Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6284-5:1997 ISO 6934-5:1991 Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 5: Thép thanh cán nóng có hoặc không xử lý tiếp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6284-5:1997

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6284-5:1997 ISO 6934-5:1991 Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 5: Thép thanh cán nóng có hoặc không xử lý tiếp
Số hiệu:TCVN 6284-5:1997Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Năm ban hành:1997Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6284-5 : 1997

THÉP CỐT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC -  PHẦN 5: THÉP THANH CÁN NÓNG CÓ HOẶC KHÔNG XỬ LÝ TIẾP
Steel for the prostrating of concrete – Part 5: Hot – rolled steel bars with or without subsequent processing

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với thép thanh tròn độ bền cao. Các thanh này có thể được cung cấp hoặc ở trạng thái cán nóng hoặc ở trạng thái sau đó có xử lý (gia công) theo các yêu cầu chung được quy định trong TCVN 6284 – 1 : 1997. Bề mặt của thanh có thể là trơn hoặc vằn.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6284-1 : 1997 (ISO 6934-1 : 1991) Thép cốt bê tông dự ứng lực – Phần 1: Yêu cầu chung.

TCVN 6287 : 1997 (ISO 10065 : 1990) Thép cốt bê tông dự ứng lực – Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn.

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa trong TCVN 6284-1 : 1997.

4. Điều kiện sản xuất

4.1 Thép

Các thanh được chế tạo từ thép nêu trong TCVN 6284-1 : 1997.

Thép được cán nóng thành thanh và nếu có yêu cầu thì được xử lý tiếp theo để đạt các tính chất cơ học quy định. Các vết xước dọc không làm giảm các tính chất được quy định của thanh sẽ không bị coi là khuyết tật.

4.2 Hàn

Thanh được cung cấp cho khách hàng không được có mối hàn hay chỗ nối.

4.3 Ren đầu

Khi các thanh có đầu ren thì ren phải được cán nguội để đạt hình dạng theo thỏa thuận trước giữa khách hàng và người sản xuất.

5. Hình dạng bề mặt

Hình dạng bề mặt có thể là trơn hay có gân.

Trong trường hợp thanh vằn, các gân phải nằm ngang với khoảng cách giữa các gân tương đối đều đặn không được lớn hơn 0,8 x đường kính danh nghĩa của thanh. Điều kiện này áp dụng cho các gân xoắn liên tục và không liên tục. Các gân có thể được tạo thành như các ren.

Giá trị nhỏ nhất của diện tích gân riêng phần Ar bằng 0,048 cho tất cả các đường kính và được tính theo công thức:

Trong đó

k là số hàng gân;

ar là diện tích mặt cắt dọc của một gân;

 là góc nghiêng của gân so với trục thanh;

dnom là đường kính danh nghĩa của thanh;

c là khoảng cách giữa các gân.

6. Tính chất

6.1 Kích thước, khối lượng và độ bền

Các tính chất yêu cầu và các số liệu của thép thanh cán nóng được nêu trong bảng 1.

Không một phép thử nào được phép có kết quả nhỏ hơn 95% giá trị đặc trưng được quy định trong bảng 1.

6.2 Độ dãn dài và độ dẻo

Độ dãn dài tương đối ứng với điểm lực lớn nhất, Agt, không được nhỏ hơn 3,5%.

Nếu khách hàng và người sản xuất thỏa thuận thì các thanh phải chịu được khi thử uốn theo TCVN 6287 : 1997, không bị gẫy hay rạn nứt nhìn thấy bằng mắt thường.

Đường kính lõi uốn và góc uốn do khách hàng và người sản xuất thỏa thuận.

Bảng 1- Kích thước, khối lượng và các tính chất thử kéo của thép thanh cán nóng

Đường kính danh nghĩa

mm

Giới hạn bền kéo danh nghĩa1)

N/mm2

Ứng suất chảy 0,1% danh nghĩa2)

N/mm2

Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa2)

mm2

Khối lượng của một đơn vị dài

Giá trị

Tham khảo

kg/m

Sai lệch cho phép

%

Lực lớn nhất

kN

Lực chảy 0,1%

kN

15

17

20

23

26

32

36

40

 

 

 

1 030

 

 

 

835

176,7

227,0

314,0

415,5

530,9

804,2

1 018,0

1 257,0

1,39

1,78

2,47

3,26

4,17

6,31

7,99

9,86

 

 

 

+ 4

- 4

185

235

325

430

545

830

1 050

1 295

145

190

260

340

445

670

850

1 050

15

17

20

23

26

32

36

40

 

 

 

 

1 080

 

 

 

 

930

176,7

227,0

314,0

415,5

530,9

804,2

1 018,0

1 257,0

1,39

1,78

2,47

3,26

4,17

6,31

7,99

9,86

 

 

 

+ 4

- 4

190

245

340

450

575

870

1 100

1 360

165

210

290

385

495

750

945

1 170

15

17

20

23

26

32

36

40

 

 

 

1 180

 

 

 

930

176,7

227,0

314,0

415,5

530,9

804,2

1 018,0

1 257,0

1,39

1,78

2,47

3,26

4,17

6,31

7,99

9,86

 

 

 

+ 4

- 4

210

270

370

490

625

950

1 200

1 485

165

210

290

385

495

750

945

1 170

15

17

20

23

26

32

36

40

 

 

 

1 230

 

 

 

1 080

176,7

227,0

314,0

415,5

530,9

804,2

1 018,0

1 257,0

1,39

1,78

2,47

3,26

4,17

6,31

7,99

9,86

 

 

 

+ 4

- 4

215

280

385

510

655

990

1 250

1 545

190

245

340

450

575

870

1 100

1 360

1) Giới hạn bền kéo danh nghĩa chỉ để ký hiệu mà thôi.

2) Giới hạn chảy 0,1% danh nghĩa và diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa chỉ để tham khảo.

6.3 Độ hồi phục

Độ hồi phục ở 1000 giờ với lực ban đầu bằng 70% lực lớn nhất khi thử kéo được quy định trong bảng 1 không được lớn hơn 4,0% cho tất cả các loại thép thanh.

Nếu khách hàng yêu cầu thì phải tiến hành đo độ hồi phục với lực ban đầu bằng 60% và 80% lực lớn nhất khi kéo được quy định trong bảng 1. Giá trị hồi phục lớn nhất sẽ là 1,5% và 6,0% tương ứng.

6.4 Giới hạn bền mỏi

Nếu khách hàng và người sản xuất thỏa thuận thì thép thanh phải bền, không bị phá hủy mỏi ở tần số 2 x 106 chu kỳ với ứng suất thay đổi từ giá trị lớn nhất bằng 70% giới hạn bền kéo danh nghĩa. Phạm vi ứng suất sẽ là 245 N/mm2 đối với thanh trơn và 195 N/mm2 đối với thanh vằn.

7. Ký hiệu

Thép thanh được đặt hàng theo TCVN 6284-1 : 1997 (ISO 6934-1) và được ký hiệu như sau:

a) TCVN 6284-5 : 1997 (ISO 6934-5);

b) từ “thanh”;

c) đường kính danh nghĩa tính bằng milimét;

d) giới hạn bền kéo danh nghĩa tính bằng niutơn trên milimét vuông;

e) chữ cái chỉ bề mặt của thanh (xem TCVN 6284-1 : 1997 (ISO 6934-1)):

P là trơn;

R là gân.

Ví dụ

Thép thanh vằn có đường kính danh nghĩa 32mm và giới hạn bền kéo danh nghĩa 1230 N/mm2 được ký hiệu:

TCVN 6284 – 5 : 1997 (ISO 6934-5) – thanh – 32 – 1230 – R.

8. Điều kiện cung cấp

Điều kiện cung cấp phải tuân theo TCVN 6284-1 : 1997 và hơn nữa, người sản xuất phải thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp chống làm hư hỏng các đầu ren.

Thép thanh có thể có một lớp gỉ mỏng trên bề mặt.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi