các thuật ngữ sau:

3.1

trạng thái sử dụng (service situation)

loại trạng thái xung quanh tiếp xúc trực tiếp với gỗ trong quá trình sử dụng

3.2

sản phẩm gỗ (wood-based products)

các loại sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ

CHÚ THÍCH: Ví dụ như ván bằng gỗ nguyên, ván ép lớp, gỗ dán, gỗ ghép thanh, ván dăm keo hữu cơ, ván dăm xi măng, ván sợi, gỗ biến tính... đều là sản phẩm gỗ.

4  Loại điều kiện sử dụng: áp dụng cho gỗ và sản phẩm gỗ

4.1  Khái quát

Sự khác nhau giữa các loại điều kiện sử dụng dựa trên sự khác nhau của đặc tính trạng thái sử dụng, có thể làm cho gỗ, sản phẩm gỗ bị hư hại do tác nhân sinh vật.

CHÚ THÍCH: Chú ý đến phạm vi và các trường hợp khắc nghiệt thực tế khi sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ. Điều này có thể gây ra việc phân loại của một loại điều kiện sử dụng khác với cách quy định của tiêu chuẩn này (xem Phụ lục B).

4.2  Loại điều kiện sử dụng 1 (UC 1)

Trong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng trong công trình xây dựng, dưới mái che, không tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng, không bị ướt.

Sự gây hại của nấm làm biến màu hoặc nấm mục là không đáng kể, không phải tác nhân hại gỗ chủ yếu.

Gỗ và sản phẩm gỗ có thể bị mối, mọt gây hại, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.

4.3  Loại điều kiện sử dụng 2 (UC 2)

Trong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng dưới mái che, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết (đặc biệt là không bị mưa, mưa hắt), nhưng thỉnh thoảng có thể bị ẩm, ướt không kéo dài.

Trong loại điều kiện sử dụng này, gỗ có thể bị đọng nước trên bề mặt.

Gỗ và sản phẩm gỗ có thể bị gây hại bởi nấm biến màu, nấm mục.

Sự gây hại của các côn trùng hại gỗ như mối, mọt có thể xảy ra, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.

4.4  Loại điều kiện sử dụng 3 (UC 3)

4.4.1  Khái quát

Trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ dùng ngoài trời, không có mái che, không tiếp xúc trực tiếp với nền đất, chịu tác động trực tiếp của thời tiết (đặc biệt là mưa).

Nấm biến màu hoặc nấm mục có thể gây hại gỗ và sản phẩm gỗ.

Sự gây hại của các côn trùng hại gỗ như mối, mọt có thể xảy ra, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.

Trong một số trường hợp, loại điều kiện sử dụng 3 có thể được chia thành hai loại điều kiện sử dụng phụ là 3.1 và 3.2.

CHÚ THÍCH: Nguy cơ bị mục nát phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện sử dụng khác (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, cấu trúc, chi tiết thiết kế và các quy định bảo trì).

4.4.2  Loại điều kiện sử dụng phụ 3.1 (UC 3.1)

Trong trường hợp này, gỗ và sản phẩm gỗ không bị ẩm, ướt trong thời gian dài, nước không bị đọng.

CHÚ THÍCH: Điều này có thể đạt được bằng cách duy trì lớp che phủ thích hợp, hoặc bằng cách thiết kế các chi tiết gỗ có bộ phận che chắn, để thoát nước hoặc khô nhanh.

4.4.3  Loại điều kiện sử dụng phụ 3.2 (UC 3.2)

Trong trường hợp này, gỗ và sản phẩm gỗ bị để ướt trong thời gian dài, nước có thể bị đọng.

CHÚ THÍCH: Các bộ phận gỗ không được thiết kế hoặc định hướng để thoát nước hoặc khô nhanh.

4.5  Loại điều kiện sử dụng 4 (UC 4)

Trong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ tiếp xúc trực tiếp với nền đất và nước, đất hoặc nước.

Nấm biến màu hoặc nấm mục có thể gây hại gỗ và sản phẩm gỗ.

Sự gây hại của côn trùng hại gỗ như mối, mọt có thể xảy ra, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.

CHÚ THÍCH: Gỗ và sản phẩm gỗ ở dưới nước hoặc hoàn toàn ngập nước, bị nước bão hòa hoàn toàn, không dễ bị gây hại bởi nấm nhưng có thể bị phá hoại do vi khuẩn phân hủy.

4.6  Loại điều kiện sử dụng 5 (UC 5)

Trong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ thường xuyên chìm trong nước mặn, nước lợ.

Hà biển là đối tượng sinh vật gây hại chính, có một số loài phổ biến như Limnoria spp., Teredo spp, có thể gây hại gỗ đáng kể.

Phần bên trên mực nước của một số bộ phận nhất định, ví dụ như cọc cảng có thể bị gây hại bởi nấm mục, nấm mốc, nấm biến màu, mọt hại gỗ.

4.7  Tóm tắt loại điều kiện sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ

Bảng 1 - Tóm tắt loại điều kiện sử dụng và các tác nhân sinh vật gây hại gỗ và sản phẩm gỗ

Loại điều kiện sử dụng

Trường hợp sử dụnga

Sự xuất hiện của các tác nhân sinh vậtb,c

Nấm gây biến màu

Nấm mục

Mọt

Mối

Hà biển

1

Trong nhà, khô ráo

-

-

U

U

-

2

Trong nhà, hoặc dưới mái che, không chịu tác động của thời tiết, có thể bị đọng nước

U

U

U

U

-

3

Ngoài trời, không tiếp xúc với nền đất, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết.

Được chia thành:

3.1 điều kiện bị ẩm, ướt hạn chế, không liên tục

3.2 điều kiện bị ẩm, ướt kéo dài

U

U

U

U

-

4

Ngoài trời, tiếp xúc với nền đất và/ hoặc nước ngọt

U

U

U

U

-

5

Thường xuyên chìm trong nước mặn

Ud

Ud

Ud

Ld

U

U = Thường thấy trên cả nước

L = Xuất hiện cục bộ ở một số địa phương, vùng miền.

a Chú ý đến ranh giới và các trường hợp sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ khắc nghiệt. Điều này có thể gây ra việc phân loại của một loại điều kiện sử dụng khác với việc phân loại được nêu trong tiêu chuẩn này.

b Có thể không cần thiết phải có biện pháp phòng chống với toàn bộ các tác nhân sinh vật được liệt kê, vì chúng có thể không xuất hiện hoặc không gây ra thiệt hại về kinh tế trong tất cả các điều kiện sử dụng tại tất cả các vùng miền, hoặc có thể không có khả năng gây hại một số sản phẩm gỗ do cấu thành đặc biệt của sản phẩm.

c  Xem Phụ lục B.

d Phần gỗ bên trên mực nước của các bộ phận, ví dụ như cọc cảng có thể bị gây hại bởi côn trùng, nấm hại gỗ.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Thông tin bổ sung về loại điều kiện sử dụng

Nếu không thể xác định chính xác loại điều kiện sử dụng hoặc điều kiện sử dụng dự kiến của một cơ cấu, hoặc các kết cấu khác nhau của cùng một bộ phận theo các loại điều kiện sử dụng khác nhau, cần phải quyết định loại điều kiện sử dụng khắc nghiệt hơn.

Trong trường hợp các bộ phận gỗ không tiếp xúc với mặt đất, có thể bị đọng nước liên tục do thiết kế, hoặc có thể lắng đọng bụi đất, lá... trong thời gian dài, cần phải coi những trường hợp này tương đương với trường hợp tiếp xúc với mặt đất hay với nước.

Trong trường hợp sử dụng trong nhà, nơi có điều kiện ẩm ướt cao, cần phải coi những trường hợp này ờ điều kiện sử dụng khắc nghiệt hơn.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Thông tin về các tác nhân sinh vật hại gỗ và sản phẩm gỗ

B.1  Khái quát

Nấm, côn trùng và hà biển gây hại cho gỗ và sản phẩm gỗ ở những điều kiện khác nhau. Mức độ gây hại của các tác nhân này có thể khác nhau đối với gỗ nguyên và sản phẩm gỗ.

Hậu quả việc sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ khi tiếp xúc với các điều kiện được xác định bởi các loại điều kiện sử dụng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện ẩm ướt khác nhau.

B.2  Nấm

B.2.1  Khái quát

Độ ẩm gỗ lớn hơn 20% là điều kiện thích hợp để nấm phát triển.

B.2.2  Nấm mục

B.2.2.1  Nấm đảm gây mục gỗ

Loại nấm gây mục nâu và mục trắng.

B.2.2.2  Nấm gây mục mềm

Loại nấm gây ra mục gỗ có đặc tính làm mềm bề mặt gỗ, loại nấm này cũng có thể gây ra mục bên trong gỗ.

Loại nấm này cần hàm lượng ẩm cao hơn nấm đảm để làm mục nát gỗ. Loại này gây ra mức độ phá hoại đáng kể cho gỗ tiếp xúc với đất hoặc nước.

B.2.3  Nấm biến màu gỗ

B.2.3.1  Khái quát

Nấm gây mốc và đốm xanh cho gỗ.

Loại nấm này thường phá hoại trên bề mặt, có thể làm suy giảm chất lượng lớp phủ trang trí, màng sơn bảo vệ gỗ.

B.2.3.2  Nấm gây biến màu xanh

Loại nấm làm biến đổi màu vĩnh viễn từ màu xanh thành đen với cường độ và độ sâu biến đổi chủ yếu ở gỗ dác của một số loài gỗ. Loại nấm này không làm thay đổi đáng kể tính chất cơ học nhưng có thể làm tăng khả năng xâm nhập của nấm mục gỗ.

B.2.3.3  Nấm mốc

Loại nấm này gây ra vết đốm có nhiều màu trên bề mặt gỗ, phát triển dưới điều kiện độ ẩm tương đối cao hoặc trong điều kiện đọng nước.

Loại nấm này không làm thay đổi đáng kể tính chất cơ học của gỗ.

Loại nấm này không chỉ xuất hiện ở gỗ mà còn có thể ở các vật liệu khác khi có đủ điều kiện về độ ẩm.

B.3  Côn trùng

B.3.1  Côn trùng cánh cứng (mọt)

B.3.1.1  Khái quát

Côn trùng cánh cứng có thể bay và đẻ trứng vào các lỗ mạch hoặc vết nứt của gỗ, trứng nở thành sâu non ăn gỗ.

Chúng xuất hiện trên khắp Việt Nam, nhưng mức độ gây hại của chúng có thể khác nhau. Loại đặc trưng là Mọt cám nâu Lyctus brunneus steph, Mọt cám nâu lông dùi đục Minthea rugicollis Walk, Mọt gỗ khô Dinoderus distinctus Lesne, Xén tóc gỗ khô Stromatium longicorne Newm.

B.3.1.2  Minthea rugicollis Walk (mọt cám nâu lông dùi đục)

Loại mọt này gây hại các loại gỗ mềm và gây thiệt hại đáng kể cấu trúc gỗ.

Loại côn trùng này xuất hiện trên khắp Việt Nam. Sức sống và thời gian sống của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ xung quanh và độ ẩm trong gỗ.

B.3.1.3  Lyctus brunneus steph (mọt cám nâu phá gỗ thông thường)

Loại mọt cám nâu này gây hại gỗ dác của hầu hết các loại gỗ (gỗ và gỗ mềm). Lỗ mọt gây ra có thể lan rộng đến lõi gỗ ở một số loài gỗ, trong một số trường hợp có thể gây ra thiệt hại đáng kể về cấu trúc. Chúng chủ yếu xuất hiện ở những nơi có điều kiện ẩm ướt.

B.3.1.4  Dinoderus distinctus Lesne (mọt gỗ khô)

Loại côn trùng này gây hại gỗ, độ ẩm gỗ thấp.

B.3.1.5  Stromatium longicorne Newm (xén tóc gỗ khô)

Đây là loài côn trùng cánh cứng hại gỗ điển hình, nghiêm trọng.

B.3.1.5  Một số loài côn trùng khác

Thực tế còn có nhiều loài côn trùng cánh cứng phá hoại gỗ khác, ví dụ như Mọt gỗ thường Xestobium rufovillosum, Nicobium, và các loài Mọt gỗ khô Lyctus.

B.3.2  Côn trùng cánh bằng (mối)

Mối là loài côn trùng có tính xã hội, sống thành bầy đàn, được phân loại thành nhiều họ.

Mối phân bố ở khắp Việt Nam.

Mối có thể gây hại gỗ, các vật liệu có chứa xenlulozo, trong các tòa nhà, chúng có thể gây hại, thậm chí đó không phải là thức ăn chính của chúng.

B.4  Hà biển

Thuật ngữ này áp dụng chung cho các loài sinh vật thân mềm, sống dưới biển như là Hà bún Teredo manni, Hà suốt Bankia saullii, trong nước cần có độ mặn nhất định, hà biển đục vào gỗ, tạo các đường ngầm, lỗ sâu, rỗng trong gỗ.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Bảo quản lâm sản - Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Chí Thanh, Lê Văn Nông - Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội - 2006.

[2] Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng trừ - Lê Văn Nông - Nhà XB Nông nghiệp - Hà Nội -1999.

[3] Khoa học gỗ - Trường Đại học Lâm nghiệp - 1998.

[4] EN 1001-2:2005, Durability of wood and wood based products - Teminology - Part 2: Vocabulary

[5] EN 335:2013, Durability of wood and wood - based products - Use classes: definitions, application to solid wood and wood-based products.

 

Mục lục

Lời nói đầu

1.  Phạm vi áp dụng

2.  Tài liệu viện dn

3.  Thuật ngữ và định nghĩa

4.  Loại điều kiện sử dụng: áp dụng cho gỗ và sản phẩm gỗ

4.1  Khái quát

4.2  Loại điều kiện sử dụng 1 (UC 1)

4.3  Loại điều kiện sử dụng 2 (UC 2)

4.4  Loại điều kiện sử dụng 3 (UC 3)

4.4.1  Khái quát

4.4.2  Loại điều kiện sử dụng phụ 3.1 (UC 3.1)

4.4.3  Loại điều kiện sử dụng phụ 3.2 (UC 3.2)

4.5  Loại điều kiện sử dụng 4 (UC 4)

4.6  Loại điều kiện sử dụng 5 (UC 5)

4.7  Tổng hợp loại điều kiện sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ

Phụ lục A (Tham khảo) Thông tin bổ sung về loại điều kiện sử dụng

Phụ lục B (Tham khảo) Thông tin về các tác nhân sinh vật

B.1  Khái quát

B.2  Nấm

B.2.1  Khái quát

B.2.2  Nấm mục

B.2.3  Nấm biến màu gỗ

B.3  Côn trùng

B.3.1  Côn trùng cánh cứng (mọt)

B.3.2  Côn trùng cánh bằng (mối)

B.4  Hà biển

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi