Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1854:1976 Phôi thép cán từ thép cacbon chất lượng-Thép hợp kim trung bình và hợp kim cao-Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1854:1976

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1854:1976 Phôi thép cán từ thép cacbon chất lượng-Thép hợp kim trung bình và hợp kim cao-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 1854:1976Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1976Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1854 : 1976

PHÔI THÉP CÁN TỪ THÉP CACBON CHẤT LƯỢNG - THÉP HỢP KIM TRUNG BÌNH VÀ HỢP KIM CAO - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Rolled billet from carbon quality - Middle alloy and high alloy steel - Technical requirements

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

PHÔI THÉP CÁN TỪ THÉP CACBON CHẤT LƯỢNG - THÉP HỢP KIM TRUNG BÌNH VÀ HỢP KIM CAO - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Rolled billet from carbon quality - Middle alloy and high alloy steel - Technical requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho phôi thép cán hình vuông, hình chữ nhật và phôi thép tấm từ thép cacbon chất lượng, thép hợp kim trung bình và hợp kim cao dùng để cán tiếp hoặc rèn, dập.

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Hình dạng kích thước và sai lệch cho phép của phôi thép cán phải phù hợp với TCVN 1850 : 1976, TCVN 1851 : 1976 và TCVN 1852 : 1976.

1.2. Thành phần hóa học của phôi được cung cấp theo sự thỏa thuận giữa người sản xuất và người đặt hàng.

1.3. Cần cắt đi một đoạn dài nhất định từ hai đầu của phôi (ứng với hai đầu của thỏi đúc) để đảm bảo trong phôi không có lõm co, lỗ ở phía dưới và phân tầng.

1.4. Trên bề mặt của phôi không được có nứt tóc sâu quá 2 mm, vẩy, nứt chân chim, gấp nếp, tạp chất phi kim loại, bướu, nứt dọc hay ngang.

1.5. Phôi chỉ được rỉ trên bề mặt. Không cần làm sạch các khuyết tật bề mặt cục bộ như vết xước, vết hằn, vết lõm, đốm mặt và rỗ khi chiều sâu không vượt quá giới hạn sai lệch âm cho phép.

1.6. Khuyết tật trên bề mặt phôi phải làm sạch. Vết làm sạch cần trơn, thoải, không có gờ sắc. Chiều rộng vết làm sạch không nhỏ hơn 5 lần độ sâu của nó.

Trên một mặt cắt của phôi chiều sâu vết làm sạch không được vượt quá 10 % chiều dày danh nghĩa, nhưng không được vượt quá 25 mm.

1.7. Độ cong của phôi thép cán không được lớn hơn 15 mm trên 1 m chiều dài. Độ cong lưỡi liềm của phôi chữ nhật và phôi tấm không được lớn hơn 10 mm trên 1 m chiều dài. Độ uốn theo mặt phẳng không được lớn hơn 20 mm trên 1 m chiều dài.

Độ cong chung và độ cong lưỡi liềm chung của phôi không được vượt quá tích số của độ cong phôi và độ cong lưỡi liềm cho phép trên 1 m với chiều dài của phôi tính bằng mét.

1.8. Độ dãn rộng cục bộ ở đầu phôi sinh ra khi cắt bằng dao không được lớn hơn 10 % chiều dày danh nghĩa.

1.9. Cho phép trên mặt bên phôi có chỗ lồi ra tay lõm vào với độ lớn không lớn hơn 10 mm nhưng chiều rộng của phôi ở chỗ lồi ra hay lõm vào lớn nhất cũng không được vượt qua giới hạn sai lệch cho phép

1.10. Tổ chức thô đại của phôi xem bằng mắt thường trên mẫu ngang đã tẩm thực không được có các khuyết tật như lõm, co, xốp do co ngót, bọt khí, phân tầng, lật vỏ, tạp chất phi kim loại, vết nứt và điểm trắng.

2. Quy tắc nghiệm thu, phương pháp thử

2.1. Phôi được cung cấp theo lô, mỗi lô gồm phôi có cùng kích thước, cùng mẻ nấu luyện.

2.2. Tất cả các phôi được kiểm tra bằng mắt thường. Kiểm tra khuyết tật bề mặt khi cần thiết có thể dùng đá mài đánh bóng, ánh sáng, hay phương pháp tẩm thực.

2.3. Phải đóng dấu trên mặt mút của phôi khi còn ở trạng thái nóng. Đoạn phôi thứ nhất (cán từ đầu của thôi đúc ra) đóng chữ A, đoạn phôi tiếp theo đóng chữ B.

2.4. Khi kiểm tra tổ chức thô dại lần đầu thực hiện trên một mẫu của mẻ nấu, lấy từ đoạn phôi có dấu chữ A. Khi kết quả thử chưa đạt yêu cầu thì tiến hành thử lại với số lượng mẫu gấp đôi, cũng ở đoạn phôi có dấu chữ A. Nếu kết quả thử lại cũng không đạt yêu cầu dù chỉ một mẫu, toàn bộ đoàn đầu không được nghiệm thu.

Kiểm tra hai mẫu từ đoạn phôi có dấu chữ B. Nếu không đạt yêu cầu dù chỉ một mẫu thì không nghiệm thu cả mẻ nấu trên.

2.5. Theo yêu cầu của người đặt hàng, phôi được cung cấp với cỡ hạt, cơ lý tính, tổ chức thô đại và độ thấm tôi nhất định. Phương pháp thử và chỉ tiêu cụ thể theo hợp đồng giữa hai bên.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi