Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5441:2004 Vật liệu chịu lửa-Phân loại

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5441:2004

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5441:2004 Vật liệu chịu lửa-Phân loại
Số hiệu:TCVN 5441:2004Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Năm ban hành:2004Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5441 : 2004

VẬT LIỆU CHỊU LỬA - PHÂN LOẠI

Refractory materials - Classification

Lời nói đầu

TCVN 5441 : 2004 thay thế cho TCVN 5441 : 1991.

TCVN 5441 : 2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 33 Vật liệu chịu lửa hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

VẬT LIỆU CHỊU LỬA - PHÂN LOẠI

Refractory materials - Classification

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định việc phân loại vật liệu chịu lửa, có độ chịu lửa không nhỏ hơn 1500 oC.

2 Phân loại

Vật liệu chịu lửa được phân loại theo các đặc điểm sau:

- Độ chịu lửa;

- Trạng thái vật lý;

- Thành phần hóa học chủ yếu.

2.1 Theo độ chịu lửa, vật liệu chịu lửa được phân thành 3 nhóm theo Bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại theo độ chịu lửa

Nhóm sản phẩm

Độ chịu lửa, oC

1. Chịu lửa

Từ 1500 đến 1770

2. Chịu lửa cao

Trên 1770 đến 2000

3. Chịu lửa rất cao

Trên 2000

2.2 Theo trạng thái vật lý, vật liệu chịu lửa được phân theo Bảng 2.

Bảng 2 - Phân loại theo trạng thái vật lý

Nhóm

Loại

Đặc điểm

1. Vật liệu chịu lửa định hình

Gạch chịu lửa
Gạch chịu lửa không nung
Gạch chịu lửa điện chảy

Gạch chịu lửa được định hình trước khi sử dụng có cấu trúc chắc đặc dùng để xây lót các lò công nghiệp.

Gạch chịu lửa xốp nhẹ

Gạch chịu lửa có cấu trúc xốp và độ dẫn nhiệt thấp.

2. Vật liệu chịu lửa không định hình

Vữa chịu lửa

Vật liệu được tạo thành từ hỗn hợp chịu lửa hạt mịn, có thể đóng rắn trong không khí, đóng rắn thủy lực hoặc đóng rắn dưới tác dụng của nhiệt, dùng để xây và liên kết mạch.

Bê tông chịu lửa

Vật liệu được tạo thành từ hỗn hợp cốt liệu chịu lửa và chất liên kết (ximăng chịu lửa, chất liên kết hóa học hoặc chất liên kết khác), có thể đóng rắn ở nhiệt độ thường.

Vật liệu chịu lửa dẻo

Vật liệu có tính dẻo, được tạo thành từ hỗn hợp cốt liệu chịu lửa, chất liên kết (chất liên kết gốm, chất liên kết hóa học) và phụ gia hóa dẻo, được đóng rắn khi gia nhiệt cao hơn nhiệt độ thường.

Vật liệu chịu lửa để phun bắn, đầm lò

Vật liệu được tạo thành từ hỗn hợp cốt liệu chịu lửa và chất liên kết (thủy lực, gốm hoặc hóa học), thi công bằng phương pháp phun bắn hoặc đầm vá để tạo lớp lót chịu lửa cho các lò công nghiệp.

Vật liệu chịu lửa để phủ

Vật liệu được tạo thành từ hỗn hợp cốt liệu chịu lửa hạt mịn và chất liên kết, dùng để phủ trên bề mặt vật liệu chịu lửa hoặc cấu kiện thép để chống lại các tác động của nhiệt.

3. Vật liệu chịu lửa dạng bông sợi

Dạng bông sợi (dạng tấm, dạng cuộn, dạng bông tơi xốp và các dạng bông sợi định hình khác)

Vật liệu chịu lửa được tạo thành từ nguyên liệu dạng bông sợi dùng trực tiếp với lửa hoặc cách nhiệt cho các thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao.

2.3 Theo thành phần hóa học chủ yếu vật liệu chịu lửa được phân theo Bảng 3

Bảng 3 - Phân loại theo thành phần hóa học chủ yếu

Tính theo phần trăm khối lượng

Nhóm

Loại

Thành phần chủ yếu

Ghi chú

1. Vật liệu chịu lửa silic

Silic oxit nóng chảy

SiO2 ≥ 98

 

Silic oxit (gạch dinat)

SiO2 ≥ 93

 

Cao silic

85 < SiO2 < 93

 

2. Vật liệu chịu lửa alumô silicat

Bán axit

14 ≤ Al2O3 < 30

 

Samốt

30 ≤ Al2O3 < 45

 

Cao alumin cấp III

45 ≤ Al2O3 < 65

 

Cao alumin cấp II

65 ≤ Al2O3 < 75

 

Cao alumin cấp I

75 ≤ Al2O3 ≤ 90

 

Corun

Al2O3 > 90

 

3. Vật liệu chịu lửa kiềm tính

Manhêdi

MgO ≥ 80

 

Manhêdi - crôm

MgO ≥ 60

5 ≤ Cr2O3 < 15

 

Crôm - manhêdi

40 ≤ MgO ≤ 60

15 ≤ Cr2O3 < 30

 

Crômit

Cr2O3 ≥ 30

 

Manhêdi spinel

MgO ≥ 40

5 ≤ Al2O3 ≤ 25

 

Spinel

20 ≤ MgO < 40

60 < Al2O3 ≤ 70

 

Forsterit

40 ≤ MgO < 60

20 ≤ SiO­2 ≤ 45

 

Manhêdi - forsterit

60 ≤ MgO ≤ 80

7 ≤ SiO­2 ≤ 30

 

Forsterit - cromit

45 ≤ MgO ≤ 65

15 ≤ SiO­2 ≤ 30

5 ≤ Cr2O3 ≤ 15

 

Đôlômi

MgO ≥ 30

CaO ≥ 45

 

Manhêdi - đôlômi

MgO ≥ 50

CaO ≥ 10

 

Đôlômi ổn định

35 < MgO ≤ 75

10 ≤ CaO ≤ 40

6 ≤ SiO­2 ≤ 15

CaO/SiO2 > 2

Canxi

CaO ≥ 70

MgO < 30

 

4. Vật liệu chịu lửa cacbon

Graphit

C > 96

 

Cacbon

C > 85

 

Có cacbon

4 < C ≤ 85

 

Alumin - cacbon

Al2O3 > 40

5 ≤ C ≤ 25

 

Đôlômi - cacbon

MgO < 40

CaO > 50

7 ≤ C ≤ 30

 

Manđêhi - cacbon

MgO > 70

5 ≤ C ≤ 25

 

5. Vật liệu chịu lửa cacbua silic

Cacbua silic tái kết tinh

SiC > 90

 

Cacbua silic liên kết silic

SiC ≤ 90

 

Cacbua silic với các liên kết khác

SiC ≤ 75

 

6. Vật liệu chịu lửa zircon

Zircon oxit

ZrO2 > 85

 

Zircon - silic

50 ≤ ZrO2 ≤ 85

SiO2 ≤ 45

 

Zircon - alumin

20 ≤ ZrO2 ≤ 85

Al2O3 ≤ 65

 

Alumin - zircon - silic

30 ≤ Al2O3 ≤ 95

5 ≤ ZrO2 ≤ 50

25 ≤ SiO­2 ≤ 40

 

7. Vật liệu chịu lửa đặc biệt

BeO, MgO, CaO, Al2O3, Cr2O3, SiO2, ZrO2, Y2O3, SrO3, …

Oxit tinh khiết ≥ 97

 

Không chứa oxy

Nitrua, borua, cacbua, silixua và những hợp chất không chứa oxy

 

8. Vật liệu chịu lửa dạng bông sợi

Sợi alumô silicat

30 ≤ Al2O3 ≤ 60

 

Sợi mullit

72 ≤ Al2O3 ≤ 80

 

Sợi corun

Al2O3 > 90

 

Sợi zircon

ZrO2 ≥ 91

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi