Tiêu chuẩn TCVN 9654:2013 Phân tích sắc ký khí cột mao quản tinh dầu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9654:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9654:2013 ISO 22972:2004 Tinh dầu-Phân tích bằng sắc ký khí trên cột mao quản chiral-Phương pháp chung
Số hiệu:TCVN 9654:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9654:2013

ISO 22972:2004

TINH DẦU - PHÂN TÍCH BẰNG SẮC KÝ KHÍ TRÊN CỘT MAO QUẢN CHIRAL - PHƯƠNG PHÁP CHUNG

Essential oils - Analysis by gas chromatography on chiral capillary columns - General method

Lời nói đầu

TCVN 9654:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 22972:2004;

TCVN 9654:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TINH DẦU - PHÂN TÍCH BẰNG SẮC KÝ KHÍ TRÊN CỘT MAO QUẢN CHIRAL - PHƯƠNG PHÁP CHUNG

Essential oils - Analysis by gas chromatography on chiral capillary columns - General method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chung để xác định số dư đối quang riêng hoặc sự phân bố của các chất đối quang chứa trong tinh dầu bằng phân tích sắc ký khí trên cột mao quản chiral.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8443 (ISO 356), Tinh dầu - Chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 9653:2013 (ISO 7609:1985), Tinh dầu - Phân tích bằng sắc ký khí trên cột mao quản - Phương pháp chung.

3. Nguyên tắc

Tinh dầu được phân tích bằng sắc ký khí, trong các điều kiện phân tích được quy định, trên cột có đường kính và chiều dài thích hợp, thành trong của cột được phủ trước, trực tiếp bằng pha tĩnh chiral gắn kết hoặc bằng chất nền của pha tĩnh này.

Các thành phần đối quang khác nhau trong tinh dầu được nhận biết bằng chất chuẩn và nếu cần, bằng cách đo chỉ số lưu của chúng và xác định các tỷ lệ tương đối của các thành phần đồng phân đối quang.

4. Thuốc thử

Trong quá trình phân tích, chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác.

4.1. Khí

4.1.1. Khí mang: hydro, heli hoặc nitơ hoặc bất kỳ loại khí khác, phụ thuộc vào kiểu loại detector được sử dụng.

Nếu sử dụng detector có yêu cầu khí mang khác các loại khí nêu trên thì phải có quy định cho loại khí đó trong báo cáo thử nghiệm.

4.1.2. Khí phụ trợ: tất cả các loại khí thích hợp phụ thuộc vào detector được sử dụng:

- đối với detector ion hóa ngọn lửa thì không khí và hydro phải có độ tinh khiết cao;

- đối với detector phổ khối lượng thì khí heli phải có độ tinh khiết cao.

4.2. Chất chuẩn, tương ứng với độ tinh khiết và hỗn hợp đồng phân đối quang cần phát hiện.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Máy sắc ký, được gắn hệ thống bơm có detecor thích hợp và đã được cài đặt chương trình nhiệt độ.

Hệ thống bơm và detector phải phù hợp với các bộ phận để kiểm soát độc lập nhiệt độ tương ứng của chúng.

5.2. Cột mao quản, được làm bằng vật liệu trơ, có đường kính trong £ 0,53 mm và có chiều dài từ 10 m đến 60 m.

CHÚ THÍCH Pha tĩnh chiral thường dựa trên b-cyclodextrin thay thế (ví dụ: 1,3,6-permetylat b-cyclodextrin ở 10 % trong OV 101â).

5.3. Bộ ghi và bộ tích phân bằng điện

6. Chuẩn bị mẫu thử

Xem TCVN 8443 (ISO 356).

Mẫu thử có thể phải được chuẩn bị như sau:

- chuyển đổi có chọn lọc các thành phần có liên quan (ví dụ: sắc ký hai chiều nội dòng hoặc bẫy);

- tạo dẫn xuất trước khi bơm.

Nếu chuẩn bị mẫu theo trường hợp này thì sẽ được đề cập trong tiêu chuẩn về tinh dầu tương ứng.

7. Điều kiện vận hành

7.1. Nhiệt độ lò

Nhiệt độ của lò phải được điều chỉnh sao cho thu được hiệu quả cần thiết (xem 8.1).

7.2. Tốc độ dòng khí mang

Tốc độ dòng khí phải được điều chỉnh sao cho thu được hiệu quả cần thiết (xem 8.1).

7.3. Tốc độ dòng khí phụ trợ của detector

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để thu được độ nhạy tối ưu từ detector.

8.Tính năng của cột

8.1. Hiệu quả của cột

Xác định hiệu quả cột trên đồng phân đối quang ít lưu giữ của chất chuẩn đã chọn (xem 4.2), phù hợp với phương pháp trong TCVN 9653 (ISO 7609).

Hiệu quả ít nhất là 25 000 đĩa lý thuyết.

CHÚ THÍCH Khi sử dụng hệ thống sắc ký hai chiều thì các điều kiện về chương trình nhiệt độ có thể được tối ưu hóa đối với mỗi thành phần cần xác định (hoặc họ hóa chất) sao cho đáp ứng được yêu cầu về độ phân giải với thời gian phân tích giảm dần. Trong trường hợp này, hiệu quả có thể thấp hơn 25 000 đĩa lý thuyết.

8.2. Độ phân giải và độ tách

Xác định độ phân giải bằng cách bơm một lượng chất chuẩn đã chọn (xem 4.2) trong các điều kiện thử nghiệm. Tiến hành phép tính theo 8.3.1 và 8.3.2 của TCVN 9653:2013 (ISO 7609:1985).

Bơm chất chuẩn trong các điều kiện phân tích phải không được gây ra mọi sự sai lệch của đồng phân đối quang hoặc bất kỳ sự thay đổi nào về tỷ lệ của chúng.

9. Xác định chỉ số lưu

Xem TCVN 9653 (ISO 7609).

CHÚ THÍCH Khi sử dụng hệ thống sắc ký hai chiều thì phép xác định chỉ số lưu sẽ đạt tối ưu nếu các điều kiện phân tích trên cả sắc ký và độ phân giải của đồng phân đối quang giống với các điều kiện phân tích trên chất chuẩn, trong giới hạn chênh lệch ngẫu nhiên.

10. Phép xác định số dư đối quang hoặc sự phân bố đối quang

Sử dụng cùng nhiệt độ và tốc độ dòng đã được chấp nhận cho phép thử hiệu quả cột (xem 8.1). Sau khi nhiệt độ cột ổn định, bơm một lượng thích hợp của mẫu thử.

Kiểm tra trên sắc phổ tinh dầu thu được, sử dụng chất chỉ thị đã cho theo máy tích phân, phù hợp với các giới hạn cố định trên chất chuẩn đặc trưng với tinh dầu tương ứng.

Đặc biệt trong trường hợp sử dụng hệ thống sắc ký một chiều, nên kiểm tra bằng các thiết bị thích hợp (ví dụ: bằng detector phổ khối lượng) không có chất đồng rửa giải đối với các chất cần xác định.

11. Biểu thị kết quả

11.1. Yêu cầu chung

Biểu thị kết quả theo số dư đối quang hoặc theo sự phân bố đối quang phù hợp với các yêu cầu của chất chuẩn đặc trưng theo tinh dầu tương ứng.

11.2. Số dư đối quang: E

Xác định số dư đối quang, E, từ diện tích của từng pic đồng phân đối quang:

Trong đó

x = (R) nếu Amax dùng cho đồng phân đối quang (R);

x = (S) nếu Amin dùng cho đồng phân đối quang (S);

Amax là diện tích pic có bề mặt lớn nhất;

Amin là diện tích pic có bề mặt nhỏ nhất.

11.3. Phân bố đối quang

Trong đó:

A(R) là diện tích pic đồng phân đối quang (R);

A(S) là diện tích pic đồng phân đối quang (S).

Trong trường hợp số dư đối quang hoặc phân bố đối quang tương ứng lớn hơn 95 % hoặc 97,5 % thì nên chú ý đặc biệt khi lựa chọn các thông số tích phân, để giảm thiểu sai số của đồng phân đối quang dư nhỏ nhất. Sau đó xác định trong các điều kiện phân tích sắc ký có thể chấp nhận được càng nhanh càng tốt.

12. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm theo TCVN 9653 (ISO 7609).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi