Tiêu chuẩn TCVN 8257-6:2009 Xác định độ hút nước của tấm thạch cao

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8257-6:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8257-6:2009 Tấm thạch cao-Phương pháp thử-Phần 6: Xác định độ hút nước
Số hiệu:TCVN 8257-6:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8257-6:2009

TẤM THẠCH CAO - PHƯƠNG PHÁP THỬ- PHẦN 6: XÁC ĐỊNH ĐỘ HÚT NƯỚC

Gypsum boards - Test methods - Part 6: Determination of water absorption

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ hút nước ca tấm thạch cao.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8257-1 : 2009, Tấm thạch cao - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định kích thước, độ sâu của gờ vuốt thon và độ vuông góc của cạnh.

TCVN 8257-2 : 2009, Tấm thạch cao - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ cứng của cạnh, gờ và lõi.

3. Nguyên tắc

Độ hút nước của tấm thạch cao được đánh giá bằng sự thay đổi khối lượng của mẫu thử trước và sau khi ngâm nước trong khoảng thời gian quy định

4. Lấy mẫu

Theo Điều 2 của TCVN 8257-1 : 2009.

5. Thiết bị và dụng cụ

5.1. Bể nước: Có kích thước không nhỏ hơn (406 x 406 x 75) mm có thể chứa nước ở nhiệt độ ổn định ở (27 ± 2) °C.

5.2. Đũa thủy tinh: có đường kính 6 mm hoặc thanh đỡ khác có thể giữ mẫu không chạm đáy bể chứa.

5.3. Cân: có độ chính xác đến 0,5 g.

6. Chuẩn bị mẫu thử

Cắt 3 mẫu thử có kích thước (305 x 305) mm ở giữa tấm mẫu bằng cách khía hoặc bẻ. Mẫu cắt ở khoảng giữa cách gờ và cách cạnh không nhỏ hơn 152 mm. Không xử lý gờ của mẫu hoặc phá hủy vật liệu phủ bề mặt.

7. Điều kiện ổn định mẫu thử

Ổn định mẫu thử theo Điều 7 của TCVN 8257-2:2009 và cân mẫu với độ chính xác 0,5 g (m0).

8. Cách tiến hành

Mẫu được đặt nằm ngang trên các thanh thủy tinh hoặc các thanh đỡ khác ngập trong nước khoảng 25 mm. Nếu mẫu nổi có thể dùng vật nặng vừa đủ để giữ mẫu tiếp xúc với thanh đỡ và ngâm dưới nước 25 mm.

Sau khi ngâm 2 h, lấy mẫu lên và lau bỏ nước dư trên bề mặt và cạnh bằng khăn vải mềm và ngay lập tức cân chính xác đến 0,5 g (m1).

Độ hút nước (H), tính bằng %, theo công thức:

H =

m1 - mo

x 100

mo

9. Báo cáo thử nghiệm

Theo Điu 6 của TCVN 8257-1:2009.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi